You are on page 1of 4

1.3.2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra hàng hóa đó, cho nê, về nguyên tắc, những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian
hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa tất sẽ ảnh hưởng tới lượng giá trị của
đơn vị hàng hóa. Có những nhân tố chủ yếu sau:

❖ Năng suất lao động


- Khái niệm: Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao đông, được tính bằng
số lượng sản phẩm sản xuất ra rong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Ví dụ: Giả định mọi thứ ổn định:

Doanh nghiệp A: năm 2022: 1 giờ tạo ra 1 hàng hóa


năm 2023: 1 giờ tạo ra 2 hàng hóa

=> Kết luận: Năng suất năm 2023 cao gấp đôi năng suất năm 2022.

- Khi năng suất lao động tăng, trong khoảng thời gian xem xét:
+ Tổng sản phẩm tăng
+ Giá trị của tổng sản phẩm không đổi
+ Lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm

Vì vậy, trong thực hành sản xuất, kinh doanh, để giảm hao phí lao động cá biệt, cần phải thực
hiện các biện pháp góp phần tăng năng suất lao động.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động:


+ Trình độ khéo léo trung bình của người lao động
+ Mức độ phát triể của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công nghệ
+ Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất
+ Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất
+ Các điều kiện tự nhiên
Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.

Ví dụ: Một người lao động trong một ngày sản xuất ra 15 sản phẩm có tổng giá trị 60
USD, như vậy giá trị của 1 sản phẩm là 4 USD. Khi năng suất lao động tăng lên 2 lần thì giá trị
1 sản phẩm sẽ giảm đi 2 lần, là 2 USD. Đồng thời số lượng sản phẩm sản xuất ra cũng
tăng lên 2 lẩn, là 30 sản phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong một ngày vẫn là 60
USD.

Ví dụ: Người nông dân cải tạo đất để nâng cao năng suất thu hoạch lúa gạo (thay đổi điều kiện
tự sản xuất).
- Khái niệm: Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động
sản xuất.
- Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động.
Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị
thời gian tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên.
- Theo Mác, việc tăng cường độ lao động giống như kéo dài thời gian lao động.
- Khi cường độ lao động tăng, trong khoảng gian xem xét:
+ Tổng sản phẩm tăng
+ Giá trị tổng sản phẩm tăng lên tương ứng
+ Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ lao động:
+ Sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động
+ Công tác tổ chức, kỷ luật lao động
+ ...
Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn,
do đó tạo ra nhiều hàng hóa hơn.

Ví dụ: Một người lao động trong một ngày sản xuất ra 15 sản phẩm có tổng giá trị là 60 USD,
như vậy giá trị của 1 sản phẩm là 4 USD. Khi cường độ lao động tăng lên 1,5 lần thì giá trị 1
sản phẩm vẫn giữ nguyên là 4 USD. Đồng thời số lượng sản xuất ra cũng tăng lên 1,5 lần là
22,5 sản phẩm, nên giá trị tổng sản phẩm làm ra trong 1 ngày là 90 USD.
- Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có điểm giống nhau là đều làm cho tổng
sản phẩm tăng lên. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ:

- Tăng năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống.

Hơn nữa, tăng năng suất lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kĩ thuật, do đó, nó gần
như là một yếu tố có "sức sản xuất" vô hạn;.
- Còn tăng cường độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị thời
gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi.

Hơn nữa, tăng cường độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động,
do đó, nó là yếu tố của "sức sản xuất" có giới hạn nhất định.

=> Chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế.

❖ Tính chất phức tạp của lao động

Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động giản đơn và lao động phức
tạp.
- Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống,
chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.

Ví dụ: lao động của người rửa bát, quét nhà, lao công, xe ôm,...

- Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào
tạo về kỹ năng,của những nhất định.

Ví dụ: lao động của người sửa chữa oto, bác sĩ, giáo viên,...

=> Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị
hơn so với lao động giản đơn.

2.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Caty Food.

Nói về hiệu ứng mạnh mẽ của ca khúc “mì tôm thanh long”, ông Lê Quang Huy - Phó Chủ tịch
Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Caty Food bày tỏ hết sức bất
ngờ. Công ty cũng chưa chuẩn bị sẵn số lượng lớn sản phẩm nên sau đó công nhân nhà máy phải
tăng ca tới 11 giờ đêm để nhanh chóng đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Chia sẻ về quá trình làm mì thanh long, ông Huy thừa nhận, ban đầu nghĩ đơn giản, mua máy về
kéo sợi mì là được. Nhưng khi thử nghiệm mới thấy khó vô cùng vì bột mì và trái cây trộn vào
chẳng dính với nhau, kéo sợi ra là đứt, chiên ở nhiệt độ thì khác nhau. Sau đó, ông phải phối hợp
với các nhà khoa học để cùng sản xuất, kết quả mất hơn 2 năm mới ra sản phẩm.

Trước câu hỏi “trend” rồi cũng qua đi, vậy điều gì giúp “mì tôm thanh long” hiện diện trong lòng
người tiêu dùng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Caty Food khẳng định, sản phẩm của ông vẫn
tồn tại và phát triển bởi quy trình sản xuất rõ ràng, không phải sản xuất ngẫu hứng mà đây là sản
phẩm của doanh nghiệp khoa học công nghệ, nghiên cứu kỹ càng.

Ngay sau đó, sản phẩm mì ăn liền đã được công nhận là sản phẩm của doanh nghiệp Khoa học
và Công nghệ, đăng ký độc quyền quy trình cũng như công nghệ sản xuất cho sản phẩm này.

Ngoài ra, đây cũng là sản phẩm mì ăn liền thanh long đầu tiên tại Việt Nam được sản xuất từ công
nghệ Nano giúp hỗ trợ khả năng phân tán thịt quả thanh long trong khối bột, giữ màu sắc của sản
phẩm và hạn chế suy giảm những hoạt chất sinh học trong trái thanh long, từ đó duy trì tối đa các
thành phần có lợi của trái thanh long trong sản phẩm mì ăn liền. Hiện, mì ăn liền thương hiệu Caty
và VinaCaty có thành phần trái cây thanh long, công nghệ Nano được phân phối ra thị trường với
nhiều dòng sản phẩm: hải sản chua cay; tôm và thịt gà; thịt heo và nấm; mì chay rau nấm; mì ly
và mì trộn spaghetti.

Sau khi được Công ty TNHH Thanh Long Bình Thuận hoàn tất và công bố trên thị trường, các sản
phẩm mì ăn liền thanh long công nghệ Nano có chiên và không chiên đã được Công ty TNHH
Caty Food mua độc quyền, tiếp tục chế biến sâu nhằm đưa ra tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài
nước. Đến nay, Công ty TNHH Caty Food với thương hiệu Mì ăn liền trái cây thanh long Caty và
Mì ăn liền trái cây thanh long VinaCaty sau thời gian được người tiêu dùng ủng hộ, đã mạnh dạn
đầu tư và tiến sâu vào thị trường Hoa Kỳ. Nói về điều này, bà Phan Thị Na - Tổng Giám đốc Công
ty TNHH Caty Food cho biết: “Với những sản phẩm có đủ điều kiện để vào thị trường khó tính
này thì đầu tiên doanh nghiệp phải có quy trình sản xuất rõ ràng, nguồn nguyên liệu chuẩn và
phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn theo chuẩn quy định nghiêm ngặt của FDA… Gửi mẫu
mã đăng ký kiểm nghiệm ở nước sở tại và điều cực kỳ quan trọng là bản thân doanh nghiệp phải
tự tin về sản phẩm của mình, như thế mới đủ tâm thế, đủ sức thuyết phục khi bước ra thị trường
nước ngoài, nhất là đối với những thị trường khó tính như Hoa Kỳ và châu Âu”.

Với tính nhân văn, Caty Food mong muốn sản phẩm làm ra sẽ tạo được đầu ra ổn định cho bà
con, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu. Trái thanh long đứng
vững trên thị trường, không cần tình thương mà đứng vững bằng thương hiệu của mình.

Đối với sản phẩm mì tôm thanh long, không chỉ tiêu thụ mạnh ở thị trường Việt Nam, sản phẩm
đã được các thị trường khó tính như Mỹ, Trung Quốc đón nhận. “Chúng tôi đã chào được những
lô hàng đầu tiên tới 2 thị trường trên, trong đó xuất khẩu sang Mỹ là 1 container 40 feet, xuất
khẩu sang Trung Quốc là 1 container 20 feet”, vị Chủ tịch hé lộ thông tin, đồng thời kỳ vọng
năm 2024 sẽ là năm sản phẩm mì tôm thanh long tạo đột phá ở các thị trường lớn trên thế giới.

https://congthuong.vn/le-ky-ket-doc-quyen-va-phan-phoi-mi-thanh-long-caty-xuat-khau-sang-
hoa-ky-263453.html

https://baomoi.com/cha-de-ban-hit-mi-tom-thanh-long-toi-hanh-phuc-khi-thanh-long-duoc-
nhieu-nguoi-yeu-thuong-c48302990.epi

https://dnamedical.vn/giao-trinh-kinh-te-chinh-tri-mac-lenin-danh-cho-bac-dai-hoc-he-khong-
chuyen-ly-luan-chinh-tri-pdf/

You might also like