You are on page 1of 5

Câu 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa?

Từ đó vận
dụng để tăng được tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường?
Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa đó.
Lượng giá trị hàng hóa là thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
đơn vị hàng hóa đó.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
1. Năng suất lao động
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động:
+ Trình độ phát triển của khoa học, kỹ thuật,
+ Trình độ của người lao động,
+ Công nghệ sản xuất,
+ Yếu tố tự nhiên,
+ Giao thông vận tải,
+ Vị trí địa lý.
2. Cường độ lao động
- Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong
sản xuất.
- Cường độ lao động tăng khiến số sản phẩm tăng nhưng số lượng thời gian hao phí
để sản xuất ra một sản phẩm không đổi.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến cường độ lao động:
+ Sức khỏe, thể chất và tâm lý của người lao động,
+ Trình độ tay nghề của người lao động,
+ Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật,
+ Công nghệ sản xuất.
3. Mức độ phức tạp của lao động
Căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động mà chia thành lao động giản đơn và lao
động phức tạp:
- Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
- Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình
đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất
định.
- Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều
giá trị hơn so với lao động giản đơn.
 Vận dụng để tăng được tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường:
Câu 2: Hàng hóa sức lao động? tại sao sức lao động được coi là hàng hóa đặc
biệt? Tiền lương chịu tác động của những yếu tố nào?
 Hàng hóa sức lao động:
Sức lao động là toàn bộ những năng lực và thể chất tồn tại trong 1 cơ thể, trong 1
con người đang sống và được người đó đem ra vân dụng mỗi khi sản xuất ra một giá
trị sử dụng nào đó.
Để sức lao động trở thành hàng hóa thì cần 2 điều kiện : thứ nhất là người lao động
được tự do về thân thể, có quyền bán SLĐ như một hàng hóa; thứ hai là người lao
động không có tư liệu sản xuất, do đó họ phải bán sức lao động để tồn tại. Và hàng
hóa SLĐ có 2 thuộc tính tương đương như 1 loại hàng hóa bình thường: giá trị hàng
hóa SLĐ và giá trị sử dụng hàng hóa SLĐ.
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
 Sức lao động được coi là hàng hóa đặc biệt:
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần
tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra
vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Sức lao động được coi là hàng hóa đặc biệt bởi vì sức lao động tạo ra giá trị mới lớn
hơn giá trị của bản thân nó. Chỉ có duy nhất hàng hóa sức lao động có khả năng làm
được điều trên, còn những hàng hóa khác không thể làm được điều đó.
 Tiền lương chịu tác động của những yếu tố nào?
Tiền lương là giá cả của hàng hóa sức lao động, chịu tác động của những yếu tố sau:
- Giá trị,
- Cạnh tranh,
- Cung – cầu thị trường,
- Sức mua đồng tiền,
- Độc quyền.
Câu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tuần hoàn và chu chuyển tư bản?
Nêu các biện pháp để tuần hoàn tư bản được diễn ra liên tục và rút ngắn thời
gian chu chuyển tư bản?
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tuần hoàn và chu chuyển tư bản
1.Các nhân tố ảnh hưởng đến tuần hoàn tư bản:
Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản, trải qua ba giai đoạn, thực hiện ba
chức năng, lần lượt mang ba hình thái rồi quay trở lại hình thái ban đầu với một
lượng lớn hơn.
- Quá trình tuần hoàn đều vận động theo mô hình:

Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản
xuất.
+ Giai đoạn thứ nhất - giai đoạn lưu thông - hình thái tư bản tiền tệ:

+ Giai đoạn thứ hai - giai đoạn sản xuất - hình thái tư bản sản xuất:

+ Giai đoạn thứ ba - giai đoạn lưu thông - hình thái tư bản hàng hóa:
H' - T'
- Từ đó, nguồn gốc của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất là do hao phí sức
lao động chứ không phải do mua rẻ bán đắt mà có.
- Điều kiện để tuần hoàn tư bản diễn ra liên tục:
+ Các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục,
+ Các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hóa một cách đều đặn.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chu chuyển tư bản:
Chu chuyển của tư bản là sự tuần hoàn của tư bản được lặp đi lặp lại một cách định
kỳ.
- Thời gian chu chuyển của tư bản: Là khoảng thời gian tư bản được ứng ra cho đến
khi thu về có kèm theo giá trị thặng dư.
+ Thời gian sản xuất:
 Thời gian lao động: là thời gian người lao động trực tiếp tác động vào tư liệu sản
xuất để tạo ra sản phẩm.
 Thời gian gián đoạn lao động: là thời gian người lao động không tác động trực tiếp
vào tư liệu sản xuất.
 Thời gian dự trữ sản xuất: là thời gian nguyên vật liệu, máy móc,... đã mua về
nhưng chưa sản xuất hoặc hàng hóa đã sản xuất xong nhưng chưa bán được.
+ Thời gian lưu thông:
 Thời gian mua
 Thời gian bán
- Tốc độ chu chuyển của tư bản: Là số vòng quay của tư bản trong 1 năm
Được tính theo công thức: n = CH / ch ( vòng )
- Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm,
tư bản được chia thành các bộ phận:
+ Tư bản cố định: là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động
tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần từng
phần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn.
+ Tư bản lưu động: bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái sức lao động,
nguyên, nhiên, vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó được chuyển một lần, toàn phần
vào giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất.
 Các biện pháp để tuần hoàn tư bản được diễn ra liên tục và rút ngắn thời gian
chu chuyển tư bản
1. Các biện pháp để tuần hoàn tư bản được diễn ra liên tục:
a. Đối với giai đoạn 1 ( lưu thông )
- Tìm ra nhà cung cấp tốt,
- Ràng buộc trong hợp đồng,
- Tự sản xuất sản phẩm đầu vào,...
b. Đối với giai đoạn 2 ( sản xuất )
- Yếu tố đầu vào đảm bảo,
- Sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến,
- Nâng cao trình độ của người lao động,
- Phân công lao động hợp lý,...
c. Đối với giai đoạn 3 ( lưu thông )
- Có những chiến lược bán hàng tiềm năng đánh vào tâm lý khách hàng
- Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
- Nắm bắt thị trường và cơ hội,
- Tích cực quảng cáo, truyền thông...
2. Các biện pháp để rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản:
a. Đối với thời gian sản xuất:
- Yếu tố đầu vào đảm bảo,
- Phát triển khoa học công nghệ,
- Phân công lao động hợp lý,
- Tuyển những lao động có sức khỏe, chịu được áp lực, có trình độ cao,...
b. Đối với thời gian lưu thông:
- Vị trí địa lý phù hợp,
- Đảm bảo quá trình vận chuyển, bảo quản,
- Khảo sát thị trường để tìm ra nhu cầu khách hàng...
Tuy nhiên, rút ngắn thời gian chứ không nên đốt cháy giai đoạn, nếu không sẽ làm
biến chất sản phẩm, tạo ra một sản phảm khác với mục đích ban đầu.
Câu 4: Tích lũy tư bản là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích
lũy? Nêu các giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy tác động
tích cực của quy luật tích lũy tư bản?
 Tích lũy tư bản
Tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản.
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy
- Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, quy mô tích lũy phụ thuộc vào tỷ lệ phân
chia giữa tích lũy và tiêu dùng ( m1 / m2 ).
- Với tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng ( m1 / m2 ) nhất định, quy mô tích
lũy phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư:
+ Trình độ khai thác sức lao động: cắt xén tiền công, tăng thời gian sử dụng lao động
trong ngày.
+ Tăng năng suất lao động xã hội: tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phần tăng
quy mô tích lũy.
+ Sự chênh lệch ngày càng lớn giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.
+ Quy mô của tư bản ứng trước: thị trường thuận lợi, hàng hóa bán được dẫn đến tư
bản ứng trước càng lớn, làm tăng quy mô tích lũy.
 Các giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy tác động tích
cực của quy luật tích lũy tư bản
Câu 5: Phân tích nguyên nhân hình thành và đặc điểm chủ nghĩa tư bản độc
quyền?
 Nguyên nhân hình thành và đặc điểm chủ nghĩa tư bản độc quyền:
1. Sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động khoa học kỹ thuật
- Lực lượng sản xuất phát triển => các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ
mới vào sản xuất => đẩy nhanh quá trình tích tụ, tập trung sản xuất => hình thành
các doanh nghiệp quy mô lớn.
2. Cạnh tranh
3. Sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế
- Sự tác động này làm biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng tập trung sản xuất
quy mô lớn.
4. Khủng hoảng kinh tế
- Khiến các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản,
- Các doanh nghiệp lớn tồn tại, phát triển bằng cách tập trung sản xuất, đẩy nhanh
quá trình tích tụ => hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn.
5. Sự phát triển của hệ thống tín dụng
- Trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, phát triển các công ty cổ
phần
- Tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
 Đặc điểm chủ nghĩa tư bản độc quyền
1. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
2. Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
- Tư bản tài chính là tư bản được hình thành từ quá trình xâm nhập lẫn nhau giữa tư
bản độc quyền ngân hàng và tư bản độc quyền công nghiệp.
- Vai trò của tư bản tài chính:
+ Khống chế đời sống kinh tế thông qua chế độ “tham dự”, chế độ “uỷ nhiệm”, lập
công ty mới, phát hành trái phiếu, đầu cơ chứng khoán..
+ Khống chế đời sống chính trị: chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước, biến
nhà nước thành công cụ phục vụ lợi ích của TBĐQ.
3. Xuất khẩu tư bản
- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đưa tư bản ra nước ngoài)
nhằm không ngừng sản xuất và chiếm đoạt giá trị thặng dư cùng các khoản lợi nhuận
khác ở nước nhập khẩu.
- Hình thức chủ yếu của xuất khẩu tư bản:
+ Xuất khẩu tư bản trực tiếp - đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu
lợi nhuận cao.
+ Xuất khẩu tư bản gián tiếp – không trực tiếp sản xuất, nhưng vẫn thu lợi nhuận và
các khoản lợi tức khác.
- Chủ thể thực hiện xuất khẩu tư bản bao gồm: tư bản tư nhân, tư bản nhà nước.
4. Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tổ chức độc quyền.
5. Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc, đế quốc.

* Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị
của tổ chức độc quyền, về mặt chính trị là sự xâm lược, hiếu chiến.

You might also like