You are on page 1of 8

KTCT

1. Hãy phân tích các thuộc tính của hàng hoá và mối liên hệ giữa nó với tính chất hai
mặt của lao động sản xuất hàng hoá? Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu lý
luận này?
Trả lời:
- Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng:
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của hàng hoá, có thể thoã mãn một hoặc một
số nhu cầu nào đó của con người. VD: cơm để ăn, xe đạp để đi, áo để mặc,….
+ Đặc điểm của giá trị sử dụng:
 GTSD của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên của yếu tố cấu thành nên hàng hoá
đó quy định
 GTSD của hàng hoá được phát hiện dần, ngày càng phong phú do sự phát triển
của khoa học, công nghệ
 GTSD của hàng hoá là GTSD nhằm đáp ứng nhu cầu người mua
 GTSD được thể hiện thông qua tiêu dùng và là phạm trù có tính vĩnh viễn

Giá trị:
+ Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất ra hàng hoá kết tinh trong
hàng hoá. VD: 1m vải = 2kg thóc
+ Đặc điểm của giá trị:
 GT của hàng hoá được thể hiện thông qua giá trị trao đổi; Giá trị trao đổi là tỷ lệ
về lượng giữa những giá trị sử dụng trong trao đổi
 Bản chất của giá trị là lao động
 GT hàng hoá biểu thị mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá, là
phạm trù có tính lịch sử gắn liền với sản xuất hàng hoá
 Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là
cơ sở của trao đổi

- Mối liên hệ giữa 2 thuộc tính hàng hoá và tính chất 2 mặt của lao động sản xuất
hàng hoá: hàng hoá có 2 thuộc tính là do lao động của người sản xuất hàng hoá có
tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động
 Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi một lao động cụ thể có mục đích, phương
pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng.
 Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng
hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc, không kể đến những hình thức cụ thể của nó
Lao động cụ thể và lao động trừu tượng vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Đây
chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá.

- Ý nghĩa thực tiễn:


 Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đa
dạng và phong phú của xã hội
 Phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hoá để không ngừng cải tiến mẫu mã,
nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
 Để tạo động lực cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, buộc các nhà sản xuất phải
chủ động, sáng tạo nhạy bén trong tổ chức quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi
mới sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, đẹp
hơn, giá cả ổn định, có thể hạ giá thành để giành ưu thế trên thị trường
 Phải vận dụng hai thuộc tính hàng hóa bằng các qui định về kinh tế, qui định nhà
sản xuất sao cho phù hợp trên cơ sở khoa học nhằm thực hiện có hiệu quả những
mục tiêu kinh tế xã hội đã đề

2. Hãy phân tích các điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá và các thuộc tính
của hàng hoá sức lao động?Liên hệ với thực tiễn các thuộc tính của hàng hoá sức
lao động ở Việt nam hiện nay?
Trả lời:
- Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể một con người đang
sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng
nào đó
- Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hoá:
 Điều kiện 1: người lao động phải được tự do (về thân thể), có thể bán sức lao động
của mình như một hàng hoá.
 Điều kiện 2: người lao động không có đủ tư liệu sản xuất cần thiết để kết hợp với
sức lao động của mình tạo ra hàng hoá đem bán, buộc phải bán sức lao động để
nuôi sống bản thân và gia đình.
- Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động:
o Giá trị của hàng hoá sức lao động:
- Giá trị của hàng hoá sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản
xuất ra sức lao động quyết định.
- Cấu thành giá trị của hàng hoá sức lao động gồm các yếu tố vật chất, tinh thần,
lịch sử:
 Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sán xuất ra sức lao động
 Hai là, phí tổn đào tạo người lao động
 Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết nuôi con của người lao động
o Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động:
Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường ở chỗ:
sau quá trình sử dụng nó không mất đi mà có thể tạo ra những hàng hoá mới có giá trị lớn
hơn. Đây là tính năng đặc biệt mà không phải hàng hoá thông thường nào có được. Đây
cũng chính là chìa khoá chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư do đâu mà có.
- Liên hệ:
 Vận dụng lí luận hàng hóa sức lao động phù hợp với quá trình hội nhập và xu
hướng phát triển của nền kinh tế tri thức gắn liền với việc hình thành đội ngũ lao
động có trình độ cơ cấu hợp lí, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước
 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao về mọi trình độ tay nghề về mọi mặt cho người lao
động, tạo cho họ tính tự giác, sáng tạo trong lao động. Đồng thời tổ chức tốt việc
đào tạo, bồi dưỡng đó với nhiều hình thức khác nhau.
 Cần chú trọng đến công tác chăm lo các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho người
lao động, chú trọng đến chính sách tiền lương và các hoạt động của các tổ chức
đoàn thể.
 Thúc đẩy giao dịch trên thị trường lao động bằng việc phát triển hệ thống thông
tin, giới thiệu việc làm, tăng cường, củng cố nâng cao quản lí nhà nước trong hoạt
động xuất khẩu lao động.

Câu 3: Hãy phân tích các khái niệm tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản? Ý nghĩa của
việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản?
Trả lời:
 Tuần hoàn tư bản:
+ Khái niệm: tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản lần lượt trải qua ba giai đoạn
mang ba hình thái, (tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá) thực hiện ba chức
năng (chuẩn bị sản xuất giá trị thặng dư, sản xuất giá trị thặng dư, thực hiện giá trị thặng
dư) và quay trở về hình thái ban đầu cùng với gía trị thặng dư
-Mô hình của tuần hoàn tư bản được thể hiện như sau:
TLSX
T-H …SX… H’ - T’
SLĐ

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III


+ Giai đoạn I, tư bản mang hình thức tiền tệ, thực hiện chức năng mua các yếu tố sản
xuất tư liệu sản xuất và sức lao động
+ Giai đoạn II, tư bản mang hình thức tư bản sản xuất, thực hiện chức năng sản xuất ra
hàng hóa và tạo ra giá trị thặng dư
+ Giai đoạn III, tư bản mang hình thức tư bản hàng hóa với chức năng thực hiện giá trị
và giá trị thặng dư
 Chu chuyển tư bản:
- Khái niệm: Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ,
thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
- Thời gian chu chuyển tư bản là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một
hình thái nhất định cho đến khi thu về dưới hình thái đó có kèm theo giá trị thặng
dư. Thời gian chu chuyển tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu
thông.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản thể hiện ở số vòng chu chuyển của tư bản trong một
thời gian nhất định, thường là 1 năm
Công thức:

CH
n=
ch
Trong đó:
n là số vòng chu chuyển trong năm
CH là thời gian của một năm
ch là thời gian 1 vòng chu chuyển

 Ý nghĩa của việc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản:


- Thứ nhất, nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được chi phí
bảo quản, sửa chữa tài sản cố định; giảm được hao mòn hữu hình và hao mòn vô
hình, cho phép đổi mới nhanh máy móc, thiết bị.

- Thứ hai, nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ cho phép tiết kiệm tư bản
ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà không cần
có tư bản phụ thêm.

- Thứ ba, đối với tư bản khả biến, việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc làm tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá
trị thặng dư hàng năm.
Ngày nay, việc gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất giúp rút ngắn thời gian sản
xuất hàng hoá, góp phần lớn làm gia tăng giá trị thặng dư, doanh thu cho doanh nghiệp.
Tiết kiệm được thời gian sản xuất và lưu thông sẽ giúp cho nhiều nhà sản xuất tăng được
năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, đóng góp vào việc tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm quốc nội,
thu nhập quốc dân.

Câu 4: Hãy phân tích các đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam?
Trả lời:
Đặc trưng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
 Về mục tiêu:
Là phương thức để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sơ vật chất – kỹ thuật
của CNXH; nâng cao đời sống nhân dân
 Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:
Gồm nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh
tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng, kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền
kinh tế độc lập tự chủ
 Về quan hệ quản lý nền kinh tế:
Cơ chế quản lý trong nền KTTT định hướng XHCN là nhà nước pháp quyền XHCN,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân. Đảng
lãnh đạo nhằm đảm bảo tính định hướng XHCN của nền KTTT, thông qua chủ
trương, quyết sách lớn. Nhà nước quản lý thông qua pháp luật, các chiến lược, kế
hoạch, quy hoạch, cơ chế chính sách và các công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng
những nguyên tắc của thị trường, phù hợp với yêu cầu xây dựng XHCN ở Việt Nam.
 Về quan hệ phân phối:
Thực hiện nhiều hình thức phân phối đảm bảo tính công bằng. Trong đó, công bằng
về cơ hội tiếp cận và sử dụng các yếu tố sản xuất. Công bằng trong phân phối kết quả
làm ra, chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng
các nguồn lực khác và thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
 Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội:
Thực hiện gắn kết tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi
với phát triển văn hoá – xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của KTTT

Câu 5: Hãy phân tích khái niệm, bản chất, biểu hiện và vai trò của lợi ích kinh tế? Ý
nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu lý luận này?
Trả lời:
- Khái niệm: là sự thoả mãn nhu cầu của con người mà sự thảo mãn nhu cầu này
phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát triển
nhất định của nền sản xuất xã hội đó
- Bản chất: Lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các
chủ thể trong nền sản xuất xã hội
- Biểu hiện: gắn với các chủ thể kinh tế khác nhau là những lợi ích tương ứng. VD:
chủ doanh nghiệp lợi ích trước hết là lợi nhuận, người lao động trước hết lợi ích
KT là tiền công
- Vai trò:
 Là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động KT – XH
 Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác(lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi
ích văn hoá)
- Ý nghĩa thực tiễn:
 Nghiên cứu lợi ích kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế ở nước ta.
Trong các hệ thống lợi ích kinh tế nhất là lợi ích kinh tế giữa các thành phần
kinh tế vừa có tính thống nhất nhưng cũng vừa có tính mâu thuẫn. Vì vậy lợi
ích kinh tế chỉ trở thành động lực kinh tế khi các lợi ích được kết hợp một cách
hài hoà, nhất trí với nhau.
 Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần và với cơ cấu kinh tế mở.
Vì vậy phải rất coi trọng việc kết hợp hài hoà các lợi ích kinh tế giữa các thành
phần, lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế.

Câu 6: Hãy phân tích các nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam?
Anh (Chị) cần phải làm gì để góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá ở Việt Nam trong thời gian tới?
Trả lời:
Nội dung CNH, HĐH ở Việt Nam gồm có:
- Thứ nhất: Tạo lập những điều kiện để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
 Điều kiện trong nước: về tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực, ý thức xây
dựng xã hội của người dân.
 Điều kiện bên ngoài: môi trường quốc tế (chính trị, kinh tế…)
- Thứ hai: Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ.
 Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại
 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
 Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển lực
lượng sản xuất
+ Mục tiêu của CNH, HĐH nước ta là xây dựng CNXH nên cần củng cố và tăng
cường địa vị chủ đạo quan hệ sản xuất XHCN
+ Quá trình phát triển lực lượng sản xuất phải phù hợp với quan hệ sản xuất trên cả 3
mặt: sở hữu; phân phối, trao đổi và tổ chức, quản lý
 Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ

+ Để thích ứng với CMCN 4.0 cần thực hiện:
+ Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo
+ Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0
+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cách
mạng công nghiệp 4.0

- Để góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam trong
thời gian tới thì:
 Ngoài việc phổ cập giáo dục, cần phải tiến hành cải tiến chương trình giáo dục
đào tạo để nâng cao khả năng ứng dụng, tính năng động của đội ngũ trí thức
trẻ, có thể là tăng giờ thực hành, giờ đi thực tế, khuyến khích các sáng kiến có
giá trị . làm cho đội ngũ trí thức trẻ này kế thừa và thực hiện tốt ý tưởng tốt đẹp
của đảng trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
 Phát huy lợi thế về vị trí địa lý để mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế chính
trị, thông thương với nước ngoài nhanh chóng, tiếp thu những công nghệ mới,
những hành trang đã có sẵn giúp chúng ta có thể bắt đầu từ nửa sau của chặng
đường tìm kiếm công nghệ
 Nhà nước cần nâng cao chức năng định hướng, dân dắt thực hiện công cuộc
công nghiệp hoá hiện đai hoá có định hướng, có công nghệ hiện đại như là một
thứ vũ khí- một con người năng động, có chi thức sẽ biết đưa đất nước đi lên
bằng cách nào.

You might also like