You are on page 1of 3

NỘI DUNG THI HẾT HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

1. Phân tích mối quan hệ giữa tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá với hai
thuộc tính của hàng hoá. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề
này.
2. Phân tích lượng giá trị của hàng hoá và các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị của hàng hóa. Nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu
vấn đề này.
 Lượng giá trị của hàng hóa:
Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí
để tạo ra hàng hóa.
Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao động này
phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị sản xuất cá
biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo
trung bình, cường độ lao động trung bình.
Trong thực hành sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đổi mới, sáng tạo
nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức
thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết. Khi đó sẽ được ưu thế trong cạnh tranh.
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao
hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên liệu đã tiêu dùng
để sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh thêm.
 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Có 2 loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng suất lao
động xã hội.
Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại, năng
suất lao động xã hội càng giảm thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
hàng hóa càng tăng, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều.
Năng suất lao động tùy thuộc vào nhiều nhân tố như trình độ khéo tay của người lao
động, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản
xuất, các điều kiện tự nhiên.
 Tính chất phức tạp của lao động:
Tính chất phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của
hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động có thể chia lao động thành lao động
giản đơn và lao động phức tạp.
+ Lao động giản đơn: là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
+ Lao động phức tạp: là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao
động chuyên môn lành nghề mới có thể tiến hành được.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất cần thiết. Trước hết, nghiên cứu lượng
giá trị hàng hóa đã xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra. Bởi vì khi nghiên
cứu lượng giá trị hàng hoá cho biết: “Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn
trung bình để sản xuất ra một hàng hóa là thước đo lượng giá trị hàng hóa và từ đó xác
định được giá cả của hàng hóa nào cao hơn hàng hóa nào.
Thứ hai, nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa tìm ra được các nhân tố tác động đến nó,
từ đó tìm ra cách để làm giảm giá cả sản xuất như: tăng năng suất lao động, đầu tư
vào khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư đào tạo giáo dục chất xám... mà vẫn giữ
nguyên hoặc làm tăng thêm giá trị để tiến tới cạnh tranh trên thị trường, đây chính là
điều mà các nhà kinh tế luôn hướng tới nhằm đạt được lợi nhuận siêu ngạch.
Thứ ba, bởi vì lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản
đơn trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau. Vì thế các nhà làm kinh tế
cần phải chú trọng đầu tư vào những ngành lao động phức tạp, đòi hỏi nhiều chất
xám. Muốn làm được đều này thì phải nâng cao trình độ công nhân, nâng cao trình độ
kho học kỹ thuật.
3. Phân tích nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế
thị trường. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật này.
Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị
Nội dung: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và hàng hóa,
nó quy định việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở
của hao phí lao động xã hội cần thiết.

4. So sánh hai thuộc tính của hàng hóa thông thường và hàng hóa sức lao động. Vì
sao trong cơ cấu giá trị của hàng hóa sức lao động phải bao gồm giá trị những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi con của người lao động?
5. Phân tích quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Căn cứ và ý nghĩa phân
chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động?
6. Phân tích đặc trưng về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tại sao thành phần kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo?
7. Cách mạng công nghiệp là gì? Nêu đặc trưng của cách mạng công nghiệp lần thứ
tư và vai trò của cách mạng 4.0 đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam?
8. Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Phân tích tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến
phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Là sinh viên, anh/chị hãy cho biết bản thân
nên làm gì để góp phần phát huy tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế?

You might also like