You are on page 1of 3

Tổng hợp Kinh tế chính trị Mác Lênin

Cùng sản xuất áo, nhưng có người mất 5h để làm ra cái áo, người khác lại
mất 6h, nhưng có người chỉ mất 4 h do sự khác nhau về trình độ tay nghề,
cách thức sản xuất, dây chuyền máy móc…Vậy, Nếu chỉ căn cứ vào thời
gian lao động để quy ra giá trị hang hóa thì có vẻ không hợp lý vì, những
người lười biếng, tay nghề kém mất nhiều thời gian hơn sẽ tạo ra lượng giá
trị nhiều hơn sao?
Cho nên, Người ta phải sử dụng đơn vị đo lường là thời gian lao động xã
hội cần thiết để đo lường lượng giá trị của hàng hóa.

Câu 1: Lượng giá trị hàng hoá

 Khái niệm
 Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động đã hao phí để tạo ra
hàng hóa.
+) Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động được
xã hội chấp nhận. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa tỷ lệ thuận
với số lượng lao động kết tinh
+) Lượng lao động đã hao phí là thời gian lao động xã hội cần thiết,
không phải thời gian lao động cá biệt
+) Thời gian lao động cá biệt là thời gian hao phí để sản xuất ra một
hàng hóa của từng người, từng doanh nghiệp
+) Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản
xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường
của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung
bình.
Ví dụ : Lao động của người thợ mộc, người thợ may đều phải hao phí
óc, sức thần kinh và cơ bắp để tạo ra cái bàn, cái ghế, bộ đồ (lao động
trừu tượng)

Câu 2:Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
a. Năng suất lao động
 Khái niệm
là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số
lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
 Mối quan hệ giữa NSLĐ với LGTHH
Năng suất lao động tăng => giảm lượng thời gian hao phí
lao động cần thiết => lượng giá trị giảm xuống ( tính trong trong
một đơn vị hàng hóa)
 Cần chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với
lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.
Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực
của hoạt động lao động => tổng số sản phẩm tăng lên => Tổng
lượng giá trị của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên
Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe,
thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao
động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động... 

b. Tính chất phức tạp của lao động


 Phân loại
 Lao động đơn giản: lao động không đòi hỏi có quá trình đào
tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp
vụ cũng có thể thao tác được.
Ví du: tạp vụ, bán hàng nhỏ, phát tờ rơi…
 Lao động phức tạp: những hoạt động lao động yêu cầu phải trải
qua một quá trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của
những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Ví dụ: Luật sư, bác sỹ, kỹ sư điện.
 Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau, lao động
phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Mọi lao
động phức tạp đều được quy thành lao động giản đơn.

Câu 3:  Thông qua việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới lượng tăng trưởng
giá trị hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần làm gì để giành ưu
thế trong cạch tranh và phát triển bền vững?
Giành ưu thế trong cạnh tranh
 DN chủ động nắm bắt cơ hội đầu tư, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của nhà
nước
=> nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập, phát triển;
tiếp cận thị trường và kinh tế tri thức hiệu quả

 Mở rộng thị trường bằng các phân khúc ngách phù hợp
 Doanh nghiệp cần đón đầu và tận dụng cơ hội về dòng vốn dịch chuyển
đầu tư( Trung Quốc, Hongkong...)
 Phát huy tiềm năng phát triển to lớn vì nằm ở vị trí địa lí thuận lợi
 Đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị
 Tăng năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ
 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
 Sử dụng công nghệ tiên tiến kết hợp giải pháp sản sản xuất và kinh
doanh số hoá để tăng năng suất, giảm thiểu chi phí
 Cung cấp sản phẩm hướng tới nhu cầu của người tiêu dùng
 Tìm ra lợi thế nổi bật của mình, khi tìm ra được các ưu thế nổi trội của
mình sẽ nhận thấy được hướng phát triển nên đi theo lối nào.
 Doanh nghiệp phải có các nhân tố đốt phá, sáng tạo trong công nghệ.
Chấp nhận thách thức, rủi ro sẽ mang lại những thành công bất ngờ.
 Đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh gắn liền với mục tiêu phát triển
bền vững

Phát triển bền vững

 Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình


Để phát triển bền vững thì họ cần xác định cái gì sẽ đầu tư và cái gì sẽ
không nên đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất.
  Thứ hai, xây dựng cho mình một hệ thống quản trị DN hiệu quả
- Giúp DN phát triển bền vững và giải phóng sức lao động cho đội ngũ
lãnh đạo.
- Nhà lãnh đạo cần linh hoạt trong việc thay đỏi tầm nhìn dựa trên nhu
cầu, tính hình thực tế của doanh nghiệp để phù hợp với môi trường
 Thứ ba, xây dựng, duy trì văn hóa DN, coi văn hóa DN là cái cốt lõi, nền
tảng phát triển.
Một DN nếu mất chiến lược có thể làm lại, mất kỹ năng có thể đào tạo
lại, mất nhân tài có thể tuyển dụng lại nhưng mất văn hóa DN sẽ mất đi
thương hiệu vĩnh viễn.
 Thứ tư, quan tâm đến thương hiệu sản phẩm của mình và luôn  bảo vệ
thương hiệu để thương hiệu có tiếng nói riêng.
 Thứ năm, không ngừng đổi mới, sáng tạo để phát triển các phương thức
trao đổi DN với khách hàng, cách thức chăm sóc khách hàng.
-  Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và đặc biệt trước làn sóng
của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ
với chuyển đổi công nghệ số như hiện nay. Yếu tố đổi mới và sáng tạo
đóng vai trò then chốt đối với sự sống còn và phát triển của
doanh nghiệp.

You might also like