You are on page 1of 6

Câu 1: (2 điểm).

Doanh nghiệp A sản xuất thực phẩm chức năng, nhờ một số
người nghệ sỹ nổi tiếng quảng cáo. Tuy nhiên, sau khi người tiêu dùng sản
phẩm phản hồi là sản phẩm chất lượng kém và không như quảng cáo. Cục
quản lý thị trường vào cuộc và xử lý doanh nghiệp A. Bằng kiến thức đã học
các em hãy cho biết:
a. Vấn đề trên thuộc nội dung kiến thức nào trong bài 3? Phân tích nội
dung kiến thức đó?
b. Từ kiến thức của câu a lý giải vấn đề trên và lấy ví dụ để làm rõ vấn đề?
TL:
a. Vấn đề trên thuộc nội dung vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
Các chủ thể tham gia thị trường bao gồm: người sản xuất, người tiêu dùng, chủ thể trung
gian và nhà nước
- Người sản xuất: là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị
trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà sản
xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,… Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải
vật chất, sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng
- Người tiêu dùng: là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng
- Chủ thể trung gian: là những cá nhân tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các
chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và thực hiện những
biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
b. Doanh nghiệp A (người sản xuất) đã lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng với
những người nổi tiếng (chủ thể trung gian) để đánh lừa người tiêu dùng . sau khi
người tiêu dùng sửa dụng sản phẩm thì thấy chất lượng sản phảm không như ý thì
cục quản lý thị trường ( nhà nước) đã xử lý theo đúng pháp luật.
Ví dụ: để quảng cáo cho sản phẩm thực phẩm chức giảm cân của công ty mình . công
ty T đã thuê những người nổi tiếng như diễn viên C. T, … để đăng quảng cáo cho sản
phẩm của mình . những sau khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm và không đạt được
kết quả như đã quảng cáo họ đã quảng cáo. Chính vì vậy người tiêu dùng đã báo các
cơ quan chức năng để kiểm tra chất lượng sản phẩm. sau khi các cơ quan chức năng
vào cuộc kiểm tra sản phẩm thì đã phát hiện những sai sót nên công ty T đã bị xử phạt
và những người nổi tiếng đã lên tiếng xin lỗi.
Câu 1: sau khi học xong bài 10 Hội nhập kinh tế quốc tế, Hưng đố Hùng: “ đây là
bối cảnh dẫn đến xu thế tất yếu buộc các quốc gia phải tiến hành hội nhập kinh tế
quốc tế để phát huy lợi thế so sánh, cũng như đảm bảo cho sản xuất trong nước”.
Hãy giúp Hùng trả lời bằng cách luận giải các vấn đề sau:
a. Hãy xác định bối cảnh quốc tế mà Hưng đã đề cập đến là gì?
b. Tại sao bối cảnh quốc tế đó lại làm hội nhập trở thành xu thế tất yếu? liên hệ
thực tiễn
TL:
a. Bối cảnh mà Hưng đề cập đến là toàn cầu hóa
b. bối cảnh quốc tế đó lại làm hội nhập trở thành xu thế tất yếu vì
toàn cầu hóa kinh tế là kết quả tất yếu của quá trình xã hội hoá sản xuất, của tốc độ phát
triển nhanh của lực lượng sản xuất, bắt nguồn từ sự thúc đẩy của khoa học, kỹ thuật và
công nghệ hiện đại, nó là kết quả tất yếu của sự phát triển sâu rộng nền kinh tế thị trường
trên phạm vi toàn thế giới, sự gia tăng phân công lao động quốc tế, sự mở rộng hơn nữa
trong không gian và thời gian các mối quan hệ giao lưu phổ biến của loài người và sự
hiện diện nóng bỏng của những vấn đề toàn cầu cấp bách. Nói cách khác, nó là kết quả
của các quá trình tích luỹ về số lượng đã tạo ra một khối lượng tới hạn để số lượng biến
thành chất mới; xu hướng quốc tế hóa, khu vực hoá đã chuyển thành xu hướng toàn cầu
hoá trong thời đại ngày nay. Nó là một trong những xu thế lịch sử tất yếu do quy luật phát
triển của lực lượng sản xuất chi phối.
- Do các nước có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, sự phát triển về kinh tế và
khoa học kĩ thuật dẫn đến sự khác nhau về điều kiện sản xuất
- Có sự phân công lao động, xuất hiện yếu tố khách quan là cần phải chuyên môn
hóa và hợp tác hóa lẫn nhau giữa các công ty thuộc các quốc gia khác nhau. Cần
mở rộng phạm vi trao đổi quốc tế
- Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng nên quy mô trao đổi thương mại
ngày càng lớn
Câu 1: khi học xong bài 2, Chính hỏi với Toàn sản xuất hàng hóa hoàn toàn tác
động tích cực. đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta hiện nay đúng không? Bằng nội
dung kiến thức đã học em hãy cho biết:
a. Tình huống trên thuộc nội dung kiến thức nào trong bài 2? Phân tích nội dung kiến
thức đó
b. Trả lời giúp Chính và lấy ví dụ để Chính hiểu rõ vấn đề?
TL:
a. Tình huống trên thuộc nội dung sản xuất hàng hóa trong bài 2
Phân tích nội dung:
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó những người sản xuất
làm ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
- Điều kiện để ra đời của sản xuất hàng hóa
+ phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành
các lĩnh vực sản xuất khác nhau tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản
xuất thành các ngành các nghề khác nhau.
+ sự tách biệt về kinh tế của các chủ thể sản xuất Những người sản xuất độc lập
với nhau, tách biệt về lợi ích. Muốn tiêu dùng sản phẩm của nhau phải trao đổi
mua bán.
b. Sản xuất hàng hóa hoàn toàn tác động tích cực là sai .
Bên cạnh những tác động tích cực mà sản xuất hàng hóa đem đến như:
- Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để bán do vậy nhu cầu của thị trường là
một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển
- Thứ hai, cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc người sản xuất phải năng động trong
sản xuất- kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, phải đổi mới công
nghệ, cải tiến quản lý, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ
- Thứ ba, sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất mở của các quan hệ hàng
hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế văn hóa giữa các địa phương trong nước và
quốc tế ngày càng phát triển. từ đó tạo điều kiện nâng cao đời sống của nhân dân.
Thì còn có những tác động tiêu cực như : phân hóa giàu nghèo, tiềm ản khả năng
khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái, làm hàng giả, kém chất lượng,…
Câu 1: lan và Hương tranh luận với nhau. Lan cho rằng máy móc thiết bị tạo ra
giá trị thặng dư, Hương cho rằng chỉ có người lao động tạo ra giá trị thặng dư.
Vậy theo em:
a. Tình huống trên thuộc nội dung kiến thức nào mà em đã học. hãy phân tích
nội dung kiến thức đó
b. Từ kiến thức của câu a hãy giải thích tình huống trên? Lấy ví dụ minh họa
TL:
a. Tình huống trên thuộc nội dung kiến thức giá trị thăng dư.
Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động của người bán sức lao động
tạo ra nhưng nó thuộc về người mua sức lao động. nó là giá trị mới dôi ra ngoài
sức lao động do công nhân tạo ra
Ngày lao động của công nhân được chia làm 2 phần:
+ thời gian lao động cần thiết : là phần thời gian tạo ra lượng giá trị bằng giá trị
sức lao động
+ thời gian lao động thặng dư: là phần thời gian người lao động làm việc không
công => tạo ra giá trị thặng dư
Tư bản là giá trị đem lại giá trị thặng dư
BẢN CHẤT CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
Về mặt chất: giá trị mới do người bán sức lao động tạo ra và thuộc về nhà tư bản.
Về mặt lượng: đo bằng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư
b. Hương là người đã có ý kiến đúng . vì máy móc thiết bị thuộc tư bản bất biến mà
tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư nhưng nó là điều kiện cần thiết để cho
quá trình tạo ra thặng dư được diễn ra. Còn chỉ có người lao động tạo ra giá trị
thặng dư thông qua thời gain lao động thặng dư
Ví dụ: nếu một công ty nào đó muốn tăng giá trị thặng dư của công ty mình lên thì
họ phải tìm mọi cách để tăng thời gian lao động thặng dư và giảm thời gian lao
động cần thiết của công nhân chứ họ không thể tác động già vào máy móc hay
trang thiết bị.
Câu 1: sau giờ học Bình và An tranh luận với nhau. Bình cho rằng các nhà tư bản
chỉ được tiêu 1 phần giá trị thặng dư, phần còn lại để tích lũy. An cho rằng các nhà
tư bản họ rất giàu nên không cần tích lũy. Theo em:
a. Vấn đề Bình và An đang tranh luận thuộc nội dung kiến thức nào? Hãy phân tích
nội dung kiến thức đó
b. Từ kiến thức câu a hãy giải thích tình huống trên? Lấy ví dụ
TL:
a. Vấn đề Bình và An đang đề cập đến là tích lũy tư bản.
Sự chuyển hóa 1 phần giá trị thặng dư thành tưu bản gọi là tích lũy tư bản
Bản chất của tích lũy tư bản là tái sản xuất. tái sản xuất là quá trình sản xuất được
lặp đi, lặp lại không ngừng thông qua việc chuyển hóa một phần giá trị thặng dư
thành tưu bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tái sản xuất được chia làm 2 loại: tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở
rộng
Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy:
- Quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng.
- Khối lượng giá trị thặng dư.
Hệ quả của tích lũy tư bản:
- Thứ nhất, tăng tích tụ tư bản và tập trung tư bản
- Thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản
- Thứ ba, tích lũy tư bản làm tăng chênh lệch thu nhập giữa tư bản và lao động làm
thuê
Câu 1: sau khi học xong bài 9 công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hưng đó Hùng: “Mô
hình này cho phép trong một khoảng thời gian ngắn, trung bình 20-30 năm, có thể
thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.” Hãy giúp Hùng trả
lời bằng cách luận giải các vấn đề sau:
a. Hãy xác định mô hình công nghiệp hóa mà Hưng đề cập đến là gì?
b. Phân tích nội dung của mô hình công nghiệp hóa đó? Liên hệ thực tiễn.
TL:
a. Mô hình công nghiệp hóa mà Hưng đề cập đến là mô hình công nghiệp hóa kiểu
Liên Xô (cũ)
b. Mô hình này phát triển công nghiệp nặng, các nguồn lực được tập trung lĩnh vực
nhờ cơ chế kinh tế chỉ huy, công nghiệp hóa được hoàn thành trong thời gian
ngắn. tuy nhiên mô hình này đã tỏ ra không thích ứng được với tôc độ phát triển
của khoa học công nghệ.
Câu : sau giờ học Đan và Trúc tranh luận với nhau về chủ thể quan trọng nhất và
được đặt lên hàng đầu trong quan hệ lợi ích kinh tế. Đan cho rằng lợi ích cá nhân
còn Trúc lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
a, tình huống trên thuộc nội dung kiến thức nào? Em hãy phân tích nội dung đó
b, từ kiến thức câu a hãy giải thích tình huống trên? Lấy ví dụ minh họa
TL:
a, tình huống trên thuộc kiến thức tính thống nhất và mâu thuẫn của quan hệ lợi ích kinh
tế
-Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lâ ̣p những tương tác giữa con người với con người,
giữa các cô ̣ng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bô ̣ phâ ̣n hợp thành nền kinh
tế, giữa con người với tổ chức kinh tế, giữa quốc gia với phần còn lại của thể giới nhằm
mục tiêu xác lâ ̣p các lợi ích kinh tế trong mối liên hê ̣ với trình đô ̣ phát triển của lực lượng
sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của mô ̣t giai đoạn phát triển xã hô ̣i nhất định
-Tính thống nhất:
+Lợi ích của chủ thể này được thực hiện là cơ sở cho sự thực hiện lợi ích của chủ thể còn
lại.
+Các chủ thể hành đô ̣ng vì hành đô ̣ng vì mô ̣t mục tiêu chung thì lợi ích của các chủ thể
sẽ thống nhất.
-Tính mâu thuẫn:
+Các chủ thể thực hiện lợi ích theo các phương thức khác nhau sẽ dẫn đến mâu thuẫn.
+Phân phối kết quả sản xuất theo các mục tiêu lợi ích khác nhau cũng sẽ dẫn đến sự mâu
thuẫn.
b, bạn Đan đúng vì lợi ích cá nhân được đặt lên trên, phải có được lợi ích cá nhân thi mới
có lợi ích nhóm và lợi ích xã hội

You might also like