You are on page 1of 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

BÀI THI HỌC PHẦN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG


1. Ngày thi: 25/10/2021
2. Phòng thi: V603
3. Số thứ tự: 24
4. Họ và Tên: Nguyễn Thị Hương Giang
5. Mã sinh viên: 20D191009
6. Mã lớp học phần: 2172RLCP1211
7. Mã đề thi: 01

PHẦN 2: NỘI DUNG BÀI LÀM


Câu 1: (5 điểm): Vận dụng lý luận về sản xuất hàng hóa của C.Mác để giải
thích vì sao Việt Nam phải phát triển nền kinh tế hàng hóa? Từ đó đề xuất
một số giải pháp để tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN trong giai đoạn hiện nay?
1.1.Một số vấn đề trong lý luận về sản xuất hàng hóa của C.Mác
- Khái niệm sản xuất hàng hóa:
Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản
xuất ra sản phẩm không nhằm mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính
mình mà để trao đổi, mua bán.
- Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
+ Điều kiện cần, phân công lao động: Phân công lao động là sự phân chia lao động
trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên
môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó
mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một số sản phẩm nhất định. Trong khi nhu cầu
của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản phẩm. Để thỏa mãn nhu cầu của mình tất yếu
những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
+ Điều kiện đủ, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất: Giữa những
người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Người này muốn tiêu
dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức phải trao
đổi dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động
tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những
hàng hóa”.
1.2. Việt Nam phải phát triển nền kinh tế hàng hóa vì
- Tác động của phân công lao động:
Nền kinh tế hàng hóa có sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất
1
nên có thể khai thác hiệu quả và toàn diện lợi thế về tự nhiên xã hội, kĩ thuật của
từng người, từng vùng, từng địa phương. Ví dụ, Tây Nguyên có đất đỏ bazan trù
phú thích hợp với điều kiện sống của cây cà phê, Hải Phòng có lợi thế về biển
phù hợp phát triển kinh tế biển,…do đó phân công lao động là tất yếu góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế từng vùng cũng như nền kinh tế hàng hóa. Là cơ sở và
là động lực để nâng cao năng suất lao động xã hội, nghĩa là làm cho nền kinh tế
ngày càng có nhiều sản phẩm thặng dư dùng để trao đổi, mua bán. Do đó, làm
cho trao đổi mua bán hàng hóa ngày càng phát triển hơn.
Phân công lao động xã hội thể hiện trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất
xã hội. Do mỗi người đảm nhận một công việc khác nhau nên các ngành nghề ở
nước ta ngày càng đa dạng, phong phú, tính chuyên môn hóa cao, người lao động
có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, cải tiến công cụ lao động, từ đó nâng cao năng
suất lao động. Chính nhờ phân công lao động mà con người không ngừng đổi
mới, sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản
xuất nhằm hình thành lực lượng sản xuất có trình độ tay nghề cao cũng như xây
dựng nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ. Như vậy, sản xuất hàng hóa tạo
động lực mạnh mẽ cho sự phát triển lực lượng sản xuất.
- Nền kinh tế hàng hóa là nền kinh tế mở:
Sự phát triển sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, làm cho phân công lao
động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối
liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Phân công lao động xã hội
không chỉ diễn ra trên phạm vi quốc gia mà còn mở rộng trên quy mô quốc tế
Mỗi quốc gia lựa chọn một số ngành, một số lĩnh vực nhằm phát huy tối đa lợi
thế của quốc gia mình. Việt Nam là một đất nước thuận lợi về phát triển nông
nghiệp, đặc biệt có nền văn minh lúa nước lâu đời. Khai thác được thế mạnh này
Việt Nam đã xuất khẩu gạo, mở cửa kinh tế, giao lưu văn hóa, học hỏi phương
thức quản lý, vận hành máy móc,… Dự báo trong năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục
là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Phân công lao động xã hội đã phá vỡ
các mối quan hệ truyền thống, xóa bỏ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền
kinh tế tự nhiên khép kín, tạo cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa những
người sản xuất vào hệ thống của hợp tác lao động, tăng năng suất lao động xã hội,
tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
- Tác động của sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất:
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất trong nền kinh tế hàng hóa
đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng động, không ngừng sáng tạo những ý
tưởng mới trong sản xuất - kinh doanh. Để tăng năng suất lao động, phải biết áp
dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi
mới quy trình sản xuất, mẫu mã hàng hóa, học hỏi phương thức quản lý,…
- Tác động của 4 quy luật (quy luật giá trị, quy luật cung-cầu, quy luật lưu
thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh) trong kinh tế hàng hóa:
Người sản xuất phải xây dựng chiến lược dài hạn để phát triển, quản lý sản xuất
hiệu quả,… nhằm hạ thấp năng suất lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng
2
hao phí lao động xã hội cần thiết nếu không sẽ sớm bị đào thải. Các chủ thể sản
xuất phải tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ để cạnh tranh với nhau. Ví dụ,
hiện nay khi sản xuất hàng hóa phát triển có nhiều mô hình kinh doanh mới như
taxi công nghệ (Grab, Be,…) mô hình này khác với các hãng taxi cũ là do hãng
không cần đầu tư xe để chạy nên có tính ưu việt cao. Qua đó, cho thấy nền kinh
tế hàng hóa tạo động lực phát triển những ngành mới, giải quyết vấn đề việc làm
cho xã hội đồng thời giảm tệ nạn xã hội.
 Vậy phát triển nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam là tất yếu. Đại hội Đảng
lần thứ IX khẳng định mô hình nền kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ là nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản
lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.3. Một số giải pháp để tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN trong giai đoạn hiện nay
- Khái niệm: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế
vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng
bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Dưới đây là một số giải pháp:
- Một là, mở rộng phân công lao động xã hội nhằm xây dựng lực lượng sản
xuất phát triển
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hóa, cần phải mở rộng phân công lao động
xã hội, phân chia lao động một cách hợp lý trong phạm vi cả nước, trong từng
vùng, địa phương theo hướng chuyên môn hóa tạo nên sự phát triển đồng bộ ở
từng vùng, đa dạng hóa ngành nghề nhằm tăng tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Ngoài ra, mở cửa kinh tế nhằm gắn thị trong nước với thị trường thế giới, lực
lượng lao động được tiếp cận với khoa học hiện đại giúp năng cao chất lượng
lao động.
- Hai là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
Để có thể áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao
động cần chú trọng nhân tố quan trọng đó là nhân tố con người. Tập trung đào
tạo lực lượng sản xuất có trình độ khoa học kĩ thuật, chuyên môn cao; có khả
năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ hiện đại; có tinh thần học hỏi cao và trách
nhiệm với công việc. Đổi mới, sáng tạo để cạnh tranh và không bị đào thải do
các quy luật thị trường tác động.
- Bốn là, đẩy mạnh hội nhập, mở cửa, ngoại thương, xuất khẩu
Gia nhập các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới như WTO, ASEAN,… là
cơ hội để nền kinh tế Việt Nam thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và học hỏi
được công nghệ hiện đại của các nước trên thế giới, từ đó phát huy và khai thác
có hiệu quả nguồn lực của đất nước. Song song với mở cửa hội nhập kinh tế là
đẩy mạnh ngoại thương, xuất khẩu nhằm tạo điều kiện xuất khẩu các mặt hàng
có thế mạnh như gạo, cà phê,…phục vụ quá trình đổi mới của nước ta.
3
 Qua học tập học phần Kinh tế chính trị Mác-Lênin, em đã có nhận thức
tổng quan, đầy đủ để có thể vận dụng vào tìm hiểu, nghiên cứu các lĩnh vực
trong đời sống xã hội. Bản thân em đang theo học chuyên ngành Hệ thống thông
tin, có thể nói là một ngành có cơ hội việc làm rộng mở, phù hợp với thời đại
hiện nay, việc sử dụng hệ thống thông tin để quản lý các hoạt động nghiệp vụ
trong doanh nghiệp góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội, giảm thiểu tối
đa những rủi ro mà các phương pháp quản lý thủ công gây ra, giảm thời gian
lao động cá biệt giúp con người nâng cao đời sống vật chất, tinh thần…góp phần
vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta. Để có
thể làm được điều đó, em đang cố gắng học hỏi và tích lũy kiến thức từng ngày,
từng giờ với mong muốn có khả năng tiếp thu nhanh những khoa học công nghệ
hiện đại nhằm xây dựng ra những hệ thống thông tin quản lý hiệu quả và tối ưu.
Câu 2: Bài tập (5 điểm)
2.1. Bài giải
- Tiền công trong một ngày của người công nhân trước khi nhà tư bản cắt
giảm 20% tiền công theo giờ là:
8 x 2 = 16 USD
- Tiền công trong một giờ của người công nhân sau khi bị nhà tư bản cắt
giảm 20% tiền công theo giờ là:
2 – (2 x 20%) = 1.6 USD
- Thời gian lao động trong một ngày của người công nhân để có thể nhận
được mức tiền công như cũ (16 USD/ngày) trong ngày đó là:
16 : 1.6 = 10 giờ
 Vậy, để có thể nhận được mức tiền công như cũ (16 USD/ngày) trong một ngày
thì thời gian lao động trong một ngày của công nhân tăng từ 8 giờ/ngày lên 10
giờ/ngày, tức là kéo dài thêm 2 giờ/ngày, cụ thể công nhân phải làm việc 10
giờ/ngày.
2.2. Đáp số
Vậy, để có thể nhận được mức tiền công như cũ (16 USD/ngày) trong một ngày
thì thời gian lao động trong một ngày của công nhân tăng từ 8 giờ/ngày lên 10
giờ/ngày, tức là kéo dài thêm 2 giờ/ngày, cụ thể công nhân phải làm việc 10
giờ/ngày.

You might also like