You are on page 1of 4

NGÔ XUÂN NGỌC-2153410215

Câu 1: Vai trò của môn Kinh tế Chính trị Mác-Lênin đối với bản thân anh chị
- Cung cấp cho bản thân hệ thống tri thức của kinh tế chính trị Mác –
Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những vấn đề kinh tế
chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Cập nhật tri thức mới gắn với thực tiễn; phát huy tính sáng tạo, kỹ năng
tư duy, phẩm chất; Phát huy những giá trị bền vững của kinh tế chính trị
Mác - Lênin, đồng thời nâng cao tầm nhìn của bản thân khi tham gia hệ
thống các hoạt động kinh tế - xã hội.
- Khả năng vận dụng vào nghiên cứu các khoa học cụ thể, cũng như
phân tích những vấn đề thực tiễn đặt ra. Từng bước thiết lập thế giới
quan, phương pháp luận chung nhất để tiếp cận các môn Chủ nghĩa xã
hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng của Đảng cộng sản
Việt Nam và khoa học chuyên ngành cần đào tạo. Phát triển kỹ năng tiếp
cận vấn đề, tổng hợp, so sánh, phân tích và đánh giá thông tin, phát triển
kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm. Chủ động sáng tạo trong công
việc, khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ. Hình thành kỹ năng, tư duy, tầm
nhìn của bản thân khi tham gia hệ thống các hoạt động kinh tế xã hội sau
khi tốt nghiệp chương trình đào tạo.
- Có ý thức, trách nhiệm đối với bản thân, với người khác, với xã hội và
đối với công việc, đáp ứng các chuẩn mực đạo đức của con người mới
xã hội chủ nghĩa vừa “hồng“ vừa “chuyên“. Chủ động sáng tạo trong
công việc, có thái độ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, phương pháp
khoa học, có khả năng cập nhật, phát triển và vận dụng các kiến thức
một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, trung thực và linh hoạt trong công
việc. Đồng thời, khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ. Xây dựng niềm tin,
lý tưởng trong sự nghiệp cách mạng
Câu 2: Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hóa. Nhận xét của anh chị về nền
sản xuất hàng hóa của nước ta hiện nay
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
Thứ nhất, phân công lao động xã hội.- Phân công lao động xã hội
là sự phân chia lao động xã hội một cách tự phát thành các ngành,
nghề khác nhau.Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá
lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất. Do phân công lao
động xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, vì
vậy họ chỉ tạo ra một hoặc mộtvài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc
sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để
thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau,
phải trao đổi sản phẩm cho nhau. phân công lao động xã hội là cơ sở,
là tiền đề của sản xuất hàng hoá. Phân công lao động xã hội càng phát
triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hoá càng mở rộng hơn, đa dạng
hơn.Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người
sản xuất. Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu
sản xuất, mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác
định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao
động.Chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho
những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm
trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau
về sản xuất và tiêu dùng.

Nhận xét về nền sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay:
Nước ta tiến lên CNXH từ một nền kinh tế lạc hậu, lực lượng sản xuất
chưa phát triển, lại bỏ qua giai đoạn TBCN nên nền sx hàng hóa của ta
không giống với nền sản xuất hàng hóa của các nước khác trên thế giới
với những đặc trưng tiêu biểu:
- Nền kinh tế nước ta đang chuyển biến từ nền sản xuất kém phát
triển tự cấp tự túc sang một nền kinh tế hàng hóa phát triển từ thấp
đến cao. Nước ta có kết cấu hạ tầng vật chất và xã hội chưa tốt,
trình độ cơ sở vật chất và công nghệ trong các doanh nghiệp chưa
hiện đại, đội ngũ doanh nghiệp tầm cỡ chưa nhiều, bên cạnh đó thì
thu nhập của người làm công ăn lương còn thấp. Khả năng cạnh
tranh hàng hóa trên thị trường còn thấp. Từ đó cho thấy ta buộc
phải có chiến lược phát triển để đưa nên kinh tế hàng hóa phát triển
cả về số lượng lẫn chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế hàng hóa nước ta
- Nền kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở hàng hóa tồn tại nhiều thành
phần. Nền kinh tế nhiều thành phần là nguồn lực tổng hợp to lớn
về nhiều mặt có khả năng đưa nền kinh tế vượt khỏi thực trạng còn
yếu kém. Nó còn làm cho các chủ thể kinh tế được hoạt động theo
cơ chế tự chủ, hợp tác cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật
- Nền kinh tế hàng hóa theo cơ cấu kinh tế “mở” giữa nước ta với
các nước trên thế giới. Trước kia với cơ cấu kinh tế “khép kín”, với
tình trạng “bế quan tỏa cảng” nền kinh tế nước ta lâm vào bế tắc,
kém phát triển. Vì thế sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa TBCN đã
làm cho thị trường nước ta hoạt động trong sự gắn bó với thị
trường thế giới. Do sự phân công không đồng đều về tài nguyên
thiên nhiên, sức lao động và thế mạnh giữa các nước từ quy luật
phân công và hợp tác lđ quốc tế, đời sống mang tính quốc tế hóa…
Dẫn đến nhu cầu khách quan là mở cửa nền kinh tế hàng hóa để
đạt được hiệu quả cao và phát triển với tốc độ nhanh nền kinh tế
- Phát triển kinh tế hàng hóa theo định hướng XHCN với vai trò chủ
đạo của kinh tế nhà nước và sự quản lí kinh tế vĩ mô của nhà nước.
Trong các thành phần kinh tế thì kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ
đạo do bản chất vốn có và lại nắm giữ các ngành, lĩnh vực then
chốt và trọng yếu, nên đảm báo các ngành kinh tế phát triển theo
định hướng XHCN

You might also like