You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


-----------------------------

TIỂU LUẬN
Môn: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Đề tài: LỊCH SỬ RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA


SẢN XUẤT HÀNG HÓA. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ tên SV: Trần Linh Đan


Mã SV: 2214730020
STT: 31
Lớp: TRI115/He2023.1
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương Giang

HÀ NỘI, năm 2023


0
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................2

I. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa.....................3

1. Sản xuất hàng hóa.........................................................3

2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa...............4

II. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam.......................................7

1. Sơ lược về lịch sử phát triển nền kinh tế hàng hóa ở


Việt Nam.............................................................................7

2. Thực trạng nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện
nay.......................................................................................9

3. Giải pháp cho nền sản xuất hàng hóa ở nước ta......10

KẾT LUẬN.........................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................14

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, sản xuất xã hội mang tính tự cung tự
cấp, nhu cầu của con người bị gói gọn trong một giới hạn nhất định do sự hạn
chế của lực lượng sản xuất. Chỉ đến khi lực lượng sản xuất phát triển và có
những thành tựu nhất định, nhu cầu của con người mới dần được đáp ứng nhiều
hơn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng chính là nhân tố dẫn đến đến sự
thay đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa và đỉnh cao là
nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người được đáp
ứng, thỏa mãn tối đa với số lượng hàng hóa khổng lồ. Tuy nhiên, nền kinh tế thị
trường vẫn tồn tại các hạn chế nhất định, đặc biệt là trong chế độ xã hội tư bản
chủ nghĩa (TBCN). TBCN xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến
quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ và sự phân hóa xã hội sâu sắc. Điều
này đã được Mác-Ăngghen nhận biết trong quá trình nghiên cứu về hình thái
kinh tế xã hội: TBCN chắc chắn sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội hoàn thiện
hơn, nơi mà con người có quyền tự do, bình đẳng, văn minh, xã hội công bằng,
nền kinh tế phát triển bền vững - Chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Từ sau khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, Đảng ta đã xác định đưa
đất nước đi lên theo con đường CNXH. Đại hội Đảng lần thứ VI được xem là
bước trong sự nghiệp quá độ lên CNXH của nước ta. Theo đó, xây dựng nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của
nhà nước là chủ chương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Cho đến ngày hôm nay, sau hơn 10 năm thực thực hiện đổi mới, Việt Nam đã
gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại các
mặt hạn chế nhất định. Chính vì vậy, em đã lựa chọn Phân tích điều kiện ra đời,

2
đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam làm đề
tài cho bài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin của mình.

I. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa


1. Sản xuất hàng hóa
a. Khái niệm
Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà
ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua
bán.
b. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã
hội loài người.
- Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều
kiện:
 Một là, phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội là sự
phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản
xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản
xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực
hiện sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu
cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn
nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản
phẩm với nhau.
 Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất làm cho
giữa những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi
ích. Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của
người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao đổi
dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết: “Chỉ có sản phẩm của những

3
người lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối
diện với nhau như là những hàng hóa” (C.Mác và Ăng-ghen: Toàn
tập, NXB Chính trị quốc gia, H.1993, t .23, tr. 72). Sự tách biệt về
mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản
xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
- Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất xuất
hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng
phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất
ra càng phong phú, cụ thể có thể chia ra thành 3 loại hình sở hữu:
 Sở hữu tư nhân
 Hợp tác xã
 Sở hữu toàn dân ( nhà nước đại diện)
- Khi còn sự tồn tại của hai điều kiện trên, con người không thể dùng ý
chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa
bỏ nền sản xuất hàng hóa, sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và
khủng hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng định, nền sản xuất hàng hóa có
ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc.

2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.


a. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa

- Thứ nhất, sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán.
 Trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất
tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ
chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân
trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân
gia trưởng dưới chế độ phong kiến… Ngược lại, sản xuất hàng hóa là

4
kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ
không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp
sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác,
thông qua việc trao đổi, mua bán.

- Thứ hai, lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân,
vừa mang tính xã hội.
 Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản
phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã
hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người
sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất
cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người.
Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất
xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Mâu thuẫn
giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của
khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.

5
b. Ưu thế của sản xuất hàng hóa
- Thứ nhất: Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở của phân công lao động
xã hội, chuyên môn hóa sản xuất. Do đó, nó khai thác được những lợi
thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở sản xuất
cũng như từng vùng, từng địa phương. Đồng thời, sự phát triển của sản
xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân
công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày càng
tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở rộng,
sâu sắc. Từ đó, nó phá vỡ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của
mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên
nhanh chóng, nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Khi sản
xuất và trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai
thác được lợi thế của các quốc gia với nhau.
- Thứ hai: Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị
giới hạn bởi nhu cầu và nguồn lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân,
gia đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng,
dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội. Điều đó lại tạo điều
kiện thuận lợi cho việc ứng dụng những thành tựu khoa học – kỹ thuật
vào sản xuất… thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Thứ ba: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự tác động của quy luật vốn có
của sản xuất và trao đổi hàng hóa là quy luật giá trị, cung – cầu, cạnh
tranh… buộc người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn năng động, nhạy
bén, biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng
suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, cải tiến hình thức, quy cách và
chủng loại hàng hóa, làm cho chi phí sản xuất hạ xuống đáp ứng nhu
cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.

6
- Thứ tư: Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển của sản xuất, sự mở
rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng, giữa các
nước… không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa,
tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.

II. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam


1. Sơ lược về lịch sử phát triển nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam
- Từ nền sản xuất hàng hóa giản đơn thời phong kiến tới nền kinh tế hàng
hóa sau này, nền sản xuất hàng hóa của nước ta đã không ngừng biến
đổi và phát triển.
- Thời kì phong kiến, trình độ lao động, năng suất lao động nước ta chưa
cao, chính sách bế quan ở một số triều đại kìm hãm sự lưu thông hàng
hóa. Sở hữu về tư liệu lao động nằm trong tay một số ít người ở tầng
lớp trên. Tóm lại, ở thời kì này, nền sản xuất hàng hóa ở nước ta mới
chỉ xuất hiện, chưa phát triển.
- Trong thời kì bao cấp trước đổi mới, nền kinh tế hàng hóa đồng thời là
nền kinh tế kế hoạch. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp
kìm hãm sự phá triển của nền sản xuất hàng hóa. Biến hình thức tiền
lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực sản xuất, thủ tiêu cạnh
tranh và lưu thông thị trường. Sự nhận thức sai lầm của nước ta thời kì
này đã khiến nền kinh tế suy sụp, sức sản xuất hàng hóa xuống dốc
không phanh. Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm,
có năm còn giảm: Năm 1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm
1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%, bình quân chỉ tăng 0,4%/năm,
thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân
bình quân đầu người bị sụt giảm 14%.Từ năm 1986, sau khi Đảng và
Nhà nước đã kịp thời chuyển đổi nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường

7
định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế sản xuất hàng hóa nước ta đã
có bước phát triển mạnh mẽ. Thời kì này có thể chia thành 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1986 – 2000:


Giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước. Thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần được công nhận
và bước đầu phát triển. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu trên cơ sở đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển một nền
nông nghiệp toàn diện. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, thời kì này nền kinh tế Việt
Nam vẫn còn nhiều tồn tại chưa giải quyết được. Điều này khiến nền
kinh tế chậm phát triển chiều sâu.

 Giai đoạn 2000 – 2007:


Đây là giai đoạn nền kinh tế hàng hóa ở nước ta phát triển mạnh mẽ.
GDP liên tục tăng mạnh. “Năm 2003 tăng 7,3% ; 2004 : 7,7% ; 2005 :
8,4% ; 2006 : 8,2%”. Tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 8,5%, cao nhất kể
từ năm 1997 đến nay. Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam phát triển nền
kinh tế hàng hóa dễ dàng hơn khi có cơ hội mở rộng thị trường ra thế
giới.

 Giai đoạn 2007 – nay:


Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại. Tăng trưởng GDP giảm
tốc và lạm phát kéo dài. Các chính sách đưa ra không đem lại hiệu quả.

8
2. Thực trạng nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay
- Trong khoảng thời gian gần đây, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam có xu
hướng sụt giảm. Tuy khủng hoảng trong thời gian dài nhưng năm 2013,
nền kinh tế nước ta đã có những dấu hiệu hồi phục. Tốc độ tăng trưởng
năm 2011 là 6,24%, năm 2012 là 5,25% và năm 2013 là 5.42%.
- Việc GDP năm 2013 có sự tăng nhẹ cho chúng ta niềm tin rằng: “Kinh
tế Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đang phục hồi và hướng tới
tốc độ tăng trưởng cao hơn,” Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
đưa ra trong bài phát biểu tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam
(VDPF) 2013 tổ chức sáng 5/12 tại Hà Nội.
- Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ sau khi đổi mới tới nay đã có nhiều
thay đổi đáng mừng. Có sự chuyển đổi tích cực từ khu vực I (nông lâm
nghiệp và thủy sản) sang khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu
vưc III (dịch vụ).
- Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta cũng đã có sự tiến bộ. Từ nền
kinh tế mang nặng tính công hữu, lấy kinh tế quốc doanh là hình thức
cao nhất, đến nay, nước ta đã có nền kinh tế nhiều thành phần với sự
tham gia ngày càng mạnh mẽ của kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài.
- Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng nền kinh tế hàng hóa
Việt Nam vẫn chưa thể hiện được một cách triệt để những ưu thế của
mình. Bên cạnh đó là sự tồn đọng những hạn chế của nền sản xuất hàng
hóa nước ta cần được sớm giải quyết:
 Về thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: Lực lượng sản xuất của
Việt Nam dù đã có sự phát triển lớn so với trước khi đổi mới, song
hiện nay trình độ lao động của Việt Nam còn kém. “Theo đánh giá
mới nhất của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực Việt
9
Nam chỉ đạt mức 3,79 điểm (theo thang điểm 10), xếp thứ 11 trong
số 12 nước Châu Á tham gia xếp hạng”.
 Về đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất: Năng suất lao động xã
hội ở Việt Nam còn thấp. Việc xuất khẩu hàng Việt Nam vẫn còn gặp
nhiều khó khăn do giá thành cao, bị kiện bán phá giá hay bị kiểm soát
ở thị trường một số nước như Hoa Kì.
 Về đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội: Nước ta đã đáp ứng khá tốt
cả về mẫu mã và chất lượng. Tuy nhiên sự xuất hiện của hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường ngày càng nhiều. Giá
các mặt hàng thiết yếu như điện, nước liên tục tăng.

3. Giải pháp cho nền sản xuất hàng hóa ở nước ta


- Qua việc tìm hiểu về nền sản xuất hàng hóa của nước ta, có thể đưa ra
một số giải pháp cho nền sản xuất hàng hóa ở nước ta.
 Phát triển nền sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu nhằm mở rộng
thị trường. Nước ta có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương.
Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Điều này cho thấy lực lượng lao
động của nước ta hoàn toàn có đủ điều kiện để sản xuất hàng hóa
xuất khẩu. Hiện nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu như gạo, cá tra, cá
basa đang đóng góp một phần không nhỏ cho GDP nước ta.
 Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần sở hữu trên nền tảng
công hữu. Là một quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa nên
việc coi trọng công hữu là không thể bỏ qua. Nhưng với việc phát
triển kinh tế nhiều thành phần sở hữu trên nền tảng công hữu giúp
chúng ta vừa phát triển được nền kinh tế thị trường vừa phát triển
được chính trị theo hướng xã hội chủ nghĩa.
 Hoàn thiện thể chế thị trường chặt chẽ và phù hợp.

10
- Ngoài ra, chúng ta cần đặt ra nhiệm vụ hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường chặt chẽ và phù hợp hơn với nền kinh tế trong nước để giúp
nước ta dễ dàng kiểm soát được tình hình, nhanh chóng nắm bắt được
thời cơ giúp nước ta kịp thời đưa ra các cách giải quyết phù hợp để phát
triển kinh tế. Đây là việc rất quan trọng trong quát rình phát triển nền
kinh tế hàng hóa.
 Tập trung đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao. Tỷ lệ lao
động thất nghiệp ở Việt Nam rất cao nhưng lại không đủ số lao động có
trình độ lao động nên đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Nước ta
nên mở rộng đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao chuyên môn
sâu, thu hẹp hệ thống đào tạo đạo học cao đẳng kém chất lượng.
 Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Việc xây dựng các vùng
kinh tế trọng điểm giúp ta tận dụng lợi thế từng vùng để phát triển hợp
lý. Hiện nay nước ta đã có tới 24 vùng kinh tế trọng điểm với các cách
phát triển kinh tế khác nhau. Đây là cách nhanh chóng sẽ giúp đẩy
nhanh tốc độ phát triển kinh tế của nước ta.
 Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển.
Công tác quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển là những công tác đóng
vai trò quan trọng điều tiết nền kinh tế. Hoàn thiện những công tác này
sẽ giúp nền kinh tế có một chỗ dựa vững chắc, đẩy nhanh phát triển nền
kinh tế hàng hóa.
 Kiểm soát lạm phát và giá cả. Việc giá cả leo thang và lạm phát kéo
dài ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người lao
động. Nhà nước cần kiểm soát tình hình này. Đồng thời, áp giá sản cho
các sản phẩm nông sản mua tại vườn, tại ruộng để bảo vệ quyền lợi cho
nông dân, tránh tình trạng rớt giá xuống quá thấp khiến nhà nông khốn
đốn trong thời gian qua.
11
 Giải quyết vấn đề tiền lương. Vấn đề tiền lương một khi chưa được
giải quyết sẽ còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Giải quyết vấn đề tiền lương hợp lý sẽ giúp tăng sức lao động và kích
cầu khiến nền kinh tế hàng hóa phát triển.

12
KẾT LUẬN

Có thể nhận thấy rằng việc xây dựng và phát triển nền sản xuất hàng hóa ở
Việt Nam là một quá trình vừa có tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu
dài. Trong thời kỳ chuyển biến của nền kinh tế nước ta, bên cạnh những thành
tựu to lớn, chúng ta còn phải đối mặt với những cản trở, thách thức. Khó khan
đặt ra ở đây là nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường trong bối cảnh nền
kinh tế còn yếu kém, năng suất lao động thấp. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sang
suốt của Đảng, ta có thể khẳng định kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ được
phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Kết quả của nó thể hiện ở kết
quả dân giàu nước mạnh. Xã hội không còn chế độ người bóc lột người. nền
kinh tế phát triển ngày càng cao trên cơ sở nền khoa học công nghệ và lực
lượng sản xuất hiện đại, sự phân công lao động hợp lý, xây dựng và phát triển
cơ sở hạ tầng với kế hoạch phát triển lâu dài.

Định hướng XHCN nêu trên không chỉ phản ánh nguyện vọng và lý tưởng
của Đảng ta, Nhà nước và nhân dân ta mà còn phản ánh xu thế phát triển
khách quan của thời đại cũng như quy luật tiến hóa của lịch sử. Việc chuyển
biến theo xu thế phát triển chung của thể giới với sự bắt kịp của thời đại là
bước ngoặt lớn tạo đà phát triển kinh tế nước ta. Tuy nhiên, trên con đường
phát triển này chúng ta còn phải nỗ lực mới có thể đạt nhiều thành tựu lớn
hơn. Có như thế, nền kinh tế mới phát triển theo đúng nghĩa đổi mới của nó.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C.Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1993, t.23, tr72.
2. G.A. Cô-dơ-lốp và S.P. Pê-rơ-vu-sin (1976), Từ điển kinh tế, NXB. Sự
thật, Hà Nội.
3. http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/
noidungvungkinhtetrongdiemquocgia
4. http://baophutho.vn/giao-duc-dao-tao/dao-tao-nhan-luc-chat-luong-cao-
ba-nha-chua-chung-mot-mai
5. http://finvest.vn/dieu-kien-ra-doi-dac-trung-va-uu-the-cua-san-xuat-
hang-hoa/ https://vietnambiz.vn/san-xuat-hang-hoa-production-of-
goods-la-gi-uu-the-https://lytuong.net/san-xuat-hang-hoa-la-gi/ 2019102
4104550337.htm

14

You might also like