You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ


------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA
CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN 2

ĐỀ TÀI: NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ MẶT TRÁI CỦA KINH TẾ


HÀNG HÓA-KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA

GVHD: NGUYỄN THỊ HẢI LÊN

LỚP: PHI 162 SE

DS NHÓM 8A : Phạm Thanh Phương 2321525071

Lê Thị Kim Thanh 2320523876

Trà Phan Minh Hạnh 2320529077

Lý Mai Linh 2320521557

Nguyễn Thị Mỹ Lợi 2320529267

N.Trường Quốc Trung

Đà Nẵng:21/6/2019

1
Đà Nẵng:21/6/2019
MỤC LỤC
I/ LỜI MỞ ĐẦU

II/ CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ HÀNG


HÓA
1/ Sản xuất hàng hóa:
1.1 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
1.2 Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
1.3 Ý nghĩa của sản xuất hàng hóa
2/ Hàng hóa:
2.1 Hàng hóa là gì?
2.2 Hai thuộc tính của hàng hóa
2.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
3/ Tiền tệ:
3.1 Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ
3.2 Chức năng của tiền tệ
3.3 Quy luật lưu thông của tiền tệ

III/ CHƯƠNG II: NHỮNG ƯU ĐIỂM-MẶT TRÁI CỦA KINH TẾ HÀNG


HÓA, KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG
NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY
1 Kinh tế thị trường:
1.1 Khái niệm và đặc trưng kinh tế thị trường
1.2 Phân loại và các quy luật của kinh tế thị trường
1.3 Chức năng của thị trường
2 Ưu điểm:
2.1 Ưu điểm của kinh tế hàng hóa và dẫn chứng cụ thể
2.2 Ưu điểm của kinh tế thị trường và dẫn chứng cụ thể
3 Mặt trái:
3.1 Mặt trái của kinh tế hàng hóa và dẫn chứng cụ thể
3.2 Mặt trái của kinh tế thị trường và dẫn chứng cụ thể
IV/ KẾT LUẬN

2
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kì đầu của xã hội loài người do sự lạc hậu của lực lượng sản xuất,nên
sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp khiến nhu cầu của con người bị bó hẹp trong
một giới hạn nhất định. Khi lực lượng sản xuất phát triển và có nhiều thành tựu mới,
con người dần thoát khỏi nền kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế sản xuất
hàng hoá. Nền kinh tế hàng hoá phát triển càng mạnh mẽ và đến đỉnh cao của nó là
nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường có những ưu việt của nó , đó là sự thoả mãn
tối đa nhu cầu của con người vói một khối lượng hàng hoá khổng lồ. Tuy nhiên nó
cũng bộc lộ những hạn chế , nhất là trong chế độ xã hội TBCN , một chế độ xã hội ở
đó chỉ có lợi nhuận được chú trọng hàng đầu dẫn đến sự phân hoá xã hội sâu sắc và
quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu, khả năng cạnh tranh
hạn chế. Trong khi đó thị trường thế giới và khu vực đã được phân chia bởi hầu hết
các nhà sản xuất và phân phối lớn; ngay cả thị trường nội địa cũng chịu sự phân chia
này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế xã hội, để ổn đinh kinh tế trong
nước và hội nhập quốc tế ta phải xây dựng một nên kinh tế mới, một nền kinh tế nhiều
thành phần, đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Phát triển kinh tế thị trường có vai trò
rất quan trọng, đối với nước ta muốn chuyển từ sản suất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa thì phải phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Do đó,
nhóm em xin chọn đề tài: “Những ưu điểm và mặt trái của kinh tế hàng hóa - kinh tế
thị trường ở nước ta”.

3
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA

1/Sản xuất hàng hóa:

1.1 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa


Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế,
đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa.
Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra là nhằm
để thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất.
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao
đổi hoặc mua bán trên thị trường.
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặc căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “ mông muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên,
phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau đây:
a. Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành,
nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên
môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề
khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc
một vài loại sản phẩm nhất định. Song, cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều
loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ
thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau.
b. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi
thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản
xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về
tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ
lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản
xuất và tiêu dùng.

4
Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải
thông qua sự mua - bán hàng hoá, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hoá.

Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một
trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không
mang hình thái hàng hoá.
1.2 Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội
loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự
nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã
hội.
Sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cung tự cấp có đặc trưng và ưu thế cơ bản sau
đây:
a) Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Thứ nhất,sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán, không phải để người
sản xuất ra nó tiêu dùng.
Thứ hai, lao động của con người sản xuất hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa
mang tính xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm
mống của khủng hoảng trong kinh tế hàng hóa.
Thứ ba, mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là
giá trị sử dụng.
b) Ưu thế của sản xuất hàng hóa
Một là, sự phát triển sản xuất hàng hóa làm cho phân công lao động xã hội ngày
càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các
ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó, nó xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì
trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động.
Hai là, tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải năng động
trong sản xuất – kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Muốn vậy, họ phải ra
sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình, mẫu

5
mã hàng hóa, tổ chức tốt quá trình tiêu thụ…Từ đó làm tăng năng suất lao động xã
hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Ba là, sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất tự cấp tự túc về quy
mô, trình độ kỹ thuật, công nghệ, về khả năng thỏa mãn nhu cầu,…Vì vậy, sản xuất
hàng hóa quy mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế xã hội hiện đại phù hợp với xu thế
thời đại ngày nay.
Bốn là, sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu
văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hóa cũng có
những mặt trái của nó như phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng
hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh
thái, v.v..
1.3 Ý nghĩa của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa làm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng
xuất lao động, thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất nhanh chóng làm cho sự phân
công chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hóa chặt chẽ hình thành các
mối liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau của những người sản xuất hình thành thị
trường trong nước và thế giới. Như vậy, sản xuất hàng hóa có hiệu lực hơn hẳn tự
cung tự cấp và tạo động lực phát triển sản xuất, thay đổi diện mạo nền kinh tế
2 Hàng hóa
2.1 Khái niệm
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi, mua bán.
2.2 Hai thuộc tính của hàng hóa
2.2.1Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người. Là phạm trù vĩnh viễn.
2.2.2Giá trị
Giá trị trao đổi là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng của loại này được trao
đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Là
phạm trù lịch sử.

6
2.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.
Lao động trừu tượng là lao động hao phí đồng nhất của con người.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
trong nhưng điều kiện sản xuất trung bình xã hội với một trình độ trung bình, cường
độ lao động trung bình của người sản xuất.
Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hóa
có xu hướng nghiêng về thời gian lao động cá biệt của người sản xuất mà họ cung cấp
phần lớn loại hàng hóa đó trên thị trường.
Hai nhân tố ảnh hưởng đến thời gian lao động cần thiết là năng suất lao động và
cường độ lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao đông hay sức sản xuất của
lao động. Giá trị của hàng hóa thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội.
Cường độ lao động là mức độ tiêu hao về lao động trong một đơn vị thời gian. Nó
cho biết mức độ khẩn trương của lao động.
- Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là sự tiêu hao sức lực giản đơn mà bất kỳ một người bình
thường nào, không cần biết đến tài nghệ đặc biệt đều có thể tiến hàng được để sản
xuất ra hàng hóa.
Lao động phức tạp là loại lao động phải đòi hỏi đào tạo tỷ mỉ, công phu và có sự
khéo léo, tài nghệ, phải có sự tích lũy lao động. Trong cùng một đơn vị thời gian, lao
động phức tạp sang tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Vì vậy lao động phức
tạp là bội số của lao động giản đơn.
Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

7
8

You might also like