You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN


KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ: Lý luận của C. Mác về sản xuất hàng hóa và hàng
hóa: điều kiện ra đời, hàng hóa và hai thuộc tính, lao động sản
xuất hàng hóa và lượng giá trị của hàng hóa.

MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ


GIẢNG VIÊN: ĐÀO ANH QUÂN
HỌC VIÊN: NGÔ THỊ THANH CHÚC
MÃ SV: 2051010007
LỚP: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………….……….. 1

PHẦN NỘI DUNG………………………………………………....….. 2


I. Sản xuất hàng hóa......................................................................................... 2
1. Khái niệm sản xuất hàng hóa. ........................................................................ 2
2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa. ........................................................ 2

II. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa. ................................................. 4
1. Khái niệm hàng hóa. .................................................................................... 4
2. Hai thuộc tính của hàng hóa. ....................................................................... 5

III. Lượng giá trị của hàng hóa và lao động sản xuất hàng hóa. .................... 7
1. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. ... 7
a. Lượng giá trị củ hàng hóa. ....................................................................... 7
b.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. ............................. 8
2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.................................... 10

KẾT LUẬN…………………………………………………………….….. 14
PHẦN MỞ ĐẦU
Hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội. Bất kỳ một hình thái xã hội
nào cũng liên quan đến hàng hóa. Hàng hóa ra đời khi con người có sự phát triển
nhất định. Đánh dấu cho sự ra đời của hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc và bắt
đầu trao đổi cho nhau để đảm bảo sự sinh tồn. Bởi lẽ là một sinh vật sống con
người cần có nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại… một cá nhân hay một nhóm người nào
đó không thể tự sản xuất tất cả mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của chính mình. Để
thỏa mãn họ phải tự trao đổi với nhau. Vậy hàng hóa ra đời từ nhu cầu cấp thiết,
không thể thiếu của cuộc sống. Từ chủ nghĩa Mác và sau chủ nghĩa Mác đã có rất
nhiều lý luận, đã ra đời nhằm nghiên cứu một thứ vật chất đặc biệt đó là “hàng
hóa”.

Với những thuộc tính của mình hàng hóa giữ một vai trò quan trọng trong
sản xuất và lưu thông, hàng hóa là một “tế bào kinh tế” của xã hội tư bản. “Có
nền kinh tế hàng hóa thì tất nhiên tồn tại cạnh tranh… cạnh tranh là quy luật bắt
buộc của nền kinh tế hàng hóa” vì vậy việc nghiên cứu về hàng hóa và những
thuộc tính của nó là một việc quan trọng có ý nghĩa lí luận và thực tiễn đối với
quá trình cạnh tranh. Đây chính là lý do em chọn chủ đề này. Do đây là lần đầu
em viết tiểu luận, cũng như vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, bài
làm của em không tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy thông cảm cho em.

Em xin cám ơn thầy.

1
PHẦN NỘI DUNG
I. Sản xuất hàng hóa.
1. Khái niệm sản xuất hàng hóa.
Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tồn tổ chức kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán.

2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.


Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội
loài người. Để nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển C.Mác cho
rằng cần hội tụ đủ hai điều kiện sau:

Điều kiện thứ nhất, phân công lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội một cách
tự phát thành các ngành, nghề, các lĩnh vực sản xuất khác nhau.

Phân công lao động xã hội tạo lên sự chuyên môn hóa lao động do đó dẫn
đến chuyên môn hóa sản xuất. Do đó, mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc
cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song
cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa
mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mỗi liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi
sản phẩm cho nhau. Như vậy, phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của
sản xuất hàng hóa.

Tuy nhiên, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện thứ nhất chưa
đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại. C.Mác đã chứng minh rằng, trong
công tác thị tộc Ấn Độ thời cổ đã có sự phân công lao động khá chi tiết, nhưng
sản phẩm của lao động chưa trở thành hàng hóa bởi vì tư liệu sản xuất là của
chung nên sản phẩm của từng nhóm sản xuất chuyên môn hóa cũng là của

2
chung, công xã phân phối trực tiếp cho từng thành viên để thỏa mãn nhu cầu. Ở
đây không hình thành quan hệ trao đổi, do đó chưa đủ điều kiện để ra đời và tồn
tại của sản xuất hàng hóa.

Vì vậy, phân công lao động xã hội mới chỉ là điều kiện cần, muốn sản
xuất hàng hóa ra đời và tồn tại thì cần phải có điều kiện thứ hai.

Ví dụ: Một người thợ chuyên dệt vải sẽ có nhiều vải hơi so với nhu cầu của bản
thân mình. Nhưng họ lại cần nhiều hơn về các sản phẩm khác trong đó có lương
thực. và người thợ vải sẽ đem vả đổi lấy gạo. Và ngược lại người nông dân cần
có vải để mặc nên họ sẽ dùng gạo để đổi lấy vải. Trong phân công lao động xã
hội, do chỉ sản xuất một hoặc một số loại sản phẩm nên người lao động có điều
kiện để cải thiện công cụ lao động, tích lũy kinh nghiệm. Nhờ đó năng suất lao
động sẽ tăng lên. Như vậy, phân công lao động xã hội là biểu hiện của sự phát
triển lực lượng sản xuất và chính sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho
việc trao đổi hàng hóa trở thành tất yếu.

Điều kiện thứ hai, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những
người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó,
người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi,
mua bán, tức là phải trao đổi dưới hình thưc hàng hóa, C.Mác viết: “chỉ có sản
phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối
diện với nhau như là những hàng hóa” (1). Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa
những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát
triển.

Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những chủ thể sản xuất
hiện khách quan dựa trên sự tách biệt về quyền sở hữu. Xã hội loài người càng
phát triển, sự tách biệt về quyền sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra
càng phong phú.

3
Đây là điều kiện đủ cho sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.

Ví dụ: Trong thời kì chiếm hữu nô lệ, người chủ nô sở hữu nhiều nô lệ. Mỗi
người nô lệ làm những công việc khác nhau, tạo ra sản phẩm khác nhau. Nhưng
họ lại không có sự tách biệt về mặt kinh tế sản phẩm của họ làm ra thuộc sở hữu
của người chủ nô. Người nô lệ không thể tự do đem sản phẩm đó đi trao đổi
mua bán được. Nên sản phầm lao động của họ không được coi là hàng hóa. Chỉ
khi người chủ nô mang sản phẩm lao động đi trao đổi mua bán thì khi ấy nó mới
được coi là hàng hóa. Và người chủ nô khác với người nô lệ ở chỗ họ được
quyền sở hữu và có sự tách biệt về mặt kinh tế. Trong lịch sử, sự tách biệt này
do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định. Trong chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản
phẩm làm ra thuộc về quyền sở hữu của họ.

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời cả hai điều kiện nói trên,
nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và sản
phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa.Khi còn sự hiện diện của hai
điều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản
xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sẽ làm cho xã
hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng định, nền
sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc.

II. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.


1. Khái niệm hàng hóa.
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo
nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và
có thể trao đổi mua bán được. Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có
thể trao đổi mua bán.

Theo quan điểm của C.Mác, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể
thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

4
Có rất nhiều hình thức để chia các loại hàng hóa như: hàng hóa thông
thường, hàng hóa đặc biệt; hàng hóa hữu hình (sắt, thép, lương thực…) ; hàng
hóa tư nhân,…

Hàng hóa có thể cho 1 cá nhân sử dụng hoặc nhiều người cùng sử dụng. ví
dụ như hàng hóa vô hình ( dịch vụ thương mại, vận tải…).

Với khái niệm này, thì hàng hóa cần phải đảm bảo ba yếu tố: là sản phẩm
của người lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người và phải thông
qua trao đổi mua bán. Nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện này thì sản phẩm đó không
được coi là hàng hóa.

Ví dụ: Nhà H có nuôi một đàn gà, mỗi dịp gặp mặt gia đình thì giết gà để chế biến
món ăn cho gia đình. Mặc dù đàn gà của nhà H là sản phẩm của lao động nó đáp
ứng nhu cầu ăn uống của gia đình nhưng lại không được coi là hàng hóa. Vì không
được mang ra trao đổi, mua bán. Như vậy, chỉ khi đàn gà nhà H mang ra thị
trường bán thì nó mới trở thành hàng hóa.

2. Hai thuộc tính của hàng hóa.


Theo Mác dù khác nhau về hình thái tồn tại là dạng vật thể hay phi vật thể
thì mọi thứ hàng hóa đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.

 Giá trị sử dụng.

Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn
một nhu cầu nào đó của con người; nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc
nhu cầu tinh thần; cũng có thể là nhu cầu cho nhu cầu cá nhân, có thể là nhu cầu
tiêu dùng trong sản xuất. Ví dụ như gạo là dùng để ăn, giá trị sử dụng của gạo là
để ăn…

Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên (Lý,hóa,sinh) của yếu
tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó quy định. Nền sản xuất càng phát triển,

5
khoa học, công nghệ càng tiên tiến, càng giúp cho con người phát hiện ra nhiều
và phong phú các giá trị sử dụng của hàng hóa khác nhau.

Ví dụ: Than đá, trước kia chỉ dùng để làm chất đốt, đun, nấu. Nhưng khi khoa
học phát triển thì người ta nhận thấy than đá còn có thể dùng để làm nguyên liệu
cho một số ngành công nghiệp- hóa chất, làm chất dèo, làm sợi nhân tạo,…

Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của
người mua. Cho nên, nếu là người sản xuất, tất yếu phải chú ý chăm lo giá trị sử
dụng của hàng hóa do mình sản xuất ra sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu khắt
khe và tinh tế hơn của người mua.

 Giá trị.

Trong nền sản xuất hàng hóa, giả sử:

1 con gà = 10kg táo ( gà và táo mang giá trị trao đổi)

Gà và táo là hai loại hàng hóa khác nhau nhưng chúng lại có thể trao đổi với nhau
vì trong quá trình nghiên cứu về hàng hóa, C.Mác cho rằng:” Sở dĩ các hàng hóa
trao đổi được với nhau là vì chúng có một điểm chung. Điểm chung đó ở chỗ,
chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động. Tức là hàng hóa có giá trị” cho
nên người sản xuất trao đổi hàng hóa với nhau thực chất chính là trao đổi hao phí
lao động chứa đựng bên trong hàng hóa.

 Hao phí lao động của người nuôi gà bằng với hao phí lao động của
người trồng táo. Hay nói cách khác là thời gian lao động xã hội cần thiết
để nuôi 1 con gà bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết để trồng
được 10kg táo.( 1 con gà có giá trị bằng 10kg táo).

Kết luận: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh
trong hàng hóa. Giá trị là nội dung bên trong của hàng hóa, nó được biểu thị ra
bên ngoài bằng việc hai hàng hóa có thể trao đổi được với nhau.

Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị.
6
Giá trị hàng hóa có 2 đặc trưng cơ bản như sau:

+ Gía trị biểu hiện mối quan hệ giữ những người sản xuất hàng hóa khác nhau.
Do những người sản xuất này hợp tác, thỏa thuận, trao đổi hàng hóa với nhau.

+ Gía trị là phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại ở nền kinh tế hàng hóa.

 Giá trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính của hàng hóa, nên nó là hai
mặt thống nhất trong hàng hóa, nó làm tiền đề và điều kiện cho nhau.
Nhưng đây là sự thống nhất của hia mặt đối lập, nên lại mâu thuẫn với
nhau. Như vậy, giá trị sử dụng và giá trị là 2 mặt vừa thống nhất vừa
mâu thuẫn trong cùng một hàng hóa.

III. Lượng giá trị của hàng hóa và lao động sản xuất hàng hóa.
1. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng
hóa.
a. Lượng giá trị củ hàng hóa.
Lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động tiêu hao để làm ra hàng hóa đó
quyết định và được đo bằng đơn vị thời gian như: ngày, giờ, tuần, tháng, năm.
Lượng giá trị hàng hóa không phải tính bằng thời gian lao động cá biệt mà tính
bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.

Ví dụ: Cùng sản xuất một cái áo, anh B mất 2h, anh C mất 3h, anh D mất 4 giờ.
Do sự khác biệt về trình độ tay nghề, về cách thức sản xuất,… Nếu chỉ căn cứ
vào thời gian lao đọng để quy ra giá trị hàng hóa thì không hợp lý vì những người
lười biếng, tay nghề kém thì lại làm mất nhiều thời gian hơn thì sẽ tạo ra nhiều
giá trị hơn là vô lý. Nên người ta đã sử dụng đơn vị đo lường đó là thời gian lao
động xã hội cần thiết để đo lường lượng giá trị của hàng hóa.

 Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra
một hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình, trình độ thành thạo
trung bình, cường độ lao động trung bình.

7
Cấu thành của lượng giá trị hàng hóa= nguyên, nhiên, vật liệu + máy móc, thiết
bị, nhà xưởng+ hao phí sức lao động.

Dưới góc độ kinh tế chính trị thì C.Mác đã cấu thành lượng giá trị của hàng hóa
bao gồm 2 phần:

- Phần thứ nhất: hao phí lao động quá khứ bao gồm nguyên, nhiên ,
vật liệu + máy móc, thiết bị, nhà xưởng là những sản phẩm đã có
hao phí lao động quá khứ ở đó. Trong quá trình sản xuất thì nó sẽ
chuyển dần giá trị đó sang sản phẩm.
- Phần thứ hai: hao phí lao động mới của người sản xuất tạo ra.

b.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lượng thời gian lao động xã hội cần thiết
thì tất yếu nó sẽ ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. Và C.Mác đã chỉ ra 3
yếu tố sau:

 Một là, năng suất lao động.

Ví dụ: Một xí nghiệp sản xuất mũ.

Nhóm 1: 3h/1 đơn vị mũ - 250 đơn vị.

Nhóm 2: 5h/1 đơn vị mũ – 600 đơn vị.

Nhóm 3: 6h/1 đơn vị mũ – 200 đơn vị.

Từ đây, ta có thể kết luận được rằng nhóm 1 và nhóm 2 năng suất lao động cao
hơn nhóm 3.

 Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính
bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số
lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Khi năng suất lao động tăng, sẽ làm giảm thời gian hao phí lao động cần thiết
trong một đơn vị hàng hóa. Cho nên, tăng năng suất lao động, sẽ làm giảm lượng

8
giá trị trong một đơn vị hàng hóa. Năng suất lao động có mối quan hệ tỉ lệ nghịch
với lượng giá trị trong một đơn vị hành hóa.

Ví dụ: Đầu những năm 2000 giá của 1 chiếc xe máy có thể lên đến 40 triệu đồng
một chiếc. Nhưng bây giờ với tầm khoảng 20-30 triệu đồng thì ta có thể mua một
chiếc xe tương tự, thậm chí chiếc xe máy đó còn có phần hiện đại hơn như kim
xăng điện từ, khóa chống trộm… ở đây, ta có thể thấy khi khoa học- công nghệ
phát triển năng suất lao động tăng lên thì việc sản xuất xe máy sẽ nhanh hơn, thời
gian hao phí lao động xã hội trong chiếc xe sẽ ít đi đồng nghĩa với việc là lượng
giá trị của chiếc xe cũng giảm kéo theo giá cả xe máy cũng sẽ giảm xuống.

Năng suất lao động phụ thuộc vào: Trình độ người lao động, khoa học-kĩ thuật-
công nghệ, quản lý, điều kiện tự nhiên,…

Khi xem xét một mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn
vị hàng hóa, C.Mác còn chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động
với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.

Cường độ lao động là mức độ khẩn trương tích cực của hoạt động lao động trong
sản xuất. tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt
động lao động. Việc tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên.
Tổng lượng giá trị của tất cả hàng hóa gộp lại tăng lên. Song, lượng thời gian hao
phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa không thay đổi. Tuy nhiên, cường độ lao
động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý,… nếu giải quyết
được vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập
trung hơn thì sẽ tạo ra nhiều hàng hóa hơn.

Ví dụ: Một nhà máy dệt, trong 8h sản xuất được 16 chiếc áo có tổng giá trị là 80$.
Hỏi giá trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu,
nếu:

a, Năng suất lao động tăng lên 2 lần.

9
b, Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần,

a.Nếu Năng suất lao động tăng lên 2 lần => sản phẩm tăng 2 lần: 16×2=32 sp

Tổng thời gian không đổi. Lượng giá trị vẫn là 80$

Giá trị 1 sản phẩm: 80$÷32=2,5$ ( Lượng giá trị 1 đơn vị giảm)

b.Khi Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần => sản phẩm tăng 1,5 lần: 16×1,5= 24
sp

Hao phí lao động tăng lên 1,5 lần. Lượng giá trị vẫn tăng 1,5 lần là : 80$ × 1,5 =
120$

Gía trị 1 sp = 120$ ÷ 24 = 5$ ( lượng giá trị của 1 đơn vị không đổi)

 Hai là, tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động.

Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác
được.

Ví dụ: lao đọng tạp vụ bán hàng nhỏ, phát tờ rơi,..

Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định.

Ví dụ: luật sư, bác sĩ, kĩ sư điện,…

Trong cùng một thời gian thì lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao
động giản đơn và C.Mác viết rằng lao động phức tạp là lao động giản đơn
được nhân bội lên. Trong quá trình trao đổi hàng hóa người ta lấy lao động
giản đơn làm đơn vị. Mọi lao động phức tạp đều được quy thành lao động giản
đơn.

2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

10
Theo lí thuyết của C.Mác hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và
giá trị. Hai thuộc tính này tồn tại trong bất kì loại hàng hóa nào, thiếu một tronh
ahi thuộc tính sản phẩm không được coi là hàng hóa. Cũng theo lý thuyết của
C.Mác, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính đó không phải do hai lao động tạo ra, mà
vì lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt. Đó là lao động cụ thể
và lao động trừu tượng.

 Lao đông cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những
nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao đọng cụ thể có mục đích lao
động riêng, đối tượng lao động riêng, công cụ lao động riêng và kết quả
riêng.
Ví dụ: lao động làm nghề nông nghiệp, thủ công,…
Đặc trưng:
+ thứ nhất, mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất
định.
Ví dụ: Lao động cụ thể của người thợ may, cần nguyên vật liệu là vải vóc,
kim chỉ, máy khâu, máy may. Mục đích là tạo ra những sản phẩm may mặc,
quần áo,…
Lao động của người thợ nề, cần có nguyên liệu là gạch, đá, xi măng,
sắt, thép,… để tạo ra các công trình xây dựng.
Qua đây ta có thể thấy, lao động của người thợ may thì không thể tạo ra
các công trình và ngược lại lao động của người thợ nề thì không thể ra sản
phẩm may mặc được.=> lao động cụ thể tạo ra các giá trị cụ thể khác nhau.
+ thứ hai, lao động cụ thể phản ánh trình độ phân công lao
động xã hội.
Trong xã hội thì không ai có thể làm hết mọi việc, người ta chỉ có thể đảm
nhiệm công việc, một cái lao động cụ thể nhất định. Bởi vậy, cần phải có
sự phân công lao động xã hội. Lao động cụ thể muôn hình, muôn vẻ sẽ tạo

11
ra những giá trị sử dụng rất đa dạng. Và đó là các phản ánh chính chế độ
phân công lao động xã hội.
Càng xuất hiện nhiều lao động cụ thể thì phân công lao động xã hội càng
rõ rệt. Sản xuất hàng hóa càng phát triển, xã hội ngày càng tiến bộ.
+ thứ bai, lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn.
Lao động cụ thể tồn tại không phụ thuộc vào bất kì hình thái kinh tế xã hội
nào.
Ví dụ: lao động cụ thể của người làm bánh mì. Nó vẫn là công việc tạo ra
bánh mì và chắc chắn rằng nó không thể tạo ra quần áo hay đồ cơ khí vì nó
ở một hình thái xã hội kinh tế khác.=> Lao đọng cụ thể tạo ra giá trị sử
dụng, điều này lí giải giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.
+ thứ tư, lao động cụ thể ngày càng phong phú đa dạng, có
tính chuyên môn hóa cao. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu sinh hoạt của
con người càng cao, với sự giúp đỡ của khoa học- công nghệ những nhu
cầu đó ngày càng được đáp ứng một cách hoàn hảo.
Ví dụ: hoạt động xây nhà, trước kia ở thập kỷ 80, anh A muốn xây nhà, thì
anh phải tự thiết kết ngôi nhà của mình, tự thi công xây dựng và chỉ có 1
vài người bạn hỗ trợ cho việc xây dựng. Nhưng ngày nay do nhu cầu của
xã hội ngày càng cao về điều kiện nơi ăn chốn ở thay vì ăn no mặc ấm thì
giờ đã chuyển sang ăn ngon mặc đẹp. Nên khi xây một ngôi nhà thì có rất
nhiều công đoạn và được phân công lao động rõ rệt. Đầu tiên là lao động
của kiến trúc sư thiết kế công trình, việc thi công công trình lại do lao động
cụ thể của người xây dựng,… ngày càng xuất hiện nhiều loại hình lao động
cụ thể khi nhu cầu xã hội và khoa học công nghệ ngày càng phát triển.
 Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không
kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung
của người sản xuất hàng hóa về cơ bắp, thần kính, trí óc.
Đặc trưng của lao động trừu tượng:
+ lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
12
Ví dụ: lao động trừu tượng của người sản xuất xe máy sẽ cao hơn lao động trừu
tượng của người nuôi gà. Do hao phí lao động xã hội để làm ra 1 chiếc xe máy
cao hơn so với việc nuôi 1 con gà. Và khi bán ra thị trường, 1 chiếc xe máy sẽ có
giá cả cao hơn giá cả của 1 con gà.

 Đây là cơ sở so sánh

+ lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong nền kinh tế
hàng hóa. Do lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa, nên khi hai
hàng hóa khác nhau trao đổi với nhau thì cần căn cứ theo nguyên tắc trao
đổi ngang giá.

Ví dụ: 1 con gà được đổi lấy 5kg gạo. Do nó có cùng hao phí lao động như nhau.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, là cơ sở cho sự ngang bằng trong sự trao đổi.
Nếu không có sản xuất hàng hóa, không có trao đổi thì không cần phải quy các
lao động cụ thể về lao động trừu tượng.=> Do vậy, lao động trừu tượng là phạm
trù lịch sử riêng của sản xuất hàng hóa.

13
KẾT LUẬN
Qua đây, ta có thể thấy hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội. Bất kì
một hình thái xã hội nào cũng liên quan đến hàng hóa. Chúng có thể ở dạng hưu
hình hoặc vô hình. Để thỏa mãn họ cần trao đổi hàng hóa với nhau. Hàng hóa ra
đời từ nhu cầu cấp thiết, không thể thiếu của cuộc sống. Cùng với khoa học kĩ
thuật và công nghệ hiện đại hàng hóa đã biến tướng vô cùng đa dạng. Vì vậy, việc
nghiên cứu về hàng hóa là một việc quan trọng và cần thiết. Mục đích chính của
bất kì nền kinh tế nào cuối cùng cũng là sản xuất ra hàng hóa đáp ứng nhu cầu
của con người, chính vì thế hàng hóa có vai trò rất quan trọng, ngày càng được
quan tâm phát triển tiên tiến.

14
Tài liệu tham khảo:

Giáo trình kinh tế chính trị (bản không chuyên).

You might also like