You are on page 1of 42

Chủ đề 1: Sản xuất hàng hóa là gì, kể tên các điều kiện ra đời của sản xuất hàng

hóa? Lựa chọn một điều kiện để phân tích. . Ở Việt Nam hiện nay có các điều
kiện đó không? Cho ví dụ chứng minh.
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất
ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán
*CÁC ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
-Điều kiện cần : Phân công lao động xã hội: Là sự phân chia lao động trong xã hội
thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hoá của
những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau
-Điều kiện đủ: Sự tách biệt về kinh tế của các chủ thể sản xuất: Là những người sản
xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau. Do đó, sản phẩm làm ra
thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế hoặc do họ chi phối, người này muốn tiêu
dùng sản phẩm lao động của người khác cần phải thông qua trao đổi, mua bán hàng
hoá
->Đó 2 điều kiện cần và đủ để có sản xuất và trao đổi hàng hoá. Nếu thiếu một trong
2 điều kiện sẽ không có sản xuất và trao đổi hàng hoá. Vì vậy, sản xuất hàng hoá là 1
phạm trù lịch sử, nó chỉ tồn tại khi có cả 2 điều kiện và mất đi khi 1 trong 2 điều kiện
đó mất đi.
* LỰA CHỌN MỘT ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÂN TÍCH
-Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các
lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hoá của những người sản xuất
thành những ngành, nghề khác nhau
->Phân công lao động được coi là tiền đề khách quan nảy sinh quan hệ trao đổi
( nhưng có xảy ra không thì còn đòi hỏi điều kiện ràng buộc)
- Phân biệt phân công lao động:
+ phân công lao động xã hội: chứa Phân công lao động đặc thù. Kn làchuyên môn hóa
từng ngành nghề trong xã hội để tạo ra sản phẩm được trao đổi trên thị trường.

+ phân công lao động cá biệt: là phân công nội bộ của doanh nghiệp hay còn gọi là
phân công chi tiết của sản phẩm
VD làm 1 cái giường phân công 1 ông chuyên đục đẽo , 1 ông chuyên đóng đinh,….
 Phân công lao động xã hội mới là đk của sản xuất hàng hóa chứ ko phải phân
công lao động cá biệt. Phân công lao động cá biệt ko phải đk nhưng khi kinh tế
hàng hóa ra đời và phát triển thì nó thúc đẩy cho phân công lao động xã hội
ngày càng phát triển hơn. Như vậy phân công lao đông cá biệt vừa là hệ quả của
phân công lao động xã hội vừa là kết quả của quá trình pt kinh tế hàng hóa chứ
ko phải là đk ra đời kinh tế hàng hóa
-Lịch sử của phân công lao động xã hội
- Cũng chính là lịch sử phát triển của kinh tế hàng hóa: gắn liền với 3 cuộc cách
mạng lớn trong lịch sử và cũng là 3 giai đoạn , 3 dấu mốc của sự phát triển nền
kte hàng hóa
+ Cuộc cách mạng thứ 1: Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt gắn liền với cuối
công xã nguyên thủy và đầu chiếm hữu nô lệ ->đó là tiền đề cho sự ra đời kte
hàng hóa
+ cuộc cách mạng thứ 2: là khi tiểu thủ công nghiệp tách ra khỏi sản xuất nông
nghiệp trở thành 1 ngành chính thì cuộc cách mạng phân công lần 2 sẽ gắn liền
với thời kì phát triển kinh tế hàng hóa giản đơn của chế độ phong kiến
+ Cuộc cách mạng thứ 3:thương nghiệp tách ra khỏi ngành sản xuất nói chung
để trở thành ngành kinh doanh độc lập thì lúc đó nó đánh dấu bược ngoặt
chuyển biến xã hội sang chủ nghĩa tư bản . lần đầu tiên đánh dấu quy mô sản
xuất hàng hóa phát triển từ quy mô nhỏ sang quy mô lớn
 Ở Việt Nam hiện nay có các điều kiện đó không? Ví dụ minh chứng
Có. Vì:
Ở việt nam hiện nay còn đủ 2 đk cho sản xuất hàng hóa là phân công lao động
xã hội và sự tách biệt độc lập với nền kinh tế giữa các chủ thể.
+Sự phân công lao động ở nước ta do lịch sử để lại với nhiều ngành nghề. Với
sự phát triển KHKT hiện đại đã làm cho sự phân công lao động ở nước ta trở
nên phong phú hơn, nó tạo điều kiện cho hàng hoá phát triển
+Tiếp theo, do sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội,
chuyên môn hóa sản xuất, và bởi vậy nên sản xuất hàng hóa khai thác được
những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, của từng cơ sở sản
xuất cũng như từng vùng. từng địa phương. Và ở Việt Nam cũng có nhiều lợi
thế về việc sản xuất nông nghiệp có nhiều vùng chuyên canh lớn,... nên Việt
Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển sản xuất hàng hóa.
VD:
Phân công lao động giữa công nghiệp và nông nghiệp
+ công nghiệp sx hàng liên quan đến máy móc, kĩ thuật
+ Nông nghiẹp liên quan đến lương thực, thực phẩm
2 bên phải trao đổi hàng hóa cho nhau
Chủ Đề 2: Hàng hóa là gì, kể tên hai thuộc tính của hàng hóa? Phân tích thuộc
tính giá trị của hàng hóa ? Lấy ví dụ về một hàng hóa cụ thể và chỉ rõ từng thuộc
tính của hàng hóa đó?
 Khái niện hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định
nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị
trường. Hàng hóa có thể ở dạng vật thể hoặc phi vật thể.
+ hàng hóa ở dạng vật thể hữu hình
+ hàng hóa ở dạng phi vật thể ( dịch vụ )
 Hai thuộc tính của hàng hóa
Có 2 thuộc tính của hàng hóa: giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.
-Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu
nào đó của con người.
- Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
 Phân tích thuộc tính giá trị của hàng hóa
Muốn hiểu được giá trị của hàng hóa trước tiên phải hiểu được giá trị trao đổi.
Theo Các-Mác, giá trị trao đổi thể hiện ra trước hết như một quan hệ về số lượng, là tỷ
lệ theo đó những giá trị sử dụng của loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng
khác
Giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại trao đổi được với nhau, với những
tỷ lệ nhất định vì : Nếu gạt giá trị sử dụng hay tính có ích của các sản phẩm sang một
bên thì giữa chúng có điểm chung duy nhất: đều là sản phẩm của lao động
Chất của giá trị chính là lao động, sản phẩm sẽ không có giá trị nếu không có sức
lao động của người sản xuất kết tinh trong đó. Giá trị hàng hóa có hai đặc trưng cơ
bản: Đó là biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau và là
phạm trù lịch sử chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa.
Ví dụ Xe máy: Giá trị sử dụng của xe máy là phương tiện dùng để đi lại. Giá trị của
xe máy là do hao phí lao động sản xuất kết tinh lại trong xe máy.
Chủ đề 3: Tiền tệ là gì? Kể tên các chức năng của tiền? (3đ) Phân tích chức năng
thước đo giá trị? (4đ) Cho ví dụ khi tiền làm chức năng thước đo giá trị của 1
hàng hóa cụ thể, khi nền kinh tế bị lạm phát thì giá cả của hàng hóa đó thay đổi
như thế nào (biết rằng các nhân tố khác không đổi)? (3đ)
 Khái niệm tiền tệ
(-)Tiền về bản chất là một loại hàng hoá đặc biệt . là kết quả của quá trình phát triển
của sản xuất và trao đổi hàng hoá, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới
hàng hoá , Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hoá. Tiền phản ánh lao động xã
hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá.
(-) Tiền có 5 chức năng cơ bản
(+) Thước đo giá trị
(+) Phương tiện lưu thông
(+) Phương tiện cất trữ
(+) Phương tiện thanh toán
(+) Tiền tệ thế giới
 Phân tích chức năng thước đo giá trị
Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác. Muốn đo lường
giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền phải có giá trị. Để thực hiện chức năng đo lường
giá trị, không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh trị, không nhất thiết phải
là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với một lượng vàng nhất định một cách tưởng tượng. Sở
dĩ có thể thực hiện được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong
thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ này là thời gian lao động xã hội cần
thiết đã hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó.
Giá cả hàng hoá như vậy, hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Giá trị
là cơ sở của giá cra. Trong các điều kiện khác không thay đổi, nếu giá trị của hàng hoá
càng lớn thì giá cả của hàng hoá càng cao và ngược lại. Giá cả của hàng hoá có thể lên
xuống do tác động bởi nhiều yếu tố như:
+ Giá trị của hàng hoá
+ Giá trị của tiền;
+ Ảnh hưởng của quan hệ cung cầu
 Cho ví dụ
· Lúc trước giá khẩu trang là 50k/1 hộp 50 chiếc nhưng sau dịch covid 19 giá
khẩu trang lên đến 200k-500k/ 1 hộp 50 chiếc. ( Hao phí lao động để làm nên 50 chiếc
khẩu trang có giá trị bằng hao phí lao động để đổi lấy được 50k )
· Giá thịt lợn trước dịch covid 19 xảy ra thì có giá 60.000-70.000đ/cân nhưng khi
xảy ra dịch covid thì giá thịt lợn lên đến 160.000-180.000đ/cân
Khi nền kinh tế bị lạm phát thì giá cả của hàng hóa đó tăng lên , một đơn vị tiền tệ
sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự
suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát
là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác

Chủ đề 4: Lượng giá trị hàng hóa đo bằng gì? Có mấy nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị của hàng hóa? Phân tích nhân tố năng suất lao động? Nếu giá trị
của 1m vải là 300.000đ, nếu năng suất lao động sản xuất vải tăng lên 2 lần giá trị
của 1 m vải là bao nhiêu?
- Lượng giá trị của hàng hóa
Xét về mặt chất= hao phí lao động
- Xét về mặt lượng= lượng hao phí lao đông
- là một đại lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa
đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động, cụ thể là thời
gian lao động xã hội cần thiết.
Đo lượng hao phí lao động bằng thời gian
*Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần và đủ để sản xuất ra hàng hóa
trong đk bình thường nhưng mặt khác thời gian lao động xã hội cần thiết thường
phù hợp với thời gian lao động cá biệt của người sản xuất chiếm đa số sản phẩm
trong tổng sản phẩm thị trường quyết định
* có 2 nhân tố tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa :
A, Một là, Năng suất lao động
-Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
b, Hai là , tính chất phức tạp của lao động
chia thành lao động đơn giản và lao động phức tạp
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ
thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình
đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định.
*Phân tích nhân tố năng suất lao động
+Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
+Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng
khối lượng hàng hoá sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để
sản xuất ra một đơn vị hàng hoá giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao đọng tăng
lên thì giá trị của một đơn vị hàng hoá sẽ giảm xuống và ngược lại.
Giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động. Năng suất lao động lại
phụ thuộc vào nhiều yếu tố :
+ Trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình của người công nhân.
+ Mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa học vào quy trình công
nghệ.
+ Sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất
+ Quy mô và hiệu xuất của tư liệu sản xuất
+ Các điều kiện tự nhiên.
Nếu giá trị của 1m vải là 300.000đ, nếu năng suất lao động sản xuất vải tăng lên 2
lần giá trị của 1 m vải là bao nhiêu?
• Khi năng suất lao động tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất
ra 1 đơn vị hàng hóa giảm xuống . Do đó khi năng suất lao động tăng lên 2 lần thì
giá trị của 1 đơn vị hàng hóa giảm xuống 2 lần . vậy giá trị của 1m vài là : 300000 :
2 = 150000Đ
Chủ đề 5: Nêu định nghĩa cơ chế thị trường, nền kinh tế thị trường? kể tên các ưu
thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường? Làm thế nào để hạn chế khuyết tật
của nền kinh tế thị trường? Lấy ví dụ về khuyết tật của nền kinh tế thị trường
Việt Nam và biện pháp?
1. Khái niệm
a. Cơ chế thị trường là quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các
quy luật kinh tế. Đây là kiểu vận hành kinh tế mang tính khách quan do bản
thân nền sản xuất hàng hóa hình thành.
b. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường, là
nền kinh tế hàng hóa phát triền cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều
được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị
trường

2. Ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường


a. Ưu thế
- Tạo ra động lực cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế: Thông qua vai trò của
thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hữu hiệu kích thích
sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện cho hoạt động
tự do của họ, qua đó thúc đẩy tăng năng suất lao động , tăng hiệu quả sản xuất,
làm cho nền kinh tế hoạt động, năng động hiệu quả.
- Phát huy tiềm năng của mọi chủ thể: Thông qua vai trò gắn kết của thị trường
mà nền kinh tế thị trường trở thành phương thức hiệu quả hơn hẳn so với nền
kinh tế tự cấp, tự túc hay nền kinh tế kế hoạch hóa, bởi nền kinh tế thị trường
phát huy tiềm năng lợi thế của từng thành viên, từng vùng từng miền trong quốc
gia trong quan hệ kinh tế với các quốc gia còn lại.
- Tạo phương thức thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người: Với sự tác động của
các quy luật thị trường nền kinh tế thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối
lượng cơ cấu nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng của các
loại hàng hóa dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời, người tiêu dùng được
thỏa mãn nhu cầu cũng như đáp ứng đầy đủ mọi loại chủng hàng hóa dịch vụ.
Thông qua đó, nền kinh tế thị trường trở thành phương thức thúc đẩy sự văn
minh, tiến bộ của xã hội
b. Khuyết tật
- Tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng: Khủng hoảng có thể diễn ra cục bộ hoặc
trên phạm vi tổng thể. Khủng hoảng có thể xảy ra đối với mọi loại hình thị
trường, với mọi nền kinh tế. Sự khó khăn đối với các nền kinh tế thị trường
được thể hiện ở chỗ các quốc gia rất khó dự báo chính xác thời điểm xảy ra
khủng hoảng. Nền kinh tế thị trường không tự khắc phục những rủi ro tiềm ẩn
này.
- Không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, suy
thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội: Để tạo ra động cơ lợi nhuận, các
chủ thể sản xuất kinh doanh có thể vi phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo
mục tiêu làm giàu, thậm chí phi pháp, góp phần gây ra sự xói mòn đạo đức kinh
doanh, thậm chí cả đạo đức xã hội. Vì mục tiêu lợi nhuận các chủ thể hoạt động
sản xuất kinh doanh có thể không tham gia vào các lĩnh vực thiết yếu cho nền
kinh tế nhưng có lợi nhuận kỳ vọng thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn, thời
gian thu hồi vốn dài. Tự bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục
được các khuyết tật này.
- Không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội: Bản thân
nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được khía cạnh văn hóa có xu
hướng sâu sắc. Các quy luật thị trường luôn phân bổ lợi ích theo mức độ và loại
hình hoạt động tham gia thị trường, cộng với tác động của cạnh tranh mà dẫn
đến sự phân hóa như sự tất yếu. Đây là khuyết tật của nền kinh tế thị trường cần
phải có sự bổ sung và điều tiết bởi vai trò của nhà nước.

3. Hạn chế khuyết tật của nền kinh tế thị trường


Do những khuyết tật của nền kinh tế thị trường nên trong thực tế không tồn tại
một nền kinh tế thị trường thuần túy, mà thường có sự can thiệp của nhà nước
để sửa chữa những thất bại của cơ chế thị trường
a. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể
kinh tế: Các hoạt động kinh tế đều diễn ra trong một môi trường nhất định.
Môi trường càng thuận lợi thì hoạt động kinh tế càng hiệu quả và mở rộng.
Môi trường vĩ mô không tự hình thành mà phải được nhà nước tạo lập. Tạo
lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đòi hỏi phải xây dựng
được môi trường pháp luật thông thoáng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các
chủ thể kinh tế trong và ngoài nước
b. Điều hòa lợi ích giữa các mối quan hệ: Do mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa
các chủ thể và tác động của các quy luật thị trường, sự phân hóa về thu nhập
giữa các tầng lớp dân cư làm cho lợi ích kinh tế của một bộ phận dân cư
được thực hiện rất khó khắn. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách trước hết
là các chính sách phân phối thu nhập nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế
c. Kiểm soát ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự
phát triển xã hội: Phân phối thu nhập công bằng góp phần quan trọng đảm
bảo hài hòa các lợi ích kinh tế. Ở mỗi giai đoạn phát triển, người dân phải
đạt được mức sống tối thiểu. Để làm được điều này, nhà nước cần thực hiện
có hiệu quả các chính sách xóa đói, giảm nghèo, tạo cơ hội tiếp cận các
nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản. Bên cạnh đó, các
hoạt động bất hợp pháp như buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái.. tồn tại khá
phổ biến.

4. Ví dụ về khuyết tật của nền kinh tế thị trường Việt Nam và biện pháp
- VD: Sự chênh lệch về phát triển giữa các khu vực trong đất nước. Những khu
đô thị và các trung tâm kinh tế phát triển đã đạt được sự tiến bộ vượt trội so với
khu vực nông thôn, các vùng sâu, vùng xa. Điều này tạo ra khoảng cách phát
triển không cân đối, gây ra nhiều khó khăn cho việc tạo ra sự phát triển kinh tế
bền vững và công bằng
- Biện pháp: Tập trung vào việc phát triển khu vực nông thôn và các vùng sâu
vùng xa bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực như giáo dục y tế cơ sở hạ tầng và
phát triển kinh tế địa phương. Ngoài ra cần có chính sách hộ trợ và khuyến
khích các hoạt động kinh tế ở các khu vực này, như đầu tư vào nông nghiệp và
công nghiệp chế biến sản xuất nông sản, tăng thu nhập cho người dân và tạo ra
sự cân bằng phát triển kinh tế trên toàn quốc.

Chủ đề 6: Liệt kê các quy luật của kinh tế thị trường? Trong các quy luật đó, quy
luật kinh tế nào là cơ bản nhất? Phân tích nội dung quy luật giá trị? Kể tên các
tác động của quy luật giá trị. Nếu 1 ngành giá cả > giá tri, ngành khác có giá cả <
giá trị thì quy luật giá trị sẽ điều tiết như thế nào?
1. Nội dung của một số các quy luật của kinh tế thị trường
a. Quy luật giá trị: Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động
của quy luật giá trị.
- Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị:
+ Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở
hao phí lao động xã hội cần thiết.
+ Trong sản xuất: Hao phí lao động các biệt phải phù hợp với hao phí lao động xã
hội cần thiết. Để có thể bán được hàng hóa, hao phí lao đô [ng để sản xuất ra hàng
hóa của các chủ thể kinh doanh phải phù hợp với mức hao phí lao đô [ng xã hội có
thể chấp nhận được
+ Trong trao đổi hàng hóa: Phải dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá.
- Quy luât giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả
xung quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung – cầu. Giá cả thị trường lên
xuống xoay quanh giá trị hàng hòa và trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị.
- Quy luật giá trị tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muồn chủ quan của con
người. Người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị
trường.
=> Quy luật giá trị là căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa

b. Quy luật cung – cầu:


Khái niệm: Là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu (bên
mua) hàng hóa trên thị trường. Quy luật này đòi hỏi cung – cầu phải có sự thống
nhất.
Tác động:
+ Cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và
ảnh hưởng trục tiếp đến giá cả.
+ Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị và ngược lại; nếu cung bằng cầu
thì giá cả bằng với giá trị.
→ Tác dụng của quy luật cung – cầu: điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; làm
thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa. Nhà nước có
thể vận dụng quy luật cung – cầu thông qua các chính sách và biện pháp kinh tế
như giá cả, lợi nhuận.

c. Quy luật lưu thông tiền tệ:


Khái niệm: Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền tệ phải căn cứ
trên yêu cầu của lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
Khi tiền giấy ra đời, nếu được phát hành quá nhiều sẽ làm cho đồng tiền bị mất giá
trị, giá cả hàng hóa tăng dến đến lạm phát. Vì vậy nhà nước không thể in và phát
hành tiền giấy một cách tùy tiện mà phải tuân theo nguyên lý của quy luật lưu
thông tiền tệ.

d. Quy luật cạnh tranh:


Khái niệm: là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua
kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được
những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó thu được lợi ích tối đa.

2. Tác động của quy luật giá trị


+ Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trong sản xuất, thông qua biến động giá cả, người sản xuất sẽ biết được hình
hình cung – cầu và quyết định phương án sản xuất. Nếu giá cả hàng hóa lớn hơn
hoặc bằng giá trị thì việc sản xuất nên được tiếp tục, mở rộng. Tư liệu sản xuất,
sức lao động sẽ được tự phát dịch chuyển vào ngành có giá trị cao.
Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết bằng hàng hóa từ nơi có giá cả thấp
đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu.
Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hoá ở nơi có giá cả thấp được
thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung - cầu hàng hoá
giữa các vùng được cân bằng, phân phối lại thu nhập giữa các vùng, miền, điều
chỉnh sức mua của thị trường.
+ Thứ hai, kích thích cải tiến ký thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng năng suất
lao động.
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất có
giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được
nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại. Để đứng vững trong cạnh tranh phải luôn tìm
cách làm cho giá trị cá biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội
dẫn đến phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp
quản lý, thực hiện tiết kiệm... khiến lực lượng sản xuất ngày càng phát triển,
năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất giảm xuống. Trong lưu
thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không ngừng tăng chất
lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng... làm cho quá trình lưu
thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện
với chi phí thấp nhất.
+ Thứ ba, phân hoá những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo
một
cách tự nhiên.
Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình
độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của
xã hội sẽ trở nên giàu có và ngược lại. Trong nền kinh tế thị trường thuần túy,
chạy theo lợi ích cá nhân, đầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế... là những yếu
tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất cùng những tiêu cực về
kinh tế - xã hội khác.
3. Điều tiết
- Khi 1 ngành giá cả > giá trị thì cung < cầu, ngành đó sẽ có lợi nhuận cao cùng
với thu hút lao động xã hội, sản xuất lao động sẽ được mở rộng
- Khi các ngành khác giá cả < giá trị thì cung > cầu, lợi nhuận của các ngành sẽ
giảm và dãn lao động xã hội và quy mô sản xuất bị thu hẹp

Chủ đề số 7: Liệt kê các chủ thể chính tham gia thị trường? Phân tích chủ thể
người sản xuất và người tiêu dùng? Trên thị trường có bắt buộc phải có chủ thể
trung gian không? Lấy ví dụ về một thị trường cụ thể, và chỉ rõ hành vi của các
chủ thể chính trên thị trường đó.
Các chủ thể chính tham gia thị trường:
Người sản xuất
Người sản xuất hàng hóa là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị
trường nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Người sản xuất bao gồm các nhà
sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ...
Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội, mà còn tạo ra và
phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa trong điều
kiện nguồn lực có hạn.
Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với
con người, trách nhiệm cung cấp những hàng hóa dịch vụ không làm tổn hại tới sức
khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường đề thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của người tiêu dùng là yếu tố quyết định sự phát triển bền
vững của người sản xuất. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là
động lực quan trọng của sự phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất.
Các chủ thể trung gian trong thị trường
Chủ thể trung gian là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ
thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường..
Hoạt động của các trung gian trong thị trường làm tăng cơ hội thực hiện giá trị của
hàng hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, các chủ thể trung gian thị
trường không phải chỉ có các trung gian thương nhân mà còn rất nhiều các chủ thể
trung gian phong phú trên tất cả các quan hệ kinh tế như: trung gian môi giới chứng
khoán, trung gian môi giới nhà đất, trung gian môi giới khoa học công nghệ... Bên
cạnh đó cũng có nhiều loại hình trung gian không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức
(lừa đảo, môi giới bất hợp pháp...). Những trung gian này cần được loại trừ.
Nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về kinh té đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những
khuyết tật của thị trường
Phân tích chủ thể người sản xuất và người tiêu dùng
Người sản xuất
Khái niệm: là những người sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội
Bao gồm: các nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ,...
Vai trò:
+Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh
và thu lợi nhuận. Nhiệm vụ của họ không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã
hội, mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu đạt lợi
nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, người sản xuất luôn phải quan
tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất với các yếu
tố nào để có lợi nhất.
+Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, người sản xuất cần phải có trách nhiệm đối với
con người; trách nhiệm cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại tới sức
khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.
Người tiêu dùng
Khái niệm: Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích
tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.
Bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, tổ chức xã hội, nhà nước, người nước ngoài- Ví dụ:
Người sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người trong gia đình mua sắm… cũng là người
tiêu dùng;
Người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sản xuất hoặc bán lại không được
coi là người tiêu dùng.
Ví dụ: người mua đường, gạo, bột các loại… về chế biến bánh kẹo hoặc bán lại thì
không phải là người tiêu dùng.
Vai trò:
+ Tiêu dùng chính là nhu cầu, là đơn đặt hàng của sản xuất
+ Quyết định mua sắm, tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến giá cả hàng hóa
+ Định hướng sản xuất, quyết định đến sự thành bại của sản xuất, sự phát triển đa dạng
về nhu cầu tiêu dùng là động lực của sản xuất phát triển (vì sản xuất phải hướng đến
và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.)
- Quyền lợi của người tiêu dùng:
+ Quyền được thỏa mãn nhu cầu cơ bản: quyền được mua những hàng hóa dịch vụ
thiết yếu đáp ứng cho cuộc sống như ăn ở, chăm sóc sức khỏe, đi lại….
+ Quyền được an toàn: người tiêu dùng được bảo vệ, chống lại hàng hóa,dịch vụ, quá
trình sản xuất có hại đến sức khỏe, đời sống và quyền lợi chính đáng của họ.
Lấy ví dụ về một thị trường cụ thể, và chỉ rõ hành vi của các chủ thể chính trên thị
trường đó.
Nhập khẩu trái táo từ Mỹ về Việt Nam.
Người tiêu dùng có nhu cầu mua táo Mỹ
Người sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm đó
Bên trung gian thu mua sản phẩm từ nhà sản xuất và bán cho người tiêu dùng
Nhà nước chịu trách nhiệm trong việc nhập khẩu các sản phẩm đó

Chủ đề số 8: Nêu định nghĩa Sức lao động? Phân tích thuộc tính giá trị và giá trị
dụng của hàng hóa sức lao động? Nếu một người lao động được trả lương 20
triệu/tháng, nếu mỗi tháng người lao động này mang lại cho doanh nghiệp nhỏ
hơn 20 triệu thì chủ doanh nghiệp có tiếp tục thuê người lao động này với mức
lương 20 triệu nữa không? Vì sao?
Định nghĩa Sức lao động
Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần
tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Phân tích thuộc tính giá trị và giá trị dụng của hàng hóa sức lao động
a. Giá trị hàng hoá sức lao động
- Giống như các hàng hóa khác, giá trị hàng hoá sức lao động do thời gian lao động xã
hội cần thiết để xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định.
Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc. Tức là 1 mét vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc.
- Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực sống của con người. Muốn tái sản xuất ra năng
lực đó, người công nhân phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định để mặc,
ở,học nghề. v.v.. Ngoài ra người lao động còn phải thoả mãn những nhu cầu của bản
thân.Chỉ có như vậy, thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất ra một cách
liên tục.Như vậy thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ
được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt nuôi sống bản thân người công nhân và gia đình; hay nói cách khác, giá trị hàng
hoá sức lao động được đo gián tiếp rằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để
tái sản xuất ra sức lao động.
- Là hàng hoá đặc biệt, giá trị hàng hoá sức lao động khác với hàng hoá thông thường
ở chỗ nó còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử.
+ Yếu tố tinh thần: ngoài những nhu cầu về vật chất, người công nhân còn có những
nhu cầu về tinh thần, văn hoá…
+ Yếu tố lịch sử: nhu cầu của con người phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi
nước ở từng thời kì, đồng thời nó còn phụ thuộc vào cả điều kiện địa lý, khí hậu của
nước đó
Mặc dù bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử nhưng đối với mỗi một nước nhất định
trong một thời kỳ nhất định, thì quy mô những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao
động là một đại lượng nhất định, do đó có thể xác định được lượng giá trị hàng hoá
sức lao động do những bộ phận sau đây hợp thành:
∙ Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất
sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân;
∙ Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân;
∙ Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho cuộc sống gia
đình người công nhân.
b. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động
- Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức
lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân.
Ví dụ: Than đá ngày xưa chỉ được dùng làm chất đốt (đun, sưởi ấm), khi khoa học –
kỹ thuật phát triển hơn nó còn được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công
nghệ hoá chất.
- Quá trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hoá sức động khác với quá trình tiêu dùng
hàng hoá thông thường ở chỗ:
* Đối với các hàng hóa thông thường, sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị
lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian.
* Đối với hàng hoá sức lao động, quá trình tiêu dùng chính là quá trình sản xuất ra một
loại hàng hoá nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá của bản
thân hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản sẽ
chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có chất đặc biệt, nó là
nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân
nó. Đây chính là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư
bản.Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành
điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
* Nếu một người lao động được trả lương 20 triệu/tháng, nếu mỗi tháng người lao
động này mang lại cho doanh nghiệp nhỏ hơn 20 triệu thì chủ doanh nghiệp có tiếp tục
thuê người lao động này với mức lương 20 triệu nữa không? Vì sao?
Không. Vì:
Trong trường hợp mỗi người lao động mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận ít hơn 20
triệu đồng/tháng, chủ doanh nghiệp sẽ cân nhắc và quyết định tiếp tục thuê người lao
động này với mức lương 20 triệu hay không.
Điều quan trọng là xác định sức lao động của người lao động đó mang lại cho doanh
nghiệp. Nếu sức lao động của người lao động này tạo ra giá trị sản phẩm, dịch vụ hoặc
lợi ích khác cho doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng 20 triệu đồng/tháng, thì chủ doanh
nghiệp sẽ tiếp tục thuê người lao động này với mức lương 20 triệu đồng/tháng. Trong
trường hợp người lao động không mang lại giá trị sản phẩm, dịch vụ hoặc lợi ích khác
cho doanh nghiệp lớn hơn 20 triệu đồng/tháng, chủ doanh nghiệp có thể xem xét giảm
lương hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đó.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng sức lao động không chỉ được định lượng bởi lợi nhuận
đem lại cho doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chất lượng
công việc, sự đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và kỹ năng
của người lao động, v.v. Nếu người lao động có những yếu tố này tốt thì họ sẽ giúp
nâng cao năng suất và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai, và vì vậy, chủ
doanh nghiệp có thể quyết định tiếp tục trả mức lương 20 triệu đồng/tháng cho người
lao động này.
Chủ đề 9:
1. Tư bản bất biến là là một khái niệm của kinh tế chính trị Mac-Lenin dùng để chỉ
một bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất và giá trị được bảo toàn và
chuyển vào sản phẩm (tư bản bất biến được C.Mac kí hiệu là c). Hay nói cách
khác, tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất và
không thay đổi lượng giá trị trong quá trình sản xuất
2. Tư bản khả biến là khái niệm trong kinh tế chính trị Mac-Lenin dùng để chỉ về một
bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động (trả lương, thuê mướn công nhân), đại
lượng của nó thay đổi trong quá trình sản xuất và tạo ra giá trị thặng dư (được ký
hiệu là v).
3. Về căn cứ để phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến:
3.1. Thứ nhất: Thông qua định nghĩa
3.1.1. Trong quá trình sản xuất, giá trị của tư liệu sản xuất được lao động cụ thể
của người công nhân chuyển vào sản phẩm mới, và lượng giá trị của chúng
không đổi so với trước khi đưa vào sản xuất. Bộ phận tư bản này được gọi
là tư bản bất biến, ký hiệu là c.
3.1.2. Đối với bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì trong quá trình sản
xuất, bằng lao động trừu tượng của mình, người công nhân tạo ra một giá
trị mới không chỉ bù đắp đủ giá trị sức lao động của công nhân mà còn tạo
ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Như vậy, bộ phận tư bản này đã có sự
biến đổi về lượng và được gọi là tư bản khả biến. Bộ phận tư bản biến
thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng
công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, được C. Mác gọi
là tư bản khả biến, và ký hiệu là v.
3.2. Thứ hai: Thông qua vai trò của từng bộ phận trong sản xuất quá trình thặng dư:
Trong quá trình sản xuất,
- Tư bản bất biến chỉ đóng vai trò là điều kiện không thể thiếu
- Tư bản khả biến là nguồn gốc tạo giá trị thặng dư
 Tư bản khả biến đóng vai trò quyết định
- Ý nghĩa Việc phân chia cặp phạm trù tư bản bất biến và tư bản khả biến sẽ vạch
rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm
thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Chủ đề 10:
Định nghĩa: Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư
và tư bản khả biến tương ứng để sản xuất ra giá trị thặng dư đó
Ta có công thức sau, nếu coi m’ là tỷ suất giá trị thặng dư:
m’= m/v *100%
Với:
1. m’ là tỷ suất giá trị thặng dư
2. m là giá trị thặng dư
3. v là tư bản khả biến

Ý nghĩa:
- Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị nới do sức lao động tạo ra thì
công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu.
- Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao động, phần thời gian lao
động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần
trăm so với thời gian lao động tất yếu làm cho mình.
- Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công
nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột. Để phản ánh quy mô bóc lột, C.
Mác sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư.

Bài toán: Theo đề bài, xác định được các giá trị như sau:
- Tư bản khả biến v = 20tr
- Giá trị thặng dư m = 10tr

Thay số vào, ta sẽ có: m’= 10tr/20tr *100% = 50%


Chủ đề 11: Nêu khái niệm phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và
tương đối: Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu,
trong khi năng suất lao động , giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu
không thay đổi.
Sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư thu
được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu; do kéo dài thời gian lao động thặng dư
trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Phân tích phương pháp phương pháp sản xuất hạng dư siêu ngạch
 Khái niệm :
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng khoa học
công nghệ mới sớm hơn các doanh nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của sản phẩm
hàng hóa công ty này thấp hơn giá trị thị trường.
 Phân tích:
Trong thực tế , việc cải tiến kỹ thuật , tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở một
hoặc một vài xí nghiệp riêng biệt làm cho hàng hóa do các xí nghiệp ấy sản xuất ra có
giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội , do đó, sẽ thu được một số giá trị thặng dư trội
hơn so với các xí nghiệp khác. ( giá trị cá biệt < giá trị xã hội => Lãi)

Trong từng doanh nghiệp giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời ( khi số
đông các doanh nghiệp đều đổi mới kỹ thật và công nghệ một cách phổ biến thì giá trị
thăng dư siêu ngạch của doanh nghiệp không còn nữa) nhưng trong phạm vi xã hội nó
thường xuyên xuất hiện

Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực thúc đẩy các nhà tư bản ra sức cải tiến kỹ
thuật , tặng năng suất lao động. Hoạt động riêng lẻ đó của từng nhà tư bản đã dẫn đến
kết quả làm tăng năng suất lao động xã hội, hình thành giá trị thặng dư tương đối , thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp. Vì
vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư.

 Ví dụ:
Để làm 1 cái áo sơ mi thì thường các doanh nghiệp sẽ có nhiều khâu do nhiều người
đảm nhận như cổ áo do 1 người làm, tay áo do 1 người làm và vạt áo do 1 người làm,
rồi ráp lại các bộ phận khác thì của 1 người khác. Vậy thì nhà tư bản sẽ đưa công nghệ
mới vào đó, giờ đây công nghệ mới sẽ chỉ cần 2 người để hoàn thiện chiếc áo mà
không cần đến 5 người như trước đây. Như vậy là họ đã tạo ra giá trị thặng dư siêu
ngạch cho doanh nghiệp của mình.

Nếu một doanh nghiệp giao cho người lao động rất nhiều công việc khiến họ phải đem
công việc về nhà làm , nhưng tiền lương không thay đổi thì đây là phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư gì? Vì sao?

Đây là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Bởi: Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư thu
được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu( người lao động
phải đem công việc về nhà làm ), trong khi năng suất lao động , giá trị sức lao
động( tiền lương) và thời gian lao động tất yếu không thay đổi
Chủ đề 12: Bản chất của tích lũy tư bản là gì? Nêu quy luật chung của tích lũy. Vì
sao tích lũy lại dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
Bản chất của tư bản
Là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị
thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua
mua thêm hàng hóa sức lao động , mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên-vật liệu ,
trang bị thêm máy móc, thiết bị ...Nghĩa là, nhà tư bản không sử dụng hết giá trị thặng
dư thu được cho tiêu dùng cá nhân mà biến nó thành tư bản phụ thêm. Do đó, khi thị
trường thuận lợi, nhà tư bản bán được hàng hóa , giá trị thặng dư sẽ ngày càng nhiều,
nhà tư bản sẽ trở nên giàu có hơn ( Giáo trình T105)
Quy luật chung của tích lũy:
Thứ nhất, tích lũy tư bản làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Thứ hai, tích lũy tư bản làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
Thứ ba, quá trình tích lũy tư bản không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của
nhà tư bản với thu nhập của người lao động làm thuê cả tuyệt đối lẫn tương đối
Vì sao tích lũy lại dẫn đến tình trạng thất nghiệp?
Khi các nhà tư sản tích lũy vốn và nâng cao năng suất lao động, họ sẽ dần thay thế lao
động bằng máy móc và công nghệ hiện đại để tăng năng suất và giảm chi phí sản
xuất. . Dẫn đến sự giảm bớt cơ hội việc làm cho các công nhân. Khi công ty áp dụng
công nghệ mới để thay thế lao động, một số công nhân sẽ mất việc làm do công ty
giảm bớt số lượng lao động và khi họ mất đi công việc, họ cũng mất đi nguồn thu nhập
và khả năng sản xuất giá trị.
VD:
Nếu 1 doanh nghiệp có số vốn ban đầu là 1 tỷ , mỗi năm thu được giá trị thặng dư là
500 triệu, và mỗi năm tích lũy một nửa số tiền đó. Vậy sau 2 năm số vốn của doanh
nghiệp là bao nhiêu?
Năm 1: 1 tỷ ( vốn ) + 250 tr (tích lũy) = 1 tỷ 250tr
Năm 2: 1 tỷ 250 ( vốn ) + 250Tr ( tích lũy ) = 1 tỷ 500tr
Đáp án : 1 tỷ 500tr

Chủ đề 13: Nêu khái niệm, căn cứ và ý nghĩa phân chia tư bản thành tư bản cố
định, tư bản lưu động? Một doanh nghiệp vận tải đầu tư mua xe ô tô để chở
khách, số ô tô đó là tư bản bất biến hay tư bản khả biến, vì sao ?
- Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà
xưởng, V.V. tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó không
chuyển hết mệt lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần theo mức độ hao mòn của
nó trong thời gian sản xuất.
- Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu phụ, sức lao động, v.v.. Giá trị của nó được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư
bản sau mỗi quá trình sản xuất, khi hàng hóa được bán xong.
- Căn cứ để phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động là
phương thức chuyển dịch giá trị khác nhau của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản
xuất.
- Ý nghĩa:

+ Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ
khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên tránh được thiệt hại
hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra. Nhờ đó, mà có điều
kiện đổi mới thiết bị nhanh, nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản.
+ Tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn tư bản cố định. Việc tăng tốc độ chu chuyển
của tư bản lưu động có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, tốc độ chu chuyển của tư bản lưu
động tăng lên sẽ làm tăng lượng tư bản lưu động được sử dụng trong năm, do đó tiết
kiệm được tư bản ứng trước; mặt khác, do tăng tốc độ chu chuyển của tư bản lưu động
khả biến làm cho tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư hàng năm tăng
lên.
Chủ đề 14: Nêu khái niệm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hao mòn hữu
hình và hao mòn vô hình? Cho ví dụ cụ thể? Việc tư bản cố định giảm hao mòn
hữu hình và hao mòn vô hình thì có lợi gì cho doanh nghiệp
- Hao mòn hữu hình là hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể nhận thấy. Hao
mòn hữu hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận
của tư bản cố định dần dần hao mòn đi tới chỗ hỏng và phải được thay thế.
- Hao mòn vô hình là sự hao mòn thuần túy về mặt giá trị. Hao mòn vô hình xảy ra
ngay cả khi máy móc còn tốt nhưng bị mất giá vì xuất hiện các máy móc hiện đại hơn,
rẻ hơn hoặc có giá trị tương đương, nhưng công suất cao hơn. Để tránh hao mòn vô
hình, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng ca
kíp làm việc, v.v. nhằm tận dụng máy móc trong thời gian càng ngắn càng tốt.
- Nguyên nhân mức hao mòn hữu hình: Phụ thuộc vào các nhân tố trong quá trình sử
dụng tài sản cố định như thời gian và cường độ sử dụng việc chấp hành các quy phạm
kỹ thuật trong quá trình sử dụng và bảo dưỡng tài sản cố định. Nguyên nhân của hao
mòn hữu hình trước hết là do các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng tài sản cố
định như thời gian và cường độ sử dụng tài sản cố định; việc chấp hành các qui trình,
qui phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định
- Nguyên nhân của hao mòn vô hình là sự phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học
- kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Do đó, biện pháp chủ yếu để hạn chế hao mòn vô
hình là các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới, ứng dụng kịp thời các thành tựu
tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất của doanh nghiệp.
- Giảm hao mòn hữu hình bằng cách: Thực hiện SCTX, SCL theo đúng yêu cầu kỹ
thuật của TS, SD tài sản phải đúng qui trình qui phạm..
- Giảm hao mòn vô hình: Tăng cường khai thác và sử dụng TSCĐ, càng SD nhanh và
thu hồi vốn nhanh càng có lợi...

Chủ đề số 15: Lợi nhuận là gì, so sánh lợi nhuận và giá trị thặng dư về chất và
lượng? ở phạm vi xã hội và trong dài hạn, vì sao tổng lợi nhuận bằng tổng giá trị
thặng dư? để tiêu thụ hết sản phẩm tồn kho, một doanh nghiệp hạ giá hàng hóa
thấp hơn giá trị của nó, khi đó lợi nhuận doanh nghiệp thu được thế nào với giá
trị thặng dư, vì sao?
- Lợi nhuận (Profit) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp
và các chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế, đó
chính là chỉ số dùng để phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp.
Lợi nhuận sẽ được xem là kết quả tài chính cuối cùng sau khi doanh thu được nhận về
và khấu trừ đi các khoản chi phí đầu tư, chi phí phát sinh như mua bán sản phẩm, dịch
vụ, thuê mặt bằng, lương nhân viên,... Dựa vào chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp đó
cũng chính là cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động cũng như
tiềm năng phát triển trong tương lai để họ có thể tiến hành đầu tư.
– So sánh giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận:
+ Giống nhau, cả lợi nhuận (p) và giá trị thặng dư (m) đều có chung một nguồn gốc là
kết quả lao động không công của công nhân.
+ Khác nhau: phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là
kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân, còn phạm trù lợi nhuận
chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư.
– Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và
lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta hiểu lầm rằng giá trị thặng dư không phải
chỉ do lao dộng làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:
+ Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhòa sự khác nhau
giữa c và v.
+ Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế,
cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hoá cao hơn chi phi sản xuất tư bản chủ nghĩa và
có thế thấp hơn giá trị hàng hoá là đã có lợi nhuận rồi.
Nhìn vào hình thức, lý luận giai cấp tư sản cho rằng, lợi nhuận là do lưu thông sinh ra.
Vì nếu:
Giá cả = giá trị thì p = m
Giá cả > giá trị thì p > m
Giá cả < giá trị thì p < m
Nhưng xét trong toàn xã hội thì tổng giá cả luôn băng tổng giá trị, do đó tổng p luôn
luôn bằng tổng m.
-Một doanh nghiệp hạ giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị của nó, khi đó lợi nhuận doanh
nghiệp thu được nhỏ hơn so với giá trị thặng dư vì khi hạ thấp giá hơn giá trị sản phẩm
sẽ làm lãng phí giá trị thặng dư đáng có ban đầu, điều này sẽ đồng nghĩa với việc bán
rẻ sức lao động của người công nhân cũng như đẩy nhanhquá trình thấu hao của các
dây truyền sản xuất và cơ sở hạ tầng nơi thực hành hoạt động sản xuất. Cũng tức là
các lợi ích không được nhận về với các giá trị xứng đáng mà họ khai thác được.
Chủ đề số 16: Nêu khái niệm, công thức và ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận? nêu tên
các nhân tố ảnh hưởng và chỉ ra mối quan hệ của chúng đến tỷ suất lợi nhuận?
ngành a có vốn đầu tư là 2 tỷ thu được lợi nhuận là 300 triệu, ngành b có vốn đầu
tư là một tỷ thu được lợi nhuận là 200 triệu. tính tỷ suất lợi nhuận của ngành, nếu
mọi yếu tố khác của 2 ngành là như nhau, nên đầu tư vào ngành nào?
-Tỷ suất lợi nhuận (viết tắt là ROS - Return On Sales) là tỷ số giữa mức lợi nhuận thu
được với tổng số vốn cố định và vốn lưu động được sử dụng trong cùng một kỳ. Tỷ
suất lợi nhuận có đơn vị tính là % (phần trăm).
Doanh nghiệp thường quan tâm đến chỉ số ROS bởi nó có thể xác định tình hình sinh
lợi thực tế của công ty và biết được lãi ròng của các cổ đông trong doanh nghiệp đó.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
+Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất này càng cao thì giá trị tỷ suất lợi nhuận càng lớn và
ngược lại
+Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Nếu tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi, cấu tạo hữu
cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.
+Tốc độ chu chuyển của tư bản: Nếu tốc độ chu chuyển tư bản trong năm càng tăng thì
tỷ suất thặng dư của tư bản càng lớn, khiến cho tỷ suất lợi nhuận tăng.
+Tiết kiệm tư bản bất biến: Nếu tỷ suất thặng dư và tư bản khả biến không thay đổi, tư
bản bất biến càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận càng nhỏ.
Hiện nay, có hai loại tỷ suất lợi nhuận được quan tâm và sử dụng thường xuyên là tỷ
suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất sinh lợi.
- Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận giúp đo lường, xác định doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay
không. Cụ thể:
+ Nếu tỷ suất lợi nhuận dương thì kinh doanh của doanh nghiệp đó đang lãi.
+ Nếu tỷ suất lợi nhuận âm thì kinh doanh của doanh nghiệp đó đang lỗ. Chủ doanh
nghiệp cần có những phương án điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận âm hay dương chưa thể thể hiện rõ hiệu quả của doanh
nghiệp. Để biết được mức độ và năng suất làm việc của doanh nghiệp, nhà quản trị cần
có cái nhìn tổng quát toàn ngành, so sánh tỷ số tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trên
tổng số bình quân toàn ngành.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng công thức:
ROS = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần
Trong đó:
Doanh thu thuần là khoản thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ sau khi đã loại các
khoản giảm trừ doanh thu
Lợi nhuận ròng là khoản lợi nhuận sau thuế cuối cùng là doanh nghiệp thu được.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
- tỷ suất giá trị thặng dư
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Tốc độ chu chuyển của tư bản
- Tiết kiệm tư bản bất biến
+ Tỷ suất giá trị thặng dư:
Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.
+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản:
Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao
thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.
+ Tốc độ chu chuyển của tư bản:
Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn, thì tần suất sản sinh ra giá trị thặng dư
trong năm của tư bản ứng trước càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên
làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng càng tăng.

+ Tiết kiệm tư bản bất biến:


Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất
biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.

lợinhuận
Tỷ suất lợi nhuận ¿ x 100 %
chi phí

tỷ suất lợi nhuận ngành a = 0,15%


Tỷ xuất lợi nhuận ngành b =0,2%
Vậy nhên đầu tư vào ngành b

Chủ đề số 17. Tư bản thương nghiệp là gì? Nêu nguồn gốc, khái niệm và biện
pháp để nhà tư bản thương nghiệp thu được lợi nhuận thương nghiệp? Cho ví dụ
cụ thể?
Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, do sự phân công lao động xã hội, xuất
hiện bộ phận chuyên môn hóa việc lưu thông hàng hóa. Bộ phận này gọi là tư bản
thương nghiệp.
Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hóa. Nguồn
gốc của lợi nhuận thương nghiệp chính là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản
sản xuất trả cho nhà tư bản thương nghiệp do nhà tư bản thương nghiệp đã giúp cho
việc tiêu thụ hàng hóa.
Cách thức thực hiện là nhà tư bản sản xuất bán hàng hóa cho nhà tư bản thương nghiệp
với giá cả cáo hơn chi phí sản xuất để đến lượt nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hóa
đúng giá trị của hàng hóa.
Khi đó lợi nhuận thương nghiệp là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán, song giá
bán không nhất thiết phải cao hơn giá trị. Vẻ bề ngoài này làm cho người ta nhầm
tưởng việc mua bán đã tạo lợi nhuận cho nhà tư bản thương nghiệp. Trái lại, lợi nhuận
thương nghiệp thực chất là một phần của giá trị thặng dư.
Ví dụ giả định không có các loại chi phí lưu thông, một nhà tư bản công nghiệp có số
tư bản là 900, trong đó chia thành 720c + 180v. Giả sử tỷ suất giá trị thặng dư là 100%
thì giá trị hàng hóa sẽ là: 720c + 180v + 180m = 1080.
Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp là:
P’CN = (180/900) x 100% = 20%
Nhưng khi có nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh thì công
thức trên đây sẽ thay đổi. Giả dụ nhà tư bản thương nghiệp ứng ra 100 tư bản để kinh
doanh. Như vậy, tổng tư bản ứng ra sẽ là 900 + 100 = 1000, và tỷ suất lợi nhuận bình
quân giảm xuống còn:
P’ = 180/(900 + 100) x 100% = 18%
Theo tỷ suất lợi nhuận chung này, nhà tư bản công nghiệp chỉ thu được số lợi nhuận
bằng 18% của số tư bản ứng ra (tức là 18% của 900; bằng 162) và nhà tư bản công
nghiệp sẽ bán hàng hóa cho thương nhân theo giá: 900 + 162 = 1062.
Còn nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hóa cho người tiêu dùng đúng giá trị của
hàng hóa là: 1080 và thu lợi nhuận là 18, tức là bằng 18% của tư bản thương nghiệp
ứng ra. Như vậy lợi nhuận thương nghiệp có được là do giá bán của thương nhân cao
hơn giá mua, nhưng không phải vì giá bán cao hơn giá trị mà là vì giá mua thấp hơn
giá trị hàng hóa. Hay nói khác đi, nhà tư bản công nghiệp đã “nhượng” bớt lợi nhuận
cho nhà tư bản thương nghiệp.
Chủ đề số 18. Nêu khái niệm và đặc điểm của tư bản cho vay? Lợi tức là gì? Công
thức tính tỷ suất lợi tức? Một doanh nghiệp đi vay 20 tỷ để đầu tư sản xuất kinh
doanh, lợi tức hàng tháng doanh nghiệp phải trả là 100 triệu, hỏi tỷ suất lợi tức
một năm là bao nhiêu?
Trong xã hội tư bản, luôn tồn tại một số nhà tư bản có một số tư bản tiền tệ tạm thời
nhàn rỗi, không sinh lợi. Tuy nhiên, nhà tư bản lại rất mong muốn tiền phải đẻ ra
tiền ... Mặt khác, luôn có một số nhà tư bản khác rất cần đến tiền dẫn đến xu hướng
muốn đi vay.
Từ hai mặt trên tất yếu dẫn đến sự ra đời sự vay mượn lẫn nhau, sinh ra quan hệ tín
dụng tư bản chủ nghĩa. Chính nhờ quan hệ vay mượn này tư bản nhàn rỗi đã trở thành
tư bản cho vay. Do đó, tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường
cho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời lãi nào đó.
Số lời lãi đó được gọi là lợi tức.
Nhà tư bản cho vay nhường quyền sử dụng tư bản của mình cho người khác, do đó thu
về lợi tức. Nhà tư bản đi vay đã sử dụng tư bản vay được để đưa vào sản xuất kinh
doanh thu được lợi nhuận bình quân. Khi đó, nhà tư bản đi vay phải trích một phần lợi
nhuận của mình cho tư bản cho vay. Nguồn gốc của lợi tức là một phần giá trị thặng
dư do người công nhân sáng tạo ra trong quá trình sản xuất nhưng việc nhà tư bản cho
vay thu được lợi tức đã che dấu mất quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ tính theo % giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay. Gọi
lợi tức là Z, tỷ suất lợi tức là Z’:
Z’ = (Z / Số tư bản cho vay) x 100%
Một doanh nghiệp đi vay 20 tỷ để đầu tư sản xuất kinh doanh, lợi tức hàng tháng
doanh nghiệp phải trả là 100 triệu, tỷ suất lợi tức một năm là:
Z’ = (100.000.000/20.000.000.000) x 100% = 0,005%
Tỷ suất lợi tức cao hay thấp, điều đó phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:
- Một là, tỷ suất lợi nhuận bình quân.
- Hai là, tỷ lệ phân chia lợi nhuận thành lợi tức và lợi nhuận của xí nghiệp (nhà tư
bản hoạt động).
- Ba là, quan hệ cung cầu về tư bản cho vay. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cung cầu
đối với tỷ suất lợi tức có sự khác biệt với ảnh hưởng của cung cầu đối với giá cả
hàng hoá.
Giới hạn tối đa của tỷ suất lợi tức (trừ trường hợp khủng hoảng) là tỷ suất lợi nhuận
bình quân. Tỷ suất lợi tức không có giới hạn tối thiểu nhưng phải lớn hơn không (0 <
z' < p'). Trong giới hạn đó, tỷ suất lên xuống phụ thuộc vào quan hệ cung cầu tư bản
cho vay và biến động theo chu kỳ vận động của tư bản công nghiệp. Trong điều kiện
của chủ nghĩa tư bản, tỷ suất lợi tức luôn luôn có xu hướng giảm sút.
Trong điều kiện quan hệ tín dụng ngày càng phát triển, các mô hình sản xuấtkinh
doanh ngày càng được đổi mới không ngừng, nền kinh tế thị trường thúc đẩy hình
thành các công ty cổ phần. Các công ty này phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu.
Các loại cổ phiếu, trái phiếu này được C. Mác họi là tư bản giả do nó được giao dịch
tách biệt tương đối với quá trình sản xuất kinh doanh thực. Tư bản giả được mua bán
trên thị trường chứng khoán.
Với sự phát triển của sản xuất kinh doanh và khoa học – công nghệ, thị trường chứng
khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một loại thị trường chuyên biệt phục
vụ các quan hệ giao dịch mua bán chứng khoán.
Chủ đề 19: Tổ chức độc quyền là gì? Kể tên các hình thức tổ chức độc quyền?
Trong các hình thức đó, hình thức nào là lỏng lẻo nhất? Hiện nay những tổ chức
độc quyền nào ngày càng phổ biến? Cho ví dụ về một công ty độc quyền mà
anh/chị biết?
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, nắm trong tay phần lớn,
việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa, có khả năng định giá cả độc quyền,
nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
Tổ chức độc quyền
-Liên minh các NTB dưới nhiều hình thức khác nhau
- Tập trung trong tay phần lớn việc sản xuất & tiêu thụ một hoặc một số hàng
hóa nào đó
- Mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao
Hình thức liên kết
- Những liên minh độc quyền, thoạt đầu hình thành theo sư liên kết ngang, tức
là sư liên kết những doanh nghiệp trong cùng ngành, dưới những hình thức cácten,
xanhđica, tờrớt.
-Cácten là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sư kí kết hiệp định giá các xí
nghiệp thành viên để thoả thuận với nhau về giá cả, qui mô sản lượng, thị trường tiêu
thụ, kì hạn thanh toán... còn việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn do bản thân mỗi
thành viên thưc hiện.
- Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn cácten. Các xí
nghiệp tham gia xanhđica còn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về lưu thông:
mọi việc mua - bán do một ban quản trị chung của xanhđica đảm nhận. Mục đích của
xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng
hoá với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
-Cácten và xanhđica dễ bị phá vỡ khi tương quan lưc lượng thay đổi. Vì vậy,
một hình thức độc quyền mới ra đời là tờrớt.
- Tờrớt là một hình thức độc quyền cao hơn cácten và xanhđica, nhằm thống
nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý. Các nhà tư bản
tham gia tờrớt trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số lượng cổ phần.
Tiếp đó, xuất hiện sư liên kết dọc, nghĩa là sư liên kết không chỉ những xí
nghiệp lớn mà cả những xanhđica, tờrớt... thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên
quan với nhau về kinh tế và kĩ thuật, hình thành các côngxoócxiom. Côngxoócxiom là
hình thức tổ chức độc quyền có trình độ và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền
trên. Tham gia côngxoócxiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn cả các
xanhđica, tờrớt, thuộc các ngành khác nhau nhưng liên quan với nhau về kinh tế, kỹ
thuật. Với kiểu liên kết dọc như vậy, một côngxoócxiom có thể có hàng trăm xí nghiệp
liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch sù.
Sư trở lại của hệ thống doanh nghiệp nhỏ đóng vai trò làm vệ tinh, gia công,
nhà thầu... cho TCĐQ
- Xuất hiện 2 hình thức mới là TCĐQ đa ngành thao túng toàn cầu:
+ Concern: các ngành có liên kết với nhau về mặt kỹ thuật (liên kết dọc)
+ Conglomerate: các ngành không nhất thiết liên kết với nhau về mặt kỹ thuật
(liên kết ngang)
* Cácten là hình thức độc quyền lỏng lẻo nhất do các nhà tư bản tham gia
cácten còn độc lập về sản xuất và thương nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị,
nếu làm sai sẽ bị phạt tiền theo quy định của hiệp nghị. Vì vậy, cácten là liên minh độc
quyền không vững chắc. Trong nhiều trường hợp, những thành viên thấy ở vào vị trí
bất lợi đã rút ra khỏi cácten, làm cho cácten thường tan vỡ trước kỳ hạn
Hiện nay các tổ chức độc quyền nào ngày càng phổ biến?
+ Consơn là hình thức tổ chức tập đoàn phổ biến nhất hiện nay. Consơn không
có tư cách pháp nhân, các thành viên trong consơn còn giữ nguyên tính độc lập về mặt
pháp lý. Mối quan hệ giữa các công ty thành viên trong consơn dưa trên cơ sở những
thỏa thuận về lợi ích chung. Đó là những thỏa thuận về phát minh sáng chế nghiên cứu
khoa học - công nghệ, hợp tác sản xuất kinh doanh chặt chẽ và có hệ thống tài chính
chung. Mục tiêu thành lập consơn là tạo thế mạnh để phát triển kinh doanh nhằm hạn
chế rủi ro, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ
mới, phương pháp quản lý hiện đổi. Trong consơn thường thành lập các công ty đóng
vai trò là “công ty mẹ” điều hành hoạt động của consơn. Các công ty thành viên
thùong hoạt động ở nhiều lĩnh vưc, ngành nghề khác nhau và chúng có mối quan hệ
gần gũi với nhau về công nghệ sản xuất.
Cho các ví dụ về công ty độc quyền mà anh chị biết?
-Hãng Microsoft độc quyền trên toàn thế giới với hệ điều hành Windows.
Hãng độc quyền có vị trí đặc biệt trên thị trường cụ thể nếu nhà độc quyền
quyết định nâng giá bán sản phẩm, hãng sẽ không phải lo về việc các đối thủ cạnh
tranh sẽ đặt giá thấp hơn để chiếm thị phần lớn hơn, làm thiệt hại tới mình
Amazon
- Kim Wang từ Trường Kinh doanh Sawyer thuộc Đại học Suffolk, cho rằng,
với sư bành trướng và tham vọng của mình, Amazon đã cho ta thấy thế nào là độc
quyền kiểu cổ điển. Amazon có vẻ quyết tâm biến mở rộng thế thống trị từ điện toán
đám mây và bán lẻ trưc tuyến sang cả bán lẻ qua hệ thống cửa hàng, vận chuyển hàng
hóa, điều khiển máy tính thông qua giọng nói và hàng loạt ngành nghề khác.
Facebook và Google
- Lí do mà nguồn điện bạn sử dụng đến từ một nguồn độc quyền được kiểm soát
là bởi xây dưng một mạng lưới điện rất đắt đỏ, nhưng cung ứng nhiều điện hơn cho
các khách hàng mới thì không. Một cách khác để đánh giá tình trạng độc quyền là rào
cản gia nhập thị trường.
- Google và Facebook cùng nhau nắm giữ 73% thị trường quảng cáo trưc tuyến
ở Mỹ. Đây có thể không phải là điều bạn thường nghĩ đến, nhưng thành công này phần
lớn dưa trên thưc tế là cả hai đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dưng các trung tâm dữ liệu
và trang bị đầy đủ các phần cứng và phần mềm do những kĩ sư ưu tú nhất thiết kế.
Bằng cách này, họ cũng tương tư như các "ông lớn" ngành bưu chính với những khoản
đầu tư khổng lồ cho cơ sở hạ tầng đến mức không một công ty mới nổi nào có thể bắt
kịp họ

Chủ đề 20: Xuất khẩu tư bản là gì? Xuất khẩu tư bản có gì khác với xuất khẩu
hàng hóa? Phân biệt xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân,
xuất khẩu tư bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp? Cho ví dụ về xuất khẩu
tư bản ở Việt Nam.
Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá
trị thặng dư, còn xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra
nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản
đó.
Xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia xuất khẩu tư bản thành xuất khẩu tư
bản trực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp.
- Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh
thu lợi nhuận cao.
+ Ưu điểm:
 Doanh nghiệp sẽ trực tiếp làm việc đối tác nước ngoài do vậy có thể nắm bắt
được diễn biến tình hình thị trường và nhu cầu thị trường từ đó có phương án
thích hợp với từng thị trường cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
 Chủ động đối phó với những diễn biến mới trên thị trường.
 Chủ động trong việc vận chuyển hàng, làm thủ tục hải quan,..từ đó khai thác
được nguồn lực logistics trong nước.
+ Nhược điểm:
 Xuất nhập khẩu luôn tồn tại rủi ro, đặc biệt khi tiến hành xuất khẩu trực tiếp
diễn ra giữa các quốc gia có khoảng cách địa lý xa cách, dẫn đến những rủi ro
khó có thể lường trước. Thường những rủi ro này xảy ra do công ty chưa thực
sự am hiểu về sản phẩm, đối tác, thị trường.
 Chi phí tốn kém do vậy chỉ thực hiện khi có đủ số lượng hàng lớn.
- Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vay để thu lợi tức.
+Ưu điểm:
 Các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa được xử lý bởi bên thứ ba, từ khâu vận
chuyển hàng hóa quốc tế đến việc làm thủ tục xuất khẩu, làm thủ tục thanh toán
quốc tế, vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp không cần phải lo lắng về điều
đó.
 Không yêu cầu kinh nghiệm hoặc kiến thức xuất khẩu và không yêu cầu doanh
nghiệp của bạn phải tuyển thêm nhân sự.
 ETC và ECM có thể khai thác các mối quan hệ đối tác hiện có, giúp bạn mở
rộng toàn cầu nhanh hơn và tăng doanh số bán hàng của mình.
 Ít giới hạn hơn về nơi bạn có thể bán.
 Bạn không cần phải đầu tư thời gian và ngân sách để tìm người mua.

+Nhược điểm:
 Tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với xuất khẩu trực tiếp, vì lợi nhuận sẽ được chia
cho bên nhận ủy thác/ bên thứ ba
 Bị động, bị phụ thuộc quá nhiều vào cam kết với đối tác. Trong trường hợp bên
trung gian làm việc kém năng lực hơn, điều đó có thể cản trở hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp.
 Có ít quyền kiểm soát hơn đối với giá cả sản phẩm và cách thương hiệu của sản
phẩm mà doanh nghiệp của bạn được đại diện trên toàn thế giới.
 Không sở hữu mối quan hệ với khách hàng và không thể cung cấp các dịch vụ
giá trị gia tăng.
 Không thể thực hành tìm hiểu về thị trường; không thể phát triển giao tiếp cũng
như hiểu biết về xu hướng thị trường và người tiêu dùng.

Phân biệt xuất khẩu tư bản nhà nước và xuất khẩu tư bản tư nhân
*Giống nhau:
- Đều là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư ra nước ngoài).
- Có chung 1 mục đích: nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập
khẩu tư bản đó (nước ngoài).
- Đều mở rộng quan hệ sản xuất, tác động tới nền kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển
kinh tế tự cung tự cấp thành kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự chuyển biến từ cơ cấu kinh
tế thuần nông thành cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp
*Khác nhau:
Khác Xuất khẩu hàng hóa Xuất khẩu tư bản
nhau
Bản Bán hàng hóa ra thị trường nước Xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu
chất ngoài để thực hiện giá trị và giá trị tư ra nước ngoài) nhằm mục đích
thặng dư bóc lột giá trị thặng dư ở các nước
nhập khẩu tư bản
Mục Thủ đoạn để các nước tư bản tiến Thủ đoạn để các nước tư bản tiến
đích hành bóc lột các nước chậm phát triển hành bóc lột giá trị thặng dư ở các
thông qua trao đổi không ngang giá nước nhập khẩu tư bản bằng cách
(tồn tại dưới hình thái hiện vật). xuất khẩu tư bản cho vay
Điều Ở một số nước phát triển, họ có nhu Một số nước lạc hậu về kinh tế hiện
kiện cầu về vốn để đầu tư đổi mới kĩ thuật. đang thiếu tư bản (vốn), mặt khác
áp Khi một nước có điều kiện tự nhiên, tiền lương thấp và nguyên liệu rẻ
dụng khoa học kĩ thuật... (yếu tố đầu vào và
người lao động) hơn hẳn các nước
khác thì hao phí lao động xã hội sẽ
thấp => Giá cả hàng hoá thấp, hàng
hoá bán ở trong nước vấp phải cạnh
tranh cao => Lợi nhuận không nhiều
(chỉ thu được lợi nhuận bình quân)
=> Họ tìm cách xuất khẩu sang các
nước có điều kiện sản xuất kém hơn
mình để mang lại tỷ suất lợi nhuận
cao hơn.
Kết • Làm cho quan hệ thương mại giữa • Làm cho quan hệ sản xuất tư bản
quả các nước trên thế giới gắn kết lại với chủ nghĩa phát triển và mở rộng ra
nhau hơn. trên địa bàn quốc tế
• Được lợi cho cả nước xuất khẩu • Thúc đẩy nhanh quá trình phân
hàng hoá (thu được tỷ suất lợi nhuận công lao động và quốc tế hóa đời
cao) và lợi cho nước nhập khẩu hàng sống kinh tế của nhiều nước
hoá (mua được sản phẩm rẻ hơn so • Làm cho quá trình CNH, HĐH ở
với chi phí mình bỏ ra để làm chúng) các nước nhập khẩu phát triển nhanh
• Làm cho nước nhập khẩu phụ thuộc chóng
vào nước xuất khẩu nhiều. • Để lại trong các quốc gia nhập
khẩu tư bản những hậu quả nặng nề
như: nền kinh tế phát triển mất cân
đối và lệ thuộc, nợ nần chồng chất
do bị bóc lột năng nề,...

Chủ đề 21:
-Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc
quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một thiết chế về thể chế thống
nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp
vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy
cho chủ nghĩa tư bản.
-Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Một là do tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao,
do đó những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và
phân phối, yêu cầu kế hoạch hóa tập trung từ mội trung tâm.
Sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu
khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền sản xuất. Lực
lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó tất yếu đòi hỏi phải có một hình thức mới của quan hệ
sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống
trị của chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà
các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu
tư lớn. Thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như
năng lượng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học cơ bản,… đòi hỏi nhà nước tư
sản phải đứng ra đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức
độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư
sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để
xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát
triển phúc lợi xã hội…
Bốn là, sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc
quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và
nhỏ trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước bằng các hình thức
khác nhau.
Năm là, cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên
minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích
với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa
các nhà nước của các quốc gia tư sản để điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc
tế. Ngoài ra, chiến tranh thế giới cùng với đó là tham vọng giành chiến thắng trong
cuộc chiến tranh, việc đối phó với xu hướng xã hội chủ nghĩa mà Cách mạng Tháng
Mười Nga chính là tiếng chuông báo hiệu bắt đầu một thời đại mới, làm cho nhà nước
tư bản độc quyền phải can thiệp vào kinh tế.
-Đặc trưng của CNTB độc quyền nhà nước:
Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản độc quyền sẽ tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
Thứ hai, chủ nghĩa tư bản độc quyền có tư bản tài chính và đầu sỏ tài chính
Thứ ba, chủ nghĩa tư bản độc quyền sẽ xuất khẩu tư bản
Chủ đề 22:
-Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy
luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở
đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ;có sự điều tiết của Nhà nước
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
-Phân tích nội dung cơ bản tính tất yếu khách quan của việc phát triển kte thị trường
định hướng xhcn Việt Nam:
Thứ nhất, Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là phù hợp với xu hướng
phát triển khách quan của Việt Nam.
* Theo tự nhiên Chúng ta thấy rằng, KTTT bản chất là giai đoạn phát triển cao của
Kinh tế hàng hóa, hay nói cách khác, KTHH phát triển đến một trình độ nhất định, tất
yếu sẽ chuyển sang KTTT; nó là quy luật phát triển tất yếu khách quan, nằm ngoài với
suy nghĩ chủ quan của con người.
Ví dụ: Khi sâu kén phát triển tới một thời điểm nhất định sẽ lột xác thành bướm ngài.
Hay khi học sinh đạt được một lượng kiến thức nhất định, sẽ có được thành tựu là học
sinh giỏi, bằng khen.
Nhìn lại lịch sử, Việt nam chúng ta vốn đã hình thành nền kinh tế hàng hóa từ lâu, cuối
thời Phong kiến rồi sang thời Pháp thuộc và giai đoạn khủng chiến chống Mỹ, nền
kinh tế hàng hóa từng bước phát triển. Do vậy, chúng ta có nền tảng kinh tế hàng hóa.
Hơn nữa, chúng ta sẵn có các điều kiện thúc đẩy, phát triển Kinh tế hàng hóa ( như: thị
trường cung – cầu, thị trường lao động, vị trí địa lý, tài nguyên...).
Rõ ràng, Vừa có nền tảng KTHH, vừa có điều kiện thuận lợi để phát triển KTHH nên
do đó, việc hình thành KTTT sẽ là vấn đề tất yếu khách quan.
Ở Việt Nam những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa
không mất đi mà còn phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, sự phát triển kinh
tế hàng hóa tất yếu hình thành kinh tế thị trường. Như vậy, sự lựa chọn mô hình kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp với xu thế của thời
đại và đặc điểm phát triển của dân tộc
Thứ hai, KTTT định hướng XHCN có tính ưu việt trong thúc đẩy kinh tế. Kinh tế thị
trưởng là một thành tựu phát triển văn minh của nhân loại trong sản xuất và trao đổi
sản phẩm. Phát triển KTTT có nhiều ưu việt như :
Phân bổ nguồn lực hiệu quả.
● Kinh tế thị trường là một trong những phương thức phân bổ nguồn lực tối ưu và
hiệu quả mà loài người ta đạt được so với các mô hình kinh tế trước đó
● VD trong mô hình kinh tế tự cấp, tự túc; mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung
này thì việc phân bổ nguồn lực không được tối ưu hóa ( mọi nguồn lực phân bố
ngang bằng nhau kể cả những nơi không hiệu quả) chính vì vậy hiệu quả phát
triển kinh tế rất thấp
● Ngược lại thì kinh tế thị trưởng luôn là động lực để thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển nhanh và có hiệu quả. Bởi vì dưới sự tác động của quy luật kinh tế thị
trường thì nó kích thích các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn năng động và kích
thích tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất lao động chất lượng và giá thành sản
phẩm. Ví dụ: Sinh viên đi học xa, có nhu cầu thuê trọ sẽ làm thúc đẩy hình
thành những người sở hữu đất xây nhà để cho thuê mà không cần nhà nước kêu
gọi. (Quy luật cung – cầu) Và dựa vào quy luật cạnh tranh, sinh viên sẽ có một
mức giá thuê nhà trung bình mà mình có thể chấp nhận bỏ tiền ra được.
Động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hiệu quả cao, kích thích tiến
bộ kỹ thuật - công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá
thành sản phẩm.
VD như sản xuất điện thoại chẳng hạn, tác động của cơ chế thị trưởng, các nhà sản
xuất điện thoại phải luôn cải tiến mẫu mã, đổi mới kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ khác.
Ngoài ra, nếu so sánh nền Kinh tế Bao cấp trước kia với nền KTTT hiện nay thấy rằng,
trong KTTT chất lượng hàng hóa tốt, số lượng hàng hóa rất đa dạng, phong phú hơn
rất nhiều, chỉnh là tác động tích cực tử quy luật cạnh tranh, cung cầu mang lại. Kinh tế
thị trường có rất nhiều ưu việt và là công cụ, phương tiện để thúc đẩy lực lượng sản
xuất, thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện
vọng của nhân dân mong muốn một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh.
Sự khác biệt cơ bản giữa nhà nước Việt Nam với các nhà nước TBCN là nhà nước
chúng ta được hình thành từ cuộc cách mạng vô sản, cuộc cách mạng đó là do nhân
dân thực hiện. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Còn cuộc
cách mạng tư sản của các nước TBCN là do giai cấp TS thực hiện và Nhà nước TBCN
đảm bảo quyền lợi thiết thực cho giai cấp tư sản là giai cấp thống trị Với đặc điểm bản
chất nhà nước này, chúng ta không thể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ
nghĩa, chỉ có thể lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mới
phù hợp với ý chí và nguyện vọng của đông đảo nhân dân lao động về một xã hội dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự tồn tại của kinh tế thị trường ở nước ta tạo ra một động lực quan trọng cho sự phát
triển của lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Là
bước đi quan trọng và tất yếu cho sự phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, là
bước quá độ để đi lên chủ nghĩa xã hội.
Tóm lại, Sự tồn tại của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một tất yếu
khách quan, vì 3 lý do :
● Một là, về mặt quy luật phát triển, mô hình KTTT phù hợp với quy luật phát
triển khách quan.
● Hai là, mô hình Kinh tế thị trường có tính ưu việt trong phát triển Kinh tế
● Ba là, mô hình này này phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong muốn dân
giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh.
Chủ đề 23 : Khái niệm lợi ích, lợi ích kinh tế , quan hệ lợi ích kinh tế? Phan tích
nội dung cơ bản sự thống nhất và mâu thuẫn các quan hệ lợi của các quan hệ lơi
ích kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế thị trường ? lấy ví dụ về sự thống nhất và
mâu thuẫn trong quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
Trả lời :
1. Khái niệm :
- Lợi ích là : sự thỏa mãn nhu cầu của con người mà sự thỏa mãn nhu cầu này
phải được nhận thức và đặt trong mối quan hệ xã hội ứng với trình độ phát
triển nhất định của nền sản xuất xã hội đó
- Lợi ích kinh tế : là lợi ích vật chất, lợi ích thu được khi thực hiện các hoạt
động kinh tế của con người
- QHLIKT: là sự thiết lập những tương tác giữa con người với con người,
giữa cộng đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành
nền kinh tế, giữa con người vớii tổ chức kinh tế, giữa quốc gi với phần còn
lại của thế giới nhàm mục tiêu xác lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tương ứng của một giai đoạn phát triển xã hội nhất định
2. Phân tich:
- Nội dung : quan hệ lợi ích kinh té thống nhất với nhau vì 1 chủ thể có thể trở
thành bộ phận cấu thành của chủ thể khác.
+ Lợi ích của chủ thể này thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác cũng GT
hoẶc TT được thực hiện.( VD mỗi cá nhân lao động vì lợi ích riêng nhưng
cùng là bộ phận để cấu thành tập thể doanh nghiệp và tham gia vào lợi ích
tập thể đó. Ngược lại lợi ích của người lao động được đảm bảo, NLD tích
cực làm việc từ đó lợi ích doanh nghiệp càng phát triển
+ Trong nền KT thị trương, sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào dều
được thực hiện thông qua thị trường. Mục tiêu của các chủ thể chủ duowcj
thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp với mục tiêu của các chủ thể khác.
-> khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục tiêu chung hoặc các mục tiêu
thống nhất với nhau thì lợi ích kinh tế của các chủ thể đó được thống nhất
với nhau (VD để thực hiện lợi ích của mình công ty thực hiện nâng cao, cải
tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm thì lợi ích của doanh nghiệp và
lợi ích của xã hội thống nhất doanh nghiêp thu đc nhiều lợi nhuận thì nền
kinh tế đất nước càng phát triển0.)
- Mâu thuẫn :
+ mâu thuẫn bởi vì các chủ thể dùng các cách thức khác nhau để thực hiện
các lợi ích của mình. Sự khác nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu
thuẫn.(VD để phục vụ lợi ích làm hàng giả, hàng kém chất lượng....thì lợi
ích của doanh nghiệp cá nhân đối lập với xã hội lơi ích của doanh nghiệp, cá
nhân càng cao thì lợi ích xã hội càng bị tổn hại)
+ Lợi ích của chủ thể kinh tế có quan hệ TT trong việcc phân phối kết quả
của hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có thể mâu thuẫn với nhau tại 1
thời điểm kết quả của hoạt động là xác định -> thu nhập của chủ thể này
tăng lên thì thu nhập của chủ thể khác giảm xuống ( VD: cắt giảm tiền lương
nhân viên sẽ làm lợi ích doanh nghiệp tăng )
+ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội. -> điều
hòa mâu thuẫn gữa các lợi ích kinh tế buộc các chủ thể phải quan tâm và trở
thành chức năng quan trọng của nhà nước nhằm ổn định xã hội.
Chủ đề 24: kể tên các mối quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường?
Phân tích nội dung cơ bản vai trof của nhà nước trong ciệc đảm bảo hài hòa các
lợi ích kinh tế? Lấy ví dụ về vai trò của nhà nước việt nam trong viẹc đảm bảo
hài hòa các lợi ích kinh tế giữ người nao động và ngươì sử dụng lao động?
Trả lời :
1. Các mối quan hệ :
+ quan hệ lợi ích giữa người lao động vào người sử dụng lao động
+ quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động
+ quan hệ lợi ích gữa những người lao động
+ quan hệ lợi ích giữa cá nhân, nhóm và lợi ích xã hội
2. Nội dung cơ bảN VAI TRÒ của nhà nước:
- Sự hài hòa các lợi ích kinh tế :: sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích kinh tế
của các chủ thể , hạn chế mâu thuẫn , khuyến khích thống nhất.
- Vai trò của nhà nước :
+ Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm
lợi ích của các chủ thể kinh tế. Các hoạt động kinh tế luôn trong 1 môi
trường nhất định, môi trường càng thuận lợi thì HDKT càng hiệu quả như
vậy phải chú trọng xây dựng 1 môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh
tế,xây dựng hệ thống pháp luật, kết cấu hạ tầng, văn hóa thông thoáng để
đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ thể.
+ Điều hòa lợi ích giữa cá nhân – doanh nghiệp – xã hội . NHà nược ban
hành chinh sách hạn chế sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể. Ngăn
chặn sự phân hóa chênh lệch thu nhập quá cao giữa các chủ thể. Khuyến
khích, phát triển lực lương sản xuất, phát triển khoa học.
+ Kiểm soát và ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với
sự phát triển xã hội. Phân phối thu nhập 1 cách công bằng để đảm bảo hài
hòa các lợi ích kinh tế. Có các chính sách xoá đói giảm nghèo để chăm lo
đời sống nhân dân, giúp môi trường làm việc được thỏa mái hơn. Bộ máy
nhà nước phải liêm chính, công bằng giải quyết những mâu thuẫn, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là đặc
biệt cần thiết.
+ Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ lơik ích kinh tế. Phải giải
quyết các mâu thuẫn kinh tế một cách nhanh tróng và chính xác. Chuẩn bị
chu đáo các biện pháp đối phó)
3. Ví dụ : Để đảm bảo sự hài hòa các lơị ích kinh tế giữa người lao động và người
sử dụng lao động thì đôi bên phải tiến hành kí hơpj đồng lao động được pháp
luật nhà nước bảo vệ và đảm bảo quyền lợi được nêu trong hợp đồng, nếu 1
trong hai bên không làm đúng theo điều khoản trong hợp đồng quy định sẽ phải
chịu trách nghiệm trước pháp luật.
Khái niệm cách mạng công nghiệp.
Chủ đề 25:
- Khái niệm cách mạng công nghiệp:

Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư
liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá
trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã
hội
cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách
phổ
biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.

- Nội dung cơ bản của các lần cách mạng công nghiệp của loài người
Lịch sử nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp và đang thực hiện cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ
XIX giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, có nguồn gốc từ nước Anh: chuyển từ
lao
động thủ công thành lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng
việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước. Các phát minh nổi tiếng là: Phát minh
máy
móc trong ngành dệt như thoi bay của John Kay (1733), xe kéo sợi Jenny (1764), máy
dệt của Edmund Cartwright (1785)... làm cho ngành công nghệp dệt phát triển mạnh
mẽ.
Phát minh máy động lực, đặc biệt là máy hơi nước của James Wat là mốc mở đầu quá
trình cơ giới hóa sản xuất. Các phát minh trong công nghiệp luyện kim của HenryCort,
Henry Bessemer về lò luyện gang, công nghệ luyện sắt là những bước tiến lớn đáp ứng
cho nhu cầu chế tạo máy móc. Sự ra đời và phát triển của tàu hoả, tàu thủy... đã tạo
điều
kiện cho giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ.
C.Mác đã khái quát tính quy luật của cách mạng công nghiệp này ở ba giai đoạn
phát triển là: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp. Đây là ba
giai
đoạn tăng năng suất lao động xã hội; phát triển của lực lượng sản xuất gắn với sự củng
cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; xã hội hóa lao động và sản xuất diễn
ra trong quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn, tập
trung, hiện đại.

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ
XX: gồm việc sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền sản
xuất có tính chuyên môn hoá cao, chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện -
cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất. Các phát minh về công
nghệ
và sản phẩm mới được ra đời và phổ biến như điện, xăng dầu, động cơ đốt trong, kỹ
thuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép Bessemet trong sản xuất sắt thép . Ngành
sản
xuất giấy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát hành sách,
báo.
Ngành chế tạo ô tô, điện thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển nhanh. Sự ra đời
của những phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến của HFor và Taylor như sản xuất
theo
dây chuyền, phân công lao động chuyên môn hóa được ứng dụng rộng rãi trong
các
doanh nghiệp đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ hai cũng đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong giao thông vận tải và thông tin
liên lạc.

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) từ khoảng những năm đầu thập niên 60 thế
kỷ XX đến cuối thế kỷ XX: nổi bật là ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa sản
xuất. Các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa xuất hiện nhiều vì nó được xúc
tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (những năm 1960), máy tính cá
nhân (những năm 1970 và 1980) và Internet (những năm 1990). Hệ thống mạng, máy
tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp là những tiến
bộ kỹ thuật công nghệ nổi bật.

+ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2011 tại Hội
chợ triển lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) và được chính phủ Đức đưa vào “Kế
hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012. Việc sử dụng thuật ngữ cách
mạng công nghiệp 4.0 với ý nghĩa có một sự thay đổi về chất trong lực lượng sản
xuất trong nền kinh tế thế giới. Cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên cơ sở
cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật với
nhau (Internet of Things - IoT). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có biểu hiện
đặc
trưng là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá về chất như: trí tuệ nhân tạo,
big
data, in 3D....
Như vậy, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện có những nội dung cốt lõi về
tư liệu lao động. Sự phát triển của tư liệu lao động đã thúc đẩy sự phát triển của văn
minh nhân loại. Cách mạng công nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy
phát triển

Chủ đề 26:

- cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.


- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt động
sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.
- Còn hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa
học và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế xã hội.
- Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
+ Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
+ Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ
giữa Việt Nam và thế giới.
+ Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội.

- Liên hệ vai trò của sinh viên đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
đất nước

+ Mỗi sinh viên cần phải phát huy tinh thần tự học, tự phấn đấu rèn luyện, có đủ bản
lĩnh, ý chí, trình độ để phát huy thuận lợi, tận dụng thời cơ khắc phục khó khăn, vượt
qua thách thức, tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tham
gia vào nền kinh tế tri thức và quá trình hội nhập quốc tế, hoàn thành sứ mệnh vẻ vang
đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Chủ đề 27: Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Trình bày tính yếu khách quan Việt Nam
phải hội nhập kinh tế quốc tế? Liệt kê 2 nội dung hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
Kể tên một số tổ chức, liên kết, hiệp định kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã tham gia
thời gian qua?

* Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích
đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
* Tính tất yếu khách quan:
- Xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa
+ TCH là khái niệm dùng để chỉ một tình trạng xã hội được tiêu biểu bởi những mối
hỗ trợ liên kết toàn cầu, chặt chẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường và các
luồng luân lưu đã khiến cho nhiều biên giới và ranh giới đang hiện hữu thành không
còn thích hợp nữa.
+ TCH kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt ra khỏi biên giới
quốc gia, khu vực tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động
phát triển hướng đến một nền kinh tế thế giới thống nhất.
+ TCH luôn đi liền với khu vực hóa: khu vực hóa kinh tế chỉ diễn ra trong một không
gian địa lý nhất định dưới nhiều hình thức như: khu vực mậu dịch tự do, thị trường
chung; đồng minh thuế quan (tiền tệ)... Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, khu vực
hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan: Toàn cầu hóa kinh
tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên
hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các
nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu.
- HNKTQT là phương thức phát triển phổ biến của các nước nhất là các nước đang và
kém phát triển.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát
triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên
tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.
+ Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô. Việc
mở cửa thị trường, thu hút vốn không chỉ thúc đẩy công nghiệp hoá mà còn tăng tích
luỹ, cải thiện thâm hụt ngân sách, tạo niềm tin cho các chương trình hỗ trợ quốc tế
trong cải cách kinh tế và mở cửa. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra nhiều
cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.
+ Thách thức: đó là gia tăng sự phụ thuộc do nợ nước ngoài, tình trạng bất bình đẳng
trong trao đổi mậu dịch - thương mại giữa các nước đang phát triển và phát triển. Bởi
vậy, các nước đang và kém phát triển phát triển cần phải có chiến lược hợp lý, tìm
kiếm các đối sách phù hợp để thích ứng với quá trình toàn cầu hoá đa bình diện và đầy
nghịch lý.
* Nội dung:
- Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập

thành công + Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải
bằng mọi giá. Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu.
Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng
như các mối quan hệ quốc tế thích hợp.
- Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của
một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực.
Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp
đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên
minh thuế quan (CU),
Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ...
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại
của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư - quốc tế, hợp
tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ...
* Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm 1995; ASEM năm 1996; APEC năm 1998;
WTO năm 2007; CPTPP năm 2018. Đã đăng cai thành công Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2006 và 2017; hội nghị Thượng đỉnh Mỹ -
Triều lần hai năm 2019...
Chủ đề 28: Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Liệt kê 2 nội dung hội nhập kinh tế
quốc tế ở Việt Nam? Phân tích tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế?
Lấy ví dụ về tác động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam?

* Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực
hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích
đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

* Nội dung:
- Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành
+ Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá.
Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá trình này
đui hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối
quan hệ quốc tế thích hợp.
- Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của
một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực.
Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp
đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên
minh thuế quan (CU),
Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ...
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại
của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư - quốc tế, hợp
tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ...
* Tác động tích cực
- Mở rộng thị trường, thúc đẩy ngoại thương
+ Nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của quốc gia
+ Thúc đẩy duy trì hòa bình ở khu vực quốc tế.
+ Giúp chính phủ có được chính sách phát triển phù hợp cho đất nước.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại
- Tạo cơ hội tiếp cận thị trường, công nghệ, vốn của nước ngoài
- Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
- Cải thiện tiêu dùng trong nước
- Tạo tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tiếp thu giá trị tinh hoa của thế giới.
* Ví dụ
- Vinpearl trực quảng bá sản phẩm du lịch và phát triển kinh doanh tại nước ngoài để
đa dạng thị trường du khách và mở rộng tầm ảnh hưởng của thương hiệu tới quốc tế
- Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục với các nước như Úc, Hàn, Nhật -> nâng cao trình
độ nguồn nhân lực, tiếp thu công nghệ mới -> nâng cao chất lượng nền kinh tế

Chủ đề 29: Hội nhập kinh tế quốc tế là gì ? Liệt kê 2 nội dung hội nhập kinh tế
quốc tế ở Việt Nam ? Phân tích tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế?
lấy ví dụ về tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam?
Trả lời :
1> Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế
mở, tự nguyện tham gia vào các định chế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận
lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại
khác.
( 1 số tổ chức kinh tế : WTO,IMF,ASEAN,APACTA)
2> 2 loại hình của hội nhập kinh tế :
+ Hội nhập kinh tế song phương : tồn tại dưới dạng hợp đồng, thoả thuận, hiệp
định kinh tế thương mại hay đầu tư thỏa thuận thương mại tự do song phương
( Ví dụ : CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (2016) , AFTA khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( 1993), VCFTA Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam- Chi lê (2014) )
+ Hội nhập kinh tế khu vực : Từ những năm 50 của thế kỷ XX cho đến tận
ngày nay, xu hướng khu vực hóa đang ngày càng phát triển và có những ý nghĩa rất
quan trọng. Hội nhập kinh tế khu vực là một loại hình hội nhập kinh tế quốc tế có vai
trò to lớn đối với sự phát triển của các quốc gia trong một khu vực. ( môt vài hiệp định
khu vực RCEP hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (2022) , AHKFTA Hiệp
định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc). v.vv)

3> Hội nhập quốc tế có nhiều lợi ích tích cực với nền kinh tế của một nước tuy
nhiên đây cũng là tiền đề cho sự phân hóa giữa các nước phát triển, đang phát
triển, kém phát triển :
+ làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa những doanh nghiệp trong và ngoài
nước khiến nền kinh tế phát triển 1 cách khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp
phá sản gây hậu quả bất lợi đến nền kinh tế nước nhà. ( VD : công ty sản xuất
điện thoại NOKIA từng đi đầu về sản xuất điện thoại nhưng do hội nhập quốc
tế các mẫu điện thoại quốc tế có giá thành rẻ hơn khiến công ty NOKIA phải
phá sản )
+ gia tăng sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài khiến việc phát triển kinh tế
trở nên bị động. (VD doanh nghiệp nước nhà nhưng vốn đầu tư chủ yếu đến từ
nước ngoài khi nước ngoài có vấn đề về kinh tế cắt vốn đầu tư doanh nghiệp
nhà không đủ vốn duy trì -> phá sản -> ảnh huowngt KT nhà nước)
+ Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước
ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên
hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động,
nhưng có giá trị gia tăng thấp.
4> Ví dụ về tác động tích cực của Hội nhập quốc tế:
- Giúp hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô,
nguồn lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho nhiều dân cư và
gia tăng phúc lợi xã hội : ( các ngành nghề như : ngoại thương , xuất khẩu
lao động , doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như : Công ty TNHH Dệt
và nhuộm Hưng yên, CT TNHH dịch vụ và phân phối senko.v.v…Ngoại
ngữ trở thành môn học bắt buộc ở lĩnh vực giáo dục…các lễ hội giao lưu
văn hóa giữa các nước thường được tổ chức. )

Chủ đề 30: Trình bày những phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả của hội
nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam? Liên Hệ với trách nghiệm của sinh viên?

Trả lời :

1> Những phương hướng để nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt
Nam :

1 Thực tiễn thế giới luôn vận động, thay đổi, do đó tư duy nhận thức phải thay
đổi linh hoạt, thậm chí phải dự báo được sự thay đổi đó để có được những chiến
lược, sách lược, bước đi hội nhập phù hợp, hiệu quả.

2, Tham gia hội nhập không để rơi vào bị động, chạy theo.

3, cần có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức trong việc đề ra chủ trương,
mục tiêu hội nhập và cách thức hành động. có tầm nhìn chiến lược dài hạn về
mục tiêu theo từng lĩnh vực hội nhập quốc tế.

4, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin nhằm nâng cao nhận thức
của toàn xã hội về hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và các cam kết hội
nhập ở từng lĩnh vực, với từng chủ thể hội nhập nói riêng.

5, chủ động xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện khuôn khổ hành lang pháp lý
trong nước để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước, đồng thời hỗ trợ và tận
dụng tốt nhất các cơ hội, điều kiện quốc tế mà tiến trình hội nhập quốc tế đem
lại.

6, huy động và củng cố sức mạnh vật chất với huy động và phát huy sức mạnh
tinh thần; kết hợp sức mạnh tự thân, nội lực, sức mạnh dân tộc với sự đồng tình,
củng cố của bạn bè quốc tế, sức mạnh thời đại để thực hiện việc hội nhập thực
chất, hiệu quả. Đặc biệt, cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực tham gia hội
nhập cả về chuyên môn, luật pháp, ngoại ngữ, văn hóa.
7, Quá trình hội nhập cần đi vững chắc theo từng cấp độ từ nhỏ đến lớn, đưa
các mối quan hệ đi vào chiều sâu và nâng cấp các khuôn khổ hợp tác một cách
bền vững. Thực tế cho thấy, trong quá trình hội nhập của Việt Nam, từ việc gia
nhập ASEAN (1995), gia nhập ASEM (1996), APEC (1998), WTO (2002), với
hội nhập kinh tế quốc tế… giờ đây Việt Nam đã, đang mở rộng hội nhập trong
các lĩnh vực khác từ chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đến an ninh, quốc
phòng, khoa học, công nghệ.

8, , ứng xử khôn khéo, linh hoạt giữa hai mặt hợp tác và đấu tranh trong hội
nhập quốc tế theo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, mọi chủ trương, hoạt động hội
nhập phải kiên trì, kiên định nguyên tắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Đồng thời, phải linh hoạt, mềm dẻo trong đàm
phán, giải quyết các vấn đề bất đồng, những nội dung chưa tạo được tiếng nói
chung.

9, hội nhập vừa theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, song phải có tính chọn
lọc cao. Nghĩa là, bất cứ lĩnh vực nào có lợi cho quốc gia, nhân dân thì cần khai
thác triệt để.

+ Xu thế chung của thế giới hiện tại đang là hòa bình, hợp tác và phát triển, với xu thế
phát triển là trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm đang ngày càng rõ nét hơn. Kết
hợp với việc xu hướng phát triển của thế giới đang hướng về các nước đang phát triển,
từ Tây sang Đông; với tư cách là một đất nước đang phát triển, và cũng là một đất
nước có quan hệ kinh tế đa dạng hoàn toàn có thể tận dụng được xu hướng này.

+ Việt Nam hiện là thành viên của rất nhiều cơ chế hợp tác đa phương( tiêu biểu có thể
kể đến như diễn đàn APEC, ASEAN, Liên hiệp quốc,CPTPP,…). Mặc dù các cơ chế
này có chức năng chồng chéo, tính ràng buộc thấp, hiệu quả hợp tác hạn chế, nhưng
chỉ riêng sự tồn tại tiếp tục của chúng cũng đã là một điều kiện thuận lợi cho Việt
Nam. Thông qua các thể chế này Việt Nam tiếp tục có phạm vi hoạt động đối ngoại
rộng. Cụ thể, tham gia vào các cơ chế đa phương trong khu vực giúp tiếng nói của Việt
Nam có trọng lượng hơn.

2> Liên hệ với sinh viên :


- Có thể nói sinh viên vừa là nguồn lao động tri thức tiềm năng vừa là chìa
khóa để phát triển nền kinh tế - xã hội Việt Nam
- Ngày này hàng trăm trường đại học xây dựng và cung cấp hàng ngàn cử
nhân ưu tú cho tất cả các ngành nghề có trên Việt Nam và thế giới.
- Rất nhiều sinh viên trẻ với hàng ngàn ý tưởng khởi nghiệp và kêu gọi vốn
đầu tư đc rất nhiều doanh nghiệp trên cả nước săn đón và coi trọng nhiều
quỹ học bổng, chương trình hướng nghiệp , quỹ du học dành cho hs sv để
phát triển tài năng của mk đóng góp cho nước nhà.

You might also like