You are on page 1of 33

CHƯƠNG 2: HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC CHỦ

THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG


I. NỀN SẢN XUẤT THỊ TRƯỜNG

1. Khái niệm

- Lịch sử nhân loại trải qua 2 mô hình sx KT cơ bản là sx tự cung tự cấp và sx hàng

hóa.

+ Sản xuất hàng hóa: sx ra sản phẩm để trao đổi nền KT hàng háo khi phát triển

cao hơn nữa thì gọi là nền KT thị trường

 Điều kiện ra đời:

+Phân công lao động XH

+Sự tách biệt về KT giữa những người sx

+ Sản xuất tự cung tự cấp(tồn tại chủ yếu trong thời kỳ nguyên thủy) (vd: nhà trồng rau thì ăn rau, sx
cái gì sd cái đó…),(Vd như 1 người họ đi săn bắn hái lượm trồng trọt và dệt may và mục đích chính
của những hoạt động này là để phục vụ cho nhu cầu cho bản thân gia đình bộ tộc của họ mà thôi,
tức là một gia đình có thể tự sản xuất ra hầu hết những cái thứ mà họ cần dùng như là công cụ lao
động, quần áo, cũng như là lương thực thực phẩm mà họ không có sự trao đổi mua bán sản phẩm
với người khác thì đó được coi là tự cấp tự túc và trải qua nhiều thế kỷ thì sản phẩm lao động đã trở
nên đa dạng phong phú và nhu cầu sử dụng của con người ngày một tăng cao những cái sản phẩm
được sản xuất ra không chỉ để thỏa mãn những nhu cầu của người sản xuất mà còn để trao đổi với 4
cách là những hàng hóa điều này có nghĩa là kinh tế hàng hóa hay còn gọi là sản xuất hàng hóa đã ra
đời.) sx ra sản phẩm để tự tiêu dùngnền KT tự nhiên

 Mô hình tổ chức sx KT

+Sản phẩm được sx để trao đổi bán ra thị trường

+Tồn tại trong môi trường cạnh tranh

+ phá vỡ sự bảo thủ trì trệ và khép kín của hoạt động KT

+ tạo điều kiện xây dựng nền sx lớn vì mở ra sản lượng lớn

2. Điều kiện tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa

* Phân công lao động XH đạt trình độ nhất định (tức là điều kiện KT – kỹ thuật) (Điều kiện cần)

- KN: là sự phân chia nguồn lực lao động sx của XH vào các ngành KT< theo hướng chuyên môn hóa
tuân theo các quy luật khách quan.(VD: ví dụ như người nông dân họ chỉ làm công việc là trồng trọt
thôi thì từ từ họ sẽ tích lũy kinh nghiệm cải tiến công cụ lao động thì năng suất lao động sẽ tăng lên
dần dần thì cái sản phẩm mà họ làm ra tức là lúa gạo hay là rau củ gì đó sẽ nhiều hơn so với nhu cầu
sử dụng của họ nhưng người đó lại phải cần nhiều cái loại sản phẩm khác chẳng hạn như là thịt để
ăn, rồi vải vóc quần áo để mà mặc cho nên người nông dân này sẽ mang số lương thực dư thừa của
họ để mà đổi lấy thịt rồi đổi lấy vải quần áo, ngược lại thì cái người dệt vải hay là cái người mang
quần áo đó họ dệt họ may hoài xong họ cũng lên tay lên chân số vải số quần áo làm ra thì cũng dư
thừa mặc hoài thì không hết mà quan trọng thì họ cũng cần có cái để mà bỏ vào miệng thế nên là họ
đương nhiên sẽ đem vải để đổi với ông nông dân thừa cơ mà thứ vải bên trên) (trước kia thì trong
nền kinh tế tự nhiên, nếu như một người phải làm tất cả các công việc từ trồng trọt chăn nuôi may vá
xây dựng, ở nền sản xuất hàng hóa thì mỗi người sẽ chuyên môn hóa sx tức là họ sẽ đảm nhận một
công việc và chủ yếu làm công việc đó mà thôi có người thì chuyên trồng trọt có người thì chuyên
chăn nuôi người thì lại chuyên dệt may và các bạn biết đó khi mà con người ta làm một cái công việc
gì mãi thì năng suất lao động sẽ được tăng lên tức là họ có nhiều kinh nghiệm lên tay nghề rồi công
cụ lao động được nâng cấp từ đó dẫn đến cái số lượng sản phẩm lao động vượt xa cái nhu cầu của
người này và đương nhiên nhu cầu của con người thì phải đòi hỏi nhiều loại sản phẩm như là lương
thực quần áo phương tiện chứ không lẽ có ăn mà hổng mặc rồi mặc mà không ăn đúng không cho
nên là họ sẽ lấy những cái sản phẩm dư thừa của họ để mà đi để đem trao đổi với những sản phẩm
khác)

- Tác dụng khi phân công lao động XH đạt trình độ cao: làm cho tính chuyên môn

hóa sx ngày càng cao dẫn tới 2 hệ quả:

+ Thứ 1: Năng suất lao động tăng sp dư thừa nhiều nhà sx ko dùng hết

trao đổi

+ Thứ 2: Mỗi nhà sx chỉ tạo ra 1 số sp mà nhu cầu lại cần nhiều sp trao đổi
Phân công lao động xã hội nên mỗi người chỉ sản xuất sẽ làm một công việc

cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song, cuộc

sống của mỗi người lại có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm

cho nhau. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng

hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.

* Tồn tại sự tách biệt tương đối về KT giữa các nhà sx (tức là điều kiện KT – XH) (Điều kiện đủ)

-Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, do đó

xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động.

-Quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất làm cho người sản xuất độc lập,

đối lập nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ

thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu

dùng sản phẩm của người khác phải thông qua mua- bán hàng hoá, tức là phải trao

đổi dưới những hình thái hàng hoá.

=>Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện trên, nếu thiếu

một trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động

không mang hình thái hàng hoá.

- KN: Là sự độc lập về sở hữu tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người sx kinh
doanh.(VD: ví dụ như là sản phẩm của anh A làm ra là thuộc quyền sở hữu của anh A, anh A muốn dùng hay là
đem đi đổi đi bán gì đó là cái quyền của ảnh, anh B mà muốn dùng cái sản phẩm của anh A thì anh B phải có cái
gì đó để mà trao đổi hoặc là mua lại của anh A chứ không thể nào mà dùng chung được )

Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ á thì người chủ nô sẽ có nhiều nô lệ và mỗi người nô lệ này sẽ phải làm những
công việc khác nhau và tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau tức là cũng đã có sự phân công lao động rồi thế
nhưng thì họ lại không có sự tách biệt về mặt kinh tế sản phẩm của họ làm ra lại thuộc quyền sở hữu của chủ
nô, nô lệ đâu có được phép tự mang sản phẩm lao động của mình thì trao đổi mua bán với nhau đâu cho nên
là sản phẩm lao động của họ không được Xem là hàng hóa và chỉ khi nào mà người chủ nô mang sản phẩm lao
động đó đi mua bán trao đổi á thì số sản phẩm đó mới được coi là hàng hóa ở đây thì người chủ nô khác với
người nô lệ là họ được quyền sở hữu và có sự tách biệt về mặt kinh tế

- Tác dụng của sự tách biệt về KT giữa những nhà sx( Do chế độ tư hữ về tư liệu sx quy định)

+ Tạo nên sự sòng phẳng, minh bạch trong hoạt động KT  thị trường mua bán,

trao đổi mới tồn tại, phát triển

3. Mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất hàng hóa

- Là vừa tồn tại tính chất XH, vừa tồn tại tính chất tư nhân  còn gọi là mâu thuẫn

giữa lao động XH vs lao động cá biệt.

- Nền sx hàng hóa có tính chất XH vì:

+ Thứ nhất: sp được sx ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của XH

+ Thứ 2: quá trình sx 1 sp luôn là sự liên kết nhiều nhà sx

- Nền sx hàng hóa có tính chất tư nhân vì:

+ Mỗi chủ thể sx kinh doanh là độc lập, tự chủ nên ý chí chủ quan của các nhà

đầu tư, chủ doanh nghiệp sẽ chi phối các quá trình KT, chi phối thị trường

* Tác động:

- Tích cực: tạo nên động lực thúc đẩy nền KT hàng hóa phát triển vì mỗi nhà đầu

tư, chủ doanh nghiệp đều phải cố gắng tạo ra sp phù hợp vs nhu cầu XH

- Tiêu cực: tạo nên rủi ro khủng hoảng KT khi ý chí chủ quan của các nhà đầu tư,

chủ doanh nghiệp áp đặt quyết định đầu tư sx kinh doanh ko phù hợp xu thế thị

trường trong XH

4. Ưu thế của nền sx hàng hóa

- Lực lượng sx phát triển

Thúc đẩy phân công lao động XH sx chuyên môn hóa sâu năng suất lao động

ngày càng cao

- Phát huy sự năng động, sáng tạo của nguồn nhân lực

Nền sx hàng hóa dựa trên tính cạnh tranh tạo động lực thúc đẩy mọi doanh

nghiệp
- Tạo điều kiện phát huy các lợi thế so sánh của mọi quốc gia

Tính chất mở thúc đẩy các quốc gia hội nhập thị trường thế giới tạo xu

hướng toàn cầu

Tính chất mở thúc đẩy hợp tác KT giữa các quốc gia tạo nên sự giao lưu các

nần văn hóa

- Tạo điều kiện tiếp thu các giá trị văn minh nhân loại, xây dựng nền văn hóa tiên

tiến

II. HÀNG HÓA

1. Khái niệm

-Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của
con người thông qua trao đổi, mua bán.

VD: thịt heo, con cá, quần áo, rau củ….là sp của lao động vì con người sx ra,trồng trọt và nuôi
được. nó thỏa mãn nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của con người. khi đem ra chợ bán thì
nó cũng thảo mãn cái yêu cầu cuối là trao đổi mua bán là hàng hóa

-Phân loại: Vật thể(Vd điện thoại, xe máy,…) & Phi vật thể(Vd dịch vụ internet, phim ảnh,…)

-Hàng hóa có nhiều loại: Hàng hóa hữu hình – Hàng hóa vô hình; Hàng hóathông thường – Hàng
hóa đặc biệt; Hàng hóa tư nhân – Hàng hóa công cộng..

2. Hai thuộc tính của hàng hóa (giá trị sử dụng và giá trị)

* giá trị sử dụng

- KN: là toàn bộ công dụng, lợi ích của hàng hóa, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

của con người trên cả 2 mặt vật chất và tinh thần.

VD: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, áo để mặc, âm nhạc để con người giải trí, máy móc nguyên vật
liệu là để sản xuất,…

 Lưu ý rằng, XH càng phát triển thì:

+ Nhu cầu tinh thần ngày càng quan trọng hơn

+ Giá trị sử dụng về tinh thần là yếu tố khiến cho hàng hóa có sức cạnh tranh

- Đặc điểm của phạm trù giá trị sử dụng:

 Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định. Với ý nghĩa
như vậy, giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng xác định mặt nội dung vật chất
của hàng hóa và nó là căn cứ để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác.
 Mỗi hàng hóa có một hay nhiều công dụng(VD: gạo để nấu cơm ăn hoặc để nấu rượu,…) mà
không phải ngay một lúc đã phát hiện được hết mà nó phải được phát hiện dần dần trong
quá trình phát triển của khoa học và công nghệ.(VD: ngày sưa thì ngta thường dùng trái nuỏi
để ăn thôi, rồi từ từ họ dùng bưởi để làm chè bưởi, rồi đến khi khoa học công nghệ tiên tiến
hơn thì họ chiết xuất tinh dầu bưởi dùng để dưỡng tóc,…)
 Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, khi chưa tiêu dùng nó ở
dạng tiềm năng.
 Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người trực tiếp sản xuất ra nó
mà cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi, mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản xuất
hàng hóa phải luôn quan tâm đến nhu cầu xã hội nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó. Vì thế,
có thể nói, giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi. (VD: anh nông dân trồng
chuối để đem chuối đi bán, mà chuối của anh này kém chất lượng quá, nhỏ quá mà còn bị hư
nữa thì không đáp úng nhu cầu của người mua được, vì người mua họ cần cái giá trị sử dụng
nên anh không đáp ứng được nhu cầu của họ thì họ sẽ không mua của anh nữa, cho nên anh
phải chú ý làm sao cho cái giá trị sử dụng của sản phẩm mình đem đi bán hay trao đổi phải
chất lượng và ngày càng nâng cao)

Giá trị trao đổi: là quan hệ tỷ lệ về lượng khi trao đổi hàng hóa cho nhau.

VD: 1 xe máy đổi được 20 tấn thóc

 Tỷ lệ 20/1 là giá trị trao đổi của xe máy lấy tấn thóc

Câu hỏi đặt ra là: “Tại sao giá trị trao đổi của xe máy lấy tấn thóc lại là con số

20/1 mà ko phải 1 con số khác?”

Câu trả lời: “Sở dĩ có tỷ lệ trao đổi đó là vì giá trị KT của xe máy gấp 20 lần tấn

thóc.”

Nguyên nhân hình thành phạm trù giá trị: Do sự trao đổi hàng hóacần xác định

giá trị của mỗi hàng hóa, để xác lập tỷ lệ trao đổi phù hợp

Cơ sở nào tạo nên giá trị, để từ đó có thể so sánh giá trị?

Phải là 1 cơ sở chung, 1 nền tảng chung, tồn tại trong mọi hàng hóa

Nhìn lại KN hàng hóa, thì yếu tố chung nhất của mọi hàng hóa là gì?

Cơ sở chung nhất của mọi hàng hóa là đều kết tinh lao động XH

Vây lao động là yếu tố duy nhất tạo nên giá trị hàng hóa

* giá trị

- KN: Giá trị hàng hóa là hao phí lao động XH của nhà sx kết tinh trong hàng hóa

VD: trong 1 khu chợ, chị A có 1 cái áo và anh B có 20 quả trứng gà, chị A và anh B trao đổi cái sản
phẩm của họ với nhau, trong tình huống này cái áo và quả trứng gà này là vật mang giá trị trao đổi.
Vấn đề đặt ra là, tại sao cái áo và trứng gà llaf 2 hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau mà lại có thể
trao đổi được với nhau, tại vì cái áo là để mặc còn trứng gà là để ăn. Hơn nữa thì chúng lại trao đổi
với nhau theo 1 cái tit lệ nhất định là 1 cáo áo đổi 20 trứng gà. Tại sao? Khi 2 hàng hóa khác nhau
là cái áo và trứng gà có thể trao đổi được với nhau thì phải có 1 cơ sở chung nào đó. Mác cho rằng
điểm chung đó chính là Chúng đều là kết quae của sự hao phí sức lao động để sx ra cái áo và trứng
gà. Chị A và anh B đều phải hao phí lao động để sx ra chúng tức là cả 2 anh đều phải bỏ thời gian
công sức để làm ra 2 cái sản phẩm này. Sở dĩ phải trao đổi theo 1 cái tỉ lệ nhất định là 1 cái áo = 20
quả trứng thì chị A và anh B cho rằng: thời gian công sức để sx ra 1 cái áo = công sức để sx ra 20 quả
trứng. Như vậy thì lao động hao phí để sx ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của
hàng hóa. Sản phẩm nào lao động hao phí để sx ra chúng càng nhiều thì giá trị của chúng càng cao.)

- Đặc điểm của phạm trù giá trị:

+ Là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại khi có sự trao đổi hàng hóa

+ Được thể hiện trong lĩnh vực lưu thông trao đổi, mua bán

+ Giá trị là nội dung, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị

2.2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

-Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị vì lao động của

người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt, đó là lao động cụ thể và lao động trừu

tượng. C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt đó.

a. Lao động cụ thể

-Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn
nhất định.(VD: làm nông nghiệp, lái xe, bán hàng,…)

-Mỗi một lao động cụ thể có mục đích riêng, công cụ lao động, đối tượng lao

động, phương pháp lao động, và kết quả lao động riêng. Mỗi lao động cụ thể tạo ra

một giá trị sử dụng nhất định. Khoa học- kỹ thuật càng phát triển, các hình thức lao

động cụ thể càng đa dạng phong phú

VD: Thợ mộc thì mục đích lao động là sx ra bàn ghế, đối tượng lao động là gỗ, phương pháp lao động
là đục đẽo, công cụ lao động là cái cưa, kết quả lao động là tạo ra được những bộ bàn ghế.

Còn thợ may thì mục đích lao động là sx ra quần áo, đối tượng lao động là vải, phương pháp lao
động là đo, cắt vải, vận hành máy may để may vải, công cụ lao động là máy may, cây kim, kéo, kết quả
lao động là tạo ra được quần áo.

Người thợ làm gốm sứ thì mục đích lao động của họ là sản xuất đồ gốm sứ như là chén bát= gốm
sứ, còn đối tượng lao động của họ là đất sét, công cụ lao động của họ là bàn xoay để mà xoay đất,
cây lăng để mà cán đất, công cụ để mà tạo hình, phương pháp lao động của họ là dùng các thao tác
như là nắn đất thành hình rồi tạo hình trên bàn xoay rồi dùng dụng cụ để điêu khắc trang trí lên, kết
quả lao động của họ là những cái chén cái bát làm= gốm sứ

-Mỗi lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định. Khoa học- kỹ thuật càng phát triển, các
hình thức lao động cụ thể càng đa dạng phong phú. (VD: như lao động cụ thể của người thợ làm gốm
sẽ tạo ra sản phẩm là chén bát làm= gốm, còn lao động cụ thể của người thợ may sẽ tạo ra sản phẩm
là các quần cái áo, ta thấy giá trị sử dụng chính của chén bát là để đựng thức ăn khác với giá trị sử
dụng của quần áo là để mặc)

-và trong đời sống xã hội có vô số những hàng hóa với những giá trị sử dụng khác nhau do lao động
cụ thể đa dạng muôn hình muôn vẻ tạo nên phân công lao động xã hội càng phát triển thì xã hội ngày
càng nhiều ngành nghề khác nhau các hình thức lao động cụ thể càng phong phú và đa dạng (ví dụ
như ngày xưa nước chúng ta trồng lúa thì người nông dân sẽ bao hết tất cả các công việc từ cày xới
đất cho đến gieo giống rồi gặt lúa luôn nhưng xã hội ngày càng phát triển máy móc thiết bị nông
nghiệp ngày càng phổ biến thì sẽ xuất hiện những cái ngành nghề như là nghề cày đất rồi nghề gặt
lúa luôn và những ngành nghề đó sẽ có các hình thức lao động cụ thể khác nhau dẫn đến lao động cụ
thể ngày càng phong phú và đa dạng) (ví dụ như hoạt động xây nhà ở thập kỷ 80 ngta xây một ngôi
nhà đã phải tự thiết kế ngôi nhà của mình tự thi công xây dựng và chỉ có một vài người bạn hỗ trợ
cho việc xây dựng, nhưng ngày nay do nhu cầu của xã hội ngày càng cao về điều kiện nơi ăn chốn ở
thay vì việc ăn no mặc ấm thì nó chuyển sang thành là ăn ngon mặc đẹp đến khi xây một ngôi nhà thì
còn có rất nhiều công đoạn và được phân công lao động rõ rệt đầu tiên là lao động cụ thể của kiến
trúc sư thiết kế công trình, việc thi công công trình lại do lao động cụ thể của người xây dựng, việc
thiết kế hệ thống điện nước là do lao động cụ thể của người thợ điện thợ nước…)

-Là phạm trù vĩnh viễn.(Vd: ví dụ như là lao động cụ thể của người làm bánh mì thì nó vẫn là công
việc tạo ra bánh mì và chắc chắn rằng nó không thể tạo ra quần áo hay đồ kim khí khi nó ở một cái
hình thái kinh tế xã hội khác) lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng nên điều này cũng lý giải việc giá
trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.

b. Lao động trừu tượng

-Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hoá, không kể đến hình thức cụ thể của
nó, đó là sự hao phí sức lao động nói chung của con người về cơ bắp, thần kinh, trí óc.(VD: như lao
động của người thợ gốm và lao động của người thợ may nếu mà xét về cái mặt lao động cụ thể thì sẽ
hoàn toàn là khác nhau nhưng mà nếu gạt bỏ đi tất cả những cái sự khác nhau ấy sang một bên thì
chúng chỉ còn có một cái chung đó là họ đều phải tiêu phí sức óc, sức lực và sức thần kinh của con
người thì cái sự tiêu hao sức lao động về cơ bắp thần kinh trí óc nói chung của cái người thợ gốm và
người thợ may này để tạo ra hàng hóa của họ chính là lao động trừu tượng và chính cái lao động
trừu tượng này sẽ tạo ra giá trị của hàng hóa bởi vì giá trị của hàng hóa là do lao động của người sản
xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa và lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh trao đổi các giá
trị sử dụng khác nhau)

VD: không cần biết cái người lao động đó lầ thợ mộc hay thợ may mà chỉ quan tâm đến cái vấn đề
tiêu hao sức lao động nói chung

*Đặc điểm

-Lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa . (VD: lao động trừu tượng của người sản xuất xe máy
sẽ cao hơn lao động trừu tượng của người nuôi gà vì do hao phí lao động xã hội để làm ra một chiếc
xe máy sẽ nhiều hơn cao hơn cho việc nuôi một con gà và đương nhiên là khi bán ra thị trường thì
một chiếc xe máy có giá cả cao hơn giá cả của một con gà)

-Lao động trừu tượng là lao động đồng nhất và giống nhau về chất.

* Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ánh tính chất tư nhân

và tính chất xã hội của lao động:

- Tính chất tư nhân( LĐ cụ thể) biểu hiện ở chỗ: việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào,

sản xuất cho ai là công việc riêng của cá nhân chủ sở hữu về tư liệu sản xuất. Vì vậy,

lao động đó mang tính chất tư nhân, hay lao động cụ thể của người sản xuất là biểu

hiện của lao động tư nhân

- Tính chất xã hội (LĐ xã hội) biểu hiện ở chỗ: lao động của người sản xuất hàng hóa, nếu
xét về mặt hao phí sức lực nói chung, tức lao động trừu tượng, thì nó luôn là một bộ

phận của lao động xã hội thống nhất, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội,

nên lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội

* Lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau:

- Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn

khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu xã hội(VD: ví dụ tôi là nhà sản xuất tư nhân tôi sản xuất được
5 triệu đôi dép một năm, cái số lượng dép đó thì chưa chắc đã phù hợp với nhu cầu của xã hội, khi
sản xuất vượt quá nhu cầu của xã hội thì sẽ có một số dép không bán được tức là không thực hiện
được giá trị do vậy thì tính chất tư nhân và tính chất xã hội ở đây mâu thuẫn với nhau)

- Mức hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động mà
xã hội có thể chấp nhận được ( VD: theo tính toán về chi phí sản xuất một đôi dép thì phải bán ra
ngoài thị trường với giá là 2 triệu 1 đôi thì doanh nghiệp của tôi mới có lãi, nhưng với mức giá đó thì
xã hội không chấp nhận được người tiêu dùng có thể mua dép Trung Quốc với giá vài trăm nghìn
đồng mà vẫn được đôi dép với mẫu mã rất bắt mắt, do vậy hàng hóa của tôi không bán được khi đó
hàng hóa không bán được hoặc bán được nhưng không thu được thu hồi được chi phí lao động bỏ ra
vậy tính chất 4 nhân và tính chất xã hội ở đây lạu mâu thuẫn với nhau)

Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản
xuất hàng hóa.

3. Lượng giá trị hàng hóa

a. Lượng giá trị của hàng hóa

- KN: Lượng giá trị hàng hóa là lượng hao phí lao động XH để sx ra hàng hóa đó

VD: Lao động của người thợ mộc, người thợ may đều phải hao phí óc, sức lực, thần kinh và cơ bắp
để tạo ra cái bàn, cái ghế, bộ đồ

* Lượng lao động đã tiêu hao đó được đo bằng thời gian lao động. Thời gian

lao động này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị

sản xuất cá biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.

VD thời gian lao động cá biệt: Trên thị trường để đơn vị A sx 1m vải trong 4h, đơn vị B sx 1m vải trong
6h, thời gian lao động cá biệt của đơn vị A sẽ là 4, thời gian lao động cá biệt của đơn vị B là 6. Vậy thì
thời gian lao động xã hội cần thiết sẽ bằng 4+6 chia 2=5

-Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá

trị sử dụng nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một

trình độ thành thạo trung bình, trình độ công nghệ trung bình, cường độ lao động

trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.


VD thời gian lao động cá biệt: Trên thị trường để đơn vị A sx 1m vải trong 4h, đơn vị B sx 1m vải trong
6h, thời gian lao động cá biệt của đơn vị A sẽ là 4, thời gian lao động cá biệt của đơn vị B là 6. Vậy thì
thời gian lao động xã hội cần thiết sẽ bằng 4+6 chia 2=5

Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của người
sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.

* Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của hàng hóa bao gồm: Hao phí lao động quá khứ ( chứa trong
các yếu tố như nhà xưởng, máy móc, công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu, ký hiệu là C)+ Hao phí
lao động sống hay giá trị mới được tạo ra (V+m).

Lượng Giá trị của hàng hóa = c + v + m

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa (tglđxhct)

Tất cả những yếu tố nào ảnh hưởng đến thời gian lao động xã hội cần thiết đều

ảnh hưởng đến số lượng giá trị của hàng hóa:

*Thứ nhất, năng suất lao động

- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản
xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản
phẩm.

VD: Ngày xưa áo quần may bằng tay, bây giờ thì may bằng máy nên năng xuất sẽ nhiều hơn ( cho ta
thấy có thể phân biệt thời đại qua năng suất lao động)

- Năng suất lao động tỷ lệ nghịch với lượng giá trị hàng hoá

- Năng suất lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ lành nghề của

người lao động, trình độ phát triển khoa học - công nghệ, phương pháp tổ chức, quản

lý lao động, quy mô và hiệu quả của tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên…

* Thứ hai, Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, tích

cực của hoạt động lao động trong sản xuất (phản ánh sự căng thẳng mệt nhọc của

người lao động). VD: công ty trước đó sx cần 2h/sp và sau khi tăng năng suất lao động thì chỉ cần
1h/sp

-Khi tăng cường độ lao động lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một

đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương

ứng còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi. Xét về bản chất, việc

tăng cường độ lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động.

* Thứ ba, mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động

-Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa. Theo
mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
 Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người lao động bình thường nào không cần
phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.(Vd bán tạp hóa, phát tờ rơi,…)
 Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên
môn lành nghề .(VD: luật sư, bác sĩ, gvien, công an,…

Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. C. Mác viết
“Lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được nâng lên lũy thừa, hay nói đúng hơn, là lao động
giản đơn được nhân bội lên”.

* Một số điều cần lưu ý:

- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn 1 nhu cầu nào đó của con

người thông qua trao đổi, mua bán.

- Hàng hóa có 2 thuộc tính là: thuộc tính giá trị sử dụng và thuộc tính giá trị. Hai

thuộc tính có mối quan hệ biện chứng.

- Khi đem trao đổi cần xác định lượng giá trị của hàng hóa. Lượng giá trị hàng hóa

được đo bằng thời gian lao động XH cần thiết. Trong thực tế, giá trị của sản phẩm

trên thị trường sẽ do nhóm nhà sx lớn định đoạt.

III. TIỀN TỆ

1. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành tiền tệ trong lịch sử


Câu hỏi đặt ra: “Tại sao trong lịch sử, con người lại phát minh ra 1thứ gọi là

TIẾN?”

Câu trả lời: Vì cần phải có 1 hình thái làm đơn vị đo lường giá trị của các hàng

hóa khi trao đổi trên thị trường

-Trong lịch sử, nhân loại phát triển các hình thái đo lường giá trị khác nhau, đi từ

hình thái giản đơn của giá trị đến hình thái tiến bộ, tối ưu nhất là hình thái tiền tệ.

2. Bốn hình thái đo lường của giá trị

* Hình thái giản đơn (ngẫu nhiên) của giá trị

- KN: Là hình thái đo lường giá trị dựa trên sự trao đổi đơn nhất 1 hàng hóa này lấy 1 hàng hóa khác.

Như vây, tự thân mỗi hàng hóa ko thể nói lên giá trị của mình

Cần phải có 1 hàng hóa khác đóng vai trò làm vật ngang giá

VD: 1 cái rìu 20 kg thóc

 Thóc là vật ngang giá, đo lượng giá trị cái rìu

- Đặc điểm:

+Xuất hiện khi xã hội cộng đồng nguyên thủy tan rã


+Trong hình thái giá trị giản đơn, hàng hóa A không tự thể hiện được giá trị của mình mà
phải thông qua hàng hóa B, do đó, giá trị của hàng hóa A được gọi là hình thái tương đối của
giá trị. Hàng hóa B là phương tiện biểu hiện giá trị của hàng hóa A. Do đó nó được gọi là hình
thái ngang giá của giá trị.

+Trong hình thái giá trị giản đơn, mỗi 1 hàng hóa chỉ có quan hệ với 1hàng hóa duy nhất khác
biệt với nó.

+Tỷ lệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp vật lấy vật.

+Hàng hoá đóng vai trò vật ngang giá là hình thái phôi thai của tiền tệ.

+ Dựa trên trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng

+ Tỷ lệ trao đổi và hành vi trao đổi diễn ra ngẫu nhiên

* Hình thái toàn bộ (mở rộng) của giá trị

- KN: Là hình thái đo lượng giá trị dựa trên sự trao đổi thường xuyên 1 loại hàng

hóa này lấy nhiều loại hàng hóa khác.(Khi lực lượng sản xuất phát triển, sau phân công lao động xã hội lần
thứ nhất,năng suất lao động xã hội tăng lên thì sản phẩm thặng dư cũng nhiều hơn, do đó, trao đổi hàng hóa
cũng thường xuyên hơn. Khi đó, một hàng hóa có thể được trao đổi vớinhiều hàng hóa khác)

VD: 1 cái rìu =20 kg thóc

=05 con gà

=03 mét vải

=0,1 chỉ vàng…

Vật ngang giá của rìu được mở rộng ra nhiều thứ khác nhau

- Đặc điểm: + Dựa trên trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng: H – H’

+ Mỗi hàng hóa lại có quá nhiều vật ngang giá khác nhau

* Hình thái chung của giá trị

- KN: Là hình thái đo lượng giá trị dựa trên việc cộng đồng đã chọn 1 hàng hóa

làm vật ngang giá chung cho mọi hàng hóa khác.(Khi lực lượng sản xuất phát triển hơn một bậc nữa, sản
phẩm thặng dư sẽ nhiềuhơn nữa làm cho trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển, dần dần xuất hiện hàng
hóatrung gian trong trao đổi. Những hàng hóa trung gian phải mang tính thông dụng, cóý nghĩa kinh tế đối với
một bộ tộc, một địa phương, một vùng… Khi đã có hàng hóatrung gian, người ta dễ dàng hơn trong việc trao
đổi lấy hàng hóa mà họ cần. Hình thái mở rộng của giá trị đã phát triển thành hình thái chung của giá trị)

VD: 20 kg thóc =1 cái rìu

Hoặc 05 con gà

Hoặc 03 mét vải

Hoặc 0,1 chỉ vàng…

- Đặc điểm:

+Dựa trên trao đổi qua trung gian là vật ngang giá chung H – Vật ngang giá chung – H’
+Ở đây, giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá
chung. Tuy nhiên, vật ngang giá chung chưa ổn định ở một thứ hàng hoá nào. Các địa phương khác
nhau thì hàng hoá dùng làm vật ngang giá chung cũng khác nhau

* Hình thái tiền tệ

- KN: Là hình thái đo lượng giá trị dựa trên việc toàn XH thống nhất chọn 1 hàng

hóa đặc biệt làm vật ngang giá chung duy nhất cho mọi hàng hóa khác.

Ví dụ: 1 m2 vải

hoặc 2 cái rìu = 0,1 chỉ vàng

hoặc 5 kg thóc

v. v…

Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở một hàng hóa độc tôn và phổ biến thì hình thái
tiền tệ xuất hiện.

Khi bạc và vàng cùng làm chức năng tiền tệ thì chế độ tiền tệ gọi là chế độ song bản vị. Khi
chỉ còn vàng độc chiếm vị trí tiền tệ thì chế độ tiền tệ được gọi là chế độ bản vị vàng.Tại sao vàng và
bạc, đặc biệt là vàng lại có được vai trò tiền tệ như vậy?

- Thứ nhất, nó cũng là một hàng hoá, chúng có cả giá trị sử dụng và giá trị. Giá

trị sử dụng của vàng, bạc như dùng làm đồ trang sức, làm các chi tiết sản phẩm công

nghiệp… Giá trị của vàng, bạc được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản

xuất ra chúng bao gồm hao phí lao động để tìm kiếm, khai thác, chế tác vàng bạc. Vì

vậy, chúng có thể mang trao đổi với các hàng hoá khác.

- Thứ hai, nó có những ưu điểm từ thuộc tính tự nhiên như: thuần nhất, dễ chia

nhỏ, dát mỏng, ít hao mòn, dễ vận chuyển, với trọng lượng nhỏ nhưng có giá trị cao...

- Đặc điểm:

+ Là hàng hóa đặc biệt

+ Được XH chọn làm vật ngang giá chung duy nhất

+ Dùng để đo lường giá trị của mọi hàng hóa khác và phương tiện trao đổi

Lịch sử nhân loại cho thấy: con người lựa chọn thứ hàng hóa đặc biệt làm tiền tệ chính là VÀNG,
BẠC.

*Bản chất của tiền

-Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất và trao
đổi hàng hoá.
-Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vật ngang giá chung thống
nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản
xuất hàng hoá

3. Các chức năng cơ bản của tiền tệ

* Chức năng thước đo giá trị( chức năng cơ bản): là chức năng gốc, gắn liền vs sự ra đời của tiền tệ

VD: Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ. Một đôi giày bảo
hộ có giá trị bằng 5 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm). Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng
(tiền đồng được đúc từ đồng). Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng hoá
tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

- Nếu nền kinh tế chỉ có ba mặt hàng, ví dụ: vải, gạo, muối thì chỉ có ba giá để có thể trao đổi
thứ này với thứ khác: giá của một mét vải tính bằng bao nhiêu kiliogram gạo, giá của một mét vải
tính bằng bao nhiêu kilogram muối và giá của một kilogram gạo tính bằng bao nhiêu kilogram muối.
Nếu có mười mặt hàng, chúng ta sẽ có 45 giá để trao đổi mặt hàng này với mặt hàng khác, với 100
mặt hàng chúng ta có đến 4950 giá, với 1000 mặt hàng có 499.500 giá.

- Mô tả chức năng: Chức năng này thể hiện ở việc XH dùng tiền tệ để làm đơn vị

đo lường giá trị của mọi hàng hóa khác

- Chú ý: Mọi loại tiền của Nhà nước phát hành đều bị mất giá do lạm phát, nên ko

phải là đơn vị đo lường ổn định

 Khi đo lường, so sánh giá trị tài sản giữa các thời kỳ dài hạn, cần quy đổi theo

đơn vị là VÀNG, BẠC

* Chức năng phương tiện lưu thông

- Mô tả chức năng: Chức năng này thể hiện ở việc XH dùng tiền tệ làm phương

tiện trung gian trao đổi: H – Tiền tệ - H’

VD: Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã đục lỗ
ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đếm. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong
xã hội ngày đó.Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này
vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại
dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá
trị

-Anh A dùng tiền mua 1 con bò của chị B, chị B lấy số tiền đó đi mua 1 chiếc xe đạp, rồi cái người bán
xe đạp lại sử dụng cái số tiền mà chị B mua xe đạp để đi chợ…

- Chú ý: Tiền tệ chỉ là phương tiện trung gian trao đổi, nên việc sử dụng vàng bạc

thì:

+ Lãng phí

+ Bất tiện
+ Nhà nước khó kiểm soát nền KT

 Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để: XH có phương tiện trao đổi thuận tiện hơn và bớt lãng phí hơn
dùng vàng. Đồng thời nhà nước có thể kiểm soát nền KT thuận tiện hơn

 Câu trả lời: Giải pháp sẽ là phát hành 1 loại chứng chỉ của Nhà nước để dùng

thay cho vàng bạc thật trong lưu thông

Tiền chứng chỉ (Tiền pháp định, tiền phù hiệu) có đặc điểm:

+ Là 1 hình thái chứng chỉ của giá trị (ko phải của cải có giá trị thực)

+ Do Nhà nước phát hành

+ Để dùng trong lưu thông thay cho vàng bạc

 Loại tiền chứng chỉ đầu tiên là tờ Ngân phiếu vàng, còn gọi là Ngân lượng, vẫn

là chế độ bản vị vàng

Câu hỏi đặt ra: Nền sx hàng hóa càng phát triển, nhu cầu tiền tệ cho lưu thông

càng lớn. Nếu cứ phát hành Ngân phiếu vàng, sẽ làm cho tổng mệnh giá vượt quá

số bàng thực tế, Nhà nước giải quyết vấn đề này thế nào ?

Câu trả lời: Giải pháp là Nhà nước phát hành loại tiền chứng chỉ, ko theo bản vị

vàng

 Đơn vị tiền tệ do con người đặt tên ra, ko tồn tại như 1 vật chất củ thể

* Chức năng phương tiện cất trữ

- Mô tả chức năng: Chức năng thể hiện ở việc đưa tiền ra khỏi lưu thông, và cho

vào dự trữ, nhằm duy trì giá trị tài sản

VD: Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương. Bạn dễ dàng nhìn
thấy trong các phim truyện xưa, cổ tích. Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong
ngân hàng. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như tiền vàng, bạc.

 Phân loại theo chủ thể thì có 3 cấp độ: Dự trữ của Nhà nước, Dosnh nghiệp, Hộ

gia đình

- Chú ý: Mọi loại tiền của Nhà nước phát hành đều bị mất giá do lạm phát

 Tiền dùng để cất trữ thì phải là vÀNG, BẠC

* Chức năng tiền tệ thế giới

- Mô tả chức năng: Chức năng này thể hiện ở việc dùng tiền để thanh toán quốc tế

VD: Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần
đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước bạn. Tý giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có
giá trị khác nhau. Hiện tại 1usd = 23.000 VNĐ…
-Việt Nam sử dụng đồng Việt Nam để giao dịch với các nước khác, nhưng cũng có thể sử
dụng đồng đô la Mỹ hoặc đồng euro.

- Chú ý: + Đến thế kỷ XIX, tiền để thanh toán quốc tế vẫn phải là vàng bạc

+ Hiện nay, dùng hệ thống tỷ giá hối đoái quy đổi các đồng tiền để thanh toán quốc

tế

- Tác dụng: Ngày nay, việc sử dụng hệ thống tỷ giá hối đoái để thực hiện chức

năng tiền tệ thế giới có tác dụng:

Kích thích thượng mại quốc tế phát triển, vì thanh toán thuận tiện

Điều tiết kinh tế vĩ mô thông qua điều chỉnh tỷ giá hối đoái

* Chức năng phương tiện thanh toán

- Mô tả chức năng: Chức năng này thể hiện ở việc con người sử dụng tiền để chi trả trực tiếp cho các
nghĩa vụ KT của mình, thay cho việc trao đổi hiện vật

VD: Tiền mặt: Là phương tiện thanh toán phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Thẻ tín dụng: Là phương tiện thanh toán tiện lợi và an toàn, được sử dụng để thanh toán cho các sản
phẩm và dịch vụ trực tuyến hoặc trực tiếp tại các cửa hàng

Chuyển khoản ngân hàng: Là phương tiện thanh toán được sử dụng để chuyển tiền từ tài khoản
ngân hàng của người gửi đến tài khoản ngân hàng của người nhận

Cổng thanh toán trực tuyến: Là phương tiện thanh toán được sử dụng để thanh toán cho các sản
phẩm và dịch vụ trực tuyến thông qua các cổng thanh toán trực tuyến

Ví điện tử: Là phương tiện thanh toán mới nhất, cho phép người dùng thanh toán trực tuyến thông
qua các ứng dụng trên điện thoại di động

- Chú ý: Dùng tiền thay cho trao đổi hiện vật dẫn tới khả năng thanh toán trả chậm,

mua bán chịu

* Một số điều cần lưu ý

- Trong lịch sử, tiền tệ ra đời vì con người tìm kiếm 1 công cụ đo lường giá trị

- Bản chất tiền là hàng hóa đặc biệt mà cả lịch sử nhân loại chọn làm vật ngang giá

- Nhân loại chọn vàng bạc là tiền, nhưng vàng bạc ko đủ dùng cho lưu thông, nên

giải pháp là Nhà nước sẽ phát hành tiền chứng chỉ, thường in trên giấy

- Tiền chứng chỉ thuận tiện cho lưu thông, nhưng tiền cất trữ phải là vàng bạc

- Chức năng tiền tệ thế giới ngày càng phát triển vs hệ thống tỷ giá hối đoái, từ đó

tạo nên khả năng điều tiết KT vĩ mô thông qua điều chỉnh tỷ giá.

4. Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố hàng hóa kthoong thường ở điều
kiện hiện nay.
a) Dịch vụ

-dịch vụ là một loại hàng hóa, nhưng đó là loại hàng hóa vô hình. khác với những hàng hóa vật thể
hữu hình như bàn như bị gạo như máy móc mà chúng ta vẫn nhìn thấy vẫn thấy trong các ví dụ của
mác. bởi vì dịch vụ thực chất cũng là sản phẩm của lao động cũng thỏa mãn nhu cầu của người mua
và cũng được trao đổi mua bán trên thị trường. Cụ thể xét về mặt thuộc tính thì dịch vụ cũng có 2
thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị sử dụng của dịch vụ là công dụng của dịch vụ đáp ứng
yêu cầu của người mua, còn giá trị của dịch vụ cũng được quyết định do hao phí nào đó của người
tạo ra dịch vụ đó. Ví dụ: dịch vụ khám chữa bệnh 4 nhân, trong dịch vụ khám chữa bệnh bác sĩ sẽ
phải bỏ cái hao phí lao động về thần kinh về cơ bắp để 4 vấn để khám chữa bệnh cho bệnh nhân,
mục đích của quá trình này là để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân và sau khi khám
xong bác sĩ sẽ nhận được tiền công, tức là xuất hiện trao đổi mua bán. Về mặt thuộc tính thì dịch vụ
khám chữa bệnh cũng có 2 thuộc tính cơ bản: thuộc tính giá trị sử dụng đó là đáp ứng yêu cầu của
người bệnh của bệnh nhân, còn thuộc tính giá trị đó chính là hao phí lao động mà người bác sĩ đó
tạo ra dịch vụ.

- khác với hàng hóa thông thường

+ phần lớn dịch vụ là hàng hóa không thể cất trữ. Việc sản xuất và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ phải
diễn ra đồng thời. Ví dụ như với dịch vụ khám chữa bệnh chẳng hạn khi bác sĩ bỏ hao phí lao động
thì bệnh nhân cũng là người sử dụng dịch vụ ngay tại thời điểm đó với dịch vụ nhà hàng và khi nhân
viên phục vụ khách hàng thì cũng chính là lúc mà khách sử dụng dịch vụ này. tuy nhiên thì ở đây thì
tôi vẫn dùng từ phần lớn là thay vì khẳng định tất cả các loại dịch vụ hàng hóa đều không cất trữ
được tại vì trong thời đại ngày nay à xuất hiện một số loại dịch vụ mà theo tôi là vẫn có thể cất trữ
được ví dụ trong giáo dục à dịch vụ dạy học truyền thống thì không các chữ được thế còn hiện nay
thì các cái loại sản phẩm số như các cái khoá học online người giáo viên có thể dạy và đóng gói sản
phẩm và bán cho người học như vậy thì người tiêu dùng có thể mua và có thể sử dụng dịch vụ dạy
học đó bất cứ lúc nào à tương tự như vậy thì các cái sản phẩm số khác như ca nhạc phim ảnh à theo
tôi đấy là những dịch vụ mà vẫn có thể bảo tồn và tích trữ được thông qua việc số hóa.

+ dịch vụ là hàng hóa vô hình, không cầm nắm được

b) Quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông thường ở điều
kiện hiện nay.

Nền sản xuất hàng hóa hiện nay hình thành quan hệ mua bán nhiều yếu tố có đặc điểm nhận dạng
khác với hàng hóa thông thường như đã nghiên cứu. Sự khác biệt này xét theo nghĩa chúng có các
đặc trưng như: có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán nhưng lại không do hao phí lao
động trực tiếp như cách tạo ra các hàng hóa thông thường khác.

-quan hệ trong trường hợp trao đổi quyền sử dụng đất:

Về bản chất thì cũng được coi là hàng hóa nó được trao đổi mua bán trên thị trường và ta gọi đó là
thị trường bất động sản. hàng hoá quyền sử đất cũng có 2 thuộc tính đó là giá trị sử dụng và giá trị.
về mặt giá trị sử dụng của hàng hoá quyền sử dụng đất thì đó là công dụng đó chính là để làm gì để
làm nhà để mở cửa hàng để mở trang trại hay cho thuê. mặt giá trị của quyền sử dụng đất thì tức là
hao phí lao động của những cái người khai hoang lấn biển để phát hiện ra những cái mảnh đất mới.
tuy nhiên ở Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác thì đất đai là thuộc sở hữu nhà nước nên người ta
chỉ được quyền sử dụng đất mà thôi, người ta giao dịch với nhau là giao dịch quyền sử dụng đất chứ
không phải giao dịch việc bán miếng đất, bán mảnh đất đó. cụ thể thì người ta chỉ có thể sử dụng bề
mặt của miếng đất cho mục đích sinh sống kinh doanh hay là tích lũy tài sản vì vậy quyền sử dụng đất
vẫn có giá trị sử dụng rất lớn do được mua bán trên thị trường thì quyền sử dụng đất cũng có giá cả.
quyền sử dụng đất cũng có giá cả nhưng khác với hàng hóa thông thường ở đây giá cả phụ thuộc vào
giá trị và quan hệ cung cầu, thì giá cả của quyên sử dụng không trực tiếp do hao phí lao động tạo ra
mà chịu sự tác động của nhiều yếu tố như là giá trị của tiền như quan hệ cung cầu như đầu cơ cái sự
khan hiếm tốc độ đô thị hóa hay là do gia tăng dân số ví dụ là một cái dự án làm đường hay mở khu
đô thị thì nó có thể làm cho giá cả quyền sử dụng đất và khu vực đó tăng lên chóng mặt hay như là gì
lạm phát khi mà tiền mất giá thì cũng sẽ có thể làm cho giá của quyền sử dụng đất tăng.

-quan hệ trong trao đổi thương hiệu danh tiếng

Được coi là một loại hàng hóa khi nó có giá trị sử dụng đó là công dụng là tính hữu ích và bản thân
nó thì cũng có giá trị bởi để tạo ra thương hiệu ấy thì người ta cũng phải bỏ ra hao phí nào đó để làm
việc để rèn luyện để được công nhận uy tín nhất định. ví dụ cầu thủ bóng đá nổi tiếng như messi hay
bellingham các cầu thủ bóng đá có thương hiệu, để xây dựng được thương hiệu cá nhân thì họ phải
nỗ lực rèn luyện tức là bỏ hao phí lao động để xây dựng uy tín cá nhân. hay như các hãng cà phê
Trung Nguyên để được công nhận là thương hiệu mạnh ở Việt Nam và quốc tế thì chủ sở hữu công ty
đó ngoài việc đầu 4 vốn họ phải bỏ hao phí lao động trí tuệ, quản lý chiến lược kinh doanh, nghiên
cứu sản phẩm cạnh tranh thị trường. nhưng tại sao lại xếp thương hiệu làm hàng hóa đặc biệt? bởi vì
thương hiệu là hàng hóa vô hình, nó khác với các hàng hóa dạng vật lý thông thường nên người ta
chỉ có thể đánh giá chất lượng giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa này thông qua cảm nhận thông
qua sự kỳ vọng, sự đánh giá đó có thể là đúng hoặc sai do thương hiệu mang tính ước lượng nên rất
khó để định giá trị của thương hiệu. thương hiệu có giá cả nhưng giá cả lại chủ yếu được quyết định
bởi quan hệ cung cầu hoặc sự kì vọng thì nó không được quyết định trực tiếp bởi giá trị hay hao phí
lao động tạo ra lượng thương hiệu. ví dụ một ca sĩ rất có tài năng đã xây dựng được hình ảnh thương
hiệu mạnh và thường xuyên được mời đi biểu diễn và quảng cáo khi đó giá cả thương hiệu ca sĩ này
rất cao nó được thể hiện qua cái số tiền thù lao lớn và cái tiền quảng cáo lớn tuy nhiên nếu ca sĩ này
vướng phải một vụ scandal thì hình ảnh thương hiệu của của người ca sĩ sẽ tiếp tục giảm và mất hết
hợp đồng biểu diễn cũng như quảng cáo như vậy giá cả thương hiệu của ca sĩ sẽ được quyết định vào
sự kỳ vọng và quan hệ cung cầu chứ không hẳn là do hao phí lao động của người ca sĩ đó và cho dù
trước và sau khi bị căng đan chất lượng giọng hát và biểu diễn của người ca sĩ không thay đổi /ví dụ
cầu thủ bóng đá có thương hiệu như messi chẳng hạn thì messi được định giá rất là cao khi được
mua về các câu lạc bộ nổi tiếng, thương hiệu của anh ta được quyết định sẽ bởi nhiều yếu tố như tài
năng như sự khan hiếm như sự kỳ vọng của chủ câu lạc bộ khi messi tham gia vào clb, các hàng hóa
thông thường thì về dài hạn giá cả sẽ được quyết định bởi hao phí lao động tạo ra hàng hóa nhưng
đối với thương hiệu thì yếu tố quyết định nhất lại là sự kỳ vọng hoặc quan hệ cung cầu bởi vì nếu
như messi vô tình mà dính phải tội bán độ hoặc là dùng chất kích thích thì giá cả thương hiệu của
anh ta sẽ tụt rất thấp hoặc khi đó anh ta ít được ra sân thậm chí là bị chấm dứt hợp đồng, hoặc một
cái lý do khác nếu có rất nhiều cầu thủ tài năng như messi cùng xuất hiện chưa chắc messi đã là một
tên tuổi có thương hiệu mạnh do đó tính khan hiếm tài năng và sự kỳ vọng sẽ quyết định tới giá cả
của thương hiệu chứ chưa hẳn là hao phí lao động của cầu thủ bóng đá.

-quan hệ trong trao đổi, mua bán chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá

ngày nay thì chứng khoán như là cổ phiếu như trái phiếu cho các công ty hay doanh nghiệp cổ phần
phát hành hoặc các giấy tờ có giá nghĩa là ngân phiếu thương phiếu có thể trao đổi mua bán đem lại
một lượng tiền lớn cho người mua bán về bản chất thì đây cũng được coi là loại hàng hóa được mua
bán trên thị trường chứng khoán nó có giá trị sử dụng đó là mang lại thu nhập cho người sở hữu
chứng khoán và những người cổ đông lớn chỉ có thể chi phối được hoạt động tổ chức của doanh
nghiệp, còn về mặt giá trị thì khi mua chứng khoán ờ hình thái giá trị của tiền sẽ chuyển sang hình
thái giá trị chứng khoán tức là bản thân chứng khoán có hao phí lao động kết tinh nhưng nó ở trạng
thái gián tiếp. tuy nhiên thì chứng khoán được xếp vào loại hàng hóa đặc biệt bởi vì lý do chính như
sau chứng khoán và chứng quyền ý là loại yếu tố phái sinh ban đầu thì nó được phát hành một lượng
nhất định và các giao dịch chủ yếu trên thị trường là thị trường thứ cấp tức là thị trường chứng
khoán giá cả của chứng khoán sẽ lên xuống theo quan hệ cung cầu theo sự kỳ vọng của nhà đầu 4
chứ không hoàn toàn được quyết định bởi giá trị gốc của chứng khoán cũng giống như quyền sử
dụng đất việc mua bán chứng khoán không hề tạo ra giá trị mới bản chất nó là sự dịch chuyển giá trị
từ người đầu 4 này sang người đầu 4 khác mà thôi toàn thể xã hội không thể nào giàu có lên được=
việc mua bán chứng khoán và chính quyền thị trường chứng khoán là một kênh rất quan trọng để
huy động vốn đầu 4 nhưng thị trường này ý có nhiều người giàu lên cũng sẽ có nhiều người nghèo đi
và thậm chí là phá sản khi chứng khoán bị mất giá hoặc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

II. Thị trường và nền kinh tế thị trường


1. Khái niệm, phân loại và vai trò của thị trường
a. Khái niệm và phân loại thị trường

-Khái niệm thị trường: thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế, trong đó nhu cầu
của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả và số
lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nền sản xuất xã
hội.
-theo nghĩa hẹp thị trường đơn giản chỉ là nơi diễn ra hành vi trao đổi mua bán hàng hóa
giữa các chủ thể kinh tế với nhau. nói như vậy thị trường có thể là một cái chợ một siêu thị
một cửa hàng mua bán…, đó là nơi mà những người mua và người bán gặp và mua bán hàng
hóa đồng thời xác định một mức giá cụ thể. với khái niệm theo nghĩa hẹp này thì thị trường
chỉ tồn tại 2 thực thể người tham gia đó là người mua và người bán và thị trường phải là
một địa điểm cụ thể để diễn ra hoạt động trao đổi buôn bán ví dụ như người ta hay chọn
nhìn đầu làng đầu mom sông mặt đường ngã 3…, tuy nhiên khi mà lực lượng xuất phát triển
cao hơn quá trình trao đổi mua bán bây giờ trở nên phức tạp hơn có nhiều tác nhân mới
tham gia vào quá trình mua bán hàng hóa như là sự xuất hiện của các cái đại lý cấp một, đại
lý cấp hai, đại lý trung gian môi giới và nhà nước tham gia điều tiết, rồi thì thị trường bây giờ
không phải là thị trường cụ thể như trước mà có thể là thị trường online website chính vì
vậy cái khái niệm thị trường ngày nay cần được hiểu một cách rộng hơn toàn diện hơn cho
phù hợp với bối cảnh hiện tại.
-theo nghĩa rộng: thị trường là tổng hòa của các mối quan hệ liên quan đến trao đổi mua
bán hàng hóa trong xã hội được hình thành trong những điều kiện lịch sử kinh tế xã hội nhất
định. với cách tiếp cận này thì thị trường không chỉ giới hạn bởi mối quan hệ giữa người
mua và người bán như trước nữa mà nó là tổng hòa của các mối quan hệ liên quan đến trao
đổi mua bán hàng hóa trong xã hội, có nghĩa là thị trường trở nên phức tạp hơn, thực tế cho
thấy các hàng hóa được cung cấp ra thị trường đến tay người mua xong người mua phần lớn
đâu có mua trực tiếp từ người sản xuất đâu mà họ mua từ các đại lý bán lẻ hay đại lý trung
gian, mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng gắn với sự xuất hiện của các đại lý
trung gian, mặt khác thì hàng hóa được đưa ra thị trường phải có sự giám sát của các cơ
quan quản lý nhà nước nhà nước quản lý nền kinh tế= chính sách= pháp luật các cái chủ thể
kinh tế bao gồm cả người mua người bán đại lý trung gian đều chịu sự giám sát quản lý của
nhà nước. ngoài ra không chỉ có mối quan hệ cung cầu tức là mối quan hệ giữa người mua
và người bán phức tạp hơn mà mối quan hệ hàng hóa tiền tệ mối quan hệ hợp tác cạnh
tranh cũng đòi hỏi có nhiều thay đổi đơn cử như là sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng tín
dụng chẳng hạn thì điều này đã làm cho quá trình trao đổi hàng hóa thuận tiện hơn khách
hàng bây giờ có cần phải trả tiền trực tiếp đâu họ mua hàng hóa trả góp hoặc trả qua thẻ tín
dụng rồi là chuyển khoản người mua và người bán ngân hàng tạo ra sự hợp tác thúc đẩy thị
trường. do vậy có thể nói thị trường là tổng hòa của các mối quan hệ liên quan đến quá
trình mua bán là vì lý do đó.

-phân loại thị trường:


+ thứ 1: là căn cứ vào mục đích sử dụng hàng hóa thì có thể phân loại thành thị
trường 4 liệu sản xuất và thị trường 4 liệu tiêu dùng. 4 liệu sản xuất thì bao
gồm có cái là máy móc thiết bị nhà xưởng nguyên liệu nhiên liệu vật liệu phần
lớn thì đó là cái yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, 4 liệu tiêu dùng thì gồm
có các các nhu yếu phẩm và vật phẩm phục vụ trực tiếp cho đời sống con
người. tuy nhiên sự phân chia 2 nội dung này có sự giao thoa. ví dụ như là cùng
là miếng thịt lợn thì đối với người dân thì nó là 4 liệu tiêu dùng về mục đích của
họ mua là để ăn nhưng mà đối với các nhà máy chế biến đồ thì nó lại là 4 liệu
sản xuất hay như xăng dầu chẳng hạn thì xăng dầu là 4 liệu tiêu dùng cho người
hộ dân sử dụng xe ô tô xe máy còn đối với cái những nhà máy thì đó là 4 liệu
sản xuất.
+thứ 2: là phân loại căn cứ vào đầu vào và đầu ra của sản xuất thì ta có thị
trường yếu tố đầu vào và thị trường yếu tố đầu ra, tuy nhiên thì cũng giống
như trên thì sự phân biệt này cũng có mang tính chất tương đối. ví dụ như xăng
là thị trường đầu ra của quá trình sản xuất của nhà máy lọc dầu nhưng nó lại là
thị trường đầu vào của các quá trình xuất khác.
+thứ 3: căn cứ vào phạm vi hoạt động thì ta có thị trường trong nước và thị
trường thế giới rồi căn cứ vào tính chuyên biệt của thị trường thì có thể chia thị
trường gắn với các lĩnh vực khác nhau ví dụ như thị trường gạo thị trường xăng
dầu thị trường vàng.
+ thứ 4: căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường vd:thị trường
tự do thị trường có điều tiết thị trường cạnh tranh hoàn hảo thị trường cạnh
tranh không hoàn hảo thị trường độc quyền.
b. Vai trò của thị trường.
-một là: thị trường thực hiện giá trị hàng hóa, là điều kiện, môi trường cho sản
xuất phát triển.(hàng hóa được sản xuất ra nhằm mục đích là ờ trao đổi Mua
bán và đương nhiên ấy là nó phải được thông qua thị trường nếu một hàng
hóa không được thị trường chấp nhận có nghĩa là hàng hóa đó không bán được
và quá trình sản xuất sẽ bị thu hẹp thậm chí là đủ đấy ví dụ như là sản xuất thịt
lợn đông lạnh ở các nước hồi giáo rõ ràng mà không được thị trường chấp
nhận cho nên nó không thể phát triển được ngược lại nếu quá trình sản xuất
hàng hóa và dịch vụ được thị trường chấp nhận rộng rãi thì nó lại là những
động lực thúc đẩy sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường đòi hỏi ví dụ như
thị trường điện thoại Việt Nam chỉ trong khoảng 15 năm gần đây thì tốc độ
tăng trưởng của thị trường điện thoại thông minh tăng rất nhanh do thị hiếu và
nhu cầu của người dân Việt Nam phải điện thoại rất lớn thị trường chính là cầu
nối giữa sản xuất và tiêu dùng và nó đặt ra cho yêu cầu về sản xuất nhu cầu về
tiêu dùng và thỏa mãn các nhu cầu đó do đó thị trường có vai trò thông tin
định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất và kinh doanh.)
-thứ 2 đó là thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội
tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế trở lại với ví dụ
thị trường điện thoại ở Việt Nam khi được xã hội chấp nhận thì nó trở thành
động lực thúc đẩy sáng tạo cải tiến mẫu mã chất lượng cho điện thoại một mặt
là để đáp ứng thị hiếu của người dân mặt khác để cạnh tranh với các đối thủ
khác mở rộng thị phần suy cho cùng sự sáng tạo được thị trường chấp nhận
nhà xuất sẽ được thụ hưởng lợi nhuận nhiều hơn trở thành động lực cho sự
sáng tạo các thị trường không chỉ kích thích sự sáng tạo mà nó còn là sự thanh
lọc tự nhiên đối với các chủ thể sản xuất dưới sức ép của các quy luật cạnh
tranh của các chủ thể sản xuất luôn phải đối mặt với những nguy cơ bị thôn
tính nếu không có sự phân bổ nguồn lực và một chiến lược kinh doanh hợp
hiệu quả ví dụ hãng nokia là một thương hiệu mạnh hàng đầu vào những 5
2000 chẳng hạn thì hiện nay thì dòng điện thoại này đã bị tụt lại dưới sự ép
cạnh tranh của các hãng lớn như iPhone Samsung đó chính là vai trò sàng lọc
của thị trường như vậy dưới sự tác động khắc nghiệt của các quy luật thị
trường buộc các chủ thể tham gia thị trường phải tích cực năng động sáng tạo
nhạy bén để tồn tại phát triển.
+thứ 3 thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể gắn kết nền kinh tế
quốc gia với nền kinh tế thế giới ,một cái nền kinh tế thì bao gồm có nhiều quá
trình sản xuất trong đó các đơn vị sản xuất này không tồn tại độc lập với nhau
mà ít nhiều có liên quan tác động với nhau hay nói cách khác thì nên sản xuất
như một cái bức tranh tổng thể được tạo bởi nhiều miếng ghép khác nhau cái
sự kết dính cho các miếng ghép này ấy nó chính là thị trường thị trường là chất
xúc tác gắn kết chặt chẽ tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau quy định lẫn nhau giữa
các chủ thể kinh tế giữa các địa phương các ngành nghề các lĩnh vực tạo thành
một thị trường chung ví dụ quá trình sản xuất đồ hộp đông lạnh chẳng hạn để
có được sản phẩm là đồ hộp đưa ra thị trường thì cần phải có nhiều quá trình
sản xuất nhỏ kết hợp lại như là sản xuất thịt từ nông dân chẳng hạn như là sản
xuất gia vị từ các nhà máy chế biến gia vị rồi là sản xuất hộp từ các nhà máy gia
công rồi sản xuất tem mác quảng cáo marketing vận chuyển vân vân rất nhiều
và rất nhiều khâu sản xuất thế thì khi mà thị trường chấp nhận cái sản phẩm đồ
hộp đó thì các cái loại sản xuất kia cũng được chấp nhận đấy nó chính là cơ hội
là trên là tính kết dính của các quá trình sản xuất với nhau.
*Cơ chế thị trường(bàn tay vô hình):
-cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo
yêu cầu của các quy luật kinh tế. vd: về quy luật cung cầu và giá cả khi mà giá
cả thịt lợn tăng cung không đổi thì cầu về hàng hóa này sẽ giảm ngược lại khi
giá cả hàng hóa thịt lợn giảm thì giả sử cung cũng không đổi thì câu văn hóa
này sẽ tăng quy luật cung cầu nó vận động khách quan và các chủ thể kinh tế
dù muốn hay không muốn nó đều diễn ra như vậy cho nên ý là nó tạo ra cái cơ
chế vận hành tự điều chỉnh trong nền kinh tế thị trường.
2. Nền kinh tế thị trường và một số quy luật chủ yếu của nền kinh tế thị
trường.
a. Nền kinh tế thị trường
-Khái niệm: Kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao trong đó mọi quan hệ
sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường chịu sự tác động điều tiết
của các quy luật thị trường hay nói một cách đơn giản các yếu tố đầu vào đầu
ra của quá trình sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường tức là qua
trao đổi mua bán.
* đặc trưng phổ biến của nền kinh tế thị trường
- một là kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế nhiều
hình thức sở hữu các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong lĩnh vực
ngân hàng chẳng hạn thì có ngân hàng nhà nước ví dụ như ngân hàng Agribank
ngân hàng vietinbank rồi là có các ngân hàng liên doanh như Sacombank
Techcombank có các ngân hàng có vốn đầu 4 100 nước ngoài như ngân hàng
ANZ citibank shinhan bank vân vân sự đa dạng của các chủ thể kinh tế này là
tất yếu trong kinh tế thị trường xây dựng nên một môi trường cạnh tranh thúc
đẩy kinh tế vận động và phát triển đồng thời sự đa dạng của các chủ thể kinh tế
chính là biểu hiện của nhiều hình thức sở hữu bao gồm có sở hữu nhà nước sở
hữu tập thể sở hữu 4 nhân sở hữu 100% vốn nước ngoài dù đa dạng các chủ
thể kinh tế nhưng trong nền kinh tế thị trường thì các chủ thể kinh tế này đều
phải bình đẳng trước pháp luật và đều chịu sự tác động khách quan của các
quy luật thị trường
+thứ 2 thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn được
xã hội thông qua hoạt động các thị trường phận như thị trường hàng hóa thị
trường dịch vụ thị trường sức lao động thị trường tài chính thị trường bất động
sản thị trường khoa học công nghệ chúng ta hình dung kinh tế thị trường giống
như một bức tranh tổng thể gồm nhiều miếng ghép kết hợp lại cảm biến kép
đó chính là các thị trường bộ phận cơ bản đó chính là thị trường hàng hóa thị
trường dịch vụ thị trường sức lao động thị trường tài chính thị trường bất động
sản thị trường khoa học công nghệ các loại thị trường này không tồn tại độc lập
mà có mối quan hệ tác động qua lại với nhau chính các yếu tố thị trường đã
quyết định việc phân bổ các nguồn lực xã hội thông qua các thị trường bộ phận
đó ví dụ như nguồn lực vốn chẳng hạn khi xảy ra dịch bệnh covid toàn cầu kinh
tế thế giới trở nên khó khăn hơn thị trường lao động khủng hoảng số lượng
người thất nghiệp nhiều thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu trệ sức mua giảm
do vậy sự tác động của suy thoái thị trường các chủ thể sẽ có xu hướng dịch
chuyển nguồn lực vốn đầu 4 sang các nước các khu vực an toàn hơn như Việt
Nam chẳng hạn còn đối với nhà đầu 4 trong nước có thể di chuyển nguồn
nguồn lực vốn đầu 4 từ thị trường tài chính như chứng khoán hoặc thị trường
bất động sản đang trong giai đoạn đóng băng sẽ chuyển sang thị trường vàng
thị trường hàng hóa do lo sợ lạm phát và suy kinh tế rõ ràng thì thị trường
đóng vai trò quyết định tới sự phân bổ các nguồn lực xã hội
+thứ 3 giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh vừa là
môi trường vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển trong kinh tế
thị trường các quy luật thị trường đóng vai trò quan trọng chi phối các hoạt
động sản xuất trao đổi phân phối và tiêu dùng điển hình là quy luật giá trị quy
luật cạnh tranh và quy luật cung cầu chính cái quy luật này đã giúp cho hình
thành các mức giá cả thị trường đồng thời là động lực quan trọng thúc đẩy thị
trường phát triển
+ thứ 4 là động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh
tế xã hội các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh suy cho
cùng động lực chính là vì lợi ích kinh tế xã hội chủ thể là doanh nghiệp 4 nhân
các hộ kinh doanh cá thể phải đặt mục tiêu lợi nhuận mục tiêu kinh tế để duy
trì và phát triển đối với các chủ thể là nhà nước khi tham gia kinh tế trưởng có
thể vì lợi ích kinh tế sao phải đảm bảo cả lợi ích xã hội nữa ví dụ như các dự án
đầu 4 công như điện đường trường trạm… nhà nước vừa phải hướng tới mục
tiêu kinh tế nhưng vừa phải cân đối phù hợp với thu nhập của mọi thành phần
nhân dân
+Thứ 5 nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các
quan hệ kinh tế đồng thời nhà nước thực hiện khắc phục những khuyết tật của
thị trường thúc đẩy những yếu tố tích cực đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự
ổn định của toàn bộ nền kinh tế đặc trưng này nhấn mạnh vai trò quản lý điều
tiết của nhà nước đối với kinh tế thị trường hiện nay hầu hết các quốc gia đều
sử dụng mô hình kinh tế thị trường hỗn hợp tức là nền kinh tế vừa vận động
theo cơ chế thị trường vừa có sự quản lý điều tiết của nhà nước để thúc đẩy
kinh tế ổn định và giảm nguy cơ khủng hoảng kinh tế do kinh tế thị trường gây
ra
+thứ 6 kinh tế thị trường là nền kinh tế mở thị trường trong nước cả nước liền
với thị trường quốc tế bản chất của kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát
triển ở trình độ cao quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa càng được mở rộng
về phạm vi và quy mô thì càng tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển
cho nên mở cửa kinh tế là xu hướng tất yếu của các nền kinh tế thị trường trên
thế giới mà cả kinh tế tạo ra những cơ hội về khai thác thị trường về tranh thủ
các nguồn lực kinh tế ví dụ về trồng vải thiều và trồng nhãn Hải Dương và Hưng
Yên chẳng hạn nếu chỉ phát triển thị trường đầu ra ở Việt Nam thôi thì đặc sản
là quả vải và quả nhãn chỉ thu được những giá trị nhất định nhưng nhờ có mở
cửa kinh tế nông sản Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế giá trị của vải và
nhãn đã tăng thêm nguồn đã tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân từ đó
bà con nông dân đầu 4 quy hoạch những trang trại quy mô lớn để mở rộng
diện tích canh tác và nâng cao chất lượng sản phẩm
*Ưu thế và khuyết tật của nền KTTT
-Ưu thế
+ thứ nhất kinh doanh trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển
của các chủ thể kinh tế các bạn thấy rằng trong kinh tế thị trường ảnh hưởng
bởi các quy luật cung cầu+ với sự cạnh tranh khốc liệt thì buộc các cái chủ thể
kinh tế họ phải không ngừng đổi mới sáng tạo ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất để nâng cao năng suất lao động hạ giá thành sản phẩm ta có thể ví dụ
như trong ngành may mặc thời trang chẳng hạn nhằm đáp ứng nhu cầu thời
trang ngày càng cao của giới trẻ cùng với sự cạnh tranh gay gắt thì các hãng
thời trang phải liên tục sáng tạo ra những kiểu dáng mới mẫu mã mới cũng như
phải thay đổi cái chất liệu sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường hay một ví
dụ khác ở thị trường Việt Nam đó là sự cạnh tranh giữa các hãng điện thoại
thông minh như ví dụ như Samsung iPhone oppo hay các hãng này ấy phải liên
tục sáng tạo đối với công nghệ tính năng hiện đại để có thể chiếm lĩnh thị
trường hãng điện thoại nào bị tụt hậu về công nghệ thì sẽ bị thị trường đào
thải thực tế thì hãng nokia hay motorola htc hay sony thì cũng đã thất bại trong
cuộc cạnh tranh về công nghệ với các hãng lớn như apple Samsung
+thứ 2 nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ
thể của các vùng miền cũng như lợi ích quốc gia trong quan hệ với thế giới thế
thì kinh tế thị trường cũng giống như một sân chơi vậy nó đóng vai trò quan
trọng trong việc gắn kết các cái chủ thể kinh tế và các chủ thể kinh tế này thì
bao gồm có như là à thành phần kinh tế 4 nhân kinh tế tập thể kinh tế nhà
nước hay kinh tế có vốn đầu 4 nước ngoài các cái thành phần kinh tế này thì có
cái đặc điểm cũng như là các cái thế mạnh riêng cái trường thì tạo ra cơ hội để
phát triển tốt nhất mọi tiềm năng của các chủ thể à ta trở lại cái ví dụ về lĩnh
vực may mặc thời trang đối với lĩnh vực này ấy thì các cái chủ thể kinh tế 4
nhân sẽ tỏ ra ưu thế hơn so với kinh tế nhà nước kinh tế tập thể kinh tế 4 nhân
ấy thì họ rất nhanh nhạy nắm bắt được thị hiếu thay đổi kiểu dáng mẫu mã bởi
vậy các hãng thời trang lớn đa phần là của các công ty 4 nhân hoặc là liên
doanh chứ còn đối với lĩnh vực sản xuất đồ công nghệ điện tử thì chủ thể
doanh nghiệp có vốn đầu 4 nước ngoài lại có lợi thế hơn khi mà họ sở hữu
được công nghệ sản xuất hiện đại vốn lớn lg Samsung sony hay toshiba là
những ví dụ điển hình còn chủ thể là kinh tế nhà nước thì sao thì họ sẽ có ưu
thế đối với các cái dự án xây dựng kết cấu hạ tầng này nghiên cứu khoa học xây
dựng sân bay cảng biển này thế thì đặc điểm của các cái dự án này ý là tương
đối phức tạp về mặt quy hoạch về địa chính trị về vấn đề an sinh xã hội kinh tế
nhà nước thì thuận lợi hơn đối với kinh tế 4 nhân trong các cái dự án này như
vậy ý thì kinh tế thị trường phát huy được tiềm năng cũng như lợi thế của mọi
chủ thể ngoài ra thì kinh tế trường cũng phát huy được các cái lợi thế các vùng
miền kinh tế trong quốc gia lợi thế của từng quốc gia trong quan hệ kinh tế với
các nước ờ tao thấy rằng là ờ các cái địa phương có lợi thế về tự nhiên à
thường khác nhau Hải Dương Bắc Giang là địa phương có lợi thế và trồng vải
thiều đấy do điều kiện thuận lợi về tự nhiên về thổi những nơi đây chính vì vậy
việc xây dựng các hợp tác xã các cái trang trại trồng vải thiều ở đây thì tiềm
năng hơn so với các địa phương khác và đáp ứng tốt được thị trường trong
nước và xuất khẩu hay như là gì à du lịch biển ở Phú Quốc Nha Trang đà nẳng
Hạ Long sẽ phát huy được lợi thế về du lịch biển hơn một số địa phương khác à
tương tự như vậy thì tiềm năng lợi thế quốc gia cũng sẽ được khai thác một
cách hiệu quả trong kinh tế trưởng à Việt Nam là một quốc gia có lợi thế về tài
nguyên đất nguồn lao động lại dồi dào có lợi thế cung ứng lao động trong các
lĩnh vực như là nông nghiệp may mặc đóng gói sản phẩm công nghệ chế biến
vân vận nền kinh tế thị trường sẽ phân bổ nguồn lực một cách tối ưu và hiệu
quả nhất
+thứ 3 đấy là lúc đa phước để tòa tối đa nhu cầu của con người từ đó thúc đẩy
tiến bộ văn minh xã hội dưới sự tác động của các quy luật thị trường như là
quy luật cung cầu quy luật cạnh tranh kinh tế thị trường sẽ tạo ra được các cái
sản phẩm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội qua đó sẽ làm
cho xã hội ngày càng hiện đại hơn văn minh hơn ta cứ so sánh cái hệ thống
bệnh viện trong nền kinh tế bao cấp và nền kinh tế thị trường thì thấy rất rõ
trong cái thời kỳ bao cấp có duy nhất tại hệ thống bệnh viện công hay chúng ta
vẫn gọi là bệnh viện nhà nước hoạt động thủ tục nhập viện rồi là khám chữa
bệnh sẽ phải mất rất nhiều thời gian rồi là một bộ phận cán bộ nhà nước thì
quan liêu hách dịch gây phiền hà tốn kém khi mà trong kinh tế thị trường sự
cạnh tranh giữa bệnh viện công và bệnh viện 4 là tất yếu và sức cạnh tranh này
ý thì buộc các cái bệnh viện nhà nước ờ phải chuyển đổi mô hình 4 nhân hóa
thực phần đầu 4 trang thiết bị và thay đổi phong cách phục vụ bệnh nhân kinh
tế thị trường làm cho xã hội ngày càng trở nên hiện đại hơn văn minh hơn hay
một /ví dụ trong ngành giao thông vận tải chẳng hạn giả sử như nhu cầu di
chuyển từ Hải Phòng và thành phố thành phố Hồ Chí Minh đấy đáp ứng nhu
cầu của thị trường thì các cái chủ thể kinh tế dù là nhà nước hay 4 nhân hay
liên doanh họ sẽ đầu 4 vào các cái phương tiện vận tải khác nhau à có thể là di
chuyển= máy bay= tàu hỏa= tàu biển= ô tô và các cái hình thức di chuyển này
ấy thì nó rất đa dạng và nếu như chúng ta so sánh với cái nền kinh tế học thì rõ
ràng là cái phương tiện vận tải ngày càng được đầu 4 hơn hiện đại hơn và nó
thể hiện được sự văn minh tiến bộ hơn của xã hội loài người
*Khuyết tật
+Thứ 1: Thì toàn bộ nền sản xuất xã hội nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn
những rủi ro. thấy rằng là trong nền kinh tế thị trường cơ chế thị trường không
phải lúc nào cũng tạo ra sự cân đối về giá cả và sản lượng hàng hóa thì chưa
vốn dĩ rất nhạy cảm và khó đoán chính xác cho nên là việc xảy ra các cái biến cố
như là chiến tranh này dịch bệnh thiên tai hay cấm vận đều có thể là nguyên
nhân dẫn đến khủng hoảng thị trường à chúng ta cứ hình dung rằng là đối với
ngành hàng không chẳng hạn à trước kia ấy thì ngành hàng không tăng trưởng
rất là tốt ờ do quá trình hội nhập của chúng ta ngày càng thuận lợi nhưng khi
dịch bệnh covid xảy ra cả nước đóng cửa chống dịch mà hoạt động giao thương
vận chuyển hàng hoá du lịch à vị đóng băng ngành dịch vụ hàng không lâm vào
khủng hoảng nặng nề và thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng một/ ví dụ khác đó là cuộc
chiến tranh giữa nga và Ukraine là xảy ra chị làm ảnh hưởng đến nguồn cung
khí đốt và xăng dầu trên thế giới à khi mà nguồn cung hiếm giàu tăng chóng
mặt thì cũng sẽ gây khủng hoảng năng lượng đối với các quốc gia nhập khẩu
xăng dầu và các cái doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nguồn năng lượng này ban
đầu ý khủng hoảng có thể là diễn ra cục bộ đối với một hoặc một số loại hàng
hóa à sau có thể diễn ra trên phạm vi tổng thể nền kinh tế nền kinh tế thị
trường thì không thể tự khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này bởi vì chúng
ta cũng không thể nào dự báo chính xác được thời điểm dịch covid cũng như
chiến tranh sẽ xảy ra khi nào
+thứ 2 là kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài
nguyên không thể tái tạo suy thoái môi trường tự nhiên môi trường xã hội. các
cái chủ thể trong nền kinh tế thị trường với mục đích là tối đa hóa lợi nhuận vì
lợi nhuận trước mắt mang tính cá nhân nên họ có thể khai thác cạn kiệt tài
nguyên gây suy thoái môi trường tự nhiên à thực tế thì ở Việt Nam đã có không
ít các cái vụ khai thác cạn kiệt tài nguyên cũng như gây suy thoái môi trường
trầm trọng như là vũ khai thác cát trộm lòng sông hồng rồi là vụ khai thác than
trái phép ở Quảng Ninh đặc biệt nghiêm trọng là các cái vụ gây ô nhiễm môi
trường sinh thái của công ty vedan gây ô nhiễm sông thị vải năm 2008 hay là
vào năm 2016 thì công ty Formosa Hà Tĩnh gây nên nạn ô nhiễm biển gây hiện
tượng cá chết hàng loạt thế thì cái nguyên nhân của các cái vụ gây ô nhiễm này
ấy à suy cho cùng ý là xuất phát vì lợi ích cá nhân doanh nghiệp doanh nghiệp
không muốn đầu 4 xử lý chất thải à trước khi đại gia môi trường và đây chính là
mặt trái mang tính khuyết tật của kinh tế thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến
môi trường tự nhiên về mặt môi trường xã hội thì cơ chế thị trường cũng là tha
hóa biến chất của bộ phận không nhỏ cán bộ à khi mà chạy theo lợi ích cá nhân
khi tham ô tham nhũng tài sản quốc gia rồi thì một bộ phận giới trẻ chạy theo
lối sống hưởng thụ lao vào các tệ nạn gây suy thoái về mặt đạo đức nhân cách
và lối sống à nhìn chung ấy thì kinh tế trường có thể gây ra những suy thoái về
môi trường tự nhiên lẫn môi trường xã hội nhá với bản thân nền kinh tế thị
trường thì cũng không thể tự khắc phục được các khuyết tật này cho nên ý
chính phủ cũng cần can thiệp vào nền kinh tế= các công cụ thể chế để hạn chế
các khuyết tật của kinh tế trưởng khuyết tật
+thứ 3 nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được hiện tượng phân
hóa sâu sắc trong xã hội mà chúng ta hay dung rằng là trong nền kinh tế thị
trường thì các cái chủ thể kinh tế được tự do cạnh tranh với nhau kết quả của
sự cạnh tranh gay gắt đã dẫn đến sự phân hóa xã hội về mặt thu nhập về cơ hội
là một tất yếu để phân bổ lợi ích căn cứ vào hiệu quả mức độ tác dạ mức độ và
loại hình hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường toàn lấy ví dụ thế này à
trong thị trường lao động bên cạnh tranh giữa các cái sinh viên khi ra trường
để tìm kiếm một công việc tốt có thu nhập cao và có khả năng thăng tiến là tất
yếu kết quả của quá trình cạnh tranh này ý thì có thể phân hóa thành những
người có thu nhập cao và những người lao động có thu nhập thấp sự phân hóa
này là tất yếu và bản thân kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được tuy
nhiên nếu như sự phân hóa này mà trở nên thái quá à tức là cái khoảng cách
chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng thì có thể dẫn đến căng thẳng về mặt
xã hội đấu tranh giai cấp xuất hiện do vậy các cái chính phủ cần can thiệp= các
công cụ cũng như các chính sách điều hòa mâu thuẫn lợi ích kinh tế vừa chính
sách thuế thu nhập cá nhân này chính sách an sinh xã hội và chính sách bảo
hiểm thất nghiệp chính sách bảo hiểm xã hội để ổn định tình hình kinh tế xã hội
b. MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA THỊ TRƯỜNG

b.1Quy luật cạnh tranh

- KN: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể tham gia thị trường, để giành ưu

thế và lợi ích KT.

- Phân loại cạnh tranh:

+ Xét theo lĩnh vực KT: có cạnh tranh đầu tư, cạnh tranh nguồn cung cấp yếu tố

sx , cạnh tranh tiêu thụ sp

+ Xét theo tính chất di chuyển vốn, tư bản: có cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh

tranh giữa các ngành

+ Xét theo phạm vi địa lý: có cạnh tranh nội địa, cạnh tranh quốc tế

- Vai trò của cạnh tranh: là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường

- Điều kiện để cạnh tranh lành mạnh: cần có sự quản lý hiệu quả của Nhà nước

b.2 Quy luật lưu thông tiền tệ

- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông

hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.

+ Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông, thì số lượng tiền

cần thiết cho lưu thông được tính theo công thức :
b.4Quy luật giá trị (QL cơ bản của sxhh0

- Nội dung quy luật: SX và lưu thông đều dựa trên cơ sở là hao phí lao động XHCT để

sx hàng hóa (tức là dựa trên giá trị)

 Trong sx, trước hết trong phạm vi sản xuất hàng hóa chúng ta thấy rằng mỗi người sản xuất
sẽ tự quyết định hao phí lao động cá biệt riêng của mình nhưng muốn bán được hàng hóa bù
đắp được chi phí và có lãi thì họ lại phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội người sản xuất
phải điều chỉnh làm cho hao phí lao động cá biệt phù hợp với hao phí lao động xã hội của
hàng hóa đó muốn vậy họ phải tìm cách hạ thấp giá trị khác điểm ngang= hoặc nhỏ hơn
lượng giá trị xã hội ví dụ ngày sản xuất một cái áo chẳng hạn thì người sản xuất a hao phí lao
động cá biệt là $5 trong một sản phẩm nhưng hao phí lao động xã hội tức là mức hao phí lao
động trung bình mà xã hội chấp nhận chỉ là $4 cho một sản phẩm như vậy nếu như bán ra thị
trường theo mức hao phí lao động cá biệt và $5 thì người sản xuất ra không bán được quy
mô sản xuất sẽ bị thu hẹp
 trao đổi hay lưu thông hàng hóa thì nội dung quy luật giá trị yêu cầu phải tiến hành theo
nguyên tắc ngang giá tức là 2 hàng hóa trao đổi được với nhau thì phải có cùng kết tinh một
lượng giá trị xã hội như nhau tuy nhiên trong quá trình mua bán cái mà người ta quan tâm
cuối cùng lại là giá cả hàng hóa chứ không phải là giá trị hàng hóa các bạn nhé giá cả hàng
hóa là biểu hiện bề ngoài của giá trị hay nói cách khác giá cả là biểu hiện= tiền của giá trị
hàng hóa giá trị càng lớn thì giá cả sẽ càng cao tuy nhiên giá cả không nhất thiết phải= giá trị
hàng hóa mà giá cả hàng hóa còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu cạnh tranh sức mua đồng
tiền nữa giá cả chỉ= giá trị khi thị trường cân= rất là khi cung và cầu ví dụ như này này một cái
áo có giá trị xã hội là $4 trong trường hợp thị trường cân= thì cùng đồng cảm thì người ta sẽ
bán cái áo theo đúng giá trị tức là lúc đó xoá cả quần áo sẽ được bán= đúng giá trị= 4 cu la
tinh trong trường hợp thì cung lớn hơn cầu tức là khi sản xuất dư thừa lại khi đó buộc nhà
sản xuất phải giảm giá sản phẩm xuống còn $3 khi đó giá cả hàng hóa sẽ nhỏ hơn giá trị thế
còn chiều ngược lại nếu khi cung nhỏ hơn cầu khi đó hàng hóa khan hiếm giá cả sẽ cao hơn
giá trị mới bảo nhá như vậy ý với cơ chế hoạt động và tác dụng của quy luật giá trị thì giá cả
thị trường xoay quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung cầu.
-Vai trò của QL giá trị

+thứ 1: quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa nói trường hợp điều tiết sản
xuất tay run thế này khi giá cả thị trường biến động về sản xuất biết được tình hình cung cầu
từng loại hàng hóa mà biết được hàng hóa nào đang có lợi nhuận cao hàng hóa nào đang thua lỗ
nếu cung= cầu hàng hóa có giá cả sẽ= giá trị thì sản xuất của họ sẽ tiếp tục thì phù hợp với yêu
cầu của xã hội ăn trưa ông mà nhỏ hơn cầu tức là ở tình trạng khan hiếm hàng hóa giá cả sẽ cao
hơn giá trị lúc đó người sản xuất sẽ có bao nhiêu lợi nhuận thì sẽ mở rộng quy mô sản xuất và
cung ứng thêm hàng hóa ra thị trường ở chiều ngược lại nếu cung lớn hơn cầu thì ắt hẳn đó là
tình trạng dư thừa hàng hóa hàng hóa tồn ứ buộc phải giảm giá giá cả sẽ thấp hơn giá trị người
sản xuất sẽ ít lợi nhuận và sẽ không có lợi nhuận vì vậy họ phải thu hẹp sản xuất hoặc chuyển đổi
mô hình sản xuất quy mô ngành thực có cũng có thể bị thu hẹp lại và lấy ví dụ ở Việt Nam chẳng
hạn với tình hình dịch bệnh covid đang diễn ra phức tạp các cái lĩnh vực như du lịch khách sạn
nhà hàng bị ảnh hưởng bởi chất độc này được chủ đầu 4 buộc phải hạ giá thành sản phẩm đóng
cửa hoặc chuyển đổi mô hình kinh doanh để đảm bảo hiệu quả hơn cả đó chính là tác động của
quy luật giá trị sẽ đến tiệm thu hẹp sản xuất nhìn chung lương khẩu hay một ví dụ khác cũng
trong thời gian dịch bệnh covid do tình trạng khan hiếm khẩu trang như thế để xuất hiện giá cả
trang an toàn điều này đã hấp dẫn nhiều nhà máy may chuyển đổi phương thức sản xuất chơi
sản xuất quần áo sang sản xuất khẩu trang y tế nói Việt Nam không những đáp ứng nhu cầu
trong nước có thể xuất khẩu ra thế giới rõ ràng quy luật giá trị tác động cái việc mở rộng quy mô
sản xuất khi cung và cầu ở lãi suất đó .thứ 2 đối với điều tiết lưu thông khi giá cả thị trường biến
động quy luật giá trị tác động đưa hàng hóa từ nơi có giá cả thấp sang nơi có giá cả cao từ nơi
cung lớn hơn cầu đến nơi cung đó ăn cẩu à quy luật giá trị giúp cho phân phối nguồn hàng một
cách hợp lý giữa các vùng giữa các khu vực với nhau lấy ví dụ thế này à Việt Nam ấy vào dịp tết
nguyên đán do nhu cầu chơi đào cảnh ở cái thành phố rất là cao trong khi nguồn cung cây đào ở
thành phố khan hiếm tiểu thương và những người nông dân có xu hướng vận chuyển đào từ
vùng núi nông thôn và thành phố để bàn một ví dụ nữa là gì thế thì vào hè vải thiều Hải Dương
rất là dồi dào nếu chỉ bán ở địa phương thì không bán được giá do cung lớn hơn cầu nên tiểu
thương và nông dân có xu hướng vận chuyển vải sang các tỉnh thành khác để bán do các tỉnh
thành đó cũng nhỏ hơn cầu thậm chí là xuất khẩu sang nước ngoài để bán được giá cao hơn rõ
ràng là gì với mục đích lợi nhuận người tham gia lưu thông hàng hóa luôn có xu hướng vận
chuyển hàng hóa từ nơi có giá cả thấp trường học cung đấy cọc cái nơi có giá càng cao đó là
trường hợp ung nhỏ hơn cậu nghĩ vậy quy luật giá trị góp phần làm cho cung cầu hàng hóa giữa
các vùng cân= phân phối lại hàng hóa và thu nhập giữa các vùng miền điều chỉnh sức mua của thị
trường

+thứ 2 quy luật giá trị kích thích cải tiến kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất lao động.
trong điều kiện sản xuất khác nhau đời sản xuất hàng hóa có hao phí lao động cá biệt riêng tuy
nhiên khi đưa ra thị trường hàng hóa lại căn cứ vào hao phí lao động xã hội, nơi sản xuất có hao
phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội thì sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ trong trong
kinh doanh. Ngược lại nơi sản xuất có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội
sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn vì thế với mục đích là lợi nhuận muốn đứng vững trong cạnh
tranh, với sản xuất kinh doanh phải tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí
lao động xã hội thông qua các biện pháp như tăng năng suất lao động cải tiến kỹ thuật áp dụng
công nghệ mới đổi mới phương thức quản lý nâng cao tay nghề thực hành tiết kiệm… trong kinh
tế thị trường ai cũng sẽ làm như vậy thì kết quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển năng
suất lao động tăng lên chi phí sản xuất sẽ giảm sút. thế còn trong lưu thông để có nhiều lợi
nhuận bán được nhiều hàng hoá giảm chi phí lưu thông thì người kinh doanh sẽ phải tăng chất
lượng phục vụ, tích cực quảng cáo khâu bán hàng hậu bán hàng giảm các cấp thương mại trung
gian để làm cho quá trình lưu thông hoàn thiện hơn hiệu quả hơn nhanh chóng hơn và chi phí
thấp hơn. ví dụ như này trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại di động chẳng hạn để hạ thấp hao
phí lao động cá biệt, hãng điện thoại không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, đổi mới
phương thức quản lí, để làm cho lực lượng sản xuất phát triển giá thành sản phẩm điện thoại thì
ngày càng rẻ, tính năng chất lượng điện thoại ngày càng cao. hơn nữa ngoài việc đổi mới kỹ thuật
công nghệ sản xuất dịch vụ chăm sóc khách hàng hậu đãi khách hàng của các hãng điện thoại
cũng ngày càng chu đáo hơn đó chính là tác dụng của quy luật giá trị trong việc kích thích cải tiến
kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất nâng khả năng suất lao động

+thứ 3: phân hóa những người sản xuất hay người giàu nghèo. trong quá trình sản xuất và trao
đổi những người sản xuất có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết,
khi bán hàng hóa họ sẽ thu được nhiều lãi và giàu lên và có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất,
ngược lại đối với những người sản xuất hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội
thì không bán được hàng hóa thua lỗ của phá sản phải đi làm thuê. ngoài ra ấy trong kinh tế thị
trường thuần túy làm chạy theo lợi ích cá nhân làm đầu cơ buôn lậu, làm hàng giả, khủng hoảng
kinh tế là những nhân tố tác động làm gia tăng thêm sự phân hóa cùng những tiêu cực về kinh tế
xã hội, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo cũng như các cái tiêu cực cái kinh tế xã hội khác. bởi
vậy trong nền kinh tế thị trường sự điều tiết của nhà nước có thể sẽ hạn chế sự phân hóa này.

● Mối quan hệ giữa quy luật giá trị và quy luật cung – cầu

- Xét ngành có Cung < Cầu

 Giá cả tăng  Giá cả > Giá trị  Lợi nhuận tăng  thu hút đầu tư vào ngành

 Cung tăng và cạnh tranh tăng  giá cả giảm, cân bằng trở lại vs giá trị

- Xét ngành có Cung > Cầu

 Giá cả giảm  Giá cả < Giá trị  Lợi nhuận giảm  xu thế doanh nghiệp rời

bỏ ngành

 Cung giảm và cạnh tranh giảm  Giá cả tăng, cân bằng trở lại vs giá trị

- Xét ngành có Cung = Cầu: Giá cả ổn định, cân bằng vs giá trị
* Một số điều cần lưu ý:

- Thị trường là tổng hợp các quan hệ liên quan đến lĩnh vực trao đổi, mua bán

- Các chủ thể tham gia vào thị trường bao gồm: NSX, người tiêu dùng, các chủ thể

trung gian là Nhà nước


- Nhà nước là 1 chủ thể trên thị trường, vai trò chủ yếu là kiến rạo môi trường kinh

doanh

- Thị trường có các quy luật cung – cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ… Trong đó

quan trọng nhất, quy luật cơ bản là quy luật giá trị.

You might also like