You are on page 1of 9

Xin chào thầy cô và tất cả các bạn, tôi xin tự giới thiệu tôi

là……, sinh viên lớp ……….


Hôm nay tôi sẽ đại diện cho nhóm 1 trình bày thuyết trình Lý
luận của C.Mac về sản xuất hàng hóa và hàng hóa.
3.Đầu tiên chúng ta sẽ phân tích nội dung sản xuất hàng hóa và
diều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.
4. Tôi sẽ chia nội này thành hai phần: thứ nhất là sản xuất hàng
hóa, thứ hai là điều kiện là điều kiện ra đời của sxhh.
5. Cho đến nay lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và
đang trải qua hai kiểu tổ chức hoạt động kinh tế.
6. Đó là kiểu sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa.
7.Trong đó sản xuất tự cấp tự túc tồn tại chủ yếu trong thời kì
nguyên thủy, đó là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm lao động
tạo ra chỉ để thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất. Và người lao
động trong nền sản xuất kinh tế này không có nhu cầu hoặc
không có điều kiện để tiêu dung những sản phẩm lao động khác.
8. tôi lấy ví dụ như một người họ đi săn bắn hái lượm, trồng trọt
và dệt may ,mục đích chính của những hoạt động này là để phục
vụ chon hu cầu bản thân, gia đình bộ tộc họ mà thôi, tức là một
gia đình có thể tự sản xuất ra hầu hết những cái thứ mà họ cần
dung. Như công cụ lao động quần áo , lương thực thực phẩm mà
họ không có sự trao đổi mua bán sản phẩm với người khác thì
đó được coi là tự cấp tự túc.
9.Trải qua nhiều thế kỉ, sản phẩm lao động đã trở nên đa dạng và
phong phú, nhu cầu sử dụng của con người ngày một tăng cao.
Những sản phẩm được sản xuất ra không chỉ thỏa mãn nhu cầu
của người sản xuất mà còn để trao đổi mua bán với tư cách là
những hàng hóa. Điều này có nghĩa là kinh tế hàng hóa hay còn
gọi là sản xuất hàng hóa đã ra đời.
10. Theo Cac-mác sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai
điều kiện: Một là phân công lao động và hai là sự tách biệt về
mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất. Bây h chúng ta sẽ đi tìm
hiểu về hai điều kiện này.
11.đầu tiên chung tìm hiểu về điều kiện thứ nhất đó là phân công
lao động xã hội.
12. phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã
hội thành các ngành, các lĩnh vực khác nhau, tạo nên sự chuyên
môn hóa . Tức là mỗi người chỉ sản xuất một hoặc là một số sản
phẩm nhất định mà thôi.
13. Trước kia trong nền kinh tế tự nhiên nếu như một người phải
làm tất cả các công việc từ trồng trọt, chăn nuôi may vá, xây
dựng thì ở nền sxhh mỗi người sẽ chuyên môn hóa sản xuất .tức
là họ sẽ đảm nhận một công việc và chủ yếu làm công việc đó
mà thôi. Có người thì chuyên trồng trọt, có người thì chuyên
chăn nuôi, có người thì lại chuyên dệt may. Khi con người ta
làm một công việc gì đó mãi thì năng suất lao động sẽ tang lên.
Tức là họ có nhiều kinh nghiệm nên tay nghề và công cụ lao
động được nâng cấp, dẫn đến cái số lượng lao động vượt xa cái
nhu cầu của người này. Đương nhiên nhu cầu của con người
phải đòi hỏi nhiều loại sản phẩm như là lương thực, quần áo.
Chứ không lẽ ăn rồi không mặc, rồi mặc rồi không ăn. Cho nên
là họ sẽ lấy cái sản phẩm dư thừa của họ để mà đi đem trao đổi
với những thứ sản phẩm khác .
14.Tôi lấy ví dụ như người nông dân họ chỉ làm công việc là
trồng trọt thôi . thì từ từ họ sẽ tích lũy kinh nghiệm cải tiến công
cụ lao động thì năng suất lao động sẽ tăng lên. Dần dần sản
phẩm lao động của họ làm ra tức là lúa gạo hay là rau củ gì đó
sẽ nhiều hơn so với nhu cầu sử dụng của họ.
15. Nhưng người đó lại phải cần nhiều sản phẩm khác chứ.
Chẳng hạn như là thịt để ăn chứ ăn rau mãi sao chịu được. rồi
vải vóc quần áo để mặc.
16. cho nên người nông dân này sẽ mang số lương thực dư thừa
đổi lấy thịt, vải quần áo để mặc.
17, ngược lại thì cái người dệt vải hay là người may quần áo đó,
họ dệt họ may mãi họ cũng lên tay lên chân, số vải số quần áo
làm ra cũng dư thừa, mặc không hết. mà quan trọng họ cũng cần
có cái để ăn thế là đương nhiên họ sẽ đem vải đi đổi với ông
nông dân thừa cơm thiếu vải kia.
18.Bây h chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cái điều kiện thứ hai, đó là
sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
19. sự tách biệt về kinh tế tức là những người sản xuất có sự độc
lập nhất định với nhau và có sự tách biệt về lợi ích. Sản phẩm
làm ra sẽ thuộc quyển sở hữu của họ hoặc là do họ chi phối, khi
mà người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người
khác thì cần phải thông qua trao đổi mua bán hàng hóa.
20. ví dụ như sản phẩm của anh tèo làm ra là thuộc quyền sở
hữu của anh tèo, anh tèo muốn đem đi đổi đi bán gì đó là quyền
của anh. Anh tí mà muốn sử dụng sản phẩm của anh tèo thì anh
tí phải có cái gì đó để trao đổi hoặc là mua lại của anh tèo, chứ
không thể chung đụng được.
21. Trong thời kì chiếm hưu nô lệ người chủ nô sẽ có nhiều nô
lệ. Và mỗi người nô lệ này sẽ phải làm nhiều công việc khác
nhau và tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Tức là cũng đã có sự
phân công lao động. nhưng họ không có sự tách biệt về mặt kinh
tế. sản phẩm của họ làm ra thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Nô
lệ không được phép tự mang sản phẩm của mình đi tro đổi mua
bán với nhau. Cho nên sản phẩm lao động của họ không được
xem là hàng hóa.
22, chỉ khi nào người chủ nô mang sản phẩm lao động đó đi mua
bán trao đổi thì số sản phẩm đó mới được coi là hàng hóa. ở đây
người chủ nô khác với người nô lệ là họ được quyền sở hữu và
có sự tách biệt về mặt kinh tế.
23. như vậy thì sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản
xuất làm cho những người sản xuất trở thành chủ thể độc lập với
nhau. Người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người kia thì
phải đem trao đổi mua bán như là anh tý với anh tèo phía trên .
trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế do chế độ tư hữu về tư
liệu sản xuất quy định.
24. nói tóm lại sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều
kiện. Một là phân công lao động xã hội đây là điều kiện cần. hai
là sự tách biệt về mặt mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất, đây
là điều kiện đủ.
25. Tiếp theo chúng ta sẽ đi phân tích nội dung hàng hóa và các
thuộc tính của hàng hóa.
26. tôi sẽ chia nội dung này thành hai phần. thứ nhất hàng hóa là
gì, thứ hai là các thuộc tính của hàng hóa.
27. khi mà chúng ta nói đến hàng hóa xung quanh cuộc sống của
chúng ta.
28. thì chúng ta nghĩ ngay đến những cái mà chúng mua bán
đươc. Ví dụ như là cục thị hay là con cá, cái bó rau trong chợ,
hay là cái quần đùi, cái áo phông trong shop quần áo.
29, vậy thì hàng hóa được định nghĩa là gì. Theo quan điểm của
cac-mac, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Bóc tách quan điểm của mác ra thì hàng hóa sẽ có ba yếu tố như
sau: thứ nhất hàng hóa là sản phẩm của lao động, thứ hai có thể
thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người, thứ ba là thông qua
trao đổi mua bán.
30, bây h chúng ta thử lấy bó rau muống ngoài chợ phân tích thử
coi nó có phải hàng hóa hay không. Đầu tiên bó rau muốn
đương nhiên là sản phẩm của lao động, nó có thể là do ông nông
dân trồng hay là do có ai đó bỏ sức đi ra hái ở ngoài mương, thứ
hai là cái bó rau muống có thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người không. Có luôn, nó sẽ thỏa mãn nhu cầu ăn uống của con
người. rồi cái bó rau muống này được đem ra ngoài chợ để trao
đổi. tức là thỏa mãn yếu tố cuối luôn. Vậy chúng ta chốt lại bó
rau muống bán ở ngoài chợ là hàng hóa.
31, tôi lấy ví dụ về cái điều hòa, nó cũng là sản phẩm của lao
động, nó cũng có thể thỏa mãn nhu cầu được sống trong môi
trường mát mẻ của con người, khi nó được đem đi bán tại các
cửa hàng hay siêu thị thì nó sẽ trở thành hàng hóa.
32, lưu ý cái sản phẩm mà làm thỏa mãn cái nhu cầu nào đó của
con người nó chỉ trở thành hàng hóa khi mà được đưa đi nhằm
trao đổi mua bán. Trên thị trường. có nghĩa là nó có thể có yếu
tố là sản phẩm của lao động nhưng không phải là hàng hóa khi
cái sản phẩm đó không được đem ra trao đổi , hoặc là không
nhằm mục đích dể trao đổi.
33, tôi lấy ví dụ như nhà anh tèo, anh có trồng một cây táo, mà
cây táo này được trồng với mục đích là chỉ nhà anh ấy ăn thôi,
khi cây táo này ra trái táo, thì trái táo này nó là sản phẩm của lao
động, tại vì anh tèo bỏ sức ra anh trồng nhưng mà anh chỉ để nhà
anh ăn thôi, anh không trao đổi mua bán gì hết. cho nên trái táo
của anh tèo không được coi là hàng hóa.
34, hàng hóa có thể được sử dụng chon hu cầu cá nhân, ví dụ
gạo để ăn, quần áo để mặc. dùng chon hu cầu sản suất ví dụ như
là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất. hàng
hóa có thể tồn tại ở dạng vật thể ví dụ như điện thoại hay chiếc
xe máy hoặc là ở dạng phi vật thể ví dụ như dịch vụ internet hay
là phim ảnh.
35, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các thuộc tính của hàng
hóa.
36, một thứ được sản xuất ra và được coi là hàng hóa thì đều sẽ
có hai thuộc tính, đó là giá trị sử dụng, và giá trị
37, đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về giá trị sử dụng
38 giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm, có
thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người . có thể là nhu
cầu vật chất hoặc tinh thần, nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân hoặc
cho sản xuất. ví dụ như giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo
là để mặc, hoặc giá trị sử dụng của âm nhạc là để con người giải
trí, còn giá trị của máy móc thiết bị nguyên vật liệu là dùng để
sản xuất. và mỗi một vật có thể có nhiều thuộc tính khác nhau
do đó nó có nhiêu giá trị sử dụng khác nhau, ví như gạo có thể
làm cơm để ăn nhưng gạo có thể làm nguyên vật liệu để nâu
rượu.
39, giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính của tự nhiên cấu
thành nên hàng hóa đó quy định. Số lượng giá trị sử dụng của
một vật còn được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển
của nề sản xuất khoa học kĩ thuật. ví dụ ngày xưa người ta chỉ
dùng trái bưởi để ăn, từ từ họ dùng bưởi để làm chè bưởi, đến
khi khoa học kĩ thuật tiên tiến hơn thì họ chiết suất tinh dầu bưởi
dùng để dưỡng tóc dưỡng da.
40, giá trị sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua. Tức là
người mua sẽ sử dụng cái giá trị của hàng hóa đó. Cho nên
người sản xuất phải chăm lo giá trị sử dụng hàng hóa do mình
sản xuất sao cho ngày càng đáp ứng nhu cầu của người mua. Ví
dụ anh nông dân trồng chuối để đem chuối đi bán.
41, mà chuối của anh kém chất lượng quá, nhỏ quá còn bị hư
nữa, thì làm sao đáp ứng được nhu cầu của mua được vì người
mua cần những giá trị sử dụng. anh không đáp ứng được nhu
cầu sử dụng của họ thì họ sẽ không mua của anh nữa. cho nên
anh phải chú ý làm sao cho cái giá trị sử dụng của cái sản phẩm
mình đem đi bán hay trao đổi phải chất lượng và ngày càng nâng
cao.
42, bây h chúng ta sẽ tìm hiểu về cái thuộc tính thứ 2, đó là giá
trị.
43, theo các mác giá trị của hàng hóa là lao động của người sản
xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
44, ví dụ như trong một khu chợ anh tèo có một cái áo và anh tí
có 20 quả trứng gà, anh tèo và anh tí trao đổi sản phẩm của họ
với nhau, tình huống này cái áo và 20 quả trứng gà là vật mang
giá trị trao đổi,
45.vấn đề đặt ra là tại sao cái áo và 20 mươi quả trứng gà là hai
hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi với
nhau. Vì cái áo là để mặc còn trứng gà là để ăn mà. Hơn nữa thì
chúng lại trao đổi với nhau theo một tỉ lệ nhất định là một cái áo
đổi lấy 20 quả trứng gà. Tại sao?
46, khi hai hàng hóa khác nhau là cái áo và 20 quả trứng gà có
thể trao đổi được với nhau thì phải có một cơ sở chung nào đó .
mác cho rằng điểm chung đó chính là chúng đề là kết quả của sự
hao phí sức lao động.
47,để sản xuất râ cái áo hay quả trứng gà, anh tèo và anh tí đều
hao phí sức lao động để sản xuất ra chúng. Tức là cả hai anh đều
phải bỏ thời gian và công sức để làm ra, hai sản phẩm này.
48 sở dĩ phải trao đổi theo một tỉ lệ nhất định một cái áo bằng 20
quả trứng gà thì cả anh tèo và anh tí đều cho rằng thời gian và
công sức để sản xuất ra một cái áo bằng công sức để sản xuất ra
20 quả trứng gà.
49, như vật thì lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn dấu
trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa. Sản phẩm nào lao
động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều, thì giá trị của
chúng càng cao.
50, tóm lại hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn
nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán. Hàng
hóa sẽ có hai thuộc tính. Thứ nhất là giá trị sử dụng tức là công
dụng để làm thỏa mã nhu cầu nào đó của con người. thuộc tính
thứ hai là giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa
được kết tinh trong hàng hóa.
51, vừa rồi thì tôi đã chia sẻ cho các bạn về hàng hóa và thuộc
tính của hàng hóa.
52, đến đây thì bài thuyết trình của nhóm tôi cũng đã hết, nếu có
phần nào thiếu sót, hay có câu nào nào , mong các bạn hãy mạnh
dạn đưa ra ý kiến.
53. cảm ơn thầy các bạn đã chú ý, theo dõi và lắng nghe.

You might also like