You are on page 1of 5

Câu 1.Hàng hóa là gì? Lấy ví dụ để minh họa. Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa.

Những vật sau đây: ôxy ngoài tự nhiên, cát sỏi dưới lòng sông, cá tôm ngoài biển có được coi là
hàng hóa không? Tại sao?
Trả lời:
1. Nêu khái niệm hàng hóa (1 điểm): Hàng hóa là sản phẩm lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào
đó của con người thông qua trao đổi, mua - bán.
Lấy ví dụ minh họa: (1 điểm) Thí sinh tự lấy ví dụ.
2. Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa:
Hàng hóa có 2 thuộc tính:
- Giá trị sử dụng của hàng hóa
- Giá trị của hàng hóa
Yêu cầu thí sinh tự phân tích, nêu được các ý cơ bản sau:
- Giá trị sử dụng của hàng hóa: (2 điểm)
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người.
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần và ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự
phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học - kỹ thuật.
- Giá trị của hàng hóa: (2 điểm)
+ Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi của nó. Giá trị trao đổi là một quan
hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau.
+ Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
3. Những vật sau đây: ôxy ngoài tự nhiên, cát sỏi dưới lòng sông, cá tôm ngoài biển không được coi là
hàng hóa. (0.5 điểm)
Tại vì: Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện: do lao động tạo ra; có công dụng
nhất định để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người; trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua
- bán. Những vật nêu trên không có hai điều kiện là: không phải do lao động tạo ra; chưa có hoạt động
trao đổi, mua - bán. (1.5 điểm)
Câu 2.

Sau khi học xong bài 2: “ Hàng hóa- Tiền tệ- Thị trường” ( Giáo dục công dân 11).
- Nguyệt cho rằng : Mọi sản phẩm của lao động đều là hàng hóa.
- Thảo cho rằng: Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động.
- Thắng cho rằng: Không phải mọi hàng hóa đều là kết quả của quá trình lao động.
a. Theo em, ai nói đúng? Vì sao?
b. Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất hàng hóa của đất nước ta trong những năm gần đây?
Trả lòi: Theo em Thảo nói đúng.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao
đổi mua – bán
- Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện:
+ Do lao động tạo ra;
- Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đủ ba điều kiện:
+ Do lao động tạo ra;
+ Có công dụng nhất định để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người;
+ Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua mua- bán;
vậy : Mọi hàng hóa đều là sản phẩm của lao động. Ví dụ : ......
Nhận xét về tình hình sản xuất hàng hóa ở nước ta trong những năm gần đây:
Ưu điểm: Sản xuất ra nhiều loại hàng hóa mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá thành hợp lý, có sức cạnh
tranh cao, như: hàng dệt may, dày da, gạo ...
+ Cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có nhiều thuận lợi cho người sản xuất.
+ Các nhà sản xuất luôn năng động, sáng tạo...để tạo ra nhiều loại hàng hóa đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng- Người tiêu dùng ngày càng có niềm tin đối với hàng hóa của nước ta.
+ Xu thế hội nhập giúp các nhà sản xuất có nhiều cơ hội tiếp cận khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại trên
thế giới
Khó khăn: Vẫn còn tình trạng trốn thuế, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, mẫu mã
chưa đẹp, giá thành cao...
+ Nhiều người còn sử dụng hóa chất độc hại, nguy hiểm trong sản xuất hàng hóa
+ Một số cơ chế, chính sách chưa phù hợp, công tác quản lý còn lỏng lẻo... gây khó khăn cho người sản
xuất.
+ Áp lực từ xu thế hội nhập...
Trách nhiệm: Tuyên truyền mọi người nâng cao ý thức, trách nhiệm trong sản xuất hàng hóa..
+ Đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái trong sản xuất hàng hóa....
+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, công tác quản lý...
+ Đẩy mạnh công tác cải tiến khoa học kỹ thuât, hợp tác quốc tế... trong sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh
công tác cải tiến khoa học kỹ thuât, hợp tác quốc tế... trong sản xuất hàng hóa.

Câu 3 : Thị trường là gì? Trình bày các chức năng cơ bản của thị trường? Tại sao nói giá cả là “mệnh
lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa?
Câu 4. Vietbao.com ngày 7/12/2012 trong bài "Đạo đức kinh doanh và vai trò của cộng đồng" có đoạn
viết: "... Nước tương có chứa chất 3-MCPD vượt mức cho phép, sữa bột giả sữa tươi; taxi có đồng hồ
tính cước bị đứt và không còn niêm chì... đang là những vấn đề gây xôn xao dư luận. Phải chăng vì lợi
nhuận, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua "đạo đức kinh doanh"" ? Vận dụng các kiến thức kinh tế đã học,
em hãy lí giải hiện tượng đó?
Trả lòi:
Câu 11 .* Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau
để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
* Chức năng của thị trường : - Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng
hóa + Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng hàng
hóa. Khi người sản xuất mang hàng hóa ra thị trường, những hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu , thị
hiếu của xã hội thì bán được. Điềuu đó có nghĩa là những chi phí lao động để sản xuất ra hàng hóa được
xax hội chấp nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện. - Chức năng thông tin: + Thị trường cung cấp tho
các chủ thể tham giá thị trường về quy mô cung - cầu; giá cả, chất lượng; chủng loại, cơ cấu, điều kiện
mua bán của hàng hoá, dịch vụ ... - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng: +
Sự biến động của cung - cầu, giá cả trên thị trường đều có sự tác động đến việc điều tiết sản xuất và lưu
thông hàng hoá trong xã hội. + Khi giá cả 1 hàng hoá tăng lên -> kích thích xã hội sản xuất nhiều hàng
hoá đó. Nhưng lại làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hoá đó tự hạn chế.
+ Ngược lại: Khi giá cả giảm kích thích tiêu dùng -> hạn chế sản xuất
* Giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người sản xuất và lưu thông hàng hóa:
- Giá cả là phong vũ biểu, là sự phản ánh tập trung và rõ nét nhất tình hình của thị trường. Mọi người sản
xuất và trao đổi hàng hóa muốn giành được lợi ích lớn nhất thì phải căn cứ vào sự vận động của giá cả để
điều chỉnh hành vi sản xuất, kinh doanh cho phù hợp. - Giả sử có một hàng hóa nào đó giá cả cao, bán
chạy, lãi nhiều thì người đang sản xuất hàng hóa đó sẽ mở rộng quy mô để sản xuất ra nhiều hàng hóa
hơn. Đồng thời, những người đang sản xuất những
mặt hàng giá cả thấp, bán chậm, lãi thấp thì phải thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh, thậm chí phải
đóng cửa doanh nghiệp để chuyển sang sản xuất, kinh doanh mặt hàng giá cả cao, bán chạy, lãi nhiều… -
Sự thay đổi của giá cả làm cho các yếu tố sản xuất di chuyển một cách tự phát từ ngành này sang ngành
khác, làm cho ngành này mở rộng nhưng ngành khác lại bị thu hẹp quy mô sản xuất.
Câu 2 (4 điểm) - Nêu được khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể
kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi
nhuận. - Chỉ ra được đây là một trong những biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh.
- Nêu được mặt hạn chế của cạnh tranh:
+ Chạy theo lợi nhuận một cách thiếu ý thức...
+ Để giành giật khách hàng và lợi nhuận nhiều hơn đã không trừ những thủ đoạn phi pháp, bất lương..
. + Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường...
- Rút ra được kết luận: Các doanh nghiệp trên vì lợi ích cá nhân đã dùng mọi thủ đoạn để thu lợi bất
chính gây tổn hại đến người tiêu dùng, vi phạm đạo đức trong kinh doanh. - Nêu được các biện pháp của
Nhà nước để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh: Nhà nước điều tiết thông qua giáo dục, pháp luật và
các chính sách kinh tế xã hội thích hợp...
- Liên hệ trách nhiệm bản thân trước các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh...
CÂU 5:PHÂN TÍCH HAI THUỘC TÍNH CỦA HÀNG HÓA.
* Giá trị sử dụng của hàng hóa.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp.
+ Đặc trưng giá trị sử dụng của hàng hóa:
*       Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Số lượng giá
trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện
dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật.
*      Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là
do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.
*      Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng (tiêu dùng
cho sản xuất, tiêu dùng cho cá nhân)
*     Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao.
Giá trị hàng hóa:
Một vật, khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật
gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị
sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có
giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Muốn hiểu
được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.b
+ Giá trị trao đổi:
*     Khái niệm: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử
dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.
*    Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc
*     Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào
đó. Vì các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên không thể lấy giá trị sử dụng để đo lường
các hàng hóa. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh
được với nhau trong khi trao đổi: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm của lao
động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Thực chất các chủ thể khi trao đổi
hàng hóa với nhau là trao đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa. Trong ví dụ trên, giả sử người
thợ dệt làm ra được 1 m vải mất 5 giờ, người nông dân làm ra 10 kg thóc cũng mất 5 giờ. Trao
đổi 1 m vải lấy 10 kg thóc thực chất là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra 1 m vải với 5 giờ lao
động sản xuất ra 10 kg thóc.
Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa.
+ Khái niệm: Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá.
+ Đặc trưng của giá trị hàng hóa:
*   Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
*    Giá trị là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản
xuất và trao đổi hàng hóa.
*    Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, tức là quan hệ kinh tế giữa những người
sản xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ kinh tế
giữa người với người biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật. Hiện tượng vật thống trị mgười
gọi là sự sùng bái hàng hóa, khi tiền tệ xuất hiện thì đỉnh cao của sự sùng bái hàng hóa là sự sùng
bái tiền tệ.
*    Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị
trao đổi. Giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo.
- Mối quan hệ hai thuộc tính của hàng hóa.
+ Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính trên đều
do cùng một lao động sản xuất ra hàng hóa.
+ Hai thuộc tính của hàng hóa là sự thống nhất của các mặt đối lập. Sự đối lập và mâu thuẫn giữa
giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị
hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị.
Ngược lại, người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu
dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là quá trình thực
hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị
sử dụng mới được thực hiện.
KL: Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị. Đó là sự thống nhất
của hai mặt đối lập mà thiếu đi một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng
hóa.
Câu 6. Tại sao giá trị hàng hóa không do thời gian lao động cá biệt quyết định, mà do thời gian
lao động xã hội cần thiết quyết định?
+ Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng số lượng thời gian lao động tiêu hao để sản xuất
ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động.
+ Lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động
cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.
+ Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa là thời gian cần thiết cho bất cứ lao
động nào tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và có một cường độ trung bình, trong
những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.
+ Nếu như giá trị hàng hóa do thời gian lao động cá biệt quyết định, thi` một loại hàng hóa sẽ có
nhiều mệnh giá khác nhaulàm cho thị trường bị rối loạn, dựa vào thời gian lao động xã hội cần
thiết thì ta sẽ đưa ra được mức giá trị hàng hóa hợp lí. Do đó Chỉ có thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa, mới quyết định giá trị của hàng hóa ấy
VD: Học sinh có thể lấy ví dụ : Cũng làm một đôi dép nhưng người A làm trong 1 giờ, người B
làm trong 2 giờ , người C làm trong 3 giờ,--> mức giá cả do mỗi người sản xuất A, B ,C đó sẽ
đưa ra khác nhau theo thời gian mà họ làm ra đôi dép ấy.

You might also like