You are on page 1of 13

Chuyên đề 2: Tiền tệ - Hàng hoá – Thị trường

Dạng 1: Hàng hoá


Câu 1:
a. Hàng hoá là gì ? Lấy ví dụ để minh hoạ. Phân tích 2 thuộc
tính của hàng hoá.
b. Những vật sau đây: Oxi ngoài tự nhiên, cát sỏi dưới lòng
sông, cá tôm ngoài biển có được coi là hàng hoá không ? Tại
sao ?
Trả lời:
a.
* Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể đáp ứng một nhu cầu nào
đó của của con người thông qua trao đổi, mua bán.
VD: Dịch vụ rửa xe, du lịch, khám bệnh; Giấy bút bán ở hiệu sách,
Hoa quả ngoài chợ…
o Phân tích 2 thuộc tính của hàng hoá:
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá: là công dụng của sản phẩm có thể
thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.
Giá trị sử dụng của hàng hoá được phát hiện dần và ngày càng đa
dạng, phong phú cùng với sự phát triển của lược lượng sản xuất và
khoa học – kĩ thuật.
+ Giá trị của hàng hoá: là lao động xã hội của người sản xuất hàng
hoá kết tinh trong hàng hoá.
Giá trị xã hội của hàng hoá = Giá trị + Chi phí sản xuất + Lợi nhuận…
 Như vậy: Hàng hoá là sự thống nhất của 2 thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá
trị. Đó là sự thống nhất của 2 mặt đối lập mà thiếu một trong 2 thuộc tính thì
sản phẩm không thể trở thành hàng hoá.

b, Những vật đó không được coi là hàng hoá vì: Một sản phẩm muốn trở thành
hàng hó phải thoả mãn đủ 3 điều kiện:
o Là sản phẩm của của lao động.
o Có công dụng nhất định thoả mãn nhu cầu của con người.
o Thông qua trao đổi mua bán trước khi đi vào tiêu dùng.
 Thiếu một trong 3 điều kiện thì sản phẩm không thể trở thành hàng hoá.
* Đối với những vật trong tư liệu trên:
+ Oxi: Oxi ngoài tự nhiên tuy đáp ứng nhu cầu cho sự sống của con người
nhưng không phải do lao đọng tạo ra.
+ Cát sỏi: Cát sỏi dưới lòng sông, dưới đất không phải do lao động tạo ra,
không được đem mua bán trên thị trường.
+ Cá tôm ngoài biển: Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng con người nhưng chưa được
con người khai thác và không được đem ra buôn bán, trao đổi trên thị trường.
 Do đó, chúng không được coi là hàng hoá.

Câu 2:
Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại
bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hoá ? Vì
sao ?
Trả lời:
* Bác B có 15 con gà là hàng hoá, vì:
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi – buôn bán.
- Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ 3 điều kiện:
o Do lao động tạo ra.
o Có công dụng nhất định nhất định để thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người.
o Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán.
 Thiếu một trong 3 điều kiện thì sản phẩm không thể trở thành hàng hoá.
* Trong trường hợp trên, 15 con gà của bác B đủ điều kiện là hàng hoá, vì:
o Do lao động tạo ra: Bác B phải chăm sóc, lao động để tạo ra số gà trên.
o Đáp ứng nhu cầu: 15 con gà trên có công dụng để ăn, đẻ trứng,…
o Thông qua trao đổi: Bác B đã mang số gà đi bán.

Câu 3: Không khí trong tự nhiên có được coi là hàng hoá không ? Vì sao ?
Trả lời:
* Không khí trong tự nhiên không được coi là hàng hoá, vì:
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi – mua bán.
- Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ 3 điều kiện:
o Do lao động tạo ra.
o Có công dụng nhất định nhất định để thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người.
o Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán.
 Thiếu một trong 3 điều kiện thì sản phẩm không thể trở thành hàng hoá.
- Trong trường hợp trên, không khí không được coi là hàng hoá, vì:
o Do lao động tạo ra: Không khí không phải là sản phẩm của lao động của
con người.
o Đáp ứng nhu cầu: Không khí đáp ứng nhu cầu hô hấp của con người.
o Thông qua trao đổi: Không khí trong tự nhiên không được đem đi trao
đổi mua bán.
 Không khí trong tự nhiên không phải do lao động tạo ra và không được đem
đi trao đổi nên không được coi là hàng hoá.
Câu 4: Có người cho rằng: “Bất cứ vật phẩm nào do con người tạo ra cũng
là hàng hoá”. Điều đó có đúng không ? Vì sao ?
Trả lời:
* Ý kiến: “Bất cứ vật phẩm nào do con người tạo ra cũng là hàng hoá” là một ý
kiến sai, vì:
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể đáp ứng một nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi – mua bán.
- Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ 3 điều kiện:
o Do lao động tạo ra.
o Có công dụng nhất định nhất định để thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người.
o Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán.
- Trong ý kiến trên, nếu một vật phẩm nào đó do con người tạo ra mà không
thoả mãn một nhu cầu nào đó còn của người hoặc không được đem đi trao đổi –
mua bán thì vật phẩm đó chưa thể coi là hàng hoá.
 Vì vậy, không phải bất cứ vật phẩm nào do con người tạo ra cũng là hàng
hoá.

Câu 6: Theo em, giá trị của hàng hoá có đồng nhất với giá cả của hàng hoá
không ? Vì sao ?
Trả lời:
* Giá trị của hàng hoá không đồng nhất với giá cả hàng hoá, vì:
+ Giá trị của hàng hoá được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá
cả.
+ Giá cả hàng hoá được đo lường bằng tiền tệ.
+ Giá trị của hàng hoá: Là lao động XH của người sản xuất hàng hoá kết tinh
trong hàng hoá.
+ Lượng giá trị hàng hoá đo bằng giây, phút, giờ, ngày, tháng, quý, năm.

Câu 7: Có ý kiến cho rằng: “Hàng hoá là một phạm trù của lịch sử, chỉ tồn
tại trong nền kinh tế hàng hoá.”. Em có đồng tình với ý kiến đó không ? Vì
sao ?
Trả lời:
* Em đồng tình với ý kiến: “Hàng hoá là một phạm trù của lịch sử, chỉ tồn tại
trong nền kinh tế hàng hoá”, vì:
- Hàng hoá là sản phẩm của lao động đáp ứng một nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi – mua bán.
- Một sản phẩm chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ 3 điều kiện:
o Do lao động tạo ra.
o Có công dụng nhất định nhất định để thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người.
o Trước khi đi vào tiêu dùng phải thông qua trao đổi, mua bán.
 Thiếu một trong 3 điều kiện thì sản phẩn không thể trở thành hàng hoá.
- Hàng hoá không xuất hiện cùng quá trình sản xuất của loài người:
+ Trong buổi đầu hình thành nền sản xuất xã hội, nền kinh tế tự nhiên (tự
cung tự cấp) sản phẩm tạo ra chủ đề tiêu dùng.
 Không phải là hàng hoá.
+ Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người chuyên sản xuất ra một số sản phẩm
nhất định trong khi nhu cầu của họ đòi hỏi các sản phẩm khác nhau. Vì thế họ
trao đổi sản phẩm với nhau.
 Quy trình trên là hàng hoá vì đủ 3 điều kiện trên.

Dạng 2: Tiền tệ
Câu 9:
Sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, Nam gặp lại các bạn trong tâm trạng phấn
khởi. Nam hỏi các bạn:
- Này các cậu, các cậu được nhiều tiền mừng tuổi không ? Các cậu định làm
vì với số tiền đó ?
- Bình: Tớ được gần 7 triệu, tớ mua 2 chỉ vàng để dành.
- Lan: Tớ cũng được kha khá, tớ giúp chị tớ mở cửa hành tạp hoá.
- Minh: Tớ ấy à…, tớ mua một đôi giày hàng hiệu để thể hiện đẳng cấp.
Hỏi:
a. Các bạn trên đã thực hiện những chức năng nào của tiền tệ ? Vì sao ?
b. Trình bày hiểu biết của em về bản chất của tiền tệ.

Trả lời:
a, Những chức năng tiền tệ được thực hiện trong trường hợp trên là:
* Bạn Bình – mua 2 chỉ vàng để dành: bạn đã thực hiện chức năng cất trữ,
chức năng thanh toán và chức năng thước đo giá trị của tiền tệ, vì:
+ Chức năng cất trữ
• Tiền được rút ra khỏi lưu thông và được cất trữ lại để khi cần thì đem ra
mua hàng.
• Tiền phải đầy đủ giá trị: Vàng, những của cải bằng vàng,...
• Trong trường hợp trên, tiền của bạn Bình đã rút ra khỏi lưu thông và được
cất trữ lại bằng 2 chỉ vàng.
+ Chức năng thanh toán
• Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: mua hàng, trả nợ, nộp
thuế,…
• Trong trường hợp trên, Bình đã dùng 7 triệu để mua 2 chỉ vàng.
+ Chức năng thước đo giá trị
• Tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi tiền được dùng để đo
lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá được biểu hiện
bằng một lượng tiền nhát định được gọi là giá cả hàng hoá.
• Trường trường hợp trên, Bình đã mua 2 chỉ vàng bằng 7 triệu.
* Bạn Lan – giúp chị mở cửa hàng tạp hoá: bạn đã thực hiện chức năng lưu
thông của tiền tệ, vì:

• Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá theo công thức:
H – T – H. Trong đó:
+ H – T là quá trình bán
+ T – H là quá trình mua
• Người ta bán hàng hoá lấy tiền rồi dùng tiền đó để mua hàng hoá mình cần.
• Trong trường hợp trên, bạn Lan đã dùng tiền giúp chị mở cửa hàng tạp hoá.
* Bạn Minh – mua một đôi giày: bạn đã thực hiện chức năng thanh toán của
tiền tệ, vì:
• Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: mua hàng, trả nợ, nộp
thuế,…
• Trong trường hợp trên, Minh đã dùng tiền để thanh toán sau giao dịch mua
giày.

b,
* Bản chất của tiền tệ:
+ Tiền tệ là loại hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho
tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị.
+ Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.

Câu 10:
Nhà bác Tâm nuôi một đàn lợn 10 con. Đến ngày xuất chuồng, bác bán cho
thương lái rồi dùng số tiền đó mua 5 chỉ vàng để dành, số còn lại bác mua
một chiếc xe đạp điện.
a. Bác Tâm đã thực hiện chức năng nào của tiền tệ ? Vì sao ?
b. Trong cuộc sống hàng ngày, em đã sử dụng được chức năng nào của
tiền tệ ?
c. Trình bày hiểu biết của em về bản chất của tiền tệ.

Trả lời:
a,
* Những chức năng của tiền tệ được bác Tâm thực hiện trong trường hợp là:
chức năng lưu thông, chức năng cất trữ và chức năng thanh toán, vì:
+ Chức năng phương tiện lưu thông:
• Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá theo công thức:
H – T – H. Trong đó:
+ H – T là quá trình bán
+ T – H là quá trình mua
• Người ta bán hàng hoá lấy tiền rồi dùng tiền đó để mua hàng hoá mình cần.
• Trường trường hợp trên, bác Tâm đã bán 10 con lợn (H) để lấy tiền. Rồi
dùng tiền (T) đó để mua 5 chỉ vàng và một chiếc xe đạp điện (H)
 Vì vậy, tiền của bác Tâm làm môi giới trong công thức: H – T – H.

+ Chức năng cất trữ:


• Tiền được rút ra khỏi lưu thông và được cất trữ lại để khi cần thì đem ra
mua hàng.
• Tiền phải đầy đủ giá trị: Vàng, những của cải bằng vàng,...
• Trong trường hợp trên, tiền của bác Tâm đã rút ra khỏi lưu thông và được
cất trữ lại bằng 5 chỉ vàng.
+ Chức năng thanh toán:
• Tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán như: mua hàng, trả nợ, nộp
thuế,…
• Trong trường hợp trên, tiền của bác Tâm được dùng để chi trả sau giao
dịch mua vàng và mua chiếc xe đạp điện.

b,
* Những chức năng của tiền tệ em sử dụng trong cuộc sống hàng ngày là:
+ Chức năng thanh toán: Dùng tiền để chi trả sau khi mua đồ ăn, quần áo,…
+ Chức năng cất trữ: Dùng tiền để mua vàng để dành.

c,
* Bản chất của tiền tệ:
+ Tiền tệ là loại hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho
tất cả các hàng hoá, là sự thể hiện chung của giá trị.
+ Tiền tệ biểu hiện mối quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.

Câu 11: Có người cho rằng: Giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với
mọi người trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Theo em, nhận định trên
là đúng hay sai ? Tại sao ?
Trả lời:
* Nhận định giá cả là “mệnh lệnh” của thị trường đối với mọi người trong sản
xuất và lưu thông hàng hoá là nhận định đúng, vì:
+ Giá cả là sự phản ánh rõ nét nhất tình hình của thị trường. Mọi người sản
xuất và trao đổi hàng hoá muốn giành được nhiều lợi nhuận thì phải căn cứ vào
sự vận động của giá cả để điều chỉnh hành vi, sản xuất, kinh doanh cho phù hợp.
+ Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố
sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang
nơi khác.
+ Khi giá cả một hàng hoá nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra
hàng hoá đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng
hoá đó bị hạn chế.
+ Ngược lại, khi giá cả một hàng hoá giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và
hạn chế việc sản xuất hàng hoá đó.
Câu 12: Dựa vào các kiến thức đã được học và thực tế cuộc sống, em hãy
cho biết nguyên nhân dẫn đến lạm phát ? Điều đó có tác động như thế nào
đến đời sống nhân dân và xã hội ? Theo em, công dân có thể làm gì để góp
phần hạn chế lạm phát.

Trả lời:
* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát là:
- Do lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng cần thiết.
* Khi lạm phát xảy ra sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân và xã hội:
- Giá cả hàng hoá tăng cao, đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
 Giảm sức mua, sản xuất kinh doanh thu hẹp.
 Sự phát triển kinh tế - xã hội giảm sút.
 Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, bất lợi, dẫn đến các tệ nạn xã hội,
an ninh – trật tự xã hội mất ổn định.
* Theo em, là một công dân ta cần phải làm những việc sau để góp phần hạn
chế lạm phát:
+ Không tích trữ quá nhiều tiền mặt, nên gửi tiết kiệm vào ngân hàng làm tăng
mức lưu thông của tiền tệ và có thêm nguồn thu nhập. Hoặc mua vàng để cất
trữ.
+ Tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, không đổ xô đi
mua hàng khi lạm phát xảy ra.
+ Không nghe, không tin tưởng vào thế lực thù địch, phản động.

Dạng 3: Thị trường


Câu 13:
Vận dụng kiến thức về: Hàng hoá – Tiền tệ - Thị trường, em hãy cho biết:
a. Khái niệm thị trường và cho ví dụ.
b. Nếu các chức năng cơ bản của thị trường.
c. Người sản xuất và người tiêu dùng cần vận dụng các chức năng cơ
bản của thị trường như thế nào ? Lấy ví dụ minh hoạ.

Trả lời:
a,
- Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thế kinh tế tác động
qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
- VD: Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường hàng hoá, thị trường chứng khoán,

b,
* Các chức năng cơ bản của thị trường:
+ Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá
• Hàng hóa bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp nhu cầu
của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện.
• Hàng hóa bán được người sản xuất có tiền, có lãi thì lại tiếp tục sản xuất và
mở rộng sản xuất.
+ Chức năng thông tin
• Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.
• Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung - cầu, giá cả, chất
lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua – bán.
• Giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời để thu lợi nhuận và
người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp nhất.
+ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:
• Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố
sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang
nơi khác.
• Khi giá cả một hàng hoá nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra
hàng hoá đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng
hoá đó bị hạn chế.
• Ngược lại, khi giá cả một hàng hoá giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và
hạn chế việc sản xuất hàng hoá đó.

c,
* Người sản xuất và người tiêu dùng cần vận dụng các chức năng cơ bản của thị
trường là:
- Hiểu và vận dụng được sẽ giúp cho người sản xuất và người tiêu dùng giành
được lợi ích kinh tế lớn nhất và Nhà nước cần ban hành những chính sách kinh
tế phù hợp nhằm hướng đến nền kinh tế và những mục đích chung của thị
trường.
- VD: Người sản xuất mang sản phẩm ra thị trường, nếu phù hợp với nhu cầu
của người mua thì người sản xuất có lãi. Dựa vào chức năng thông tin, giúp
người sản xuất kinh doanh và đưa ra quyết định kịp thời, người tiêu dùng dựa
vào những thông tin trên thị trường để lựa chọn cái có lợi nhất.

Câu 14:
Sắp đến trung thu, bà A mở rộng quy mô sản xuất bánh nướng và bánh
dẻo để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
a. Bà A đang thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường ? Tại sao ?
b. Trình bày hiểu biết của em về các chức năng của thị trường.

Trả lời:
* Bà A đang thực hiện chức năng thông tin và chức năng điều tiết của thị
trường, vì:
+ Chức năng thông tin:
• Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.
• Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung - cầu, giá cả, chất
lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua – bán.
• Giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời để thu lợi nhuận và
người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp nhất.
• Trong trường hợp trên, thị trường cung cấp thông tin về nhu cầu của người
tiêu dùng về mặt hàng bánh nướng, bánh dẻo dịp trung thu nên bà A đã quyết
định kịp thời mở rộng sản xuất, kinh doanh mặt hàng này nhằm thu nhiều lợi
nhuận.

+ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
• Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố
sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang
nơi khác.
• Khi giá cả một hàng hoá nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra
hàng hoá đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng
hoá đó bị hạn chế.
• Ngược lại, khi giá cả một hàng hoá giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và
hạn chế việc sản xuất hàng hoá đó.
• Trong trường hợp trên, thông qua sự biến động của cung – cầu trên thị
trường, bà A đã điều tiết mở rộng quy mô sản xuất bánh nướng, bánh dẻo dịp
trung thu.

b,
* Các chức năng cơ bản của thị trường:
+ Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá
• Hàng hóa bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp nhu cầu
của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện.
• Hàng hóa bán được người sản xuất có tiền, có lãi thì lại tiếp tục sản xuất và
mở rộng sản xuất.
+ Chức năng thông tin
• Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.
• Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung - cầu, giá cả, chất
lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua – bán.
• Giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời để thu lợi nhuận và
người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp nhất.
+ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng:
• Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố
sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang
nơi khác.
• Khi giá cả một hàng hoá nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra
hàng hoá đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng
hoá đó bị hạn chế.
• Ngược lại, khi giá cả một hàng hoá giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và
hạn chế việc sản xuất hàng hoá đó.

Câu 15: Chị Mai chuyên trồng cà chua để bán. Năm nay cà chua có giá rẻ
nên chị chuyển sang trồng su hào có giá bán cao hơn.
a. Chức năng nào của thị trường đã khiến chị Mai đưa ra quyết định đó ?
Vì sao ?
b. Bằng quan sát thực tế các chủ thế kinh tế ở chợ Hạ Long, em hãy làm
rõ các chức năng trên.

Trả lời:
* Các chức năng của thị trường đã khiến chị Mai đưa ra quyết định chuyển từ
bán cà chua sang bán su hào là: Chức năng thông tin và chức năng điều tiết, vì:
+ Chức năng thông tin:
• Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.
• Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung - cầu, giá cả, chất
lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua – bán.
• Giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời để thu lợi nhuận và
người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp nhất.
• Trong trường hợp trên, thị trường đã cung cấp thông tin về giá cả của su
hào và cà chua (cà chua có giá rẻ hơn su hào) để chị Mai đưa ra quyết định kịp
thời chuyển sang bán su hào, điều này giúp chị Mai kinh doanh có nhiều lợi
nhuận hơn.

+ Chức năng điều tiết:


• Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố
sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang
nơi khác.
• Khi giá cả một hàng hoá nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra
hàng hoá đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng
hoá đó bị hạn chế.
• Ngược lại, khi giá cả một hàng hoá giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và
hạn chế việc sản xuất hàng hoá đó.
• Trong TH trên, thông qua giá cả trên thị trường, chị Mai đã điều tiết việc
kinh doanh từ bán cà chua chuyển sang bán su hào.

b,
 Đối với người sản xuất:
+ Khi giá cả một hàng hoá tăng, họ mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng lợi
nhuận. Ngược lại, khi giá cả giảm, họ thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển
sang kinh doanh mặt hàng khác.
VD: Khi đến dịp trung thu, họ mở rộng quy mô sản xuất bánh nướng,
bánh dẻo nhằm phục vụ nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng, Khi qua dịp
trung thu, họ thu hẹp quy mô sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang kinh
doanh mặt hàng khác.
+ Điều tiết sản xuất và dịch vụ theo giá.
+ Luân chuyển hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao hơn.
VD: Những người nông dân sản xuất kinh doanh mặt hàng rau củ quả đã
chuyển mặt hàng này đến khu vực Hạ Long để kinh doanh do lượng cầu tại đây
rất lớn, giá cả cao.

Câu 16:
Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn huyện Yên Dũng, Bắc Giang hạn
chế cấy lúa chuyển sang trồng dưa hấu vì loại cây này có giá trị cao trên thị
trường. Trong trường hợp này, người nông dân đã căn cứ vào chức năng
nào của thị trường để để chuyển cơ cấu cây trồng ? Vì sao ?

Trả lời:
* Trong trường hợp trên, người nông dân đã căn cứ vào các chức năng sau của
thị trường để chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Chức năng thông tin và chức năng
điều tiết, vì:
+ Chức năng thông tin:
• Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.
• Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung - cầu, giá cả, chất
lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua – bán.
• Giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời để thu lợi nhuận và
người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp nhất.
• Trong trường hợp trên, thị trường đã cung cấp thông tin về giá cả của cây
dưa hấu (loại cây đang có giá trị cao trên thị trường hiện nay) để người nông
dân đưa ra quyết định kịp thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cấy lúa sang trồng
cây dưa hấu, điều này giúp người nông dân kinh doanh có nhiều lợi nhuận hơn.

+ Chức năng điều tiết:


• Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố
sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang
nơi khác.
• Khi giá cả một hàng hoá nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra
hàng hoá đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng
hoá đó bị hạn chế.
• Ngược lại, khi giá cả một hàng hoá giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và
hạn chế việc sản xuất hàng hoá đó.
• Trong TH trên, thông qua giá cả trên thị trường, người nông dân đã điều
tiết việc sản xuất từ cấy lúa chuyển sang trồng cây dưa hấu.

Câu 17:
Chị Quỳnh là một giám đốc công ty may mặc. Sau khi nghiên cứu thị
trường, chị quyết định dừng may loại ái khoác dài, thay vào đó là loại áo
khoác ngắn với nhiều kiểu cách thời trang.
a. Chức năng nào của thị trường đã khiến chị Quỳnh đưa ra quyết định
đó ?
b. Là người tiêu dùng, em sẽ vận dụng chức năng này như thế nào ? Cho
ví dụ minh hoạ.

Trả lời:
* Những chức năng sau của thị trường đã khiến chị Quỳnh đưa ra quyết định
trên là: Chức năng thông tin và chức năng điều tiết, vì:
+ Chức năng thông tin:
• Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.
• Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung - cầu, giá cả, chất
lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua – bán.
• Giúp cho người bán đưa ra các quyết định kịp thời để thu lợi nhuận và
người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp nhất.
• Trong trường hợp trên, thị trường đã cung cấp thông tin về việc quy mô
cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua – bán để chị
Quỳnh đưa ra quyết định kịp thời chuyển từ may loại áo khoác dài sang may
loại áo khoác ngắn với nhiều kiểu dàng, điều này giúp chị Quỳnh sản xuất kinh
doanh thu nhiều lợi nhuận hơn.

+ Chức năng điều tiết:


• Sự biến động của cung – cầu, giá cả trên thị trường đã điều tiết các yếu tố
sản xuất từ ngành này sang ngành khác, luân chuyển hàng hoá từ nơi này sang
nơi khác.
• Khi giá cả một hàng hoá nào đó tăng lên sẽ kích thích xã hội sản xuất ra
hàng hoá đó nhiều hơn, nhưng lại làm cho nhu cầu của người tiêu dùng về hàng
hoá đó bị hạn chế.
• Ngược lại, khi giá cả một hàng hoá giảm xuống sẽ kích thích tiêu dùng và
hạn chế việc sản xuất hàng hoá đó.
• Trong TH trên, thông qua quy mô cung – cầu, giá cả trên thị trường, chị
Mai đã điều tiết việc sản xuất kinh doanh từ may loại áo khoác dài chuyển sang
may áo khoác ngắn với nhiều kiểu cách thời trang.

b,
*) Là một người tiêu dùng, em sẽ vận dụng chức năng thông tin và chức năng
điều tiết như sau:
+ Chức năng thông tin
• Dựa vào những thông tin mà thị trường cung cấp về mặt hàng mình muốn
mua: giá cả, chất lượng, chủng loại để điều chỉnh việc mua cho phù hợp và có
lợi nhất.
• VD: Nếu em muốn mua một chiếc quần bò trên một sàn thương mại điện
tử, em sẽ đi tham khảo từ 3 đến 5 cửa hàng cùng bán mặt hàng đó, lựa chọn đâu
là cửa hàng có giá cả, chất lượng, mẫu mã phù hợp với mình nhất để đặt mua.
+ Chức năng điều tiết:
• Dựa vào giá cả của mặt hàng em muốn mua trên thị trường để có thể mua
được mặt hàng đó với mức giá hợp lý nhất.
• VD: em muốn mua một quyển sách, nhưng nhận thấy sắp đến ngày 5/9 –
ngày tựu trường, nhà sách sẽ khuyến mãi 50 %, nên thay vì mua ngay bây giờ,
em sẽ đợi đến ngày hôm đó để mua với một mức giá hợp lý hơn.

You might also like