You are on page 1of 9

Câu 1:Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.

* Khái niệm hàng hóa: hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu
nào đố của con người thông qua trao đổi mua bán.
*Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị
+giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa, có thể thỏa mãn nhu cầu naò đó của con
người.( ví dụ bút để viết, xăng dầu để chạy ô tô, xe máy…)
GTSD do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định, lượng GTSD phụ thuộc vào
sự phát triển của khoa học ký thuật.
Ví dụ: Than đá trước kia chỉ được sử dụng làm chất đốt nhưng khi khoa học kĩ
thuật phát triển than đá còn đc sd làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp
hóa chất, ;làm chất dẻo, sợi nhân tạo; cấu thành bộ phận lọc nước, bộ phận mặt
nạ chống độc…

GTSD là phạm trù vĩnh viễn.


Ví dụ: gạo có giá trị sự dụng là để ăn, công dụng này tồn tại từ trước tới nay.

GTSD cho xã hội.


Ví dụ: A nuôi gà và bán cho B, con gà đó thuộc quyền sở hữu của B và B có quyền
sd con gà theo mục đích của B.

Vật khi đã là hàng hóa nhất định có giá trị sử dụng, nhưng không phải hàng hóa
nào có giá trị sử dụng đều là hàng hóa.( ví dụ: không khí, nước)
+ Gía trị hang hóa: là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng
hóa, kết tinh trong hàng hóa.
Gía trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của GT, GT là nội dung, là cơ sở của
GTTĐ.
Ví dụ: 1m vải= 20kg thóc
Về mặt vật chất không thể so sánh giá trị sd của chúng vì chúng khác nhau về
chất.Nhưng giữa vải và thóc có thể so sánh dựa trên hao phí lao động kết tinh bên
trong chúng; hao phí lđ để sản xuất ra 1m vải = hao phí lđ để sản xuất ra 20kg
thóc.
Hao phí kết tinh trong sản phẩm không phải lúc nào cũng là GT. Chỉ khi sản phẩm
làm ra để trao đổi thì hao phí lao động mới mang hình thái GT.
Ví dụ: Người tạo ra sản phẩm và tự tiêu dùng cho bản thân và gia đình thì sự hoa
phí lđ đó không mang hình thái GT)
GT hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất và trao đổi
hàng hóa.

GT hàng hóa là phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại ở kinh tế hàng hóa.

Câu 2: Lượng giá trị của hàng hóa và nhân tố ảnh hưởng đến nó.
* Khái niệm: Lượng giá trị của một đợn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó.
+ Thời gian lao động xh cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng
hóa trong những điều kiện bình thường của xã hội, với trình độ kỹ thuật trung bình, thành
thạo trung bình, cường độ lđ trung bình.
+ Cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa bao gồm :
Hao phí lao động quá khứ (nguyên, nhiên vật liệu; máy mọc thiết bị nhà xưởng;...)
Hao phí lao động mới kết tinh (sức lđ)

*Các yếu tố ảnh hưởng đến LGTHH : 2yt


+Một là Năng suất lđ: Là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hoa phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Khi tăng NSLĐ ( trong khoảng thời gian không đổi)-> thời gian hao phí cho 1 đơn vị sp
giảm -> giá trị 1 đợn vị hàng hóa giảm và ngược lại.
NSLĐ tỷ lệ nghịch với lượng giá trị hàng hóa
NSLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ người lđ; mức độ PT của khoa học kỹ thuật ,
đk tự nhiên…

*Yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ:


+Cường độ lao động: là chỉ tiêu phản ánh mức độ sức lao động bỏ ra trong một đợn vị
thời gian. CĐLĐ nói lên mức độ khẩn trương, nặng nhọc, căng thẳng của lao động.
Tăng CĐLĐ thực chất là tăng mức độ hao phí lđ trong một đơn vị thời gian ( về bản chất :
kéo dài thời gian lao động) -> khối lượng hàng hóa tăng -> Lượng giá trị của một hàng
hóa không đổi.
 Sự tăng NSLĐ và tăng CĐLĐ đều làm tăng số lượng sản phâm nhưng tăng NSLĐ là
không bị giới hạn còn tăng CĐLĐ bị hạn chế bởi tinh thần và sức khỏe của con người, do
vậy cần phải đảm bảo một cường độ lđ hợp lý.
+Hai là tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động:
Theo mức độ phức tạp của lđ chia thành: lđ đơn giản là lđ phức tạp
LĐ đơn giản: là lđ không cần qt đào tạo một cách hệ thống , chuyên sâu về chuyên
môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể làm được.( ví dụ: lao công, người rưả bát
thuê…)
LĐ phức tạp: là những loại lđ yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ
năng, nghiệp vụ của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định mới có thể làm
được.( ví dụ: kỹ sư máy tính, bác sĩ…)

 Trong cùng một đơn vị thời gian, thì LĐPT tạo ra nhiều sản phẩm hơn LĐGĐ.

 LĐPT thực chất là LĐGĐ nhân lên, mọi LĐPT đều quy về LĐGĐ trung bình.

 Lượng GT của hàng hóa được đo bằng thời gian LĐXH cần thiết, gian đơn, trng
bình.

Câu 3: Bản chất và chức năng của tiền.


*Bản chất của tiền:
+ Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và
trao đổi hàng hóa;
+ Đóng vai trò vật ngang giá chung cho các hàng hóa;
+ Biểu hiện quan hệ kinh tế giữa những người mua và người bán HH.

*Chức năng của tiền:


+Thước đo giá trị :
Tiền dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của tất cả các hàng hóa khác nhau.

Khi giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một số lượng tiền nhất định gọi đó là
giá cả HH
Gía cả hàng hóa luôn biến động trên thị trường. ( giá cả chịu ảnh hưởng bởi:
GTHH, GT của tiền, quan hệ cung-cầu HH trên thị trường)
Ví dụ: giả sử một con ngựa được đổi lấy 1 lượng vàng tức là tiền vàng thực hiện thước đo
giá trị của con ngựa; sỡ dĩ tiền vàng có thể đo được vì vàng cũng là HH và cũng có giá
trị, HPLĐ tạo ra 1 lượng vàng = HPLĐ tạo ra một con ngựa;Ngoài ra khi giá trị của hàng
hóa được biểu hiện bằng một số lượng tiền nhất định gọi đó là giá cả HH giá cả của
một con ngựa chính là một lượng vàng.
+Phương tiện lưu thông:
Tiền được dùng làm môi giới cho qt trao đổi hàng hóa, làm tách rời 02 hành vi
mua hàng và bán hàng.

Tiền tệ vận động theo công thức: H-T-H , khi hàng chuyển từ tay người bán sang
người mua thì tiền cũng chuyển từ người mua sang người bán.

Ban đầu để thực hiện chức năng này nhà nước sd vàng là đơn vị tiền tệ nhất định,
sau đó thây thế bằng tiền kim loại, tiền giấy, séc…Sự xuất hiện của các loại tiền
thay thế, đặc biệt là tiền giấy là tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, làm phát kt.
Ví dụ: Ngày xưa VN lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm. Để thuận tiện người ta đã
đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đếm. Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị
lưu thông trong xã hội ngày đó.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ có tình trạng này vì
tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền
rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần.

Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của
đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó.
Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản thân tiền giấy có giá trị thấp( hplđ
không đáng kể) mà chỉ là ký hiệu của giá trị, chính vì vậy việc in tiền giấy phải tuân theo
quy luật lưu thông tiền giấy.

+Phương tiện cất trữ:

Cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải;
Thực chất của việc cất trữ tiền là để dự trữ cho lưu thông tiền tệ;

Tiền được cất trữ khi tiền đc rút ra khỏi lưu thông, đi vào cất trữ dươi hính thái
vàng bạc và sẵn sang tham gia lưu thông khi cần thiết.
Ví dụ: Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong hũ, trong rương.
Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân hàng. 
+Phương tiện thanh toán:
Tiền được dùng để chi trả sau khi việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành.
Bao gồm: mua hàng hóa, nộp thuế, thanh toán nợ…
+Tiền tệ thế giới:
Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới, giữa các nước thì tiền làm
chức năng tiền tệ TG.
Điều kiện: Tiền phải có đủ giá trị, phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được
công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế.

Câu 4: Khái niệm, đặc trưng, ưu thể và khuyết tật của nền kinh tế
thị trường.
*Khái niệm: Nền KTTT là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường.Đó là nền kt
phát triển cao ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu
sự tác động của các quy luật thị trường.
*Đặc trưng nền KTTT:
+Thứ 1: Kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở
hữu. Các chủ thể kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
Sự đa dạng chủ thể kinh tế này là tất yếu trong KTTT xây dựng môi trường cạnh tranh,
thức đẩy kinh tế vận động và phát triển.
Ví dụ: Trong lĩnh vực ngân hàng , có ngân hàng nhà nước (Agribank; Viettinbank), ngân
hàng vốn đầu tư nước ngoài (ANZ, Citibank...)...
+Thứ hai: Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như : Thị trường HH, thị trường dịch vụ,
thị trường lđ...
Ví dụ: Nguồn lực vốn :Khi xảy ra dịch bệnh covid toàn cầu, nền kinh tế thế giới trở nên
khó khăn hơn, thị trường LĐ khủng hoảng, số lượng người thất nghiệp nhiều, thị trường
HH và dịch vụ đình trệ, sức mua giảm.
Do vậy, dưới tác động của suy thoái thị trường, chủ đầu tư sẽ có xu hướng dịch chuyển
nguồn lực vốn đầu tư sang các nước hoặc khu vực an toàn như VN
Còn đối với nhà đầu tư trong nước có thể dịch chuyển vốn đầu tư từ thị trường tài chính
chứng khoán, thị trường bất động sản đang trong giai đọa đóng băng sang thị trường vàng
hoặc hàng hóa...
+Thứ ba: Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi
trường vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
+ Thứ tư: Động lực trực tiêps của các chủ thế sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh tế -
xã hội.
+ Thư năm: Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan
hệ kinh tế đồng thời nhà nước thực hiện chức năng khắc phục những khuyết tật của thị
trường, đảm bảo bình đẳng xã hội và ổn định toàn bộ nền kinh tế.
+ Thứ sáu: Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở , thị trường trong nước gắn với thị trường
quốc tế.
* Ưu thế của nền kinh tế thị trường
+ Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự hình thành ý tưởng
mới của các chủ thể kinh tế.
+ Hai là, nền kinh tế thị trường luôn thực hiện phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ
thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc gia trong quan hệ với thế giới.
+ Ba là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu
của con người, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển văn minh.
*Khuyết tật của nền kinh tế thị trường:
+ Một là, xét trên toàn bộ nền sản xuất xã hội, nền kinh tế thị trường luôn tìm ẩn rủi ro
khủng hoảng kinh tế.
+ Hai là NKTTT không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái
tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
+ Ba là, NKTTT không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.

Câu 5: Quy Luật giá trị


*Vị trí của quy luật: QLGT là quy luật:
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa, ở đâu có sản xuất và trao
đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của QLGT.
*Nội dung của quy luật:
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên
cơ sở của hoa phí lao động xã hội cần thiết, cụ thể:
 Trong sản xuất, người sản xuất muốn bán được hàng hóa trên thị trường, muốn
được xã hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hóa cá biệt phải
phù hợp với thơi gian lao động xã hội cần thiết tức hoa phí lao động cá biệt xuống
nhỏ hơn bằng hao phí lao động xã hội cần thiết.
 Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã
hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.
QLGT phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung qunh giá trị, dưới sự tác
động của quan hệ cung – cầu. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo
mệnh lệnh của giá cả thị trường.
*Tác động của QLGT:
+ Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trong sản xuất, thông qua sự biến đổi của giá cả, người sản xuất sẽ biết được tình
hình cung – cầu về hàng hóa đó và quyết định phương thức sản xuất.
 Nếu giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị, cung về hàng hoá này đang thùa so với nhu
cầu xã hội; cần phải thu hẹp sản xuất ngành này để chuyển sang mặt hàng khác.
 Nếu giá cả hàng hóa cao hơn giá trị, sản xuất cần mở rộng để cung ứng hàng hóa
đó nhiều hơn vì nó đang khan hiếm trên thị trường, tư liệu sản xuất và sức lao động
sẽ được tự phát chuyển vào ngành này nhiều hơn ngành khác.
 Nếu giá cả hàng hóa bằng giá trị thì việc sản xuất là phù hợp với yêu cầu xã hội;
hàng hóa nên được tiếp tục sản xuất.
Trong lưu thông, QLGT điều tiết hàng hoá từ nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị
cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn hơn. Từ đó, cung cầu hàng hóa giữa
các vùng cân bằng, phân phối lại thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của
thị trường.
Ví dụ: Ở VN với tình hình dịch bệnh bệnh covid phức tạp các dích vụ du lịch, hàng
không, khách sạn bị ảnh hưởng nặng nề, người chủ đầu tư buộc phải hạ giá sản phẩm
hoặc đống cửa, chuyển đổi sang mô hình kinh doanh khác để đảm bảo hiệu quả hơn.
Ví dụ: ở VN, vào dịp tết nguyên đán do nhu cần chơi Đào cảnh ở thành phố cao ,
trong khi nguồn cung cây đào ở thành phố khan hiếm, tiểu thương và những ng nông dân
có xu hướng vận chuyển đào từ vùng núi, nông thôn lên thành phố để bán.
+ Thứ hai, kích thích cải tiến ký thuật, hợp lý hóa sản xuất nhằm tăng NSLĐ
Trên thị trường, HH được trao đổi theo giá trị xã hội.Người sản xuất có giá trị cá
biệt nhỏ hơn giá trị XH, khi bán theo giá trị XH sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, Ngược
lại, người sx có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị XH sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ
Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh không bị phá sản, người sản xuất phải luôn
tìm cách làm cho giá trị cá biệt nhỏ hoặc bằng giá trị XH, Muốn vậy : Cải tiến kt, áp dụng
công nghệ mới, đổi mới pp quản lý…Kết quả lực lượng sản xuất ngày càng PT, NSLĐXH
tăng lên, chi phí sx giảm xuống.
Ví dụ: Trong lĩnh vực kinh doanh điện thoại để hạ thấp hoa phí lđ cá biệt các hang điện
thoại không ngừng đổi mới công nghệ, cải tiến kt, đổi mới phương thức quản lý; điều nãy
dẫn đến lực lượng sx PT, giá thành điện thoại ngày càng rẻ, tinh năng chất lượng ngày
càng cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng chu đáo hơn…
+ Thứ ba, phân hóa người sản xuất thành người giàu - nghèo.
Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nào có đk sản xuất tốt, nhạy bén
với thị trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn hao phí chung
của xã hội, sẽ thu được nhiều lợi nhuận  GIÀU CÓ
Ngược lại, những người không có đk sx tốt do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất
kém, trình độ công nghệ lạc hậu…thì giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hộithua lỗ, phá
sản, trở thành ng NGHÈO.

You might also like