You are on page 1of 29

SỬ DỤNG CÁC HÀM TÀI CHÍNH

Các hàm tài chính


Trong Excel có hỗ trợ nhóm hàm Financial phục vụ cho việc tính toán tài chính.
Có thể tìm thấy nhóm hàm này bằng cách vào thẻ FORMULAS, nhóm Function Library
 Financial.

Hình 2.28. Nhóm hàm tài chính

Sau đây là một số hàm tài chính thông dụng:


* Hàm PMT (PayMenT): Tính khoản tiền phải trả cố định theo kỳ cho một khoản vay
dựa trên lãi suất không đổi.
Cú pháp: PMT(rate, nper, pv, [fv], [type])
trong đó:
- rate: lãi suất của khoản vay.
- nper: tổng số kỳ thanh toán (trả góp) của khoản vay (hay kỳ hạn vay).
- pv: giá trị hiện tại (tổng số tiền của chuỗi các lần thanh toán trong tương lai
quy về thời điểm hiện tại; đối với khoản vay trả góp, pv là số tiền vay).
- fv: giá trị tương lai (hoặc số dư còn lại sau lần thanh toán cuối cùng); mặc định
là 0 nếu bỏ qua tham số này (đối với khoản vay trả góp, số dư còn lại là 0 khi
đã kết thúc các kỳ trả góp).
- type: giá trị đại diện cho thời điểm thanh toán.
+ 1 - thanh toán vào đầu kỳ,
+ 0 - thanh toán vào cuối kỳ (mặc định là 0 nếu bỏ qua tham số này).
Ví dụ 2.11: Ông A định vay trả góp ngân hàng một khoản tiền 200 triệu đồng
trong 5 năm với lãi suất vay cố định là 9%/năm. Khoản tiền mà ông A phải trả góp hàng
tháng được tính toán như trong hình 2.29.

Hình 2.29. Ví dụ sử dụng hàm PMT


Chú ý: Hàm PMT cho số tiền phải trả mỗi kỳ (khoản chi, không phải khoản thu),
nên mặc định hàm trả về giá trị âm (đặt trong cặp dấu ngoặc đơn). Nếu muốn định dạng số
tiền phải trả theo số dương ta thêm dấu trừ “-” vào trước hàm (với ví dụ trên ta viết:
=PMT(B2/12,B3*12,B1)).
* Hàm NPV (Net Present Value): Sử dụng trong tính giá trị hiện tại thuần (giá trị
hiện tại ròng/giá trị thực tại hóa ròng) của một khoản đầu tư tài chính dựa trên một tỷ lệ
chiết khấu cho trước và một chuỗi dòng tiền thu (giá trị dương) chi (giá trị âm) trong
tương lai.
Cú pháp: NPV(rate, [value1], [value2], ...) trong
đó:
- rate: tỷ lệ (lãi suất) chiết khấu trong một kỳ.
- [value1], [value2], …: các khoản thu chi với khoảng cách thời gian bằng nhau và
xảy ra vào cuối mỗi kỳ (số khoản thu chi tối đa là 254).
Ví dụ 2.12: Ông A có một khoản đầu tư với lãi suất chiết khấu 8%, chi phí đầu tư
ban đầu là 300 triệu đồng, các khoản thu hàng năm trong 5 năm liên tiếp lần lượt là 70
triệu đồng, 78 triệu đồng, 85 triệu đồng, 97 triệu đồng, 110 triệu đồng. Khi đó giá trị hiện
tại thuần được tính như trong hình 2.30.

Hình 2.30. Ví dụ sử dụng hàm NPV Chú ý: Vì khoản đầu tư


ban đầu là khoản chi, nên ta nhập dưới dạng số âm. Nếu muốn nhập dưới dạng số dương
thì cần sửa lại công thức tính giá trị hiện tại thuần. Trong ví dụ trên, nếu ở ô C2 ta nhập
Khoản đầu tư ban đầu là 300,000,000 thì cần sửa công thức tính ở ô C9 thành:
=NPV(C1,C4,C5,C6,C7,C8)-C2.
* Hàm PV (Present Value): Tính giá trị hiện tại (hay giá trị thực tại hóa - tổng các khoản
thanh toán trong tương lai quy về thời điểm hiện tại) của một khoản đầu tư tài chính định
kỳ với lãi suất cố định:
Cú pháp: PV(rate, nper, pmt, [fv], [type])
trong đó:
- rate: lãi suất /kỳ.
- nper: tổng số kỳ thanh toán của khoản đầu tư.
- pmt: khoản tiền thanh toán mỗi kỳ (cố định trong suốt các kỳ hạn của khoản
đầu tư).
- fv: giá trị tương lai (hoặc số dư còn lại sau lần thanh toán cuối cùng); mặc định
là 0 nếu bỏ qua tham số này.
- type: giá trị đại diện cho thời điểm thanh toán.
+ 1 - thanh toán vào đầu kỳ,
+ 0 - thanh toán vào cuối kỳ (mặc định là 0 nếu bỏ qua tham số này).
Ví dụ 2.14: Ông A mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong 20 năm, lãi suất
9%/năm, phí đóng bảo hiểm định kỳ là 1 triệu đồng/tháng và đóng vào cuối kỳ. Khi đó giá
trị hiện tại được tính như trong hình 2.32.

Hình 2.32. Ví dụ sử dụng hàm PV


* Hàm FV (Future Value): Tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư tài chính dựa trên
các khoản thanh toán và lãi suất cố định theo kỳ:
Cú pháp: FV(rate, nper, pmt, [pv], [type]) trong
đó:
- rate: lãi suất /kỳ.
- nper: tổng số kỳ thanh toán của khoản đầu tư.
- pmt: khoản tiền thanh toán mỗi kỳ (cố định trong suốt các kỳ hạn của khoản đầu tư).
- pv: giá trị hiện tại, mặc định là 0 nếu bỏ qua tham số này.
- type: giá trị đại diện cho thời điểm thanh toán.
+ 1 - thanh toán vào đầu kỳ,
+ 0 - thanh toán vào cuối kỳ (mặc định là 0 nếu bỏ qua tham số này).
Ví dụ 2.15: Ông A có một khoản đầu tư 50 triệu đồng/tháng trong 3 năm, giá trị
hiện tại là 0, lãi suất hàng năm là 9.4%, tiền đầu tư hàng tháng được chuyển vào cuối mỗi
tháng. Khi đó, giá trị tương lai của khoản đầu tư này được tính như trong hình 2.33.

Hình 2.33. Ví dụ sử dụng hàm FV


2.3. QUẢN LÝ TÌNH HUỐNG VÀ TÌM KIẾM MỤC TIÊU VỚI CÔNG CỤ WHAT-IF
ANALYSIS
Trong các mô hình phân tích What-If (còn gọi là phân tích nếu-thì hay phân tích
nhân quả) cho các bài toán thực tế, một (hoặc nhiều) yếu tố đầu ra (output) có thể phụ
thuộc vào một (hoặc nhiều) yếu tố đầu vào (input). Khi thay đổi các giá trị đầu vào (input
values), giá trị đầu ra cũng thay đổi theo. Xét ví dụ sau:
Ví dụ 2.19: Xét bài toán vay tiền ngân hàng để mua nhà như sau: Ông A đang có
một khoản tiền tiết kiệm là 𝑀, anh muốn vay thêm tiền của ngân hàng B để mua một căn
hộ chung cư với giá là 𝑃. Biết lãi suất vay mua nhà theo hình thức trả góp hàng tháng
trong thời hạn 𝑇 năm của ngân hàng B là 𝐼𝑅%/năm. Cần tính số tiền 𝐿𝐴 mà ông A phải
vay, khoản tiền 𝑀𝑃 mà ông A phải trả góp hàng tháng, tổng toàn bộ số tiền 𝑇𝑃 mà ông A
phải trả và tổng số tiền lãi 𝑇𝐼 mà anh phải trả. Với bài toán này, ta xác định được các yếu
tố đầu vào, đầu ra như sau:
- Đầu vào:
+ Khoản tiền tiết kiệm hiện có: 𝑀
+ Giá bán căn hộ: 𝑃
+ Kỳ hạn vay (năm): 𝑇 +
Lãi suất vay (hàng năm): 𝐼𝑅 -
Đầu ra:
+ Khoản tiền cần vay: 𝐿𝐴 = 𝑃 − 𝑀
+ Khoản tiền trả góp hàng tháng: 𝑀𝑃 = −𝑃𝑀𝑇(𝐼𝑅/12, 𝑇 ∗ 12, 𝐿𝐴)
+ Tổng số tiền phải trả: 𝑇𝑃 = 𝑀𝑃 ∗ 𝑇 ∗ 12
+ Tổng số tiền lãi: 𝑇𝐼 = 𝑇𝑃 − 𝐿𝐴
Giả sử ông A có 1.2 tỷ đồng, giá bán căn hộ là 2 tỷ đồng, kỳ hạn vay là 5 năm, lãi suất
vay là 9,6%/năm, khi đó ta tính được giá trị đầu ra như trong hình 2.35.
Hình 2.35. Bài toán vay tiền ngân hàng để mua nhà
Tiếp theo, ông A muốn tính thử trong một số trường hợp thay đổi đầu vào là Giá
bán căn hộ 𝑃 (nếu mua căn hộ khác) thì các giá trị đầu ra sẽ thay đổi như thế nào; hoặc nếu
muốn thay đổi khoản tiền trả góp hàng tháng 𝑀𝑃, thì kỳ hạn vay 𝑇 sẽ là bao nhiêu, ... Với
những yêu cầu này, ta dễ dàng giải quyết được bằng cách sử dụng công cụ phân tích
What-If (WhatIf Analysis) trong Excel.
What-If Analysis trong Excel được chia thành 3 loại:
- Scenario Manager: Cho phép tạo các tình huống thay đổi các giá trị đầu vào rồi
tính các giá trị đầu ra tương ứng và quản lý các tình huống này.
- Goal Seek: Cho phép tìm các giá trị đầu vào nhằm đạt được giá trị đầu ra mà
người dùng mong muốn.
- Data Table: Trả về các kết quả của việc xử lý các biến đầu vào cùng lúc.
Phần này sẽ giới thiệu về công cụ quản lý tình huống Scenario Manager và công cụ
tìm kiếm mục tiêu Goal Seek.
2.3.1. Quản lý tình huống với Scenario Manager
Cho một mô hình phân tích dữ liệu, để tạo các tình huống thay đổi các giá trị đầu
vào rồi tính các đầu ra tương ứng, ta sử dụng công cụ Scenario Manager theo các bước
được chỉ ra qua ví dụ 2.20.
Ví dụ 2.20: Với bài toán vay tiền mua nhà đã nêu trong ví dụ 2.19, giả sử ông A
muốn tính toán thử với các trường hợp mua một căn hộ nhỏ hơn với giá 1.8 tỷ đồng hoặc
một căn hộ lớn hơn với giá 2.25 tỷ đồng (thay đổi đầu vào 𝑃) thì các giá trị đầu ra sẽ thay
đổi như thế nào (tính lại các đầu ra có liên quan đến 𝑃). Ta thực hiện như sau:
* Tạo scenario:
- Vào thẻ Data, nhóm Data Tools  What-If Analysis  Scenario Manager.
- Trong hộp thoại Scenario Manager, kích vào nút Add để tạo một Scenario.
- Ở hộp thoại Add Scenario:
+ Scenario name: Đặt tên cho Scenario.
+ Changing cells: Chọn ô cần thay đổi giá trị (trường hợp muốn thay đổi nhiều
giá trị đầu vào nằm trong các ô liền kề, ta có thể chọn cả miền; nếu các ô
không liền kề, ta chọn từng ô và phân cách bằng dấu phẩy).
+ Nhấn 𝑂𝐾.

Hình 2.36. Hộp thoại Add Scenario


- Trong hộp thoại Scenario Values mới xuất hiện, nhập các giá trị đầu vào mới, sau
đó nhấn Add để tiếp tục tạo một Scenario Giá bán cao (hoặc nhấn OK để kết
thúc việc tạo Scenario và quay về hộp thoại Scenario Manager).

Hình 2.37. Nhập giá trị mới cho Scenario -


Kết quả, các Scenario vừa tạo xuất hiện trong danh sách
Scenarios:
Hình 2.38. Các Scenario đã tạo

* Áp dụng Scenario cho mô hình:


Để áp dụng một Scenario cho mô hình, từ hộp thoại Scenario Manager ta chọn
Scenario cần áp dụng rồi nhấn Show, khi đó các giá trị đầu vào sẽ thay đổi như đã khai báo
trong Scenario được chọn, các giá trị đầu ra có liên quan sẽ được tính lại.

Hình 2.39. Áp dụng Scenario cho mô hình

* Thống kê các Scenario:


Để thống kê, phân tích và so sánh các Scenario cho mô hình, ta làm như sau:
- Từ hộp thoại Scenario Manager, nhấn vào nút Summary...
- Trong hộp thoại Scenario Summary:
+ Report type: Chọn loại báo cáo Scenario summary nếu muốn tạo báo cáo
thống kê dạng outline, chọn Scenario PivotTable report nếu muốn tạo báo
cáo thống kê dạng bảng hai chiều.
+ Result cells: Chọn ô kết quả (chứa giá trị đầu ra cần tính lại). Ví dụ, ô tính
khoản tiền trả góp hàng tháng:
Hình 2.40. Chọn ô đầu ra cho thống kê Scenario
Kết quả được chỉ ra trong hình 2.41.

Hình 2.41. Kết quả thống kê Scenario

* Xóa/Sửa/Sao chép Scenario:


Từ cửa sổ Scenario Manager, ta có thể thực hiện các thao tác sau:
- Xóa Scenario: Chọn Scenario cần xóa trong danh sách Scenarios  nhấn
Delete.
- Sửa Scenario: Chọn Scenario cần sửa trong danh sách Scenarios  nhấn
Edit...  chỉnh sửa các khai báo trong hộp thoại Add Scenario.
- Sao chép Scenario: Nếu muốn sao chép các Scenario đã được tạo ở một
trang tính khác trong cùng sổ tính (hoặc thuộc một sổ tính khác đang mở), nhấn Merge...,
trong hộp thoại Merge Scenarios, chọn sổ tính (Book) rồi chọn trang tính (Sheet) chứa
các Scenario cần sao chép, sau đó nhấn OK.
2.3.2. Tìm kiếm mục tiêu với Goal Seek
Cho một mô hình phân tích dữ liệu và cho trước kết quả đầu ra mong muốn, để xác
định tập các giá trị đầu vào, ta sử dụng công cụ Goal Seek. Các bước thực hiện được chỉ
ra qua ví dụ 2.21.
Ví dụ 2.21: Trong bài toán vay tiền ngân hàng để mua nhà đã nêu, giả sử ông A
chỉ có khả năng trả góp tối đa 12 triệu đồng mỗi tháng (thay đổi đầu ra 𝑀𝑃) và ngân hàng
cho phép tăng thời hạn vay, hãy kiểm tra xem ông A sẽ phải trả góp trong bao lâu (tính lại
đầu vào 𝑇)?
Ta thực hiện như sau:
- Vào thẻ Data, nhóm Data Tools  What-If Analysis  Goal Seek.
- Trong hộp thoại Goal Seek, khai báo các mục sau:
+ Set cell: Chọn ô chứa kết quả đầu ra. Ở ví dụ này ta chọn ô B8 (khoản tiền trả
góp hàng tháng 𝑀𝑃).
+ To value: Nhập giá trị đầu ra mong muốn. Ở ví dụ này là 12000000.
+ By changing cell: Nhập ô chứa giá trị đầu vào cần thay đổi để đạt được đầu ra
mong muốn. Ở ví dụ này là ô B4 (kỳ hạn vay 𝑇).
+ Nhấn 𝑂𝐾.

Hình 2.42. Thiết lập các giá trị cho Goal Seek
Kết quả được chỉ ra trong hình 2.43.

Hình 2.43. Kết quả tính toán với Goal Seek Kỳ hạn vay 𝑇 được
tính lại xấp xỉ 7.97 năm (khoảng 95.65 tháng), như vậy, nếu chỉ có khả năng trả 12 triệu
đồng một tháng thì ông A phải vay trong thời hạn là 8 năm (lúc này Tổng số tiền phải trả
và Tổng số tiền lãi cũng bị thay đổi theo).
Chú ý: Khi tính khoản tiền trả góp hàng tháng, nếu ta không đưa dấu âm vào trước
hàm PMT thì trong ví dụ này, hàm PMT sẽ trả về giá trị âm, nếu như vậy, khi nhập giá trị
cho ô To value trong hộp thoại Goal Seek, ta phải nhập dưới dạng số âm (-12000000).
2.4. GIẢI BÀI TOÁN TỐI ƯU SỬ DỤNG CÔNG CỤ SOLVER
Quy hoạch tuyến tính là một ngành của Toán học ứng dụng nghiên cứu mô hình
toán học của một lớp bài toán tối ưu trong đó các đại lượng đều nhận giá trị thực và mối
quan hệ giữa các đại lượng đều được biểu thị bởi hệ các phương trình hay bất phương
trình tuyến tính.
Bài toán quy hoạch tuyến tính tổng quát được phát biểu như sau: Tìm phương án
tối ưu 𝑥 = (𝑥1, 𝑥2, … , 𝑥𝑛) sao cho hàm mục tiêu
𝑓(𝑥) = 𝑐1𝑥1 + 𝑐2𝑥2 + ⋯ + 𝑐𝑛𝑥𝑛  Max (Min)
thỏa mãn các ràng buộc:

-
Đây là bài toán rất điển hình, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, đặc biệt
trong việc lập kế hoạch sản xuất nhằm tìm ra phương án tối ưu cho phép tối đa hóa lợi
nhuận. Trong Excel, để giải quyết bài toán này ta có thể sử dụng công cụ Solver.
2.4.1. Công cụ Solver
Solver là một chương trình bổ trợ trong Excel cho phép giải các bài toán tối ưu
theo một số phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, khi cài đặt Microsoft Office Excel, mặc
định công cụ này chưa được kích hoạt. Để sử dụng được công cụ này, ta cần thực hiện
việc kích hoạt theo các bước sau:
Bước 1: Vào thẻ FILE  Options
Bước 2: Trong hộp thoại Excel Options, kích chuột vào mục Add-Ins, tiếp tục chọn
Analysis ToolPak trong danh sách các ứng dụng chưa được kích hoạt (Inactive
Application Add-ins) rồi nhấn Go (hình 2.44).
Bước 3: Trong hộp thoại Add-Ins mới xuất hiện, kích chọn Solver Add-in rồi nhấn OK
(hình 2.45).
Khi đó, công cụ Solver được kích hoạt và sẽ xuất hiện trong nhóm Analysis của thẻ
DATA (hình 2.46).
Hình 2.44. Hộp thoại Excel Options

Hình 2.45. Hộp thoại Add-Ins


Hình 2.46. Biểu tượng Solver trong thẻ DATA
2.4.2. Sử dụng Solver để giải bài toán tối ưu
Sử dụng Solver để tìm phương án tối ưu hóa hàm mục tiêu cho bài toán quy hoạch
tuyến tính, ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xây dựng hàm mục tiêu (Objective Function)
Bước 2: Xác định các ràng buộc (Constraints)
Bước 3: Tổ chức dữ liệu trên bảng tính Excel
Bước 4: Sử dụng Solver để tìm phương án tối ưu
Xét ví dụ dưới đây:
Ví dụ 2.22: Lập phương án vận chuyển xăng từ 4 kho xăng (A, B, C, D) đến 5 cây
xăng (1, 2, 3, 4, 5) với chi phí vận chuyển, lượng xăng dự trữ tại mỗi kho và nhu cầu tiêu
thụ xăng tại mỗi cây xăng được cho như trong hình 2.47 sao cho tổng chi phí vận chuyển
là nhỏ nhất.

Hình 2.47. Bài toán vận chuyển xăng

Ta thực hiện các bước sau:


Bước 1: Xây dựng hàm mục tiêu (tối ưu chi phí):
𝑧 = 30𝑥11 + 27𝑥12 + 26𝑥13 + 9𝑥14 + 23𝑥15 + 13𝑥21 + 4𝑥22 + 22𝑥23 + 3𝑥24
+ 𝑥25 + 3𝑥31 + 𝑥32 + 5𝑥33 + 4𝑥34 + 24𝑥35 + 16𝑥41 + 30𝑥42 + 17𝑥43 +10𝑥44 +
16𝑥45  Min
Trong đó: 𝑥𝑖𝑗 là lượng xăng vận chuyển từ kho 𝑖 (𝑖 = 1, . . . ,4 tương ứng với các kho
A, B, C, D) đến cây xăng 𝑗 (𝑗 = 1, . . . ,5 tương ứng với 5 cây xăng).
Bước 2: Xác định các ràng buộc:
- Tổng lượng xăng chuyển đi từ một kho phải nhỏ hơn hoặc bằng lượng xăng dự
trữ trong kho đó:
𝑅1: 30𝑥11 + 27𝑥12 + 26𝑥13 + 9𝑥14 + 23𝑥15 ≤ 4
𝑅2: 13𝑥21 + 4𝑥22 + 22𝑥23 + 3𝑥24 + 𝑥25 ≤ 6
𝑅3: 3𝑥31 + 𝑥32 + 5𝑥33 + 4𝑥34 + 24𝑥35 ≤ 10
𝑅4: 16𝑥41 + 30𝑥42 + 17𝑥43 + 10𝑥44 + 16𝑥45 ≤ 10
- Tổng lượng xăng chuyển đến một cây xăng phải bằng nhu cầu tiêu thụ xăng tại
cây xăng đó:
𝑅5: 30𝑥11 + 13𝑥21 + 3𝑥31 + 16𝑥41 = 7
𝑅6: 27𝑥12 + 4𝑥22+𝑥32 + 30𝑥42 = 7
𝑅7: 26𝑥13 + 22𝑥23 + 5𝑥33 + 17𝑥43 = 7
𝑅8: 9𝑥14 + 3𝑥24 + 4𝑥34 + 10𝑥44 = 7
𝑅9: 23𝑥15 + 𝑥25 + 24𝑥35 + 16𝑥45 = 2
- Lượng xăng vận chuyển phải không âm: 𝑥𝑖𝑗 ≥ 0 (∀𝑖 = 1. .4, 𝑗 = 1. .5).
Bước 3: Tổ chức dữ liệu trên bảng tính Excel:
- Tạo bảng hệ số của hàm mục tiêu. Ở ví dụ này, ta tạo bảng chi phí vận chuyển
từ các kho tới các cây xăng.
- Tạo bảng biến số của hàm mục tiêu (dùng để hiển thị phương án tối ưu tìm
được). Ở ví dụ này, cần tạo bảng lượng xăng vận chuyển từ các kho tới các cây
xăng, nhập giá trị ban đầu bằng 0 cho tất cả các lượng xăng vận chuyển.
- Viết công thức tính giá trị cho hàm mục tiêu. Ở ví dụ này, cần viết công thức
tính tổng chi phí cho phương án vận chuyển (sử dụng hàm
SUMPRODUCT(miền lượng xăng vận chuyển, miền chi phí vận chuyển)).
Ban đầu tổng chi phí bằng 0, sau khi tối ưu với Solver, ta sẽ có tổng chi phí
tối ưu (nhỏ nhất).
- Nhập các ràng buộc. Với các ràng buộc của bài toán, ta lần lượt viết các công
thức tính giá trị ở vế trái của ràng buộc vào cột Trái và đưa các giá trị ở vế phải
của ràng buộc vào cột Phải.
Bước 4: Sử dụng Solver để tìm phương án tối ưu:
Vào thẻ Data, nhóm Analysis  Solver, sau đó khai báo các tham số cần thiết trong
hộp thoại Solver Parameters:
- Set Objective: Chọn ô chứa hàm mục tiêu.
- To: Chọn mục tiêu tối ưu (Max: lớn nhất, Min: nhỏ nhất, Value Of: một giá trị
cụ thể).
- By Changing Variable Cells: Chọn miền thể hiện phương án tối ưu. -
Subject to the Constraints: Khai báo các ràng buộc.
- Select a Solving Method: Chọn phương pháp giải (GRG Nonlinear - Phương
pháp giảm gradient tổng quát để giải các bài toán quy hoạch phi tuyến, Simplex
LP - phương pháp đơn hình để giải các bài toán quy hoạch tuyến tính,
Evolutionary - phương pháp nhánh cận để giải các bài toán quy hoạch nguyên).
Ở đây, ta chọn phương pháp Simplex LP. Nếu cần, có thể kích chuột vào nút
Options và thiết lập thêm các ràng buộc cho phương pháp.
- Sau đó kích chuột vào nút Solve, kết quả phương án tối ưu và giá trị của hàm
mục tiêu sẽ xuất hiện.

Hình 2.48. Tổ chức dữ liệu trong Excel để giải bài toán vận chuyển xăng
Sau khi kiểm tra các kết quả, nếu muốn giữ lại các kết quả tìm được với Solver,
trong hộp thoại Solver Results (mặc định đang chọn Keep Solver Solution) nhấn OK; nếu
muốn hủy các kết quả và phục hồi lại các dữ liệu ban đầu, chọn Restore Orginal Values
rồi nhấn OK; nếu muốn lưu kết quả dưới dạng Scenario, kích chuột vào nút Save Scenario
(các dữ liệu ban đầu được giữ nguyên).
Trong ví dụ trên, ta khai báo các tham số trong hộp thoại Solver Parameters như trong
hình 2.49.

Hình 2.49. Khai báo các tham số cho Solver


Chú ý: Để khai báo một ràng buộc nào đó, cần kích chuột vào nút Add, sau đó khai
báo nội dung ràng buộc rồi nhấn OK. Ví dụ khai báo ràng buộc các lượng xăng vận
chuyển 𝑥𝑖𝑗 ≥ 0 được chỉ ra trong hình 2.50.
Hình 2.50. Khai báo các ràng buộc
K ết qu ả thu được:

Hình 2.51. Kết quả của bài toán vận chuyển xăng
Như vậy, với bài toán này, chi phí tối ưu (nhỏ nhất) là 227 với phương án vận
chuyển tối ưu được chỉ ra như trong hình 2.51.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Câu 1. Cho bảng số liệu về tiền thu của các tổ trong các đơn vị như sau:
Tổ Đơn vị Tiền thu lần I Tiền thu lần II
3 4 413 206
2 2 492 159
1 4 608 175
2 2 449 183
1 1 574 236
3 4 498 180
3 3 593 201
1 1 626 201
3 2 418 284
1 2 544 186
3 5 621 197
2 3 675 182
3 5 443 150
1 5 643 194
2 1 485 310
2 4 481 230
3 2 534 187
3 5 415 244
Yêu cầu:
1- Sắp xếp bảng theo đơn vị tăng dần, tổ tăng dần, tiền thu lần 1 giảm
dần. 2- Sắp xếp bảng theo tổ giảm dần, đơn vị tăng dần, tiền thu lần 2
tăng dần.
3- Dùng Auto Filter để lọc ra các bản ghi thỏa mãn:
(Đơn vị=1 hoặc Đơn vị=5) và (Tổ<3)
4- Dùng Auto Filter để lọc ra các bản ghi thỏa mãn:
(2<Đơn vị<=4) và (Tổ<2 hoặc Tổ=3) và (Tiền thu lần
1>500) 5- Dùng Advanced filter để lọc ra các bản ghi thỏa
mãn:
(Đơn vị=1 hoặc Đơn vị=4) và (Tổ<3) và (500<Tiền thu lần 1<600)
6- Dùng Advanced Filter để lọc ra các bản ghi thỏa mãn:
(1<Đơn vị<=3 hoặc Đơn vị=5) và (Tổ=1 hoặc Tổ=3) và (500<Tiền thu lần
1<600) 7- Dùng hàm CSDL để tính tổng tiền thu lần I của tổ 1 thuộc đơn vị 4.
8- Dùng hàm CSDL để tính trung bình tiền thu lần II của tổ 1 hoặc tổ 2 thuộc đơn vị 4.
9- Dùng hàm trong CSDL để đếm xem có bao nhiêu bản ghi của tổ 1 thuộc đơn vị 1
hoặc thuộc đơn vị 5.
10- Tính tổng tiền thu lần 1, tổng tiền thu lần 2 phân nhóm theo đơn vị.
11- Tính trung bình tiền thu lần 1, trung bình tiền thu lần 2 phân nhóm theo tổ.
12- Tạo bảng tổng kết hai chiều tính tổng tiền thu lần 1, dòng theo đơn vị, cột theo tổ.
13- Tạo bảng tổng kết hai chiều tính trung bình tiền thu lần 2, dòng theo tổ, cột
theo đơn vị.
14- Tạo bảng tổng kết hai chiều tính số bản ghi, dòng theo tổ, cột theo đơn vị.
Câu 2. Cho bảng số liệu về khách hàng thuê xe như sau:
STT Tên khách hàng Đơn vị Loại xe Số ngày thuê Tiền thuê
1 Lê Mai A 1 3 2700000
2 Trần Trung B 2 2 1600000
3 Đỗ Thu Thảo c 1 5 4500000
4 Ngô Thanh Nga c 3 4 2800000
5 Nguyễn Xuân b 4 6 3600000
6 Chu Thị Minh c 2 7 5600000
7 Nguyễn An a 3 9 6300000
8 Đỗ Bảo a 1 5 4500000
9 Lê Thu Lan b 4 7 4200000
Yêu cầu:
1- Dùng hàm CSDL tính tổng tiền thuê của (đơn vị a hoặc b) và (loại xe 1 hoặc 4).
2- Dùng hàm CSDL để đếm xem có bao nhiêu người thuê thỏa mãn điều kiện sau:
(2<=Số ngày thuê<6) hoặc (Đơn vị a hoặc c) và (2<Loại xe<=4).
3- Sắp xếp bảng trên theo đơn vị tăng dần, loại xe tăng dần, số ngày thuê giảm dần.
4- Sắp xếp bảng trên theo loại xe tăng dần, số ngày thuê giảm dần, tiền thuê giảm dần.
5- Dùng Advanced Filter để lọc ra các bản ghi thỏa mãn:
(Số ngày thuê>4) và (Đơn vị a hoặc c) và (2<Loại xe<=4).
6- Dùng Advanced Filter để lọc ra các bản ghi thỏa mãn:
(2<=Số ngày thuê<6) hoặc (Đơn vị a hoặc c) và (2<Loại
xe<=4). 7- Tính tổng tiền thuê phân nhóm theo loại xe.
8- Đếm số người thuê phân nhóm theo đơn vị.
9- Tạo bảng tổng kết tính trung bình tiền thuê, dòng theo đơn vị, cột theo loại xe.
10- Tạo bảng tổng kết đếm tổng số người, dòng theo loại xe, cột theo số ngày.
Câu 3. Cho bảng số liệu sau (X: chi phí chạy quảng cáo (triệu đồng), Y: doanh thu (tỷ đồng)):
X 184 186 188 166 165 164 164 165 166 163 164 165 158 159 157
Y 4 4.5 5 3.8 4 4.3 3.7 4 4.2 3.9 4.2 4.5 3.6 3.8 4
1- Hãy sử dụng các hàm AVERAGE, COUNT, MAX, MIN, STDEV, VAR để tính các
thống kê cơ bản cho X và Y.
2- Tính hệ số tương quan, hiệp phương sai giữa X và Y.
3- Tìm phương trình hồi quy tuyến tính của Y phụ thuộc vào X.
4- Tính tần suất của X.
5- Tìm giá trị phân bố F với mức nghĩa 0.05, bậc tự do 1 là 23, bậc tự do 2 là 5. 6- Tìm giá
trị phân bố t với mức nghĩa 0.05, bậc tự do là 25.
Câu 4. Ông A định vay trả góp ngân hàng một khoản tiền 300 triệu đồng trong 5 năm
với lãi suất vay cố định là 8.4%/năm. Khoản tiền mà ông A phải trả góp hàng tháng là
bao nhiêu?
Nếu ông A chỉ có khả năng trả góp 5 triệu đồng/tháng thì ông sẽ phải vay trong kỳ hạn
là bao lâu (sử dụng Goal Seek để tính).
Câu 5. Ông A có một khoản đầu tư với lãi suất chiết khấu 8.4%, chi phí đầu tư ban đầu là
500 triệu đồng, các khoản thu hàng năm trong 5 năm liên tiếp lần lượt là 80 triệu đồng,
105 triệu đồng, 110 triệu đồng, 120 triệu đồng, 130 triệu đồng. Hãy tính giá trị hiện tại
thuần của khoản đầu tư này.
Câu 6. Ông A mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong 15 năm, lãi suất 8%/năm, phí
đóng bảo hiểm định kỳ là 1.5 triệu đồng/tháng và đóng vào cuối kỳ. Hãy tính xem giá trị
hiện tại của khoản tiền mua bảo hiểm là bao nhiêu.
Câu 7. Ông A có một khoản đầu tư 100 triệu đồng/tháng trong 3 năm, giá trị hiện tại là 0,
lãi suất hàng năm là 9%, tiền đầu tư hàng tháng được chuyển vào cuối mỗi tháng. Hãy tính
giá trị tương lai của khoản đầu tư này. Nếu ông A muốn tăng số tiền đầu tư lên 150 triệu
đồng/tháng hoặc giảm số tiền đầu tư xuống 80 triệu đồng/tháng thì giá trị tương lai của
khoản đầu tư này sẽ tăng/giảm như thế nào (sử dụng Scenario Manager để tính).
Câu 8. Một chiếc xe ô tô có giá trị ban đầu là 650 triệu đồng, sau 5 năm sử dụng, đem bán
được 400 triệu đồng. Sử dụng hàm SLN, tính giá trị khấu hao trong mỗi năm của chiếc ô
tô này. Câu 9. Một công ty lập kế hoạch sản xuất 5 loại sản phẩm S j (j = 1, …, 5), mỗi
loại sản phẩm đều sử dụng 4 loại nguyên vật liệu M i (i = 1, …, 4). Lợi nhuận thu được từ
một sản phẩm của từng loại sản phẩm này và lượng dự trữ của từng loại nguyên vật liệu
được cho như sau:
Lượng nguyên vật
S1 S2 S3 S4 S5
liệu dự trữ
M1 2 5 6 8 4 1200
M2 3 1 5 6 1 800
M3 7 5 4 5 2 2000
M4 8 5 7 9 1 1865
Lợi nhuận/1 sản phẩm 300 250 500 150 320
Hãy tìm phương án sản xuất tối ưu (tổng lợi nhuận thu được là cao nhất).
Câu 10. Số liệu thống kê tổng sản lượng nông nghiệp (y) và các chi phí đầu tư cho giống
cây trồng (x1), đầu tư cho tưới tiêu (x2), đầu tư cho phân bón (x3), đầu tư cho chăm sóc
(x4) tại một đơn vị sản xuất nông nghiệp được cho trong bảng sau:
y x1 x2 x3 x4
2500 100 30 50 50
2610 110 35 52 50
2680 120 37 55 55
2730 125 38 60 60
2790 128 39 62 54
2840 130 40 70 60
2960 132 42 75 65
3020 135 45 80 70
3090 140 50 82 75
3140 145 45 90 80
1- Tính các giá trị thống kê mô tả cho từng số liệu y,
x1, x2, x3, x4.
2- Xây dựng tổ chức đồ cho từng số liệu y, x 1, x2, x3,
x4. 3- Tính hệ số tương quan giữa y, x1, x2, x3, x4.
Tìm phương trình hồi quy tuyến tính của y phụ thuộc vào x1, x2, x3, x4.
Câu 11. Số liệu điều tra về nguồn vốn huy động đầu tư vào sản xuất kinh doanh và doanh
thu thuần (triệu tỷ đồng) tương ứng của khối doanh nghiệp ngoài nhà nước trong 10 năm -
từ năm 2011 đến năm 2020 được chỉ ra dưới đây:
Vốn 5.1 6.2 7.5 8.4 9.8 11 12.4 14 15.2 16.8
Doanh thu 2.5 3.1 4.5 5 5.3 6.1 7.2 7.9 8.5 9.7
1- Tính các giá trị thống kê mô tả cho từng số liệu Vốn, Doanh thu.
2- Xây dựng tổ chức đồ cho từng số liệu Vốn, Doanh thu.
3- Tính hệ số tương quan giữa Vốn và Doanh thu.
4- Tìm phương trình hồi quy tuyến tính của Doanh thu phụ thuộc vào Vốn.
Câu 12. Nghiên cứu biện pháp dùng bọ chân chạy bắt mồi để diệt sâu cuốn lá trên đậu
tương, với x là mật độ bọ chân chạy bắt mồi (con/m 2) và y là mật độ sâu cuốn lá (con/m 2),
số liệu thu được như trong bảng dưới đây. Hãy tìm đường hồi quy tuyến tính của y phụ
thuộc vào x nếu có.
x 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.5 1.6 1.8 2.8
y 5.6 3.2 4.8 5.8 1.6 9.2 7.6 8.5 13.6
Câu 13: Tìm đường hồi quy phi tuyến dạng hàm mũ y=ax (Power) cho bảng số liệu dưới đây:
b

X 2 1 3 4 5 6 8 7 9 10 11 12
Y 9.5 3 19 33 51 73 129 100 163 201 243 289
Câu 14. Năm 2018, cửa hàng A triển khai sử dụng website nhằm quảng bá, giới thiệu rộng
rãi các sản phẩm của cửa hàng tới khách hàng, đồng thời triển khai hình thức bán hàng
trực tuyến. Sau một năm, số liệu thống kê doanh số bán hàng theo từng tháng của năm
2018 được đem ra so sánh với số liệu tương ứng của năm 2017 như sau:
Năm 2017 400 420 450 390 410 430 380 440 450 435 415 390
Năm 2018 455 460 400 550 490 515 480 510 490 540 500 490
Hãy so sánh trung bình doanh số bán hàng hàng tháng của cửa hàng trong năm 2017 với
năm 2018 để kiểm tra xem liệu việc sử dụng website có làm tăng doanh số bán hàng hay
không. Câu 15. Chỉ số huyết áp của 12 bệnh nhân tại thời điểm trước khi điều trị - X và
sau khi điều trị - Y được cho trong bảng dưới đây:
X 75 90 85 65 60 65 100 75 60 85 85 65
Y 105 90 105 85 100 90 105 80 55 105 105 80
Hãy so sánh huyết áp trung bình của các bệnh nhân tại hai thời điểm trước và sau khi điều trị
với nhau.
Câu 16. Theo dõi điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2019 ở 10 trường THPT thuộc tỉnh X với 12
trường THPT thuộc tỉnh Y, kết quả thu được như sau:
Tỉnh X 42.5 41 40 38.5 39 41.5 41.5 42.5 40.5 38
Tỉnh Y 37.5 38 39.5 36 35 38.5 36.5 39 38.5 40 41 39
Hãy so sánh trung bình điểm chuẩn ở hai tỉnh X và Y với nhau.
Câu 17. Khảo sát một số sinh viên nam và nữ của một trường đại học X về thời gian (giờ) tham
gia mạng xã hội facebook trong một ngày, kết quả thu được như sau:
Nam 0.5 1 2.5 1.5 0.5 2 3 2.5 0.5 1.5 2 2.5 0.5
Nữ 2 2.5 3 3.5 2 2 3 4 3.5 2.5 4 3 3 1.5 2
Hãy so sánh thời gian tham gia facebook giữa nhóm 2 nhóm sinh viên nam và nữ nêu trên.
Câu 18. Tiến hành cấy thử nghiệm 4 giống lúa mới A, B, C, D (thí nghiệm theo kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên) và theo dõi năng suất lúa thu được, kết quả như sau:
A B C D
290 210 270 270
270 250 230 200
290 200 260 230
300 230 250 320
260 280 230 250
320 210 260 290
290 240 210 230
330 300 240 330
Hãy so sánh năng suất lúa trung bình của 4 giống lúa trên và chỉ ra giống lúa cho năng
suất tốt nhất nếu có.
Câu 19. Kết quả thu được khi tiến hành một thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ
được cho trong bảng dưới đây. Hãy phân tích phương sai và so sánh trung bình kết quả thí
nghiệm giữa các mức G1, G2, G3, G4, G5 của nhân tố với nhau.
K1 K2 K3 K4
G1 47.8 46.9 45.4 44.1
G2 53.7 50.3 50.6 48
G3 46.7 42 42.4 40.7
G4 48 47 45.9 45.7
G5 41.8 40 43 41.6
Câu 20. Theo dõi năng suất (tạ/ha) của 4 giống ngô khi chăm sóc với 4 loại phân bón khác
nhau (thí nghiệm thiết kế theo kiểu chéo nhau), kết quả thu được như sau:
P1 P2 P3 P4
55 53 56 51
G1 53 53 57.5 50
54 52.5 55 50.5
60 58 63 56
G2 61 59 62 55
59 59.5 64 57
47 49 52 50
G3 46 50.5 51 47
45 48.5 49.5 45.5
48 48 54 49
G4 47.5 47 51 47
46 47.5 52 46.5
Hãy phân tích phương sai và kết luận về ảnh hưởng của giống ngô và phân bón tới năng
suất ngô.
Câu 21: Kết quả khảo sát số lượng lao động trong cùng một độ tuổi có trình độ học vấn
khác nhau với các mức thu nhập (triệu đồng/tháng) khác nhau được cho trong bảng tương
liên dưới đây. Hãy kiểm định giả thiết H 0: trình độ học vấn có liên quan tới mức thu nhập
với đối thiết H1: trình độ học vấn không liên quan tới mức thu nhập.

Thu nh ập
<10 10-20 20-30 >30
Trình đ ộ
Ph ổ thông 200 10 5 2
Đ ại h ọ c 50 100 35 30
Sau đ ại h ọc 20 50 100 50
Câu 22: Kết quả khảo sát số lượng lao động thuộc các nhóm nghề khác nhau có các mức
tuổi thọ khác nhau được cho trong bảng tương liên dưới đây. Hãy kiểm định giả thiết H 0:
nhóm nghề có liên quan tới tuổi thọ với đối thiết H 1: nhóm nghề không liên quan tới tuổi

thọ. Tuổi thọ


CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Câu 1. Cho bảng số liệu về tiền thu của các tổ trong các đơn vị như sau:
Tổ Đơn vị Tiền thu lần I Tiền thu lần II
3 4 413 206
2 2 492 159
1 4 608 175
2 2 449 183
1 1 574 236
3 4 498 180
3 3 593 201
1 1 626 201
3 2 418 284
1 2 544 186
3 5 621 197
2 3 675 182
3 5 443 150
1 5 643 194
2 1 485 310
2 4 481 230
3 2 534 187
3 5 415 244
Yêu cầu:
1- Sắp xếp bảng theo đơn vị tăng dần, tổ tăng dần, tiền thu lần 1 giảm
dần. 2- Sắp xếp bảng theo tổ giảm dần, đơn vị tăng dần, tiền thu lần 2
tăng dần.
5- Dùng Auto Filter để lọc ra các bản ghi thỏa mãn:
(Đơn vị=1 hoặc Đơn vị=5) và (Tổ<3)
6- Dùng Auto Filter để lọc ra các bản ghi thỏa mãn:
(2<Đơn vị<=4) và (Tổ<2 hoặc Tổ=3) và (Tiền thu lần
1>500) 5- Dùng Advanced filter để lọc ra các bản ghi thỏa
mãn:
(Đơn vị=1 hoặc Đơn vị=4) và (Tổ<3) và (500<Tiền thu lần 1<600)
6- Dùng Advanced Filter để lọc ra các bản ghi thỏa mãn:
(1<Đơn vị<=3 hoặc Đơn vị=5) và (Tổ=1 hoặc Tổ=3) và (500<Tiền thu lần
1<600) 7- Dùng hàm CSDL để tính tổng tiền thu lần I của tổ 1 thuộc đơn vị 4.
8- Dùng hàm CSDL để tính trung bình tiền thu lần II của tổ 1 hoặc tổ 2 thuộc đơn vị 4.
9- Dùng hàm trong CSDL để đếm xem có bao nhiêu bản ghi của tổ 1 thuộc đơn vị 1
hoặc thuộc đơn vị 5.
13- Tính tổng tiền thu lần 1, tổng tiền thu lần 2 phân nhóm theo đơn vị.
14- Tính trung bình tiền thu lần 1, trung bình tiền thu lần 2 phân nhóm theo tổ.
15- Tạo bảng tổng kết hai chiều tính tổng tiền thu lần 1, dòng theo đơn vị, cột theo tổ.
13- Tạo bảng tổng kết hai chiều tính trung bình tiền thu lần 2, dòng theo tổ, cột
theo đơn vị.
14- Tạo bảng tổng kết hai chiều tính số bản ghi, dòng theo tổ, cột theo đơn vị.
Câu 2. Cho bảng số liệu về khách hàng thuê xe như sau:
STT Tên khách hàng Đơn vị Loại xe Số ngày thuê Tiền thuê
1 Lê Mai A 1 3 2700000
2 Trần Trung B 2 2 1600000
3 Đỗ Thu Thảo c 1 5 4500000
4 Ngô Thanh Nga c 3 4 2800000
5 Nguyễn Xuân b 4 6 3600000
6 Chu Thị Minh c 2 7 5600000
7 Nguyễn An a 3 9 6300000
8 Đỗ Bảo a 1 5 4500000
9 Lê Thu Lan b 4 7 4200000
Yêu cầu:
7- Dùng hàm CSDL tính tổng tiền thuê của (đơn vị a hoặc b) và (loại xe 1 hoặc 4).
8- Dùng hàm CSDL để đếm xem có bao nhiêu người thuê thỏa mãn điều kiện sau:
(2<=Số ngày thuê<6) hoặc (Đơn vị a hoặc c) và (2<Loại xe<=4).
9- Sắp xếp bảng trên theo đơn vị tăng dần, loại xe tăng dần, số ngày thuê giảm dần.
10- Sắp xếp bảng trên theo loại xe tăng dần, số ngày thuê giảm dần, tiền thuê giảm dần.
11- Dùng Advanced Filter để lọc ra các bản ghi thỏa mãn:
(Số ngày thuê>4) và (Đơn vị a hoặc c) và (2<Loại xe<=4).
12- Dùng Advanced Filter để lọc ra các bản ghi thỏa mãn:
(2<=Số ngày thuê<6) hoặc (Đơn vị a hoặc c) và (2<Loại
xe<=4). 7- Tính tổng tiền thuê phân nhóm theo loại xe.
11- Đếm số người thuê phân nhóm theo đơn vị.
12- Tạo bảng tổng kết tính trung bình tiền thuê, dòng theo đơn vị, cột theo loại xe.
13- Tạo bảng tổng kết đếm tổng số người, dòng theo loại xe, cột theo số ngày.
Câu 3. Cho bảng số liệu sau (X: chi phí chạy quảng cáo (triệu đồng), Y: doanh thu (tỷ đồng)):
X 184 186 188 166 165 164 164 165 166 163 164 165 158 159 157
Y 4 4.5 5 3.8 4 4.3 3.7 4 4.2 3.9 4.2 4.5 3.6 3.8 4
6- Hãy sử dụng các hàm AVERAGE, COUNT, MAX, MIN, STDEV, VAR để tính các
thống kê cơ bản cho X và Y.
7- Tính hệ số tương quan, hiệp phương sai giữa X và Y.
8- Tìm phương trình hồi quy tuyến tính của Y phụ thuộc vào X.
9- Tính tần suất của X.
10- Tìm giá trị phân bố F với mức nghĩa 0.05, bậc tự do 1 là 23, bậc tự do 2 là 5. 6- Tìm giá
trị phân bố t với mức nghĩa 0.05, bậc tự do là 25.
Câu 4. Ông A định vay trả góp ngân hàng một khoản tiền 300 triệu đồng trong 5 năm
với lãi suất vay cố định là 8.4%/năm. Khoản tiền mà ông A phải trả góp hàng tháng
là bao nhiêu? Nếu ông A chỉ có khả năng trả góp 5 triệu đồng/tháng thì ông sẽ phải vay
trong kỳ hạn là bao lâu (sử dụng Goal Seek để tính).
Câu 5. Ông A có một khoản đầu tư với lãi suất chiết khấu 8.4%, chi phí đầu tư ban đầu là
500 triệu đồng, các khoản thu hàng năm trong 5 năm liên tiếp lần lượt là 80 triệu đồng,
105 triệu đồng, 110 triệu đồng, 120 triệu đồng, 130 triệu đồng. Hãy tính giá trị hiện tại
thuần của khoản đầu tư này.
Câu 6. Ông A mua một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong 15 năm, lãi suất 8%/năm,
phí đóng bảo hiểm định kỳ là 1.5 triệu đồng/tháng và đóng vào cuối kỳ. Hãy tính xem
giá trị hiện tại của khoản tiền mua bảo hiểm là bao nhiêu.
Câu 7. Ông A có một khoản đầu tư 100 triệu đồng/tháng trong 3 năm, giá trị hiện tại là 0,
lãi suất hàng năm là 9%, tiền đầu tư hàng tháng được chuyển vào cuối mỗi tháng. Hãy tính
giá trị tương lai của khoản đầu tư này. Nếu ông A muốn tăng số tiền đầu tư lên 150 triệu
đồng/tháng hoặc giảm số tiền đầu tư xuống 80 triệu đồng/tháng thì giá trị tương lai của
khoản đầu tư này sẽ tăng/giảm như thế nào (sử dụng Scenario Manager để tính).
Câu 8. Một chiếc xe ô tô có giá trị ban đầu là 650 triệu đồng, sau 5 năm sử dụng, đem bán
được 400 triệu đồng. Sử dụng hàm SLN, tính giá trị khấu hao trong mỗi năm của chiếc ô
tô này. Câu 9. Một công ty lập kế hoạch sản xuất 5 loại sản phẩm S j (j = 1, …, 5), mỗi
loại sản phẩm đều sử dụng 4 loại nguyên vật liệu M i (i = 1, …, 4). Lợi nhuận thu được từ
một sản phẩm của từng loại sản phẩm này và lượng dự trữ của từng loại nguyên vật liệu
được cho như sau:
Lượng nguyên vật
S1 S2 S3 S4 S5
liệu dự trữ
M1 2 5 6 8 4 1200
M2 3 1 5 6 1 800
M3 7 5 4 5 2 2000
M4 8 5 7 9 1 1865
Lợi nhuận/1 sản phẩm 300 250 500 150 320
Hãy tìm phương án sản xuất tối ưu (tổng lợi nhuận thu được là cao nhất).
Câu 10. Số liệu thống kê tổng sản lượng nông nghiệp (y) và các chi phí đầu tư cho giống
cây trồng (x1), đầu tư cho tưới tiêu (x2), đầu tư cho phân bón (x3), đầu tư cho chăm sóc
(x4) tại một đơn vị sản xuất nông nghiệp được cho trong bảng sau:
y x1 x2 x3 x4
2500 100 30 50 50
2610 110 35 52 50
2680 120 37 55 55
2730 125 38 60 60
2790 128 39 62 54
2840 130 40 70 60
2960 132 42 75 65
3020 135 45 80 70
3090 140 50 82 75
3140 145 45 90 80
3- Tính các giá trị thống kê mô tả cho từng số liệu y,
x1, x2, x3, x4.
4- Xây dựng tổ chức đồ cho từng số liệu y, x 1, x2, x3,
x4. 3- Tính hệ số tương quan giữa y, x1, x2, x3, x4.
Tìm phương trình hồi quy tuyến tính của y phụ thuộc vào x1, x2, x3, x4.
Câu 11. Số liệu điều tra về nguồn vốn huy động đầu tư vào sản xuất kinh doanh và doanh
thu thuần (triệu tỷ đồng) tương ứng của khối doanh nghiệp ngoài nhà nước trong 10 năm -
từ năm 2011 đến năm 2020 được chỉ ra dưới đây:
Vốn 5.1 6.2 7.5 8.4 9.8 11 12.4 14 15.2 16.8
Doanh thu 2.5 3.1 4.5 5 5.3 6.1 7.2 7.9 8.5 9.7
5- Tính các giá trị thống kê mô tả cho từng số liệu Vốn, Doanh thu.
6- Xây dựng tổ chức đồ cho từng số liệu Vốn, Doanh thu.
7- Tính hệ số tương quan giữa Vốn và Doanh thu.
8- Tìm phương trình hồi quy tuyến tính của Doanh thu phụ thuộc vào Vốn.
Câu 12. Nghiên cứu biện pháp dùng bọ chân chạy bắt mồi để diệt sâu cuốn lá trên đậu
tương, với x là mật độ bọ chân chạy bắt mồi (con/m 2) và y là mật độ sâu cuốn lá (con/m 2),
số liệu thu được như trong bảng dưới đây. Hãy tìm đường hồi quy tuyến tính của y phụ
thuộc vào x nếu có.
x 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.5 1.6 1.8 2.8
y 5.6 3.2 4.8 5.8 1.6 9.2 7.6 8.5 13.6
Câu 13: Tìm đường hồi quy phi tuyến dạng hàm mũ y=ax (Power) cho bảng số liệu dưới đây:
b

X 2 1 3 4 5 6 8 7 9 10 11 12
Y 9.5 3 19 33 51 73 129 100 163 201 243 289
Câu 14. Năm 2018, cửa hàng A triển khai sử dụng website nhằm quảng bá, giới thiệu rộng
rãi các sản phẩm của cửa hàng tới khách hàng, đồng thời triển khai hình thức bán hàng
trực tuyến. Sau một năm, số liệu thống kê doanh số bán hàng theo từng tháng của năm
2018 được đem ra so sánh với số liệu tương ứng của năm 2017 như sau:
Năm 2017 400 420 450 390 410 430 380 440 450 435 415 390
Năm 2018 455 460 400 550 490 515 480 510 490 540 500 490
Hãy so sánh trung bình doanh số bán hàng hàng tháng của cửa hàng trong năm 2017 với
năm 2018 để kiểm tra xem liệu việc sử dụng website có làm tăng doanh số bán hàng hay
không. Câu 15. Chỉ số huyết áp của 12 bệnh nhân tại thời điểm trước khi điều trị - X và
sau khi điều trị - Y được cho trong bảng dưới đây:
X 75 90 85 65 60 65 100 75 60 85 85 65
Y 105 90 105 85 100 90 105 80 55 105 105 80
Hãy so sánh huyết áp trung bình của các bệnh nhân tại hai thời điểm trước và sau khi điều trị
với nhau.
Câu 16. Theo dõi điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2019 ở 10 trường THPT thuộc tỉnh X với 12
trường THPT thuộc tỉnh Y, kết quả thu được như sau:
Tỉnh X 42.5 41 40 38.5 39 41.5 41.5 42.5 40.5 38
Tỉnh Y 37.5 38 39.5 36 35 38.5 36.5 39 38.5 40 41 39
Hãy so sánh trung bình điểm chuẩn ở hai tỉnh X và Y với nhau.
Câu 17. Khảo sát một số sinh viên nam và nữ của một trường đại học X về thời gian (giờ) tham
gia mạng xã hội facebook trong một ngày, kết quả thu được như sau:
Nam 0.5 1 2.5 1.5 0.5 2 3 2.5 0.5 1.5 2 2.5 0.5
Nữ 2 2.5 3 3.5 2 2 3 4 3.5 2.5 4 3 3 1.5 2
Hãy so sánh thời gian tham gia facebook giữa nhóm 2 nhóm sinh viên nam và nữ nêu trên.
Câu 18. Tiến hành cấy thử nghiệm 4 giống lúa mới A, B, C, D (thí nghiệm theo kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên) và theo dõi năng suất lúa thu được, kết quả như sau:
A B C D
290 210 270 270
270 250 230 200
290 200 260 230
300 230 250 320
260 280 230 250
320 210 260 290
290 240 210 230
330 300 240 330
Hãy so sánh năng suất lúa trung bình của 4 giống lúa trên và chỉ ra giống lúa cho năng
suất tốt nhất nếu có.
Câu 19. Kết quả thu được khi tiến hành một thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ
được cho trong bảng dưới đây. Hãy phân tích phương sai và so sánh trung bình kết quả thí
nghiệm giữa các mức G1, G2, G3, G4, G5 của nhân tố với nhau.
K1 K2 K3 K4
G1 47.8 46.9 45.4 44.1
G2 53.7 50.3 50.6 48
G3 46.7 42 42.4 40.7
G4 48 47 45.9 45.7
G5 41.8 40 43 41.6
Câu 20. Theo dõi năng suất (tạ/ha) của 4 giống ngô khi chăm sóc với 4 loại phân bón khác
nhau (thí nghiệm thiết kế theo kiểu chéo nhau), kết quả thu được như sau:
P1 P2 P3 P4
55 53 56 51
G1 53 53 57.5 50
54 52.5 55 50.5
60 58 63 56
G2 61 59 62 55
59 59.5 64 57
47 49 52 50
G3 46 50.5 51 47
45 48.5 49.5 45.5
48 48 54 49
G4 47.5 47 51 47
46 47.5 52 46.5
Hãy phân tích phương sai và kết luận về ảnh hưởng của giống ngô và phân bón tới năng
suất ngô.
Câu 21: Kết quả khảo sát số lượng lao động trong cùng một độ tuổi có trình độ học vấn
khác nhau với các mức thu nhập (triệu đồng/tháng) khác nhau được cho trong bảng tương
liên dưới đây. Hãy kiểm định giả thiết H 0: trình độ học vấn có liên quan tới mức thu nhập
với đối thiết H1: trình độ học vấn không liên quan tới mức thu nhập.

Thu nh ập
<10 10-20 20-30 >30
Trình đ ộ
Ph ổ thông 200 10 5 2
Đ ại h ọ c 50 100 35 30
Sau đ ại h ọc 20 50 100 50
Câu 22: Kết quả khảo sát số lượng lao động thuộc các nhóm nghề khác nhau có các mức
tuổi thọ khác nhau được cho trong bảng tương liên dưới đây. Hãy kiểm định giả thiết H 0:
nhóm nghề có liên quan tới tuổi thọ với đối thiết H 1: nhóm nghề không liên quan tới tuổi

thọ. Tuổi thọ

You might also like