You are on page 1of 51

CHƯƠNG 4

GIÁ TRỊ CỦA TIỀN TỆ


THEO THỜI GIAN
Mục tiêu

• Thảo luận vai trò của giá trị tiền tệ theo thời gian
trong tài chính
• Phân biệt được các loại lãi suất: đơn – kép, danh
nghĩa – thực
• Hiểu được nguyên tắc giá trị tiền tệ theo thời gian để
xác định giá trị tương lai và giá trị hiện tại của tiền tệ
• Vận dụng kỹ thuật hiện giá để lập kế hoạch trả nợ
Nội dung

• Giá trị tiền tệ theo thời gian


• Lãi suất
• Giá trị tương lai của tiền tệ
• Giá trị hiện tại của tiền tệ
• Kế hoạch trả nợ
Giá trị của tiền tệ theo thời gian
trong tài chính
• Tiền có giá trị theo thời gian

1$ hiện tại > 1$ tương lai


« một đồng cầm tay hơn hai đồng hứa hẹn »
• Giá trị của tiền tệ theo thời gian là một trong những nguyên tắc
quan trọng trong tài chính
• Hầu hết các quyết định tài chính, cho dù của cá nhân hay doanh
nghiệp đều dựa trên nguyên tắc giá trị của tiền tệ theo thời
gian
• Vận dụng nguyên tắc này để định giá công ty, định giá chứng
khoán, thẩm định dự án, quyết định ngân sách vốn, phân bổ
các khoản thanh toán định kỳ (nợ gốc và lãi) khi vay nợ,…
Giá trị của tiền tệ theo thời gian
trong tài chính

• Giá trị của tiền tệ theo thời gian trong tài chính sẽ xem xét
kỹ thuật giá trị tương lai và kỹ thuật giá trị hiện tại

• Các giá trị tài chính và các quyết định có thể được đánh giá
bằng cách sử dụng hai kỹ thuật này và sẽ dẫn đến các
quyết định tương tự
• Khi lựa chọn các dự án đầu tư, kỹ thuật giá trị tương lai
thường đo lường dòng tiền vào cuối vòng đời của dự án, kỹ
thuật giá trị hiện tại đo lường dòng tiền khi bắt đầu vòng
đời của một dự án (thời điểm năm 0).
Các thành phần quan trọng khi quy đổi giá
trị tiền tệ theo thời gian

 Các nhà quản lý tài chính và nhà đầu tư luôn phải đối mặt với các
cơ hội để kiếm được tỷ lệ sinh lợi như kỳ vọng trên ngân quỹ của
họ, cho dù thông qua đầu tư vào các dự án hấp dẫn, các chứng
khoán hoặc tiền gửi tiết kiệm
 Do đó, quy mô dòng tiền, thời điểm phát sinh dòng tiền và tỷ suất
sinh lợi của tiền có những tác động quan trọng
 Các thành phần quan trọng khi quy đổi giá trị tiền tệ theo thời gian
• Khoản tiền hoặc dòng tiền theo thời gian

• Thời điểm gốc

• Lãi suất (tỷ suất sinh lợi)

6
Lãi và Lãi suất

 Lãi là phần chênh lệch giữa số tiền tích lũy có


được và vốn gốc bỏ ra
 Lãi thường được tính cho từng giai đoạn thời gian
gọi là các kỳ đoạn: ngày, tuần, tháng, quí, năm
 Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa lãi và vốn gốc
Lãi đơn và lãi kép
Lãi đơn

• Lãi đơn là lãi chỉ tính trên cơ sở vốn gốc, không tính
lãi cho tiền lãi kỳ đoạn trước nhập vào vốn gốc
• P vốn gốc, t là thời gian tính lãi, r là lãi suất, I là tiền lãi

• I = P*t*r
Lãi đơn

Ví dụ 1: 100 triệu đồng tiền gửi kỳ hạn 2 tháng, lãi suất


0,5%/tháng

Số tiền lãi nhận được sau 2 tháng: 100*2*0,5% = 1


triệu đồng

Tổng tiền lãi sau 2 tháng: 1 triệu đồng (lãi đơn)


Lãi đơn

Số tiền cuối tháng thứ nhất nhận được: 100*1*0,5%


+ 100 = 100*(1+1*0,5%) = 100,5 triệu đồng
Số tiền cuối tháng thứ hai nhận được: 100*1*0.5% +
100,5 = 100*(1+2*0,5%) = 101 triệu đồng

 Số tiền nhận được sau thời gian t: S = P*(1+ t*r)


Lãi kép

• Lãi kép là lãi không chỉ tính trên vốn gốc mà còn tính
trên số tiền lãi kỳ đoạn trước được nhập chung vào vốn
gốc

Ví dụ 2: 100 triệu đồng tiền gửi kỳ hạn 2 tháng, lãi suất


0,5%/tháng nhưng tính theo lãi kép
 Số tiền lãi nhận được cuối tháng thứ nhất
100*1*0,5% = 0,5 triệu đồng
 Số tiền lãi nhận được cuối tháng thứ hai
(100 + 0,5)*0,5% = 0,5025 triệu đồng
Tổng tiền lãi sau 2 tháng: 1,0025 triệu đồng (lãi kép)
Lãi kép

Số tiền cuối tháng thứ 1 nhận được

100*(1+0,5%)1 = 100,5 triệu đồng

Số tiền cuối tháng thứ 2 nhận được

100,5 *(1+0,5%)1 = 100*(1+0,5%)2 = 101,0025 triệu


đồng

 Số tiền nhận được sau thời gian t: St = P*(1+r)t


Lãi đơn và lãi kép

18
Số tiền nhận được của 1$
tiền gửi trong tương lai

16
10% Lãi suất đơn
14
12 10% Lãi suất kép
10
8
6
4
2
0
12

15

18

21

24

27

30
0

Số năm
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

• Thời đoạn ghép lãi: bao lâu thì lãi được nhập vào vốn
gốc để tính lãi tiếp theo cho chu kỳ sau

• Thời đoạn tính lãi: lãi suất phát biểu được tính cho
khoảng thời gian bao lâu
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

• Lãi suất danh nghĩa: khi thời đoạn ghép lãi không
trùng với thời đoạn phát biểu tính lãi thì lãi suất áp
dụng gọi là lãi suất danh nghĩa
Ví dụ 3: lãi suất tiền gửi là 7%/năm, ghép lãi theo quý
• Lãi suất thực: khi thời đoạn ghép lãi trùng với thời
đoạn phát biểu tính lãi thì lãi suất áp dụng gọi là lãi
suất thực
Ví dụ 4: lãi suất tiền gửi là 7%/năm, ghép lãi theo năm
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

• Chuyển đổi lãi suất danh nghĩa sang lãi suất thực
 ir = (1 + r/m)m*n – 1
 ir :lãi suất thực tại thời điểm tính toán
 r: lãi suất danh nghĩa
 m: số lần trả lãi trong năm
 n: số năm trong phân tích (n = 1)

Ví dụ 5: Lãi suất 10%/năm, ghép lãi theo ngày, tháng, quý,


6 tháng. Vậy lãi suất thực tương đương bao nhiêu trong 1
năm?
• ir =
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

• Chuyển lãi suất thực theo các kỳ hạn khác


nhau
 i2 = (1 + i1)m – 1
 i1 : Lãi suất thực của kỳ hạn đã được cho
 i2 : Lãi suất thực của kỳ hạn cần tính toán
 m: là số lần trả lãi

Ví dụ 6: Lãi suất 2%/tháng, vậy lãi suất thực tương


đương 1 năm là bao nhiêu?
Giá trị tương lai của một khoản tiền tệ đơn

Là giá trị của khoản tiền tệ đơn ở hiện tại sẽ đạt được tại
một thời điểm nào đó tương lai với lãi suất cho trước
Ví dụ 7: Hiện tại bạn có một khoản tiết kiệm là 100 triệu đồng
với lãi suất 7%/năm. Khoản tiết kiệm này sẽ có giá trị bằng
bao nhiêu vào cuối năm thứ nhất? cuối năm thứ hai (nếu tính
theo lãi kép)?
 Cuối năm 1: 100*(1+0,07)= 107 triệu đồng

 Cuối năm 2: 107*(1+0,07)= 100*(1+0.07)2 = 114,49 triệu đồng


Giá trị tương lai của một khoản tiền tệ đơn

 FV1 = P0*(1 + r)1


 FV2 = P0*(1 + r)2
 Công thức tổng quát xác định giá trị tương lai của một
khoản tiền tệ đơn
FV  P (1  r )
n 0
n

 FVn : giá trị tương lai của một khoản tiền tệ đơn vào cuối
năm n
 P0 : giá trị của một khoản tiền tệ đơn vào thời điểm ban đầu
 r : lãi suất hàng năm
 n : số năm tính lãi
Giá trị tương lai của chuỗi tiền tệ

Chuỗi tiền tệ là dòng tiền vào hoặc ra tại mỗi thời


điểm, liên tục trong nhiều thời đoạn và thường được
quy ước đặt vào đầu hoặc cuối mỗi thời đoạn

• Chuỗi tiền bất kỳ


• Chuỗi tiền đều
• Chuỗi tiền đầu kỳ
• Chuỗi tiền cuối kỳ
• Chuỗi tiền vô tận
Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ

I. Số hạng của chuỗi tiền tệ không bằng nhau

Ví dụ 8: Hãy tính FV vào cuối năm thứ ba của một chuỗi


tiền tệ

0 7% 1 2 3

150 200 250

22
Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ

II. Số hạng của chuỗi tiền tệ bằng nhau và xuất hiện vào
cuối mỗi năm
0 r% 1 2 3 4 n

A A A A A

 FVn = A*(1+r)n-1+ A*(1+r)n-2+ A*(1+r)n-3+….+ A(1+r)0


n
FVn  A (1  r ) n t
t 1

(1  r ) n  1
FVn  A
r 23
Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ

II. Số hạng của chuỗi tiền tệ bằng nhau và xuất hiện


vào cuối mỗi năm

Ví dụ 9: Hãy tính FV vào cuối năm thứ ba của chuỗi tiền tệ


sau

0 5% 1 2 3

$ 100 100 100

24
Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ

II. Số hạng của chuỗi tiền tệ bằng nhau và xuất hiện vào
đầu mỗi năm

0 r% 1 2 3 n-1 n

A A A A A

 FVn = A*(1+r)n+ A*(1+r)n-1+ A*(1+r)n-2+….+ A(1+r)1


n
FVn  A1  r  (1  r ) n t
t 1

(1  r ) n  1
FVn  A(1  r )
r 25
Giá trị tương lai của một chuỗi tiền tệ

II. Số hạng của chuỗi tiền tệ bằng nhau và xuất hiện


vào đầu mỗi năm
Ví dụ 10: Hãy tính FV vào cuối năm thứ ba của chuỗi tiền tệ
sau

0 5% 1 2 3

$100 100 100

26
Bài tập 1
Sáu năm về trước anh Tuấn dự định vào cuối mỗi năm sẽ
gửi 60 triệu đồng vào một ngân hàng để mua một chiếc xe
ô tô mới. Vào cuối năm thứ sáu giá một chiếc xe ô tô là
400 triệu đồng. Hỏi với lãi suất tiền gửi là 7%/năm thì
anh Tuấn có đủ tiền mua chiếc xe ô tô này từ khoản tiền
gửi tiết kiệm ngân hàng hay không? Nếu:
1. Mỗi cuối năm trong vòng 6 năm gửi đúng 60 triệu đồng
vào ngân hàng
2. Cuối năm thứ ba và thứ năm anh gặp khó khăn về tài
chính nên không gửi tiền vào ngân hàng trong 2 năm
này
Bài tập 2
Đúng 15 năm nữa, con gái chị Ngọc sẽ vào đại học và chị tính toán đến
lúc đó phải cần một khoản tiền bằng 400 triệu đồng để trang trải học phí
cho con. Ngay tại thời điểm hiện tại, chị Ngọc đã có 50 triệu đồng đầu tư
vào một tài sản tài chính tiết kiệm dài hạn với lãi suất hàng năm cố định
ở mức 7%/năm.
a. Sau 15 năm, tổng số tiền mà chị Ngọc thu về từ khoản tiết kiệm ban đầu
bằng bao nhiêu?
b. Chị Ngọc quyết định mỗi năm sẽ tiết kiệm thêm 5 triệu đồng từ đầu năm
1 cho đến đầu năm 15. Các khoản tiết kiệm này cũng được chị đầu tư dài
hạn với lãi suất 7%/năm. Sau 15 năm, tổng số tiền mà chị Ngọc thu về từ
khoản tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm hàng năm là bao nhiêu?
c. Từ kết quả tính toán ở câu b, số tiền tiết kiệm đều cần được thêm vào đầu
mỗi năm của chị Ngọc phải bằng bao nhiêu để sau 15 năm tổng số tiền
mà chị thu về vừa đủ để trang trải học phí đại học cho con gái mình?
d. Kết quả câu b và c sẽ ra sao nếu chị Ngọc gửi tiền vào cuối mỗi năm?
Giá trị hiện tại của một khoản tiền tệ đơn

Là giá trị tính đổi tương đương về thời điểm hiện tại
của một khoản tiền tệ đơn trong tương lai
1
PV0  FVn
(1  r ) n

- PV biểu thị giá trị hiện tại của một khoản tiền tệ đơn nào đó
trong tương lai

- r là lãi suất chiết khấu 31


Giá trị hiện tại của một khoản tiền tệ đơn

Ví dụ 11: Tính hiện giá của một khoản tiền có giá trị
là 108 $ vào cuối năm thứ nhất. Cho biết lãi suất
chiết khấu là 8%/năm.

32
Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ

I. Số hạng của chuỗi tiền tệ không bằng nhau


$200

$100

Giá trị hiện tại 5%


Năm 0 0 1 2

100/1.05 = $93.46
200/1.052 = $172.42
--------

Tổng
= $ 265.88
Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ

I. Số hạng của chuỗi tiền tệ không bằng nhau

Ví dụ 13: Tính hiện giá của một chuỗi tiền tệ sau


0 5% 1 2 3 4

$100150 200 100

34
Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ

II. Số hạng của chuỗi tiền tệ bằng nhau xuất hiện vào cuối mỗi
năm

0 r% 1 2 3 4 n

A A A A A
1 1 1
PV  A A  ....  A
(1  r ) 1
(1  r ) 2
(1  r ) n

PV  A
1 n
1  (1  r ) n

t 1 (1  r )
t PV  A *
r 35
Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ

II. Số hạng của chuỗi tiền tệ bằng nhau xuất hiện vào
cuối mỗi năm

Ví dụ 14: Tính PV của chuỗi tiền tệ sau

0 5% 1 2 3
$ 100 100 100

36
Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ

III. Số hạng của chuỗi tiền tệ bằng nhau xuất hiện


vào đầu mỗi năm
0 r% 1 2 3 n-1 n

A A A A A

1 1 1
PV  A  A  ....  A
(1  r ) 0 (1  r )1 (1  r ) n 1

PV  A(1  r )
n
1 1  (1  r ) n

t 1 (1  r )
t PV  A(1  r )
r
37
Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ

III. Số hạng của chuỗi tiền tệ bằng nhau xuất hiện


vào đầu mỗi năm

Ví dụ 15: Tính PV của chuỗi tiền tệ sau

0 5% 1 2 3

$100 100 100

38
Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ

IV. Các số hạng của chuỗi tiền tệ bằng nhau và xuất hiện vô
hạn vào cuối năm
0 r% 1 2 3 …….

A A A ……..

1 1 1
PV  A A  ....  A
(1  r ) 1
(1  r ) 2
(1  r ) 
A
PV 
r
39
Giá trị hiện tại của một chuỗi tiền tệ

V. Các số hạng của chuỗi bằng nhau và xuất hiện vô hạn vào
đầu năm

0 r% 1 2 3 …….

A A A A ……..

1 1 1
PV  A A  ....  A
(1  r ) 0
(1  r ) 1
(1  r )  1

A(1  r )
PV 
r
40
Bài tập

• Ngày 1/1/2019 bạn trúng một giải thưởng và bạn có thể chọn
một trong các cách trả thưởng sau đây
1. Nhận 250 triệu đồng cuối năm 2019 và 300 triệu đồng cuối
năm tiếp theo
2. Nhận 200 triệu đồng/năm liên tục trong cuối 3 năm, bắt đầu
từ cuối năm 2019
3. Nhận ngay 490 triệu đồng
4. Nhận 100 triệu đồng/năm liên tục trong cuối 6 năm, bắt đầu
từ cuối năm 2019
5. Nhận 650 triệu đồng sau 3 năm kể từ hôm nay
Biết lãi suất chiết khấu thích hợp là 12%/năm, bạn sẽ chọn
cách trả thưởng nào?
Công thức nội suy tính r

n
A  PV  X

t

(1  r )
t 1
t

• Tìm r sao cho X = 0


• Chọn r1  X1 > 0
• Chọn r2  X2 < 0

r  r  (r  r ) * X 1

X  X
1 2 1
1 2
Bài tập

Ngày 1/1/2019, Công ty A ký hợp đồng mua một hệ


thống thiết bị sản xuất với công ty B. Theo hợp đồng,
công ty A sẽ trả số tiền 1,65 tỷ đồng ngay khi ký hợp
đồng. Số tiền còn lại trả dần đều trong 5 năm, cuối
mỗi năm trả 1 tỷ đồng, lần trả đầu tiên là cuối năm
2019. Nếu trả 1 lần duy nhất ngay khi nhận hàng thì
công ty A chỉ phải trả 5 tỷ đồng.
• Tính lãi suất ngầm mà công ty A phải chịu?
Ứng dụng kỹ thuật giá trị hiện tại
để lập kế hoạch trả nợ

Lập kế hoạch trả nợ, biết khoản nợ gốc trị giá 1260$, trả nợ
trong vòng 3 năm với lãi suất vay là 12%/năm với điều kiện
các khoản tiền (nợ gốc và lãi) trả ở mỗi năm là bằng nhau

 Gọi X là số tiền phải trả hàng năm, X được tính như sau

1260  X * 
3 1 1 − (1 + 12%)−3
1260 = 𝑋 ∗
(1  12%)
t 1
t
12%

 X = 524,6 $
Ứng dụng kỹ thuật giá trị hiện tại
để lập kế hoạch trả nợ

Năm 0 1 2 3
Dư nợ đầu kỳ 1260 886,6 468,4
Lãi vay phải trả 151,2 106,4 56,2
Trả nợ gốc 373,4 418,2 468,4
Số tiền trả nợ 524,6 524,6 524,6
Dư nợ cuối kỳ 1260 886,6 468,4 0
Bài tập
• Hiện tại giá nhà đất đã hạ nhiệt và bạn dự tính mua 1 căn
hộ chung cư với giá 1 tỷ đồng. Bạn đã có 500 triệu đồng và
muốn vay ngân hàng BIDV 500 triệu đồng (sử dụng gói
vay 30000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 5%/năm, trả nợ tối đa
15 năm).
1. Giả sử trả nợ theo năm thì mỗi năm bạn phải trả bao nhiêu
tiền gốc và lãi cho ngân hàng, biết rằng vốn gốc và lãi trả
đều vào cuối năm trong vòng 15 năm
2. Gói vay này lại quy định trả nợ gốc và lãi đều theo tháng,
vậy cuối mỗi tháng bạn phải trả nợ gốc và lãi đều là bao
nhiêu nếu lãi suất là 0,42%/tháng?
3. Nếu mỗi tháng bạn tiết kiệm được 5 triệu đồng để trả nợ thì
ngân hàng có thể cho bạn vay bao nhiêu nếu lãi suất là
0,42%/tháng?
Bài tập

• Lập kế hoạch trả nợ cho khoản vay với các


thông tin như sau:

• Vay: 2 tỷ đồng (giải ngân năm 0)


• Lãi suất: 15%/năm
• Phương thức thanh toán nợ gốc và lãi đều
trong 4 năm (năm 1 đến năm 4)

You might also like