You are on page 1of 59

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TỆ

VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ TRONG TÀI CHÍNH

Một trong những mục tiêu chủ yếu của người Giám
đốc tài chính là tối đa hoá giá trị tài sản của doanh
nghiệp hoặc cổ đông. Muốn làm được điều này,
người giám đốc tài chính phải luôn đưa ra được các
quyết định đúng đắn. Nhưng hầu hết các quyết định
này lại gắn với những dòng tiền dự kiến trong tương
lai (bao gồm những dòng thu và dòng chi), và chỉ
với những quyết định đem lại dòng tiền thuần
dương (Tổng thu - Tổng chi >0), giá trị tài sản mới
được tăng lên.
Tuy nhiên có một vấn đề chúng ta cần nhận rõ:
“1 đồng của ngày hôm nay có giá trị hơn 1đồng
trong tương lai” bởi những nhân tố tác động chủ
yếu
- Lạm phát: làm sức mua của tiền bị suy giảm
- Lãi suất: Với 1 đồng hôm nay, ta có thể đầu tư
để nhận được nhiều hơn trong tương lai
- Rủi ro: Tương lai luôn hàm nghĩa một sự
không chắc chắn
Nói cách khác, 1 đồng hôm nay có giá trị hơn 1
đồng trong tương lai vì tiền tệ có giá tri thời gian
Vì vậy, để tính được dòng tiền thuần do các
quyết định của người giám đốc tài chính
mang lại, ta không thể đơn giản cộng, trừ
chúng với nhau mà phải sử dụng một trong
hai phương pháp “phương pháp tính giá trị
tương lai hoặc phương pháp tính giá trị
hiện tại” của tiền tệ.
Các phương pháp này nếu được áp dụng
chính xác đều cho kết quả tương tự.
- Kỹ thuật giá trị tương lai được sử dụng để
đo lường giá trị của dự án tại thời điển kết
thúc dự án.

- Kỹ thuật giá trị hiện tại được sử dụng để


đo lường giá trị dự án tại điểm khởi đầu dự
án (Năm 0).
Đường thời gian (Time line) là một đường nằm
ngang, được dùng để biểu thị thời điểm các
dòng tiền phát sinh.

Đây là một công cụ quan trọng để phân tích


giá trị thời gian của tiền tệ.

Các kỳ tính toán thường là năm, nhưng đôi khi


chúng có thể là nửa năm, quí, tháng, ngày
Vấn đề sẽ được rõ hơn qua ví dụ sau:
Doanh nghiệp Hoàng Hải đang xem xét đầu tư
vào một dự án có đời sống 05 năm. Vốn đầu tư
ban đầu: - 60.000 $, dòng tiền thuần mỗi năm như
sau:
Năm 1: + 10.000 $
Năm 2: + 20.000 $
Năm 3: + 30.000 $
Năm 4: + 20.000 $
Năm 5: + 10.000 $
(Dấu + biểu thị dòng tiền thu vào, dấu - biểu thị
dòng tiền chi ra)
Dòng tiền phát sinh từ dự án được biểu thị qua
hình vẽ (1) :
Hình vẽ : (1)
-60 +10 +20 +30 +20 +10

0 1 2 3 4 5 Cuối mỗi năm


Phương pháp giá trị tương lai: Bởi vì tiền tệ có
giá trị thời gian (những cơ hội kiếm được lãi suất
dương) nên các dòng tiền liên quan đến dự án
phải được đo lường tại 1 điểm thời gian duy nhất,
hoặc điểm khởi đầu hoặc điểm kêt thúc đời sống
dự án. Phương pháp giá trị tương lai dùng lãi kép
(Compounding interest) để tính giá trị tương lai
của mỗi dòng tiền tại thời điểm kết thúc dự án,
cộng chúng lại để được giá trị tương lai của dự
án. Phương pháp này được mô tả qua hình vẽ (2) :
GIÁ TRỊ
TƯƠNG LAI

-60 +10 +20 +30 +20 +10

0 1 2 3 4 5
Cuối mỗi năm

Hình vẽ (2): Đường thời gian biểu thị lãi kép


để tìm giá trị tương lai
Phương pháp giá trị hiện tại:
Một phương pháp thông dụng khác sử
dụng kỹ thuật chiết khấu (Discounting) để
tìm giá trị hiện tại của mỗi dòng tiền tại
thời điểm 0 (Năm 0), cộng chúng lại để
được giá trị hiện tại của việc đầu tư.
Phương pháp này được mô tả trên đường
thời gian qua hình vẽ (3)
GIÁ TRỊ
HIỆN TẠI

-60 +10 +20 +30 +20 +10

0 1 2 3 4 5
Cuối mỗi năm

Hình vẽ (3): Đường thời gian biểu thị chiết


khấu để tìm giá trị hiện tại
GIÁ TRỊ TƯƠNG LAI
Giá trị tương lai của 1 số tiền đơn:
Lãi kép: là lãi không chỉ tính trên vốn gốc ban đầu
mà còn tính trên tiền lãi được tạo ra ở những kỳ
trước, kéo dài suốt n kỳ theo 1 lãi suất nhất định
R. Như vậy, tiền lãi kỳ trước được nhập vào vốn
để làm cơ sở tính lãi kỳ sau.
Giá trị tương lai: là giá trị thu được trong tương
lai khi đầu tư một số tiền hiện tại trong một khoản
thời gian nhất định, theo lãi suất định sẵn.
Nếu gọi:
- PV là giá trị hiện tại của lượng tiền đầu tư
ban đầu
- FVn là giá trị tương lai của lượng tiền ban
đầu sau n năm
- R là lãi suất mỗi năm
Ta sẽ có:

FV1 = PV + PV x R = PV(1+R)
Qua năm 2, số lượng tiền tệ được đầu tư ở đầu
năm 2 là FV1, và tiền lãi thu được trong năm 2 là
FV1xR
Như vậy, ta sẽ có số tiền cuối năm 2 :
FV2 = FV1 + FV1 x R
= FV1 x (1+R) = PV x (1+R)2

FVn = PV x (1+R)n
Tổng quát ta có thể viết:
FVn = PV x (1+R)n
Cách tính giá trị tương lai: Từ phần trình bày
về lãi kép, ta nhận thấy giá trị tương lai có thể
được tính bằng công thức sau:
FVn = PV x (1+R)n (1)

Trong đó:
FVn: Giá trị tương lai cuối kỳ n
PV : Giá trị hiện tại hay số tiền đầu tư ban
đầu
R : Lãi suất hàng năm được trả
n : Số kỳ tính lãi
Ta hãy xem ví dụ sau:
Giả sử bạn gửi 1.000 $ vào ngân hàng với lãi
suất 5% mỗi năm. Sau 5 năm kể từ khi gửi tiền,
bạn sẽ có bao nhiêu trong tài khoản ngân hàng ?
FVn = PV x (1+R)n
Sử dụng: PV=1.000 $ , R=5%, n = 5năm
Ta sẽ có :
FV5 = 1.000 x (1+5%)5 =1.000 x 1,2763
= 1.276,30 $

Bạn sẽ có 1.276,30 $ trong tài khoản ngân hàng


cuối năm thứ 5.
Sử dụng đường thời gian: chúng ta có thể sử
dụng đường thời gian để biểu diễn bài toán như
sau
FV5=1.276,30 $

PV=1.000 $
R=5%

0 1 2 3 4 5
Hình vẽ 4
Để nhanh chóng hơn trong việc tính giá trị
tương lai, ta có thể sử dụng các bảng toán
tài chính
Trong bảng toán tài chính, cụm từ “Thừa
số lãi suất giá trị tương lai đối với lãi suất
R và n kỳ” [ FVIF(R,n)] được dùng thay
thế cho thừa số (1+R)n. FVIF(R,n) được
tra từ bảng A3 ở phần phụ lục A.
Vì FVIF(R,n) = (1+R)n
Công thức (1) có thể viết lại như sau :
FVn = PV x (1+R)n = PV x FVIF(R,n) (2)

Tra bảng A3 ta sẽ có FVIF(5%,5) = 1,2763


Vì vậy số tiền 1.000$ bạn gửi vào ngân
hàng với lãi suất R=5% sau 5 năm sẽ bằng:
FV5 = PV x FVIF( 5% ,5 )
= 1.000 x 1,2763 = 1.276,3 $
Biểu diễn giá trị tương lai bằng đồ thị:
Giá trị tương lai FV phụ thuộc chặt chẽ vào nhân
tố lãi suất, đặc biệt đối với đầu tư dài hạn. Ta
hãy khảo sát hình vẽ 5.
Giá trị tương
lai của 1 $
5
R 20 %
4
15%
3

10%
2
5%
1
0%

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thời gian (năm)


Hình vẽ 5
Trường hợp ghép lãi nhiều lần trong năm:
Trong những ví dụ từ đầu đến giờ, chúng ta chỉ
xét đến trường hợp ghép lãi 1 lần mỗi năm. Tuy
nhiên, lãi thường được ghép nhiều hơn một lần
mỗi năm.

Ghép lãi nửa năm 1 lần:


Mặc dù lãi suất công bố (Stated Interest Rate) là
lãi suất hàng năm, nhưng khi tính toán giá trị
cuối cùng của số tiền đầu tư, lãi được ghép 2 lần
mỗi năm.
Ví dụ: Nếu bạn gửi vào Ngân hàng 1.000 $, lãi
suất 8% / năm, nhưng lãi được ghép 2 lần mỗi
năm. Sau 3 năm kể từ ngày gửi, số tiền của bạn
trong ngân hàng sẽ là bao nhiêu?
Đường thời gian
Naêm 1 naêm 2
naêm 3
6 tháng 1kỳ
0 1 2 3 4 5 6 ghép lãi
Hình vẽ 6
PV = 1.000
FV3 = PV x (1+R/2)2x3
Trong đó :
FV3 : giá trị tương lai của số tiền đầu tư hiện nay sau 3
năm (6 kỳ ghép lãi)
R/2 : Lãi suất mỗi kỳ (bằng lãi suất công bố chia cho số
kỳ ghép lãi mỗi năm)
Thay số liệu vào, ta có :
FV3 = 1.000 x (1+8%/2)2x3 = 1.000 x (1+4%)2x3
= 1.000 x 1.2653 = 1.265,30 $
Nếu dùng bảng toán tài chính, bài toán trên được viết lại
như sau :
FV3 = PV x FVIF (4%,6) = 1.000 x 1,2653 =1.265,30 $
(FVIF (4%,6) được tra ở bảng A3, phụ lục A)
Ghép lãi 3 tháng 1 lần:
Trong trường hợp này, khi tính toán giá trị cuối
cùng của số tiền đầu tư ban đầu, lãi được tính
ghép 4 lần mỗi năm.
Để minh họa cách tính toán, ta lấy lại ví dụ bài
toán ghép lãi 2 lần 1 năm ở trên.

Năm 1 Năm 2 Năm 3

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hình vẽ 7
Công thức tổng quát trong trường hợp ghép lãi
nhiều lần mỗi năm:
Qua những ví dụ trên, ta nhận thấy nếu m là số lần
ghép lãi trong năm, công thức sẽ được viết lại như sau
:
FVn = PV x (1+R/m)mxn (3)
Trong đó :
FVn :giá trị tương lai của số tiền đầu tư sau n năm
PV : giá trị hiện tại của số tiền đầu tư
R : lãi suất công bố (tính theo năm)
m : số kỳ ghép lãi hàng năm
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất hiêụ lực :
Sự khác biệt giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất hiệu
lực cũng là một vấn đề rất quan trọng khi chúng ta
quyết định vay mượn hay đầu tư.
-Lãi suất danh nghĩa (Norminal rate):
Lãi suất được công bố trên các hợp đồng vay mượn
- Lãi suất hiệu lực (Effective rate):
Đây là lãi suất mà người cho vay thực sự nhận được
và người đi vay thực sự phải trả mỗi năm
Lãi suất hiệu lực khác biệt lãi suất danh nghĩa ở chỗ
lãi suất hiệu lực phản ánh sự ghép lãi thường xuyên.
Lãi suất hiệu lực được tính bằng công thức sau:
m
 Rnorm 
Reff = 1   1 (5)
 m 
Trong đó:
Reff: lãi suất hiệu lực
Rnorm: lãi suất danh nghĩa
m: số kỳ ghép lãi mỗi năm
Ta hãy xét ví dụ sau để minh họa vấn đề về lãi
suất danh nghĩa và lãi suất hiệu lực
Ví dụ: Hiện nay các Ngân hàng thương mại công
bố lãi suất tiền gởi là 12%/năm. Hãy tính lãi suất
hiệu lực nếu Ngân hàng ghép lãi:
- 1 lần mỗi năm
- 2 lần mỗi năm
- 4 lần mỗi năm

Ghép lãi 1 lần mỗi năm:


 0,12 
Reff = 1    1  0,12  12%
 1 
Ghép lãi 2 lần mỗi năm:
2
Reff =  0,12 
1    1  0,1236  12,36%
 2 

Ghép lãi 4 lần mỗi năm:


4
 0,12 
Reff = 1    1  0,1255  12,55%
 4 
Có 2 điều ta cần lưu ý ở đây:

- Lãi suất hiệu lực và lãi suất danh nghĩa


hoàn toàn bằng nhau khi kỳ ghép lãi là 1
lần mỗi năm

- Lãi suất hiệu lực tăng khi tăng kỳ ghép lãi


Giá trị tương lai của 1 dòng tiền đều:

Dòng tiền đều là thuật ngữ để chỉ những dòng


tiền mà lượng tiền thu vào hay chi ra bằng nhau
vào mỗi thời kỳ. Có 2 loại dòng tiền đều cơ bản:
- Dòng tiền đều với lượng tiền phát sinh vào cuối
mỗi kỳ
- Dòng tiền đều với lượng tiền phát sinh đầu mỗi
kỳ
Tính giá trị tương lai của dòng tiền đều với
lượng tiền phát sinh cuối mỗi kỳ:
Chúng ta hãy dùng ví dụ sau để minh họa cách
tính toán giá trị tương lai của dòng tiền phát sinh
cuối mỗi kỳ:
Ví dụ: Ông An muốn biết nếu ký gởi vào Ngân
hàng số tiền 1000$ vào cuối mỗi năm trong vòng
4 năm, lãi suất R = 6%, thì số tiền trong tài khoản
của Ông sẽ là bao nhiêu vào cuối năm thứ 4?
Để có câu trả lời cho bài toán này, ta phải tìm
được giá trị tương lai của dòng tiền đều. Mỗi số
tiền gởi vào đều được ghép lãi đến cuối kỳ thứ 4.
Đường thời gian:
Hình vẽ 8 Cuối mỗi năm
Ký hiệu FVA dùng để chỉ giá trị tương lai của một chuỗi
tiền đều với lượng tiền phát sinh cuồi mỗi kỳ.
Qua đường thời gian, ta thấy số tiền Ông An sẽ có trong
tài khoản Ngân hàng cuối năm 4 là 4374,6 $. Số tiền gởi
vào đầu tiên sẽ được ghép lãi 3 lần, số tiền thứ 2 được
ghép lãi 2 lần…
Tuy nhiên, ta có thể tính toán giá trị dòng tiền đều phát
sinh đơn giản hơn. Ta có thể viết lại bài toán như
FVA4 = (1000 x 1,1910) + (1000 x 1,1236) +
(1000 x 1,0600) + (1000 x 1,0000)

= 1000 x [1,1910 + 1,1236 + 1,0600 + 1,0000]


= 1000 x 4,3746 = 4374,60$
Như vây, ta nhận thấy muốn tìm giá trị tương lai của
dòng tiền đều với số tiền phát sinh cuối mỗi kỳ, ta nhân
số tiền này với 1 thừa số lãi suất thích hợp.
FVAn = PMT x FVIFA(R,n) (6)
Trong đó :
FVAn: Gía trị tương lai của dòng tiền đều phát sinh cuối
năm n
PMT: số tiền đều phát sinh cuối mỗi kỳ
FVIFA(R,n): Thừa số lãi suất giá trị tương lai của dòng
tiền đều phát sinh cuối mỗi kỳ
FVIFA(R,n) có thể được tính bằng công thức:
n
(1  R) n  1
FVIFA(R,n) =  (1  R)
t 1
n t

R
(7)
Tuy nhiên, để nhanh chóng , người ta dùng bảng số 4 để
tra thừa số FVIFA(R,n).
Ta tiếp tục dùng ví dụ trên để minh họa cách tính toán
Sau 4 năm gửi tiền vào Ngân hàng vào cuối mỗi năm,
lãi suất r = 6%, số tiền gửi = 1000$, Ông An sẽ có một
số tiền trong tài khoản là:
FVA4 = PMT x FVIFA(R,n)
= 1000 x FVIFA(6%,4)
Tra bảng 4 (ở cuối giáo trình) ta có FVIFA(6%,4) =
4,3746
Thế số liệu vào công thức trên ta sẽ có:
FVA4 = 1000 x 4,3746 = 4.374,60 $
Tính giá trị tương lai của dòng tiền đều với
lượng tiền phát sinh đầu mỗi kỳ:
Sử dụng lại ví dụ vừa qua, nhưng lần này khác ở
chỗ ông An gởi tiền vào đầu mỗi năm trong 4
năm

Hình vẽ 9
Ký hiệu FVAn (Due): giá trị tương lai dòng tiền đều
với số tiền phát sinh đầu mỗi kỳ trong n kỳ.
Để sử dụng bảng toán tài chính (không có bảng
thừa số lãi suất giá trị tương lai cho dòng tiền
đều phát sinh đầu mỗi kỳ ; hãy chú ý trên đường
thời gian mỗi số tiền phát sinh ở dòng tiền đều
đầu kỳ, xuất hiện sớm hơn 1 kỳ so với dòng tiền
đều cuối kỳ, vì vậy giá trị tương lai dòng tiền
đều đầu kỳ sẽ bằng giá trị tương lai của dòng
tiền đều cuối kỳ ghép lãi thêm một kỳ.)
FVA4 (Due) = PMT x FVIFA(R,n) x (1+R) (8)
Dùng công thức này cho ví dụ trên:
FVA4(Due) = 1000 x FVIFA(6%,4) x (1 + 6%)
= 1000 x 4,3746 x 1,06 = 4637,10$

Từ đây ta suy ra công thức :


FVIFA(R,n) (Due) = FVIFA(R,n) x (1+R) (9)
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI (PRESENT VALUE)

Gía trị hiện tại của một số tiền đơn


Trong thực tế, rất nhiều trường hợp ta phải xác
định giá trị hiện tại (PV) của 1 lưu lượng tiền tệ
tương lai. Giá trị hiện tại là giá trị hiện nay của 1
số tiền nào đó trong tương lai . Nói cách khác,
giá trị hiện tại là tổng số tiền ta phải đầu tư hôm
nay với 1 lãi suất định sẵn, qua 1 thời kỳ nhất
định để đạt được số tiền trong tương lai .
Quá trình tính giá trị hiện tại được xem là quá
trình chiết khấu dòng tiền (Discounting – ngược
với quá trình ghép lãi).
Cách Tính Giá Trị Hiện Tại:
Từ công thức FVn = PV x (1+R)n
ta có thể suy ra :

FVn  1 
 FVn x  n 
PV = 1  R  n  (1  R )  (10)

Để hiểu rõ công thức này ta hãy xem ví dụ sau :


Để hiểu rõ công thức này ta hãy xem ví dụ sau :
Ví dụ : Bà Hòa đang cân nhắc việc mua 1 bức tranh. Bà
dự đoán bức tranh này sau 5 năm sẽ bán được với giá
12.763$. Nếu đầu tư vào nơi khác với rủi ro tương tự,
bà sẽ kiếm được lãi suất R = 5%. Tính giá bà Hòa có thể
trả cho bức tranh.
Ta có : FVn 12.763 12.763
PV = (1  R) n  (1  0,05) 5  1,2763 = 10.000 $

Nếu dùng đường thời gian để phân tích, ta sẽ có đồ thị


sau :
Để việc tính toán giá trị hiện tại đơn giản hơn, ta
nên sử dụng bảng toán tài chính .
Từ công thức :
n
FVn  1 
PV   FVn  
(1  R ) n
1 R 
Ta có thể viết lại : PV = FVn x PVIF ( R,n )
Trong đó : n
 1 
PVIF (R,n) = PVIF ( R , n )   
1 R 
Và được gọi là thừa số lãi suất giá trị hiện tại của lãi
suất R và n kỳ. Thừa số PVIF ( R, n) được tra bảng 1
BIỂU DIỄN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI BẰNG ĐỒ THỊ :
Bây giờ chúng ta hãy quan sát hình vẽ 11

Hình vẽ 11
Giá trị hiện tại của 1 dòng tiền
Đôi lúc chúng ta có nhu cầu cần tìm giá trị hiện
tại của những số tiền phát sinh trong tương lai.
Hai loại hình cơ bản thường găp là dòng tiền hỗn
hợp và dòng tiền đều . Dòng tiền hỗn hợp là dòng
tiền không có những tính chất đặc thù trong khi
dòng tiền đều là dòng tiền mà số tiền phát sinh ở
mỗi kỳ (thu hay chi) là bằng nhau
Giá trị hiện tại của dòng tiền hỗn hợp
Để tính giá trị hiện tại của dòng tiền hỗn hợp, trước hết
ta xác định giá trị hiện tại của từng số tiền đơn trong
dòng tiền rồi cộng chúng lại, ta sẽ có giá trị hiện tại của
dòng tiền hỗn hợp. Ta hãy xét 1 ví dụ về cách tính giá
trị hiện tại của dòng tiền hỗn hợp.
Ví dụ : 1 tài sản được dự kiến sinh ra thu nhập trong 5
năm tới như sau :
Năm
1 2 3 4 5
Thu nhập 1.000$ 2.000$ 3.000$ 4.000$ 5.000$

Lãi suất yêu cầu của thị trường đối với việc mua bán
tài sản này là 10%
GIÁ TRỊ HIỆN TẠI CỦA 1 DÒNG TIỀN ĐỀU:
Giá trị hiện tại của dòng tiền đều với các
lượng tiền phát sinh cuối kỳ
Đây là dòng tiền đều mà các lượng tiền (thu hoặc
chi) phát sinh vào cuối mỗi kỳ.
Ví dụ : 1 cơ hội đầu tư có thể đem lại 1 dòng thu
nhập đều cho Ông An trong 3 năm tới với thu
nhập phát sinh cuối mỗi năm là 1000 $. Lãi suất
sinh ra từ 1 cơ hội đầu tư tương tự là 10%. Tính
số tiền hiện nay Ông An có thể bỏ ra cho việc
đầu tư ?
-Ta có thể viết lại bài toán như sau : để tính giá trị
hiện tại của 1 dòng tiền đều phát sinh cuối mỗi
kỳ:
1 1 1
PVA3 = 1000 x  1000   1000 
(1  0.10)1 (1  0.10)2 (1  0.10)3

=1000 x [0,9091 + 0,8264 + 0,7513]


= 2.486,80$
Do vậy, giá trị hiện tại của 1 dòng tiền đều phát
sinh cuối kỳ có thể viết dưới dạng tổng quát:
1 1 1
PVA n = PMT x (1  R)1  PMTx (1  R) 2      PMTx (1  R) n
 1 1 1 
= PMT x      n 
 (n1  R) (1  R ) (1  R ) 
1 2

1
= PMT x
t 1 (1  R ) t

= PMT x PVIFA(R,n) (11)


Trong đó:
PVAn: là giá trị hiện tại dòng tiền đều xuất hiện cuối
mỗi kỳ trong n kỳ
PVIFA(R,n): thừa số lãi suất giá trị hiện tại của dòng
tiền đều phát sinh cuối kỳ trong n kỳ được chiết khấu
theo lãi suất R.
1
1
n
1 (1  R) n
PVIFA(r,n) =  
t 1 (1  R )
t
R

PVIFA(R,n): được tra từ bảng A – 2.

Quay lại ví dụ trên ta có :


PVA3 = PMT x PVIFA(R,n)
= 1000 x PVIFA(10%,3)
= 1000 x 2,4869 = 2486,90$
Giá trị hiện tại của dòng tiền đều phát sinh
đầu mỗi kỳ
Để minh họa cho trường hợp này, ta lại lấy ví dụ
nêu trên nhưng lần này dòng thu nhập đều phát
sinh đầu mỗi kỳ.

PVA n(Due): ký hiệu giá trị hiện tại dòng tiền đều
phát sinh đầu mỗi kỳ
Nhìn đường thời gian ta nhận thấy mỗi số tiền
phát sinh đều được dịch chuyển sang trái 1 kỳ nên
mỗi số tiền sẽ được chiết khấu ít hơn 1 kỳ (so với
ví dụ trước).
Nếu sử dụng bảng toán tài chính, ta nhận thấy
với đặc điểm các số tiền trên dòng tiền đều phát
sinh sớm hơn 1 kỳ nên dòng tiền đều phát sinh
đầu mỗi kỳ sẽ có giá trị cao hơn dòng tiền đều
bình thường
PVA n(Due) = PMT x PVIFA(R,n) x (1 + R) (12)
PVA 3(Due) = 1000 x 2,4869 x 1,10 = 2.735,50 $
Giá trị hiện tại của 1 dòng tiền đều vĩnh viễn
Dòng tiền đều vĩnh viễn là dòng tiền đều không có
giới hạn. Dòng tiền này sẽ phát sinh 1 lượng bằng nhau
vào cuối mỗi kỳ và kéo dài vô tận.
Đôi khi chúng ta cần phải tính được giá trị hiện tại của
dòng tiền này:
Gọi PV là giá trị hiện tại của chuỗi tiền đều vĩnh viễn, ta
có:
1 1 1
PV = PMT x  PMTx       PMTx (n→∞)
(1  R)
1
(1  R )
2 n
(1  R )
 1 1 1 
= PMT x      n  (n→∞)
 (1  R ) (1  R ) 2
(1  R ) 
Chú ý:những số hạng trong ngoặc vuông tạo thành tổng 1
cấp số nhân với số hạng đầu tiên u1 =1/(1+R) , bước nhảy
q = 1/(1+R)
Giải quyết bài toán cấp số nhân này, ta sẽ có:
1 PMT
PV = PMT x  (13)
R R
Từ đó, ta thấy PVIFA(R,n) khi n→∞ là 1/R.
Do vậy, nếu bạn muốn xác định giá trị hiện tại của 1 dòng
tiền đều vĩnh viễn với số phát sinh cuối mỗi kỳ là 1000$
và được chiết khấu tại lãi suất R = 8%. Bạn có thể làm
như sau:
PV = PMT x PVIFA(8%,∞) = 1000 /0,08 = 12.500$
HEÁT

You might also like