You are on page 1of 18

Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

BÀI 3 TÍNH CHI PHÍ KINH DOANH THEO LOẠI

Hướng dẫn học


Để học tốt bài này, sinh viên cần chú ý:
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
 Đọc tài liệu:
o Nguyễn Ngọc Huyền (Chủ biên) (2014), Giáo trình Tính chi phí kinh doanh, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội, chương 3.
o Nguyễn Ngọc Huyền (2010), Triển khai tính và quản trị chi phí kinh doanh phù hợp
với phương thức quản trị kinh doanh hiện đại (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
o Luật của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 03/2003/QH11
ngày 17 tháng 6 năm 2003 về Luật Kế toán.
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc
qua email.
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Bài 3 trong học phần Quản trị chi phí kinh doanh nghiên cứu hai vấn đề quan trọng là:
 Phân loại chi phí kinh doanh;
 Tính và tập hợp chi phí kinh doanh phát sinh theo từng loại.
Mục tiêu
Học xong bài này, sinh viên sẽ:
 Hiểu bản chất của loại chi phí kinh doanh, tiêu chí phân loại và tác dụng của việc phân
chia chi phí kinh doanh theo từng tiêu chí phân loại;
 Nắm chắc kỹ thuật tính chi phí kinh doanh phát sinh theo từng loại: nguyên tắc, đối
tượng, nội dung và phương pháp tính cụ thể;
 Biết được cách tính toán và tập hợp chi phí kinh doanh phát sinh theo từng loại cụ thể.

36 TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

Tình huống dẫn nhập


Mượn xe chuyển hàng cho khách tại công ty Ban Mai
Hôm nay theo kế hoạch, công ty Ban Mai có địa điểm ở Hưng Yên phải bố trí xe tải chở hàng
cho khách ở Quảng Ninh. Tuy nhiên do trong ngày công ty phải chuyển hàng cho nhiều khách
nên số xe tải của công ty không đủ đáp ứng nhu cầu. Như thường lệ công ty phải xem xét thuê xe
tải chở hàng. Tuy nhiên, trưởng phòng kế hoạch sản xuất nhìn thấy công ty Anh Hoa ở sát tường
còn xe tải nằm trong nhà xe, vì thế đã hỏi mượn. Công ty Anh Hoa cho Ban Mai mượn xe
chuyển hàng cho khách, theo đó chi phí phát sinh chỉ gồm xăng xe và phí cầu đường hết 800
nghìn đồng. Trong khi nếu Ban Mai thuê xe tải bên ngoài sẽ hết 3,5 triệu đồng.

Các câu hỏi thảo luận: Để ra quyết định kinh doanh, Ban Mai nên tính chi phí
kinh doanh vận chuyển là 800 nghìn đồng hay 3,5 triệu đồng? Vì sao?

TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225 37
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

3.1. Phân loại chi phí kinh doanh


3.1.1. Khái lược
 Loại chi phí kinh doanh là phạm trù tập hợp các chi phí kinh doanh có chung một
đặc tính nhất định.
 Yêu cầu khi phân loại:
o Phải dẫn đến hao phí lao động để tính chi phí
kinh doanh thấp nhất.
o Gắn với mục đích sử dụng thông tin về chi phí
kinh doanh.
o Phải tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển tiếp
theo của công cụ tính chi phí kinh doanh.
 Nhân tố ảnh hưởng đến phân loại chi phí kinh doanh:
o Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của doanh nghiệp.
o Hình thức tổ chức và mục tiêu của kế toán doanh nghiệp và tính chi phí
kinh doanh.
o Nguyên tắc thống nhất giữa quản trị chi phí kinh doanh và kế toán tài chính.

3.1.2. Các cách phân loại chi phí kinh doanh


3.1.2.1. Phân loại chi phí kinh doanh theo đặc tính tự nhiên của hao phí
 Thứ nhất, loại chi phí kinh doanh sử dụng lao động
Là loại chi phí kinh doanh phát sinh gắn với quá trình sử dụng lao động.
Bao gồm:
o Chi phí kinh doanh phát sinh gắn với quá trình tuyển dụng lao động.
o Chi phí kinh doanh liên quan đến quá trình sử dụng lao động.
 Chi phí kinh doanh trả lương, thưởng.
 Chi phí kinh doanh bảo hiểm.
 Chi phí kinh doanh cho hoạt động nhà ăn, nhà trẻ.
 Chi phí kinh doanh cho hoạt động thư viện, văn hóa, thể thao.
 Chi phí kinh doanh cho các dịp sinh nhật, lễ hội.
o Chi phí kinh doanh phát sinh gắn với quá trình phát triển lao động.
 Chi phí kinh doanh đào tạo và bồi dưỡng.
 Chi phí kinh doanh chấm dứt hợp đồng lao động.
 Thứ hai, loại chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu
o Là loại chi phí kinh doanh phát sinh gắn với quá trình sử dụng nguyên vật liệu.
o Bao gồm chi phí kinh doanh mua sắm, vận chuyển và dự trữ.
o Đặc điểm:
 Hiện vật: trùng với số liệu của kế toán tài chính nhưng cụ thể hơn.
 Giá trị: có thể khác biệt do thay đổi giá cả nguyên vật liệu.

38 TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

 Thứ ba, loại chi phí kinh doanh không trùng chi phí tài chính
Là loại chi phí kinh doanh phát sinh không trùng với chi phí tài chính ở cả đối
tượng, nội dung, nguyên tắc và phương pháp tính toán.
Bao gồm:
o Chi phí kinh doanh khấu hao tài sản cố định
Tài sản cố định có giá trị lớn và sử dụng lâu bền.
Khi đưa vào sử dụng sẽ hao mòn theo tính qui luật bậc 3 so với thời gian.
Để bù đắp kinh tế cho sự hao mòn → khấu hao.
 Nhà nước: khấu hao phù hợp với thực trạng nền kinh tế quốc dân → xuất
hiện chi phí tài chính khấu hao.
 Doanh nghiệp: khấu hao phù hợp với thực trạng kinh doanh của mình →
xuất hiện chi phí kinh doanh khấu hao.
Do doanh nghiệp tự chủ.
Phụ thuộc thị trường.
o Chi phí kinh doanh sử dụng vốn kinh doanh.
Kinh doanh cần vốn ứng trước nên phải trả chi phí.
Xác định chi phí sử dụng vốn.
 Nhà nước (cấu thành chi phí tài chính
sử dụng vốn): chỉ xác định chi phí sử dụng
vốn vay.
 Doanh nghiệp (cấu thành chi phí kinh doanh
sử dụng vốn).
Chỉ tính cho vốn kinh doanh cần thiết.
Không phân biệt vốn tự có hay đi vay.
o Chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro.
Rủi ro gắn với kinh doanh và gây ra những thiệt hại nhất định.
Các loại:
 Rủi ro, bất trắc chung.
Gây ra ở phạm vi lớn, gây ra các thiệt hại nặng nề như do bão, lũ lụt,
hạn hán
Thường phải dùng lợi nhuận để bù đắp.
Quan điểm:
- Nhà nước: tập hợp chi phí thiệt hại rủi ro.
- Doanh nghiệp: không mang bản chất của chi phí nên không là chi phí
kinh doanh.
 Rủi ro, bất trắc đơn lẻ:
Gây ra ở phạm vi hẹp, thiệt hại từng bộ phận liên quan.
Quan điểm:
- Nhà nước: tập hợp chi phí thiệt hại rủi ro.
- Doanh nghiệp: nếu không đóng bảo hiểm và phát sinh sẽ cấu thành chi
phí kinh doanh.

TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225 39
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

o Chi phí kinh doanh thuê mượn tài sản


Thuê mượn gây ra chi phí thuê mượn.
Các loại:
 Thuê mượn có hợp đồng cấu thành chi phí tài chính.
 Mọi loại thuê mượn cấu thành chi phí kinh doanh.
 Thứ tư, loại chi phí kinh doanh dịch vụ thuê ngoài
o Là loại chi phí kinh doanh phát sinh gắn với dịch vụ do bên ngoài cung cấp.
o Bao gồm:
 Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa. Dịch vụ bưu chính viễn thông.
 Dịch vụ môi trường.
 Dịch vụ tư vấn các loại.
 Thứ năm, loại chi phí kinh doanh các khoản nộp
o Là loại chi phí kinh doanh phát sinh gắn với các khoản phải nộp.
o Bao gồm:
 Chi phí kinh doanh gắn với các khoản thuế.
 Chi phí kinh doanh gắn với các khoản phí.
 Chi phí kinh doanh gắn với các khoản nộp cấp trên.
 Chi phí kinh doanh gắn với các khoản nộp để quá trình diễn ra.

3.1.2.2. Phân loại chi phí kinh doanh theo phương pháp tính cho các đối tượng
 Thứ nhất, chi phí kinh doanh trực tiếp
o Là loại chi phí kinh doanh phát sinh gắn trực
tiếp với từng đối tượng.
o Chỉ việc tập hợp cho đối tượng.
 Thứ hai, chi phí kinh doanh chung
o Là loại chi phí kinh doanh phát sinh gắn với
nhiều đối tượng khác nhau.
o Sẽ phải phân bổ cho từng đối tượng cụ thể.
Chú ý:
Đối tượng có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, điểm chi phí hoặc kỳ tính toán.

3.1.2.3. Phân loại chi phí kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ với năng lực hoạt động
 Thứ nhất, chi phí kinh doanh biến đổi
Là loại chi phí kinh doanh biến đổi cùng với sự thay đổi năng lực hoạt động.
 Thứ hai, chi phí kinh doanh cố định
Là loại chi phí kinh doanh không thay đổi dù năng lực hoạt động thay đổi.
Chú ý năng lực hoạt động:
o Của 1 nơi làm việc là công suất thiết bị tại nơi làm việc.
o Của 1 bộ phận hoặc doanh nghiệp: năng lực sản xuất.

40 TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

3.1.2.4. Phân loại chi phí kinh doanh căn cứ vào thời điểm xác định và phản ánh
 Thứ nhất, chi phí kinh doanh thực tế
o Là chi phí kinh doanh đã phát sinh trong thực tế ở một thời kỳ tính toán xác
định mà không phân biệt tính chất ngẫu nhiên hay thông thường.
o Ra đời sớm nhất.
o Đặc điểm:
 Chứa đựng yếu tố ngẫu nhiên.
 Có thể dẫn đến quyết định sai.
 Thứ hai, chi phí kinh doanh thông thường
o Là chi phí kinh doanh đã phát sinh trong điều kiện thực tế bình thường ở một
thời kỳ tính toán xác định.
o Xuất hiện từ khoảng thập niên 40 thế kỷ 20.
o Đặc điểm:
 Loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên.
 Tăng chất lượng của các quyết định.
 Thứ ba, chi phí kinh doanh kế hoạch
o Là chi phí kinh doanh đã phát sinh trong điều kiện kế hoạch của một thời kỳ
tính toán xác định.
o Xuất hiện từ khoảng thập niên 50 thế kỷ 20.
o Đặc điểm:
 Tính cho thời kỳ kế hoạch tương lai.
 Tăng chất lượng của các quyết định kế hoạch.

3.1.2.5. Phân loại chi phí kinh doanh căn cứ vào tính chất phát sinh
 Thứ nhất, chi phí kinh doanh sơ cấp
o Chi phí kinh doanh sơ cấp là chi phí kinh doanh
phát sinh ban đầu.
o Thường có ngay ở khi nghiên cứu.

 Thứ hai, chi phí kinh doanh thứ cấp


o Chi phí kinh doanh thứ cấp là chi phí kinh
doanh đã được phân bổ.
o Biểu hiện: chi phí kinh doanh chung sau khi đã
được phân bổ ít nhất là 1 lần.

3.1.2.6. Phân loại chi phí kinh doanh căn cứ vào tính chất quan trọng
 Thứ nhất, chi phí kinh doanh quan trọng
o Là chi phí kinh doanh có ý nghĩa lớn đối với tính chất đúng/sai của các quyết định.
o Đặc điểm:
 Chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh phát sinh.
 Cần tập trung quản trị.

TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225 41
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

 Thứ hai, chi phí kinh doanh không quan trọng


o Là chi phí kinh doanh có ý nghĩa không lớn đối với tính chất đúng/sai của các
quyết định.
o Đặc điểm:
 Chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi phí kinh doanh phát sinh.
 Không cần tập trung quản trị như loại chi phí kinh doanh quan trọng.

3.1.2.7. Phân loại chi phí kinh doanh căn cứ vào thời gian phản ánh
 Thứ nhất, chi phí kinh doanh dài hạn
o Chi phí kinh doanh dài hạn là chi phí kinh doanh phát sinh gắn với khoảng thời
gian dài.
o Thường được gọi là chi phí kinh doanh chuẩn bị hoạt động.
 Thứ hai, chi phí kinh doanh ngắn hạn
o Chi phí kinh doanh ngắn hạn là chi phí kinh doanh phát sinh gắn với khoảng
thời gian ngắn.
o Thường được gọi là chi phí kinh doanh gắn với kết quả.

3.1.2.8. Phân loại chi phí kinh doanh căn cứ vào tính chất kiểm soát
 Thứ nhất, chi phí kinh doanh kiểm soát được
o Là chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp lường
trước được khả năng xuất hiện và làm chủ được.
o Đặc điểm:
 Thường vận động theo tính qui luật.
 Cần tập trung quản trị.
 Thứ hai, chi phí kinh doanh không kiểm soát được
o Là chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp không lường trước được khả năng xuất
hiện và không kiểm soát được nó.
o Đặc điểm:
 Thường mang tính ngẫu nhiên.
 Không cần tập trung quản trị.

3.2. Tính và tập hợp từng loại chi phí kinh doanh
3.2.1. Qui ước chung
 Thời kì tính toán:
o Có thể là: tháng, 10 ngày đêm, 1 tuần lễ, 1 ngày đêm, 1 ca làm việc, 1 giờ hoạt động.

o Ở đây trình bày cách tính cho tháng.


 Cơ sở dữ liệu:
o Số liệu ghi chép ban đầu chung với kế toán tài chính.

o Số liệu thực tế phát sinh đúng thực trạng.


o Số liệu dự báo hoặc kế hoạch.

42 TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

 Nguyên lí:
o Nếu chi phí kinh doanh trực tiếp với kì  chỉ việc tập hợp.
o Nếu chi phí kinh doanh chung của nhiều kì  áp dụng nguyên lý phân bổ theo
thời gian:
 Lập kế hoạch chi phí kinh doanh năm có CPKDKH năm
 Tính cho 1 tháng/11 tháng đầu: CPKDi = CPKDKH năm/12
 Tính cho tháng 12: CPKD12 = CPKDTt năm –  CPKDi

3.2.2. Tính và tập hợp các loại chi phí kinh doanh
3.2.2.1. Chi phí kinh doanh sử dụng lao động
 Tập hợp chi phí kinh doanh trả lương
o Tiền lương từ bảng lương
 Tuỳ theo hình thức trả lương mà tập hợp
phù hợp.
 Tách chi phí kinh doanh trả lương trực tiếp
và chung theo mục đích tính.
o Tiền lương theo chế độ
 Tập hợp theo từng loại cụ thể: ốm đau, thai
sản, nghỉ chế độ…
 Áp dụng nguyên lí phân bổ theo thời gian.
 Tập hợp chi phí kinh doanh trả thưởng
o Theo từng hình thức thưởng cụ thể.
o Nếu là tiền thưởng chung cho nhiều kỳ cần áp dụng nguyên lí phân bổ theo
thời gian.
 Tập hợp chi phí kinh doanh bảo hiểm
o Tập hợp phát sinh chứ không phân biệt ai chi trả.
o Hiện nay:
 Bảo hiểm xã hội = 26% tiền lương cơ bản
 Bảo hiểm y tế = 4,5% tiền lương cơ bản
 Bảo hiểm thất nghiệp = 2% tiền lương cơ bản
 Tập hợp chi phí kinh doanh liên quan trực tiếp hoặc gian tiếp đến việc sử
dụng lao động
o Chi phí kinh doanh đào tạo, bồi dưỡng.
o Chi phí kinh doanh hoạt động của thư viện, câu lạc bộ…
o Chi phí kinh doanh hoạt động của nhà ăn, nhà trẻ…
o Chi phí kinh doanh cho hoạt động văn hoá, thể thao…

oChi phí kinh doanh cho lễ kỷ niệm


o Chi phí kinh doanh cho lễ mừng sinh nhật…
o Chi phí kinh doanh chấm dứt hợp đồng lao động.
Chú ý giải pháp xử lí sai lệch của 2 loại chi phí sử dụng lao động.

TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225 43
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

3.2.2.2. Chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu


Thứ nhất, tập hợp số lượng mỗi loại nguyên vật liệu hao phí
 Phương pháp ghi chép liên tục (hoá đơn chứng từ)
o Dựa vào các chứng từ xuất kho để xác định số lượng mỗi loại nguyên vật liệu
hao phí: NVLi =  NVLij
o Điều kiện: Chứng từ phải phản ánh đầy đủ các thông tin: ngày tháng, loại vật
liệu, lượng vật liệu, đối tượng sử dụng (cho sản phẩm, điểm chi phí).
 Tập hợp được vật liệu hao phí theo 2 loại:
 Lượng nguyên vật liệu hao phí trực tiếp.
 Lượng nguyên vật liệu hao phí gián tiếp.
o Ưu, nhược:
 Ưu: đảm bảo tính chính xác cao nhất.
 Nhược: hao phí lao động để tập hợp lớn nhất.
 Phương pháp kiểm kê (tính theo mức chênh lệch)
o Dựa vào số kiểm kê ở cuối và đầu kỳ để xác định mỗi loại vật liệu chính
hao phí.
NVLi = NVLĐKi + NVLNKi – NVLCKi
Trong đó:
NVLi – lượng hao phí loại nguyên vật liệu thứ i theo đơn vị thích hợp.
NVLĐKi – lượng nguyên vật liệu i có ở đầu kỳ theo kết quả kiểm kê.
NVLNKi – lượng nguyên vật liệu i nhập kho trong kỳ theo hoá đơn nhập.
NVLCKi – lượng nguyên vật liệu i lưu kho cuối kỳ theo kết quả kiểm kê.
o Ưu, nhược:
 Ưu: đơn giản, chi phí thấp
 Nhược:
– Kì tính toán phải trùng kì kiểm kê;
– Không xác định được nguyên nhân tiêu hao;
– Không xác định hao phí trực tiếp và chung.
 Phương pháp tính ngược qui trình sản xuất
o Căn cứ: số lượng sản phẩm và định mức sử dụng mỗi loại vật liệu trong quá
trình chế biến sản phẩm.
o Cách tính: NVLi = SPj  NVLĐMij
Trong đó:
SPj – Lượng sản phẩm j được sản xuất từ NVLi
NVLĐMij – Định mức tiêu hao NVLi để sản xuất 1 đơn vị SPj
o Điều kiện: có hệ thống định mức tiêu hao vật liệu.
o Ưu, nhược:
 Ưu: đơn giản, hao phí thấp.
 Nhược: không xác định được nguyên nhân hao phí.

44 TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

Thứ hai, đánh giá giá trị mỗi loại nguyên vật liệu hao phí
 Nguyên tắc: bảo toàn tài sản về mặt hiện vật.
 Lựa chọn giá để đánh giá
o Có nhiều loại giá có thể sử dụng.
 Pmua vào là giá khi mua vật liệu đem về doanh nghiệp để chuẩn bị xuất kho
cho sản xuất.
 Pmua lại là giá tính ở thời điểm có tiền mua lại lượng vật liệu đã tiêu hao.
 Pcập nhật là giá theo ngày xuất vật liệu, xuất sản phẩm, bán sản phẩm hay
nhận tiền.
 Ptính toán là giá tính toán theo phương pháp ngoại suy và dự báo.
o Điều kiện: giá không ổn định.
 Pmua vào không thoả mãn nguyên tắc bảo toàn tài sản về mặt hiện vật.
 Pmua lại khó xác định thời điểm đánh giá.
 Ptính toán hay được dùng để giảm khối lượng công việc tính toán.
 Đánh giá giá trị nguyên vật liệu hao phí mỗi loại
CPKDNVLi = NVLi  PĐGi
Trong đó:
CPKDNVLi – Chi phí kinh doanh sử dụng loại nguyên vật liệu thứ i.
PĐGi – giá loại nguyên vật liệu thứ i được sử dụng để đánh giá.
Chú ý: Cần có giải pháp xử lý sự sai lệch giữa 2 loại chi phí sử dụng nguyên vật liệu.
Hãy theo dõi ví dụ dưới đây để thấy việc tính toán chi phí kinh doanh sử dụng nguyên
vật liệu được thực hiện dựa trên cách tính toán, tập hợp được trình bày ở trên.
Ví dụ: Với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là 6 tháng và các số liệu ban đầu
trong tháng 2 năm 2014 như sau:
- Nhập kho vật liệu 1001 trong kỳ 15 tấn với giá mua vào 20 triệu đồng/tấn, dự
báo giá vật liệu 1001 tăng 1,2%/tháng. Xuất 3 tấn vật liệu 1001 để sản xuất
sản phẩm A và 4 tấn vật liệu 1001 để sản xuất sản phẩm B.
- Mua về 10 tấn vật liệu 1002 với giá mua là 2,5 triệu đồng/tấn, dự kiến sau chu
kỳ kinh doanh giá loại vật liệu 1002 tăng 3%. Xuất kho loại vật liệu 1002 là 3
tấn, trong đó 2 tấn được sử dụng để sản xuất sản phẩm A và 1 tấn để sản xuất
sản phẩm B.
- Xuất kho 800 kg vật liệu 1003 để sản xuất sản phẩm A và B theo tỉ lệ sử dụng
A/B = 3/7. Giá vật liệu 1003 ổn định ở mức 28.000 đồng/kg.
- Các loại vật liệu phụ đưa vào sử dụng có giá trị tính theo giá mua vào là 25
triệu đồng, chỉ số giá cả vật liệu thời kỳ này tăng 1% /tháng. Tỉ lệ vật liệu phụ
được sử dụng để sản xuất sản phẩm A và B thường là 8/5.
- Cuối tháng kiểm kê kho thấy loại vật liệu 1001 hao hụt 0,4 tấn, loại vật liệu
1002 hao hụt 0,1 tấn và các loại vật liệu phụ hao hụt được đánh giá có trị giá
là 1,5 triệu đồng.
Hãy tính toán chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu cho từng loại và tính
tổng chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu phát sinh trong tháng?

TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225 45
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

Theo công thức được giới thiệu ở trên ta có:


Chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu 1001 là:
CPKD1001 = 7  20  1,0126 = 150,387282 (triệu đồng)
Chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu 1002 là:
CPKD1002 = 3  2,5  1,03 = 7,725 (triệu đồng)
Chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu 1003 là:
CPKD1003 = 0,8  28 = 22,4 (triệu đồng)
Chi phí kinh doanh sử dụng vật liệu phụ là:
CPKDVLP = 25  1,016 = 26,538003 (triệu đồng)
Chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu trong tháng được tính là:
CPKD1001 + CPKD1002 + CPKD1003 + CPKDVLP = 7  20  1,0126 + 3
 2,5  1,03 + 0,8  28 + 25  1,016 = 207,050285 (triệu đồng)

3.2.2.3. Chi phí kinh doanh không trùng chi phí tài chính
Thứ nhất, chi phí kinh doanh khấu hao tài sản cố định
 Nguyên tắc: bảo toàn tài sản cố định về mặt hiện vật
 Đối tượng tính khấu hao: tài sản cố định cần thiết cho hoạt động kinh doanh căn
cứ vào
o Giá trị cơ sở tính khấu hao là giá mua lại tài sản cố định:
GTSCĐ = Pmua TCĐ× (1 + ΔPmua)n
o Thời gian sử dụng tài sản cố định theo chiến lược/kế hoạch kinh doanh: ở công
thức trên có ký hiệu n.
o Chi phí kinh doanh thanh lý tài sản cố định.
o Giá trị thu hồi sau thanh lý.

 Các thức tính và tập hợp: tính chi phí kinh doanh
khấu hao cho từng tài sản cố định rồi tập hợp lại.
o Có thể lựa chọn phương pháp cụ thể thích hợp
dựa vào:
 Đặc điểm của từng loại tài sản cố định.
 Trình độ phát triển của công cụ tính chi phí
kinh doanh.
o Các phương pháp tính khấu hao:
 Khấu hao bậc nhất theo thời gian.
Nguyên lý: tính mức khấu hao đều nhau cho khoảng thời gian như nhau
trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định.
Cách xác định:
CPKDKHi = (GTSCĐ + CPKDTL – GTH)/12n
Với:
CPKDKHi là chi phí kinh doanh khấu hao tháng thứ i.
GTSCĐ là giá trị tài sản cố định cần tính khấu hao.

46 TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

CPKDTL là chi phí kinh doanh thanh lý tài sản cố định.


GTH là giá trị thu hồi tài sản cố định.
Ưu, nhược: đơn giản nhưng không chính xác và gây thiệt hại nếu tài sản cố
định chấm dứt hoạt động sớm.
 Khấu hao bậc nhất theo kết quả
Nguyên lý: tính mức khấu hao cho từng thời kỳ theo kết quả tài sản cố định
thực hiện được
Cách xác định
CPKDKHi = (GTSCĐ + CPKDTL – GTH) × Ki /∑Ki
Với: Ki là kết quả tài sản cố định thực hiện ở tháng thứ i.
Ưu, nhược: chính xác nhưng chỉ áp dụng cho phương tiện vận tải.
 Khấu hao giảm dần theo thời gian
Nguyên lý: tính mức khấu hao giảm dần cho khoảng thời gian như nhau
trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định.
Cách xác định:
- Cách 1, giữ tỉ lệ khấu hao năm không đổi:
Tính PKHnăm Tính PKHnăm  1  n G TH / G TSCDĐ
Với PKHnăm là tỉ lệ khấu hao năm.
Tính CPKDKHi = PKHnăm × GCL/12
Với GCL là giá trị tài sản cố định còn lại ở thời điểm đầu năm tính
khấu hao.
- Cách 2, giữ giá trị cơ sở khấu hao năm không đổi:
Tính GKHnăm = (GTSCĐ + CPKDTL – GTH)/(1+…+n)
Với GKHnăm là giá trị cơ sở khấu hao năm.
Tính CPKDKHi = GKHnăm × tCL/12
Với tCL là số năm sử dụng tài sản cố định còn lại ở thời điểm đầu năm
tính khấu hao.
Ưu, nhược: chính xác và không gây thiệt hại nếu tài sản cố định chấm dứt
hoạt động sớm nhưng phức tạp.
Hãy theo dõi ví dụ dưới đây để thấy việc tính toán chi phí kinh doanh khấu hao tài sản
cố định được thực hiện dựa trên cách tính toán, tập hợp được trình bày ở trên.
Ví dụ: Tháng 1 năm 2015 công ty vận chuyển đường
sông S vay tiền ở ngân hàng với lãi suất ưu đãi
2,5%/năm để mua về một chiếc xà lan tự hành với giá
1,2 tỉ đồng. Theo hướng dẫn ở catalogue xà lan có thể
vận chuyển tới 10 triệu tấn/km. Theo kế hoạch công ty
sẽ sử dụng xà lan này trong 8 năm và kế hoạch vận
chuyển năm 2015 là 1,6 triệu tấn/km; các tháng vận
chuyển đều nhau. Theo dự báo, giá cả thị trường loại xà lan này tăng khoảng 2%/2
năm. Khi thanh lý công ty có thể bán được chiếc xà lan đó với giá 100 triệu đồng. Lãi
suất bình quân ngân hàng cùng kì năm 2022 là 1%/tháng. Hãy tính chi phí kinh doanh

TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225 47
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

khấu hao xà lan cho từng tháng của năm 2015 theo các phương pháp đã được giới
thiệu ở trên.
Bài giải:
Theo công thức tính giá trị tài sản cố định theo giá mua lại ta có:
GTSCĐ = 1.200.000.000  (1+ 0,02)4 = 1.298.918.592 (đồng)
Chi phí kinh doanh khấu hao chiếc xà lan theo phương pháp bậc nhất là:
CPKDKH TSCĐ1 tháng/2015 = (1.298.918.592 – 100.000.000)/(8  12) = 12.488.735 (đồng)
Chi phí kinh doanh khấu hao chiếc xà lan theo phương pháp giảm dần với tỷ lệ khấu
hao p không đổi là:
Tỉ lệ khấu hao năm p  1  8 100.000.000 / 1.298.918.592  0, 2742
Chi phí kinh doanh khấu hao 1 tháng/ 2015 là: 0,2742  1.298.918.592/12
= 29.680.289 (đồng)
Chi phí kinh doanh khấu hao chiếc xà lan theo phương pháp giảm dần với mức khấu
hao m không đổi là: m = (1.298.918.592 – 100.000.000)/(1+ 2 + 3 + 4 + 5 + 6 +7 +8)
= 33.303.294 (đồng)
Chi phí kinh doanh khấu hao 1 tháng /2015 là: 8  33.303.294/12 = 22.202.196 (đồng)
Chi phí kinh doanh khấu hao xà lan cho 1 tháng của năm 2015 theo phương pháp khấu
hao bậc nhất theo kết quả là:
[(1.298.918.592 – 100.000.000)/(10  12)]  1,6 = 15.985.581 (đồng)
Thứ hai, chi phí kinh doanh sử dụng vốn
 Đối tượng tính là vốn kinh doanh cần thiết.
 Cách xác định: chi phí kinh doanh sử dụng vốn bằng tổng chi phí kinh doanh sử
dụng vốn dài hạn và chi phí kinh doanh sử dụng vốn ngắn hạn.
o Xác định chi phí kinh doanh sử dụng vốn dài hạn
 Nếu theo phương pháp giá trị vốn dài hạn còn lại:
CPKDSDvốn = VDHCL × LDHNH
 Nếu theo phương pháp giá trị vốn trung bình:
CPKDSDvốn = (VDHĐK + VDHCK) × LDHNH
o Xác định chi phí kinh doanh sử dụng vốn ngắn hạn:
CPKDSDvốn = (VNHĐK + VNHCK) × LNHNH
Hãy theo dõi ví dụ dưới đây để thấy việc tính toán chi phí kinh doanh sử dụng vốn
dài. Chúng ta sẽ thấy việc tính toán chi phí kinh doanh khấu hao có ảnh hưởng đến
việc tính chi phí kinh doanh sử dụng vốn dài hạn.
Ví dụ: Một doanh nghiệp mua về một thiết bị với giá 170.698.074 đồng vào ngày
1/1/2015. Doanh nghiệp dự kiến sử dụng thiết bị này trong 8 năm và sau thanh lí
có thể thu hồi được 20.000.000 đồng phế liệu. Bộ phận dự báo cho biết giá cả loại
thiết bị này có khả năng tăng 2%/năm; lãi suất dài hạn bình quân các ngân hàng
khu vực ở thời điểm năm 2015 – 2022 là 1,1%/tháng.
a) Tính chi phí kinh doanh sử dụng vốn dài hạn vào tháng 4/2015 theo phương
pháp khấu hao giảm dần với giá trị cơ sở khấu hao năm không đổi và giá trị
vốn bình quân.

48 TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

b) Tính chi phí kinh doanh sử dụng vốn dài hạn vào tháng 4/2022 theo phương
pháp khấu hao bậc nhất và giá trị vốn bình quân
Lời giải
a) Theo công thức tính giá trị cơ sở khấu hao năm m ta có:
m = (170.698.074  1,028 – 20.000.000)/(1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8)
= 5.000.000 (đồng)
Vốn dài hạn đầu tháng 4/2015 là:
VDHĐK = 170.698.074 – [(5.000.000  8)/12]  3 = 160.698.074 (đồng)
Vốn dài hạn cuối tháng 4/2015 là:
VDHCK = 160.698.074 – 3.333.333 = 157.364.741 (đồng)
Chi phí kinh doanh sử dụng vốn dài hạn vào tháng 4.2015 theo giá trị vốn bình
quân là:
[(160.698.074 + 157.364.741)/2]  0,011 = 1.749.345 (đồng)
b) Ta có GTSCĐ = 170.698.074  1,028 = 200.000.000 (đồng)
Chi phí kinh doanh khấu hao 1 tháng sẽ là:
(200.000.000 – 20.000.000)/(8  12) = 1.875.000 (đồng)
Vốn dài hạn ở đầu tháng 4 năm 2022 là:
170.698.074 – (1.875.000  12  7 + 1.875.000  3) = 7.573.074 (đồng)
Vốn dài hạn cuối tháng 4 năm 2022 là:
7.573.074 – 1.875.000 = 5.698.074 (đồng)
Chi phí kinh doanh sử dụng vốn dài hạn vào tháng 4/2022 theo phương pháp
khấu hao bậc nhất và giá trị vốn bình quân là:
[(7.573.074 + 5.698.074)/2]  0,011 = 72.991 đồng.
Thứ ba, chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro
 Tập hợp chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro theo từng nhóm loại
o Khâu dự trữ: mất mát, giảm giá thị trường, giảm giá do lỗi thời
o Khâu sử dụng tài sản cố định: mất cắp, giảm giá trị do tiến bộ kỹ thuật, hỏng
trước hạn
o Khâu sản xuất: sửa chữa sản phẩm hỏng, phế phẩm, ngừng sản xuất
o Khâu nghiên cứu và phát triển: thiết kế sai, sai lầm trong cải tiến, 
o Khâu tiêu thụ: tiền bị quỵt, thay đổi tỉ giá hối đoái, bảo hành, phạt hợp đồng
o Khâu ra quyết định quản trị: ra quyết định sai.
 Phương pháp:
o Nếu trực tiếp với kì tính toán  chỉ việc tập hợp cho kỳ.
o Nếu chung cho nhiều kì tính toán  áp dụng nguyên lí phân bổ theo thời gian.
Hãy theo dõi ví dụ dưới đây để thấy việc tính toán chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro
xảy ra trong khâu lưu kho nguyên vật liệu.

TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225 49
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

Ví dụ: Với các số liệu trong tháng 2 năm 2014 ở một doanh nghiệp như sau:
- Nhập kho vật liệu 1001 trong kỳ 15 tấn với giá mua vào 20 triệu đồng/tấn, dự báo
giá vật liệu 1001 tăng 1,2%/tháng.
- Mua về 10 tấn vật liệu 1002 với giá mua là 2,5 triệu đồng/tấn, dự kiến sau chu kỳ
kinh doanh giá loại vật liệu 1002 tăng 3%.
- Xuất kho 800 kg vật liệu 1003 để sản xuất sản phẩm A và B theo tỉ lệ sử dụng A/B
= 3/7. Giá vật liệu 1003 ổn định ở mức 28.000 đồng/kg.
- Các loại vật liệu phụ đưa vào sử dụng có giá trị tính theo giá mua vào là 25 triệu
đồng, chỉ số giá cả vật liệu thời kỳ này tăng 1% /tháng.
- Cuối tháng kiểm kê kho thấy loại vật liệu 1001 hao hụt 0,4 tấn, loại vật liệu
1002 hao hụt 0,1 tấn và các loại vật liệu phụ hao hụt được đánh giá có trị giá là
1,5 triệu đồng.
Hãy tính toán chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro xảy ra trong khâu lưu kho nguyên vật
liệu cho từng loại và tính tổng chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro xảy ra trong khâu lưu
kho nguyên vật liệu phát sinh trong tháng.
Theo công thức được giới thiệu ở trên ta có:
Chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro của vật liệu 1001 là:
0,4  20 = 8 (triệu đồng)
Chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro của vật liệu 1002 là:
0,1  2,5 = 0,25 (triệu đồng)
Tổng chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro xảy ra trong khâu lưu kho nguyên vật liệu là:
CPKDHh = 0,4  20 + 0,1  2,5 + 1,5 = 9,75
Thứ tư, chi phí kinh doanh thuê mượn tài sản
 Tập hợp theo từng loại tài sản được thuê mượn:
o Nhà xưởng;
o Máy móc thiết bị;
o Phương tiện giao thông.

 Phương pháp tính và phân bổ:


o Tuỳ từng loại thuê mượn:
 Có hợp đồng: dựa vào số liệu hợp đồng.
 Không có hợp đồng: áp dụng phương pháp tính tương đương.
o Tuỳ tính chất thuê mượn:

 Nếu trực tiếp với kì tính toán  chỉ việc tập hợp cho kỳ.
 Nếu chung cho nhiều kì tính toán  áp dụng nguyên lí phân bổ theo thời gian.

3.2.2.4. Chi phí kinh doanh dịch vụ thuê ngoài


 Tập hợp theo từng loại dịch vụ thuê ngoài
o Dịch vụ sửa chữa các loại;
o Dịch vụ bưu chính, viễn thông;
o Dịch vụ vệ sinh môi trường;

50 TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

o Dịch vụ bảo hiểm các loại;


o Dịch vụ tư vấn các loại.
 Phương pháp
o Nếu trực tiếp với kì tính toán  chỉ việc tập hợp cho kỳ.
oNếu chung cho nhiều kì tính toán  áp dụng nguyên lí phân bổ theo thời gian.
Hãy theo dõi ví dụ dưới đây để thấy việc tính toán chi phí kinh doanh sử dụng dịch vụ
mua ngoài.
Ví dụ: Đầu năm 2008, công ty S vay tiền ở ngân hàng để mua về một chiếc xà lan tự
hành với giá 2,2 tỉ đồng. Theo kế hoạch sửa chữa của năm 2015, vào tháng 10, công ty
đưa xà lan vào xưởng sửa chữa bên ngoài với tổng chi phí kinh doanh sửa chữa và
bảo dưỡng là 39.600.000 đồng. Hãy tính chi phí kinh doanh sử dụng dịch vụ tháng
10/2015.
Ta thấy mặc dù vào tháng 10 năm 2015 công ty mới đưa xà lan đi sửa chữa, nhưng
đây là hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng theo kế hoạch của cả năm nên tuy khoản chi
phí này phát sinh ở tháng 10, nó vẫn cần được phân bổ đều cho 12 tháng trong năm.
Vì vậy, ta có chi phí kinh doanh sử dụng dịch vụ tháng 10/2015 là:
CPKDDV10/2015 = 39.600.000:12 = 3.300.000 (đồng)

3.2.2.5. Chi phí kinh doanh các khoản nộp


 Tập hợp theo từng khoản phải nộp
o Các loại thuế;
o Các loại phí;
o Nộp cấp trên;
o Nộp để quá trình kinh doanh có thể diễn ra.

 Phương pháp
o Nếu trực tiếp với kì tính toán  chỉ việc tập hợp cho kỳ.
o Nếu chung cho nhiều kì tính toán  áp dụng nguyên lí phân bổ theo thời gian.

TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225 51
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

Tóm lược cuối bài


Theo hình thái tự nhiên của các loại hao phí có thể phân toàn bộ chi phí kinh doanh thành loại
chi phí kinh doanh sử dụng lao động, loại chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu, loại chi
phí kinh doanh không trùng chi phí tài chính (bao gồm chi phí kinh doanh khấu hao tài sản cố
định, chi phí kinh doanh sử dụng vốn kinh doanh, chi phí kinh doanh thiệt hại rủi ro, bất trắc, chi
phí kinh doanh thuê mượn tài sản và tiền công của chủ doanh nghiệp nhỏ), loại chi phí kinh
doanh dịch vụ thuê ngoài và loại chi phí kinh doanh các khoản phải nộp.
Theo phương pháp tính toán có thể phân loại toàn bộ chi phí kinh doanh thành chi phí kinh
doanh trực tiếp và chi phí kinh doanh chung (gián tiếp). Nếu theo đối tượng sản phẩm có chi phí
kinh doanh trực tiếp và chi phí kinh doanh chung sản phẩm; theo đối tượng nhóm sản phẩm sẽ
phân thành chi phí kinh doanh trực tiếp và chi phí kinh doanh chung nhóm sản phẩm; theo đối
tượng đơn hàng có chi phí kinh doanh trực tiếp đơn hàng và chi phí kinh doanh chung đơn hàng;
theo đối tượng điểm chi phí có chi phí kinh doanh trực tiếp điểm chi phí và chi phí kinh doanh
chung điểm chi phí; theo đối tượng thời gian có chi phí kinh doanh trực tiếp ca, ngày, tuần,
tháng, quí, năm và chi phí kinh doanh chung ca, ngày, tuần, tháng, quí, năm
Căn cứ vào mối quan hệ với mức độ hoạt động sẽ có chi phí kinh doanh biến đổi và chi phí kinh
doanh cố định theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Với mỗi đối tượng nghiên cứu là thiết bị
máy móc sản xuất, là điểm chi phí, lĩnh vực hoạt động hay toàn doanh nghiệp sẽ có chi phí kinh
doanh biến đổi và chi phí kinh doanh cố định tương ứng.
Căn cứ vào thời điểm xác định và phản ánh chi phí kinh doanh có thể hình thành chi phí kinh
doanh thực tế, chi phí kinh doanh thông thường và chi phí kinh doanh kế hoạch. Ngoài ra, người
ta còn dựa vào tầm quan trọng của chi phí kinh doanh mà phân thành chi phí kinh doanh quan
trọng và chi phí kinh doanh không quan trọng, dựa vào mối quan hệ với thời gian mà phân loại
chi phí kinh doanh thành chi phí kinh doanh dài hạn và chi phí kinh doanh ngắn hạn.
Chi phí kinh doanh sử dụng lao động được tập hợp theo các phương pháp thích hợp có phân biệt
từng loại chi phí kinh doanh cụ thể. Tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu gồm hai
bước là tập hợp số lượng nguyên vật liệu hao phí mỗi loại theo phương pháp ghi chép liên tục,
kiểm kê hoặc tính ngược chiều qui trình công nghệ và đánh giá giá trị nguyên vật liệu hao phí.
Tập hợp chi phí kinh doanh không trùng chi phí tài chính gồm các phương pháp tập hợp chi phí
kinh doanh khấu hao tài sản cố định (phương pháp khấu hao bậc nhất, khấu hao giảm dần và
khấu hao theo kết quả thực tế sử dụng tài sản cố định), tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng vốn
kinh doanh (gồm tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng vốn cố định theo phương pháp trung bình
và theo giá trị còn lại và xác định chi phí kinh doanh sử dụng vốn lưu động theo phương pháp
trung bình), tập hợp các chi phí kinh doanh thiệt hại, rủi ro. Cuối cùng là tập hợp chi phí kinh
doanh dịch vụ thuê ngoài và các khoản nộp.

52 TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225
Bài 3: Tính chi phí kinh doanh theo loại

Câu hỏi ôn tập


1. Hãy trình bày cách phân loại chi phí kinh doanh theo hình thái tự nhiên của hao phí.
2. Hãy trình bày cách phân loại chi phí kinh doanh theo phương pháp tính chi phí kinh doanh
cho các đối tượng.
3. Hãy trình bày cách phân loại chi phí kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ với năng lực hoạt động.
4. Hãy trình bày cách thức tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng lao động.
5. Hãy trình bày cách thức tập hợp chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu.
6. Hãy trình bày cách thức tập hợp chi phí kinh doanh không trùng chi phí tài chính.

TXQTTH05_Bai3_v1.0015108225 53

You might also like