You are on page 1of 166

LÃI SUẤT

NỘI DUNG

1 Những vấn đề cơ bản về lãi suất

2 Các thƣớc đo lãi suất

3 Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng lãi suất

4 CTRR và CTKH của lãi suất


NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT
1. Khái niệm
• Tiền lãi là số tiền mà người đi vay phải trả để
được sử dụng vốn hay là số tiền tăng thêm so
với vốn gốc ban đầu mà người cho vay nhận
được
• Lãi suất là tỷ số giữa tiền lãi phải trả so với tổng
số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất
định. Hay lãi suất là suất sinh lời của vốn trong
một đơn vị thời gian
• Lãi suất được tính bằng tỷ lệ phần trăm hoặc số
lẻ thập phân
1. Khái niệm
• Lãi suất là giá của quyền được sử dụng vốn vay
trong một khoảng thời gian nhất định mà người
sử dụng phải trả người cho vay. Hay nói ngắn
gọn, lãi suất là giá của việc sử dụng tiền
• Lãi suất được xác định bởi quan hệ cung – cầu
2. Tại sao lại quan tâm đến lãi suất?
• Lãi suất là một trong những đòn bẩy kinh tế
quan trọng
2. Tại sao lại quan tâm đến lãi suất?
• Ở góc độ vĩ mô: lãi suất là công cụ điều tiết vĩ
mô nền kinh tế (quy mô đầu tư, thất nghiệp, lạm
phát; điều tiết luồng luân chuyển vốn và tỷ giá)
▫ VD: Lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến khả năng
sẳn sàng chi tiêu hoặc tiết kiệm của người tiêu
dùng mà còn ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
của doanh nghiệp (Lãi suất cao DN hoãn xây
dựng nhà máy mới và do vậy không tạo thêm
nhiều việc làm)
2. Tại sao lại quan tâm đến lãi suất?
• Ở góc độ vi mô: lãi suất là cơ sở quan trọng để
đưa ra quyết định kinh tế của cá nhân và doanh
nghiệp
▫ VD: Lãi suất cao ngăn cản cá nhân mua nhà hoặc
xe hơi vì chi phí cao; nhưng ngược lại khuyến
khích cá nhân tiết kiệm nhiều hơn vì được hưởng
lãi suất cao hơn
3. Giá trị thời gian của tiền tệ
(Time value of money – TVM)
• Khái niệm giá trị thời gian của tiền tệ dựa trên 2
nguyên lý cơ bản sau:
▫ Chúng ta ưa thích tiêu dùng ở hiện tại hơn là tiêu
dùng ở tương lai
▫ Chúng ta có thể đem gửi tiền vào ngân hàng và
nhận được một khoản tiền lãi trên số tiền gửi đó

▫ => 1 đồng hôm nay có giá hơn 1 đồng tương lai


3. Giá trị thời gian của tiền tệ
Nếu bạn có 1 đồng vào ngày hôm nay, bạn có thể
gửi vào ngân hàng với lãi suất là 10% / năm
• Sau 1 năm bạn sẽ nhận được:
1 đồng x (1+10%) = 1,1 đồng
• Nếu bạn lại tiếp tục đầu tư 1,1 đồng này thì sau
1 năm nữa bạn sẽ nhận được:
1,1 đồng x (1+10%) = 1,21 đồng
• Có thể viết phương trình trên theo cách khác
như sau:
1 đồngx(1+10%)x(1+10%) = 1 đồngx(1+10%)2 = 1,21 đồng
3. Giá trị thời gian của tiền tệ
• Vào cuối năm thứ n, bạn sẽ nhận được:
• 1 x (1 + 10%)n đồng
• Như vậy
▫ 1 x (1 + 10%)n đồng là giá trị tương lai (FV) sau n
năm của 1 đồng ngày hôm nay
▫ 1 đồng là giá trị hiện tại (PV) của 1 x (1 + 10%)n
đồng của n năm sau
3. Giá trị thời gian của tiền tệ
• Giá trị tương lai
▫ FV = PV x (1 + i)n
▫ (1 + i)n gọi là thừa số tích lũy
▫ Cách tính giá trị tương lai như trên gọi là cách
tính lãi kép hay lãi gộp (lãi đẻ lãi)
• Giá trị hiện tại
▫ PV = FV / (1 + i)n
▫ 1 / (1 + i)n hay (1 + i)-n gọi là thừa số chiết khấu
▫ Cách tính giá trị hiện tại là phép tính ngược của
cách tính lãi kép => quá trình tìm giá trị hiện tại
được gọi là quá trình chiết khấu
▫ Quy luật 72
3. Giá trị thời gian của tiền tệ
• Giá trị tương lai
▫ Lãi đơn
 FV = PV x (1+ni)

▫ Lãi kép
 FV = PV x (1+i)n
3. Giá trị thời gian của tiền tệ
• Chuỗi thời gian – time line
0 1 2 3
I%

CF0 CF1 CF2 CF3


▫ Thể hiện thời điểm phát sinh của các dòng tiền
▫ Điểm đánh dấu vào cuối mỗi kỳ, thời điểm 0 là
ngày hôm nay; thời điểm 1 là cuối kỳ thứ nhất
(năm, tháng…) hoặc đầu kỳ thứ hai
3. Giá trị thời gian của tiền tệ
• Vẽ chuỗi thời gian
$100 phát sinh sau 2 năm
0 1 2
I%

100
Chuỗi tiền đều $100 phát sinh 3 năm
0 1 2 3
I%

100 100 100


3. Giá trị thời gian của tiền tệ
• Vẽ chuỗi thời gian
Chuỗi tiền không đều
0 1 2 3
I%

-50 100 75 50
3. Giá trị thời gian của tiền tệ
• Ứng dụng của giá trị hiện tại
▫ Nếu biết được giá trị hiện tại và giá trị tương lai
của công cụ tài chính, ta có thể tìm được lãi suất
=> lãi suất là cầu nối của PV và FV
▫ Ta có thể so sánh các công cụ tài chính có lịch
trình trả vốn và lãi khác nhau bằng cách quy
chúng về giá trị hiện tại
CÁC THƢỚC ĐO LÃI SUẤT
1. Lợi suất đáo hạn
(Yield to maturity – YTM)
• Là lãi suất làm cho giá trị hiện tại của các khoản
thu nhập (tiền lãi và vốn) của một công cụ tài
chính bằng với giá của công cụ này
• Công thức tính:
1. Lợi suất đáo hạn
• Phương pháp tính lợi suất đáo hạn
▫ Bước 1. Xác định các khoản tiền tương lai
▫ Bước 2. Tính giá trị hiện tại của các khoản tiền
tương lai
▫ Bước 3. Tính tổng các giá trị hiện tại và cho bằng
với số tiền ở thời điểm gốc (Khi đó ta có phương
trình tính lợi suất đáo hạn)
▫ Bước 4. Giải phương trình để tính lợi suất đáo
hạn
Khoản vay
12 tháng 24 tháng 36 tháng 48 tháng 60 tháng
(Triệu)

25 2.364.000 1.322.000 968.000 801.000 690.000

50 4.728.000 2.644.000 1.935.000 1.603.000 1.381.000

80 7.526.000 4.190.000 3.055.000 2.520.000 2.164.000

120 11.289.000 6.285.000 4.583.000 3.781.000 3.246.000

140 13.171.000 7.332.000 5.347.000 4.411.000 3.787.000

160 14.937.000 8.261.000 5.987.000 4.912.000 4.195.000

200 18.671.000 10.326.000 7.484.000 6.139.000 5.243.000

• Bảng ước tính số tiền trả hàng tháng


1. Lợi suất đáo hạn
• Vay đơn
• Vay hoàn trả cố định
• Trái phiếu trả lãi định kỳ
• Trái phiếu chiết khấu
Lợi suất đáo hạn của vay đơn
• Vay đơn (simple loan)
▫ Trong quá trình vay, người vay không phải trả bất
kỳ khoản tiền nào. Đến thời điểm đáo hạn, người
vay sẽ trả cả vốn gốc và lãi

▫ VD: Tính lợi suất đáo hạn của một khoản vay đơn
có giá trị $1000; sau 3 năm người vay trả số tiền
là $1100

▫ Đối với vay đơn, lợi suất đáo hạn bằng với lãi
suất cho vay
Lợi suất đáo hạn của vay hoàn trả cố định
• Vay hoàn trả cố định (fixed payment loan)
▫ Người vay trả nợ bằng cách trả các khoản tiền
bằng nhau sau mỗi khoảng thời gian bằng nhau
trong suốt thời gian vay
▫ Sau lần trả cuối cùng thì người vay không còn nợ

▫ VD: Chị A vay 50 triệu đồng của ngân hàng và


cuối mỗi năm chị phải trả 13,19 triệu đồng trong 5
năm. Tính lợi suất đáo hạn của khoản vay?

pmt pmt pmt


PV    ... 
1  i  (1  i) 2
(1  i ) n
Lợi suất đáo hạn của vay hoàn trả cố định
• Vay hoàn trả cố định (fixed payment loan)

(1 + 𝑖)𝑛 −1
𝐹𝑉 = 𝑃𝑀𝑇* +
𝑖

1 − (1 + 𝑖)−𝑛
𝑃𝑉 = 𝑃𝑀𝑇* +
𝑖
Lợi suất đáo hạn của vay hoàn trả cố định
• Vay hoàn trả cố định (fixed payment loan)
▫ VD: Anh Ba mua một chiếc xe giá 1 tỷ đồng theo
phương thức thanh toán như sau: anh trả ngay
khi mua số tiền 400 triệu đồng; số tiền còn lại anh
trả góp hàng tháng trong 5 năm. Tính số tiền anh
Ba phải trả góp hàng tháng biết lãi suất là 8%
Lợi suất đáo hạn của vay (TP) trả lãi định kỳ
• Vay (TP) trả lãi định kỳ - coupon bond
▫ Tiền lãi được trả theo một lịch trình cố định cho
đến khi đáo hạn
▫ Tiền gốc sẽ được trả vào ngày đáo hạn
▫ VD: một trái phiếu trả lãi định kỳ có thời gian đáo
hạn là 4 năm, mệnh giá 5 triệu đồng và lãi suất
danh nghĩa 9%

C C C F
Pb    ...  
(1  i ) (1  i ) 2
(1  i ) n
(1  i ) n
Lợi suất đáo hạn của vay (TP) trả lãi định kỳ
• Vay (TP) trả lãi định kỳ - coupon bond
▫ VD: một trái phiếu trả lãi định kỳ có thời gian đáo
hạn là 4 năm, mệnh giá 5 triệu đồng và lãi suất
danh nghĩa 9%
 Nếu giá mua bằng mệnh giá thì lợi suất đáo hạn
bằng bao nhiêu?
 Nếu giá mua là 4,5 triệu đồng thì lợi suất đáo hạn
bằng bao nhiêu?
 Nếu giá mua là 5,5 triệu đồng thì lợi suất đáo hạn
bằng bao nhiêu?
Lợi suất đáo hạn hay lãi suất luôn tỷ lệ nghịch với
giá trái phiếu
Lợi suất đáo hạn của vay (TP) trả lãi định kỳ
• Vay (TP) trả lãi định kỳ - coupon bond
▫ VD: một công ty phát hành trái phiếu có thời gian
đáo hạn 2 năm, mệnh giá $1000, coupon hàng
năm là $43,75. Giá thị trường hiện tại của trái
phiếu là $984,38. Hãy tính YTM của trái phiếu
Lợi suất đáo hạn của vay (TP) trả lãi định kỳ
• Vay (TP) trả lãi định kỳ - coupon bond
▫ VD:
 Trái phiếu A có FV = $100, in = 9%, n = 10 năm
 Trái phiếu B có FV = $100, in = 9%, n = 3 năm
▫ Tính giá trái phiếu sau một năm nếu cả hai trái
phiếu có
 Trường hợp a. YTM = 8,5%
 Trường hợp b. YTM = 9,5%
Mối liên hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu
• Trái phiếu trả lãi định kỳ, mệnh giá $100, lsdn = 9%

Thôøi gian ñaùo haïn – Year to maturity


YTM
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

8,50% 100,46 100,89 101,28 101,64 101,97 102,28 102,56 102,82 103,06 103,28

8,75% 100,23 100,44 100,64 100,81 100,98 101,13 101,27 101,40 101,51 101,62

9,00% 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

9,25% 99,77 99,56 99,37 99,19 99,03 98,89 98,75 98,63 98,52 98,41

9,50% 99,54 99,13 98,75 98,40 98,08 97,79 97,53 97,28 97,06 96,86

9,75% 99,32 98,69 98,13 97,61 97,14 96,71 96,32 95,96 95,64 95,34
10,00% 99,09 98,26 97,51 96,83 96,21 95,64 95,13 94,67 94,24 93,86
Mối liên hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu
• Giữa lãi suất thị trường (YTM) và giá trái phiếu có
mối liên hệ nghịch; nghĩa là nếu YTM tăng thì giá
trái phiếu giảm và ngược lại
• Giá trái phiếu bị ảnh hưởng bởi lãi suất coupon
và YTM
• Trái phiếu dài hạn nhạy cảm với lãi suất hơn trái
phiếu ngắn hạn (cùng tỷ lệ lãi suất coupon) vì trái
phiếu dài hạn rủi ro hơn trái phiếu ngắn hạn =>
Rủi ro lãi suất
Lợi suất đáo hạn của TP trả lãi vô thời hạn
• TP trả lãi vô thời hạn (consol / perpetuity)
▫ Không có thời gian đáo hạn và vì vậy không có
mệnh giá
▫ Trả một khoản tiền cố định và mãi mãi
▫ Loại TP đặc biệt này lần đầu tiên được Chính phủ
Anh phát hành vào thời gian chiến tranh với
Napoleon và hiện nay vẫn đang được giao dịch
Lợi suất đáo hạn của TP trả lãi vô thời hạn
• TP trả lãi vô thời hạn (consol / perpetuity)
▫ Phương trình thể hiện mối liên hệ giữa giá và YTM
là dạng đặc biệt của phương trình của trái phiếu trả
lãi định kỳ; với n tiến đến vô cực và FV = 0

▫ VD:
 Tính YTM của trái phiếu có giá $2000 và trả lãi hàng
năm là $100 cho đến mãi mãi
 Giả sử lãi suất là10% thì giá của trái phiếu này là bao
nhiêu?
Lợi suất đáo hạn của TP chiết khấu
• TP chiết khấu (discount bond) – VD: T-Bill
▫ TP được bán thấp hơn mệnh giá
▫ Không trả lãi định kỳ. Vào ngày đáo hạn, người giữ
TP sẽ được hoàn trả số tiền bằng với mệnh giá
▫ VD: Tính YTM của trái phiếu chiết khấu mệnh giá
$1000 kỳ hạn 1 năm được bán với giá $900

▫ Giống trường hợp vay đơn


▫ Điểm giống nhau TPCK và vay đơn là không trả
tiền lãi trong thời gian tồn tại mà tiền lãi được trả
cùng với vốn gốc vào ngày đáo hạn
1. Lợi suất đáo hạn
• Lợi suất đáo hạn là thước đo tốt nhất của lãi suất
=> nói lãi suất thì hàm ý đó là lợi suất đáo hạn
Bài tập 1
• Viết phương trình tính lợi suất đáo hạn của hợp
đồng mua nhà trả góp trong 5 năm, mỗi tháng trả
20 triệu đồng. Giá nhà nếu mua ngay là 1,5 tỷ
đồng, trong đó vay 900 triệu đồng
• Giá nhà nếu mua ngay là 1,5 tỷ đồng. Vay 900
triệu đồng; vay trong 5 năm thì mỗi tháng phải trả
bao nhiêu? Biết lãi suất vay là 14%
Bài tập 2
• Tính lợi suất đáo hạn của một hợp đồng vay
ngân hàng mua nhà trả góp. Giá nhà là 600 triệu
đồng, khách hàng phải trả tối thiểu 30% giá trị
căn nhà, phần còn lại trả dần trong 10 năm. Mỗi
tháng trả góp 5 triệu đồng
• Nếu ngân hàng quyết định cho vay dài hạn với lãi
suất 10% thì số tiền khách hàng phải trả góp
hàng tháng là bao nhiêu?
Bài tập 3
• Tính giá của trái phiếu trả lãi định kỳ có mệnh giá
$1000, lãi suất danh nghĩa 7%, thời gian đáo hạn
2 năm và lợi suất đáo hạn 10%
Bài tập 4
• TP trả lãi định kỳ mệnh giá $1000, thời gian đáo
hạn 2 năm, tiền lãi mỗi kỳ là $80; và lợi suất đáo
hạn của các trái phiếu tương đương là 7%. Tính:
▫ Lãi suất danh nghĩa của TP trên
▫ Giá TP trên
Bài tập 5
• Viết công thức tính lợi suất đáo hạn của TP
mệnh giá 1 triệu đồng, thời gian đáo hạn là 3
năm. TP phát hành cho công chúng với giá 900
nghìn đồng
Bài tập 6
• Tính lợi suất đáo hạn của TP chiết khấu mệnh
giá 1 triệu đồng, thời gian đáo hạn 3 năm. TP
được phát hành với giá bằng 80% mệnh giá
• Lợi suất đáo hạn sẽ là bao nhiêu nếu TP được
bán ra với giá là 900 nghìn đồng sau 1 năm nữa.
Tính suất sinh lời trong trường hợp đầu tư vào
TP này
Bài tập 7
• NĐT mua một TP vào ngày 01/04/2014 với giá
$1000 và bán trái phiếu này vào ngày 01/04/2015
với giá $950. Trong năm qua NĐT đã nhận được
tiền lãi $80 từ TP này. Tính tỷ suất lợi nhuận của
NĐT khi đầu tư vào TP
Bài tập 8
• Tính giá của TP trả lãi định kỳ có mệnh giá
$1000, lãi suất danh nghĩa 7%, thời gian đáo hạn
5 năm và lợi suất đáo hạn là 10%
• Một NĐT mua TP này với giá như trên và bán nó
đi sau 2 năm. Tính tỷ suất lợi nhuận NĐT nhận
được biết rằng khi được bán đi, TP có lợi suất
đáo hạn là 8%
2. Các thƣớc đo khác của lãi suất
• Lợi suất hiện hành (Current yield)

▫ Là thước đo xấp xỉ của lợi suất đáo hạn


▫ Thường được đề cập trong các báo cáo hay trong
các thông báo trên thị trường trái phiếu
2. Các thƣớc đo khác của lãi suất
• Lợi suất hiện hành (Current yield)
▫ ic là thước đo tương tự i khi giá của TP gần bằng
với mệnh giá và khi thời gian đáo hạn của TP dài
(thường là 20 năm trở lên)
Nếu PV = FV, thì ic = i
Nếu PV > FV, thì ic < i
Nếu PV < FV, thì ic > i
▫ ic và i luôn thay đổi cùng hướng: ic tăng khi i tăng
và ic giảm khi i giảm
▫ Giá trái phiếu và ic có mối quan hệ nghịch biến
2. Các thƣớc đo khác của lãi suất
• Lợi suất chiết khấu (Yield on discount basis)
▫ Thường được dùng cho việc yết giá Tín phiếu
Kho bạc (T-Bills)

▫ YTM của TP đáo hạn 1 năm i = (FV-PV)/PV


▫ Lợi suất chiết khấu
idb 
 FV  PV  360

FV n
 idb – lợi suất chiết khấu
 PV – giá của TP chiết khấu
 FV – mệnh giá của TP chiết khấu
 n – số ngày còn lại cho tới ngày đáo hạn của TP
2. Các thƣớc đo khác của lãi suất
• Lợi suất chiết khấu (Yield on discount basis)
▫ Có 2 sự khác biệt trong công thức tính này
 Tính trên % mệnh giá chứ không tính trên giá mua
 Tính theo 360 ngày thay vì 365 ngày
▫ Do vậy, lợi suất chiết khấu luôn nhỏ hơn lợi suất đáo
hạn nhưng lợi suất chiết khấu có tính chất như lợi
suất đáo hạn (tỷ lệ nghịch với giá TP)
2. Các thƣớc đo khác của lãi suất
• Lợi suất chiết khấu (Yield on discount basis)
▫ VD: Một tín phiếu được bán với giá $900 có mệnh giá
là $1000. Hãy tính lợi suất chiết khấu và lợi suất đáo
hạn của tín phiếu
3. Lợi suất đáo hạn và tỷ suất lợi nhuận
• Tỷ suất lợi nhuận (Rate of return - RET) cho
biết số tiền thu về từ 1 đồng vốn bỏ ra sau
một thời gian nhất định
• RET = (pmt + Pt+1 - Pt) / Pt
 RET = ic + icg
với ic lợi suất hiện hành, icg lãi vốn
• Tỷ suất lợi nhuận có thể bằng với lợi suất
đáo hạn nhưng cũng có thể không bằng
▫ YTM là tỷ suất lợi nhuận trung bình hàng năm nếu nắm giữ
đến ngày đáo hạn
▫ Nếu TP được bán trước khi đáo hạn và nếu lãi suất thị
trường khi bán TP tăng thì giá TP giảm => lỗ
6. Lợi
Số năm suất đáoLợi
Lợi suất hạnsuất và tỷ suất lợi nhuậnTỷ suất
Lợi suất
đến đáo Giá vào hiện
đáo hạn Lợi suất lãi lợi
ngày Giá mua hạn năm hành
vào lúc vốn nhuận
đáo năm tới (vào lúc
mua (6+7)
hạn tới mua)
(7) =
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (8)
(5–3)/3

1 9,00% 100,00 10% 100 9,00% 0,00% 9,00%

3 9,00% 100,00 10% 98,26 9,00% -1,74% 7,26%

5 9,00% 100,00 10% 96,83 9,00% -3,17% 5,83%

7 9,00% 100,00 10% 95,64 9,00% -4,36% 4,64%

10 9,00% 100,00 10% 94,24 9,00% -5,76% 3,24%

30 9,00% 100,00 10% 90,63 9,00% -9,37% -0,37%


Bài toán 1
• Một NĐT mua 1 TP có thời gian đáo hạn là
10 năm, mệnh giá $1000, lãi suất danh nghĩa
9% với giá mua $1000. Lãi suất thị trường
của TP này là 9%
• Sau 1 năm, lãi suất thị trường giảm xuống
và lãi suất của các TP tương đương là 8,5%.
NĐT này sẽ bán TP với giá bao nhiêu?
• Tính tỷ suất lợi nhuận NĐT nhận được
3. Lợi suất đáo hạn và tỷ suất lợi nhuận
• Mối liên hệ giữa lãi suất, tỷ suất lợi nhuận;
thời gian nắm giữ và thời gian đáo hạn
▫ i = R: thời gian nắm giữ = thời gian đáo hạn
▫ i tăng => P giảm => R giảm: thời gian nắm giữ <
thời gian đáo hạn; người bán chịu thiệt về lãi vốn
▫ Thời gian đáo hạn càng dài thì tỷ lệ giảm giá càng
lớn hay phần lãi (lỗ) vốn càng lớn khi lãi suất thay
đổi (giá TP dài hạn biến động mạnh hơn giá TP
ngắn hạn khi lãi suất thay đổi)
4. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
• Lãi suất danh nghĩa (Nominal interest rate) là
lãi suất không tính đến sự biến động giá trị
của tiền; là lãi suất mà các TCTC công bố
• Lãi suất thực (Real interest rate) là lãi suất
sau khi trừ đi sự biến động của giá trị tiền tệ;
là lãi suất danh nghĩa đã được điều chỉnh với
tỷ lệ lạm phát dự tính
4. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
• Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa, lãi
suất thực và lạm phát dự tính được thể hiện
qua Phương trình Fisher (named for Irving
Fisher – one of the great monetary
economists of the twentieth century):

i  ir   e
4. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
• Kết luận
▫ Lãi suất thực thường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa
▫ Khi lãi suất thực thấp, người đi vay sẽ có động
lực vay nhiều hơn và người cho vay sẽ có động
lực cho vay ít đi
▫ Khi lạm phát dự tính tăng thì cần phải tăng lãi
suất danh nghĩa để đảm bảo cho lãi suất thực
dương
4. Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực
5. Lãi suất tƣơng đƣơng hàng năm
• Lãi suất tương đương hàng năm (Effective /
Equivalent annual rate – EAR): lãi suất thực
sự thu được / phải trả theo năm sau khi tính
đến tác động của lãi ghép
iEAR = (1+i/n)n – 1
iEAR : lãi suất tương đương hàng năm
i: lãi suất danh nghĩa theo năm
n: số kỳ ghép lãi trong năm
5. Lãi suất tƣơng đƣơng hàng năm
• Lãi suất tương đương hàng năm
▫ VD: Gửi 100 triệu đồng vào ngân hàng với lãi suất
12%, lãi gộp mỗi nửa năm

Lãi suất 6 tháng = 12% / 2 = 6%


• Vốn và lãi sau 6 tháng:
100 x (1+6%) = 106
• Vốn và lãi sau 1 năm:
106 x (1+6%) = 112,36
• Tiền lãi sau 1 năm: 12,36
12% gọi là lãi suất danh nghĩa
12,36% gọi là lãi suất tương đương hàng năm
5. Lãi suất tƣơng đƣơng hàng năm
• Lãi suất tương đương hàng năm

Kỳ ghép Số lần ghép lãi Lãi suất Lãi suất tƣơng


lãi trong năm danh nghĩa đƣơng năm
12 tháng 1 12%

6 tháng 2 12%

3 tháng 4 12%

1 tháng 12 12%
Bài tập ôn tập 1
Bạn trúng xổ số. Bạn có thể chọn một trong
các cách trả thưởng sau:
• (1) 20 triệu VND/năm liên tục trong 3 năm tới
• (2) 65 triệu VND sau 3 năm, kể từ hôm nay
• (3) 12 triệu VND/năm liên tục trong 6 năm tới
• (4) 55 triệu VND ngay lập tức

Suất chiết khấu thích hợp là 12%


Bạn chọn cách nào?
Bài tập ôn tập 2
DN của bạn định thanh lý một số xe ôtô. Có hai
doanh nghiệp muốn mua, một bên đề nghị trả
ngay 30 tỷ VND, một bên mua giá 33 tỷ nhưng
trả tiền sau 1 năm. Hiện tại DN của bạn đang
nợ ngân hàng một khoản tiền lớn với lãi suất
12%/năm. Lãi suất tiền gửi hiện hành là
8%/năm
• Nếu bạn được trả một phần nợ cho ngân hàng
trước hạn, bạn sẽ chọn đề nghị nào?
• Nếu không được trả nợ trước hạn, quyết định
của bạn có thay đổi gì không?
Bài tập ôn tập 3
Cuối năm 2010 bạn lĩnh tiền thưởng 200 triệu
VND. Bạn có hai lựa chọn đầu tư:
• Gửi tiết kiệm lãi suất 7%/năm
• Góp vốn với người thân mua nhà cho thuê. Ngân
lưu ròng năm đầu dự kiến bạn được 10 triệu VND,
hai năm tiếp được 20 triệu VND/năm. Cuối năm
2014 bạn rút vốn và nhận ngân lưu tổng cộng
được 225 triệu VND.
Dự án đầu tư mua nhà cho thuê có hấp dẫn bạn
không?
Quyết định đầu tư của bạn sẽ ra sao nếu bạn có
thêm lựa chọn đầu tư chứng khoán (an toàn) với
suất sinh lời 10%/năm?
1. Khái niệm về__________được dựa trên quan
điểm thông thường rằng một đô la trả trong
tương lai cho ít giá trị hơn một đô la hôm nay.
• A) Giá trị hiện tại
• B) Giá trị tương lai
• C) Lãi suất
• D) Sự mất giá của đồng tiền
2. Giá trị hiện tại của khoản trả trong tương
lai________khi lãi suất tăng.
• A) giảm
• B) tăng
• C) không đổi
• D) không thể kết luận
3. Công cụ trên thị trường tín dụng cung cấp
người đi vay khoản vốn mà phải được trả lại
cùng với khoản lãi vào ngày đáo hạn được gọi
là gì?
• A) vay đơn
• B) vay hoàn trả cố định
• C) trái phiếu trả lãi định kỳ
• D) trái phiếu chiết khấu
4. ___________trả ngưởi chủ sở hữu khoản lãi
cố định hàng năm cho đến ngày đáo hạn, khi đó
_______cũng được hoàn trả.
• A) trái phiếu trả lãi định kỳ, khoản chiết khấu
• B) trái phiếu chiết khấu, khoản chiết khấu
• C) trái phiếu trả lãi định kỳ, mệnh giá
• D) trái phiếu chiết khấu, mệnh giá
5. Những ví dụ sau là của trái phiếu trả lãi định
kỳ, ngoại trừ
• A) Trái phiếu doanh nghiệp
• B) U.S. T Bills
• C) U.S. T Notes
• D) U.S. T Bonds
6. Giá của trái phiếu trả lãi định kỳ và lợi suất đáo
hạn có mối quan hệ ______; nghĩa là khi lợi
suất đáo hạn_______, giá trái phiếu_______
• A) tỷ lệ thuận; tăng, tăng
• B) tỷ lệ nghịch; giảm, giảm
• C) tỷ lệ thuận; tăng, giảm
• D) tỷ lệ nghịch; tăng, giảm
7. Lợi suất đáo hạn thì ________lãi
suất________khi giá trái
phiếu___________mệnh giá.
• A) lớn hơn, danh nghĩa, lớn hơn
• B) lớn hơn, danh nghĩa, nhỏ hơn
• C) lớn hơn, chiết khấu, lớn hơn
• D) không thể kết luận
8. Trái phiếu có mệnh giá $1,000 nào có YTM cao
nhất?
• A) 5% C; giá bán $1,000
• B) 10% C; giá bán $1,000
• C) 12% C; giá bán $1,000
• D) 12% C; giá bán $1,100
9. Bạn có $2,000 và dự định mua CD kỳ hạn 3
năm, lãi suất 4%, lãi gộp hàng năm. Khi CD đáo
hạn, bạn nhận được?
• a. $2,324.89
• b. $2,591.45
• c. $2,249.73
• d. $2,011.87
• e. $2,854.13
10. Bạn muốn mua xe hơi vào 5 năm sau và bạn
dự định tiết kiệm $3,000 mỗi năm kể từ cuối
năm nay. Bạn sẽ gửi khoản tiền này vào tài
khoản và hưởng lãi suất 6%. Bạn sẽ có bao
nhiêu sau 5 năm?
• a. $14,764.40
• b. $13,431.83
• c. $16,911.28
• d. $17,843.15
• e. $15,119.76
11. Bạn muốn sau 3 năm nữa sẽ đi học thạc sỹ và
vì vậy tiết kiệm $5,000 cuối mỗi năm. Bạn gửi
vào quỹ hỗ tương và dự kiến nhận lợi nhuận 9%
mỗi năm. Sau lần gửi thứ 3, bạn nhận được?
• a. $18,349.15
• b. $16,110.34
• c. $17,513.68
• d. $17,976.84
• e. $16,390.50
12. Tính giá trị hiện tại của trái phiếu trả lãi vô thời
hạn, trả lãi $100 mỗi năm, lãi suất thích hợp là
6%?
• a. $2,854.13
• b. $2,591.45
• c. $1,324.89
• d. $1,011.87
• e. $1,666.67
13. Giá trị tương lai sau 3 năm của $2,000 là bao
nhiêu nếu lãi suất thích hợp là 8%, lãi gộp mỗi
nửa năm?
• a. $2,854.13
• b. $2,781.45
• c. $2,324.89
• d. $2,011.87
• e. $2,530.64
14. Giả sử bạn vay $25,000 với lãi suất 8% và
phải trả định kỳ 4 lần vào cuối mỗi 4 năm tới.
Khoản trả hàng kỳ phải là bao nhiêu?
• a. $7,691.45
• b. $7,548.02
• c. $7,324.89
• d. $7,011.87
• e. $7,854.13
15. Ba bạn có $500,000 và muốn nghỉ hưu. Ông
ấy dự tính sống thêm 20 năm nữa, và thu lãi 8%
trên số vốn này. Vào cuối mỗi năm trong vòng
20 năm tới, ông có thể rút ra bao nhiêu tiền sao
cho kỳ cuối cùng bằng 0?
• a. $55,119.76
• b. $53,431.83
• c. $54,764.40
• d. $47,843.15
• e. $50,926.10
CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN
ẢNH HƢỞNG ĐẾN LÃI SUẤT
1. Lý thuyết khuôn mẫu tiền vay:
cung cầu trên thị trƣờng trái phiếu
• Phân tích cung – cầu trái phiếu chiết khấu thời
hạn 1 năm
Tại sao?
Cân bằng thị trường

• Giả sử trên thị trường có trái phiếu chiết khấu,


thời gian đáo hạn 1 năm và mệnh giá $1000

Giá ($) Lãi suất (%) Cầu (tỷ $) Cung (tỷ $)


950 ?
900 ?
850 ?
800 ?
750 ?
Cân bằng thị trường

• Ta có giá, lãi suất, lượng cầu và lượng cung của


trái phiếu này trên thị trường như sau

Giá ($) Lãi suất (%) Cầu (tỷ $) Cung (tỷ $)


950 5,26 100 500
900 11,11 200 400
850 17,65 300 300
800 25,00 400 200
750 33,33 500 100
Cân bằng thị trường

• Hãy vận dụng Lý thuyết lượng cầu tài sản để


giải thích bảng trên
• Lưu ý: đối với trái phiếu chiết khấu thời hạn 1
năm thì lợi suất đáo hạn bằng tỷ suất lợi nhuận
dự kiến và bằng lãi suất
Đường cầu trái phiếu
Giá Lãi suất i %
A
950 5.26

900 B 11.11

C
850 17.65

D
800 25.00

E
750 33.33

Khối lƣợng
100 200 300 400 500 trái phiếu (tỷ $)
Đường cung trái phiếu
Giá Lãi suất i %
950 5.26
F

900 11.11
G

850 17.65
C

800 25.00
H

750 33.33
I
Khối lƣợng
100 200 300 400 500 trái phiếu (tỷ $)
Cân bằng thị trường
Giá Lãi suất i %
A
950 5.26
F

900 B 11.11
G
C
P* = 850 i* = 17.65

D
800 25.00
H

E
750 33.33
I
Khối lƣợng
100 200 300 400 500 trái phiếu (tỷ $)
Thay đổi lãi suất cân bằng

• Để phân tích sự thay đổi


của lãi suất, ta sẽ phân
tích sự thay đổi của tình
hình cung, cầu trái phiếu

• Phân biệt giữa sự dịch


chuyển theo đường cầu
(cung) và sự dịch chuyển
của đường cầu (cung)
Dịch chuyển đường cầu trái phiếu

• Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu trái phiếu


▫ Của cải (Wealth)
▫ Suất sinh lời dự tính của trái phiếu (Expected
return)
▫ Rủi ro so với các tài sản khác (Risk)
▫ Tính thanh khoản so với các tài sản khác
(Liquidity)
• => Hàm cầu trái phiếu
Dịch
chuyển
đường
cầu trái
phiếu
Dịch chuyển đường cung trái phiếu

• Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cung trái


phiếu
▫ Khả năng sinh lời dự tính của hoạt động đầu tư
▫ Lạm phát dự tính
▫ Thâm hụt ngân sách
Dịch
chuyển
đường
cung trái
phiếu
Sự thay đổi của lạm phát dự tính
Sự thay đổi của lạm phát dự tính

• Khi lạm phát dự tính tăng thì lãi suất


sẽ tăng
• Tuy nhiên, khối lượng trái phiếu cân
bằng của thị trường có thể tăng hoặc
giảm
• Mối quan hệ giữa lạm phát dự tính và
lãi suất gọi là Hiệu ứng Fisher
Kinh tế tăng trưởng

Của cải , Bd , đường Bd


dịch chuyển sang phải
Đầu tư , Bs , đường Bs
sang phải
Nếu Bs dịch chuyển nhiều
hơn Bd thì P ,
i
Kinh tế tăng trưởng

• Khi kinh tế tăng trưởng, đường cung


và đường cầu đều dịch chuyển sang
phải nên điểm cân bằng mới cũng
dịch chuyển sang phải với khối lượng
trái phiếu cân bằng cao hơn ban đầu
• Tuy nhiên, lãi suất có thể tăng hoặc
giảm và giá trái phiếu cũng có thể
giảm hoặc tăng tương ứng
2. Khuôn mẫu ƣa thích tính thanh khoản:
cung và cầu trên thị trƣờng của tiền tệ
• Giả thiết:
▫ Trái phiếu và tiền là 2 loại tài sản chính mọi
người dùng làm của cải dự trữ của mình
▫ Lượng cung tiền hoàn toàn do Ngân hàng trung
ương kiểm soát và không thay đổi trong ngắn
hạn
▫ Sự thay đổi 1 yếu tố xảy ra khi các yếu tố khác
không thay đổi
2. Khuôn mẫu ƣa thích tính thanh khoản:
cung và cầu trên thị trƣờng của tiền tệ
• Do chỉ có trái phiếu và tiền nên tổng của cải
trong nền kinh tế bằng tổng khối lượng trái
phiếu cộng tổng tiền; hay là bằng lượng cung
trái phiếu + lượng cung tiền
• Lượng cung trái phiếu + lượng cung tiền phải
bằng lượng cầu trái phiếu + lượng cầu tiền
Bs + Ms = Bd + Md
Nếu Bs – Bd = 0 thì Md – Ms = 0
=> Việc phân tích khuôn mẫu ưa thích tính thanh
khoản cũng tương đương với việc phân tích
khuôn mẫu tiền vay
2. Khuôn mẫu ƣa thích tính thanh khoản:
cung và cầu trên thị trƣờng của tiền tệ
• Tại sao lại sử dụng cả hai khuôn mẫu?
▫ Khuôn mẫu tiền vay cho chúng ta một cách phân
tích đơn giản hơn khi phân tích tác động của lạm
phát dự tính
▫ Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản dễ sử dụng
hơn trong phân tích tác động của sự thay đổi của
mức thu nhập, mức giá và thay đổi của cung tiền
Cân bằng trên thị trường của tiền tệ

Lãi suất i % Ms
A
15

i*=10 B

C
5

Md

10.000 20.000 30.000 Lƣợng tiền M


(tỷ đồng)
Thu nhập

i Ms

i2

M d2
i1
Md1

M
Thu nhập

• Khi của cải hay thu nhập tăng lên, mọi người
giữ tiền nhiều hơn và giao dịch mua sắm nhiều
hơn  lượng cầu tiền tăng, đường cầu Md dịch
chuyển sang phải  i2 > i1
• Vậy khi kinh tế tăng trưởng thì lãi suất sẽ tăng.
Ngược lại khi kinh tế suy thoái lãi suất sẽ giảm
Mức giá

i Ms

i2

M d2
i1
Md1

M
Mức giá

• Khi giá cả tăng lên, mọi người sẽ muốn nắm giữ


số tiền danh nghĩa nhiều hơn để mua một lượng
hàng hóa như cũ
• Khi mức giá tăng lên, giá trị thực của tiền giảm,
nhu cầu tiền tăng lên, đường cầu Md dịch
chuyển sang phải  i2 > i1
• Vậy khi mức giá tăng lên thì lãi suất sẽ tăng
Cung tiền tệ

i
Ms1 Ms 2

i1

i2

Md

M
Cung tiền tệ

• Khi lượng cung tiền tăng lên do chính sách mở


rộng tiền tệ của Chính phủ, đường cung tiền Ms
sẽ dịch chuyển sang phải  i2 < i1
• Vậy khi lượng cung tiền tăng lên thì lãi suất sẽ
giảm
• Muốn giảm lãi suất để khuyến khích đầu tư và
tiêu dùng thì cần thực hiện chính sách mở rộng
tiền tệ
Chính sách tiền tệ của trường phái Keynes

• Dựa trên khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản


cho thấy: Cung tiền tăng sẽ làm lãi suất giảm và
điều này sẽ dẫn đến 2 kết quả sau:
▫ Gia tăng GDP
▫ Giảm tỷ lệ thất nghiệp
• Quan điểm này được nhiều nhà kinh tế và chính
trị đồng tình
• Hiệu ứng thanh khoản: hiệu ứng làm giảm lãi
suất khi tăng cung tiền
Phân tích thay đổi lãi suất cân bằng

• Thấy gì trong thực tế?

• Quan điểm của Milton Friedman?


Quan điểm của Milton Friedman

• Milton Friedman thừa nhận tính đúng đắn của


Khuôn mẫu ưa thích tính thanh khoản. Tuy
nhiên ông cũng chỉ ra rằng sự gia tăng cung tiền
ngoài việc tác động trực tiếp lên lãi suất còn tác
động trực tiếp lên các yếu tố khác như thu nhập,
mức giá và tỷ lệ lạm phát dự tính
• Tăng cung tiền tệ sẽ thay đổi các yếu tố khác và
làm thay đổi lãi suất
• => Do vậy, việc tăng cung tiền tệ sẽ tác động
trực tiếp và gián tiếp lên lãi suất
Ảnh hưởng của cung tiền tệ lên các yếu tố
kinh tế: thu nhập, mức giá và lạm phát dự tính
• Hiệu ứng thu nhập: sự tăng lên của lãi suất để
phản ứng với mức thu nhập cao hơn

• Hiệu ứng mức giá: sự tăng lên của lãi suất để


phản ứng với mức giá tăng

• Hiệu ứng lạm phát dự tính: sự tăng lên của lãi


suất để phản ứng với việc tăng lên của lạm phát
dự tính
Tác động trực tiếp và gián tiếp của cung tiền tệ
đối với lãi suất
MS tăng
• Hiệu ứng thanh khoản làm giảm lãi suất
• Nhưng
• Hiệu ứng thu nhập, mức giá và tỷ lệ lạm phát dự
tính làm tăng lãi suất
=> Tổng tác động của việc tăng cung tiền tệ đối
với lãi suất là không rõ ràng
Tác động của cung tiền tệ đối với lãi suất

• Nhìn chung, hiệu ứng thanh khoản sẽ tác động


ngay lập tức; hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng
mức giá có tác động chậm hơn
• Hiệu ứng lạm phát dự tính lại phụ thuộc vào sự
điều chỉnh của cá nhân đối với dự tính của họ
Tác động của cung tiền tệ đối với lãi suất

• Tác động của cung tiền tệ đối với lãi suất phụ
thuộc vào sự lấn át của hiệu ứng nào
▫ Hiệu ứng thanh khoản lớn hơn các hiệu ứng khác
▫ Hiệu ứng thanh khoản nhỏ hơn các hiệu ứng khác
và lạm phát điều chỉnh chậm
▫ Hiệu ứng thanh khoản nhỏ hơn hiệu ứng lạm phát
dự tính và sự điều chỉnh nhanh của lạm phát dự
tính
Hiệu ứng thanh khoản lớn hơn các hiệu ứng khác

i1

i2

Hiệu ứng Hiệu ứng thu nhập,


Thời gian
thanh khoản mức giá và lạm phát
dự tính
Hiệu ứng thanh khoản nhỏ hơn các hiệu ứng khác và
lạm phát điều chỉnh chậm

i2
i1

Hiệu ứng Hiệu ứng thu nhập, mức Thời gian


thanh khoản giá và lạm phát dự tính
Hiệu ứng thanh khoản nhỏ hơn hiệu ứng lạm phát dự
tính và lạm phát điều chỉnh nhanh

i2
i1

Thời gian
Hiệu ứng thanh Hiệu ứng
khoản và lạm thu nhập,
phát dự tính mức giá
CẤU TRÚC RỦI RO VÀ
CẤU TRÚC KỲ HẠN CỦA LÃI SUẤT
1. Khái niệm

• Cấu trúc rủi ro của lãi suất là mối liên hệ giữa


các lãi suất khác nhau của các trái phiếu có
cùng thời gian đáo hạn
• Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất là mối liên hệ giữa
lãi suất của các trái phiếu có cùng tính chất
nhưng có thời gian đáo hạn khác nhau
2. Cấu trúc rủi ro của lãi suất

• Có 4 loại trái phiếu dài hạn khác nhau


▫ Trái phiếu dài hạn của Chính phủ
▫ Trái phiếu Chính quyền địa phương
▫ Trái phiếu công ty loại Aaa
▫ Trái phiếu công ty loại Baa
2. Cấu trúc rủi ro của lãi suất

• Nhận xét
▫ Lãi suất của các loại trái phiếu khác nhau không
giống nhau
▫ Mức độ chênh lệch giữa các loại trái phiếu biến
động qua các năm
Lý do?
2. Cấu trúc rủi ro của lãi suất

• Có 3 yếu tố tạo nên sự khác biệt lãi suất


▫ Rủi ro phá sản (default risk)
▫ Tính thanh khoản (liquidity)
▫ Thuế thu nhập (income tax)
• Ba yếu tố này tạo nên cấu trúc rủi ro của lãi suất
Rủi ro phá sản

• Rủi ro phá sản là khi người vay tiền không trả


được lãi và vốn gốc đúng hạn
• Trái phiếu Chính phủ thường được coi là an
toàn cao
• Mức chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu an toàn
và trái phiếu có rủi ro phá sản gọi là mức phí rủi
ro (risk premium)
Ảnh hưởng của sự tăng lên của rủi ro phá sản
đối với lãi suất
Mức phí
i rủi ro P i
P
DG2
DC1
SC DG1 SG
DC2 iG2 PG2
iG2
PC1

iC1 PG1 iG1

PC2
iC2

Khối lượng trái phiếu Khối lượng trái phiếu


công ty (C) chính phủ (G)
Rủi ro phá sản

• Mức phí này cho biết người nắm giữ trái phiếu
đòi hỏi thêm bao nhiêu lợi nhuận để bù đắp cho
khả năng xảy ra rủi ro phá sản
• Mức phí rủi ro luôn dương và nếu rủi ro càng
cao thì mức phí rủi ro càng lớn
• Mức độ rủi ro của các trái phiếu thường được
thể hiện qua các chỉ số xếp hạng tín dụng (phụ
thuộc vào xác suất phá sản của nhà phát hành
trái phiếu)
Xếp hạng trái phiếu của Moody và Standard and Poor
Xếp hạng (Rating) Các công ty có trái phiếu xếp
Standard Mô tả hạng tương ứng vào năm
Moody’s 1997
and Poor’s
Aaa AAA Chất lượng cao nhất (Highest quality) General Electric, Johnson and
– Rủi ro phá sản thấp nhất Johnson, Winconsin Bell
Aa AA McDonalds, Mobil Oil, Wal-
Chất lượng cao (High quality)
Mart
A A Cao hơn mức trung bình (Upper Anheuser-Busch, Ford
medium grade) Motors, Xerox
Baa BBB Chrysler, General Motors,
Trung bình (Medium grade)
Wendy’s
Ba BB Thấp hơn trung bình (Lower medium McDonnell Douglas, RJR-
grade) Nabisco, Time-Warner
B B Marriott, Revlon, Turner
Mang tính đầu cơ (Speculative)
Broadcasting
Caa CCC, CC Kém (Poor – high default risk)
Ca C Mang tính đầu cơ rất cao (Highly
speculative)
C D Kém nhất (Lowest grade)
Tính thanh khoản

• Thông thường, trong khuôn khổ của một quốc


gia thì trong tất cả các loại trái phiếu có cùng
thời gian đáo hạn, trái phiếu của Chính phủ bao
giờ cũng có tính thanh khoản cao hơn
• Tính thanh khoản ảnh hưởng đến sự chênh lệch
lãi suất của các trái phiếu (tỷ lệ nghịch)
• Chênh lệch lãi suất có nguồn gốc từ tính thanh
khoản gọi là phí thanh khoản (liquidity premium)
Ảnh hưởng của sự giảm đi của tính thanh khoản
đối với lãi suất
Phí thanh
khoản
P i P i

DC1 DG2

SC SG
DC2 DG1
iG2 PG2 iG2

iC1
PC1 PG1 iG1

PC2
iC2

Khối lượng trái phiếu Khối lượng trái phiếu


công ty (C) chính phủ (G)
Thuế thu nhập

• Thuế thu nhập ảnh hưởng đến thu nhập từ tiền


lãi của các trái phiếu. Thuế thu nhập cao sẽ làm
giảm tỷ suất lợi nhuận dự kiến của trái phiếu
• => lãi suất tăng lên
Thuế thu nhập

• Ưu đãi thuế của trái phiếu Chính quyền địa phương


Tóm lại

• Cấu trúc rủi ro của lãi suất bị ảnh hưởng bởi 3


yếu tố: rủi ro phá sản, tính thanh khoản và thuế
thu nhập
▫ Khi rủi ro phá sản tăng lên, phí rủi ro tăng lên
▫ Khi tính thanh khoản cao hơn, lãi suất sẽ giảm
▫ Nếu trái phiếu có những điều kiện ưu đãi về thuế
thu nhập thì lãi suất cũng sẽ thấp hơn
3. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất

• Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất hình thành từ lãi


suất của các trái phiếu (thường của cùng 1 nhà
phát hành) có thời gian đáo hạn khác nhau
• Hay cấu trúc kỳ hạn là sự khác biệt về lãi suất
của các trái phiếu có cùng tính chất về rủi ro
phá sản, tính thanh khoản, ưu đãi thuế nhưng
khác nhau về thời gian đáo hạn
Đường lãi suất

Lợi suất đáo hạn (YTM)

Đƣờng lãi suất


(yield curve)

• Giải thích ý nghĩa của đường lãi suất? Thời gian


Vay dài hạn sẽ đắt hơn vay ngắn hạn đáo hạn
Đường lãi suất
Đường lãi suất

• Các dạng cơ bản của đường lãi suất


▫ Đường lãi suất bình thường, dốc lên
▫ Đường lãi suất phẳng
▫ Đường lãi suất ngược, dốc xuống
▫ Đường lãi suất hình bướu
Đường lãi suất bình thường, dốc lên

YTM
M

Time to maturity
Đường lãi suất phẳng

YTM

Time to maturity
Đường lãi suất ngược, dốc xuống

YTM

Time to maturity
Đường lãi suất hình bướu

YTM

Time to maturity
Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất

• Hiện tượng 1: Lãi suất của các trái phiếu có thời


gian đáo hạn khác nhau thường biến động đồng
thời với nhau
• Hiện tượng 2: Khi lãi suất ngắn hạn thấp, đường
lãi suất thường có dạng dốc lên trên. Khi lãi suất
ngắn hạn cao, đường lãi suất thường dốc xuống
• Hiện tượng 3: Trong thực tế, đường lãi suất dốc
lên thường hay gặp nhất
Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất

• Có 3 lý thuyết thường được dùng để giải thích


cho cấu trúc kỳ hạn của lãi suất
▫ Lý thuyết dự tính (Pure Expectations Theory)
▫ Lý thuyết thị trường phân cách (Market
Segmentation Theory)
▫ Lý thuyết môi trường ưu tiên (Liquidity Premium
Theory)
Lý thuyết dự tính

• Giả định chính: Các trái phiếu thay thế hoàn hảo
cho nhau
▫ Người nắm giữ trái phiếu chỉ quan tâm đến tỷ suất
lợi nhuận dự tính của trái phiếu
▫ Không quan tâm tới thời gian đáo hạn của trái
phiế
• Giả định: thị trường không có chi phí giao dịch
Lý thuyết dự tính

• Xét 2 chiến lược đầu tư sau:


▫ Mua 1 trái phiếu loại 1 năm với i = 8%. Một năm
sau, khi trái phiếu này đáo hạn thì đầu tư cả vốn
và lãi vào 1 trái phiếu 1 năm khác với ie = 9%
▫ Mua 1 trái phiếu loại 2 năm và nắm giữ cho đến
khi đáo hạn
Lý thuyết dự tính

• Lãi suất của 1 trái phiếu dài hạn bằng trung bình
của các lãi suất của các trái phiếu ngắn hạn
Lý thuyết dự tính

• Điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất trái phiếu dài hạn


cao hơn trung bình của các lãi suất của các trái
phiếu ngắn hạn?
• => Có cơ hội cho hoạt động arbitrage (hoạt
động kiếm lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất mà
không cần bỏ tiền đầu tư và không phải chịu rủi
ro do mua bán song hành)
Lý thuyết dự tính

• Giải thích hiện tượng 1:


▫ Khi lãi suất ngắn hạn tăng => củng cố khả năng
tăng tiếp; khi giảm => củng cố khả năng giảm tiếp
▫ Do lãi suất dài hạn là trung bình của lãi suất ngắn
hạn; vì vậy các lãi suất ngắn hạn dự kiến trong
tương lai tăng => lãi suất dài hạn tăng; lãi suất
ngắn hạn giảm => lãi suất dài hạn giảm
▫ Vậy lãi suất ngắn hạn và dài hạn cùng tăng hay
cùng giảm, tức giải thích được hiện tượng 1
Lý thuyết dự tính

• Giải thích hiện tượng 2:


▫ Do lãi suất có tính hướng trung bình; khi lãi suất
ngắn hạn tăng đến một mức nào đó sẽ giảm
xuống
▫ Vì vậy:
 Khi lãi suất ngắn hạn thấp => dự tính sẽ tăng đến
một mức nào đó; lãi suất dài hạn sẽ tăng và đường
lãi suất dốc lên
 Khi lãi suất ngắn hạn cao => dự tính sẽ giảm; lãi
suất dài hạn sẽ giảm và đường lãi suất dốc xuống
Lý thuyết dự tính

• Giải thích hiện tượng 3:


▫ Không giải thích được vì trong thực tế lãi suất
ngắn hạn có khả năng tăng lên cũng nhiều bằng
khả năng giảm đi
Lý thuyết thị trường phân cách

• Giả định chính: Các trái phiếu có thời gian đáo


hạn khác nhau hoàn toàn không thay thế cho
nhau. Tỷ suất lợi nhuận dự kiến của việc nắm
giữ 1 loại trái phiếu hoàn toàn không ảnh hưởng
đến nhu cầu nắm giữ 1 loại trái phiếu khác
• Các dạng đường lãi suất khác nhau hình thành
do sự khác biệt cung cầu trên thị trường của các
trái phiếu có thời gian đáo hạn khác nhau
Lý thuyết thị trường phân cách

• Giải thích hiện tượng 3:


▫ NĐT thường thích trái phiếu ngắn hạn hơn do ít
chịu rủi ro lãi suất hơn => Giá trái phiếu ngắn hạn
cao hơn trái phiếu dài hạn và lãi suất trái phiếu
ngắn hạn sẽ thấp hơn lãi suất trái phiếu dài hạn
=> Đường lãi suất thường dốc lên
Lý thuyết thị trường phân cách

• Do thị trường phân cách, các loại trái phiếu


không thay thế cho nhau, không liên quan đến
nhau => Biến động của lãi suất ngắn hạn không
thể tác động tới lãi suất dài hạn và ngược lại =>
Không giải thích được hiện tượng 1
• Không có mối liên hệ nào về việc thay đổi lượng
cung cầu các loại trái phiếu có thời gian đáo hạn
khác nhau khi lãi suất ngắn hạn thay đổi =>
Không giải thích được hiện tượng 2
Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí thanh khoản

• Kết hợp được cả 2 lý thuyết dự tính và lý thuyết


thị trường phân cách
• Giả định:
▫ Các loại trái phiếu thay thế được cho nhau nhưng
không hoàn hảo
▫ NĐT ưa thích một loại trái phiếu đáo hạn này hơn
loại trái phiếu đáo hạn khác
Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí thanh khoản

• Các NĐT vẫn có thể nắm giữ trái phiếu có thời


gian đáo hạn khác với “môi trường ưu tiên” nếu
được đền bù bằng khoản phí thời hạn (term
premium) lnt

• Lãi suất dài hạn là tổng của trung bình của các
lãi suất ngắn hạn dự tính và phí thời hạn
Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí thanh khoản

• lnt luôn dương do các NĐT đòi


▫ Bù đắp cho rủi ro thay đổi lãi suất do giá của trái
phiếu dài hạn biến động mạnh hơn
▫ Bù đắp cho tính thanh khoản bị mất nhiều hơn so
với trái phiếu ngắn hạn

• Lý thuyết này giải thích được dự báo của thị


trường về xu hướng của lãi suất dựa vào hình
dáng của các đường lãi suất
Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí thanh khoản

• Giải thích hiện tượng 1:


▫ Tương tự như ở lý thuyết dự tính, do lãi suất dài
hạn là trung bình của các lãi suất ngắn hạn cộng
thêm phí thời hạn
• Giải thích hiện tượng 2:
▫ Khi lãi suất ngắn hạn thấp => dự tính sẽ tăng lên;
lãi suất dài hạn là trung bình và cộng thêm phí
thời hạn nên càng dốc hơn
▫ Khi lãi suất ngắn hạn thấp => dự tính sẽ giảm
mạnh nên dù có cộng thêm phí thời hạn vẫn nhỏ
hơn lãi suất ngắn hạn => dốc xuống
Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí thanh khoản

• Giải thích hiện tượng 3:


▫ Do có thêm khoản phí thời hạn lnt nên khi lãi suất
ngắn hạn dự tính giảm nhưng không giảm mạnh
thì lãi suất dài hạn vẫn cao hơn lãi suất ngắn hạn
(cho dù là trung bình của các lãi suất ngắn hạn)
=> đường lãi suất thường dốc lên trên hơn
Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí thanh khoản

• Lý thuyết môi trường ưu tiên và phí thanh khoản


là lý thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất vì
chúng giải thích được các hiện tượng phổ biến
về cấu trúc lãi suất trong thực tế
Các lý thuyết về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất

• Lý thuyết dự tính:
▫ Giải thích được hiện tượng 1 và 2
▫ Không giải thích được hiện tượng 3
• Lý thuyết thị trường phân cách
▫ Giải thích được hiện tượng 3
▫ Không giải thích được hiện tượng 1 và 2
• Lý thuyết môi trường ưu tiên
▫ Kết hợp 2 lý thuyết trên
▫ Giải thích được cả 3 hiện tượng

You might also like