You are on page 1of 57

CHƯƠNG 2: THỜI GIÁ TIỀN TỆ

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Theo bạn, tại sao tiền tệ có giá trị theo thời gian?
Câu 2: Theo bạn, tại sao trong các quyết định tài chính người ta luôn phải tính đến giá
trị theo thời gian của tiền?
Câu 3: Cho ví dụ để thấy rõ sự khác nhau giữa lãi đơn và lãi kép?
Câu 4: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất tăng gấp 5 lần thì giá trị
tương lai của một khoản tiền tính theo lãi đơn có tăng gấp 5 lần hay không?
Câu 5: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi số kỳ tính lãi tăng gấp 5 lần thì
giá trị tương lai của một khoản tiền tính theo lãi đơn có tăng gấp 5 lần hay không?
BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Một người gửi tiết kiệm ngân hàng 50 triệu đồng trong thời gian là 6 tháng với
lãi suất 0,5%/tháng, lãi được chi trả hàng tháng. Khi đến hạn (sau 6 tháng) người này
đến ngân hàng rút tiền. Hãy tính số tiền người này nhận được bao gồm cả gốc và lãi?
Giải
Số tiền người này nhận được là giá trị tương lai của khoản gửi tiết kiệm 50 triệu
đồng sau 6 tháng với lãi suất 0,5%/tháng tính theo lãi đơn:
FVn = PV . [ 1 + r . n ]= 50 x (1+0,5% x 6)= 51,5 triệu đồng
Bài 2: Công ty X đầu tư một khoản tiền với lãi suất 10%/ năm sau 4 năm thu được cả
gốc và lãi là 73,205 triệu đồng.. Hỏi số tiền Công ty X đầu tư ban đầu là bao nhiêu?
Giải
Gọi số tiền đầu tư ban đầu là PV.
Ta có:
FVn 73,205
PV = n
= = 50 triệu đồng.
(1 + r) (1 + 10%)4
Vậy số tiền Công ty X đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng.
Bài 3: Một công ty mua một tài sản theo phương thức thanh toán như sau:
Trả cho người bán 200 triệu đồng, 400 triệu đồng, 600 triệu đồng lần lượt vào cuối năm
2,4,6. Hỏi giá trị thực của tài sản cố định này là bao nhiêu? Biết rằng lãi suất ổn định
qua các năm là 10%/ năm.
Giải
Giá trị thực của tài sản cố định là:
200 400 600
PV = 2
+ 4
+ = 777,179 triệu đồng
(1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%)6
Vậy giá trị thực của tài sản cố định là: 777,179 triệu đồng.
Bài 4: Công ty X vay ngân hàng 2 tỷ đồng, thời gian vay là 10 năm, lãi suất không đổi
7,5%/năm, cuối mỗi năm công ty phải trả số tiền bằng nhau là A đồng, lần trả đầu tiên

1
là 1 năm sau ngày vay, lãi tính trên dư nợ thực tế đầu kỳ. Hãy lập bảng tính số nợ gốc
và tiền lãi phải trả ở mỗi năm.
Giải
Đơn vị tính: đồng
Số tiền bằng nhau bao gồm lãi và gốc phải thanh toán cuối mỗi năm là A đồng
Áp dụng công thức:
1 − (1 + r)−n
PV = A .
r
1 − (1 + 7,5%)−10
2.000.000.000 = A .
7,5%
 A= 291.371.855.
Như vậy cuối mỗi năm thanh toán số tiền bằng nhau gồm cả lãi và gốc là
291.371.855 đồng.
Năm thứ nhất:
- Tiền lãi năm thứ nhất = 2.000.000.000 x 7,5% = 150.000.000
- Tiền gốc năm thứ nhất = 291.371.855 – 150.000.000 = 141.371.855
- Dư nợ cuối năm thứ nhất = 2.000.000.000 – 141.371.855 = 1.858.628.145
Năm thứ hai:
- Tiền lãi năm thứ hai = 1.858.628.145 x 7,5% = 139.397.111
- Tiền gốc năm thứ hai = 291.371.855 –139.397.111 = 151.974.744
- Dư nợ cuối năm thứ hai = 1.858.628.145 – 151.974.744 = 1.706.653.401
Năm thứ ba:
- Tiền lãi năm thứ ba = 1.706.653.401 x 7,5% = 127.999.005
- Tiền gốc năm thứ ba = 291.371.855 –127.999.005 = 163.372.850
- Dư nợ cuối năm thứ ba = 1.706.653.401 – 163.372.850 = 1.543.280.551
Năm thứ tư:
- Tiền lãi năm thứ tư = 1.543.280.551 x 7,5% = 115.746.041
- Tiền gốc năm thứ tư = 291.371.855 –115.746.041 = 175.625.813
- Dư nợ cuối năm thứ tư = 1.513.280.551 – 175.625.813 = 1.543.280.551
…….
Bảng kế hoạch trả nợ vay:
Kỳ Thanh toán trong kỳ
Dư nợ đầu Dư nợ cuối
thanh Số tiền thanh
kỳ Lãi Gốc kỳ
toán toán trong kỳ
1 2.000.000.000 150.000.000 141.371.855 291.371.855 1.858.628.145
2 1.858.628.145 139.397.111 151.974.744 291.371.855 1.706.653.401
3 1.706.653.401 127.999.005 163.372.850 291.371.855 1.543.280.551
4 1.543.280.551 115.746.041 175.625.813 291.371.855 1.367.654.738

2
5 1.367.654.738 102.574.105 188.797.750 291.371.855 1.178.856.988
6 1.178.856.988 88.414.274 202.957.581 291.371.855 975.899.408
7 975.899.408 73.192.456 218.179.399 291.371.855 757.720.008
8 757.720.008 56.829.001 234.542.854 291.371.855 523.177.154
9 523.177.154 39.238.287 252.133.568 291.371.855 271.043.586
10 271.043.586 20.328.269 271.043.586 291.371.855 0
Tổng cộng 913.718.549 2.000.000.000 2.913.718.549
Bài 5: Công ty Y cần mua một xe ô tô tải, đang cân nhắc lựa chọn một trong 2 phương
thức thanh toán do bên bán đưa ra như sau:
- Phương thức 1: phải trả số tiền là 500 triệu đồng nếu trả toàn bộ tiền hàng một lần vào
thời điểm nhận xe.
- Phương thức 2: Phải trả làm 4 lần, số tiền trả mỗi lần là 200 triệu đồng, 200 triệu đồng,
100 triệu đồng, 100 triệu đồng lần lượt vào cuối năm 1,2,3,4.
Biết rằng:
- Lãi suất ngân hàng là 12%/năm theo phương thức tính lãi kép
- Công ty có khả năng thanh toán ngay toàn bộ tiền hàng.
Theo bạn, công ty Y nên chọn phương thức thanh toán nào?
Giải
Đơn vị tính: triệu đồng
Theo phương thức 1: Số tiền phải thanh toán là PV1= 500.
Theo phương thức 2:
200 200 100 100
PV2 = + + + = 472,740
(1 + 12%)1 (1 + 12%)2 (1 + 12%)3 (1 + 12%)4
Ta có PV1= 500>PV2= 472,740.
Như vậy Công ty nên chọn phương thức 2.
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Bài 1: Công ty Kim Cương có khoản tiền nhàn rỗi 150 triệu đồng đem gửi vào ngân
hàng lãi suất 6,5%/ năm, tiền lãi được lĩnh vào cuối mỗi năm.Tổng số tiền nhận được cả
vốn và lãi là 169,5 triệu đồng. Hỏi Công ty Kim Cương gửi ngân hàng trong thời gian
bao lâu?
Đáp án: 2 năm
Bài 2: Doanh nghiệp tư nhân Lộc Phát có 500 triệu đồng chia làm 2 phần gửi ở hai ngân
hàng khác nhau theo phương thức lãi đơn. Số tiền thứ nhất gửi ở Ngân hàng X hưởng
lãi suất i%/ năm, mỗi năm nhận lãi 16 triệu đồng. Số tiền thứ 2 gửi ở ngân hàng Y hưởng
lãi suất (i%+1%)/năm, mỗi năm nhận lãi 27 triệu đồng. Hãy tính số tiền gửi và lãi suất
tiền gửi ở mỗi ngân hàng?
Đáp án:
Số tiền gửi ở ngân hàng X: 200 triệu đồng lãi suất 8%/ năm.
Số tiền gửi ở Ngân hàng Y: 300 triệu đồng, lãi suất 9%/ năm.
3
Bài 3: Để sau 3 năm nhận được cả vốn gốc và lãi vào ngày đáo hạn là 125,9712 triệu
đồng với lãi suất 8%/ năm, thì ngay thời điểm này nhà đầu tư cần đầu tư bao nhiêu?
Đáp án: PV = 100 triệu đồng
Bài 4: Một người nhận được cả vốn gốc và lãi là 242 triệu đồng khi đầu tư 200 triệu
đồng trong 2 năm, theo phương pháp lãi kép, lãi suất không thay đổi qua 2 năm. Tính
lãi suất đầu tư?
Đáp án: r = 10%/năm
Bài 5: Công ty Thắng Lợi gửi ngân hàng số tiền 200 triệu đồng theo lãi suất 7%/năm,
lãi nhập vốn 6 tháng 1 lần. Hãy tính số tiền cả gốc và lãi công ty nhận được sau 5 năm
gửi?
Đáp án: FV5= 282,1198 triệu đồng
Bài 6: Công ty Chiến Thắng vay ngân hàng 800 triệu đồng, thời gian vay là 8 năm, lãi
suất cố định là 8%/năm, cuối mỗi năm công ty đều phải trả số tiền bằng nhau. Lần trả
đầu tiên là 1 năm sau ngày vay. Lãi tính trên dư nợ giảm dần.
Yêu cầu: Hãy lập bảng kế hoạch trả nợ vay cho công ty Chiến Thắng.
Đáp án: Đơn vị tính: đồng
Mỗi năm thanh toán số tiền bằng nhau gồm cả lãi và gốc là 139.211.808 đồng .
Kỳ Thanh toán trong kỳ
Dư nợ đầu Dư nợ cuối
thanh Số tiền thanh
kỳ Lãi Gốc kỳ
toán toán trong kỳ
1 800.000.000 64.000.000 75.211.808 139.211.808 724.788.192
2 724.788.192 57.983.055 81.228.753 139.211.808 643.559.438
3 643.559.438 51.484.755 87.727.053 139.211.808 555.832.385
4 555.832.385 44.466.591 94.745.218 139.211.808 461.087.167
5 461.087.167 36.886.973 102.324.835 139.211.808 358.762.332
6 358.762.332 28.700.987 110.510.822 139.211.808 248.251.510
7 248.251.510 19.860.121 119.351.688 139.211.808 128.899.823
8 128.899.823 10.311.986 128.899.823 139.211.808 0
Tổng cộng 313.694.468 800.000.000 1.113.694.468
Bài 7: Cô Ba dự kiến 5 năm sau sẽ mua một căn nhà giá 600 triệu đồng. Vì thế, cuối
mỗi tháng Cô Ba gửi vào ngân hàng một số tiền là A với lãi suất cố định là 0,5%/ tháng.
Hỏi số tiền mỗi tháng Cô Ba phải gửi vào ngân hàng là bao nhiêu để sau 5 năm Cô Ba
có thể thực hiện được dự định mua nhà của mình?
Đáp án: 8,6 triệu đồng
Bài 8: Cô Xuân gửi vào ngân hàng liên tục trong 6 năm với lãi suất không thay đổi là
6%/ năm, số tiền gửi vào cuối mỗi năm lần lượt là 10 triệu đồng, 20 triệu đồng, 30 triệu
đồng, 40 triệu đồng, 50 triệu đồng, 60 triệu đồng. Ngay sau lần gửi thứ 6, Cô Xuân đã
ra ngân hàng rút hết tiền . Hỏi số tiền Cô Xuân rút ra là bao nhiêu?

4
Đáp án: 232,306 triệu đồng
Bài 9: Công ty Hào Quang có một căn nhà mặt tiền cho thuê trong thời hạn 5 năm,
phương thức cho thuê được thực hiện theo một trong 2 phương án sau:
Phương án 1: Trả một lần duy nhất ngay khi thuê là 640 triệu đồng (không phải
đặt cọc).
Phương án 2: Tiền thuê trả đầu mỗi năm là 138 triệu đồng/ năm, đồng thời người
thuê phải đặt cọc 200 triệu đồng. Số tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả ngay khi hết hạn hợp
đồng.
Công ty X đang muốn thuê căn nhà trên. Hỏi công ty X nên chọn phương án nào?
Biết lãi suất 12%/năm.
Đáp án: Chọn phương án 1 vì:
Phương án 1 có PV1=640
Phương án 2 có PV2= 643,669
Bài 10: Doanh nghiệp A vay ngân hàng XYZ một khoản tiền 5.000 triệu đồng với lãi
suất cố định là 10%/ năm. Theo hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp trả nợ dần trong 5
năm, lần trả đầu tiên là 1 năm sau ngày vay. Lãi tính trên dư nợ giảm dần.Yêu cầu lập
bảng kế hoạch trả nợ vay trong trường hợp mỗi năm trả phần nợ gốc bằng nhau.
Đáp án: Đơn vị tính: triệu đồng .
Mỗi năm thanh toán số tiền gốc bằng nhau là 1.000.
Kỳ Thanh toán trong kỳ
Dư nợ đầu Dư nợ cuối
thanh Số tiền thanh
kỳ Lãi Gốc kỳ
toán toán trong kỳ
1 5.000 500 1.000 1.500 4.000
2 4.000 400 1.000 1.400 3.000
3 3.000 300 1.000 1.300 2.000
4 2.000 200 1.000 1.200 1.000
5 1.000 100 1.000 1.100 0
Tổng cộng 1.500 5.000 6.500
Bài 11: Doanh nghiệp ABC vay ngân hàng X một khoản tiền 5.000 triệu đồng với lãi
suất không đổi là 10%/ năm. Theo hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp trả nợ dần trong 5
năm, lần trả đầu tiên là 1 năm sau ngày vay. Lãi tính trên dư nợ giảm dần. Yêu cầu lập
bảng kế hoạch trả nợ vay trong trường hợp mỗi năm phải thanh toán số tiền bằng nhau.
Đáp án: Đơn vị tính: đồng
Mỗi năm thanh toán số tiền bằng nhau gồm cả lãi và gốc là 1.318.987.404 đồng .
Kỳ Thanh toán trong kỳ
Dư nợ đầu Dư nợ cuối
thanh Số tiền thanh
kỳ Lãi Gốc kỳ
toán toán trong kỳ
5.000.000.000

5
1 5.000.000.000 500.000.000 818.987.404 1.318.987.404 4.181.012.596
2 4.181.012.596 418.101.260 900.886.144 1.318.987.404 3.280.126.452
3 3.280.126.452 328.012.645 990.974.759 1.318.987.404 2.289.151.693
4 2.289.151.693 228.915.169 1.090.072.235 1.318.987.404 1.199.079.458
5 1.199.079.458 119.907.946 1.199.079.458 1.318.987.404 0
Tổng cộng 1.594.937.020 5.000.000.000 6.594.937.020
Bài 12: Cô Hạ muốn mở 2 sổ tiết kiệm, 1 cuốn có thời hạn 2 năm và 1 cuốn có thời hạn
4 năm tính từ thời điểm hiện tại. Lãi suất ngân hàng ổn định là 7%/năm theo phương
pháp lãi kép. Khi hết hạn mỗi cuốn đều có giá trị là 10 triệu đồng. Vậy ngay từ bây giờ
cô Hạ phải gửi vào ngân hàng tổng số tiền 2 sổ tiết kiệm là bao nhiêu?
Đáp án:
PV1=8.734.387
PV2 = 7.628.952
PV = PV1 + PV2 = 16.363.339
Bài 13: Công ty Nắng Mai vay ngân hàng 6.000 triệu đồng theo lãi suất 9,5%/ năm trong
thời hạn 5 năm, vốn và lãi trả một lần khi đáo hạn. Để tránh bị khó khăn trong việc trả
nợ, vào cuối mỗi năm Công ty Nắng Mai gửi vào ngân hàng một khoản tiền cố định là
A với lãi suất tiền gửi tiết kiệm 6,7%/ năm, gửi suốt 5 năm liên tục nhằm mục đích khi
đáo hạn số tiền cả gốc và lãi rút ra hết sẽ đủ tiền trả nợ vay. Hãy tính số tiền gửi ngân
hàng mỗi năm.
Đáp án: 1.652,335 triệu đồng
Bài 14: Bà K dự tính còn 20 năm nữa sẽ nghỉ hưu. Bà K dự định gửi tiền vào ngân hàng
để khi về hưu sẽ có một khoản tiền để mở một cửa hàng kinh doanh. Biết lãi suất tiết
kiệm của ngân hàng ổn định là 7,5%/ năm.
a. Nếu cứ mỗi năm bà K gửi 3 triệu đồng (bắt đầu từ thời điểm hiện tại) thì tới lúc
nghỉ hưu bà K sẽ có được số tiền là bao nhiêu?
b. Nếu muốn có được 200 triệu đồng khi nghỉ hưu thì bắt đầu từ bây giờ, mỗi năm
bà K phải gửi bao nhiêu?
Đáp án:
a. 139,658 triệu đồng
b. 4,296 triệu đồng
Bài 15: Công ty M có số tiền là 2 tỷ đồng chia thành 2 khoản gửi ở hai ngân hàng khác
nhau trong 1 năm theo phương pháp lãi đơn. Khoản tiền thứ nhất là a gửi ở Ngân hàng
A, khoản tiền thứ 2 là b gửi ở ngân hàng B, tiền lãi thu được trong 1 năm là 177,5 triệu
đồng. Nếu đem số tiền a gửi ở ngân hàng B và số tiền b gửi ở ngân hàng A thì sẽ được
khoản lãi thu được trong 1 năm là 172,5 triệu đồng. Biết rằng lãi suất ở ngân hàng A cao
hơn lãi suất ngân hàng B là 0,5%/năm. Tính số tiền gửi và lãi suất ở mỗi ngân hàng.
Đáp án: Số tiền gửi ngân hàng A là 1,5 tỷ, lãi suất 9%
Số tiền gửi ngân hàng B là 0,5 tỷ, lãi suất 8,5%
6
Bài 16: Công ty Thịnh Phát đang bán căn hộ chung cư với giá 1.200 triệu đồng. Để thu
hút khách hàng, công ty đang có chính sách bán chịu như sau: Ngay khi nhận căn hộ,
khách hàng thanh toán ngay 360 triệu đồng, số còn lại là 840 triệu đồng sẽ trả dần đều
nhau trong 10 năm, mỗi năm 1 lần. Lần thanh toán đầu tiên là 1 năm sau khi nhận nhà.
Lãi suất ngân hàng ổn định 10%/ năm. Hãy tính số tiền khách hàng phải trả mỗi năm.
Đáp án: 136,706 triệu đồng
Bài 17: Công ty An An gửi ngân hàng số tiền như sau:
- Đầu năm 2010 gửi 120 triệu đồng, lãi suất 10 %/ năm.
- Đầu năm 2012 lãi suất 9 %/ năm. Công ty gửi thêm 100 triệu đồng.
- Đầu năm 2013 lãi suất 8 %/ năm. Công ty gửi thêm 50 triệu đồng.
Cuối năm 2015, công ty cần tiền nên rút ra hết. Hỏi số tiền công ty rút ra bao gồm cả
gốc và lãi là bao nhiêu?
Đáp án: 3949,666 triệu đồng.
Bài 18: Công ty Thiên Thanh vay ngân hàng ABC số tiền 1.000 triệu đồng với các mức
lãi suất như sau:
0,75%/ tháng cho 12 tháng đầu tiên,
0,8% tháng cho 24 tháng tiếp theo,
0,9% tháng cho 18 tháng cuối cùng.
Nếu lãi gộp vào vốn 6 tháng một lần thì tiền lãi công ty phải trả cho ngân hàng là bao
nhiêu khi kết thúc đợt vay?
Đáp án: 542,409 triệu đồng
Bài 19: Công ty Ngọc Bích có chính sách bán hàng sản phẩm A như sau:
Nếu trả ngay: Giá bán trả ngay một lần khi mua hàng là 36 triệu đồng.
Nếu trả chậm: ngay khi nhận hàng khách hàng phải thanh toán 30% giá trả chậm, số tiền
còn lại sẽ trả dần 12 lần đều nhau trong 12 tháng kế tiếp, cuối mỗi tháng trả một lần.
Lãi suất ngân hàng là 0,9%/ tháng.
Hãy tính giá bán trả chậm của sản phẩm A.
Đáp án: 37,472150 triệu đồng
Bài 20: Công ty Hồng Ngọc có chính sách bán hàng sản phẩm B như sau:
Giá bán trả chậm của sản phẩm B là 62,5894 triệu đồng. Ngay khi nhận hàng khách
hàng phải thanh toán 20% giá trả chậm, số tiền còn lại sẽ trả dần 5 lần đều nhau trong 5
năm kế tiếp, cuối mỗi năm trả một lần. Lãi suất ngân hàng là 10,5%/ năm.
Công ty Xinh muốn mua sản phẩm B nhưng đề nghị trả một lần duy nhất ngay khi nhận
hàng.
Hãy tính giá bán trả ngay của sản phẩm B.
Đáp án: 50 triệu đồng

7
CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Nêu công thức định giá trái phiếu vĩnh cửu ?
Câu 2: Nêu công thức định giá trái phiếu có kỳ hạn và được hưởng lãi?
Câu 3: Nêu công thức định giá trái phiếu chiết khấu có kỳ hạn nhưng không
được hưởng lãi (zero coupon)
Câu 4: Nêu công thức tính lãi suất đầu tư trái phiếu đáo hạn và lãi suất đầu tư
trái phiếu được mua lại?
Câu 5: Nêu công thức định giá cổ phiếu thường ?
Câu 6: Nêu công thức định giá cổ phiếu ưu đãi?
BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Một trái phiếu có mệnh giá 1.000.000 đồng, thời hạn 20 năm, lãi suất 10%/năm,
nếu tỷ suất sinh lợi yêu cầu của thị trường là 12% thì giá trị hiện tại của trái phiếu là
bao nhiêu nếu:
a.Trả lãi 1 năm 1 lần
b.Trả lãi 6 tháng 1 lần.
Giải
a. Giá trị hiện tại của trái phiếu khi được trả lãi 1 năm 1 lần là: (ĐVT: đồng)
1 − (1 + 12%)−20 1.000.000
𝑃𝑑 = [1.000.000𝑥10%]𝑥 + = 850.611
12% (1 + 12%)20
b. Giá trị hiện tại của trái phiếu khi được trả lãi 6 tháng 1 lần là:
12% −40
10% 1 − (1 + 2 ) 1.000.000
𝑃𝑑 = [1.000.000𝑥 ]𝑥 + = 849.537
2 12% 12% 40
2 (1 + )
2
Bài 2: Một loại trái phiếu có thời hạn đáo hạn là 20 năm nhưng không trả lãi định kì mà
chỉ trả vốn gốc là 1.000.000 đồng vào cuối năm thứ 20. Nếu hiện nay lãi suất trên thị
trường là 10% thì người mua trái phiếu phải trả bao nhiêu tiền để mua trái phiếu này?
Giải
Số tiền người mua trái phiếu phải trả để mua trái phiếu này ngay tại thời điểm
hiện nay là:
1.000.000
𝑃𝑑 = = 148.644 đồ𝑛𝑔
(1 + 10%)20
Bài 3: Chính phủ muốn huy động vốn cho việc tái thiết đất nước sau chiến tranh nên
phát hành loại trái phiếu vô kỳ hạn với mệnh giá 5.500.000 đồng, tỷ lệ lãi trái phiếu là
25%.Nếu lãi suất tối thiểu là 20% thì giá trị hiện tại của trái phiếu là bao nhiêu?
Giải
Giá trị hiện tại của trái phiếu là:

8
5.500.000𝑥25%
𝑃𝑑 = = 6.875.000 đồ𝑛𝑔
20%
Bài 4: Giả sử 1 trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng được hưởng lãi suất 10%/năm. Kỳ
hạn của trái phiếu là 9 năm. Nhà đầu tư đòi hỏi lãi suất là 12%
a. Khi mới phát hành nhà đầu tư sẽ mua với giá là bao nhiêu?
b. Giả sử trái phiếu trên đã được lưu hành thực hiện 3 năm và nhà đầu tư đòi hỏi lãi
suất là 12% thì nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu trên với giá là bao nhiêu?
Giải
a. Giá trái phiếu khi mới phát hành là: (ĐVT: đồng)
1 − (1 + 12%)−9 100.000
𝑃𝑑 = [100.000𝑥10%]𝑥 + = 89.344
12% (1 + 12%)9
b. Giá trái phiếu sau khi lưu hành 3 năm là:
1 − (1 + 12%)−6 100.000
𝑃𝑑 = [100.000𝑥10%]𝑥 + = 91.777
12% (1 + 12%)6
Bài 5: Kho bạc phát hành trái phiếu có mệnh giá 10.000.000 đồng, kỳ hạn 5 năm. Lãi
suất 10%/năm, nửa năm trả lãi 1 lần và nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận là 14% khi
mua trái phiếu này. Hãy xác định giá của trái phiếu ?
Giải
Giá của trái phiếu là: (ĐVT: đồng)
14% −10
10% 1 − (1 + 2 ) 10.000.000
𝑃𝑑 = [10.000.000𝑥 ]𝑥 + = 8.595.284
2 14% 14% 10
2 (1 + )
2
Bài 6: Giả sử NH đầu tư phát hành trái phiếu chiết khấu không trả lãi có thời hạn 3 năm,
mệnh giá là 100.000 đồng. Nếu lãi suất đòi hỏi của nhà đầu tư là 12% thì giá bán của
trái phiếu này là bao nhiêu?
Giải
Giá bán của trái phiếu là:
100.000
𝑃𝑑 = = 71.178 đồ𝑛𝑔
(1 + 12%)3
Bài 7: Trái phiếu A có đặc điểm như sau:
-Mệnh giá 1 triệu đồng
- Kỳ hạn 20 năm
-Lãi suất 8%/năm, 6 tháng trả lãi 1 lần
Hãy tính hiện giá của trái phiếu nếu lãi suất thị trường là
a.8%
b.10%
c.12%
Giải

9
Hiện giá của trái phiếu là:
8%
−40
80.000 (1− 2 ) 1.000.000
a.𝑃𝑑 = [ 8% ] + 8% 40 = 1.000.000 đồng
2 (1+ )
2 2
10% −40
80.000 (1− ) 1.000.000
b.𝑃𝑑 = [ 2
10% ]+ 10% 40 = 966.000 đồng
2 (1+ )
2 2
12% −40
80.000 (1− ) 1.000.000
c.𝑃𝑑 = [ 2
12% ]+ 12% 40 = 699.000 đồng
2 (1+ )
2 2

Bài 8: Công ty ABC phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Lãi trái phiếu trả hàng năm
9%, mệnh giá trái phiếu 1.000.000 đồng. Nếu lãi suất nhà đầu tư mong đợi là 10% thì
nhà đầu tư có bỏ ra 892.000 đồng để mua trái phiếu trên hay không? Giải thích?
Giải
Hiện giá của trái phiếu là: (ĐVT: đồng)
1 − (1 + 10%)−5 1.000.000
𝑃𝑑 = [1.000.000𝑥9%]𝑥 + = 765.268
10% (1 + 10%)5
Nhà đầu tư sẽ không bỏ 892.000 đồng để mua trái phiếu trên vì cao hơn giá hiện tại
của nó.
Bài 9: Công ty điện máy đang cho lưu hành loại trái phiếu lãi suất 6%/năm, mười năm
đáo hạn và trả lãi 6 tháng một lần, mệnh giá 100.000 đồng. Nếu lãi suất trên thị trường
là 10%, hiện giá của trái phiếu là bao nhiêu?
Giải
Hiện giá của trái phiếu là: (ĐVT: đồng)
10% −20
6% 1 − + 2 )
(1 100.000
𝑃𝑑 = [100.000𝑥 ]𝑥 + = 40.405
2 10% 10% 20
2 (1 + )
2
Bài 10: Trái phiếu chiết khấu (zero coupon) F có mệnh giá 1.000.000 đồng, thời
gian đáo hạn là 10 năm.
a. Hãy xác định giá trái phiếu này nếu lãi suất yêu cầu của bạn là 9,5%
b. Giả sử trái phiếu trên được bán với giá 500.000 đồng/trái phiếu thì bạn có quyết định
mua trái phiếu trên hay không? Giải thích?
Giải
a. Xác định giá trái phiếu:
1.000.000
𝑃𝑑 = = 403.514 đồ𝑛𝑔
(1 + 9,5%)10
b. Giá trị thực của trái phiếu là 403.514 đồng, thấp hơn giá bán là 500.000 đồng  bạn
không nên mua trái phiếu.

Bài 11: Năm 2015 công ty ABC huy động 6 tỷ VND bằng cách phát hành 60.000 trái
phiếu, lãi suất 10%/năm. Phương thức trả lãi 6 tháng 1 lần, kỳ hạn là 10 năm. Hiện nay

10
sau 3 năm lưu hành, giá của trái phiếu là 93.000 đồng và lãi suất thị trường là 12%.
Anh chị đưa ra lời khuyên gì cho những người đầu tư chứng khoán trên?
Giải
Mệnh giá 1 trái phiếu: 6 tỷ / 60.000 = 100.000 đồng/trái phiếu
Xác định giá trị hiện tại của trái phiếu:
12% −14
10.000 (1− 2 ) 1.000.000
𝑃𝑑 = [ 12% ] + 12% 14 = 90.705 đồng
2 (1+ )
2 2

Giá trị hiện tại của trái phiếu là 90.705 đồng, giá bán là 93.000 đồng, cao hơn
giá trị hiện tại nên nhà đầu tư không nên mua trái phiếu này
Bài 12: Công ty thép K chia cổ tức cho cổ đông hiện nay mỗi cổ phiếu là 3.000 đồng.
Mức chia cổ tức cho cổ phiếu tăng đều 6% mỗi năm. Nếu nhà đầu tư đòi hỏi tỷ lệ lãi
trên cổ phiếu là 12% thì giá cổ phiếu của công ty thép K hiện nay trên thị trường là bao
nhiêu ?
Giải
Giá cổ phiếu của công ty thép K hiện nay trên thị trường là:
3000(1 + 6%)
Pe = = 53.000đ / cp
(12% − 6%)
Bài 13: Công ty JVC hiện đang có mức độ tăng trưởng 20%/năm trong vài năm nay, dự
đoán mức độ tăng trưởng này còn duy trì trong 3 năm nữa. Sau đó, mức độ tăng trưởng
sẽ chậm lại và ổn định ở mức 7%. Giả sử rằng cổ tức hiện được chia 150.000 đồng một
cổ phần và tỷ lệ lãi yêu cầu trên cổ phiếu là 16%.
a.Tính hiện giá của cổ phiếu trên thị trường?
b.Tính giá trị cổ phiếu 1 năm sau và 2 năm sau?
Giải
a. Hiện giá cổ phiếu trên thị trường:
d1= 150.000 x (1+20%) = 180.000 đồng
d2= 180.000x (1+20%) = 216.000 đồng
d3=210.600 x (1+20%) = 259.200 đồng
d4= 259200 x (1+7%) = 277.344 đồng
180.000 216.000 259.200 1 277.344
Pe = + + + *
(1 + 16%)1 (1 + 16%) 2 (1 + 16%) 3 (1 + 16%) 3 16% − 7%
= 2.456.000đồng/cổ phần
b. Giá trị cổ phiếu 1 năm sau:
216.000 259.200 1 277.344
P1 = + + *
(1 + 16%)1
(1 + 16%) 2
(1 + 16%) 16% − 7%
2

= 2.668.817 đồng/ cổ phần


Giá trị cổ phiếu 2 năm sau:

11
259.200 1 277.344
P2 = + *
(1 + 16%)1
(1 + 16%) 16% − 7%
1

= 2.880.000 đồng/cổ phiếu


Bài 14: Giá cổ phiếu thường của công ty X hiện nay là 66.000 đồng/cổ phiếu, cổ tức đã
tăng lên 1.500 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 1. Dự kiến cổ tức sẽ tiếp tục tăng đều với
tốc độ 7%/năm. Xác định tỷ suất mong đợi của cổ phiếu ?
Giải
Lãi suất mong đợi của cổ phiếu là:
1.500
rd = + 7% = 9,27%
66.000
Bài 15: Tập đoàn J hiện đang tăng trưởng với tốc độ 7%/năm, dự kiến trong tương lai
không có gì thay đổi. Nếu hiện nay, cổ tức mỗi cổ phần là 3,85$ và tỷ lệ lãi mong đợi
trên cổ phiếu là 14,5%. Hỏi giá cổ phiếu J 3 năm sau?
Giải
Giá cổ phiếu J 3 năm sau:
d0 = 3,85
d1 = 3,85 (1+ 7%) = 4,11 USD
d2 = 4,11 (1+ 7%) = 4,39 USD
d3 = 4,39 (1+7%) = 4,69USD
d4 = 4,69 (1+7%) = 5,01
d5 = 5,01 (1+7%) = 5,36
5,36
P4 = = 71,47USD
14,5% − 7%
5,01 1 5,36
P3 = + *
(1 + 14,5%)1
(1 + 14,5%) 14,5% − 7%
1

= 66,79 USD
Bài 16: Công ty ABC có mức lợi tức cổ phần hiện hành là 1$, tỷ suất sinh lời yêu cầu
trên cổ phiếu là 8%. Dự kiến tốc độ tăng trưởng trong 3 năm đầu là 10%; tốc độ tăng
trưởng sau 3 năm là 6% và sẽ duy trì trong tương lai. Nếu lãi suất hiện hành được các
nhà đầu tư kỳ vọng trên cổ phiếu là 8%. Hãy xác định giá trị hiện tại của cổ phiếu
ABC?
Giải
Giá trị hiện tại của cổ phiếu ABC:
do = 1$
d1= 1 x 1,1 = 1,1 $
d2 = 1,1x 1,1 = 1,21 $
d3 = 1,21 x 1,1 = 1,33$
d4 = 1,33x 1,06 = 1,41$

12
1,41
p3 = = 70,5USD
8% − 6%
1,1 1,21 1,33 70,5
Pd = + + + = 59,12$
1 2 3
(1,08) (1,08) (1,08) (1,08) 3

Bài 17: Ông A mua một trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng, thời hạn là 5 năm và được
hưởng lãi suất hàng năm là 10% với giá là 105.000 đồng. Hỏi đến khi đáo hạn, lãi suất
đầu tư trái phiếu này là bao nhiêu?
10.000 10.000 10.000 10.000 110.000
105.000 = + +. + +
(1 + rd ) (1 + rd ) (1 + rd ) 3 (1 + rd ) 4 (1 + rd ) 5
1 2

Sử dụng máy tính hoặc excel để giải phương trình trên và tính được lãi suất đầu
tư trái phiếu là 8,72%.
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Bài 1: Công ty thực phẩm H phát hành trái phiếu với lãi suất 15%/năm, mệnh giá 1 triệu
đồng, 15 năm đáo hạn. Lãi suất mong đợi đối với trái phiếu trên là 10%/năm. Hãy tính
giá trị của trái phiếu với hai phương thức trả lãi:
a.Trả lãi định kỳ nửa năm 1 lần
b.Trả lãi định kỳ 1 năm 1 lần
Đáp án:
a. 1.384.340 đồng
b.1.380.320 đồng
Bài 2: Tính hiện giá của trái phiếu chiết khấu, mệnh giá 1.000.000 đồng, 10 năm đáo
hạn, nếu tỷ suất lãi suất mong đợi là 6%, 9%.
Đáp án:
a.943.390 đồng
b.917.430 đồng
Bài 3: Một loại trái phiếu có mệnh giá 1.000.000 đồng, lãi suất 10% và đáo hạn sau 2
năm. Hãy tính giá trị của trái phiếu trong các trường hợp lãi suất thị trường thay
đổi:10%, 12%, 8%.
Đáp án:
a. 1.000.000 đồng
b. 966.000 đồng
c. 1.035.670 đồng
Bài 4: Một loại trái phiếu có thời hạn đáo hạn là 20 năm nhưng không trả lãi định kỳ
mà chỉ trả vốn gốc 1.000.000 đồng vào cuối năm thứ 20. Nếu hiện nay lãi suất trên thị
trường là 15% thì người mua phải trả bao nhiêu tiền để mua trái phiếu này?
Đáp án: 61.100 đồng

13
Bài 5: Trái phiếu được công ty U.S Bilvet phát hành có mệnh giá 1.000 USD, kỳ hạn
12 năm, trả lãi một năm 2 lần với lãi suất 5% và nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận 14% khi
mua trái phiếu này. Hỏi giá trái phiếu là bao nhiêu?
Đáp án: 770,45$
Bài 6: Công ty hóa chất muốn vay 50 tỷ đồng bằng cách phát hành 50.000 trái phiếu.
Trái phiếu mãn hạn trong 20 năm và lãi suất trả cho người mua là 9%/năm.Hiện nay
sau 5 năm lưu hành trên thị trường, lãi suất thị trường hiện hành là 16%/năm thì hiện
giá của trái phiếu này là bao nhiêu?
Đáp án: 619.718 đồng
Bài 7: Một công ty phát hành một loại trái phiếu có mệnh giá 10 triệu đồng, thời gian
đáo hạn là 10 năm, lãi suất trả cho người mua 10%/năm, mỗi năm trả 2 lần. Nếu tỷ lệ
lãi yêu cầu trên trái phiếu lần lượt là 12% và 14% thì giá bán hợp lý của nó tương ứng
là bao nhiêu?
Đáp án:
a. 8.853.008 đồng
b. 9.263.993 đồng
Bài 8: Công ty JC phát hành trái phiếu mệnh giá 1.000 $, lãi suất 12%, trả lãi 6
tháng/lần, kỳ đáo hạn 20 năm. Nếu lãi suất thị trường là 14% thì giá trái phiếu là bao
nhiêu?
Đáp án: Pd = 886,7 $
Bài 9: Trên thị trường đang lưu hành loại trái phiếu của công ty Điện Lạnh với mệnh
giá 200.000 đồng/trái phiếu, có lãi suất 10%/năm, 20 năm đáo hạn. Loại trái phiếu này
đã phát hành cách đây 10 năm.Hiện nay lãi suất trên thị trường là 12%/năm.Lãi trái
phiếu được trả 6 tháng 1 lần. Hỏi giá trái phiếu là bao nhiêu
Đáp án: Pd = 180.694 đồng/trái phiếu
Bài 10: Công ty cổ phần thép K chia lời cho cổ đông hiện nay mỗi cổ phiếu là 3.000
đồng. Mức chia lời cho cổ phiếu tăng đều 6%/năm. Nếu nhà đầu tư đòi hỏi tỷ lệ lãi trên
cổ phiếu là 12% thì giá cổ phiếu của công ty thép K trên thị trường hiện nay là bao nhiêu
?
Đáp án: 53.000 đồng
Bài 11: Tập đoàn máy tính quốc tế hiện đang ở mức độ siêu tăng trưởng 20%/năm, dự
kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng này trong 5 năm nữa trước khi tốc độ tăng trưởng hạ
xuống mức bình quân 6%/năm cho thời gian sau. Hiện nay cổ tức chia cho mỗi cổ phần
là 0,5$ và lãi suất mong đợi trên cổ phiếu là 15%/năm. Tính hiện giá cổ phiếu?
Đáp án: 10,14 $
Bài 12: Công ty Z có thu nhập trên cổ phiếu là 4.000 đồng, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập
những năm qua là 7,5% và dự kiến trong những năm tới vẫn như vậy.Biết rằng tỷ lệ lợi
nhuận giữ lại của công ty là 40% và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với công ty là 14%.Hãy
tính giá trị cổ phiếu hiện tại của công ty?
14
Đáp án: 3.969 đồng
Bài 13: Tập đoàn Millan hiện đang có thu nhập trên mỗi cổ phần là 6 USD, tỷ lệ thanh
toán cổ tức là 55%. Tốc độ tăng trưởng 8,5%/năm. Nếu lãi suất yêu cầu trên cổ phiếu
là 15% thì giá cổ phiếu hiện nay là bao nhiêu?
Đáp án: 55,08 $
Bài 14: Ông A mua một trái phiếu có mệnh giá 1.000 USD, thời hạn là 14 năm và được
hưởng lãi suất 15% với giá là 1.368,31 USD. Hỏi đến khi đáo hạn, lãi suất đầu tư trái
phiếu này là bao nhiêu?
Đáp án: 10%

15
CHƯƠNG 5 : CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Trình bày công thức tính chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và chi phí
sử dụng vốn vay sau thuế?
Câu 2: Trình bày công thức tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần
ưu đãi, vốn cổ phần thường đang lưu hành, chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại, chi phí sử
dụng cổ phiếu thường mới phát hành) ?
Câu 3: Trình bày công thức tính chi phí sử dụng vốn bình quân ?
Câu 4: Trình bày khái niệm và công thức tính của chi phí sử dụng vốn cổ phần
ưu đãi, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường đang lưu hành, chi phí sử dụng lợi nhuận
giữ lại, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành?
Câu 5: Trình bày công thức xác định điểm gãy?
BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Có các số liệu về chi phí sử dụng các khoản nợ vay của một doanh nghiệp như
sau:
Khoản nợ vay Số tiền (triệu đồng) Lãi suất (%/năm)
Vay ngân hàng A 200 11
Vay ngân hàng B 300 12
Vay ngân hàng C 500 14
Tổng 1.000
Yêu cầu: Xác định chi phí sử dụng vốn vay trước thuế của doanh nghiệp?
Giải
Khoản nợ vay Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Lãi suất (%/năm)
Vay ngân hàng A 200 20 11
Vay ngân hàng B 300 30 12
Vay ngân hàng C 500 50 14
Tổng 1.000 100
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là:
(20% * 11%) + (30% *12%) + (50% *14% ) = 12, 8%
Bài 2: Một công ty phát hành trái phiếu không kỳ hạn với giá trái phiếu là 1.000.000
đồng, nhà đầu tư được hưởng 120.000 đồng một năm trong thời gian vô hạn. Hãy tính
chi phí sử dụng nợ vay trái phiếu?
Giải
Chi phí sử dụng nợ vay trái phiếu là:
I 120.000
rd = = = 0,12  12%
Pnet 1.000.000

16
I 120.000
rdt =
= = 12%
Pn 1.000.000
Bài 3: Giả sử công ty phát hành trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng, được hưởng lãi
suất 8%/năm trong thời hạn 5 năm. Giá trái phiếu bán cho nhà đầu tư 93.000 đồng, chi
phí phát hành là 582 đồng. Hãy tính chi phí vốn phát hành bằng trái phiếu?
Giải
Áp dụng công thức:
1 − (1 + rd ) − n −n 1 − (1 + rd ) −5  −5
Pnet = Ix d
+ M (1 + rd )  92.418 = 8% x100.000   + 100.000(1 + rd )
r  rd 
1 − (1 + rdt )−n MG
Pnet =I∗ [ ]+
rdt (1 + rdt )n

1 − (1 + rdt )−5 100.000


(93.000 − 582) = (100.000 ∗ 8%) ∗ [ ]+
rdt (1 + rdt )5

rdt = 10%

Bài 4: Một công ty vay vốn với lãi suất 10%/năm. Hãy tính chi phí sử dụng vốn vay
sau thuế? Biết rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%
Giải
Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là: 10% (1-20%) = 8%

Bài 5: Công ty AB phát hành cổ phiếu ưu đãi và sẽ chi trả cổ tức 1.500 đồng cho mỗi
cổ phiếu ưu đãi. Nếu công ty bán những cổ phiếu ưu đãi đó với giá 50.000 đồng và chi
phí phát hành là 2,5% giá bán thì chi phí vốn cổ phần ưu đãi của công ty là bao nhiêu?
Giải
Chi phí vốn cổ phần ưu đãi là:
dp 1.500
rP = = = 3,07%
Pn 50.000(1 − 2,5%)

Bài 6: Công ty ANZ bán 40.000 đồng/cổ phiếu thông thường. Lợi tức của cổ phiếu
thông thường mong đợi là 2.500 đồng và lợi tức mong đợi tăng với tốc độ 5% mỗi năm.
Hãy tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của doanh nghiệp?
Giải
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của doanh nghiệp:
de 2.500
re = +g = + 5% = 11,25%
Pn 40.000

17
Bài 7: Doanh nghiệp phát hành cổ phần thường mới, cổ tức hiện tại được chia là 3USD,
mức cổ tức này dự kiến tăng 10%/năm. Giá trị thị trường của cổ phiếu là 60USD. Chi
phí phát hành là 5USD/cổ phần. Hãy tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát
hành của doanh nghiệp?
Giải
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành của doanh nghiệp:
d1 3 .3
re = +g= + 0,1 = 16%
Po − CPPH 60 − 5

Bài 8: Công ty ABC chi trả 2USD/cổ phiếu. Dự kiến tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là 7,5%.
Giá cổ phiếu hiện tại là 40 USD. Giả sử công ty sử dụng toàn bộ lợi nhuận để lại. Hãy
tính chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại của công ty?
Giải
Cổ tức năm 1: d1 = 2 x (1+7,5%) = 2,15 USD
Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại của công ty là:
d 2,15
re = 1 + g = + 7,5 = 12,875%
P0 40
Bài 9: Giả sử lợi nhuận giữ lại/cổ phiếu thường của công ty ABC có hệ số beta là 1,2;
100% vốn là vốn chủ sở hữu. Lãi suất phi rủi ro là 5% và tỷ suất sinh lợi thị trường là
11%. Nếu toàn bộ vốn được tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại thì chi phí lợi nhuận giữ lại là
bao nhiêu?
Giải
Chi phí lợi nhuận giữ lại là:
re = rf +  (rm-rf) = 5% + (11%-5%) 1,2 = 12,2%
Bài 10: Theo các số liệu tính toán của công ty BA ta có tỷ trọng và chi phí vốn thành
phần hiện tại như sau:

Số tiền Tỷ trọng Chi phí sử dụng


Nguồn tài trợ dài hạn
(trđ) (%) vốn(%)

1. Nợ vay dài hạn 240 ? 5,6

2. Cổ phần ưu đãi 60 ? 9,0

3. Cổ phần thường 300 ? 13

Tổng 600 ? WACC = ?


Yêu cầu:
a. Tính tỷ trọng vốn thành phần?
b. Tính chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty?
18
Giải
a.Tỷ trọng vốn thành phần:
Nợ vay dài hạn = 240/600 = 0,4 hay 40%
Vốn cổ phần ưu đãi = 60/600 = 0,1 hay 10%
Vốn cổ phần thường = 300/600 = 0,5 hay 50%
b.Vậy chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty:
WACC = 40%x5,6%+10%x9%+50%x13% = 9,6%
Bài 11: Công ty B&W có lợi nhuận có lợi nhuận giữ lại là 300 trđ (với chi phí sử dụng
vốn tương ứng là 13%). Khi có nhu cầu tăng quy mô đầu tư, công ty phải sử dụng thêm
nguồn vốn cổ phần thường phát hành mới để có thể giữ nguyên cấu trúc vốn tối ưu của
mình. Ngoài ra công ty có khả năng vay nợ thêm tối đa là 400 trđ với chi phí sử dụng
vốn vay sau thuế là 5,6%, vượt lên mức này chi phí sử dụng vốn vay sau thuế tăng lên
là 8,4%. Với cấu trúc vốn mục tiêu là 50% vốn cổ phần thường, 10% cổ phiếu ưu đãi,
40% nợ vay và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi là 9%.
a. Xác định các điểm gãy?
b. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp?
Giải
a. Điểm gãy vốn cổ phần thường là: 300/0,5 = 600 triệu đồng
Điểm gãy vốn cổ phần thường là 600 triệu đồng nghĩa là khi khi thu nhập giữ lại
với chi phí sử dụng vốn là 13% được sử dụng hết thì chi phí sử dụng vốn bình quân
của công ty sẽ tăng lên thêm.
Ngoài ra có thêm một điểm gãy nữa xuất hiện khi 400 triệu đồng nợ vay dài hạn
với chi phí sử dụng vốn là 5,6% được sử dụng hết, đó là điểm gãy vốn nợ vay dài hạn:
Điểm gãy vốn nợ vay dài hạn: 400/0,4 = 1000 triệu đồng
b. Chi phí sử dụng vốn bình quân:
Chi phí Chi phí theo
Qui mô tổng nguồn Nguồn Tài trợ Tỷ trọng (%)
(%) tỷ trọng (%)
Từ 0 đến 600 trđ 1. Nợ vay 40 5.6 2.2
2. Cổ phần ưu đãi 10 9 0.9
3. Cổ phần thường 50 13 6.5

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) 9.6


Từ 600 đến 1.000 trđ 1. Nợ vay 40 5.6 2.2
2. Cổ phần ưu đãi 10 9 0.9
3. Cổ phần thường 50 14 7.0

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) 10.1

Trên 1.000 trđ 1. Nợ vay 40 8.4 3.4

19
2. Cổ phần ưu đãi 10 9 0.9
3. Cổ phần thường 50 14 7.0
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) 11.3

BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN


Bài 1: Có các số liệu về chi phí sử dụng các khoản nợ vay của một doanh nghiệp như
sau: Vay ngân hàng A: 800 triệu đồng với lãi suất 10%/năm
Vay ngân hàng B: 700 triệu đồng với lãi suất 9,5%/năm
Vay ngân hàng C: 500 triệu đồng với lãi suất 9%/năm
Yêu cầu: Xác định chi phí sử dụng vốn vay trước thuế của doanh nghiệp?
Đáp án: 9,575%
Bài 2: Một công ty phát hành trái phiếu không kỳ hạn với giá trái phiếu là 420 USD,
nhà đầu tư được hưởng 50 USD một năm trong thời gian vô hạn. Hãy tính chi phí sử
dụng nợ vay trái phiếu?
Đáp án: 11,9%
→ Đối với trái phiếu không kì hạn (trái phiếu không bao giờ đáo hạn):
𝐼 50
𝑟𝑑𝑡 = = = 11,9%
𝑃𝑛𝑒𝑡 420
Bài 3: Giả sử công ty phát hành trái phiếu có mệnh giá 1.000 USD, được hưởng lãi suất
8%/năm trong thời hạn 5 năm. Giá trái phiếu bán cho nhà đầu tư 902,24 USD. Hãy tính
chi phí vốn phát hành bằng trái phiếu?
Đáp án: 10,6%
Bài 4: Công ty Ngọc Anh phát hành cổ phiếu ưu đãi bán cho nhà đầu tư với cam kết trả
cổ tức cố định hàng năm là 12%. Cổ phiếu được bán bằng mệnh giá là 1.000.000 đồng
nhưng công ty phải trả chi phí phát hành là bằng 10% giá bán. Hãy xác định chi phí sử
dụng vốn cổ phần ưu đãi của công ty?
Đáp án: 13,3%
dp 1.000.000 ∗ 12%
rp = = = 13,33%
Pp (1 − e) 1.000.000 ∗ (1 − 10%)
Bài 5: Công ty ANZ bán 40 USD/cổ phiếu thông thường, lợi tức của cổ phiếu thông
thường mong đợi là 4,2 USD và lợi tức mong đợi tăng với tốc độ 5% mỗi năm. Hãy
tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của doanh nghiệp?
Đáp án: 15,5%
Bài 6: Lợi tức của cổ phiếu X dự kiến được chia vào năm tới là 4,2USD, tốc độ tăng
trưởng cổ tức là 5%/năm. Cổ phiếu hiện hữu (cũ) đang bán với giá là 40USD/cổ phiếu.
Giả sử cổ phiếu mới sẽ bán bằng giá với cổ phiếu cũ. Để phát hành công ty phải trả cho
các ngân hàng đầu tư 5% giá bán cổ phiếu. Hãy tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
mới phát hành?
Đáp án: 16,05%

20
Bài 7: Giá thị trường của cổ phiếu công ty cổ phần Hà Anh là 50.000đ. Công ty dự tính
cổ tức trong năm tới là 4.000 đồng. Công ty có tốc độ tăng trưởng cổ tức dự kiến là
5%/năm. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của công ty là bao nhiêu?
Đáp án: 13%
Bài 8: Công ty B&W dự định phát hành cổ phiếu thường mới với giá 47.000 đ/cổ phiếu.
Cổ tức mong đợi được chia năm sau là 4.000 đ/cổ phần. Tỷ lệ tăng trưởng mong đợi
trong cổ tức là 5%. Chi phí phát hành bán cổ phiếu mới là 2.500 đ/cổ phiếu. Chi phí sử
dụng cổ phiếu mới phát hành là bao nhiêu?
Đáp án: 13,99%
Bài 9: Cổ phần của Công ty A có giá thị trường là 45.000đ, cổ tức kỳ vọng của năm là
2.000đ, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là 6%. Công ty phát hành thêm cổ phần mới với giá bán
thấp hơn giá thị trường 5%, chi phí phát hành 1% trên giá bán. Tính chi phí sử dụng
vốn cổ phần thường mới phát hành?
Đáp án: 10,73 %
Bài 10: Có cơ cấu sử dụng vốn của một công ty như sau:
Nguồn vốn Số lượng ( triệu Chi phí sử dụng vốn
đồng) (%)
Nợ vay 300 12
Cổ phiếu ưu đãi 100 13
Cổ phiếu thường 600 15
Yêu cầu:
a. Tính tỷ trọng vốn thành phần?
b. Tính chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty?
Đáp án:
a. Nợ vay :30%; cổ phiếu ưu đãi 10%; cổ phiếu thường 60%
b. WACC = 12,75%
Bài 11: Tại công ty cổ phần BBC có tài liệu về nguồn vốn như sau:
Vay ngân hàng: 5 tỷ đồng với lãi suất 13%/năm
Vốn chủ sở hữu ( vốn cổ phần thường): 15 tỷ đồng. Chi phí sử dụng vốn của
nguồn vốn này là 14%.
Thuế suất thuế TNDN là 20%.
Khi nhu cầu vốn tăng lên doanh nghiệp phải phát hành thêm cổ phiếu mới và
vay thêm.
Khi phát hành cổ phiếu mới thì chi phí phát hành chiếm 12,5%.
Nếu mức vay ngân hàng trên 8 tỷ đồng thì lãi suất tiền vay sẽ là 14,5%.
a. Xác định các điểm gãy ?
b. Sử dụng số liệu các câu a để tính chi phi sử dụng vốn.
Đáp án:

21
a. Điểm gãy thứ nhất là 20 tỷ đồng
Điểm gãy thứ hai là 32 tỷ đồng
b. WACC = 14,465%
Bài 12: Công ty ABC có cơ cấu vốn như sau:
Trái phiếu 20 tỷ
Vốn cổ phần ưu đãi 5 tỷ
Vốn cổ phần thường 15 tỷ
Lợi nhuận giữ lại để có thể bổ sung vốn cổ phần thường 10 tỷ
Trái phiếu của công ty có thời gian đáo hạn là 20 năm, lãi suất danh nghĩa là
15%, mệnh giá 1 triệu đồng. Giá thị trường hiện hành 940.000 đồng
Cổ phiếu ưu đãi có cổ tức ưu đãi là 5.000 đồng/cổ phần và giá hiện hành là
23.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu thường có giá hiện hành là 50.000 đồng/cổ phần, cổ tức cuối năm dự
kiến 3.500đ/cổ phần.
Công ty đang kỳ vọng mức tăng trưởng của công ty sẽ giữ mãi ở mức 15%/năm.
Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Tính chi phí sử dụng vốn bình quân
của công ty?
Đáp án: WACC = 18,326%
Bài 13: Công ty B&W có cấu trúc vốn mục tiêu như sau:

Nguồn tài trợ Số tiền (trđ)


1. Vốn vay 3.000
2. Cổ phiếu ưu đãi 1.200
3. Cổ phiếu thường 5.000
4. Lợi nhuận giữ lại 800
Trong tổng vốn vay của Công ty thì có 70% là vay dài hạn với lãi suất 18%/năm, còn
lại là vay ngắn hạn với lãi suất 14%/năm.
Vốn cổ phần ưu đãi: Công ty bán cổ phần ưu đãi với giá 100.000đ/cổ phần, lãi
suất 13,5%/năm trả lãi hàng năm. Chi phí phát hành 6% trên giá bán.
Công ty hiện đang bán cổ phần thường với giá 80.000đ/cổ phần, công ty dự kiến
chi trả cổ tức 9.600đ/cổ phần vào năm sắp tới. Cổ tức của công ty tăng trưởng đều
5%/năm và không thay đổi trong tương lai. Cổ phần thường được bán với giá thấp hơn
giá thị trường là 4.600đ/cổ phần và chi phí phát hành bằng 3% trên giá bán.
Yêu cầu: Hãy tính chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty. Biết rằng: Thuế suất thuế
TNDN là 20%.
Đáp án: WACC = 16,27%

22
CHƯƠNG 6 : QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Nêu khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn lưu động?
Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ vốn tồn kho của DN?
Câu 3: Hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản phải thu của DN?
Câu 4: Hãy phân tích các nội dung quản trị các khoản phải thu của doanh nghiệp?
BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Theo dự báo của trưởng phòng kế hoạch Công ty bê tông 620 Châu Thới sẽ cần
60.000 tấn xi măng để phục vụ sản xuất bê tông các loại trong năm tới. Sản phẩm chủ
yếu của công ty là bê tông gần như không chịu ảnh hưởng của tính thời vụ và tương đối
ổn định trên thị trường. Chi phí cho mỗi lần đặt hàng (xi măng) là 5 triệu đồng. Chi phí
bình quân để duy trì 1 tấn xi măng tồn kho là 266.700 đồng.
Yêu cầu:
1. Hãy tính lượng đặt hàng tối ưu?
2. Số lần đặt hàng trong năm?
3. Mức tồn kho bình quân?
4. Số lượng hàng tồn kho sử dụng bình quân mỗi ngày (Mức giảm tồn kho ngày)?
5. Điểm đặt hàng lại? biết rằng công ty thường mất 2 ngày để nhận được lô hàng
mới, tính từ ngày đặt hàng.
Biết rằng số ngày làm việc trong năm là 360 ngày.
Giải
2 𝑥 60.000 𝑥 5.000.000
1. Lượng đặt hàng tối ưu: 𝑄 = √ = 1.500 𝑡ấ𝑛
266.700
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ (𝑄𝑛 ) 60.000
2. Số lần đặt hàng trong năm= = = 40 𝑙ầ𝑛
𝐿ượ𝑛𝑔 đặ𝑡 ℎà𝑛𝑔 𝑡ố𝑖 ư𝑢 (𝑄) 1.500
𝐿ượ𝑛𝑔 đặ𝑡 ℎà𝑛𝑔 𝑡ố𝑖 ư𝑢 (𝑄) 1.500
3. Mức tồn kho bình quân = = = 750 𝑡ấ𝑛
2 2
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ (𝑄𝑛 ) 60.000
4. Mức giảm tồn kho ngày = = = 166,67 𝑡ấ𝑛/𝑛𝑔à𝑦
𝑆ố 𝑛𝑔à𝑦 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 360
5. Điểm đặt hàng lại = Mức giảm tồn kho ngày x thời gian đặt hàng
= 166,67 x 2 = 333,33 tấn
Kết luận: vậy khi mức tồn kho giảm xuống còn 333,33 tấn thì công ty cần phải
tiến hành đặt lô hàng mới 1.500 tấn, trong thời gian 2 ngày kể từ ngày đặt hàng đến khi
nhận được lô hàng mới, công ty sẽ sử dụng hết 333,33 tấn còn lại trong kho (vì mỗi
ngày sử dụng 166,67 tấn).
Bài 2: Công ty bánh kẹo Kinh Biên hiện đang gặp vấn đề về hàng tồn kho. Từ trước
đến nay, công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của chi phí đặt hàng và chi phí
lưu giữ hàng tồn kho. Hàng hóa là nguyên vật liệu đường ăn mà công ty cần dự trữ để
sản xuất bánh kẹo. Công ty dự tính chi phí đặt hàng là 5 triệu đồng mỗi lần, và chi phí

23
lưu giữ hàng tồn kho là 0,25 triệu đồng cho mỗi tấn. Tổng nhu cầu kho cho mặt hàng
này là 5.000 tấn trong thời gian 1 năm. Biết rằng số ngày làm việc trong năm là 360
ngày.
Yêu cầu:
1. Hãy tính lượng đặt hàng tối ưu?
2. Giả sử lượng đặt hàng 1 lần là 550 tấn, hãy tính chi phí tồn kho bình quân?
3. Với lượng đặt hàng tối ưu vừa tính ở câu 1, cần có bao nhiêu đơn đặt hàng?
Mức tồn kho bình quân là bao nhiêu?
4. Nếu thời gian đặt hàng là 30 ngày, công ty bánh kẹo Kinh Biên cần đặt hàng
khi mức tồn kho giảm còn bao nhiêu?
Giải
2 𝑥 5.000 𝑥 5
1. Lượng đặt hàng tối ưu: 𝑄 = √ = 447,2136 𝑡ấ𝑛
0,25

2. Chi phí tồn kho bình quân:


550 5.000
𝑇𝐶 = 𝑥0,25 + 𝑥5 = 114,2045 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔
2 550
5.000
3.a) Số lần đặt hàng trong năm (số đơn đặt hàng)= = 11,18 lần
447,2136
447,2136
b) Mức tồn kho bình quân = = 223,61 tấn
2
4. Điểm đặt hàng lại:
5000
Mức giảm tồn kho mỗi ngày = = 13,89 tấn/ngày
360
Điểm đặt hàng lại = 13,89 x 30 = 416,67 tấn
Kết luận: vậy khi mức tồn kho giảm xuống còn 416,67 tấn thì công ty cần phải
tiến hành đặt lô hàng mới 447,2136 tấn, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đặt hàng
đến khi nhận được lô hàng mới, công ty sẽ sử dụng hết 416,67 tấn còn lại trong kho (vì
mỗi ngày sử dụng 13,89 tấn).
Bài 3: Công ty Thái Bảo có giá bán sản phẩm là 100.000đ/sp, trong đó chi phí biến đổi
trước thuế là 80.000đ. Hiện tại công ty chưa hoạt động hết công suất nên sự gia tăng
doanh thu không đòi hỏi phải gia tăng chi phí cố định. Doanh thu hằng năm của công
ty là 2.400.000.000đ, khi công ty nới lỏng chính sách bán chịu doanh thu kỳ vọng tăng
25%. Giả sử rằng đơn giá hàng bán không thay đổi và chi phí cơ hội thực hiện khoản
phải thu tăng thêm là 20%. Vậy công ty có nên thực hiện nới lỏng chính sách bán chịu
hay không biết rằng kỳ thu tiền bình quân của khách hàng mới tăng thêm là 2 tháng?
Giải
Đvt: 1.000đ
Thực hiện tính toán các chỉ tiêu và thực hiện so sánh xem lợi nhuận mà công ty

24
thu được có vượt quá chi phí phát sinh do nới lỏng chính sách bán chịu hay không.
Khi thực hiện nới lỏng chính sách bán chịu, ta có
- Doanh thu thêm (tăng 25%) = 2.400.000 x 25% = 600.000
600.000
- Số lượng sản phẩm bán tăng thêm = = 6.000 𝑠ả𝑛 𝑝ℎẩ𝑚
100
- Lãi gộp 1 sp = Giá bán – Chi phí = 100 – 80 = 20
- Lợi nhuận tăng thêm = Lãi gộp 1 sp x số lượng sp tăng thêm
= 20 x 6.000 = 120.000
- Kỳ thu tiền bình quân của khách hàng mới là 2 tháng
12
=>Vòng quay các khoản phải thu hàng năm = = 6 𝑣ò𝑛𝑔
2
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡ℎê𝑚 600.000
- Các khoản phải thu tăng thêm = = = 100.000
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝐶𝐾𝑃𝑇 6
𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑘ℎả 𝑏𝑖ế𝑛
- Vốn đầu tư tăng thêm = 𝑥 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑡ă𝑛𝑔 𝑡ℎê𝑚
𝐺𝑖á 𝑏á𝑛
80
= 𝑥100.000 = 80.000
100
- Chi phí sử dụng vốn đầu tư tăng thêm = 80.000 x 20% = 16.000
Kết luận: Khi thực hiện nới lỏng chính sách bán chịu, doanh thu của công ty sẽ gia
tăng tạo ra lợi nhuận gia tăng là 120.000, đồng thời khoản phải thu cũng gia tăng tạo ra
phí sử dụng gia tăng là 16.000. Vì lợi nhuận gia tăng là 120.000 > chi phí sử dụng vốn
gia tăng 16.000 nên công ty nên áp dụng chính sách nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu.
Bài 4: Công ty Trần Hùng đang xem xét chính sách thu hồi nợ hiện hành với hai phương
án mới. Anh chị hãy giúp công ty lựa chọn phương án tối ưu? Biết rằng doanh thu hiện

25
tại là 4.800.000.000đ/năm; chi phí sử dụng vốn: 15%
Thông tin về chính sách hiện tại và 2 phương án mới như sau: (Đvt: 1.000đ)
Chính sách Phương án Phương án
hiện hành 1 2
Chi phí hàng năm theo quy trình thu hồi nợ 240.000 300.000 400.000
Tỷ lệ nợ xấu (% doanh thu) 3% 2% 1%
Kỳ thu tiền bình quân 2 tháng 1,5 tháng 1 tháng
Giải (Đvt: 1.000đ)
Chính sách
Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2
hiện hành
1.Kỳ thu tiền bình quân 2 tháng 1,5 tháng 1 tháng
2.Các khoản phải thu 800.000 600.000 400.000
4.800.000 4.800.000 4.800.000
= 𝑥60 = 𝑥45 = 𝑥30
360 360 360
3.Vốn lưu động giảm 200.000 400.000
(CSHT – PAi) =800.000-600.000 =800.000-400.000
(a) Tiền lãi tiết kiệm 30.000 60.000
được =200.000x15% =400.000x15%
4.Nợ xấu 144.000 96.000 48.000
=4.800.000x3% =4.800.000x2% =4.800.000*1%
(b) Nợ xấu giảm 48.000 96.000
(CSHT – PAi) =144.000-96.000 =144.78.000
5.Lợi ích của mỗi PAi 78.000 156.000
= (a) + (b) =30.000+48.000 =60.000+96.000
6.C.phí thu nợ hàng năm 240.000 300.000 400.000
7.Chi phí thu nợ tăng (60.000) (160.000)
thêm (CSHT – PAi) =240.000-300.000 240.000-400.000
8.Lợi ích – Tổn thất 18.000 (4.000)
=(5)+(7) =78.000-60.000 =156.000-160.000
Kết luận: Phương án 1 tốt hơn chính sách hiện tại vì lợi ích lớn hơn chi phí (Lợi
nhuận tăng thêm là 18.000), Phương án 2 kém hiệu quả hơn chính sách hiện hành (Lợi
nhuận thực đạt giảm 4.000) ->DN nên chọn Phương án 1
Bài 5: Công ty PPP có doanh thu bán chịu năm hiện hành là 700 triệu đồng, chính sách
bán chịu hiện tại: cho khách hàng nợ 3 tháng (net 90). Để giảm số dư khoản phải thu,
công ty dự kiến giảm 2% tiền hàng nếu khách hàng thanh toán trong 10 ngày và theo
chính sách mới thời hạn nợ tối đa là 2 tháng (2/10 net 60). Dự kiến 40% khách hàng sẽ
chọn phương thức giảm giá. Nếu chi phí sử dụng vốn của công ty là 15%, hiệu quả kinh

26
tế của chính sách bán chịu mới như thế nào? Giả sử doanh thu dự kiến không thay đổi.
Giải (Đvt: 1.000đ)
Tính toán các chỉ tiêu của 2 chính sách và thực hiện so sánh (mức chênh lệch):
Chính sách  Chênh
CHỈ TIÊU Chính sách mới
hiện tại lệch
1.Doanh thu 700.000 700.000
2.Chiết khấu 5.600 +5.600
=700.000x40%x2%
3.Kỳ thu tiền BQ 90 ngày 60 ngày
4.Các khoản phải 175.000 77.777,78 -97.222,22
thu 700.000𝑥40%𝑥10
700.000
= +
360
= 𝑥90 700.000𝑥60%𝑥60
360
360
5.Chi phí sử dụng 26.250 11.666,67 -14.583,33
vốn =175.000x15% =77.777,78x15%
6.Tổng chi phí 26.250 17.266,78 -8.893,33
phát sinh do bán =5.600 + 11.666,67
chịu
Kết luận: Ta thấy khi doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu theo chính
sách mới (chiết khấu 2% trong 10 ngày đầu và thời hạn nợ 60 ngày: 2/10 net 60) thì
tổng chi phí phát sinh do thực hiện chính sách bán chịu giảm xuống 8.983,33. Hay lợi
nhuận thuần tăng lên 8.983,33.
Bài 6: Doanh nghiệp X cần lượng tiền mặt để chi tiêu hàng năm là 500 triệu đồng. Khi
hết tiền doanh nghiệp có thể bán chứng khoán hoặc rút tiền gửi tiết kiệm để chi tiêu.
Biết rằng doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vốn với tỷ suất sinh lời là 13,5%/năm. Chi phí
giao dịch cho một lần bán chứng khoán là 1 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định lượng tiền dự trữ tối ưu?
2. Hãy tính tổng chi phí tồn trữ tiền mặt?
Giải
2𝑥𝐹𝑥𝑆 2 𝑥 1 𝑥 500
1. Lượng tiền dự trữ tối ưu 𝑄 ∗ = √ =√ = 86,0663 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔
𝑖 13,5%

2. Tổng chi phí tồn trữ tiền mặt


𝑄∗ 𝑆 86,0663 500
𝑇𝐶 = ∗𝑖+ ∗∗𝐹 = 𝑥13,5% + 𝑥1 = 11,6190 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔
2 𝑄 2 86,0663
Bài 7: Công ty Khải Định đang xây dựng ngân sách tiền mặt cho quý 4 năm 201X, dự
báo doanh thu tương ứng cho các tháng của quý như sau: T10: 400 triệu đồng; T11: 300
triệu đồng; T12: 200 triệu đồng. Chính sách bán chịu của công ty áp dụng là thu tiền

27
mặt ngay khi bán hàng 20%, 50% sẽ thu vào tháng tiếp theo và 30% sẽ thu vào tháng
thứ 2. Dự báo về nhu cầu tiền mặt chi lương tương ứng trong các tháng của quý là T10:
27 triệu đồng; T11: 28 triệu đồng; T12: 31 triệu đồng; ngoài ra trong tháng 12 chi thanh
toán nợ đến hạn 30 triệu đồng.
Yêu cầu: Anh chị hãy giúp công ty Khải Định xác định dòng tiền thuần của quý
4/201X, biết rằng trong tháng 8 doanh thu là 100 triệu đồng, chi lương là 18 triệu đồng;
tháng 9 doanh thu là 200 triệu đồng, chi lương là 18 triệu đồng.
Giải
Ta thực hiện lập bảng số liệu thể hiện các dòng tiền thu và chi của công ty và xác
định dòng tiền thuần theo công thức sau:
Dòng tiền thuần (ròng) = Dòng tiền thu – Dòng tiền chi
Đvt: 1.000đ

Bài 8: Hãy tính toán và điền dữ liệu vào phần còn khuyết trong bảng dữ liệu dưới đây
của công ty cổ phần du lịch Biền Biệt (đơn vị tính: tỷ đồng)
Tháng Tháng Tháng
Chỉ tiêu
10 11 12
Dòng tiền thu (Ngân lưu 250 ? 350
vào)
Dòng tiền chi (Ngân lưu 180 240 280
ra)
Dòng tiền thuần (Ngân ? 60 ?
lưu ròng)
Tiền mặt tồn đầu kỳ 35 ? ?
Tiền mặt tồn cuối kỳ ? ? ?
Giải
Đvt: tỷ đồng
Ta xác định các số liệu còn thiếu trong bảng kế hoạch lưu chuyển tiền mặt theo

28
các nguyên tắc sau:
- Dòng tiền thuần = Dòng tiền thu – Dòng tiền chi
- Tiền mặt tồn đầu kỳ N+1 = Tiền mặt tồn cuối kỳ N
- Tiền mặt tồn cuối kỳ = Tiền mặt tồn đầu kỳ  Dòng tiền thuần
Tháng 10:
+ Dòng tiền thuần = 250 – 180 = 70
+ Tiền mặt tồn cuối kỳ = 30 + 70 = 105
Tháng 11:
+ Dòng tiền thu = 60 + 240 = 300
+ Tiền mặt tồn đầu kỳ = 105 (TM tồn cuối kỳ T10)
+ Tiền mặt tồn cuối kỳ = 105 + 60 = 165
Tháng 12:
+ Dòng tiền thuần = 350 – 280 = 70
+ Tiền mặt tồn đầu kỳ = 165 (TM tồn cuối kỳ T11)
+ Tiền mặt tồn cuối kỳ = 165 + 70 = 235
Kết quả: Bảng kế hoạch lưu chuyển tiền mặt của Cty Biền Biệt (Đvt: tỷ đồng)
Tháng Tháng Tháng
Chỉ tiêu
10 11 12
Dòng tiền thu (Ngân lưu vào) 250 300 350
Dòng tiền chi (Ngân lưu ra) 180 240 280
Dòng tiền thuần (Ngân lưu ròng) 70 60 70
Tiền mặt tồn đầu kỳ 35 105 165
Tiền mặt tồn cuối kỳ 105 165 235
Bài 9: Công ty T&T chuyên sản xuất loại sản phẩm A có tài liệu liên quan đến kế hoạch

29
6 tháng đầu năm N, như sau:
1. Doanh thu bán hàng (ĐV: triệu đồng)
Tháng 1: 400 Tháng 4: 600
Tháng 2: 500 Tháng 5: 700
Tháng 3: 500 Tháng 6: 600
2. Dự kiến việc thanh toán tiền thu bán hàng như sau:
30% doanh thu bán hàng sẽ thu tiền ngay khi xuất giao hàng.
60% doanh thu bán hàng sẽ thu tiền vào tháng thứ 2 kể từ lúc xuất giao hàng.
10% doanh thu bán hàng sẽ thu tiền vào tháng thứ 3 kể từ lúc xuất giao hàng.
3. Dự kiến mua sắm các loại vật tư như sau:
a. Giá trị vật tư mua vào: (ĐVT: triệu đồng)
Tháng 1: 200 Tháng 4: 350
Tháng 2: 200 Tháng 5: 350
Tháng 3: 250 Tháng 6: 300
b. Phương thức trả tiền mua vật tư được người cung cấp chấp nhận như sau:
40% thanh toán ngay sau khi giao hàng.
60% thanh toán sau 1 tháng kể từ lúc xuất giao hàng.
4. Chi phí tiền lương, dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác phải trả tiền
ngay trong tháng.
ĐVT: triệu đồng
Tháng
1 2 3 4 5 6
Nội dung
1.Tiền lương 70 70 90 110 120 110
2.Dịch vụ mua ngoài 30 30 30 30 30 30
3.Chi phí khác bằng tiền 10 12 12 15 20 20
Cộng 110 112 132 155 170 160
5. Dự kiến tháng 1 sẽ thu tiền bán hàng do người mua chịu từ năm trước số tiền
600 triệu đồng, đồng thời sẽ thanh toán nốt tiền mua vật tư của tháng 12/N-1 số tiền là

30
250 triệu đồng.
6. Trong tháng 5 phải trả 800 triệu đồng cho việc mua sắm trang thiết bị.
7. Số dư vốn bằng tiền ngày 31/12/N- 1 là 200 triệu đồng.
8. Định mức vốn bằng tiền cần thiết hàng tháng: 150 triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Hãy lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cho 6 tháng đầu năm.
2. Lập bảng số liệu thể hiện các quyết định tài chính ngắn hạn
Giải (Đvt: triệu đồng)
1. Lập kế hoạch lưu chuyền tiền tệ của doanh nghiệp
a. Lập bảng các khoản thu tiền mặt trong kỳ:

b. Lập bảng các khoản chi tiền mặt trong kỳ:

c. Lập bảng kế hoạch tiền mặt 6 tháng đầu năm:

Thừa/Thiếu TM = Tồn quỹ cuối tháng – Định mức TM (số dư TM cần thiết)
2. Lập bảng kế hoạch Vay ngắn hạn – Đầu tư ngắn hạn
Giải pháp lựa chọn:
+ Thừa tiền mặt: đầu tư tài chính ngắn hạn; tham gia góp vốn với các DN khác;

31
đầu tư chứng khóa trên thị trường tài chính; gởi ngân hàng;…
+ Thiếu tiền mặt: thu hồi từ đầu tư; sử dụng vốn tiết kiệm, giảm chi phí; kêu gọi
đầu tư; phát hành chứng khoán để huy động; vay ngân hàng;…

- Tháng 1: Công ty thừa TM là 330 tỷ đồng nên công ty đầu tư ngắn hạn khoản
tiền này (Tổng dư đầu tư là 330 tỷ đồng).
- Tháng 2: Công ty thừa TM 408 tỷ đồng nghĩa là ngoài 330 tỷ đồng đầu tư của
tháng 1, công ty đầu tư thêm 78 tỷ đồng (= 408 – 330)
- Tháng 3: Công ty thừa 548 tỷ đồng nghĩa là công ty đã đầu tư thêm 138 tỷ đồng
nữa ngoài 408 tỷ đồng đã đầu tư kỳ trước
- Tháng 4: Công ty đã đầu tư thêm 85 tỷ đồng
- Tháng 5: Do trong tháng này chi nhiều hơn thu (chênh lệch thu chi là -700 tỷ
đồng) nên công ty tiến hành thu hồi khoản đầu tư 631 tỷ đồng kỳ trước và vay thêm 69
(= - 700 + 631) tỷ đồng để đáp ứng phần chi vượt
- Tháng 6: Công ty thừa TM 101 tỷ đồng nên đã thực hiện đầu tư khoản tiền này
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Bài 1: Doanh nghiệp ThaShix có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong năm là 2.000
đơn vị, chi phí mỗi lần đặt hàng là 1 triệu đồng, chi phí lưu kho trên 1 đơn vị nguyên
vật liệu là 0,5 triệu. Yêu cầu: Áp dụng mô hình EOQ cho biết
1. Lượng đặt hàng tối ưu?
2. Số lần đặt hàng trong năm?
3. Chi phí đặt hàng trong năm?
4. Chi phí lưu kho nguyên vật liệu trong năm?
Biết rằng số ngày làm việc trong năm là 360 ngày.
Đáp án:
1. Lượng đặt hàng tối ưu = 89,44 đơn vị
2. Số lần đặt hàng trong năm = 22,36  23 lần
3. Chi phí đặt hàng trong năm = 22,36 triệu đồng
4. Chi phí lưu kho nguyên vật liệu trong năm = 22,36 triệu đồng

Bài 2: Doanh nghiệp VaxSea có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu thô trong năm là 1.500

32
đơn vị. Giá mua là 760.000 đồng/ đơn vị, chi phí một lần đặt hàng là 200.000 đồng, chi
phí tồn trữ bằng 12% giá mua. DN luôn duy trì 1 lượng dự trữ an toàn là 50 đơn vị NVL.
Yêu cầu:
1. Số lượng đặt hàng tối ưu?
2. Mức tồn kho bình quân?
3. Số lần đặt hàng trong năm?
d. Điểm đặt hàng lại?
Biết rằng 1 năm có 360 ngày, thời gian giao hàng là 4 ngày
Đáp án:
1. Lượng đặt hàng tối ưu = 81,11 đơn vị
2. Mức tồn kho tối ưu bình quân = 50 + 81,11/2 = 90,555 đơn vị
3. Số lần đặt hàng tối ưu trong năm = 1.500/81,11 = 18,49  19 lần
1.500
4. Điểm đặt hàng lại = 𝑥4 + 50 = 66,67 đơn vị
360

Bài 3: Công ty cơ khí đóng tàu Biển Nhỏ thường đặt hàng theo lô 800 tấn thép mỗi lần,
chi phí đặt hàng mỗi lần là 2,5 triệu đồng, chi phí lưu giữ hàng tồn kho là 0,125 triệu
đồng cho mỗi tấn. Công ty dự kiến sử dụng hết 10.000 tấn trong thời gian là 200 ngày.
Yêu cầu:
1. Hãy tính lượng đặt hàng tối ưu?
2. Chênh lệch về chi phí hàng tồn kho giữa lượng hàng tối ưu và lượng hàng hiện
tại 800 tấn?
3. Với lượng hàng tối ưu vừa được tính, cần có bao nhiêu đơn đặt hàng? Mức
tồn kho bình quân là bao nhiêu?
4. Nếu thời gian đặt hàng là 15 ngày, Công ty cơ khí đóng tàu Biển Nhỏ cần đặt
hàng khi mức tồn kho giảm còn bao nhiêu?
Đáp án:
1. Lượng đặt hàng tối ưu = 632,46 tấn
2. Chi phí hàng tồn kho tối ưu: TCmin = 79,06 triệu đồng
Chi phí hàng tồn kho hiện tại 800 tấn: TC800 tấn = 81,25 triệu đồng
Với mức nhập hàng 1 lần tối ưu là 632,46 tấn Công ty cơ khí đóng tàu Biển Nhỏ sẽ
tiết kiệm được 81,25 – 79,06 = 2,19 triệu đồng trong 200 ngày.
3. Số đơn đặt hàng trong kỳ = 15,81 đơn hàng; Mức tồn kho bình quân = 316,23 tấn
4. Điểm đặt hàng lại:
Mức giảm tồn kho mỗi ngày = 50 tấn; Điểm đặt hàng lại = 750 tấn

Bài 4: Tập đoàn dệt Tương Lai cần đến hàng trăm chủng loại nguyên liệu, từ nhiều nhà
cung cấp khác nhau. Mỗi mặt hàng được một nhà thầu địa phương cung cấp với chi phí
đặt hàng là 225.000đ cho mỗi lần đặt hàng. Trong năm tới công ty sẽ cần tới khoảng

33
1.000 đơn vị của một nhà cung cấp. Giá mua là 800.000đ/ đơn vị, và chi phí tồn trữ
bằng 10% giá mua. Hãy áp dụng mô hình EOQ để trả lời cho các câu hỏi sau: 1.
Số lượng đặt hàng tối ưu của mặt hàng này là bao nhiêu?
2. Mức tồn kho bình quân là bao nhiêu?
3. Hãy xác định số lần đặt hàng trong năm?
4. Nếu thời gian giao hàng ở đây là 6 ngày, thì điểm đặt hàng lại ở vào thời điểm
nào?
Đáp án:
1. Số lượng đặt hàng tối ưu: 75 đơn vị
2. Mức tồn kho bình quân: 37,5 đơn vị
3. Số lần đặt hàng trong năm: 13,33 lần
4. Điểm đặt hàng lại
Mức giảm tồn kho ngày: 2,778 đơn vị;
Điểm đặt hàng lại: 16,667 đơn vị
Bài 5: Công ty dệt may T có nhu cầu sử dụng sợi dệt kim liên tục, đều đặn trong năm
(360 ngày/năm). Loại nguyên liệu này do một nhà thầu cung cấp là chủ yếu. Chi phí
cho mỗi lần thực hiện hợp đồng là 12 triệu đồng. Trong năm N, tổng nhu cầu mua sợi
dệt kim của công ty là 900 tấn. Công ty dự tính chi phí về bảo hiểm, trả lãi tiền vay để
mua sợi dự trữ, chi phí bảo quản,... là 1,8 triệu đồng/tấn hàng lưu kho trong năm N.
Yêu cầu:
1. Khối lượng sợi dệt kim tối ưu mỗi lần mua là bao nhiêu?
2. Trong năm bình quân có mấy lần thực hiện mua loại nguyên liệu này?
3. Mức tồn kho trung bình là bao nhiêu?
4. Biết thời gian thực hiện hợp đồng (kể từ khi ký hợp đồng cho tới khi nhận được
hàng) là 5 ngày. Hãy xác định điểm đặt hàng?
5. Nếu để đảm bảo an toàn cho sản xuất, công ty cần thực hiện dự trữ bảo hiểm.
Lượng sợi dự trữ bảo hiểm được xác định bằng lượng sợi bình quân sử dụng cho 2 ngày
sản xuất. Hãy xác định điểm đặt hàng trong trường hợp có dự trữ bảo hiểm?
Đáp án:
1. Số lượng đặt hàng tối ưu: 109,545 tấn
2. Số lần đặt hàng trong năm: 8,21 lần
3. Mức tồn kho trung bình: 54,772 tấn
4. Điểm đặt hàng lại: 12,5 tấn
5. Điểm đặt hàng lại (khi có dự trữ bảo hiểm): 17,5 tấn

Bài 6: Công ty điện tử Nam Thanh sử dụng 3000 đơn vị hàng đặc biệt mỗi năm. Chi
phí mỗi lần đặt hàng là 600.000đ, giá mua là 1,6 triệu đồng/ đơn vị và chi phí tồn trữ là
10% giá mua. Nhà cung cấp cho công ty Nam Thanh đưa ra các chính sách chiết khấu

34
như sau:
Số lượng (đơn vị) Chiết khấu (%)
0 -> 199 0
200 -> 299 0,50
≥ 300 0,75
Yêu cầu:
1. Hãy xác định số lượng đặt hàng tối ưu theo mô hình EOQ (không quan tâm
đến chính sách chiết khấu của nhà cung cấp).
2. Hãy tính toán số lượng đặt hàng để được hưởng mức chiết khấu tối ưu, nhằm
tối đa hóa hiệu quả mua hàng (bỏ qua yếu tố dự trữ an toàn).
3. Giả sử mức chi phí của nguyên vật liệu dự trữ an toàn được lựa chọn theo bảng
sau:
Độ lớn của đơn đặt hàng (đơn vị) Chi phí (VND)
50 600.000
100 400.000
150 250.000
200 120.000
250 50.000
300 0
Hãy xác định số lượng đặt hàng tối ưu? (bỏ qua yếu tố chiết khấu)
Đáp án:
1. Lượng đặt hàng tối ưu: 150 đơn vị hàng
2. Do có chiết khấu nên tổng chi phí bao gồm: giá mua hàng; phí lưu kho; phí đặt
hàng. Tính các chỉ tiêu tương ứng với từng lượng đặt hàng
Lượng đặt hàng 150:
3.000
Chi phí đặt hàng =  600.000 = 12.000.000đ
150
150
Chi phí lưu kho =  (10%  1.600.000) = 12.000.000đ
2
Giá mua cho lượng hàng 150 = tiền mua – tiền chiết khấu
=3000 x 1.600.000 x (1-0%) = 4.800.000.000đ
TC150 = 12.000.000 + 12.000.000 + 4.800.000.000 = 4.824.000.000đ
Tính tương tự cho các lượng đặt hàng 200; 250; 300; 350 và chọn TCxxx ->min
=> TC300 = 4.794.000.000 là thấp nhất
Kết luận: Trong trường hợp có chiết khấu, lượng đặt hàng tối ưu là 300 đơn vị.
3. Do có chi phí dự trữ an toàn nên tổng chi phí bao gồm: giá mua hàng; phí lưu
kho; phí đặt hàng; chi phí dự trữ an toàn nên TC150 = 4.824.250.000 là thấp nhất
Kết luận: Trong trường hợp có chi phí dự trữ an toàn, khối lượng đặt hàng tối ưu là 150

35
đơn vị.
Bài 7: Công ty cổ phần K có tài liệu sau:
1. Trong năm kế hoạch phòng kỹ thuật dự kiến cần sử dụng 10.000 tấm thép
theo tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc sản xuất sản phẩm.
2. Công ty đã chọn công ty H là nhà cung cấp thép với giá mua theo hợp đồng
là 600.000 đồng/tấm thép. Chi phí cho mỗi lần thực hiện hợp đồng hay đơn
đặt hàng dự tính là 1.500.000 đồng. Dự tính chi phí lưu kho trong một năm
tính cho một tấm thép bằng 20% giá mua.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định tổng chi phí dự trữ tồn kho trong năm của doanh nghiệp với các
trường hợp sau:
- Nếu mỗi lần đặt mua là 400 tấm thép?
- Nếu mỗi lần đặt mua là 1.000 tấm thép?
2. Xác định số lượng thép tối ưu mỗi lần đặt mua? So sánh tổng chi phí dự trữ tồn
kho?
3. Công ty H vừa đưa ra lời chào bán mới tới công ty: Nếu mỗi lần đặt mua ít nhất
là 2.500 tấm thép thì công ty sẽ giảm giá bán xuống mức 595.000 đồng/tấm. Vậy có
nên chấp thuận lời chào hàng đó không?
Đáp án:
1. Tính tổng chi phí dự trữ tồn kho:
TC400 tấm = 61,5 triệu đồng
TC1.000 tấm = 75 triệu đồng
2. Số lượng đặt hàng tối ưu: 500 tấm thép
TC500 tấm = 60 triệu đồng
So sánh TC1.000 tấm > TC400 tấm > TC500 tấm = TCmin
3. Tính tổng chi phí = Giá mua hàng + Chi phí lưu kho + Chi phí đặt hàng
500 10.000
𝑇𝐶500 𝑡ấ𝑚 = 10.000𝑥0,6 + (20%𝑥0,6)𝑥 + 1,5𝑥 = 6.060 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔
2 500
2.500 10.000
𝑇𝐶2.500 𝑡ấ𝑚 = 10.000𝑥0,595 + (20%𝑥0,6)𝑥 + 1,5𝑥
2 2.500
= 6.106 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔
Vì TC2.500 tấm > TC500 tấm ->không chấp nhận lời chào hàng
Bài 8: Công ty H chuyên sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm. Hiện công ty đang
áp dụng chính sách bán chịu theo phương thức “3/10 net 60”. Do chỉ có một số khách
hàng của công ty trả tiền sớm để được hưởng chiết khấu thanh toán, nên kỳ thu tiền
trung bình của công ty là 36 ngày.
Yêu cầu:
1. Giả sử tình hình khách hàng và chính sách bán chịu của công ty trong năm tới
chưa có gì thay đổi, nếu doanh thu trong năm là 6.480 triệu đồng, thì khoản phải thu

36
bình quân của công ty trong năm sẽ là bao nhiêu?
2. Theo tính toán, nếu công ty thay đổi chính sách tín dụng cho khách hàng từ
“3/10 net 60” sang “2/10 net 60” thì kỳ thu tiền trung bình sẽ tăng lên 45 ngày. Với
doanh thu dự kiến là 7.920 triệu đồng, hăy tính khoản phải thu của công ty trên cơ sở
chính sách tín dụng mới?
Đáp án:
1. Các khoản phải thu bình quân = 648 triệu đồng
2. Các khoản phải thu bình quân = 990 triệu đồng
Bài 9: Công ty K dự định thay đổi chính sách bán chịu từ 1 tháng đến 2 tháng. Dự kiến
chính sách này sẽ làm gia tăng doanh thu lên 20% so với hiện nay. Mức lãi đóng góp
hiện nay là 10% trên giá bán. Doanh thu năm nay là 300 triệu đồng. Tỷ suất sinh lợi
bình quân của công ty là 20%. Dự kiến mức tăng doanh thu trên sẽ làm tăng tồn kho 34
triệu đồng, và tăng nợ phải trả 30 triệu đồng. Trình bày với giám đốc hiệu quả kinh tế
của chính sách bán chịu mới trong 2 trường hợp sau:
1. Tất cả khách hàng chấp nhận chính sách bán chịu mới (nợ 2 tháng)
2. Khách hàng cũ không thay đổi phương thức mua chịu, chỉ có khách hàng mới
theo chính sách nợ mới.
Đáp án: Đvt: 1.000 đồng
1. Tất cả khách hàng chấp nhận chính sách bán chịu mới

Kết luận: Ta thấy khi tất cả khách hàng chấp nhận chính sách mới này thì tổng
lợi nhuận tăng thêm là 6.000 nhưng chi phí tăng thêm là 7.800, làm cho lợi nhuận giảm
1.800 => không hiệu quả.
2. Khách hàng cũ không thay đổi phương thức bán chịu, chỉ có khách hàng mới theo

37
chính sách bán chịu mới.
300.000𝑥30
𝐶𝐾𝑃𝑇𝐻𝑇 = = 25.000
360

300.000𝑥30 60.000𝑋60
𝐶𝐾𝑃𝑇𝑀Ớ𝐼 = + = 35.000
360 360

Kết luận: Ta thấy khi chỉ có khách hàng mới chấp nhận chính sách mới này thì tổng lợi
nhuận tăng thêm là 6.000 và chi phí tăng thêm là 2.800, làm cho lợi nhuận tăng thêm
3.200 => có hiệu quả.
Bài 10: Công ty thương mại Nam Hương chuyên kinh doanh, hàng tiêu dùng với mạng
lưới bán lẻ rộng khắp. Thông tin từ phòng kinh doanh cho biết: Doanh thu bán hàng
bình quân hàng năm của công ty là vào khoảng 12.000 triệu đồng. Kỳ thu tiền trung
bình là 60 ngày. Chi phí cơ hội vốn đầu tư vào khoản phải thu là 13%. Nếu thay đổi
chính sách bán chịu thành “3/10 net 30” thì ước tính có khoảng 30% khách hàng sẽ trả
tiền hàng sớm để được hưởng chiết khấu thanh toán, do đó kỳ thu tiền bình quân giảm
còn 1 tháng. Theo bạn, công ty Nam Hương có nên áp dụng chính sách bán hàng có
chiết khấu thanh toán không? Tại sao?
Biết rằng: Doanh thu bán hàng bằng với doanh thu bán chịu.
Đáp án: Đvt: 1.000đ

Kết luận: Công ty Nam Hương nên áp dụng chính sách bán hàng “3/10 net 30” vì tổng

38
chi phí phát sinh do bán chịu giảm 48.000, chính là lợi nhuận tăng lên thêm 48.000

Bài 11: Công ty Quang Minh đang phân vân lựa chọn 1 trong 2 chính sách bán hàng
mới để thay thế cho chính sách bán hàng hiện tại.
Yêu cầu: Anh chị hãy giúp công ty lựa chọn chính sách tối ưu?
Biết rằng: tỷ lệ lợi nhuận tăng thêm là 20% doanh thu tăng thêm. Vốn đầu tư
hàng tồn kho chiếm tỷ lệ 80% khoản phải thu tăng thêm. Chi phí sử dụng vốn đầu tư
tăng thêm là 15%. Thông tin chính sách hiện tại và 2 chính sách mới như sau
Đvt: 1.000đ

Chính sách Chính sách Chính sách


Nội dung
hiện tại A B
Nhu cầu, doanh thu bán chịu 2.400.000 3.000.000 3.300.000
Doanh thu tăng thêm 600.000 300.000
Tổn thất nợ do không thể thu hồi
Doanh thu gốc 2%
Doanh thu tăng thêm 10% 18%
Kỳ thu tiền bình quân
Doanh thu gốc 1 tháng
Doanh thu tăng thêm 2 tháng 3 tháng

Đáp án: Đvt: 1.000đ

Kết luận: Theo bảng phân tích trên ta thấy chính sách A tốt hơn chính sách B.
Vậy công ty nên áp dụng chính sách A thay thế chính sách hiện tại.
Bài 12: Công ty thương mại Thiên Hương chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ.
Theo thông tin thu thập được từ phòng kinh doanh, doanh thu bán hàng cả năm là 1.800
triệu đồng với kỳ thu tiền trung bình là 60 ngày (không có chiết khấu). Công ty dự tính
đưa ra điều khoản chiết khấu “3/10 net 60”. Nếu áp dụng chính sách chiết khấu mới

39
này, dự tính sẽ có khoảng 50% khách hàng (tương đương 50% doanh thu) sẽ trả tiền
nhanh để hưởng chiết khấu; do đó, kỳ thu tiền trung bình sẽ giảm xuống còn 30 ngày.
Mặt khác, nhờ giảm kỳ thu tiền trung bình, nên giảm tổn thất không đòi được nợ là 5%
so với khoản phải thu giảm. Nếu chi phí cơ hội của vốn là 12%, hãy tính xem công ty
có nên thực hiện chính sách chiết khấu này không?
Biết rằng: Doanh thu bán hàng bằng với doanh thu bán chịu.
Đáp án: Đvt: 1.000đ

Bài 13: Công ty AB có doanh thu hàng năm là 500 triệu đồng, chi phí cho hàng bán ra
là 300 triệu đồng, công ty chấp thuận thời hạn bán chịu là 30 ngày, nợ phải thu của
khách hàng lên đến 30 triệu đồng, chi phí quản lý và thu hồi nợ lên đến 20 triệu đồng,
nợ khó đòi dự kiến là 12 triệu đồng.
Công ty hiện có 3 chính sách bán chịu được đưa ra như sau:
* Chính sách A: Không chấp nhận bán chịu.
* Chính sách B: Bán chịu trong điều kiện (2/10 net 30).
* Chính sách C: Điều kiện bán chịu (2/10 net 60).
Công ty dự kiến doanh thu có thể đạt được cho từng chính sách:
* Chính sách A: 350 triệu đồng.
* Chính sách B: 600 triệu đồng.
* Chính sách C: 650 triệu đồng.
Phòng kế toán của công ty nhận định chi phí của hàng bán ra tùy thuộc vào lượng hàng
bán. Công ty dự kiến tổng chi phí của hàng bán ra đối với:
* Chính sách hiện nay: 60% trên doanh số bán
* Chính sách A: 60% trên doanh số bán.
* Chính sách B: 50% trên doanh số bán
* Chính sách C: 55% trên doanh số bán
Căn cứ vào phương pháp quản lý các khoản nợ phải thu từ khách hàng và được đánh
giá khách hàng trong mỗi chính sách bán chịu, công ty xác định các chi phí quản lý và

40
nợ khó đòi dự kiến như sau:
(1.000.000đ) Chính sách A Chính sách B Chính sách C
1. Chi phí quản lý và thu nợ 10 30 40
2. Nợ khó đòi (theo doanh thu) 2% 3%
Trong điều kiện bán chịu cho mỗi chính sách cho thấy mức chiết khấu cũng là
một yếu tố quan trọng, tỷ trọng tiêu thụ mà khách hàng chấp nhận chiết khấu được công
ty đánh giá là 60% cho chính sách B, và 50% cho chính sách C. Thông thường khi khách
hàng chấp nhận chiết khấu thì thường sẽ trả tiền vào ngày cuối cùng của thời hạn chiết
khấu, một số khách hàng sẽ trả trong thời gian thiếu chịu. Công ty dự kiến kỳ thu tiền
bình quân cho các chính sách như sau:
* Chính sách A: 10 ngày
* Chính sách B: 24 ngày
* Chính sách C: 45 ngày
Khi thực hiện các chính sách bán chịu này sẽ làm cho các khoản phải thu của công ty
tăng hoặc giảm, chi phí cho các nguồn tài trợ với lãi suất sử dụng vốn hiện tại là
10%/năm.
Yêu cầu: Hãy đánh giá chính sách bán chịu của công ty và cho biết chính sách bán chịu
nào là tối ưu, giả định các chính sách đều có mức độ rủi ro hợp lý.
Đáp án: Đvt: 1.000đ

Kết luận: Ta nên chọn chính sách B, vì chính sách này đem lại lãi trước thuế cao nhất.
Bài 14: Nhu cầu tiền mặt hằng năm của Công ty Thanh Thanh là 1.000 triệu đồng. Chi
phí môi giới chứng khoán mỗi lần giao dịch là 0,864 triệu đồng. Trong khi cần phải duy
trì mức tồn quỹ theo yêu cầu của ngân hàng, công ty Thanh Thanh cũng rất muốn hưởng
lãi 12%/năm qua các khoản đầu tư ngắn hạn thay vì tồn quỹ tiền mặt mà không sinh lãi

41
đồng nào.
Yêu cầu:
1. Hãy xác định mức tồn quỹ tối ưu
2. Hãy tính tổng chi phí tồn trữ tiền mặt tối thiểu?
Đáp án:
1. Mức tồn quỹ tối ưu: 120 triệu đồng;
2. Tổng chi phí TC = 14,4 triệu đồng

Bài 15: Công ty SSS đã dự báo tương đối chính xác nhu cầu tiền mặt hằng năm là 2.000
triệu đồng. Chi phí môi giới chứng khoán mỗi lần giao dịch là 1,4 triệu đồng. Công ty
vừa rất muốn duy trì mức tồn quỹ theo yêu cầu của người cho vay, vừa rất muốn hưởng
lãi 14%/năm qua các khoản đầu tư ngắn hạn thay vì phải tồn quỹ tiền mặt mà không
sinh lãi đồng nào. Bạn có thể tư vấn cho công ty SSS một mức tồn quỹ tối ưu và cho
biết tổng chi phí tồn quỹ tương ứng?
Đáp án: - Mức tồn quỹ tối ưu: 200 triệu đồng;
- Tổng chi phí tối thiểu : 28 triệu đồng
Bài 16: Công ty Kinh Đô chuyên sản xuất bánh ngọt cao cấp, có tài liệu liên quan đến
việc kinh doanh 6 tháng đầu năm N+1 như sau: (Đvt: triệu đồng)
1. a. Doanh số bán ra
Tháng 1: 400 Tháng 3: 300 Tháng 5: 400
Tháng 2: 600 Tháng 4: 300 Tháng 6: 500
b. Phương thức thanh toán:
- 30% doanh thu bán hàng sẽ thanh toán ngay khi giao xuất hàng
- 70% doanh thu bán hàng sẽ thanh toán vào tháng thứ 2 kể từ lúc giao hàng
2. Dự kiến mua sắm các loại vật tư như sau:
a. Giá trị vật tư mua vào:
Tháng 1: 300 Tháng 3: 200 Tháng 5: 300
Tháng 2: 400 Tháng 4: 200 Tháng 6: 350
b. Phương thức trả tiền mua vật tư
- 50% thanh toán ngay khi giao hàng
- 50% thanh toán sau 2 tháng kể từ khi giao hàng
3. Các khoản phải thu của khách hàng dự kiến thanh toán vào các tháng đầu năm N+1
lần lượt là 200 và 150
Các khoản phải trả nhà cung cấp dự kiến trả vào các tháng đầu năm N+1 lần lượt là

42
100 và 100
4. Chi phí tiền lương, dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác trả tiền ngay trong tháng
Tháng
1 2 3 4 5 6
Khoản chi
1.Tiền lương 50 70 40 40 50 60
2.Dịch vụ mua ngoài 10 10 10 10 10 10
3.Chi phí khác bằng tiền 10 10 10 10 10 10
Cộng 70 90 60 60 70 80
5. Dự kiến tháng 1 sẽ thu tiền bán hàng do người mua chịu từ năm trước là 600, đồng
thời sẽ thanh toán nốt tiền mua vật tư cuối tháng 12/N-1 số tiền là 250
6. Trong tháng 6 dự kiến mua sắm thêm một máy cán bột và một số máy phun kem trị

43
giá 400
7. Số dư vốn bằng tiền ngày 01/01/N+1 là 100
8. Mức dư tiền mặt cần thiết hàng tháng là 100
Yêu cầu:
1. Hãy lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cho 6 tháng đầu năm.
2. Lập bảng số liệu thể hiện các quyết định tài chính ngắn hạn
Đáp án: Đvt: triệu đồng
1. Lập kế hoạch lưu chuyền tiền tệ của doanh nghiệp
a. Lập bảng các khoản thu tiền mặt trong kỳ:

b. Lập bảng các khoản chi tiền mặt trong kỳ:

c. Lập bảng kế hoạch tiền mặt 6 tháng đầu năm

2. Lập bảng kế hoạch Vay ngắn hạn – Đầu tư ngắn hạn

44
Bài 17: Công ty Cổ phần thương mại và đầu tư Xa Bờ có thông tin sau:
1. Doanh thu thực tế một số tháng năm 201X-1 và doanh thu dự báo một số tháng năm
201X được cho ở bảng sau:
Chỉ Năm 201X-1 Năm 201X
tiêu
Tháng 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Doanh 75 78 100 110 118 130 150 126 114 80 65 85 75
thu
2. Chính sách bán chịu:
- Thu tiền mặt ngay khi bán hàng: 20%
- Cho khách hàng nợ 1 tháng sau: 30%
- Cho khách hàng nợ 2 tháng sau: 48%
3. Kinh nghiệm cho thấy có bình quân 2% doanh thu là nợ khó đòi của công ty Xa Bờ.
4. Doanh số mua hàng hằng tháng của công ty Xa Bờ chiếm tỷ lệ bình quân là 40%
doanh thu trong tháng, nhà cung cấp chấp nhận cho công ty nợ 100% số tiền mua hàng
vào đúng 1 tháng sau. Đã nhiều năm trôi qua công ty luôn thực hiện nghiêm ngặt điều
này nên rất có uy tín với các nhà cung cấp.
5. Một số khoản mục thu chi dự kiến trong quý III/201X như sau:
Khoản mục chi phí Tháng trả Số tiền (tỷ đồng)
Thu cổ tức được chia 9 12
Thu lãi chứng chỉ quỹ 8 32
Trả nợ vay 9 320
Trả lãi vay 9 41
Chi nộp thuế 9 78
Thu thanh lý TSCĐ 7 72
Chi mua sắm TSCĐ 8 153
Theo chính sách quản trị tiền mặt công ty Xa Bờ, tồn quỹ tiền mặt tối thiểu cần thiết là
120 tỷ đồng. Tồn quỹ tiền mặt cuối tháng 6/201X dự kiến là 150 tỷ đồng, và công ty Xa

45
Bờ chưa có khoản đầu tư ngắn hạn hay huy động vốn ngắn hạn nào.
Yêu cầu:
1. Lập kế hoạch lưu chuyển tiền mặt hàng tháng cho quý 3 (tháng 7, 8, 9) theo
phương pháp lịch thu chi?
2. Hãy diễn giải các kết quả tìm được và khuyên giám đốc nên ra các quyết định

46
tài chính ngắn hạn nào cho từng tháng quý III/201X?
Đáp án: Đvt: tỷ đồng
1.a. Lập dự báo ngân lưu (dòng tiền) hàng tháng

b. Lập bảng kế hoạch lưu chuyển tiền tệ quý 3/201X

2. Lập bảng kế hoạch Vay ngắn hạn – Đầu tư ngắn hạn

Trong tháng 7 công ty thừa 167,08 tỷ đồng so với định mức, công ty nên đi đầu
tư ngắn hạn khoản tiền này. Qua tháng 8 tổng thu của công ty nhỏ hơn tổng chi 61,28
tỷ đồng, vậy công ty nên bán bớt khoản đầu tư ngắn hạn của tháng 7 để bù đắp vào phần

47
này, chính vì điều này làm cho tổng dư đầu tư của công ty giảm xuống còn 105,8 tỷ
đồng. Qua tháng 9 công ty tiếp tục chi nhiều hơn thu 378,1 tỷ đồng, do đó công ty nên
bán hết khoàn đầu tư còn lại của Tháng 7 là 105,8 tỷ đồng để tài trợ vào, phần thiếu còn
lại là 272,3 tỷ đồng công ty nên đi vay để bù đắp vào sự thiếu hụt này.
Bài 18: Năm N, công ty Thúy Linh có kỳ thu tiền trung bình là 60 ngày, số dư vốn bằng
tiền tối thiểu hàng tháng cần thiết là 50 triệu đồng. Dựa vào bảng dữ liệu dưới đây, cùng
với thông tin trên, hãy hoàn thiện bảng cân đối thu chi vốn bằng tiền của công ty trong
năm N?
Đvt: triệu đồng
Nội dung Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4
Các khoản phải thu đầu kỳ 1.200
Doanh thu bán hàng 900 1.200 1.500 1.200
Thu tiền bán hàng
Các khoản phải thu cuối kỳ
Tổng tiền mặt
Tổng chi tiền mặt 800 1.600 1.800 1.600
Dòng tiền thuần
Số dư tiền mặt đầu kỳ 50
Số dư tiền mặt cuối kỳ
Số dư tiền mặt cần thiết 50
Thừa/Thiếu so với định mức

Đáp án:
Đvt: triệu đồng

48
CHƯƠNG 7: ĐẦU TƯ DÀI HẠN

BÀI TẬP MINH HỌA


Bài 1: Có 2 dự án đầu tư A và B thuộc loại dự án loại trừ nhau. Số vốn đầu tư cho cả
hai dự án đều là 1.200 triệu đồng, trong đó 1.000 triệu đồng đầu tư vào TSCĐ, 200 triệu
đồng đầu tư vào tài sản lưu động.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự án A Dự án B
Thời gian đầu tư LN sau Khấu LN sau Khấu
VĐT VĐT
thuế hao thuế hao
I. Thời gian thi công
- Năm thứ I 200
- Năm thứ II 500 500
- Năm thứ III 500 700
Cộng 1.200 1.200
II. Thời gian sản xuất
- Năm thứ I 110 200 120 200
- Năm thứ II 140 200 130 200
- Năm thứ III 170 200 160 200
- Năm thứ IV 110 200 110 200
- Năm thứ V 90 200 80 200
Cộng 620 1.000 600 1.000
Yêu cầu: Tính tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án A, B và cho biết dự
án nào được lựa chọn?
Giải
* Tỷ suất lợi nhuận bình quân VĐT của dự án A được xác định như sau
- Số lợi nhuận thuần bình quân do đầu tư mang lại trong thời gian đầu tư
0 + 0 + 0 + 110 +140+170+110+90
𝑃̅ = = 77,5 triệu đồng
8
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm:
Căn cứ vào tài liệu có thể xác định số VĐT ở từng năm:
- Năm thứ I thi công: 200 triệu đồng
- Năm thứ II thi công: 500 + 200 = 700 triệu đồng
- Năm thứ III thi công: 700 + 500 = 1.200 triệu đồng
- Năm thứ I sản xuất: 1.200 triệu đồng
- Năm thứ II sản xuất: 1.200 – 200 = 1.000 triệu đồng
- …..
- Năm thứ V sản xuất: 1.200 – 800 = 400 triệu đồng
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án A:

49
200+700+1200+1200+(1200−200)+(1200−400)+(1200−600)+(1200−800)
Vđt A = = 762,5
8
77,5
Vậy tỷ suất lợi nhuận bình quân VĐT dự án A: = 10,1%
762,5
Tương tự như vậy cũng xác định được tỷ suất lợi nhuận của dự án B:
Số lợi nhuận bình quân thu được hàng năm của dự án B
0 + 0 + 120+130+160+110+80
𝑃̅ = = 85,7 triệu đồng
7
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án B:
500+1200+1200+(1200−200)+(1200−400)+(1200−600)+(1200−800)
Vđt B = = 814,2
7
85,7
Vậy tỷ suất lợi nhuận bình quân VĐT dự án B: = 10,5%
814,2

So sánh 2 dự án cho thấy dự án A có tỷ suất bình quân vốn đầu tư thấp hơn dự án B,
mặc dù dự án A có tổng số lợi nhuận sau thuế cao hơn dự án B nhưng dự án A lại có
thời gian thi công kéo dài hơn nên dự án B sẽ là dự án được chọn
Bài 2: Một dự án đầu tư xây dựng cơ bản với số vốn đầu tư là 1.000 triệu đồng, thời
hạn 5 năm. Xác định thời gian hoàn vốn đầu tư không có chiết khấu của dự án trong hai
trường hợp sau:
1. Dòng tiền thuần thu về hàng năm: 500 triệu đồng.
2. Dòng tiền thuần thu về lần lượt từ năm 1 đến năm 5 (triệu đồng): 100; 600; 800;
800; 120
Giải
1. Dự án tạo ra dòng tiền thuần đều đặn hàng năm là 500
Thời gian hoàn vốn đầu tư là: 1.000 triệu/ 500 triệu = 2 năm
2. Dòng tiền thuần thu về hàng năm không đều nhau
- Số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm thứ 1 : 1.000 – 100 = 900
- Số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm thứ 2 : 900 – 600 = 300
Số vốn đầu tư còn phải tiếp tục thu hồi cuối năm thứ 2 là 300 triệu đồng nhỏ hơn
số thu nhập của năm thứ 3 (300 < 800).
=> Số tháng còn phải tiếp tục thu hồi vốn đầu tư =300/(800/12) = 4 tháng 15 ngày
Vậy PP của dự án là 2 năm 4 tháng 15 ngày
Bài 3: Hai dự án đầu tư A và B độc lập nhau, cùng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu là 1.000
triệu đồng. Thời gian hoạt động của dự án dự kiến kéo dài trong 5 năm. Theo các tính
toán ban đầu, dòng tiền thuần từ 2 dự án này qua các năm như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Dự án A Dự án B
1 100 800
2 600 700
3 800 500

50
4 800 500
5 120 200
Nhà đầu tư yêu cầu tỷ suất sinh lời tối thiểu của dự án là 10%/năm và thời gian thu hồi
vốn tối đa là 2 năm 9 tháng.
Yêu cầu:
1. Tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án A và B. Từ đó cho biết dự án nào
có thể được chấp nhận đầu tư?
2. Tính NPV của dự án A, B và cho biết dự án nào có thể được chấp nhận đầu tư?
3. Tính IRR của dự án A, B và cho biết dự án nào có thể được chấp nhận đầu tư?
4. Tính chỉ số sinh lời của dự án A và B. Từ đó cho biết dự án nào có thể được chấp
nhận đầu tư?
Giải
1. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự án A:
Năm 0 1 2 3 4 5
CFt -1.000 100 600 800 800 120
t
( 1+ 10%) 1,000 1,100 1,210 1,331 1,464 1,611
CFt
-1.000 90,91 495,87 601,05 546,41 74,51
(1 + 10%) t
Thời gian hoàn VĐT của dự án A:
- Số VĐT chưa thu hồi ở cuối năm thứ 1: 1.000 – 90,91 = 909,09
- Số VĐT chưa thu hồi ở cuối năm thứ 2: 909,09 – 495,87= 413,22
- Số VĐT còn phải tiếp tục ở cuối năm thứ 2 là 413,22 nhỏ hơn hiện giá thu
nhập của năm thứ 2 (413,22 < 601,05)
=> Số tháng còn phải tiếp tục thu hồi vốn đầu tư =413,22/(601,05/12) = 8 tháng 8 ngày
Vậy DPP của dự án là 2 năm 8 tháng 8 ngày
Dự án B:
Năm 0 1 2 3 4 5
CFt -1.000 800 700 500 500 200
( 1+ 10%)t 1,000 1,100 1,210 1,331 1,464 1,611
CFt
-1.000 727,27 578,51 375,66 341,51 124,18
(1 + 10%) t
Thời gian hoàn VĐT của dự án B:
- Số VĐT chưa thu hồi ở cuối năm thứ 1: 1.000 – 727,27 = 272,73
- Số VĐT còn phải tiếp tục ở cuối năm thứ 1 là 272,73 nhỏ hơn hiện giá thu
nhập của năm thứ 2 (272,73 < 578,51)
=> Số tháng còn phải tiếp tục thu hồi vốn đầu tư =272,73/(578,51/12) = 5 tháng 22 ngày

51
Vậy DPP của dự án là 1 năm 5 tháng 22 ngày
Vì A và B độc lập: Cả A và B đều được chấp nhận vì DPP(A) và DPP(B) đều ngắn hơn
thời gian thu hồi vốn tối đa theo yêu cầu của nhà đầu tư là 2 năm 9 tháng.
2. Tính NPV của A và B
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự án A:
100 600 800 800 120
𝑁𝑃𝑉𝐴 = + 2
+ 3
+ 4
+ − 1.000 = 890
(1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%)5
Dự án B:
800 700 500 500 200
𝑁𝑃𝑉𝐵 = + 2
+ 3
+ 4
+ − 1.000 = 1.147
(1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%)5
Vì A và B độc lập nhau, cả A và B được chập nhận vì NPV(A) >0 và NPV(B) >0
3. Tính IRR của A và B
Dự án A: Ta có
100 600 800 800 120
𝑁𝑃𝑉𝐴 = + + + + − 1.000 = 0
(1 + 𝑰𝑹𝑹) (1 + 𝑰𝑹𝑹)2 (1 + 𝑰𝑹𝑹)3 (1 + 𝑰𝑹𝑹)4 (1 + 𝑰𝑹𝑹)5
Dùng phương pháp nội suy để tìm IRR
+ Chọn r1 = 34%  NPV1 = + 17
+ Chọn r2 = 35%  NPV2 = - 4
𝟏𝟕
IRR(A) = 34% + (35% - 34%) x = 34,8%
𝟏𝟕+/−𝟒/
(Có thể sử dụng máy tính cầm tay hoặc hàm IRR trong Microsoft Excel để tính IRR)
Dự Án B: Ta có
800 700 500 500 20 0
𝑁𝑃𝑉𝐵 = + + + + − 1.000 = 0
(1 + 𝑰𝑹𝑹) (1 + 𝑰𝑹𝑹)2 (1 + 𝑰𝑹𝑹)3 (1 + 𝑰𝑹𝑹)4 (1 + 𝑰𝑹𝑹)5
Dùng phương pháp nội suy để tìm IRR
+ Chọn r1 = 59%  NPV1 = + 2
+ Chọn r2 = 60%  NPV2 = - 9
𝟐
IRR(B) = 59% + (60% - 59%) x = 59,2%
𝟐+/−𝟗/
(Có thể sử dụng máy tính cầm tay hoặc hàm IRR trong Microsoft Excel để tính IRR)
Vì A và B độc lập nhau nên cả A và B được chấp nhận vì IRR(A) và IRR(B) đều lớn
hơn tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư (10%).
4. Tính chỉ số sinh lời (PI) của A và B
Ta có:
n
CFt
 (1 + r)
t =1
t
NPV + CF0
PI = =
CF0 CF0
1.809
- Chỉ số sinh lời của dự án A: PIA = = 1,81
1.000
2.147
- Chỉ số sinh lời của dự án B: PIB = = 2.15
1.000

52
Vì A và B độc lập nhau, cả A và B được chấp nhận vì PI(A) và PI(B) đều lớn hơn 1.
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Bài 1: Công ty đang xem xét một dự án đầu tư với chi phí bỏ ra ban đầu là 97.560 triệu
đồng. Dự án có thời gian hoạt động 5 năm. Năm thứ nhất tạo ra dòng tiền thuần là
23.400 triệu đồng. Từ năm thứ hai, mỗi năm tạo ra dòng tiền thuần là 37.080 triệu đồng.
Giả sử tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của dự án là 10%.
Yêu cầu: Hãy xác định
1. Thời gian hoàn vốn không chiết khấu của dự án?
2. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án?
Đáp án:
1. PP: 3 năm
2. DPP: 3,7 năm
Bài 2: Có hai dự án A và B sau:
Tiêu thức Dự án A Dự án B
Vốn đầu tư ban đầu 760 triệu 420 triệu
Dòng tiền thuần hàng năm 230 triệu 130 triệu
Tuổi thọ của dự án 5 năm 5 năm
Giả sử chi phí sử dụng vốn là 14%.
Yêu cầu:
1. Hãy tính NPV và IRR của từng dự án?
2. Tính PI của từng dự án?
Đáp án:
1. NPV (A) = 29,609 triệu đồng và NPV (B) = 26,301 triệu đồng;
IRR (A) = 15,61% và IRR (B) = 16,58%
2. PI (A) = 1,04 và PI (B) = 1,06
Bài 3: Công ty ABC có 2 phương án đầu tư vào dự án X. Theo quyết định, vốn đầu tư
được huy động toàn bộ từ vốn góp cổ đông với tỷ suất sinh lời cần thiết là 12%/năm.
Thông tin về hai dự án như sau:
( Đơn vị tính: triệu đồng)
Phương án 1:
• Vốn đầu tư ban đầu: 100.000
• Dòng tiền thuần từ dự án như sau:
- Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3: Mỗi năm 20.000
- Từ năm thứ 4 đến năm thứ 9: Mỗi năm 22.000
- Năm thứ 10: 29.000
Phương án 2:
• Vốn đầu tư ban đầu: 120.000
• Dòng tiền thuần từ dự án như sau:

53
- Từ năm thứ 1 đến năm thứ 9: Mỗi năm 24.000
- Năm thứ 10: 26.000
Yêu cầu: Nếu xét theo tiêu chuẩn NPV, theo bạn công ty nên lựa chọn phương án nào?
Đáp án:
- NPV của phương án 1: 21.755,057 triệu đồng
- NPV của phương án 2: 16.249,299 triệu đồng
Kết luận: Công ty nên chọn phương án 1
Bài 4: Hai dự án A và B có dòng tiền thuần như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự án Đầu tư ban đầu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Dự án A - 2.000 500 600 700 1.000
Dự án B - 2.000 400 700 600 1.200
Lãi suất chiết khấu 12%/năm.
Yêu cầu: Hãy tính các chỉ tiêuNPV, IRR của dự án A và B?
Đáp án:
- NPV A: 58,509 triệu đồng và IRR A: 13,24%
- NPV B: 104,868 triệu đồng và IRR B: 14,11%
Bài 5: Một dự án A có dòng tiền thuần như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đầu tư ban đầu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Dòng tiền thuần -500 200 200 200 250
Biết lãi suất chiết khấu 12%/năm
Yêu cầu:Tính NPV của dự án. Từ đó cho biết có nên chấp nhận dự án A hay không?
Đáp án:
NPV: 139,246 triệu đồng > 0
Kết luận: Nên chấp nhận dự án
Bài 6: Thông tin về một dự án đầu tư như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Đầu tư
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
ban đầu
Dòng tiền thuần - 10.000 1.070 4.440 4.250 4.198 2.050
Yêu cầu: Giả sử tỷ suất sinh lợi yêu cầu là 10%/năm. Hãy tính:
1. Chỉ tiêu NPV, IRR của dự án?
2. Nếu xét theo chỉ tiêu IRR hãy đưa ra quyết định về việc chọn lựa dự án?
Đáp án:
1. NPV= 1.975,416 triệu đồng
IRR= 16,95%
2. IRR= 16,95% > Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu = 10%

54
Kết luận: Nên chọn dự án
Bài 7: Công ty X lựa chọn đầu tư một trong hai dự án A và B độc lập nhau, cả hai dự
án đều có thời gian hoạt động là 6 năm, tỷ suất sinh lời yêu cầu của công ty là 12%.
Dòng tiền thuần của hai dự án A và B như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Dự án A - 100.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000
Dự án B - 115.000 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000
Yêu cầu:
1. Tính NPV, IRR của hai dự án và cho biết công ty nên chọn dự án nào nếu:
- Xét theo NPV?
- Xét theo IRR?
2. Nếu tỷ suất sinh lợi yêu cầu của công ty chỉ là 10%, làm lại yêu cầu số 1.
Đáp án:
1. Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 12%
- Dự án A: NPV = - 1.326,224 triệu đồng < 0 và IRR = 11,54% < 12%
- Dự án B: NPV = - 32.771,854 triệu đồng < 0 và IRR = 1,23% < 12%
Xét theo NPV: Từ chối cả A và B
Xét theo IRR: Từ chối cả A và B
2. Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 10%
- Dự án A: NPV = 4.526,257 triệu đồng > 0 và IRR = 11,54% >10%
- Dự án B: NPV = -27.894,786 triệu đồng < 0 và IRR = 1,23% < 10%
Xét theo NPV: Chọn A
Xét theo IRR: Chọn A
Bài 8: Cho 3 dự án loại trừ nhau với các dữ liệu như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Vốn đầu tư Dòng tiền thuần
Năm
Dự án A Dự án B Dự án C Dự án A Dự án B Dự án C
0 7.000 4.200 2.800
1 2.800 4.200 2.800
2 3.080 2.100 2.800
3 3.500 3.500 3.500
4 2.800 4.200 3.500
5 2.520 4.200 3.500
6 1.400 2.800 1.500
Yêu cầu: Hãy tính IRR của 3 dự án trên.
Đáp án:
IRR A 33,65%

55
IRR B 27,92%
IRR C 30,79%
Bài 9: Một công ty đang xem xét khả năng đầu tư một trong hai dự án A và B với chi
phí sử dụng vốn của công ty là 12%/năm, cả 2 dự án đều thực hiện bỏ vốn đầu tư toàn
bộ một lần:
- Dự án A có vốn đầu tư ban đầu là 5.760 triệu đồng, thời gian hoạt động là 10
năm và tạo ra dòng tiền thuần mỗi năm là 1.280 triệu đồng.
- Dự án B có vốn đầu tư ban đầu là 2.400 triệu đồng và tạo ra dòng tiền thuần
mỗi năm là 592 triệu đồng trong 10 năm.
Yêu cầu: Hãy cho biết công ty nên lựa chọn dự án nào nếu
1. Xét theo tiêu chuẩn NPV?
2. Xét theo tiêu chuẩn IRR?
Đáp án:
1. NPVA = 1.472,285 triệu đồng
NPVB = 944,932 triệu đồng
Chọn dự án A
2. IRRA = 17,96% > 12%
IRRB = 21% > 12%
Chọn dự án B
Bài 10: Công ty đang xem xét một dự án đầu tư với chi phí bỏ ra ban đầu là 97.560
triệu đồng. Dự án có thời gian hoạt động 5 năm.Năm thứ nhất tạo ra dòng tiền thuần là
23.400 triệu đồng. Từ năm thứ hai, mỗi năm tạo ra dòng tiền thuần là 37.080 triệu đồng.
Giả sử tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của dự án là 10%.
Yêu cầu: Hãy xác định
1. Giá trị hiện tại thuần?
2. Tỷ suất sinh lời nội bộ?
3. Chỉ số sinh lời của dự án?
4. Quyết định của công ty nên chấp nhận hay từ chối dự án nếu xét theo tiêu chuẩn
NPV; IRR?
Đáp án:
1. NPV = 30.566,010
2. IRR = 20,84%
3. PI = 1,31
4. NPV >0: Chấp nhận dự án
IRR> tỷ suất lợi nhuận yêu cầu. Nên chấp nhận dự án.
Bài 11: Đơn vị tính: triệu đồng
Một công ty đang xem xét đầu tư một dây chuyền sản xuất mới. Vốn đầu tư cho dây
chuyền là 840 ở năm 0 và 1.200 ở năm thứ nhất. Công ty ước tính dòng tiền thuần thu

56
được là 360 năm thứ hai, 360 năm thứ ba, 420 vào năm thứ 4 và 450 từ năm thứ 5 đến
năm thứ 10.
Yêu cầu:
1. Nếu dùng tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn không có chiết khấu của dự án là 7 năm,
thì có nên đầu tư dự án này hay không?
2. Nếu dùng tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn có chiết khấu là 7,5 năm, lãi suất chiết
khấu là 10% thì có nên đầu tư dự án hay không?
3. Nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 10%, hãy tính NPV. Công ty có nên chấp nhận dự
án hay không?
4. Nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 14%. Hãy ra quyết định lựa chọn dự án theo tiêu
chuẩn NPV; IRR?
Đáp án:
1. PP= 6 năm < thời gian hoàn vốn yêu cầu của dự án =7 năm .
Nên chấp nhận dự án
2. Với lãi suất chiết khấu = 10% thì DPP= 8,53 năm > 7,5 năm
Không chấp nhận dự án
3. Nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi bằng 10%
NPV= 262,566 > 0. Chấp nhận dự án
4. Nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi bằng 14%
NPV= - 87,878 <0 . Không chấp nhận dự án
IRR= 12,89% < 14%. Không chấp nhận dự án.

57

You might also like