You are on page 1of 17

Trang 1 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

CHƯƠNG 3
THỜI GIÁ CỦA TIỀN TỆ
& MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN

Bài tập 1:
Nhà đầu tư gửi vào tài khoản tiết kiệm $10.000 trong thời hạn 2 năm, tiền lãi được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ
sau. Hãy tính tổng số tiền tích lũy gồm vốn gốc lẫn tiền lãi có trong tài khoản lần lượt với các mức lãi suất tiền gửi có
kỳ như sau: 0,5% mỗi tháng; 1,8% mỗi quý; và 7,5% mỗi năm
Đáp án:
Kỳ hạn lãi suất 0,5% mỗi tháng : FV2 năm = $11.271,60
Kỳ hạn lãi suất 1,8% mỗi quý : FV2 năm = $11.534,06
Kỳ hạn lãi suất 7,5% mỗi năm : FV2 năm = $11.565,25

Bài tập 2:
Một nhà đầu tư gửi tiết kiệm 500.000.000 đồng tại ngân hàng trong thời hạn 2 năm, tiền lãi được nhập vào vốn gốc để
tính lãi cho kỳ sau. Hãy tính tổng số tiền tích lũy gồm vốn gốc lẫn tiền lãi của nhà đầu tư có trong tài khoản sau 2 năm
đầu tư lần lượt với các mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn:
 Trường hợp 1: k = 0,5% /tháng
 Trường hợp 2: k = 2% /quý
 Trường hợp 3: k = 7%/ 6 tháng
 Trường hợp 4: k = 15% /năm
Đáp án:

 Trường hợp 1: k = 0,5% /tháng  FVtháng = 563.579.888 đồng

 Trường hợp 2: k = 2% /quý  FVquý = 585.829.691 đồng

 Trường hợp 3: k = 7%/ 6 tháng  FV6 tháng = 655.398.005 đồng

 Trường hợp 4: k = 15% /năm  FVnăm = 661.250.000 đồng

Bài tập 3:
Nhà đầu tư mở tài khoản gửi tiết kiệm, để hạn chế rủi ro nhà đầu tư chia số tiền thành hai phần khác nhau gửi ở hai
ngân hàng. Số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng X trong thời hạn 10 tháng hưởng lãi suất 1% /tháng và số tiền thứ hai gửi
ở ngân hàng Y trong thời hạn 5 tháng hưởng lãi suất 1,2% /tháng.
Cho biết chênh lệch số tiền gửi ở hai ngân hàng là 140 triệu đồng và tiền lãi ở ngân hàng này nhiều gấp đôi tiền lãi ở
ngân hàng kia
Yêu cầu: Tính số tiền gửi tiết kiệm và tiền lãi ở mỗi ngân hàng trong hai trường hợp:

Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 2 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

a). Tiền lãi được tính theo lãi đơn


b). Tiền lãi được tính theo lãi kép
Đáp án:
Gọi X là số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng X, và IX là tiền lãi ở ngân hàng X
Gọi Y là số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng Y, và IY là tiền lãi ở ngân hàng Y
Đáp án câu a:
Trường hợp 1:

X  840.000.00 0 ñoàng IX  84.000.000 ñoàng


  
Y  700.000.00 0 ñoàng IY  42.000.000 ñoàng
Trường hợp 2:

X  60.000.000 ñoàng IX  6.000.000 ñoàng


  
Y  200.000.00 0 ñoàng IY  12.000.000 ñoàng
Đáp án câu b:
Trường hợp 1:

X  940.736.93 4 ñoàng IX  98.421.780 ñoàng


  
Y  800.736.93 4 ñoàng IY  49.210.890 ñoàng
Trường hợp 2:

X  58.218.788 ñoàng IX  6.090.966 ñoàng


  
Y  198.218.78 8 ñoàng IY  12.181.932 ñoàng
Bài tập 4:
Chú Năm có một số vốn định gửi tiết kiệm, để hạn chế rủi ro chú chia số vốn thành hai phần khác nhau gửi ở hai ngân
hàng. Số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng X trong thời hạn 9 tháng và được hưởng lãi suất 1,25% /tháng, số tiền thứ hai
gửi ở ngân hàng Y trong thời hạn 6 tháng và được hưởng lãi suất 1% /tháng
Cho biết tiền lãi không được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ sau. Chênh lệch số tiền gửi ở hai ngân hàng là
$5.000 và tiền lãi của khoản vốn thứ nhất gấp đôi tiền lãi của khoản vốn thứ hai
Yêu cầu: Hãy tính số tiền chú năm gửi tiết kiệm ở mỗi ngân hàng
Đáp án:
Gọi X là số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng X → X = $80.000
Gọi Y là số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng Y → Y = $75.000

Bài tập 5:
Đầu năm nay nhà đầu tư mở tài khoản gửi tiết kiệm, để hạn chế rủi ro nhà đầu tư chia số tiền thành hai phần khác
nhau gửi ở hai ngân hàng. Số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng X trong thời hạn 1 năm hưởng lãi suất k /năm và số tiền
thứ hai gửi ở ngân hàng Y trong thời hạn 1 năm hưởng lãi suất (k + 1%) /năm
Cho biết số tiền gửi ở ngân hàng Y lớn hơn số tiền gửi ở ngân hàng X là 100 triệu đồng, cuối năm nhà đầu tư nhận
được tiền lãi ở ngân hàng X là 20 triệu đồng và tiền lãi ở ngân hàng Y là 30 triệu đồng
Yêu cầu: Tính số tiền nhà đầu tư gửi tiết kiệm ở mỗi ngân hàng?
Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 3 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Đáp án:

 X  400.000.00 0 ñoàng
T röôøng hôïp 1 : 
Y  500.000.00 0 ñoàng
 X  500.000.00 0 ñoàng
T röôøng hôïp 2 : 
Y  600.000.00 0 ñoàng

Bài tập 6:
Đầu năm nay nhà đầu tư mở tài khoản gửi tiết kiệm, để hạn chế rủi ro nhà đầu tư chia số tiền thành hai phần khác nhau
gửi ở hai ngân hàng. Số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng X trong thời hạn 1 năm hưởng lãi suất k /năm, số tiền thứ hai
gửi ở ngân hàng Y trong thời hạn 1 năm hưởng lãi suất (k + 1%) /năm
Cho biết tổng số tiền gửi ở hai ngân hàng là 900 triệu đồng, cuối năm nhà đầu tư nhận được tiền lãi ở ngân hàng X là
20 triệu đồng và tiền lãi ở ngân hàng Y là 30 triệu đồng
Yêu cầu: Tính số tiền gửi tiết kiệm và tiền lãi tiết kiệm ở mỗi ngân hàng của nhà đầu tư?
Đáp án:
Gọi X là số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng X → X = 400.000.000 đồng
Gọi Y là số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng Y → Y = 500.000.000 đồng

Bài tập 7:
Nhà đầu tư hiện có 50.000.000 đồng định gửi tiết kiệm, để hạn chế rủi ro nhà đầu tư chia số tiền trên thành 2 phần
khác nhau gửi ở hai ngân hàng là X và Y, tổng tiền lãi thu được trong một năm ở cả hai ngân hàng là 5.850.000 đồng.
Nếu thay đổi lãi suất tiền gửi của ngân hàng X bằng lãi suất tiền gửi của ngân hàng Y và ngược lại thì tổng tiền lãi thu
được trong một năm ở cả hai ngân hàng là 5.900.000 đồng.
Cho biết chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa hai ngân hàng là 0,5% /năm
Yêu cầu: Tính số tiền gửi tiết kiệm và tiền lãi tiết kiệm ở mỗi ngân hàng của nhà đầu tư?
Đáp án:
Gọi X là số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng X → X = 30.000.000 đồng
Gọi Y là số tiền thứ nhất gửi ở ngân hàng Y → Y = 20.000.000 đồng

Bài tập 8:
Một nhà đầu tư trong năm nay có một sổ tiết kiệm như sau: đầu tháng 1 gửi 100 triệu đồng, đến đầu tháng 3 gửi 400
triệu đồng, đến cuối tháng 4 rút ra 100 triệu đồng, đến cuối tháng 7 gửi tiếp 200 triệu đồng, và sang đầu tháng 10 rút ra
50 triệu đồng. Cho biết tiền lãi được nhập vốn gốc để sinh lãi cho kỳ sau
Yêu cầu: Tính tổng số tiền gồm gốc lẫn tiền lãi có trong sổ tiết kiệm của của nhà đầu tư tại thời điểm cuối tháng 12
trong năm nay là bao nhiêu nếu:
Câu a: Lãi suất tiền gửi cố định 1% /tháng
Câu b: Lãi suất kỳ hạn tháng của năm biến động như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Lãi suất 1,0% 0,8% 0,9% 1,1% 1,0% 0,8% 0,7% 1,2% 1,1% 0,9% 1,1% 1,2%

Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 4 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Đáp án:
Câu a: 604.932.643 đồng
Câu b: 605.643.803 đồng

Bài tập 9:
Giả định: 1 tháng = 30 ngày, 1 quý = 90 ngày, 6 tháng = 180 ngày, và 1 năm = 360 ngày.
Câu a:
Anh (chị) hãy chuyển lãi suất danh nghĩa 12% /năm thành lãi suất hiệu dụng ở các kỳ hạn khác nhau, bằng cách điền
số liệu (điền vào dấu chấm hỏi) vào trong bảng cho dưới đây:
Lãi suất hiệu dụng của các kỳ hạn

Lãi suất hiệu dụng Lãi suất danh nghĩa ghép lãi theo (đơn vị: %)

dụng kỳ hạn Tháng Quý Bán niên Năm

Tháng (1) = ? (2) = ? (3) = ? (4) = ?

Quý (5) = ? (6) = ? (7) = ? (8) = ?

Bán niên (9) = ? (10) = ? (11) = ? (12) = ?

Năm (13) = ? (14) = ? (15) = ? (16) = ?

Câu b:
Nếu bây giờ bạn gửi vào tài khoản tiết kiệm 100 triệu đồng hưởg lãi kép trong 5 năm, dựa vào kết quả câu a, hãy tính
tổng số tiền tích lũy trong tài khoản sau 5 năm bằng cách điền số liệu (điền vào dấu chấm hỏi) vào bảng dưới đây:
Tổng số tiền tích lũy gồm gốc lẫn lãi của các kỳ hạn

Lãi suất hiệu dụng Lãi suất danh nghĩa ghép lãi theo (đơn vị: đồng)

dụng kỳ hạn Tháng Quý Bán niên Năm

Tháng (1) = ? (2) = ? (3) = ? (4) = ?

Quý (5) = ? (6) = ? (7) = ? (8) = ?

Bán niên (9) = ? (10) = ? (11) = ? (12) = ?

Năm (13) = ? (14) = ? (15) = ? (16) = ?

Đáp án:

Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 5 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Câu a:

Lãi suất hiệu dụng Lãi suất danh nghĩa ghép lãi theo

dụng kỳ hạn Tháng Quý Bán niên Năm

Tháng 1,00000% 0,99016% 0,97588% 0,94888%

Quý 3,03010% 3,00000% 2,95630% 2,87373%

Bán niên 6,15202% 6,09000% 6,00000% 5,83005%

Năm 12,68250% 12,55088% 12,36000% 12,00000%

Câu b:

Lãi suất hiệu dụng Lãi suất danh nghĩa ghép lãi theo

dụng kỳ hạn Tháng Quý Bán niên Năm

Tháng 181.669.669,86 180.611.123,47 179.084.769,65 176.234.168,32

Quý 181.669.669,86 180.611.123,47 179.084.769,65 176.234.168,32

Bán niên 181.669.669,86 180.611.123,47 179.084.769,65 176.234.168,32

Năm 181.669.669,86 180.611.123,47 179.084.769,65 176.234.168,32

Bài tập 10:


Đầu năm nay bạn gửi tiết kiệm 100.000.000 đồng hưởng lãi suất 10% /năm trong thời hạn 2 năm và tiền lãi được ghép
hàng tháng.
Yêu cầu:
Câu a: Tính mức lãi suất hiệu dụng theo kỳ hạn năm ? Mức lãi suất hiệu dụng năm này tương đương với mức
lãi suất hiệu dụng kỳ hạn 6 tháng bao nhiêu phần trăm? Dựa vào mức lãi suất này cho biết tổng số tiền tích lũy gồm
vốn gốc lẫn tiền lãi sau 2 năm gửi tiết kiệm?
Câu b: Tính mức lãi suất hiệu dụng theo kỳ hạn năm ? Mức lãi suất hiệu dụng năm này tương đương với mức
lãi suất hiệu dụng kỳ hạn 6 tháng bao nhiêu phần trăm? Dựa vào mức lãi suất này cho biết tổng số tiền tích lũy gồm
vốn gốc lẫn tiền lãi sau 2 năm gửi tiết kiệm?
Câu c: Tính mức lãi suất hiệu dụng theo kỳ hạn năm ? Mức lãi suất hiệu dụng năm này tương đương với mức
lãi suất hiệu dụng kỳ hạn 6 tháng bao nhiêu phần trăm? Dựa vào mức lãi suất này cho biết tổng số tiền tích lũy gồm
vốn gốc lẫn tiền lãi sau 2 năm gửi tiết kiệm?
Câu d: Nếu tiền lãi được ghép hàng quý thì kết quả câu a, b và c thay đổi như thế nào?
Đáp án:

Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 6 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Lãi suất hiệu dụng Lãi suất hiệu dụng tương đương kỳ hạn Tổng số tiền tích lũy

kỳ hạn năm 6 tháng Quý Tháng sau 2 năm

Câu a 10,426% 5,0838% 121.939.108 đồng

Câu b 10,337% 2,4897% 121.742.617 đồng

Câu c 10% 0,7974% 121.000.000 đồng

Câu a 10,25% 5% 121.550.625 đồng

Câu d Câu b 10% 2,4114% 121.000.000 đồng

Câu c 9,1393% 0,7315% 119.113.843 đồng

Bài tập 11:


Bác Ba Phi có một người con trưởng đã trưởng thành và 6 người con thứ lần lượt 16 tuổi, 14 tuổi, 12 tuổi, 10 tuổi, 8
tuổi, và 6 tuổi. Bác Ba Phi hiện đang lâm bệnh nặng và đã thuê một nhà luật sư giúp lập di chúc với nội dung như sau:
Toàn bộ số tài sản bác Ba Phi đang sở hữu trị giá 10.000 triệu đồng sẽ chia cho người con Trưởng 1 để làm vốn,
5
phần còn lại chia cho 6 người con kế. Do 6 người con thứ chưa đến tuổi trưởng thành nên toàn bộ số tiền chia cho 6
người con thứ được gửi vào ngân hàng với lãi suất 10%/ năm và được ghép lãi hàng năm, cho đến khi người con thứ
nào trưởng thành đủ 18 tuổi sẽ được nhận về phần của mình để làm vốn tự lập.
Điều kiện ràng buộc là khi đủ 18 tuổi, số tiền trong tài khoản ngân hàng của từng người con thứ là bằng nhau.
Yêu cầu: Tính số tiền bác Ba Phi đã chia cho mỗi người con tại thời điểm lập di chúc?
Đáp án:
Gọi PV6, PV8, PV10, PV12, PV14, PV16 lần lượt là giá trị tài sản chia cho người con thứ được 6 tuổi, 8 tuổi, 10 tuổi, 12
tuổi, 14 tuổi, và 16 tuổi tại thời điểm lập di chúc.
 Số tiền chia cho người con thứ 6 tuổi: PV06 = 785.623.694 đ
 Số tiền chia cho người con thứ 8 tuổi: PV08 = 950.604.669 đ
 Số tiền chia cho người con thứ 10 tuổi: PV10 = 1.150.231.650 đ
 Số tiền chia cho người con thứ 12 tuổi: PV12 = 1.391.780.296 đ
 Số tiền chia cho người con thứ 14 tuổi: PV14 = 1.684.054.159 đ
 Số tiền chia cho người con thứ 16 tuổi: PV16 = 2.037.705.532 đ

Bài tập 12:


Ngân hàng X trả lãi suất 8% ghép lãi hàng quý đối với tài khoản tiết kiệm của khách hàng trên thị trường tiền tệ. Giám
đốc ngân hàng Y muốn khách hàng có cùng lãi suất hiện dụng như khách hàng của ngân hàng X nhưng lãi được ghép
hàng tháng. Hỏi lãi suất danh nghĩa mà ngân hàng Y niêm yết phải là bao nhiêu?
Đáp án:
Lãi suất danh nghĩa của ngân hàng Y là 7,94%/ năm
Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 7 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Bài tập 13:


Giả định cứ mỗi năm bạn gửi vào ngân hàng một số tiền bằng nhau 200.000.000 đồng trong thời hạn 5 năm, lãi suất
tiền gửi 12%/ năm, tiền lãi được nhập gốc tính lãi hàng năm.
Yêu cầu: Tính tổng số tiền gồm gốc lẫn tiền lãi trong tài khoản của bạn ở thời điểm cuối năm thứ 5 trong hai trường hợp:
Câu a: Lần gửi đầu tiên được thực hiện vào cuối năm nay?
Câu b: Lần gửi đầu tiên được thực hiện vào đầu năm nay?
Đáp án:
Câu a: 1.270.569.472 đồng
Câu b: 1.423.037.809 đồng

Bài tập 14:


Anh Trần Ổi có hai người con, con gái được 12 tuổi và con trai được 13 tuổi. Anh Trần Ổi dự định khi con anh đến
tuổi trưởng thành mỗi đứa sẽ có một số tiền ăn học đại học bằng cách mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng cho mỗi
người con hàng năm một số tiền $500, lãi suất tiền gửi 10%/ năm và tiền lãi được nhập gốc. Do điều kiện kinh tế, số
tiền gửi tiết kiệm cho người con gái được gửi cuối mỗi năm, còn số tiền gửi tiết kiệm cho người con trai được gửi ở
đầu mỗi năm
Yêu cầu: Hãy tính tổng số tiền tích lũy gồm gốc lẫn lãi mà mỗi người con anh Trần Ổi có được trong tài khoản khi
chúng đã đến tuổi trưởng thành.
Đáp án:
Con gái: $3.857,8
Câu trai: $3.357,8

Bài tập 15:


Một thiết bị sản xuất được nhà cung cấp đưa ra hai phương thức thanh toán như sau:
Phương thức thứ nhất, trả ngay một lần: 765.000.000 đồng
Phương thức thứ hai, trả góp: 200.000.000 đồng mỗi năm trong thời hạn 5 năm thì hết nợ, lãi suất hàng bán trả
góp cố định 12%/ năm.
Yêu cầu: Phương thức thanh toán nào có lợi cho người mua trong hai trường hợp:
Câu a: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào cuối năm thứ 1?
Câu b: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào đầu năm thứ 1?
Đáp án:
Câu a: 720.955.240 đồng
Câu b: 807.469.869 đồng

Bài tập 16:


Giám đốc tài chính một công ty sau 20 năm nữa sẽ về hưu nên có kế hoạch hàng năm gửi vào quỹ hưu bổng một số
tiền để có nguồn tài chính trang trải cho cuộc sống lúc nghĩ hưu. Biết lần gửi tiền đầu tiên là cuối năm nay và lãi suất
bình quân 10% mỗi năm.

Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 8 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Yêu cầu:
Câu 1: Nếu mỗi năm ông gửi $10.000 và gửi liên tục cho đến lúc nghĩ hưu. Hỏi tổng số tiền mà ông có được
trong quỹ ở thời điểm khi nghĩ hưu là bao nhiêu.
Câu 2: Nếu muốn có $500.000 trong quỹ ở thời điểm nghĩ hưu, hỏi mỗi năm ông phải gửi vào quỹ số tiền cố
định là bao nhiêu
Câu 3: Nếu mỗi năm ông gửi vào quỹ $6.000, phần còn lại do công ty có trách nhiệm đóng góp. Hỏi mỗi năm
công ty phải gửi vào quỹ số tiền cố định bao nhiêu để khi nghĩ hưu tổng số tiền trong tài khoản của ông đạt $600.000
Câu 4: Kết quả các câu hỏi trên thay đổi như thế nào nếu số tiền gửi vào quỹ hưu bổng lần đầu tiên được thực
hiện ở ngày hôm nay.
Đáp án:
Câu 1 : $572.749,995
Câu 2 : $8.729,812
Câu 3 : $4.475,775
Câu 4.1 : $630.024,994
Câu 4.2 : $7.936,193
Câu 4.3 : $3.523,432
Bài tập 17:
Giám đốc một công ty sau 20 năm nữa sẽ về hưu nên có kế hoạch hàng năm gửi vào quỹ hưu bổng một số tiền để có
nguồn tài chính trang trải cho cuộc sống lúc nghĩ hưu. Biết lần gửi tiền đầu tiên là cuối năm nay và giả định lãi suất
tiền gửi cố định 10% mỗi năm
Yêu cầu:
Câu 1: Nếu mỗi năm ông gửi 100 triệu đồng và gửi liên tục cho đến lúc nghĩ hưu. Hỏi tổng số tiền mà ông có
được trong quỹ ở thời điểm khi nghĩ hưu là bao nhiêu?
Câu 2: Nếu muốn có 5.000 triệu đồng trong quỹ ở thời điểm nghĩ hưu, hỏi mỗi năm ông phải gửi vào quỹ số
tiền cố định là bao nhiêu?
Câu 3: Nếu mỗi năm ông gửi vào quỹ 40 triệu đồng, phần còn lại do công ty có trách nhiệm đóng góp. Hỏi
mỗi năm công ty phải gửi vào quỹ số tiền cố định bao nhiêu để khi nghĩ hưu tổng số tiền trong quỹ hưu bổng của ông
đạt 6.000 triệu đồng?
Câu 4: Kết quả các câu hỏi trên thay đổi như thế nào nếu số tiền gửi vào quỹ hưu bổng lần đầu tiên được thực
hiện ở đầu năm?
Đáp án:
Câu 1 : 2.727.499.949,3 đồng
Câu 2 : 87.298.123,9 đồng /năm
Câu 3 : 54.757.748,6 đồng /năm
Câu 4.1 : 6.300.249.944,3 đồng
Câu 4.2 : 79.361.930,8 đồng /năm
Câu 4.3 : 45.234.316,9 đồng /năm

Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 9 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Bài tập 18:


Cô Misa gửi tiền vào ngân hàng vào cuối mỗi năm: năm đầu tiên gửi $1.000 và năm sau tăng cao hơn so với năm
trước $100, liên tiếp trong 8 năm. Ba năm sau ngày gửi tiền cuối cùng, hàng năm cô Misa rút ra một số tiền bằng nhau
trong 5 năm thì tài khoản kết toán. Tính số tiền cô Misa rút ra hàng năm, biết lãi suất tiết kiệm 10% mỗi năm
Đáp án:
Số tiền cô Misa rút ra hàng năm là $4.747
/năm

Bài tập 19:


Bác Ba Phi có một số tiền nhàn rỗi đem gửi ở ngân hàng, để hạn chế rủi ro, bác Ba Phi chia số tiền trên thành ba phần
khác nhau gửi ở ba ngân hàng, ba số tiền trên hợp thành một cấp số cộng. Số tiền lớn nhất hưởng lãi 12% /năm, số tiền
nhỏ nhất hưởng lãi 10% /năm, và số tiền còn lại hưởng lãi suất 11% /năm. Sau 2 năm gửi tiết kiệm, bác Ba Phi thu
được tổng vốn gốc lẫn tiền lãi ở ba ngân hàng là $185.269

3
Cho biết tiền lãi được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ sau và số tiền lớn nhất gấp lần số tiền nhỏ nhất
2
Yêu cầu: Hãy tính số tiền bác Ba Phi gửi tiết kiệm ở mỗi ngân hàng và tổng vốn gốc lẫn tiền lãi bác Ba Phi thu được
ở mỗi ngân hàng sau 2 năm
Đáp án:
Số tiền bác Ba Phi gửi ở mỗi ngân hàng:
Số tiền nhỏ nhất = $40.000
Số tiền còn lại = $50.000
Số tiền lớn nhất = $60.000
Tổng vốn gốc lẫn tiền lãi sau hai bác Ba Phi thu được ở mỗi ngân hàng:
Số tiền nhỏ nhất = $48.400
Số tiền còn lại = $61.605
Số tiền lớn nhất = $75.264

Bài tập 20:


Bác Ba Phi có một số tiền nhàn rỗi đem gửi ở ngân hàng, để hạn chế rủi ro, bác Ba Phi chia số tiền trên thành ba phần
khác nhau gửi ở ba ngân hàng, ba số tiền trên hợp thành một cấp số nhân. Số tiền lớn nhất hưởng lãi 12% /năm, số tiền
nhỏ nhất hưởng lãi 10% /năm, và số tiền còn lại hưởng lãi suất 11% /năm. Sau 2 năm gửi tiết kiệm, bác Ba Phi thu
được tổng vốn gốc lẫn tiền lãi ở ba ngân hàng là $86.918
Cho biết tiền lãi được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ sau và số tiền lớn nhất gấp 4 lần số tiền nhỏ nhất
Yêu cầu: Hãy tính số tiền bác Ba Phi gửi tiết kiệm ở mỗi ngân hàng và tổng vốn gốc lẫn tiền lãi bác Ba Phi thu được
ở mỗi ngân hàng sau 2 năm

Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 10 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Đáp án:
Số tiền bác Ba Phi gửi ở mỗi ngân hàng:
Số tiền nhỏ nhất = $10.000
Số tiền còn lại = $20.000
Số tiền lớn nhất = $40.000
Tổng vốn gốc lẫn tiền lãi sau hai bác Ba Phi thu được ở mỗi ngân hàng:
Số tiền nhỏ nhất = $12.100
Số tiền còn lại = $24.642
Số tiền lớn nhất = $50.176

Bài tập 21:


Cô Misa gửi tiền vào ngân hàng vào cuối mỗi năm: năm đầu tiên gửi $1.000 và năm sau tăng cao hơn so với năm
trước $100, gửi liên tục trong 10 năm. Đến năm thứ 11 cô Misa rút ra số tiền A và số tiền rút ra năm sau tăng cao hơn
năm trước 20%, rút liên tục trong 5 năm, đến năm thứ 15 thì kết toán tài khoản
Cho biết lãi suất tiền gửi tiết kiệm 10% mỗi năm và tiền lãi được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ sau
Yêu cầu: Tính số tiền cô Misa rút ra hàng năm
Đáp án:
Số tiền rút ra ở năm thứ 11 = $4.013,3588
Số tiền rút ra ở năm thứ 12 = $4.816,0305
Số tiền rút ra ở năm thứ 13 = $5.779,2366
Số tiền rút ra ở năm thứ 14 = $6.935,0840
Số tiền rút ra ở năm thứ 15 = $8.322,1008

Bài tập 22:


Cha bạn hiện nay 50 tuổi và sẽ nghĩ hưu sau 10 năm. Ông nghĩ rằng sẽ sống được thêm 25 năm sau khi về hưu, tức
sống đến 85 tuổi. Cha bạn muốn có khoản tiền hưu trí cố định, tương ứng với sức mua của $40.000 hôm nay (giá trị
thực của tiền lương hưu sẽ giảm mỗi năm khi ông về hưu). Cha bạn sẽ nhận tiền hưu bắt đầu vào ngày ông về hưu, tức
sau 10 năm nữa, và ông sẽ còn nhận được 24 kỳ nữa mỗi năm. Dự kiến mức lạm phát của nền kinh tế 5% mỗi năm
Hiện nay cha bạn đã tiết kiệm được $100.000 và ông nhận được tiền lãi với lãi suất tiết kiệm 8% mỗi năm. Hỏi cha
bạn phải gửi tiết kiệm số tiền bao nhiêu để đạt được kế hoạch nghĩ hưu của mình. Cho biết số tiền gửi tiết kiệm cố
định trong 9 lần, lần gửi đầu tiên là cuối năm nay
Đáp án:
Số tiền gửi tiết kiệm cố định mà cha bạn phải gửi mỗi năm và dừng lại trước khi ông nhận được tiền hưu lần
đầu là $39.689,35 mỗi năm

Bài tập 23:


Một người cha lên kế hoạch gửi tiết kiệm cho con gái học đại học. Cô gái hiện nay 13 tuổi và dự tính sẽ vào học đại
học sau 5 năm nữa, và sẽ học đại học trong 4 năm. Hiện nay chi phí cho một năm học đại học là $15.000 (bao gồm tất
cả các chi phí ăn, ở, quần áo, học phí, sách vở, đi lại v.v…), nhưng dự tính chi phí này sẽ tăng lên 5% mỗi năm.
Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 11 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Trường đại học yêu cầu đóng chi phí học đại học vào đầu mỗi năm.
Hiện nay cô gái có $7.500 trong tài khoản tiết kiệm, lãi suất được hưởng là 8% mỗi năm. Cha cô sẽ gửi tiết kiệm cho
cô số tiền cố định trong 6 lần nữa, lần đầu tiên được thực hiện vào ngày hôm nay và lần thứ 6 vào thời điểm cô bắt đầu
học đại học. Hỏi số tiền gửi tiết kiệm cố định mỗi lần là bao nhiêu?
Đáp án:
Số tiền gửi tiết kiệm cố định mà người cha phải gửi mỗi năm cho đến khi cô gái bắt đầu vào học đại học là
$8.509,47 mỗi năm

Bài tập 24:


Một lô hàng được nhà cung cấp đưa ra hai phương thức thanh toán như sau:
Phương thức 1: Nếu trả tiền ngay thì giá bán là $2.700
Phương thức 2: Nếu mua trả góp, thì được trả dần trong 10 tháng, tháng thứ nhất trả $800, tháng thứ hai trả
$400, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 10 mỗi tháng thanh toán $200. Cho biết lần trả đầu tiên là sau một tháng kể từ khi
nhận hàng
Yêu cầu:
Câu 1: Nếu lãi suất trên thị trường là 1% mỗi tháng thì phương thức thanh toán nào có lợi cho người mua.
Câu 2: Nếu lần trả đầu tiên được thực hiện ngay sau khi nhận lô hàng thì kết quả câu hỏi 1 và 2 thay đổi như
thế nào.
Đáp án:
Câu 1: $2.683,38
Câu 2: $2.711,22

Bài tập 25:


Một lô hàng được nhà cung cấp đưa ra hai phương thức thanh toán như sau:
Phương thức 1: Trả ngay một lần khi lô hàng được giao nhận là $19.770
Phương thức 2: Trả góp trong 10 lần, mỗi lần thanh toán tương ứng là 1 tháng. Lần thanh toán thứ 1 đến thứ 3,
mỗi lần $1.000; Lần thanh toán thứ 4 đến thứ 6, mỗi lần $2.000; Lần thanh toán thứ 7 đến thứ 10, mỗi lần $3.000. Biết
lãi suất bán trả góp 1% mỗi tháng.
Yêu cầu: Cho biết phương thức thanh toán nào có lợi cho người mua nếu
Câu 1: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện sau 1 tháng tính từ ngày hàng được giao nhận
Câu 2: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện ngay sau khi lô hàng được giao nhận
Đáp án:
Câu 1: $19.677,44
Câu 2: $19.874,21

Bài tập 26:


Công ty Washington- Atlantic chi tiêu $4.000.000 để đầu tư trồng cây cho một khu đất. Những cây này sẽ lớn trong
vòng 10 năm nữa và tại thời điểm này công ty sẽ bán lại khu rừng này với giá $10.000.000. Hỏi tỷ suất lợi nhuận
mong đợi của công ty này là bao nhiêu?
Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 12 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Đáp án:
Tỷ suất lợi nhuận mong đợi của công ty này là 7,18% mỗi năm

Bài tập 27:


Đầu năm, một nhà đầu tư mua một cổ phiếu với giá $40, sau đó nhận được cổ tức ở cuối năm 1 là $2, cuối năm 2 là $3,
cuối năm 3 là $4, cuối năm 4 là $5. Nếu giá cổ phiếu ở thời điểm cuối năm 4 là $60, hãy xác định tỷ suất lợi nhuận
yêu cầu khi đầu tư vào cổ phiếu trên.
Đáp án:
Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu khi đầu tư vào cổ phiếu là 17,85% mỗi năm

Bài tập 28:


Đại lý xe Honda bán xe trả góp và đưa ra phương thức thanh toán như sau:
Xe Lead: Nếu trả tiền ngay thì trả $1.650. Nếu trả góp thì trả trước $650, số tiền còn lại góp đều mỗi tháng là
$65 và góp liên tục trong 18 tháng.
Xe Air Blade: Nếu trả tiền ngay thì trả $1.850. Nếu trả góp thì trả trước $850, số tiền còn lại góp đều mỗi
tháng là $60 và góp liên tục trong 24 tháng.
Yêu cầu: Đại lý xe Honda đã tính lãi suất bán trả góp cho khách hàng bao nhiêu mỗi tháng
Đáp án:
Đại lý xe Honda đã tính lãi suất bán trả góp cho khách hàng là 3,1592% mỗi tháng

Bài tập 29:


Một hệ thống thiết bị sản xuất được nhà cung cấp đưa ra hai phương thức thanh toán như sau:
Phương thức trả ngay một lần tại thời điểm mua: $400.000
Phương thức trả góp, thanh toán trong vòng 10 quý như sau: Từ cuối quý thứ 1 đến cuối quý thứ 5, mỗi quý
trả $50.000; Từ cuối quý thứ 6 đến cuối quý thứ 10, mỗi quý trả $100.000 thì hết nợ.
Yêu cầu: Tính lãi suất ngầm nhà cung cấp đã tính cho người mua là bao nhiêu phần trăm.
Đáp án:
Lãi suất ngầm nhà cung cấp đã tính cho người mua là 11,21%

Bài tập 30:


Bạn dự định mua một xe ô tô và được một ngân hàng địa phương cho bạn vay $20.000 với lãi suất 12% mỗi năm
trong thời hạn 5 năm, ghép lãi hàng tháng. Hợp đồng vay nợ quy định, cuối mỗi tháng bạn phải trả cho ngân hàng một
số tiền bằng nhau trong 60 lần thì hết nợ
Yêu cầu:
Câu 1: Tính số tiền bạn trả cho ngân hàng mỗi tháng.
Câu 2: Lãi suất hiệu dụng mà ngân hàng đã tính cho bạn bao nhiêu.
Đáp án:
Câu 1: 444,889 $/ tháng
Câu 2: 12,683% /năm

Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 13 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Bài tập 31:


Một thiết bị sản xuất được nhà cung cấp đưa ra hai phương thức thanh toán như sau:
Phương thức thứ nhất, trả ngay một lần: 2.700 triệu đồng
Phương thức thứ hai, trả góp trả trong vòng 10 tháng như sau: Tháng thứ nhất trả 800 triệu đồng, tháng thứ hai
trả 400 triệu đồng, từ tháng thứ ba đến tháng thứ mười mỗi tháng trả 200 triệu đồng thì kết toán nợ. Biết lãi suất hàng
bán trả góp 1%/ tháng
Yêu cầu: Phương thức thanh toán nào có lợi cho người mua nếu:
Câu a: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào cuối tháng thứ 1?
Câu b: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào đầu tháng thứ 1?
Đáp án:
Câu a: 2.684.379.522 đồng
Câu b: 2.711.223.317 đồng

Bài tập 32:


Một căn hộ được công ty kinh doanh bất động sản bán theo phương thức trả góp như sau: mỗi năm người mua phải
thanh toán một số tiền đều nhau là 100 triệu đồng trong thời hạn 12 năm thì hết nợ. Tuy nhiên có một khách hàng mua
đề nghị thay đổi lại số tiền thanh toán ở lần thứ 5 và lần thứ 10 lần lượt là 50 triệu đồng và 150 triệu đồng.
Nếu lãi suất bán trả góp là 15%/ năm, hỏi công ty kinh doanh bất động sản có đồng ý bán theo phương thức thanh toán
mà khách hàng đã đề nghị không trong hai trường hợp:
Câu a: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào cuối năm thứ 1?
Câu b: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào đầu năm thứ 1?
Đáp án:
Câu a:
Giá bất động sản theo cách tính của người bán (công ty bất động sản) = 542.061.900 đồng
Giá bất động sản theo cách tính của người mua (khách hàng) = 529.562.298 đồng
Câu b:
Giá bất động sản theo cách tính của người bán (công ty bất động sản) = 623.371.185 đồng
Giá bất động sản theo cách tính của người mua (khách hàng) = 608.996.643 đồng

Bài tập 33:


Một thiết bị sản xuất được nhà cung cấp đưa ra hai phương thức thanh toán như sau:
Phương thức thứ nhất, trả ngay một lần: 1.081.432.860 đồng
Phương thức thứ hai, trả góp: 300 triệu đồng mỗi năm trong thời hạn 5 năm thì hết nợ.
Yêu cầu: Xác định lã suất hàng bán trả góp trong hai trường hợp:
Câu a: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào cuối năm thứ 1?
Câu b: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào đầu năm thứ 1?
Đáp án:
Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 14 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Câu a: 12,0% /năm


Câu b: 19,7% /năm

Bài tập 34:


Công ty Number one vừa vay nợ 67.100 triệu đồng từ một ngân hàng địa phương, hợp đồng vay nợ quy định vào cuối
mỗi năm công ty Number one phải thanh toán cho ngân hàng một số tiền bằng nhau là 10.000 triệu đồng trong thời
hạn 10 năm thì hết nợ. Tính lãi suất cho vay mà ngân hàng đã tính cho công ty Number one?
Đáp án:
Lãi suất cho vay mà ngân hàng đã tính cho công ty Number one là 8% /năm

Bài tập 35:


Giả định cứ mỗi năm bạn gửi vào ngân hàng một số tiền bằng nhau 500.000.000 đồng trong thời hạn 5 năm, tiền lãi
được nhập gốc tính lãi hàng năm.
Yêu cầu: Hãy tính lãi suất tiền gửi của khoản tiết kiệm trên, nếu bạn muốn có tổng số tiền tích lũy trong tài khoản
gồm gốc lẫn tiền lãi sau 5 năm là 3.208.129.883 đồng trong hai trường hợp:
Câu a: Lần gửi đầu tiên được thực hiện vào cuối năm nay?
Câu b: Lần gửi đầu tiên được thực hiện vào đầu năm nay?
Đáp án:
Câu a: 12,50% /năm
Câu b: 8,44% /năm

Bài tập 36:


Đầu quý 1 năm nay nhà đầu tư gửi vào tài khoản tiết kiệm $1.000, sang đầu quý 2 gửi tiếp vào tài khoản $980, đến
đầu quý 3 rút ra khỏi tài khoản tiền gửi $500, và đến đầu quý 4 gửi tiếp vào tài khoản $500. Hỏi đến cuối quý 4 tổng
số tiền có trong tài khoản tiền gửi gồm vốn gốc lẫn tiền lãi của nhà đầu tư bao nhiêu tiền?
Biết tiền lãi được nhập vào vốn gốc để sinh lãi cho kỳ sau và giả định lãi suất tiền gửi cố định 2%/ quý
Đáp án:
Tổng số tiền có trong tài khoản tiền gửi gồm vốn gốc lẫn tiền lãi của nhà đầu tư ở cuối quý 4 là $3.060

Bài tập 37:


Bạn đang có kế hoạch mỗi năm gửi vào ngân hàng một số tiền bằng nhau 100.000.000 đồng trong thời hạn 3 năm, lãi
suất tiền gửi 10% /năm, tiền lãi được nhập gốc tính lãi hàng năm.
Yêu cầu: Tính tổng số tiền có được bao gồm gốc lẫn tiền lãi trong tài khoản của bạn ở thời điểm cuối năm thứ 3 là
bao nhiêu trong hai trường hợp:
Câu a: Lần gửi đầu tiên được thực hiện vào cuối năm nay
Câu b: Lần gửi đầu tiên được thực hiện vào đầu năm nay.
Đáp án:
Câu a: 331 trđ
Câu b: 364 trđ

Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 15 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Bài tập 38:


Ông Hai Lít có hai người con, con trai 9 tuổi và con gái 13 tuổi. Ông có kế hoạch sẽ cho mỗi người con một số tiền
khi chúng đến tuổi trưởng thành 18 tuổi, bằng cách mở cho mỗi người còn một tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng (Hai
đứa con mở riêng hai tài khoản) và gửi vào mỗi tài khoản cho mỗi người con 10.000.000 đồng/ năm.
Do điều kiện kinh tế, số tiền gửi vào tài khoản người con trai thì gửi ở thời điểm cuối năm nay, và số tiền gửi vào tài
khoản người con gái thì gửi ở thời điểm đầu năm nay. Cho biết lãi suất tiền gửi cố định 10% /năm, tiền lãi được nhập
vào gốc để sinh lãi cho kỳ sau.
Yêu cầu: Tính tổng số tiền tích lũy gồm vốn gốc lẫn tiền lãi của mỗi người con khi đến tuổi trưởng thành?
Đáp án:
Tổng số tiền tích lũy gồm vốn gốc lẫn tiền lãi của mỗi người con khi đến tuổi trưởng thành là 67.156.100 đồng

Bài tập 39:


Ông Hai Lúa có hai người con, con trai 9 tuổi và con gái 13 tuổi. Ông có kế hoạch sẽ cho mỗi người con $10.000 khi
chúng đến tuổi trưởng thành 18 tuổi, bằng cách mở một tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng (Hai đứa con mở chung
một tài khoản).
Cho biết lần gửi đầu tiên được thực hiện ngay khi mở tài khoản, số tiền gửi vào tài khoản hàng năm bằng nhau và
được gửi liên tục cho đến khi người con thứ đến tuổi trưởng thành thì tài khoản kết toán bằng zero, lãi suất tiết kiệm
10% /năm, và tiền lãi được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ sau.
Yêu cầu: Tính số tiền đều cố định mỗi năm ông Hai Lúa gửi vào tài khoản ngân hàng?
Đáp án:
Số tiền đều cố định mỗi năm ông Hai Lúa gửi vào tài khoản ngân hàng là 1.546,11 $/năm
Bài tập 40:
Bạn dự định mua một xe ô tô và được một ngân hàng địa phương cho bạn vay $20.000 với lãi suất 12% mỗi năm
trong thời hạn 5 năm, ghép lãi hàng tháng. Hợp đồng vay nợ quy định, cuối mỗi tháng bạn phải trả cho ngân hàng một
số tiền bằng nhau trong 60 lần thì hết nợ
Yêu cầu: Tính số tiền bạn trả cho ngân hàng mỗi tháng?
Đáp án:
Số tiền bạn trả cho ngân hàng mỗi tháng là $444,889

Bài tập 41:


Một thiết bị sản xuất được nhà cung cấp đưa ra hai phương thức thanh toán như sau:
 Phương thức trả ngay một lần: 520.000.000 đồng

 Phương thức trả góp: 200.000.000 đồng/ năm, trong thời hạn 3 năm thì hết nợ, lãi suất hàng bán trả góp 10%

Yêu cầu: Phương thức thanh toán nào có lợi cho người mua trong hai trường hợp:
Câu a: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào cuối năm thứ 1 kể từ ngày nhận thiết bị sản xuất
Câu b: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào đầu năm thứ 1 ngay khi nhận thiết bị sản xuất
Đáp án:
Câu a: 497,37 trđ
Câu b: 547,11 trđ
Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 16 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Bài tập 42:


Một thiết bị sản xuất được nhà cung cấp đưa ra hai phương thức thanh toán như sau:
 Phương thức trả ngay một lần: 347.000.000 đồng
 Phương thức trả góp: Trả trong vòng 8 tháng thì hết nợ, mỗi tháng trả một lần như sau:
 Từ lần thứ nhất đến lần thứ tư: 50.000.000 đồng /lần
 Từ lần thứ năm đến lần thứ tám: 40.000.000 đồng /lần
 Biết lãi suất hàng bán trả góp: 1% /tháng
Yêu cầu: Phương thức thanh toán nào có lợi cho người mua trong hai trường hợp:
Câu a: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào cuối tháng thứ 1 kể từ ngày nhận thiết bị sản xuất
Câu b: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào đầu tháng thứ 1 ngay khi nhận thiết bị sản xuất
Đáp án:
Câu a: 345.086.766 đồng
Câu b: 348.537.633 đồng

Bài tập 43:


Một lô hàng được nhà cung cấp đưa ra hai phương thức thanh toán như sau:
 Phương thức 1: Trả ngay một lần khi lô hàng được giao nhận là $19.770
 Phương thức 2: Trả góp trong 10 lần, mỗi lần thanh toán tương ứng là 1 tháng. Lần thanh toán thứ 1 đến thứ
3, mỗi lần $1.000; Lần thanh toán thứ 4 đến thứ 6, mỗi lần $2.000; Lần thanh toán thứ 7 đến thứ 10, mỗi lần
$3.000. Biết lãi suất bán trả góp 1% mỗi tháng.
Yêu cầu: Phương thức thanh toán nào có lợi cho người mua trong hai trường hợp:
Câu a: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện sau 1 tháng tính từ ngày hàng được giao nhận
Câu b: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện ngay sau khi lô hàng được giao nhận
Đáp án:
Câu a: $19.677,5
Câu b: $19.874,2

Bài tập 44:


Một thiết bị sản xuất được nhà cung cấp đưa ra hai phương thức thanh toán như sau:
 Phương thức 1: Nếu trả tiền ngay thì giá bán là 2.700 triệu đồng
 Phương thức 2: Nếu mua trả góp, thì được trả dần trong 10 tháng, tháng thứ nhất trả 800 triệu đồng, tháng
thứ hai trả 400 triệu đồng, từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 10 mỗi tháng thanh toán 200 triệu đồng. Lãi suất bán
trả góp cố định 1%/ tháng.
Yêu cầu: Phương thức thanh toán nào có lợi cho người mua trong hai trường hợp:
Câu a: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào cuối tháng thứ 1 kể từ ngày nhận thiết bị sản xuất
Câu b: Lần trả góp đầu tiên được thực hiện vào đầu tháng thứ 1 ngay khi nhận thiết bị sản xuất

Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền
Trang 17 - Giảng viên: HUỲNH THÁI BẢO

Đáp án:
Câu a: 2.684.379.522 đồng
Câu b: 2.711.223.317 đồng

Bài tập 45:


Ông Diệu Cơ hiện tại 40 tuổi, ông muốn có một khoản tiền vào cuối mỗi năm là 15 triệu đồng trong 20 năm bắt đầu từ
khi ông về hưu ở tuổi 65. Hỏi để thực hiện được mong muốn này thì hiện tại cuối mỗi năm ông phải gửi vào tài khoản
tiền gửi tiết kiệm bao nhiêu tiền? Biết lãi suất tiền gửi tiết kiệm cố định 10% /năm và tiền lãi được nhập vào vốn gốc
để sinh lãi cho kỳ sau.
Đáp án:
Cuối mỗi năm ông phải gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm là 1.298.498 đồng

Bài tập tự luận chương 3 - Thời giá của tiền tệ và mô hình chiết khấu dòng tiền

You might also like