You are on page 1of 51

CHƯƠNG 2: THỜI GIÁ TIỀN TỆ

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Theo bạn, tại sao tiền tệ có giá trị theo thời gian?
Câu 2: Theo bạn, tại sao trong các quyết định tài chính người ta luôn phải tính đến giá
trị theo thời gian của tiền?
Câu 3: Cho ví dụ để thấy rõ sự khác nhau giữa lãi đơn và lãi kép?
Câu 4: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi lãi suất tăng gấp 5 lần thì giá trị
tương lai của một khoản tiền tính theo lãi đơn có tăng gấp 5 lần hay không?
Câu 5: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi số kỳ tính lãi tăng gấp 5 lần thì
giá trị tương lai của một khoản tiền tính theo lãi đơn có tăng gấp 5 lần hay không?
BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Một người gửi tiết kiệm ngân hàng 50 triệu đồng trong thời gian là 6 tháng với
lãi suất 0,5%/tháng, lãi được chi trả hàng tháng. Khi đến hạn (sau 6 tháng) người này
đến ngân hàng rút tiền. Hãy tính số tiền người này nhận được bao gồm cả gốc và lãi?
Giải
Số tiền người này nhận được là giá trị tương lai của khoản gửi tiết kiệm 50 triệu
đồng sau 6 tháng với lãi suất 0,5%/tháng tính theo lãi đơn:
FVn = PV . [ 1 + r . n ]= 50 x (1+0,5% x 6)= 51,5 triệu đồng
Bài 2: Công ty X đầu tư một khoản tiền với lãi suất 10%/ năm sau 4 năm thu được cả
gốc và lãi là 73,205 triệu đồng.. Hỏi số tiền Công ty X đầu tư ban đầu là bao nhiêu?
Giải
Gọi số tiền đầu tư ban đầu là PV.
Ta có:
FVn 73,205
PV = n
= = 50 triệu đồng.
(1 + r) (1 + 10%)4
Vậy số tiền Công ty X đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng.
Bài 3: Một công ty mua một tài sản theo phương thức thanh toán như sau:
Trả cho người bán 200 triệu đồng, 400 triệu đồng, 600 triệu đồng lần lượt vào cuối năm
2,4,6. Hỏi giá trị thực của tài sản cố định này là bao nhiêu? Biết rằng lãi suất ổn định
qua các năm là 10%/ năm.
Giải
Giá trị thực của tài sản cố định là:
200 400 600
PV = 2
+ 4
+ = 777,179 triệu đồng
(1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%)6
Vậy giá trị thực của tài sản cố định là: 777,179 triệu đồng.
Bài 4: Công ty X vay ngân hàng 2 tỷ đồng, thời gian vay là 10 năm, lãi suất không đổi
7,5%/năm, cuối mỗi năm công ty phải trả số tiền bằng nhau là A đồng, lần trả đầu tiên

1
là 1 năm sau ngày vay, lãi tính trên dư nợ thực tế đầu kỳ. Hãy lập bảng tính số nợ gốc
và tiền lãi phải trả ở mỗi năm.
Giải
Đơn vị tính: đồng
Số tiền bằng nhau bao gồm lãi và gốc phải thanh toán cuối mỗi năm là A đồng
Áp dụng công thức:
1 − (1 + r)−n
PV = A .
r
1 − (1 + 7,5%)−10
2.000.000.000 = A .
7,5%
 A= 291.371.855.
Như vậy cuối mỗi năm thanh toán số tiền bằng nhau gồm cả lãi và gốc là
291.371.855 đồng.
Năm thứ nhất:
- Tiền lãi năm thứ nhất = 2.000.000.000 x 7,5% = 150.000.000
- Tiền gốc năm thứ nhất = 291.371.855 – 150.000.000 = 141.371.855
- Dư nợ cuối năm thứ nhất = 2.000.000.000 – 141.371.855 = 1.858.628.145
Năm thứ hai:
- Tiền lãi năm thứ hai = 1.858.628.145 x 7,5% = 139.397.111
- Tiền gốc năm thứ hai = 291.371.855 –139.397.111 = 151.974.744
- Dư nợ cuối năm thứ hai = 1.858.628.145 – 151.974.744 = 1.706.653.401
Năm thứ ba:
- Tiền lãi năm thứ ba = 1.706.653.401 x 7,5% = 127.999.005
- Tiền gốc năm thứ ba = 291.371.855 –127.999.005 = 163.372.850
- Dư nợ cuối năm thứ ba = 1.706.653.401 – 163.372.850 = 1.543.280.551
Năm thứ tư:
- Tiền lãi năm thứ tư = 1.543.280.551 x 7,5% = 115.746.041
- Tiền gốc năm thứ tư = 291.371.855 –115.746.041 = 175.625.813
- Dư nợ cuối năm thứ tư = 1.513.280.551 – 175.625.813 = 1.543.280.551
…….
Bảng kế hoạch trả nợ vay:
Kỳ Thanh toán trong kỳ
Dư nợ đầu Dư nợ cuối
thanh Số tiền thanh
kỳ Lãi Gốc kỳ
toán toán trong kỳ
1 2.000.000.000 150.000.000 141.371.855 291.371.855 1.858.628.145
2 1.858.628.145 139.397.111 151.974.744 291.371.855 1.706.653.401
3 1.706.653.401 127.999.005 163.372.850 291.371.855 1.543.280.551
4 1.543.280.551 115.746.041 175.625.813 291.371.855 1.367.654.738

2
5 1.367.654.738 102.574.105 188.797.750 291.371.855 1.178.856.988
6 1.178.856.988 88.414.274 202.957.581 291.371.855 975.899.408
7 975.899.408 73.192.456 218.179.399 291.371.855 757.720.008
8 757.720.008 56.829.001 234.542.854 291.371.855 523.177.154
9 523.177.154 39.238.287 252.133.568 291.371.855 271.043.586
10 271.043.586 20.328.269 271.043.586 291.371.855 0
Tổng cộng 913.718.549 2.000.000.000 2.913.718.549
Bài 5: Công ty Y cần mua một xe ô tô tải, đang cân nhắc lựa chọn một trong 2 phương
thức thanh toán do bên bán đưa ra như sau:
- Phương thức 1: phải trả số tiền là 500 triệu đồng nếu trả toàn bộ tiền hàng một lần vào
thời điểm nhận xe.
- Phương thức 2: Phải trả làm 4 lần, số tiền trả mỗi lần là 200 triệu đồng, 200 triệu đồng,
100 triệu đồng, 100 triệu đồng lần lượt vào cuối năm 1,2,3,4.
Biết rằng:
- Lãi suất ngân hàng là 12%/năm theo phương thức tính lãi kép
- Công ty có khả năng thanh toán ngay toàn bộ tiền hàng.
Theo bạn, công ty Y nên chọn phương thức thanh toán nào?
Giải
Đơn vị tính: triệu đồng
Theo phương thức 1: Số tiền phải thanh toán là PV1= 500.
Theo phương thức 2:
200 200 100 100
PV2 = + + + = 472,740
(1 + 12%)1 (1 + 12%)2 (1 + 12%)3 (1 + 12%)4
Ta có PV1= 500>PV2= 472,740.
Như vậy Công ty nên chọn phương thức 2.
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Bài 1: Công ty Kim Cương có khoản tiền nhàn rỗi 150 triệu đồng đem gửi vào ngân
hàng lãi suất 6,5%/ năm, tiền lãi được lĩnh vào cuối mỗi năm.Tổng số tiền nhận được cả
vốn và lãi là 169,5 triệu đồng. Hỏi Công ty Kim Cương gửi ngân hàng trong thời gian
bao lâu?
Đáp án: 2 năm
Bài 2: Doanh nghiệp tư nhân Lộc Phát có 500 triệu đồng chia làm 2 phần gửi ở hai ngân
hàng khác nhau theo phương thức lãi đơn. Số tiền thứ nhất gửi ở Ngân hàng X hưởng
lãi suất i%/ năm, mỗi năm nhận lãi 16 triệu đồng. Số tiền thứ 2 gửi ở ngân hàng Y hưởng
lãi suất (i%+1%)/năm, mỗi năm nhận lãi 27 triệu đồng. Hãy tính số tiền gửi và lãi suất
tiền gửi ở mỗi ngân hàng?
Đáp án:
Số tiền gửi ở ngân hàng X: 200 triệu đồng lãi suất 8%/ năm.
Số tiền gửi ở Ngân hàng Y: 300 triệu đồng, lãi suất 9%/ năm.
3
Bài 3: Để sau 3 năm nhận được cả vốn gốc và lãi vào ngày đáo hạn là 125,9712 triệu
đồng với lãi suất 8%/ năm, thì ngay thời điểm này nhà đầu tư cần đầu tư bao nhiêu?
Đáp án: PV = 100 triệu đồng
Bài 4: Một người nhận được cả vốn gốc và lãi là 242 triệu đồng khi đầu tư 200 triệu
đồng trong 2 năm, theo phương pháp lãi kép, lãi suất không thay đổi qua 2 năm. Tính
lãi suất đầu tư?
Đáp án: r = 10%/năm
Bài 5: Công ty Thắng Lợi gửi ngân hàng số tiền 200 triệu đồng theo lãi suất 7%/năm,
lãi nhập vốn 6 tháng 1 lần. Hãy tính số tiền cả gốc và lãi công ty nhận được sau 5 năm
gửi?
Đáp án: FV5= 282,1198 triệu đồng
Bài 6: Công ty Chiến Thắng vay ngân hàng 800 triệu đồng, thời gian vay là 8 năm, lãi
suất cố định là 8%/năm, cuối mỗi năm công ty đều phải trả số tiền bằng nhau. Lần trả
đầu tiên là 1 năm sau ngày vay. Lãi tính trên dư nợ giảm dần.
Yêu cầu: Hãy lập bảng kế hoạch trả nợ vay cho công ty Chiến Thắng.
Đáp án: Đơn vị tính: đồng
Mỗi năm thanh toán số tiền bằng nhau gồm cả lãi và gốc là 139.211.808 đồng .
Kỳ Thanh toán trong kỳ
Dư nợ đầu Dư nợ cuối
thanh Số tiền thanh
kỳ Lãi Gốc kỳ
toán toán trong kỳ
1 800.000.000 64.000.000 75.211.808 139.211.808 724.788.192
2 724.788.192 57.983.055 81.228.753 139.211.808 643.559.438
3 643.559.438 51.484.755 87.727.053 139.211.808 555.832.385
4 555.832.385 44.466.591 94.745.218 139.211.808 461.087.167
5 461.087.167 36.886.973 102.324.835 139.211.808 358.762.332
6 358.762.332 28.700.987 110.510.822 139.211.808 248.251.510
7 248.251.510 19.860.121 119.351.688 139.211.808 128.899.823
8 128.899.823 10.311.986 128.899.823 139.211.808 0
Tổng cộng 313.694.468 800.000.000 1.113.694.468
Bài 7: Cô Ba dự kiến 5 năm sau sẽ mua một căn nhà giá 600 triệu đồng. Vì thế, cuối
mỗi tháng Cô Ba gửi vào ngân hàng một số tiền là A với lãi suất cố định là 0,5%/ tháng.
Hỏi số tiền mỗi tháng Cô Ba phải gửi vào ngân hàng là bao nhiêu để sau 5 năm Cô Ba
có thể thực hiện được dự định mua nhà của mình?
Đáp án: 8,6 triệu đồng
Bài 8: Cô Xuân gửi vào ngân hàng liên tục trong 6 năm với lãi suất không thay đổi là
6%/ năm, số tiền gửi vào cuối mỗi năm lần lượt là 10 triệu đồng, 20 triệu đồng, 30 triệu
đồng, 40 triệu đồng, 50 triệu đồng, 60 triệu đồng. Ngay sau lần gửi thứ 6, Cô Xuân đã
ra ngân hàng rút hết tiền . Hỏi số tiền Cô Xuân rút ra là bao nhiêu?

4
Đáp án: 232,306 triệu đồng
Bài 9: Công ty Hào Quang có một căn nhà mặt tiền cho thuê trong thời hạn 5 năm,
phương thức cho thuê được thực hiện theo một trong 2 phương án sau:
Phương án 1: Trả một lần duy nhất ngay khi thuê là 640 triệu đồng (không phải
đặt cọc).
Phương án 2: Tiền thuê trả đầu mỗi năm là 138 triệu đồng/ năm, đồng thời người
thuê phải đặt cọc 200 triệu đồng. Số tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả ngay khi hết hạn hợp
đồng.
Công ty X đang muốn thuê căn nhà trên. Hỏi công ty X nên chọn phương án nào?
Biết lãi suất 12%/năm.
Đáp án: Chọn phương án 1 vì:
Phương án 1 có PV1=640
Phương án 2 có PV2= 643,669
Bài 10: Doanh nghiệp A vay ngân hàng XYZ một khoản tiền 5.000 triệu đồng với lãi
suất cố định là 10%/ năm. Theo hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp trả nợ dần trong 5
năm, lần trả đầu tiên là 1 năm sau ngày vay. Lãi tính trên dư nợ giảm dần.Yêu cầu lập
bảng kế hoạch trả nợ vay trong trường hợp mỗi năm trả phần nợ gốc bằng nhau.
Đáp án: Đơn vị tính: triệu đồng .
Mỗi năm thanh toán số tiền gốc bằng nhau là 1.000.
Kỳ Thanh toán trong kỳ
Dư nợ đầu Dư nợ cuối
thanh Số tiền thanh
kỳ Lãi Gốc kỳ
toán toán trong kỳ
1 5.000 500 1.000 1.500 4.000
2 4.000 400 1.000 1.400 3.000
3 3.000 300 1.000 1.300 2.000
4 2.000 200 1.000 1.200 1.000
5 1.000 100 1.000 1.100 0
Tổng cộng 1.500 5.000 6.500
Bài 11: Doanh nghiệp ABC vay ngân hàng X một khoản tiền 5.000 triệu đồng với lãi
suất không đổi là 10%/ năm. Theo hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp trả nợ dần trong 5
năm, lần trả đầu tiên là 1 năm sau ngày vay. Lãi tính trên dư nợ giảm dần. Yêu cầu lập
bảng kế hoạch trả nợ vay trong trường hợp mỗi năm phải thanh toán số tiền bằng nhau.
Đáp án: Đơn vị tính: đồng
Mỗi năm thanh toán số tiền bằng nhau gồm cả lãi và gốc là 1.318.987.404 đồng .
Kỳ Thanh toán trong kỳ
Dư nợ đầu Dư nợ cuối
thanh Số tiền thanh
kỳ Lãi Gốc kỳ
toán toán trong kỳ
5.000.000.000

5
1 5.000.000.000 500.000.000 818.987.404 1.318.987.404 4.181.012.596
2 4.181.012.596 418.101.260 900.886.144 1.318.987.404 3.280.126.452
3 3.280.126.452 328.012.645 990.974.759 1.318.987.404 2.289.151.693
4 2.289.151.693 228.915.169 1.090.072.235 1.318.987.404 1.199.079.458
5 1.199.079.458 119.907.946 1.199.079.458 1.318.987.404 0
Tổng cộng 1.594.937.020 5.000.000.000 6.594.937.020
Bài 12: Cô Hạ muốn mở 2 sổ tiết kiệm, 1 cuốn có thời hạn 2 năm và 1 cuốn có thời hạn
4 năm tính từ thời điểm hiện tại. Lãi suất ngân hàng ổn định là 7%/năm theo phương
pháp lãi kép. Khi hết hạn mỗi cuốn đều có giá trị là 10 triệu đồng. Vậy ngay từ bây giờ
cô Hạ phải gửi vào ngân hàng tổng số tiền 2 sổ tiết kiệm là bao nhiêu?
Đáp án:
PV1=8.734.387
PV2 = 7.628.952
PV = PV1 + PV2 = 16.363.339
Bài 13: Công ty Nắng Mai vay ngân hàng 6.000 triệu đồng theo lãi suất 9,5%/ năm trong
thời hạn 5 năm, vốn và lãi trả một lần khi đáo hạn. Để tránh bị khó khăn trong việc trả
nợ, vào cuối mỗi năm Công ty Nắng Mai gửi vào ngân hàng một khoản tiền cố định là
A với lãi suất tiền gửi tiết kiệm 6,7%/ năm, gửi suốt 5 năm liên tục nhằm mục đích khi
đáo hạn số tiền cả gốc và lãi rút ra hết sẽ đủ tiền trả nợ vay. Hãy tính số tiền gửi ngân
hàng mỗi năm.
Đáp án: 1.652,335 triệu đồng
Bài 14: Bà K dự tính còn 20 năm nữa sẽ nghỉ hưu. Bà K dự định gửi tiền vào ngân hàng
để khi về hưu sẽ có một khoản tiền để mở một cửa hàng kinh doanh. Biết lãi suất tiết
kiệm của ngân hàng ổn định là 7,5%/ năm.
a. Nếu cứ mỗi năm bà K gửi 3 triệu đồng (bắt đầu từ thời điểm hiện tại) thì tới lúc
nghỉ hưu bà K sẽ có được số tiền là bao nhiêu?
b. Nếu muốn có được 200 triệu đồng khi nghỉ hưu thì bắt đầu từ bây giờ, mỗi năm
bà K phải gửi bao nhiêu?
Đáp án:
a. 139,658 triệu đồng
b. 4,296 triệu đồng
Bài 15: Công ty M có số tiền là 2 tỷ đồng chia thành 2 khoản gửi ở hai ngân hàng khác
nhau trong 1 năm theo phương pháp lãi đơn. Khoản tiền thứ nhất là a gửi ở Ngân hàng
A, khoản tiền thứ 2 là b gửi ở ngân hàng B, tiền lãi thu được trong 1 năm là 177,5 triệu
đồng. Nếu đem số tiền a gửi ở ngân hàng B và số tiền b gửi ở ngân hàng A thì sẽ được
khoản lãi thu được trong 1 năm là 172,5 triệu đồng. Biết rằng lãi suất ở ngân hàng A cao
hơn lãi suất ngân hàng B là 0,5%/năm. Tính số tiền gửi và lãi suất ở mỗi ngân hàng.
Đáp án: Số tiền gửi ngân hàng A là 1,5 tỷ, lãi suất 9%
Số tiền gửi ngân hàng B là 0,5 tỷ, lãi suất 8,5%
6
Bài 16: Công ty Thịnh Phát đang bán căn hộ chung cư với giá 1.200 triệu đồng. Để thu
hút khách hàng, công ty đang có chính sách bán chịu như sau: Ngay khi nhận căn hộ,
khách hàng thanh toán ngay 360 triệu đồng, số còn lại là 840 triệu đồng sẽ trả dần đều
nhau trong 10 năm, mỗi năm 1 lần. Lần thanh toán đầu tiên là 1 năm sau khi nhận nhà.
Lãi suất ngân hàng ổn định 10%/ năm. Hãy tính số tiền khách hàng phải trả mỗi năm.
Đáp án: 136,706 triệu đồng
Bài 17: Công ty An An gửi ngân hàng số tiền như sau:
- Đầu năm 2010 gửi 120 triệu đồng, lãi suất 10 %/ năm.
- Đầu năm 2012 lãi suất 9 %/ năm. Công ty gửi thêm 100 triệu đồng.
- Đầu năm 2013 lãi suất 8 %/ năm. Công ty gửi thêm 50 triệu đồng.
Cuối năm 2015, công ty cần tiền nên rút ra hết. Hỏi số tiền công ty rút ra bao gồm cả
gốc và lãi là bao nhiêu?
Đáp án: 3949,666 triệu đồng.
Bài 18: Công ty Thiên Thanh vay ngân hàng ABC số tiền 1.000 triệu đồng với các mức
lãi suất như sau:
0,75%/ tháng cho 12 tháng đầu tiên,
0,8% tháng cho 24 tháng tiếp theo,
0,9% tháng cho 18 tháng cuối cùng.
Nếu lãi gộp vào vốn 6 tháng một lần thì tiền lãi công ty phải trả cho ngân hàng là bao
nhiêu khi kết thúc đợt vay?
Đáp án: 542,409 triệu đồng
Bài 19: Công ty Ngọc Bích có chính sách bán hàng sản phẩm A như sau:
Nếu trả ngay: Giá bán trả ngay một lần khi mua hàng là 36 triệu đồng.
Nếu trả chậm: ngay khi nhận hàng khách hàng phải thanh toán 30% giá trả chậm, số tiền
còn lại sẽ trả dần 12 lần đều nhau trong 12 tháng kế tiếp, cuối mỗi tháng trả một lần.
Lãi suất ngân hàng là 0,9%/ tháng.
Hãy tính giá bán trả chậm của sản phẩm A.
Đáp án: 37,472150 triệu đồng
Bài 20: Công ty Hồng Ngọc có chính sách bán hàng sản phẩm B như sau:
Giá bán trả chậm của sản phẩm B là 62,5894 triệu đồng. Ngay khi nhận hàng khách
hàng phải thanh toán 20% giá trả chậm, số tiền còn lại sẽ trả dần 5 lần đều nhau trong 5
năm kế tiếp, cuối mỗi năm trả một lần. Lãi suất ngân hàng là 10,5%/ năm.
Công ty Xinh muốn mua sản phẩm B nhưng đề nghị trả một lần duy nhất ngay khi nhận
hàng.
Hãy tính giá bán trả ngay của sản phẩm B.
Đáp án: 50 triệu đồng

7
CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Nêu công thức định giá trái phiếu vĩnh cửu ?
Câu 2: Nêu công thức định giá trái phiếu có kỳ hạn và được hưởng lãi?
Câu 3: Nêu công thức định giá trái phiếu chiết khấu có kỳ hạn nhưng không được
hưởng lãi (zero coupon)
Câu 4: Nêu công thức tính lãi suất đầu tư trái phiếu đáo hạn và lãi suất đầu tư
trái phiếu được mua lại?
Câu 5: Nêu công thức định giá cổ phiếu thường ?
Câu 6: Nêu công thức định giá cổ phiếu ưu đãi?
BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Một trái phiếu có mệnh giá 1.000.000 đồng, thời hạn 20 năm, lãi suất 10%/năm,
nếu tỷ suất sinh lợi yêu cầu của thị trường là 12% thì giá trị hiện tại của trái phiếu là bao
nhiêu nếu:
a.Trả lãi 1 năm 1 lần
b.Trả lãi 6 tháng 1 lần.
Giải
a. Giá trị hiện tại của trái phiếu khi được trả lãi 1 năm 1 lần là: (ĐVT: đồng)
1 − (1 + 12%)−20 1.000.000
𝑃𝑑 = [1.000.000𝑥10%]𝑥 + = 850.611
12% (1 + 12%)20
b. Giá trị hiện tại của trái phiếu khi được trả lãi 6 tháng 1 lần là:
12% −40
10% 1 − (1 + ) 1.000.000
𝑃𝑑 = [1.000.000𝑥 ]𝑥 2 + = 849.537
2 12% 12% 40
2 (1 + )
2
Bài 2: Một loại trái phiếu có thời hạn đáo hạn là 20 năm nhưng không trả lãi định kì mà
chỉ trả vốn gốc là 1.000.000 đồng vào cuối năm thứ 20. Nếu hiện nay lãi suất trên thị
trường là 10% thì người mua trái phiếu phải trả bao nhiêu tiền để mua trái phiếu này?
Giải
Số tiền người mua trái phiếu phải trả để mua trái phiếu này ngay tại thời điểm
hiện nay là:
1.000.000
𝑃𝑑 = = 148.644 đồ𝑛𝑔
(1 + 10%)20
Bài 3: Chính phủ muốn huy động vốn cho việc tái thiết đất nước sau chiến tranh nên
phát hành loại trái phiếu vô kỳ hạn với mệnh giá 5.500.000 đồng, tỷ lệ lãi trái phiếu là
25%.Nếu lãi suất tối thiểu là 20% thì giá trị hiện tại của trái phiếu là bao nhiêu?
Giải
Giá trị hiện tại của trái phiếu là:
5.500.000𝑥25%
𝑃𝑑 = = 6.875.000 đồ𝑛𝑔
20%
Bài 4: Giả sử 1 trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng được hưởng lãi suất 10%/năm. Kỳ
hạn của trái phiếu là 9 năm. Nhà đầu tư đòi hỏi lãi suất là 12%
a. Khi mới phát hành nhà đầu tư sẽ mua với giá là bao nhiêu?
b. Giả sử trái phiếu trên đã được lưu hành thực hiện 3 năm và nhà đầu tư đòi hỏi lãi
suất là 12% thì nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu trên với giá là bao nhiêu?
Giải
a. Giá trái phiếu khi mới phát hành là: (ĐVT: đồng)
1 − (1 + 12%)−9 100.000
[
𝑃𝑑 = 100.000𝑥10% 𝑥 ] + = 89.344
12% (1 + 12%)9
b. Giá trái phiếu sau khi lưu hành 3 năm là:
1 − (1 + 12%)−6 100.000
𝑃𝑑 = [100.000𝑥10%]𝑥 + = 91.777
12% (1 + 12%)6
Bài 5: Kho bạc phát hành trái phiếu có mệnh giá 10.000.000 đồng, kỳ hạn 5 năm. Lãi
suất 10%/năm, nửa năm trả lãi 1 lần và nhà đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận là 14% khi
mua trái phiếu này. Hãy xác định giá của trái phiếu ?
Giải
Giá của trái phiếu là: (ĐVT: đồng)
14% −10
10% 1 − (1 + ) 10.000.000
𝑃𝑑 = [10.000.000𝑥 ]𝑥 2 + = 8.595.284
2 14% 14% 10
2 (1 + )
2
Bài 6: Giả sử NH đầu tư phát hành trái phiếu chiết khấu không trả lãi có thời hạn 3 năm,
mệnh giá là 100.000 đồng. Nếu lãi suất đòi hỏi của nhà đầu tư là 12% thì giá bán của
trái phiếu này là bao nhiêu?
Giải
Giá bán của trái phiếu là:
100.000
𝑃𝑑 = = 71.178 đồ𝑛𝑔
(1 + 12%)3
Bài 7: Trái phiếu A có đặc điểm như sau:
-Mệnh giá 1 triệu đồng
- Kỳ hạn 20 năm
-Lãi suất 8%/năm, 6 tháng trả lãi 1 lần
Hãy tính hiện giá của trái phiếu nếu lãi suất thị trường là
a.8%
b.10%
c.12%
Giải
Hiện giá của trái phiếu là:
8%
−40
80.000 (1− 2 ) 1.000.000
a.𝑃𝑑 = [ 8% ] + 8% 40 = 1.000.000 đồng
2 (1+ )
2 2
10% −40
80.000 (1− ) 1.000.000
b.𝑃𝑑 = [ 2
10% ]+ 10% 40 = 966.000 đồng
2 (1+ )
2 2
12% −40
80.000 (1− ) 1.000.000
c.𝑃𝑑 = [ 2
12% ]+ 12% 40 = 699.000 đồng
2 (1+ )
2 2

Bài 8: Công ty ABC phát hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Lãi trái phiếu trả hàng năm 9%,
mệnh giá trái phiếu 1.000.000 đồng. Nếu lãi suất nhà đầu tư mong đợi là 10% thì nhà
đầu tư có bỏ ra 892.000 đồng để mua trái phiếu trên hay không? Giải thích?
Giải
Hiện giá của trái phiếu là: (ĐVT: đồng)
1 − (1 + 10%)−5 1.000.000
𝑃𝑑 = [1.000.000𝑥9%]𝑥 + = 765.268
10% (1 + 10%)5
Nhà đầu tư sẽ không bỏ 892.000 đồng để mua trái phiếu trên vì cao hơn giá hiện tại của
nó.
Bài 9: Công ty điện máy đang cho lưu hành loại trái phiếu lãi suất 6%/năm, mười năm
đáo hạn và trả lãi 6 tháng một lần, mệnh giá 100.000 đồng. Nếu lãi suất trên thị trường
là 10%, hiện giá của trái phiếu là bao nhiêu?
Giải
Hiện giá của trái phiếu là: (ĐVT: đồng)
10% −20
6% 1 − (1 + ) 100.000
𝑃𝑑 = [100.000𝑥 ]𝑥 2 + = 40.405
2 10% 10% 20
2 (1 + )
2
Bài 10: Trái phiếu chiết khấu (zero coupon) F có mệnh giá 1.000.000 đồng, thời
gian đáo hạn là 10 năm.
a. Hãy xác định giá trái phiếu này nếu lãi suất yêu cầu của bạn là 9,5%
b. Giả sử trái phiếu trên được bán với giá 500.000 đồng/trái phiếu thì bạn có quyết định
mua trái phiếu trên hay không? Giải thích?
Giải
a. Xác định giá trái phiếu:
1.000.000
𝑃𝑑 = = 403.514 đồ𝑛𝑔
(1 + 9,5%)10
b. Giá trị thực của trái phiếu là 403.514 đồng, thấp hơn giá bán là 500.000 đồng  bạn
không nên mua trái phiếu.

Bài 11: Năm 2015 công ty ABC huy động 6 tỷ VND bằng cách phát hành 60.000 trái
phiếu, lãi suất 10%/năm. Phương thức trả lãi 6 tháng 1 lần, kỳ hạn là 10 năm. Hiện nay
sau 3 năm lưu hành, giá của trái phiếu là 93.000 đồng và lãi suất thị trường là 12%. Anh
chị đưa ra lời khuyên gì cho những người đầu tư chứng khoán trên?
Giải
Mệnh giá 1 trái phiếu: 6 tỷ / 60.000 = 100.000 đồng/trái phiếu
Xác định giá trị hiện tại của trái phiếu:
12% −14
10.000 (1− 2 ) 1.000.000
𝑃𝑑 = [ 12% ] + 12% 14 = 90.705 đồng
2 (1+ )
2 2

Giá trị hiện tại của trái phiếu là 90.705 đồng, giá bán là 93.000 đồng, cao hơn giá
trị hiện tại nên nhà đầu tư không nên mua trái phiếu này
Bài 12: Công ty thép K chia cổ tức cho cổ đông hiện nay mỗi cổ phiếu là 3.000 đồng.
Mức chia cổ tức cho cổ phiếu tăng đều 6% mỗi năm. Nếu nhà đầu tư đòi hỏi tỷ lệ lãi
trên cổ phiếu là 12% thì giá cổ phiếu của công ty thép K hiện nay trên thị trường là bao
nhiêu ?
Giải
Giá cổ phiếu của công ty thép K hiện nay trên thị trường là:
3000(1 + 6%)
Pe = = 53.000đ / cp
(12% − 6%)
Bài 13: Công ty JVC hiện đang có mức độ tăng trưởng 20%/năm trong vài năm nay, dự
đoán mức độ tăng trưởng này còn duy trì trong 3 năm nữa. Sau đó, mức độ tăng trưởng
sẽ chậm lại và ổn định ở mức 7%. Giả sử rằng cổ tức hiện được chia 150.000 đồng một
cổ phần và tỷ lệ lãi yêu cầu trên cổ phiếu là 16%.
a.Tính hiện giá của cổ phiếu trên thị trường?
b.Tính giá trị cổ phiếu 1 năm sau và 2 năm sau?
Giải
a. Hiện giá cổ phiếu trên thị trường:
d1= 150.000 x (1+20%) = 180.000 đồng
d2= 180.000x (1+20%) = 216.000 đồng
d3=210.600 x (1+20%) = 259.200 đồng
d4= 259200 x (1+7%) = 277.344 đồng
180.000 216.000 259.200 1 277.344
Pe = + + + *
(1 + 16%) 1
(1 + 16%) 2
(1 + 16%) 3
(1 + 16%) 16% − 7%
3

= 2.456.000đồng/cổ phần
b. Giá trị cổ phiếu 1 năm sau:
216.000 259.200 1 277.344
P1 = + + *
(1 + 16%)1
(1 + 16%) 2
(1 + 16%) 16% − 7%
2

= 2.668.817 đồng/ cổ phần


Giá trị cổ phiếu 2 năm sau:
259.200 1 277.344
P2 = + *
(1 + 16%)1
(1 + 16%) 16% − 7%
1

= 2.880.000 đồng/cổ phiếu


Bài 14: Giá cổ phiếu thường của công ty X hiện nay là 66.000 đồng/cổ phiếu, cổ tức đã
tăng lên 1.500 đồng/cổ phiếu vào cuối năm 1. Dự kiến cổ tức sẽ tiếp tục tăng đều với
tốc độ 7%/năm. Xác định tỷ suất mong đợi của cổ phiếu ?
Giải
Lãi suất mong đợi của cổ phiếu là:
1.500
rd = + 7% = 9,27%
66.000
Bài 15: Tập đoàn J hiện đang tăng trưởng với tốc độ 7%/năm, dự kiến trong tương lai
không có gì thay đổi. Nếu hiện nay, cổ tức mỗi cổ phần là 3,85$ và tỷ lệ lãi mong đợi
trên cổ phiếu là 14,5%. Hỏi giá cổ phiếu J 3 năm sau?
Giải
Giá cổ phiếu J 3 năm sau:
d0 = 3,85
d1 = 3,85 (1+ 7%) = 4,11 USD
d2 = 4,11 (1+ 7%) = 4,39 USD
d3 = 4,39 (1+7%) = 4,69USD
d4 = 4,69 (1+7%) = 5,01
d5 = 5,01 (1+7%) = 5,36
5,36
P4 = = 71,47USD
14,5% − 7%
5,01 1 5,36
P3 = + *
(1 + 14,5%)1 (1 + 14,5%)1 14,5% − 7%
= 66,79 USD
Bài 16: Công ty ABC có mức lợi tức cổ phần hiện hành là 1$, tỷ suất sinh lời yêu cầu
trên cổ phiếu là 8%. Dự kiến tốc độ tăng trưởng trong 3 năm đầu là 10%; tốc độ tăng
trưởng sau 3 năm là 6% và sẽ duy trì trong tương lai. Nếu lãi suất hiện hành được các
nhà đầu tư kỳ vọng trên cổ phiếu là 8%. Hãy xác định giá trị hiện tại của cổ phiếu
ABC?
Giải
Giá trị hiện tại của cổ phiếu ABC:
do = 1$
d1= 1 x 1,1 = 1,1 $
d2 = 1,1x 1,1 = 1,21 $
d3 = 1,21 x 1,1 = 1,33$
d4 = 1,33x 1,06 = 1,41$
1,41
p3 = = 70,5USD
8% − 6%
1,1 1,21 1,33 70,5
Pd = + + + = 59,12$
(1,08)1 (1,08) 2 (1,08) 3 (1,08) 3

Bài 17: Ông A mua một trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng, thời hạn là 5 năm và được
hưởng lãi suất hàng năm là 10% với giá là 105.000 đồng. Hỏi đến khi đáo hạn, lãi suất
đầu tư trái phiếu này là bao nhiêu?
10.000 10.000 10.000 10.000 110.000
105.000 = + + . + +
(1 + rd )1 (1 + rd ) (1 + rd ) 3 (1 + rd ) 4 (1 + rd ) 5
2

Sử dụng máy tính hoặc excel để giải phương trình trên và tính được lãi suất đầu
tư trái phiếu là 8,72%.
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Bài 1: Công ty thực phẩm H phát hành trái phiếu với lãi suất 15%/năm, mệnh giá 1 triệu
đồng, 15 năm đáo hạn. Lãi suất mong đợi đối với trái phiếu trên là 10%/năm. Hãy tính
giá trị của trái phiếu với hai phương thức trả lãi:
a.Trả lãi định kỳ nửa năm 1 lần
b.Trả lãi định kỳ 1 năm 1 lần
Đáp án:
a. 1.384.340 đồng
b.1.380.320 đồng
Bài 2: Tính hiện giá của trái phiếu chiết khấu, mệnh giá 1.000.000 đồng, 10 năm đáo
hạn, nếu tỷ suất lãi suất mong đợi là 6%, 9%.
Đáp án:
a.943.390 đồng
b.917.430 đồng
Bài 3: Một loại trái phiếu có mệnh giá 1.000.000 đồng, lãi suất 10% và đáo hạn sau 2
năm. Hãy tính giá trị của trái phiếu trong các trường hợp lãi suất thị trường thay đổi:10%,
12%, 8%.
Đáp án:
a. 1.000.000 đồng
b. 966.000 đồng
c. 1.035.670 đồng
Bài 4: Một loại trái phiếu có thời hạn đáo hạn là 20 năm nhưng không trả lãi định kỳ mà
chỉ trả vốn gốc 1.000.000 đồng vào cuối năm thứ 20. Nếu hiện nay lãi suất trên thị
trường là 15% thì người mua phải trả bao nhiêu tiền để mua trái phiếu này?
Đáp án: 61.100 đồng
Bài 5: Trái phiếu được công ty U.S Bilvet phát hành có mệnh giá 1.000 USD, kỳ hạn
12 năm, trả lãi một năm 2 lần với lãi suất 5% và nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận 14% khi
mua trái phiếu này. Hỏi giá trái phiếu là bao nhiêu?
Đáp án: 770,45$
Bài 6: Công ty hóa chất muốn vay 50 tỷ đồng bằng cách phát hành 50.000 trái phiếu.
Trái phiếu mãn hạn trong 20 năm và lãi suất trả cho người mua là 9%/năm.Hiện nay sau
5 năm lưu hành trên thị trường, lãi suất thị trường hiện hành là 16%/năm thì hiện giá
của trái phiếu này là bao nhiêu?
Đáp án: 619.718 đồng
Bài 7: Một công ty phát hành một loại trái phiếu có mệnh giá 10 triệu đồng, thời gian
đáo hạn là 10 năm, lãi suất trả cho người mua 10%/năm, mỗi năm trả 2 lần. Nếu tỷ lệ lãi
yêu cầu trên trái phiếu lần lượt là 12% và 14% thì giá bán hợp lý của nó tương ứng là
bao nhiêu?
Đáp án:
a. 8.853.008 đồng
b. 9.263.993 đồng
Bài 8: Công ty JC phát hành trái phiếu mệnh giá 1.000 $, lãi suất 12%, trả lãi 6 tháng/lần,
kỳ đáo hạn 20 năm. Nếu lãi suất thị trường là 14% thì giá trái phiếu là bao nhiêu?
Đáp án: Pd = 886,7 $
Bài 9: Trên thị trường đang lưu hành loại trái phiếu của công ty Điện Lạnh với mệnh
giá 200.000 đồng/trái phiếu, có lãi suất 10%/năm, 20 năm đáo hạn. Loại trái phiếu này
đã phát hành cách đây 10 năm.Hiện nay lãi suất trên thị trường là 12%/năm.Lãi trái
phiếu được trả 6 tháng 1 lần. Hỏi giá trái phiếu là bao nhiêu
Đáp án: Pd = 180.694 đồng/trái phiếu
Bài 10: Công ty cổ phần thép K chia lời cho cổ đông hiện nay mỗi cổ phiếu là 3.000
đồng. Mức chia lời cho cổ phiếu tăng đều 6%/năm. Nếu nhà đầu tư đòi hỏi tỷ lệ lãi trên
cổ phiếu là 12% thì giá cổ phiếu của công ty thép K trên thị trường hiện nay là bao nhiêu
?
Đáp án: 53.000 đồng
Bài 11: Tập đoàn máy tính quốc tế hiện đang ở mức độ siêu tăng trưởng 20%/năm, dự
kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng này trong 5 năm nữa trước khi tốc độ tăng trưởng hạ
xuống mức bình quân 6%/năm cho thời gian sau. Hiện nay cổ tức chia cho mỗi cổ phần
là 0,5$ và lãi suất mong đợi trên cổ phiếu là 15%/năm. Tính hiện giá cổ phiếu?
Đáp án: 10,14 $
Bài 12: Công ty Z có thu nhập trên cổ phiếu là 4.000 đồng, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập
những năm qua là 7,5% và dự kiến trong những năm tới vẫn như vậy.Biết rằng tỷ lệ lợi
nhuận giữ lại của công ty là 40% và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với công ty là 14%.Hãy
tính giá trị cổ phiếu hiện tại của công ty?
Đáp án: 3.969 đồng
Bài 13: Tập đoàn Millan hiện đang có thu nhập trên mỗi cổ phần là 6 USD, tỷ lệ thanh
toán cổ tức là 55%. Tốc độ tăng trưởng 8,5%/năm. Nếu lãi suất yêu cầu trên cổ phiếu là
15% thì giá cổ phiếu hiện nay là bao nhiêu?
Đáp án: 55,08 $
Bài 14: Ông A mua một trái phiếu có mệnh giá 1.000 USD, thời hạn là 14 năm và được
hưởng lãi suất 15% với giá là 1.368,31 USD. Hỏi đến khi đáo hạn, lãi suất đầu tư trái
phiếu này là bao nhiêu?
Đáp án: 10%
CHƯƠNG 4: CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Trình bày công thức tính chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và chi phí
sử dụng vốn vay sau thuế?
Câu 2: Trình bày công thức tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần
ưu đãi, vốn cổ phần thường đang lưu hành, chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại, chi phí sử
dụng cổ phiếu thường mới phát hành) ?
Câu 3: Trình bày công thức tính chi phí sử dụng vốn bình quân ?
Câu 4: Trình bày khái niệm và công thức tính của chi phí sử dụng vốn cổ phần
ưu đãi, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường đang lưu hành, chi phí sử dụng lợi nhuận
giữ lại, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành?
Câu 5: Trình bày công thức xác định điểm gãy?
BÀI TẬP MINH HỌA
Bài 1: Có các số liệu về chi phí sử dụng các khoản nợ vay của một doanh nghiệp như
sau:
Khoản nợ vay Số tiền (triệu đồng) Lãi suất (%/năm)
Vay ngân hàng A 200 11
Vay ngân hàng B 300 12
Vay ngân hàng C 500 14
Tổng 1.000
Yêu cầu: Xác định chi phí sử dụng vốn vay trước thuế của doanh nghiệp?
Giải
Khoản nợ vay Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Lãi suất (%/năm)
Vay ngân hàng A 200 20 11
Vay ngân hàng B 300 30 12
Vay ngân hàng C 500 50 14
Tổng 1.000 100
Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế là:
(20% * 11%) + (30% *12%) + (50% *14% ) = 12, 8%
Bài 2: Một công ty phát hành trái phiếu không kỳ hạn với giá trái phiếu là 1.000.000
đồng, nhà đầu tư được hưởng 120.000 đồng một năm trong thời gian vô hạn. Hãy tính
chi phí sử dụng nợ vay trái phiếu?
Giải
Chi phí sử dụng nợ vay trái phiếu là:
I 120.000
rd = = = 0,12  12%
Pnet 1.000.000
I 120.000
rdt =
= = 12%
Pn 1.000.000
Bài 3: Giả sử công ty phát hành trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng, được hưởng lãi
suất 8%/năm trong thời hạn 5 năm. Giá trái phiếu bán cho nhà đầu tư 93.000 đồng, chi
phí phát hành là 582 đồng. Hãy tính chi phí vốn phát hành bằng trái phiếu?
Giải
Áp dụng công thức:
1 − (1 + rd ) − n −n 1 − (1 + rd ) −5  −5
Pnet = Ix d
+ M (1 + rd )  92.418 = 8% x100.000  + 100.000(1 + rd )
r  rd 
1 − (1 + rdt )−n MG
Pnet =I∗ [ ]+
rdt (1 + rdt )n

1 − (1 + rdt )−5 100.000


(93.000 − 582) = (100.000 ∗ 8%) ∗ [ ]+
rdt (1 + rdt )5

rdt = 10%

Bài 4: Một công ty vay vốn với lãi suất 10%/năm. Hãy tính chi phí sử dụng vốn vay
sau thuế? Biết rằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%
Giải
Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế là: 10% (1-20%) = 8%

Bài 5: Công ty AB phát hành cổ phiếu ưu đãi và sẽ chi trả cổ tức 1.500 đồng cho mỗi
cổ phiếu ưu đãi. Nếu công ty bán những cổ phiếu ưu đãi đó với giá 50.000 đồng và chi
phí phát hành là 2,5% giá bán thì chi phí vốn cổ phần ưu đãi của công ty là bao nhiêu?
Giải
Chi phí vốn cổ phần ưu đãi là:
dp 1.500
rP = = = 3,07%
Pn 50.000(1 − 2,5%)

Bài 6: Công ty ANZ bán 40.000 đồng/cổ phiếu thông thường. Lợi tức của cổ phiếu
thông thường mong đợi là 2.500 đồng và lợi tức mong đợi tăng với tốc độ 5% mỗi năm.
Hãy tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của doanh nghiệp?
Giải
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của doanh nghiệp:
de 2.500
re = +g = + 5% = 11,25%
Pn 40.000
Bài 7: Doanh nghiệp phát hành cổ phần thường mới, cổ tức hiện tại được chia là 3USD,
mức cổ tức này dự kiến tăng 10%/năm. Giá trị thị trường của cổ phiếu là 60USD. Chi
phí phát hành là 5USD/cổ phần. Hãy tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát
hành của doanh nghiệp?
Giải
Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường mới phát hành của doanh nghiệp:
d1 3 .3
re = +g= + 0,1 = 16%
Po − CPPH 60 − 5

Bài 8: Công ty ABC chi trả 2USD/cổ phiếu. Dự kiến tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là 7,5%.
Giá cổ phiếu hiện tại là 40 USD. Giả sử công ty sử dụng toàn bộ lợi nhuận để lại. Hãy
tính chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại của công ty?
Giải
Cổ tức năm 1: d1 = 2 x (1+7,5%) = 2,15 USD
Chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại của công ty là:
d 2,15
re = 1 + g = + 7,5 = 12,875%
P0 40
Bài 9: Giả sử lợi nhuận giữ lại/cổ phiếu thường của công ty ABC có hệ số beta là 1,2;
100% vốn là vốn chủ sở hữu. Lãi suất phi rủi ro là 5% và tỷ suất sinh lợi thị trường là
11%. Nếu toàn bộ vốn được tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại thì chi phí lợi nhuận giữ lại là
bao nhiêu?
Giải
Chi phí lợi nhuận giữ lại là:
re = rf +  (rm-rf) = 5% + (11%-5%) 1,2 = 12,2%
Bài 10: Theo các số liệu tính toán của công ty BA ta có tỷ trọng và chi phí vốn thành
phần hiện tại như sau:

Số tiền Tỷ trọng Chi phí sử dụng


Nguồn tài trợ dài hạn
(trđ) (%) vốn(%)

1. Nợ vay dài hạn 240 ? 5,6

2. Cổ phần ưu đãi 60 ? 9,0

3. Cổ phần thường 300 ? 13

Tổng 600 ? WACC = ?


Yêu cầu:
a. Tính tỷ trọng vốn thành phần?
b. Tính chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty?
Giải
a.Tỷ trọng vốn thành phần:
Nợ vay dài hạn = 240/600 = 0,4 hay 40%
Vốn cổ phần ưu đãi = 60/600 = 0,1 hay 10%
Vốn cổ phần thường = 300/600 = 0,5 hay 50%
b.Vậy chi phí sử dụng vốn bình quân của Công ty:
WACC = 40%x5,6%+10%x9%+50%x13% = 9,6%
Bài 11: Công ty B&W có lợi nhuận có lợi nhuận giữ lại là 300 trđ (với chi phí sử dụng
vốn tương ứng là 13%). Khi có nhu cầu tăng quy mô đầu tư, công ty phải sử dụng thêm
nguồn vốn cổ phần thường phát hành mới để có thể giữ nguyên cấu trúc vốn tối ưu của
mình. Ngoài ra công ty có khả năng vay nợ thêm tối đa là 400 trđ với chi phí sử dụng
vốn vay sau thuế là 5,6%, vượt lên mức này chi phí sử dụng vốn vay sau thuế tăng lên
là 8,4%. Với cấu trúc vốn mục tiêu là 50% vốn cổ phần thường, 10% cổ phiếu ưu đãi,
40% nợ vay và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi là 9%.
a. Xác định các điểm gãy?
b. Xác định chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp?
Giải
a. Điểm gãy vốn cổ phần thường là: 300/0,5 = 600 triệu đồng
Điểm gãy vốn cổ phần thường là 600 triệu đồng nghĩa là khi khi thu nhập giữ lại
với chi phí sử dụng vốn là 13% được sử dụng hết thì chi phí sử dụng vốn bình quân
của công ty sẽ tăng lên thêm.
Ngoài ra có thêm một điểm gãy nữa xuất hiện khi 400 triệu đồng nợ vay dài hạn
với chi phí sử dụng vốn là 5,6% được sử dụng hết, đó là điểm gãy vốn nợ vay dài hạn:
Điểm gãy vốn nợ vay dài hạn: 400/0,4 = 1000 triệu đồng
b. Chi phí sử dụng vốn bình quân:
Chi phí Chi phí theo
Qui mô tổng nguồn Nguồn Tài trợ Tỷ trọng (%)
(%) tỷ trọng (%)
Từ 0 đến 600 trđ 1. Nợ vay 40 5.6 2.2
2. Cổ phần ưu đãi 10 9 0.9
3. Cổ phần thường 50 13 6.5

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) 9.6


Từ 600 đến 1.000 trđ 1. Nợ vay 40 5.6 2.2
2. Cổ phần ưu đãi 10 9 0.9
3. Cổ phần thường 50 14 7.0
Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) 10.1

Trên 1.000 trđ 1. Nợ vay 40 8.4 3.4


2. Cổ phần ưu đãi 10 9 0.9
3. Cổ phần thường 50 14 7.0

Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) 11.3

BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN


Bài 1: Có các số liệu về chi phí sử dụng các khoản nợ vay của một doanh nghiệp như
sau: Vay ngân hàng A: 800 triệu đồng với lãi suất 10%/năm
Vay ngân hàng B: 700 triệu đồng với lãi suất 9,5%/năm
Vay ngân hàng C: 500 triệu đồng với lãi suất 9%/năm
Yêu cầu: Xác định chi phí sử dụng vốn vay trước thuế của doanh nghiệp?
Đáp án: 9,575%
Bài 2: Một công ty phát hành trái phiếu không kỳ hạn với giá trái phiếu là 420 USD,
nhà đầu tư được hưởng 50 USD một năm trong thời gian vô hạn. Hãy tính chi phí sử
dụng nợ vay trái phiếu?
Đáp án: 11,9%
→ Đối với trái phiếu không kì hạn (trái phiếu không bao giờ đáo hạn):
𝐼 50
𝑟𝑑𝑡 = = = 11,9%
𝑃𝑛𝑒𝑡 420
Bài 3: Giả sử công ty phát hành trái phiếu có mệnh giá 1.000 USD, được hưởng lãi suất
8%/năm trong thời hạn 5 năm. Giá trái phiếu bán cho nhà đầu tư 902,24 USD. Hãy tính
chi phí vốn phát hành bằng trái phiếu?
Đáp án: 10,6%
Bài 4: Công ty Ngọc Anh phát hành cổ phiếu ưu đãi bán cho nhà đầu tư với cam kết trả
cổ tức cố định hàng năm là 12%. Cổ phiếu được bán bằng mệnh giá là 1.000.000 đồng
nhưng công ty phải trả chi phí phát hành là bằng 10% giá bán. Hãy xác định chi phí sử
dụng vốn cổ phần ưu đãi của công ty?
Đáp án: 13,3%
dp 1.000.000 ∗ 12%
rp = = = 13,33%
Pp (1 − e) 1.000.000 ∗ (1 − 10%)
Bài 5: Công ty ANZ bán 40 USD/cổ phiếu thông thường, lợi tức của cổ phiếu thông
thường mong đợi là 4,2 USD và lợi tức mong đợi tăng với tốc độ 5% mỗi năm. Hãy tính
chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của doanh nghiệp?
Đáp án: 15,5%
Bài 6: Lợi tức của cổ phiếu X dự kiến được chia vào năm tới là 4,2USD, tốc độ tăng
trưởng cổ tức là 5%/năm. Cổ phiếu hiện hữu (cũ) đang bán với giá là 40USD/cổ phiếu.
Giả sử cổ phiếu mới sẽ bán bằng giá với cổ phiếu cũ. Để phát hành công ty phải trả cho
các ngân hàng đầu tư 5% giá bán cổ phiếu. Hãy tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường
mới phát hành?
Đáp án: 16,05%
Bài 7: Giá thị trường của cổ phiếu công ty cổ phần Hà Anh là 50.000đ. Công ty dự tính
cổ tức trong năm tới là 4.000 đồng. Công ty có tốc độ tăng trưởng cổ tức dự kiến là
5%/năm. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của công ty là bao nhiêu?
Đáp án: 13%
Bài 8: Công ty B&W dự định phát hành cổ phiếu thường mới với giá 47.000 đ/cổ phiếu.
Cổ tức mong đợi được chia năm sau là 4.000 đ/cổ phần. Tỷ lệ tăng trưởng mong đợi
trong cổ tức là 5%. Chi phí phát hành bán cổ phiếu mới là 2.500 đ/cổ phiếu. Chi phí sử
dụng cổ phiếu mới phát hành là bao nhiêu?
Đáp án: 13,99%
Bài 9: Cổ phần của Công ty A có giá thị trường là 45.000đ, cổ tức kỳ vọng của năm là
2.000đ, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là 6%. Công ty phát hành thêm cổ phần mới với giá bán
thấp hơn giá thị trường 5%, chi phí phát hành 1% trên giá bán. Tính chi phí sử dụng vốn
cổ phần thường mới phát hành?
Đáp án: 10,73 %
Bài 10: Có cơ cấu sử dụng vốn của một công ty như sau:
Nguồn vốn Số lượng ( triệu Chi phí sử dụng vốn
đồng) (%)
Nợ vay 300 12
Cổ phiếu ưu đãi 100 13
Cổ phiếu thường 600 15
Yêu cầu:
a. Tính tỷ trọng vốn thành phần?
b. Tính chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty?
Đáp án:
a. Nợ vay :30%; cổ phiếu ưu đãi 10%; cổ phiếu thường 60%
b. WACC = 12,75%
Bài 11: Tại công ty cổ phần BBC có tài liệu về nguồn vốn như sau:
Vay ngân hàng: 5 tỷ đồng với lãi suất 13%/năm
Vốn chủ sở hữu ( vốn cổ phần thường): 15 tỷ đồng. Chi phí sử dụng vốn của
nguồn vốn này là 14%.
Thuế suất thuế TNDN là 20%.
Khi nhu cầu vốn tăng lên doanh nghiệp phải phát hành thêm cổ phiếu mới và
vay thêm.
Khi phát hành cổ phiếu mới thì chi phí phát hành chiếm 12,5%.
Nếu mức vay ngân hàng trên 8 tỷ đồng thì lãi suất tiền vay sẽ là 14,5%.
a. Xác định các điểm gãy ?
b. Sử dụng số liệu các câu a để tính chi phi sử dụng vốn.
Đáp án:
a. Điểm gãy thứ nhất là 20 tỷ đồng
Điểm gãy thứ hai là 32 tỷ đồng
b. WACC = 14,465%
Bài 12: Công ty ABC có cơ cấu vốn như sau:
Trái phiếu 20 tỷ
Vốn cổ phần ưu đãi 5 tỷ
Vốn cổ phần thường 15 tỷ
Lợi nhuận giữ lại để có thể bổ sung vốn cổ phần thường 10 tỷ
Trái phiếu của công ty có thời gian đáo hạn là 20 năm, lãi suất danh nghĩa là 15%,
mệnh giá 1 triệu đồng. Giá thị trường hiện hành 940.000 đồng
Cổ phiếu ưu đãi có cổ tức ưu đãi là 5.000 đồng/cổ phần và giá hiện hành là 23.000
đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu thường có giá hiện hành là 50.000 đồng/cổ phần, cổ tức cuối năm dự
kiến 3.500đ/cổ phần.
Công ty đang kỳ vọng mức tăng trưởng của công ty sẽ giữ mãi ở mức 15%/năm.
Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Tính chi phí sử dụng vốn bình quân của
công ty?
Đáp án: WACC = 18,326%
Bài 13: Công ty B&W có cấu trúc vốn mục tiêu như sau:

Nguồn tài trợ Số tiền (trđ)


1. Vốn vay 3.000
2. Cổ phiếu ưu đãi 1.200
3. Cổ phiếu thường 5.000
4. Lợi nhuận giữ lại 800
Trong tổng vốn vay của Công ty thì có 70% là vay dài hạn với lãi suất 18%/năm, còn
lại là vay ngắn hạn với lãi suất 14%/năm.
Vốn cổ phần ưu đãi: Công ty bán cổ phần ưu đãi với giá 100.000đ/cổ phần, lãi
suất 13,5%/năm trả lãi hàng năm. Chi phí phát hành 6% trên giá bán.
Công ty hiện đang bán cổ phần thường với giá 80.000đ/cổ phần, công ty dự kiến
chi trả cổ tức 9.600đ/cổ phần vào năm sắp tới. Cổ tức của công ty tăng trưởng đều
5%/năm và không thay đổi trong tương lai. Cổ phần thường được bán với giá thấp hơn
giá thị trường là 4.600đ/cổ phần và chi phí phát hành bằng 3% trên giá bán.
Yêu cầu: Hãy tính chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty. Biết rằng: Thuế suất thuế
TNDN là 20%.
Đáp án: WACC = 16,27%
CHƯƠNG 6: ĐẦU TƯ DÀI HẠN

BÀI TẬP MINH HỌA


Bài 1: Có 2 dự án đầu tư A và B thuộc loại dự án loại trừ nhau. Số vốn đầu tư cho cả
hai dự án đều là 1.200 triệu đồng, trong đó 1.000 triệu đồng đầu tư vào TSCĐ, 200 triệu
đồng đầu tư vào tài sản lưu động.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự án A Dự án B
Thời gian đầu tư LN sau Khấu LN sau Khấu
VĐT VĐT
thuế hao thuế hao
I. Thời gian thi công
- Năm thứ I 200
- Năm thứ II 500 500
- Năm thứ III 500 700
Cộng 1.200 1.200
II. Thời gian sản xuất
- Năm thứ I 110 200 120 200
- Năm thứ II 140 200 130 200
- Năm thứ III 170 200 160 200
- Năm thứ IV 110 200 110 200
- Năm thứ V 90 200 80 200
Cộng 620 1.000 600 1.000
Yêu cầu: Tính tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án A, B và cho biết dự án
nào được lựa chọn?
Giải
* Tỷ suất lợi nhuận bình quân VĐT của dự án A được xác định như sau
- Số lợi nhuận thuần bình quân do đầu tư mang lại trong thời gian đầu tư
0 + 0 + 0 + 110 +140+170+110+90
𝑃̅ = = 77,5 triệu đồng
8
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm:
Căn cứ vào tài liệu có thể xác định số VĐT ở từng năm:
- Năm thứ I thi công: 200 triệu đồng
- Năm thứ II thi công: 500 + 200 = 700 triệu đồng
- Năm thứ III thi công: 700 + 500 = 1.200 triệu đồng
- Năm thứ I sản xuất: 1.200 triệu đồng
- Năm thứ II sản xuất: 1.200 – 200 = 1.000 triệu đồng
- …..
- Năm thứ V sản xuất: 1.200 – 800 = 400 triệu đồng
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án A:
200+700+1200+1200+(1200−200)+(1200−400)+(1200−600)+(1200−800)
Vđt A = = 762,5
8
77,5
Vậy tỷ suất lợi nhuận bình quân VĐT dự án A: = 10,1%
762,5
Tương tự như vậy cũng xác định được tỷ suất lợi nhuận của dự án B:
Số lợi nhuận bình quân thu được hàng năm của dự án B
0 + 0 + 120+130+160+110+80
𝑃̅ = = 85,7 triệu đồng
7
Số vốn đầu tư bình quân hàng năm của dự án B:
500+1200+1200+(1200−200)+(1200−400)+(1200−600)+(1200−800)
Vđt B = = 814,2
7
85,7
Vậy tỷ suất lợi nhuận bình quân VĐT dự án B: = 10,5%
814,2

So sánh 2 dự án cho thấy dự án A có tỷ suất bình quân vốn đầu tư thấp hơn dự án B,
mặc dù dự án A có tổng số lợi nhuận sau thuế cao hơn dự án B nhưng dự án A lại có
thời gian thi công kéo dài hơn nên dự án B sẽ là dự án được chọn
Bài 2: Một dự án đầu tư xây dựng cơ bản với số vốn đầu tư là 1.000 triệu đồng, thời hạn
5 năm. Xác định thời gian hoàn vốn đầu tư không có chiết khấu của dự án trong hai
trường hợp sau:
1. Dòng tiền thuần thu về hàng năm: 500 triệu đồng.
2. Dòng tiền thuần thu về lần lượt từ năm 1 đến năm 5 (triệu đồng): 100; 600; 800;
800; 120
Giải
1. Dự án tạo ra dòng tiền thuần đều đặn hàng năm là 500
Thời gian hoàn vốn đầu tư là: 1.000 triệu/ 500 triệu = 2 năm
2. Dòng tiền thuần thu về hàng năm không đều nhau
- Số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm thứ 1 : 1.000 – 100 = 900
- Số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm thứ 2 : 900 – 600 = 300
Số vốn đầu tư còn phải tiếp tục thu hồi cuối năm thứ 2 là 300 triệu đồng nhỏ hơn
số thu nhập của năm thứ 3 (300 < 800).
=> Số tháng còn phải tiếp tục thu hồi vốn đầu tư =300/(800/12) = 4 tháng 15 ngày
Vậy PP của dự án là 2 năm 4 tháng 15 ngày
Bài 3: Hai dự án đầu tư A và B độc lập nhau, cùng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu là 1.000
triệu đồng. Thời gian hoạt động của dự án dự kiến kéo dài trong 5 năm. Theo các tính
toán ban đầu, dòng tiền thuần từ 2 dự án này qua các năm như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Dự án A Dự án B
1 100 800
2 600 700
3 800 500
4 800 500
5 120 200
Nhà đầu tư yêu cầu tỷ suất sinh lời tối thiểu của dự án là 10%/năm và thời gian thu hồi
vốn tối đa là 2 năm 9 tháng.
Yêu cầu:
1. Tính thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án A và B. Từ đó cho biết dự án nào có
thể được chấp nhận đầu tư?
2. Tính NPV của dự án A, B và cho biết dự án nào có thể được chấp nhận đầu tư?
3. Tính IRR của dự án A, B và cho biết dự án nào có thể được chấp nhận đầu tư?
4. Tính chỉ số sinh lời của dự án A và B. Từ đó cho biết dự án nào có thể được chấp
nhận đầu tư?
Giải
1. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự án A:
Năm 0 1 2 3 4 5
CFt -1.000 100 600 800 800 120
t
( 1+ 10%) 1,000 1,100 1,210 1,331 1,464 1,611
CFt
-1.000 90,91 495,87 601,05 546,41 74,51
(1 + 10%) t
Thời gian hoàn VĐT của dự án A:
- Số VĐT chưa thu hồi ở cuối năm thứ 1: 1.000 – 90,91 = 909,09
- Số VĐT chưa thu hồi ở cuối năm thứ 2: 909,09 – 495,87= 413,22
- Số VĐT còn phải tiếp tục ở cuối năm thứ 2 là 413,22 nhỏ hơn hiện giá thu
nhập của năm thứ 2 (413,22 < 601,05)
=> Số tháng còn phải tiếp tục thu hồi vốn đầu tư =413,22/(601,05/12) = 8 tháng 8 ngày
Vậy DPP của dự án là 2 năm 8 tháng 8 ngày
Dự án B:
Năm 0 1 2 3 4 5
CFt -1.000 800 700 500 500 200
t
( 1+ 10%) 1,000 1,100 1,210 1,331 1,464 1,611
CFt
-1.000 727,27 578,51 375,66 341,51 124,18
(1 + 10%) t
Thời gian hoàn VĐT của dự án B:
- Số VĐT chưa thu hồi ở cuối năm thứ 1: 1.000 – 727,27 = 272,73
- Số VĐT còn phải tiếp tục ở cuối năm thứ 1 là 272,73 nhỏ hơn hiện giá thu
nhập của năm thứ 2 (272,73 < 578,51)
=> Số tháng còn phải tiếp tục thu hồi vốn đầu tư =272,73/(578,51/12) = 5 tháng 22 ngày
Vậy DPP của dự án là 1 năm 5 tháng 22 ngày
Vì A và B độc lập: Cả A và B đều được chấp nhận vì DPP(A) và DPP(B) đều ngắn hơn
thời gian thu hồi vốn tối đa theo yêu cầu của nhà đầu tư là 2 năm 9 tháng.
2. Tính NPV của A và B
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự án A:
100 600 800 800 120
𝑁𝑃𝑉𝐴 = + + + +
(1 + 10%) (1 + 10%)2 (1 + 10%)3 (1 + 10%)4 (1 + 10%)5
− 1.000 = 890
Dự án B:
800 700 500 500 200
𝑁𝑃𝑉𝐵 = + 2
+ 3
+ 4
+
(1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%) (1 + 10%)5
− 1.000 = 1.147
Vì A và B độc lập nhau, cả A và B được chập nhận vì NPV(A) >0 và NPV(B) >0
3. Tính IRR của A và B
Dự án A: Ta có
𝟏𝟎𝟎 𝟔𝟎𝟎 𝟖𝟎𝟎 𝟖𝟎𝟎 𝟏𝟐𝟎
𝑵𝑷𝑽𝑨 = + 𝟐
+ 𝟑
+ 𝟒
+
(𝟏 + 𝑰𝑹𝑹) (𝟏 + 𝑰𝑹𝑹) (𝟏 + 𝑰𝑹𝑹) (𝟏 + 𝑰𝑹𝑹) (𝟏 + 𝑰𝑹𝑹)𝟓
− 𝟏. 𝟎𝟎𝟎 = 𝟎
Dùng phương pháp nội suy để tìm IRR
+ Chọn r1 = 34%  NPV1 = + 17
+ Chọn r2 = 35%  NPV2 = - 4
𝟏𝟕
IRR(A) = 34% + (35% - 34%) x = 34,8%
𝟏𝟕+/−𝟒/
(Có thể sử dụng máy tính cầm tay hoặc hàm IRR trong Microsoft Excel để tính IRR)
Dự Án B: Ta có
𝟖𝟎𝟎 𝟕𝟎𝟎 𝟓𝟎𝟎 𝟓𝟎𝟎 𝟐𝟎𝟎
𝑵𝑷𝑽𝑩 = + 𝟐
+ 𝟑
+ 𝟒
+
(𝟏 + 𝑰𝑹𝑹) (𝟏 + 𝑰𝑹𝑹) (𝟏 + 𝑰𝑹𝑹) (𝟏 + 𝑰𝑹𝑹) (𝟏 + 𝑰𝑹𝑹)𝟓
− 𝟏. 𝟎𝟎𝟎 = 𝟎
Dùng phương pháp nội suy để tìm IRR
+ Chọn r1 = 59%  NPV1 = + 2
+ Chọn r2 = 60%  NPV2 = - 9
𝟐
IRR(B) = 59% + (60% - 59%) x = 59,2%
𝟐+/−𝟗/
(Có thể sử dụng máy tính cầm tay hoặc hàm IRR trong Microsoft Excel để tính IRR)
Vì A và B độc lập nhau nên cả A và B được chấp nhận vì IRR(A) và IRR(B) đều lớn
hơn tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư (10%).
4. Tính chỉ số sinh lời (PI) của A và B
Ta có:
n
CFt
 (1 + r)
t =1
t
NPV + CF0
PI = =
CF0 CF0
1.809
- Chỉ số sinh lời của dự án A: PIA = = 1,81
1.000
2.147
- Chỉ số sinh lời của dự án B: PIB = = 2.15
1.000
Vì A và B độc lập nhau, cả A và B được chấp nhận vì PI(A) và PI(B) đều lớn hơn 1.
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Bài 1: Công ty đang xem xét một dự án đầu tư với chi phí bỏ ra ban đầu là 97.560 triệu
đồng. Dự án có thời gian hoạt động 5 năm. Năm thứ nhất tạo ra dòng tiền thuần là 23.400
triệu đồng. Từ năm thứ hai, mỗi năm tạo ra dòng tiền thuần là 37.080 triệu đồng. Giả sử
tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của dự án là 10%.
Yêu cầu: Hãy xác định
1. Thời gian hoàn vốn không chiết khấu của dự án?
2. Thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án?
Đáp án:
1. PP: 3 năm
2. DPP: 3,7 năm
Bài 2: Có hai dự án A và B sau:
Tiêu thức Dự án A Dự án B
Vốn đầu tư ban đầu 760 triệu 420 triệu
Dòng tiền thuần hàng năm 230 triệu 130 triệu
Tuổi thọ của dự án 5 năm 5 năm
Giả sử chi phí sử dụng vốn là 14%.
Yêu cầu:
1. Hãy tính NPV và IRR của từng dự án?
2. Tính PI của từng dự án?
Đáp án:
1. NPV (A) = 29,609 triệu đồng và NPV (B) = 26,301 triệu đồng;
IRR (A) = 15,61% và IRR (B) = 16,58%
2. PI (A) = 1,04 và PI (B) = 1,06
Bài 3: Công ty ABC có 2 phương án đầu tư vào dự án X. Theo quyết định, vốn đầu tư
được huy động toàn bộ từ vốn góp cổ đông với tỷ suất sinh lời cần thiết là 12%/năm.
Thông tin về hai dự án như sau:
( Đơn vị tính: triệu đồng)
Phương án 1:
• Vốn đầu tư ban đầu: 100.000
• Dòng tiền thuần từ dự án như sau:
- Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3: Mỗi năm 20.000
- Từ năm thứ 4 đến năm thứ 9: Mỗi năm 22.000
- Năm thứ 10: 29.000
Phương án 2:
• Vốn đầu tư ban đầu: 120.000
• Dòng tiền thuần từ dự án như sau:
- Từ năm thứ 1 đến năm thứ 9: Mỗi năm 24.000
- Năm thứ 10: 26.000
Yêu cầu: Nếu xét theo tiêu chuẩn NPV, theo bạn công ty nên lựa chọn phương án nào?
Đáp án:
- NPV của phương án 1: 21.755,057 triệu đồng
- NPV của phương án 2: 16.249,299 triệu đồng
Kết luận: Công ty nên chọn phương án 1
Bài 4: Hai dự án A và B có dòng tiền thuần như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự án Đầu tư ban đầu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Dự án A - 2.000 500 600 700 1.000
Dự án B - 2.000 400 700 600 1.200
Lãi suất chiết khấu 12%/năm.
Yêu cầu: Hãy tính các chỉ tiêuNPV, IRR của dự án A và B?
Đáp án:
- NPV A: 58,509 triệu đồng và IRR A: 13,24%
- NPV B: 104,868 triệu đồng và IRR B: 14,11%
Bài 5: Một dự án A có dòng tiền thuần như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Đầu tư ban đầu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4
Dòng tiền thuần -500 200 200 200 250
Biết lãi suất chiết khấu 12%/năm
Yêu cầu:Tính NPV của dự án. Từ đó cho biết có nên chấp nhận dự án A hay không?
Đáp án:
NPV: 139,246 triệu đồng > 0
Kết luận: Nên chấp nhận dự án
Bài 6: Thông tin về một dự án đầu tư như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Đầu tư
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
ban đầu
Dòng tiền thuần - 10.000 1.070 4.440 4.250 4.198 2.050
Yêu cầu: Giả sử tỷ suất sinh lợi yêu cầu là 10%/năm. Hãy tính:
1. Chỉ tiêu NPV, IRR của dự án?
2. Nếu xét theo chỉ tiêu IRR hãy đưa ra quyết định về việc chọn lựa dự án?
Đáp án:
1. NPV= 1.975,416 triệu đồng
IRR= 16,95%
2. IRR= 16,95% > Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu = 10%
Kết luận: Nên chọn dự án
Bài 7: Công ty X lựa chọn đầu tư một trong hai dự án A và B độc lập nhau, cả hai dự
án đều có thời gian hoạt động là 6 năm, tỷ suất sinh lời yêu cầu của công ty là 12%.
Dòng tiền thuần của hai dự án A và B như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6
Dự án A - 100.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000 24.000
Dự án B - 115.000 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000
Yêu cầu:
1. Tính NPV, IRR của hai dự án và cho biết công ty nên chọn dự án nào nếu:
- Xét theo NPV?
- Xét theo IRR?
2. Nếu tỷ suất sinh lợi yêu cầu của công ty chỉ là 10%, làm lại yêu cầu số 1.
Đáp án:
1. Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 12%
- Dự án A: NPV = - 1.326,224 triệu đồng < 0 và IRR = 11,54% < 12%
- Dự án B: NPV = - 32.771,854 triệu đồng < 0 và IRR = 1,23% < 12%
Xét theo NPV: Từ chối cả A và B
Xét theo IRR: Từ chối cả A và B
2. Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 10%
- Dự án A: NPV = 4.526,257 triệu đồng > 0 và IRR = 11,54% >10%
- Dự án B: NPV = -27.894,786 triệu đồng < 0 và IRR = 1,23% < 10%
Xét theo NPV: Chọn A
Xét theo IRR: Chọn A
Bài 8: Cho 3 dự án loại trừ nhau với các dữ liệu như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Vốn đầu tư Dòng tiền thuần
Năm
Dự án A Dự án B Dự án C Dự án A Dự án B Dự án C
0 7.000 4.200 2.800
1 2.800 4.200 2.800
2 3.080 2.100 2.800
3 3.500 3.500 3.500
4 2.800 4.200 3.500
5 2.520 4.200 3.500
6 1.400 2.800 1.500
Yêu cầu: Hãy tính IRR của 3 dự án trên.
Đáp án:
IRR A 33,65%
IRR B 27,92%
IRR C 30,79%
Bài 9: Một công ty đang xem xét khả năng đầu tư một trong hai dự án A và B với chi
phí sử dụng vốn của công ty là 12%/năm, cả 2 dự án đều thực hiện bỏ vốn đầu tư toàn
bộ một lần:
- Dự án A có vốn đầu tư ban đầu là 5.760 triệu đồng, thời gian hoạt động là 10
năm và tạo ra dòng tiền thuần mỗi năm là 1.280 triệu đồng.
- Dự án B có vốn đầu tư ban đầu là 2.400 triệu đồng và tạo ra dòng tiền thuần
mỗi năm là 592 triệu đồng trong 10 năm.
Yêu cầu: Hãy cho biết công ty nên lựa chọn dự án nào nếu
1. Xét theo tiêu chuẩn NPV?
2. Xét theo tiêu chuẩn IRR?
Đáp án:
1. NPVA = 1.472,285 triệu đồng
NPVB = 944,932 triệu đồng
Chọn dự án A
2. IRRA = 17,96% > 12%
IRRB = 21% > 12%
Chọn dự án B
Bài 10: Công ty đang xem xét một dự án đầu tư với chi phí bỏ ra ban đầu là 97.560 triệu
đồng. Dự án có thời gian hoạt động 5 năm.Năm thứ nhất tạo ra dòng tiền thuần là 23.400
triệu đồng. Từ năm thứ hai, mỗi năm tạo ra dòng tiền thuần là 37.080 triệu đồng. Giả sử
tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của dự án là 10%.
Yêu cầu: Hãy xác định
1. Giá trị hiện tại thuần?
2. Tỷ suất sinh lời nội bộ?
3. Chỉ số sinh lời của dự án?
4. Quyết định của công ty nên chấp nhận hay từ chối dự án nếu xét theo tiêu chuẩn
NPV; IRR?
Đáp án:
1. NPV = 30.566,010
2. IRR = 20,84%
3. PI = 1,31
4. NPV >0: Chấp nhận dự án
IRR> tỷ suất lợi nhuận yêu cầu. Nên chấp nhận dự án.
Bài 11: Đơn vị tính: triệu đồng
Một công ty đang xem xét đầu tư một dây chuyền sản xuất mới. Vốn đầu tư cho dây
chuyền là 840 ở năm 0 và 1.200 ở năm thứ nhất. Công ty ước tính dòng tiền thuần thu
được là 360 năm thứ hai, 360 năm thứ ba, 420 vào năm thứ 4 và 450 từ năm thứ 5 đến
năm thứ 10.
Yêu cầu:
1. Nếu dùng tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn không có chiết khấu của dự án là 7 năm,
thì có nên đầu tư dự án này hay không?
2. Nếu dùng tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn có chiết khấu là 7,5 năm, lãi suất chiết
khấu là 10% thì có nên đầu tư dự án hay không?
3. Nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 10%, hãy tính NPV. Công ty có nên chấp nhận dự
án hay không?
4. Nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 14%. Hãy ra quyết định lựa chọn dự án theo tiêu
chuẩn NPV; IRR?
Đáp án:
1. PP= 6 năm < thời gian hoàn vốn yêu cầu của dự án =7 năm .
Nên chấp nhận dự án
2. Với lãi suất chiết khấu = 10% thì DPP= 8,53 năm > 7,5 năm
Không chấp nhận dự án
3. Nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi bằng 10%
NPV= 262,566 > 0. Chấp nhận dự án
4. Nếu tỷ suất sinh lời đòi hỏi bằng 14%
NPV= - 87,878 <0 . Không chấp nhận dự án
IRR= 12,89% < 14%. Không chấp nhận dự án.
CHƯƠNG 7: LỢI NHUẬN VÀ HỆ THỐNG ĐÒN BẨY

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Trình bày điểm hòa vốn và cách xác định điểm hòa vốn theo: sản lượng,
doanh thu, công suất và thời gian?
Câu 2: Trình bày hệ thống đòn bẩy và tác động của chúng đến kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp?

BÀI TẬP MINH HỌA


Bài 1: Công ty A đang xem xét 2 phương án kinh doanh mứt vào dịp Tết, chi phí dự
tính của 2 phương án như sau:
(Đơn vị tính: đồng)
Chi phí Phương án 1 Phương án 2
1. Định phí 70.000.000 130.000.000
2. Biến phí (1 hộp mứt) 2.000 2.000
- Nguyên vật liệu 2.750 1.250
- Công lao động 250 250
- Chi phí bán hàng 5.000 3.500
Cộng :
Dự kiến giá bán 1 hộp mứt là 10.000 đ
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng hoà vốn cho mỗi phương án?
2. Nếu số lượng tiêu thụ là 25.000 hộp trong dịp tết thì nên chọn phương án nào?
3. Nếu bán được 50.000 hộp thì sẽ chọn phương án nào ?
4. Hãy tính xem ở mức sản lượng là bao nhiêu thì cả hai phương án cùng đạt mức lợi
nhuận như nhau?
Giải
1. Sản lượng hòa vốn phương án 1: 70.000.000/(10.000 – 5.000) = 14.000 hộp
Sản lượng hòa vốn phương án 2: 130.000.000/(10.000 – 3.500) = 20.000 hộp
2. Khi tiêu thụ 25.000 hộp:
Lợi nhuận phương án 1: 25.000 (10.000 -5.000) – 70.000.000 = 55.000.000đ
Lợi nhuận phương án 2: 25.000 (10.000 -3.500) – 130.000.000 = 32.500.000đ
Chọn phương án 1
3. Khi tiêu thụ 50.000 hộp:
Lợi nhuận phương án 1: 50.000 (10.000 -5.000) – 70.000.000 = 180.000.000đ
Lợi nhuận phương án 2: 50.000 (10.000 -3.500) – 130.000.000 = 195.000.000đ
Chọn phương án 2
4. Gọi Q là mức sản lượng để 2 phương án có lợi nhuận như nhau
Ta có phương trình:
Q(10.000 – 5.000) – 70.000.000 = q(10.000 – 3.500) – 130.000.000
 Q = 40.000 hộp

Bài 2: Trích tài liệu kinh doanh trong kỳ của một Công ty Cơ Khí:
Tổng định phí: 180.000.000 đồng.
Biến phí đơn vị: 10.000 đồng.
Đơn giá bán sản phẩm: 22.000 đồng
Biết rằng lãi tiền vay doanh nghiệp phải trả là: 67.500.000 đồng
Yêu cầu:
1. Lập bảng chi phí, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp ở các mức sản lượng:
5.000, 10.000, 15.000, 20.000, 30.000, 40.000, 50.000 SP?
2. Ở mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ 30.000 sản phẩm, hãy tính độ nghiêng của
các đòn cân (DOL, DFL và DTL). Nêu ý nghĩa kinh tế?
3. Công ty dự kiến thực hiện phương án sắp xếp lại tổ chức sản xuất và quản lý.
Nếu triển khai phương án này, trong kỳ công ty sẽ tiết kiệm chi phí vật tư trực
tiếp trên mỗi sản phẩm là 2.000đ, tăng chi phí tiền lương công nhân sản xuất trên
mỗi sản phẩm là 1.000đ, đồng thời giảm được 50.000.000 đồng định phí. Hãy
tính lại yêu cầu 3 ở mức sản lượng 30.000 sản phẩm?
Giải (Đvt: 1.000 đ)
1. Lập bảng chi phí, doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp ở các mức sản lượng:
5.000, 10.000, 15.000, 20.000, 30.000, 40.000, 50.000 SP.
Lãi (+)
Sản phẩm Chi phí Chi phí Tổng
Doanh thu Lỗ (–)
tiêu thụ cố định biến đổi chi phí
EBIT
5.000 180.000 50.000 230.000 110.000 -120.000
10.000 180.000 100.000 280.000 220.000 -60.000
15.000 180.000 150.000 330.000 330.000 0
20.000 180.000 200.000 380.000 440.000 +60.000
30.000 180.000 300.000 480.000 660.000 +180.000
40.000 180.000 400.000 580.000 880.000 +300.000
50.000 180.000 500.000 680.000 1.100.000 +420.000
2. DOL = (EBIT + F)/EBIT = (180.000 + 180.000)/180.000 = 2
Tại mức sản lượng tiêu thụ là 30.000 sản phẩm thì DOL là 2, khi sản lượng tiêu thụ thay
đổi (tăng hoặc giảm) 1% (hay 1 lần) thì EBIT thay đổi 2% (hay 2 lần)
DFL = EBIT /(EBIT – I) = 180.000/(180.000 – 67.500) = 1,6
Tại mức sản lượng tiêu thụ là 30.000 sản phẩm thì DFL là 1,6, khi EBIT thay đổi (tăng
hoặc giảm) 1% (hay 1 lần) thì ROE (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu) thay
đổi (tăng hoặc giảm) 1,6% (hay 1,6 lần)
DTL = DOL x DFL = 2 x 1,6 = 3,2
Tại mức sản lượng tiêu thụ là 30.000 sản phẩm thì DTL là 3,2, khi sản lượng tiêu thụ
thay đổi (tăng hoặc giảm) 1% (hay 1 lần) thì ROE (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn
chủ sở hữu) thay đổi (tăng hoặc giảm) 3,2% (hay 3,2 lần)
3. EBIT sau khi thực hiện sắp xếp tại mức sản lượng tiêu thụ 30.000 sp:
EBIT = 30.000 (22 – 9) – 130.000 = 260.000
DOL = (EBIT + F)/EBIT = (260.000 + 130.000)/260.000 = 1,5
Tại mức sản lượng tiêu thụ là 30.000 sản phẩm thì DOL là 1,5, khi sản lượng tiêu thụ
thay đổi (tăng hoặc giảm) 1% (hay 1 lần) thì EBIT thay đổi 1,5% (hay 1,5 lần)
DFL = EBIT /(EBIT – I) = 260.000/(260.000 – 67.500) = 1,35
Tại mức sản lượng tiêu thụ là 30.000 sản phẩm thì DFL là 1,35, khi EBIT thay đổi (tăng
hoặc giảm) 1% (hay 1 lần) thì ROE (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu) thay
đổi (tăng hoặc giảm) 1,35% (hay 1,35 lần)
DTL = DOL x DFL = 1,5 x 1,35 = 2,025
Tại mức sản lượng tiêu thụ là 30.000 sản phẩm thì DTL là 2,025, khi sản lượng tiêu thụ
thay đổi (tăng hoặc giảm) 1% (hay 1 lần) thì ROE (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn
chủ sở hữu) thay đổi (tăng hoặc giảm) 2,025% (hay 2,025 lần)
Bài 3: Công ty ABC chuyên kinh doanh 1 loại sản phẩm có tài liệu năm N như sau:
(đơn vị tính: triệu đồng)
1. Số lượng sản phẩm tiêu thụ là: 75.000 sp.
2. Chi phí cố định (không kể lãi vay) : 6.000.
3. Giá bán đơn vị sản phẩm là: 0,24.
4. Biến phí đơn vị sản phẩm bằng 50% giá bán đơn vị
5. Chi phí lãi vay là 600.
6. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%
7. Vốn chủ sở hữu bình quân: 4.000
Yêu cầu: Hãy xác định các chỉ tiêu tài chính của công ty năm N:
1. Sản lượng và doanh thu hòa vốn?
2. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)?.
3. Độ nghiêng đòn cân định phí (DOL), độ nghiêng đòn cân nợ (DFL), độ
nghiêng đòn cân tổng hợp (DTL) tại mức sản lượng tiêu thụ nêu trên?
4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu?
Giải
1. Sản lượng hòa vốn: 6000/(0,24-0,12) = 50.000 sản phẩm.
Doanh thu hòa vốn: 50.000 x 0,24 = 12.000
2. EBIT= q(s – v) - F = 75.000 ( 0,24 – 0,12) – 6.000 = 3.000
3. DOL = (EBIT + F)/EBIT = (6.000 + 3.000)/3.000 = 3
DFL = EBIT/(EBIT – I) = 3.000/(3.000 – 600) = 1,25
DTL = DOL x DFL = 3 x 1,25 = 3,75
4. EBT = 3.000 – 600 = 2.400
EAT = 2.400(1-20%) = 1.920
ROE = 1.920/4.000 = 48%
Bài 4: Doanh nghiệp X dự định đầu tư 1.000 triệu đồng vào một phân xưởng sản xuất
mới; trong đó, đầu tư về TSCĐ là 800 triệu đồng và đầu tư về vốn lưu động thường
xuyên là 200 triệu đồng. Công suất theo thiết kế của phân xưởng là 5.500 sản phẩm/năm.
Chi phí cố định kinh doanh chưa kể chi phí khấu hao là 100 triệu đồng/năm. Chi phí
biến đổi cho một sản phẩm là 50.000 đồng, giá bán một sản phẩm (chưa có thuế giá trị
gia tăng) là 100.000 đồng.
1. Hãy cho biết doanh nghiệp có hoà vốn không nếu doanh nghiệp sử dụng hoàn
toàn vốn chủ sở hữu để đầu tư?
2. Nếu nợ vay chiếm 50% vốn đầu tư với lãi suất 10%/năm, phần còn lại là vốn
chủ sở hữu Khi đó doanh nghiệp có hoà vốn không?
3. Đầu tư hoàn toàn bằng nợ vay với lãi suất 10%/năm. Khi đó doanh nghiệp có
hoà vốn không?
Biết rằng: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng; thời gian sử dụng
hữu ích của TSCĐ là 8 năm và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Giải (Đơn vị tính: triệu đồng)
1. EBIT = 5.500 x (0,1 – 0,05) – (100+ 100) = 75
EBT = EBIT – I = 75 – 0 = 75
Doanh nghiệp đạt lợi nhuận trước thuế là 75 triệu
2. Vay 50%:
EBT = 5.500(0,1–0,05) – (100 + 100) – 50% x 1.000 x 10% = 25
Doanh nghiệp đạt lợi nhuận trước thuế là 25 triệu
3.Vay 100%
EBT = 5.500 (0,1 – 0,25) – (100 + 100) –1.000 x 10% = -25
Doanh nghiệp lỗ 25 triệu
Bài 5: Công ty X chuyên sản xuất linh kiện điện tử có tài liệu sau:
I. Tài liệu năm báo cáo:
1. Sản lượng tiêu thụ trong năm là 50.000 linh kiện với giá bán chưa có thuế giá
trị gia tăng là 120.000 đồng/ linh kiện.
2. Chi phí sản xuất kinh doanh :
- Tổng chi phí cố định: 200 triệu đồng
- Chi phí biến đổi: 115.000 đồng/ linh kiện.
II. Tài liệu năm kế hoạch
1. Đầu năm, doanh nghiệp dự kiến đổi mới dây chuyền công nghệ nâng cấp tài
sản cố định và do vậy phải đầu tư tăng thêm 350 triệu đồng (Giả định thời gian thực
hiện công việc này là không đáng kể).
2. Việc thực hiện việc đổi mới này có thể giảm bớt được chi phí biến đổi là 1.000
đồng/ linh kiện, đồng thời có thể tăng thêm sản lượng sản xuất và tiêu thụ lên mức
60.000 linh kiện với giá bán như năm trước.
Yêu cầu:
a) Hãy xem xét sản lượng hoà vốn trước lãi vay năm kế hoạch có sự thay đổi nào
không so với năm báo cáo?
b) Lợi nhuận trước lãi vay và thuế năm kế hoạch thay đổi như thế nào so với năm
báo cáo?
c) Theo tính toán của một nhà quản lý công ty, nếu năm kế hoạch công ty thực
hiện đổi mới công nghệ như đã nêu đồng thời giảm bớt giá bán đi 1.000 đồng/linh kiện
thì có thể tăng thêm được lượng tiêu thụ là 10.000 linh kiện. Hãy cho biết công ty có
nên thực hiện như vậy không?
Biết rằng: Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định bình quân là 10%/năm.
Giải
a) Sản lượng hòa vốn năm báo cáo: 200.000.000/(120.000 -115.000) = 40.000 sp
Sản lượng hòa vốn năm kế hoạch: (200.000.000 + 350.000.000 x10%)/(120.000 -
114.000) = 39.167 sp, giảm 833 sp so với năm báo cáo
b) EBIT năm báo cáo: 50.000 (120.000 – 115.000) – 200.000.000 = 50.000.000
EBIT năm kế hoạch: 60.000 (120.000 – 114.000) – 235.000.000 = 125.000.000 tăng
75.000.000 so với năm kế hoạch.
c) EBIT sau khi giảm giá bán: 70.000 (119.000 – 114.000) – 235.000.000 = 115.000.000
nhỏ hơn so với việc không giảm giá bán do vậy công ty không nên thực hiện.
Bài 6. Có các tài liệu sau của công ty ABC:
1. Tổng tài sản là 1.000 triệu đồng
2. EBIT của công ty là 150 triệu đồng
3. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%
Yêu cầu:
1. Nếu lãi suất vay vốn bình quân của công ty là 10%. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty trong các trường hợp không vay nợ và đòn
cân nợ là 25%, 50% và 75%?
2. Nếu lãi suất vay vốn bình quân của công ty là 18%. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty trong các trường hợp không vay nợ và đòn
cân nợ là 25%, 50% và 75%?
3. Nếu lãi suất vay vốn bình quân của công ty là 15%. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận
sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty trong các trường hợp không vay nợ và đòn
cân nợ là 25%, 50% và 75%?
Giải
1. Lãi suất vay vốn là 10%: (đơn vị tính: triệu đồng)
Đòn cân nợ 0% 25% 50% 75%
Vốn chủ sở hữu 1.000 750 500 250
Lãi vay 0 25 50 75
Lợi nhuận trước thuế 150 125 100 75
Lợi nhuận sau thuế 120 100 80 60
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 12% 13,33% 16% 24%
trên vốn chủ sở hữu (ROE)
2. Lãi suất vay vốn là 18%: (đơn vị tính: triệu đồng)
Đòn cân nợ 0% 25% 50% 75%
Vốn chủ sở hữu 1.000 750 500 250
Lãi vay 0 45 90 135
Lợi nhuận trước thuế 150 105 60 15
Lợi nhuận sau thuế 120 84 48 12
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 12% 11,2% 9,6% 4,8%
trên vốn chủ sở hữu (ROE)
3. Lãi suất vay vốn là 15%: (đơn vị tính: triệu đồng)
Đòn cân nợ 0% 25% 50% 75%
Vốn chủ sở hữu 1.000 750 500 250
Lãi vay 0 37,5 75 112,5
Lợi nhuận trước thuế 150 112,5 75 37,5
Lợi nhuận sau thuế 120 90 60 30
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 12% 12% 12% 12%
trên vốn chủ sở hữu (ROE)

BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN


Bài 1: Tại một dây chuyền sản xuất phụ tùng xe đạp có kế hoạch sản xuất quý I/ năm N
như sau:
- Thực hiện kế hoạch sản xuất: 3.000 sườn xe.
- Chi phí trực tiếp và định mức tiêu hao để sản xuất 1 sườn xe bao gồm:
Định mức chi phí /1
Chi phí Đơn giá (đ)
sườn xe
1. Vật tư:
- Thép tròn 3 kg 20.000
- Thép lá 1 kg 22.000
2. Tiền công lao động 2 giờ công 15.000
3. Năng lượng 1,5 kwh 2.000
- Chi phí chung trong quý I năm N như sau:
+ Tiền thuê mặt bằng: 15.000.000đ
+ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: 27.500.000đ
+ Tiền lương nhân viên gián tiếp: 52.000.000đ
+ Chi phí điện nước : 5.500.000đ
+ Chi phí quản lý chung : 20.000.000đ
- Giá bán 1 sườn xe được tính là: 195.000đ
Yêu cầu:
1. Xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn?
2. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
khiến biến phí tăng lên 20% nhưng lại có khả năng tiêu thụ tới 45 sườn xe mỗi ngày.
Hãy tư vấn cho doanh nghiệp tính thử xem có nên thực hiện các biện pháp năng cao chất
lượng sản phẩm này không? Cho biết kế hoạch sản xuất bao nhiêu đều tiêu thụ hết?
Đáp án:
1. q0 = 1.500 sườn xe, S0 = 292.500.000, T0 = 1,5 tháng
2. Lợi nhuận trước khi nâng cấp: 120.000.000
Lợi nhuận sau khi nâng cấp: 110.850.000
Không nên nâng cấp
Bài 2: Sản phẩm kinh doanh của công ty X là các gói quà nhỏ để trong máy bán hàng
tự động để nơi công cộng như khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, nhà máy, nhà ga…
Công ty X phải thuê các máy bán hàng của một nhà sản xuất và còn phải thuê chổ để
đặt máy.
Công ty X dự tính kế hoạch tăng cường thêm 20 máy hoạt động với chi phí hoạt động
và các dữ kiện liên quan được liệt kê như sau: (Đơn vị tính: 1.000 đ)
1. Chi phí chung trong tháng:
- Phí thuê cho 20 máy, mỗi máy: 260/máy
- Phí thuê mặt bằng cho 20 chỗ, mỗi chỗ: 140/chỗ
- Chi phí bảo trì sửa chữa máy: 7.200
- Các chi phí chung khác: 410
2. Các số liệu khác cho một gói quà:
- Giá bán: 5
- Giá mua (giá vốn): 4
Yêu cầu:
1) Xác định điểm hoà vốn hàng tháng của công ty X có sản lượng và doanh thu là
bao nhiêu?
2) Nếu trong tháng bán được 20.000 gói quà thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế thu
nhập doanh nghiệp của công ty X là bao nhiêu?
3) Trong trường hợp tiền thuê mặt bằng tăng lên gấp đôi, sản lượng và doanh thu
phải đạt bao nhiêu để đạt điểm hoà vốn ?
4) Ngoài việc trả tiền thuê mặt bằng nhà sản xuất máy bán hàng còn yêu cầu công
ty X tăng tiền thuê máy bằng cách trả thêm 0,1 cho mỗi gói quà được bán. Vậy lợi nhuận
đạt hàng tháng của công ty X là bao nhiêu nếu trong tháng bán được 25.000 gói quà?
Đáp án:
1. Sản lượng hòa vốn: 15.610 gói quà
Doanh thu hòa vốn: 15.610 x 5 = 78.050
2. EBIT = 4.390
3. q0 = 18.410 gói quà
S0 = 92.050
4. EBIT = 25.000 x (5 -4,1) – 18.410 = 4.090
Bài 3: Công ty X chuyên sản xuất một loại sản phẩm, có tài liệu sau đây: (đơn vị tính:
triệu đồng)
- Tiền lương công nhân trực tiếp: 0,2/sản phẩm
- Khấu hao TSCĐ: 90/năm.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 0,15/sản phẩm
- Tổng số vốn kinh doanh: 500, trong đó vốn vay chiếm: 60%, lãi
suất vay vốn: 10%/năm.
- Tiền thuê mặt bằng làm văn phòng: 60/năm.
- Chi phí bằng tiền khác: 0,05/sản phẩm.
- Chi phí quảng cáo: 10/năm.
- Chi phí cố định khác: 20/năm.
- Giá bán: 0,5/sản phẩm.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%
- Sản lượng tiêu thụ đạt hàng năm: 3.000sp
Yêu cầu:
1. Tính điểm hòa vốn theo sản lượng, doanh thu và thời gian?
2. Tính sản lượng tiêu thụ đạt mức lợi nhuận trước thuế là 150?
3. Với sản lượng tiêu thụ ở câu 2, tính DOL, DFL và DTL? Nêu ý nghĩa kinh tế?
4. Tính tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu? Nêu ý nghĩa kinh tế?
Đáp án:
1. Q0 = 1.800 sp
S0 = 900
T0 = 7,2 tháng
2. Q = 3.600 sp
3. DOL = 2
DFL = 1,2
DTL = 2,4
4. ROE = 36%
Bài 4: Có hai doanh nghiệp A và B cùng kinh doanh một loại sản phẩm trên cùng một
thị trường, với các điều kiện như nhau. Tuy nhiên, cơ cấu vốn và chi phí sản xuất là khác
nhau:
+ Doanh nghiệp A: Chi phí cố định (bao gồm cả lãi tiền vay): 44 trđ; chi phí
biến đổi: 13.000đ/sản phẩm.
+ Doanh nghiệp B: Chi phí cố định (bao gồm cả lãi tiền vay): 34 trđ; chi phí
biến đổi: 15.400/sản phẩm.
- Tổng số vốn kinh doanh lần lượt của hai doanh nghiệp A và B đều là 200
trđ; Hệ số nợ của cả hai doanh nghiệp lần lượt là: 60% và 40%.
- Lãi suất vay vốn hàng năm là: 5%/năm.
- Giá bán: 25.000đ/sản phẩm.
Yêu cầu:
1. Tính lợi nhuận trước lãi vay và thuế của cả hai doanh nghiệp A và B ở mức
sản lượng tiêu thụ là 5.000sp?
2. Khi sản lượng tiêu thụ là 5.000 sản phẩm thì DOL, DFL và DTL là bao nhiêu?
Nêu ý nghĩa kinh tế?
3. Cho biết lợi nhuận trước lãi vay và thuế của cả hai doanh nghiệp A và B thay
đổi như thế nào khi sản lượng tiêu thụ:
a) Tăng 30%
b) Giảm 40%.
Đáp án:
1. EBITA = 22.000.000 ; EBITB = 18.000.000
2. DOLA = 2,73 ; DOLB = 2,67
DFLA = 1,375 ; DFLB = 1,29
DTLA = 3,74 ; DTLB = 3,44
3. DNA: Khi sản lượng tiêu thụ tăng 30% thì EBIT tăng 81,9%, tức là tăng từ
22.000.000 thành 40.018.000
DNB: Khi sản lượng tiêu thụ tăng 30% thì EBIT tăng 80,1 tức là tăng từ 18.000.000
thành 32.418.000
DNA: Khi sản lượng tiêu thụ giảm 40% thì EBIT giảm 109,2%, tức là giảm từ
22.000.000 xuống còn -2.024.000
DNA: Khi sản lượng tiêu thụ giảm 40% thì EBIT giảm 106,8%, tức là giảm từ
18.000.000 xuống còn -1.224.000
Bài 5: Công ty X chuyên sản xuất sản phẩm A có tài liệu sau:
A. Tài liệu năm báo cáo:
1. Tổng nguyên giá tài sản cố định có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh ở đầu năm: 1.400 triệu đồng. Giá trị hao mòn luỹ kế ở đầu năm: 400 triệu đồng
2. Sản lượng tiêu thụ trong năm là 50.000 sản phẩm với giá bán chưa có thuế giá
trị gia tăng là 150.000 đồng/sản phẩm.
3. Chi phí sản xuất kinh doanh trong năm:
a) Tổng chi phí cố định (chưa kể chi phí khấu hao TSCĐ): 80 triệu đồng
b) Chi phí khấu hao TSCĐ: 140 triệu đồng
c) Chi phí biến đổi: 140.000 đồng /sản phẩm
4. Trong năm không có sự biến động tăng giảm nào về tài sản cố định.
5. Vốn lưu động bình quân trong năm là: 500 triệu đồng
B. Tài liệu năm kế hoạch
1. Tháng 1 doanh nghiệp dự kiến đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ và phải
đầu tư thêm 600 triệu đồng (thời gian nâng cấp không đáng kể).
2. Việc thực hiện đổi mới này có thể giảm bớt được chi phí biến đổi là 2.000
đồng/sản phẩm, đồng thời có thể tăng thêm sản lượng sản xuất và tiêu thụ lên mức
60.000 sản phẩm.
3. Tổng chi phí cố định kinh doanh chưa kể chi phí khấu hao TSCĐ và giá bán
vẫn như năm trước.
4. Vốn lưu động dự kiến chu chuyển tăng thêm được 1 vòng so với năm báo cáo.
Yêu cầu:
a) Hãy xem xét sản lượng hoà vốn năm kế hoạch có sự thay đổi nào không so với
năm báo cáo?
b) Lợi nhuận trước lãi vay và thuế năm kế hoạch thay đổi như thế nào so với năm
báo cáo?
c) Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh của
năm báo cáo và năm kế hoạch?
Biết rằng: Tỷ lệ khấu hao bình quân các loại TSCĐ của doanh nghiệp là
10%/năm.
Đáp án:
a. Q0 báo cáo: 22.000
Q0 kế hoạch: 23.334
b. EBIT báo cáo: 280.000.000
EBIT kế hoạch: 440.000.000
c. EBIT/VKD năm báo cáo: 280/1.430 = 19,58%
VCĐ bình quân năm báo cáo: {(1.400 – 400) + (1.400 – 400 – 140)}/2 = 930 triệu đồng
VKD bình quân năm báo cáo: 930 + 500 = 1.430 triệu đồng
EBIT/VKD năm kế hoạch: 440/1.612,5 = 27,28%
VCĐ năm kế hoạch: {(1.400 – 400 – 140) + (2.000 – 560 – 200)} = 1.050 triệu đồng
VKĐ năm kế hoạch: 1.050 + 60.000 x 0,15/{(50.000 x 0,15 : 500) + 1} = 1.612,5
Bài 6: Một công ty cổ phần chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm A có tình hình
sau:
1. Tổng số vốn kinh doanh ở cuối năm N là 5000 triệu đồng; trong đó: số vốn
vay là 2000 triệu đồng, lãi suất vay vốn bình quân là 10%/năm.
2. Công ty dự kiến trong năm tới (năm N+1) sẽ sản xuất và tiêu thụ 50.000 sản
phẩm với giá bán chưa có thuế GTGT là 200.000 đồng/sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh
doanh trong năm như sau:
- Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm là 150.000 đồng/sản phẩm.
- Tổng chi phí cố định kinh doanh là 1.500 triệu đồng.
3. Công ty hiện đang xem xét dự án đầu tư nâng cấp dây chuyền thiết bị sản xuất
với số vốn đầu tư vào TSCĐ là 300 triệu đồng (không cần bổ sung VLĐ). Thời gian
nâng cấp thiết bị coi như không đáng kể. Toàn bộ chi phí đầu tư nâng cấp này sẽ khấu
hao trong 3 năm theo phương pháp đường thẳng.
4. Nếu thực hiện việc đầu tư trên, số sản phẩm tiêu thụ và giá bán sản phẩm trong
năm tới vẫn như dự kiến, nhưng chi phí biến đổi/đơn vị sản phẩm sẽ giảm 10% so với
trước khi đầu tư.
Yêu cầu:
1. Có ý kiến cho rằng mức độ rủi ro trong kinh doanh của công ty trước khi thực
hiện dự án đầu tư thấp hơn so với sau khi thực hiện dự án đầu tư. Theo bạn, điều đó có
đúng không?
2. Nếu công ty quyết định vay vốn ngân hàng với lãi suất 10%/năm để thực hiện
dự án đầu tư này thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD là bao nhiêu?
Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập DN với thuế suất 20%.
Đáp án:
1. DOL trước khi có dự án: 2,5
DOL sau khi có dự án: 1,97
2. ROA = 21,43%
Bài 7:. Công ty cổ phần ABC chuyên kinh doanh 1 loại sản phẩm, có tài liệu năm báo
cáo như sau:
1. Tổng định phí: 9.000 triệu đồng
2. Biến phí đơn vị sản phẩm: 270.000 đồng
3. Giá bán đơn vị sản phẩm là: 320.000 đồng
4. Kết cấu vốn của công ty như sau:
a. Nợ vay là 10.000 triệu đồng, với lãi suất là 15%/năm.
b. Vốn chủ sở hữu: 6.000 triệu đồng
5. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Yêu cầu:
1. Hãy tính sản lượng và doanh thu hòa vốn của công ty năm báo cáo?
2. Hãy tính chỉ tiêu lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) của công ty năm báo cáo,
biết tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo chỉ tiêu độ nghiêng đòn cân tổng hợp
(DTL) là 8?
3. Hãy tính và nêu ý nghĩa kinh tế các chỉ tiêu: độ nghiêng đòn cân định phí (DOL),
đòn cân nợ (DFL) tại mức sản lượng tiêu thụ của công ty năm báo cáo?
4. Hãy tính chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty năm báo
cáo?
Đáp án:
1. Sản lượng hòa vốn : 180.000 sp
Doanh thu hòa vốn : 57.600
2. EBIT = 3.000
3. DOL = 4
Ý nghĩa kinh tế : Tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo, nếu sản lượng tiêu
thụ thay đổi 1% thì EBIT thay đổi 4%
DFL = 2
Ý nghĩa kinh tế : Tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo, nếu EBIT thay đổi
1% thì thu nhập của VCSH (hay tỷ suất lợi nhuận/VCSH) thay đổi 2%
4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu: 20%
Bài 8: Công ty cổ phần ABC chuyên kinh doanh 1 loại sản phẩm, có tài liệu năm báo
cáo như sau:
1. Tổng định phí: 12.000 triệu đồng
2. Biến phí đơn vị sản phẩm: 220.000 đồng
3. Giá bán đơn vị sản phẩm là: 320.000 đồng
4. Kết cấu vốn của công ty như sau:
a. Nợ vay là 10.000 triệu đồng, với lãi suất là 15%/năm.
b. Vốn chủ sở hữu: 8.000 triệu đồng
5. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Yêu cầu:
1. Hãy tính sản lượng và doanh thu hòa vốn của công ty năm báo cáo?
2. Hãy tính chỉ tiêu lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) của công ty năm báo cáo,
biết tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo chỉ tiêu độ nghiêng đòn cân định phí (DOL)
là 4?
3. Hãy tính và nêu ý nghĩa kinh tế các chỉ tiêu: độ nghiêng đòn cân nợ (DFL), đòn cân
tổng hợp (DTL) tại mức sản lượng tiêu thụ của công ty năm báo cáo?
4. Nếu sang năm kế hoạch sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp tăng 10% (các yếu tố
khác không đổi), hãy dùng chỉ tiêu DTL để xác định tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp năm kế hoạch?
Đáp án:
1. Sản lượng hòa vốn : 120.000 sp
Doanh thu hòa vốn : 38.400
2. EBIT= 4.000
3. DFL = 1,6
Ý nghĩa kinh tế : Tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo, nếu EBIT thay đổi
1% thì thu nhập của VCSH (hay tỷ suất lợi nhuận/VCSH) thay đổi 1,6% DTL =
DTL 6,4
Ý nghĩa kinh tế : Tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo, nếu sản lượng thay
đổi 1% thì thu nhập của VCSH (hay tỷ suất lợi nhuận/VCSH) thay đổi 6,4%
4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm báo cáo : 25%
Sang năm kế hoạch, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu:
25% x (1+64%) = 41%
Bài 9: Công ty Đại Lợi kinh doanh một loại sản phẩm, có tài liệu năm 2016 như sau:
(đơn vị tính: triệu đồng)
1. Chi phí cố định (chưa kể lãi vay) là: 16.000, biến phí đơn vị sản phẩm là: 1,2 /
sản phẩm.
2. Tổng số vốn kinh doanh là: 25.000, trong đó: nợ vay chiếm 60%, vốn chủ sở hữu:
40%.
3. Lãi suất vay vốn bình quân là 20%/năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
là 20%
4. Giá bán 1 sản phẩm là 2,4/sản phẩm và số lượng sản phẩm tiêu thụ 20.000 sản
phẩm.
Yêu cầu:
1. Hãy tính sản lượng và doanh thu hòa vốn của công ty năm 2016 ?
2. Hãy tính lợi nhuận trước lãi vay và thuế của công ty năm 2016?
3. Tại mức sản lượng tiêu thụ của năm 2016, hãy tính các chỉ tiêu: độ nghiêng đòn
bẩy kinh doanh (DOL), đòn bẩy tài chính (DFL) và đòn bẩy tổng hợp (DTL) của
công ty?
4. Hãy tính chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty năm
2016 ?
Đáp án:
1. Q0 = 13.334 sp
Doanh thu hòa vốn : 32.000
2. EBIT = 8.000
3. DOL = 3
Tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo, nếu sản lương tiêu thụ thay đổi 1% thì
EBIT thay đổi 3%
DFL = 1,6
Tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo, nếu EBIT thay đổi 1% thì lợi nhuận
sau thuế trên VCSH (ROE) thay đổi 1,6%
DTL = 4,8
Tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo, nếu sản lượng tiêu thụ thay đổi 1% thì
lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE) thay đổi 4,8%
ROE = 40%
Bài 10: Công ty ABC chuyên kinh doanh 1 loại sản phẩm có tài liệu năm N như sau:
(đơn vị tính: 1.000.000 đồng)
1. Tổng chi phí cố định (không kể lãi vay) : 6.000.
2. Giá bán đơn vị sản phẩm là: 0,24.
3. Biến phí đơn vị sản phẩm bằng 50% giá bán đơn vị
4. Tổng vốn kinh doanh : 8.000, trong đó: vốn chủ sở hữu chiếm 50%, phần còn
lại là vốn vay với lãi suất vay vốn bình quân là: 15%/ năm.
5. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%
Yêu cầu: Hãy xác định các chỉ tiêu tài chính của năm N của công ty:
1. Sản lượng và doanh thu hòa vốn?
2. Tại mức sản lượng tiêu thụ là bao nhiêu thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế
(EBIT) là 3.000?
3. Độ nghiêng đòn cân định phí (DOL), độ nghiêng đòn cân nợ (DFL), đòn
nghiêng đòn cân tổng hợp (DTL) tại mức sản lượng tiêu thụ nêu trên? Nêu ý nghĩa
kinh tế của ba kết quả trên?
4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)? Nêu ý nghĩa kinh tế?
Đáp án:
1. Sản lượng hòa vốn: 50.000 sản phẩm.
Doanh thu hòa vốn: 12.000
2. Q = 75.000 sp
3. DOL = 3
Tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo, nếu sản lượng tiêu thụ thay đổi 1% thì
EBIT thay đổi 3%
DFL = 1,25
Tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo, nếu EBIT thay đổi 1% thì lợi nhuận
sau thuế trên VCSH (ROE) thay đổi 1,25%
DTL 3,75
Tại mức sản lượng tiêu thụ năm báo cáo, nếu sản lượng tiêu thụ thay đổi 1% thì
lợi nhuận sau thuế trên VCSH (ROE) thay đổi 3,75%
ROE = 48%
Bài 11: Công ty Hoàn Cầu sản xuất và kinh doanh 1 loại sản phẩm, có tài liệu năm báo
cáo như sau:
1. Tổng định phí: 3.000 triệu đồng
2. Biến phí đơn vị sản phẩm: 270.000 đồng
3. Giá bán đơn vị sản phẩm là: 320.000 đồng
4. Sản lượng tiêu thụ: 100.000 sản phẩm
5. Kết cấu vốn của công ty như sau:
a. Nợ vay là 2.500 triệu đồng với lãi suất là 16%/năm, vẫn tiếp tục sử dụng
cho các năm sau
b. Vốn chủ sở hữu: 3.000 triệu đồng.
6. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
Yêu cầu:
1. Hãy tính chỉ tiêu lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) của công ty năm báo cáo?
2. Hãy tính chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty
năm báo cáo?
3. Sang năm kế hoạch công ty dự kiến huy động thêm vốn đầu tư trị giá là 1.200 triệu
đồng để mở rộng quy mô kinh doanh, với 2 phương án tài trợ đưa ra như sau:
Phương án 1: Toàn bộ vốn tăng thêm được tài trợ bằng nợ vay dài hạn với lãi suất là
18%/năm.
Phương án 2: Toàn bộ vốn tăng thêm được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu.
Nếu sau khi tăng thêm vốn thì EBIT năm kế hoạch sẽ tăng thêm 50% so với năm báo
cáo. Yêu cầu:
3.1 Hãy tính chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty
năm kế hoạch ứng với từng phương án tài trợ?
3.2 Khi EBIT năm kế hoạch bằng bao nhiêu thì 2 phương án tài trợ có chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) như nhau?
Đáp án:
1. EBIT = 2.000 triệu đồng
2. ROE = 42,66%
3.1. Vay nợ => ROE = 63,57%
Vốn chủ sở hữu => ROE = 49,52%
3.2. EBIT = 1.156 triệu đồng
CHƯƠNG 7 : CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ THUYẾT


Câu 1: Nêu các chỉ tiêu đánh giá chính sách cổ tức của công ty cổ phần
Câu 2: Nêu nội dung chính sách cổ tức của công ty cổ phần

BÀI TẬP MINH HỌA


Bài 1: Giá thị trường hiện hành cổ phiếu của công ty cổ phần X là 76.100đ/cổ phiếu
Lợi nhuận sau thuế của công ty dự kiến sẽ tăng trưởng ổn định hàng năm là 8,5%.
Năm trước công ty trả cổ tức là 1.400 đ/cổ phần
Yêu cầu:
1. Tính tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư? Biết tỷ lệ tăng trưởng cổ tức cũng duy
trì đều đặn và ổn định như lợi nhuận sau thuế.
2. Để giá cổ phiếu là 163.000đ thì công ty X phải duy trì tốc độ tăng trưởng là bao nhiêu?
Giải
1. Tính tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư:
Re = D1/P + g = 1.400(1+8,5%)/76.100 + 8,5% = 10,496%
2. Để giá cổ phiếu là 163.000đ thì công ty X phải duy trì tốc độ tăng trưởng là:
g = Re – D1/P = 10,496% - 1.400(1+g)/163.000
g = 9,55%
Bài 2: Công ty cổ phần ABC có tài liệu:
1. Lợi nhuận trước thuế là 500 triệu đồng.
2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%
3. Số lượng cổ phần thường hiện hành là 100.000 cổ phần
Yêu cầu:
1. Tính EPS?
2. Nếu công ty vẫn duy trì cổ tức như năm trước là 2.000 đ/cổ phần, tính hệ số chi trả cổ tức?
Giải
1. Tính EPS:
EPS = 500.000.000x (1-20%)/100.000 = 4.000đ/cổ phần
2. Hệ số chi trả cổ tức: 2.000/4.000 = 50%
Bài 3: Công ty cổ phần ABC có tài liệu: (đvt: triệu đồng)
1. Số lượng cổ phần thường hiện hành là 100.000 cổ phần (không có cổ phần ưu đãi),
vốn vay là 900 với lãi suất 10%/năm và vẫn được tiếp tục sử dụng cho các năm tới
2. Dự kiến trong năm tới: Sản lượng tiêu thụ là 20.000 sp, giá bán 0,25/sp. Chi phí biến
đổi: 0,2/sp, chi phí cố định (không bao gồm lãi vay): 180
3. Công ty hiện đang xem xét đầu tư nâng cấp tài sản cố định là 400 và dự kiến khấu
hao theo phương pháp đường thẳng trong 4 năm. Nếu thực hiện dự án: giá bán và sản
lượng tiêu thụ không đổi, còn biến phí mỗi sp giảm 5%
4. Để thực hiện đầu tư công ty có 2 cách huy động vốn:
Cách 1: Phát hành thêm 10.000 cổ phiếu thường mới.
Cách 2: Vay ngân hàng với lãi suất 10%/năm
5. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%
6. Hệ số chi trả cổ tức là 0,6
Yêu cầu: Tính cổ tức một cổ phần trước và sau khi thực hiện dự án với từng cách huy động?
Giải
Trước khi thực hiện dự án:
EBIT = 20.000 (0.25 – 0.2) – 180 = 820
EAT = (820 – 900 x 10%) x (1-20%) = 584
EPS = 584/100.000 = 5.840đ/cổ phần
DPS = 5.840 x 60% = 3.504 đ/cổ phần
Sau khi thực hiện dự án
Cách 1: EBIT = 20.000(0.25 – 0.2x95%) – (180 + 400/4) = 920
EAT = (920 – 900 x 10%)x(1-20%) = 664
EPS = 664/(100.000+10.000) = 6.036đ/cổ phần
DPS = 6.036 x 60% = 3.622 đ/cổ phần
Cách 2: EBIT = 920
EAT = (920 – 900x 10% - 400x 10%) x (1-20%) = 632
EPS = 632/100.000 = 6.320 đ/cổ phần
DPS = 6.320 x 0,6 = 3.792 đ/cổ phần
Bài 4: Công ty cổ phần ABC có tài liệu: (đvt: triệu đồng)
1. Số lượng cổ phần thường hiện hành là 1.000.000 cổ phần (không có cổ phần ưu đãi),
cơ cấu vốn tối ưu: nợ vay 40%, vốn chủ sở hữu 60%.
2. Dự kiến trong năm tới lợi nhuận sau thuế là 1.500
3. Công ty có các cơ hội đầu tư với tổng nhu cầu vốn đầu tư là 1.200 và vẫn duy trì cơ
cấu vốn tối ưu.
Yêu cầu: Nếu công ty theo đuổi chính sách thặng dư cổ tức thì DPS là bao nhiêu? Hệ
số chi trả cổ tức?
Giải (Đvt: triệu đồng)
1. Cổ tức mỗi cổ phần của công ty:
Do công ty theo đuổi chính sách thặng dư cổ tức, nên lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ
giữ lại ưu tiên cho việc đầu tư phần còn lại sau khi đầu tư sẽ chi trả cổ tức
Số vốn đầu tư mới là 1.200 trong đó nợ vay chiếm: 40% x 1.200 = 480; vốn chủ sở hữu:
60% x 1.200 = 720
Lợi nhuận sau thuế còn lại chi trả cổ tức: 1.500 – 720 = 780
Cổ tức 1 cổ phần: 780/1.000.000 cổ phần = 780 đ/cổ phần
2. Hệ số chi trả cổ tức: 780/1.500 = 52%
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
Bài 1: Công ty cổ phần ABC có tài liệu năm 2015 như sau:
1. Doanh thu thuần là: 5.450 tr đ
2. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh là: 5.050 tr đ
3. Chi phí lãi vay là: 100 tr đ
4. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%
5. Số lượng cổ phần thường hiện hành là 100.000 cổ phần
Yêu cầu:
1. Tính EPS?
2. Tính DPS? Biết hệ số chi trả cổ tức 50%
Đáp án:
1. 2.400 đ/cổ phần
2. 1.200 đ/cổ phần
Bài 2:
1. Công ty cổ phần ABC năm 2015 đã dành 24% lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư
2. Công ty vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cổ tức là 4,5%
3. Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư là 16%/năm
Yêu cầu:
1. Nếu EPS năm 2016 dao động từ 2.760đ tới 2.920đ thì giá 1 cổ phiếu sẽ dao động như
thế nào?
2. Nếu nhà đầu tư yêu cầu tỷ suất sinh lời là 19,2%, tính lại giá cổ phiếu ?
Đáp án:
1. 18.240 đ đến 19.297đ một cổ phiếu
2. 14.269đ đến 15.097đ
Bài 3: Công ty cổ phần ABC có tài liệu: (đvt: triệu đồng)
1. Số lượng cổ phần thường hiện hành là 1.000.000 cổ phần (không có cổ phần ưu đãi),
hệ số nợ tối ưu: 60%.
2. Dự kiến trong năm tới lợi nhuận sau thuế là:1.000
3. Công ty có các cơ hội đầu tư với tổng nhu cầu vốn đầu tư là: 1.500
Yêu cầu: Nếu công ty theo đuổi chính sách cổ tức thặng dư, hãy tính:
1. Cổ tức mỗi cổ phần của công ty? Nếu cổ tức năm trước của công ty là 380 đ/cổ phần
thì tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là bao nhiêu?
2. Hệ số chi trả cổ tức?
Đáp án:
1. Cổ tức mỗi cổ phần của công ty: 400 đ/cổ phần
Mức tăng trưởng cổ tức: 5,263%
2. Hệ số chi trả cổ tức: 40%
Bài 4: Công ty cổ phần ABC có tài liệu: (đvt: triệu đồng)
1. Tổng giá trị thị trường vào ngày 1/1/N là: 5.000, nguồn vốn được coi là tối ưu: vốn
vay 2.000, vốn chủ sở hữu: 3.000 (không có cổ phần ưu đãi)
2. Năm trước công ty chi trả cổ tức là 0,003/cổ phần, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức dự kiến
tăng đều đặn hàng năm là 5%
3. Giá trị trường là 0,03/cổ phiếu. Dự kiến trong năm số lợi nhuận sau thuế là 600, giả
sử công ty đang có 1 cơ hội đầu tư với số vốn đầu tư là 800, IRR của dự án là 15%
4. Nếu công ty vay vốn từ 1 đồng cho đến 300 thì lãi suất là 10%, vay trên 300 là 12%.
Nếu công ty phát hành cổ phần thường mới thì phí phát hành là 10% so với giá phát
hành (biết giá phát hành bằng giá thị trường)
Yêu cầu:
1. Nếu công ty theo đuổi chính sách cổ tức ổn định, tỷ lệ tăng trưởng là 5%, thì cổ tức
1 cổ phần là bao nhiêu? Khi đó chi phí sử dụng vốn cận biên cho số vốn mới là bao
nhiêu? Dự án có được chấp nhận không? Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là
20%.
2. Nếu công ty theo đuổi chính sách thặng dư cổ tức thì cổ tức 1 cổ phần là bao nhiêu?
Đáp án:
1. 3.000 đ x 1,05 = 3.150 đ/cổ phần
12,5%, 13,2% và 13,84% => chọn dự án
2. 1.200 đ/cổ phần
Bài 5: Công ty cổ phần Phát Tín kinh doanh 1 loại sản phẩm, có tài liệu: (đvt: triệu
đồng)
1. Số lượng cổ phần thường hiện hành là: 1.000.000 cổ phần (không có cổ phần ưu đãi),
vốn vay là 5.000 với lãi suất 10%/năm và vẫn được tiếp tục sử dụng cho các năm tới.
2. Dự kiến trong năm tới: Sản lượng tiêu thụ là 50.000 sản phẩm, giá bán 0,5/sản phẩm.
Chi phí biến đổi: 0,4/sản phẩm, chi phí cố định (không bao gồm lãi vay): 1.500
3. Công ty hiện đang xem xét đầu tư nâng cấp tài sản cố định là 500 và dự kiến khấu
hao theo phương pháp đường thẳng trong 5 năm. Nếu thực hiện dự án: giá bán và sản
lượng tiêu thụ không đổi, còn biến phí mỗi sản phẩm giảm 5%.
4. Để thực hiện đầu tư công ty có 2 cách huy động vốn:
Cách 1: Phát hành thêm 100.000 cổ phần thường mới.
Cách 2: Vay ngân hàng với lãi suất 12%/năm.
5. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%
6. Hệ số chi trả cổ tức là 0,6
Yêu cầu:
1. Tính cổ tức một cổ phần trước khi thực hiện dự án?
2. Tính cổ tức một cổ phần sau khi thực hiện dự án bằng cách phát hành cổ phần thường
mới?
3. Tính cổ tức một cổ phần sau khi thực hiện dự án bằng cách vay ngân hàng?
Đáp án:
1. DPS = 1.440 đ/cổ phần
2. DPS= 1.702 đ/cổ phần
3. DPS =1.843 đ/cổ phần
Bài 6: Công ty cổ phần XYZ có tài liệu: (đvt: triệu đồng)
1. Số lượng cổ phần ưu đãi: 100.000 cổ phần với mới cổ tức là 300đ/cổ phần, cổ phần
thường hiện hành là 1.000.000 cổ phần, hệ số nợ tối ưu: 60%.
2. Dự kiến trong năm tới lợi nhuận sau thuế là: 2.000
3. Công ty có các cơ hội đầu tư với tổng nhu cầu vốn đầu tư là: 3.500
Yêu cầu: Nếu công ty theo đuổi chính sách cổ tức thặng dư, hãy tính:
1. Cổ tức mỗi cổ phần của công ty? Nếu cổ tức năm trước của công ty là 480 đ/cổ phần
thì tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là bao nhiêu?
2. Hệ số chi trả cổ tức?
Đáp án:
1. Cổ tức mỗi cổ phần của công ty: 570 đ/cổ phần
Mức tăng trưởng cổ tức: 18,75%
2. Hệ số chi trả cổ tức: 28,93%
Bài 7: Công ty cổ phần Anpha có tài liệu năm N như sau:
1. Doanh thu thuần là: 12.000 triệu đồng
2. Tổng chi phí sản xuất kinh doanh là: 9.000 triệu đồng
3. Chi phí lãi vay là: 500 tr đ
4. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20%
5. Số lượng cổ phần ưu đãi là 100.000 cổ phần với mức cổ tức là 1.500đ/cổ phần, cổ
phần thường hiện hành là 1.000.000 cổ phần
Yêu cầu:
1. Tính EPS?
2. Tính DPS? Biết hệ số chi trả cổ tức 60%
Đáp án:
1. 1.850 đ/cổ phần
2. 1.110 đ/cổ phần

You might also like