You are on page 1of 12

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Lãi đơn : Fn = PV * (1+n*i)


Lãi kép (lãi cộng dồn, lãi nhập gốc ) : FVn = PV *(1+i)n
Bài tập 1: Chị Minh cho công ty TNHH Sơn Bình vay 1.300 triệu đồng, sau 3 năm công
ty trả cho chị Minh số tiền 1.860 triệu. Hãy xác định lãi suất cho vay của chị Minh nếu
chị Minh tính lãi theo phương pháp lãi đơn, theo phương pháp lãi kép.
- Tính lãi theo pp lãi đơn :
Fn = PV * (1+n*i) => 1860 = 1300 * (1+ 3i) => i = 14,3%
- Tính lãi theo pp lãi kép:
FVn = PV *(1+i)n => 1860 = 1300 * (1+i)3 => i = 12,6%

Bài tập 2: Ngân hàng TMCP An Bình cho công ty Cổ phần Sông Hồng vay 5.000 triệu
đồng. Mỗi năm ngân hàng thu được mức lợi tức là 360 triệu đồng. Hãy xác định lãi suất
cho vay và số tiền thu được sau 2 năm của ngân hàng TMCP An Bình?
Lãi suất i = (Lợi tức thu được/ Tổng số tiền vay)*100% = (360/5000)*100% = 7,2%
Số tiền thu được sau 2 năm của ABBank là:
Fn = PV * (1+n*i) = 5000 * (1+2 *7,2%) = 5720 (triệu đồng)

Bài tập 3: Ông Tùng có 550 triệu đồng, ông dự định sẽ gửi tiền vào ngân hàng trong 3
năm. Có hai ngân hàng mời ông Tùng gửi tiền. Ngân hàng A trả lãi 6,5%/ năm và tính lãi
theo phương pháp lãi đơn. Ngân hàng B trả lãi 6,2%/ năm và tính lãi theo phương pháp
lãi kép. Anh/ Chị hãy tư vấn cho ông Tùng nên gửi tiền vào ngân hàng nào có lợi hơn.
Tổng số tiền cả gốc và lãi ông Tùng thu được sau 3 năm là:
- Xét ngân hàng A:
Fn = PV * (1+n*i) = 550 *(1+3*6,5%) = 657,25 (triệu đồng)
- Xét ngân hàng B:
FVn = PV *(1+i)n = 550 *(1+6,2%)3 = 658,77 ( triệu đồng)
Vậy, ông Tùng nên gửi tiền vào ngân hàng B có lợi hơn.

Bài tập 4: Anh Huy gửi ngân hàng số tiền 420 triệu đồng, khi đến hạn anh nhận được số
tiền là 510 triệu đồng với lãi suất 6,5%/ năm. Hãy xác định thời hạn anh Huy gửi tiền
ngân hàng trong trường hợp:
- Ngân hàng tính lãi theo phương pháp lãi đơn.
Fn = PV * (1+n*i) => 510= 420 *(1+n* 6,5%) => n= 3,3 (năm)
- Ngân hàng tính lãi theo phương pháp lãi kép.
FVn = PV *(1+i)n => 510 = 420 *(1+6,5%)n => n = 3,08 ( năm)

Bài tập 5: Một ngân hàng cho vay 620 triệu đồng, thời hạn cho vay là 3 năm. Lãi suất là
8%/năm. Tính số tiền lãi ngân hàng thu được ở năm thứ 2 nếu ngân hàng tính lãi theo
phương pháp lãi đơn; theo phương pháp lãi kép?
- Tính lãi theo pp lãi đơn:
I2 = PV * i = 620*8% = 49,6( triệu đồng)
- Tính lãi theo pp lãi kép:
I2 = FV1 *i = PV (1+i)1 *i = [620 * (1+8%)1] * 8% = 53,57 (triệu đồng)

CÔNG THỨC TỔNG QUÁT XÁC ĐỊNH TIỀN LÃI PHÁT SINH TẠI 1 NĂM BẤT
KỲ :
Lãi đơn : In = PV * i
Lãi kép : In = FVn-1 * i
Bài tập 6: Một ngân hàng cho vay 580 triệu đồng, thời hạn cho vay là 3 năm. Lãi suất là
8,5%/năm. Ngân hàng sẽ được lợi như thế nào khi tính lãi theo lãi kép so với tính lãi
theo phương pháp lãi đơn?
- Tính lãi theo pp lãi đơn:
Fn = PV * (1+n*i) = 580 (1+3*8,5%) = 727,9 trđ
- Tính theo pp lãi kép:
FVn = PV *(1+i)n = 580 ( 1+ 8,5%)3 = 740,8 trđ
- Số tiền ngân hàng được lợi khi tính lãi theo pp lãi kép so với lãi đơn:
740,8 -727,9 = 12,9 (trđ)

Bài tập 7: Một người cho vay số tiền là 440 triệu đồng trong thời gian 3 năm. Sau ba
năm người đó thu được số tiền là 510 triệu đồng (tính theo lãi đơn). Hỏi người đó cho
vay với lãi suất là bao nhiêu % một năm?
Fn = PV * (1+n*i) => 510 = 440 (1+3i) => i =5,3%
Giả sử người đó cho vay tính lãi theo phương pháp lãi kép, hỏi số tiền người đó
thu về sau 3 năm là bao nhiêu?
FVn = PV *(1+i)n = 440 (1+5,3%)3 = 513,78 trđ
Bài tập 8: Ông An để dành tiền bằng cách gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Công thương với
lãi suất 6,5%/năm. Sau 3 năm, ông An muốn có số tiền là 660 triệu đồng. Hãy xác định
số tiền ông An phải gửi vào Ngân hàng, nếu:
- Ngân hàng tính theo phương pháp lãi đơn.
Fn = PV * (1+n*i) => 660 = PV (1+3*6,5%) => PV = 552,3 trđ
- Ngân hàng tính theo phương pháp lãi kép.
FVn = PV *(1+i)n => 660 = PV (1+6,5%)3 = 546,38 trđ

Bài tập 9: Công ty A đang cần mua một khung kho Tiệp loại 12m. Có 3 nhà cung cấp
đến chào hàng và đưa ra các mức giá khác nhau:
- Nhà cung cấp 1: Đòi giá 190 triệu, chi phí vận chuyển bốc xếp tận nơi 10 triệu
và phải thanh toán ngay.
Xét nhà cung cấp 1:
PV1 = 190+10 = 200 trđ
- Nhà cung cấp 2: Đòi giá 210 triệu và chịu trách nhiệm vận chuyển tới nơi theo
yêu cầu của người mua, người mua phải thanh toán ngay 50% và số tiền còn lại cho chịu
1 năm. FVn = PV *(1+i)^n => PV = FVn /(1+i)^n
PV2 = 210*50% + (210*50%)/(1+7%)1 = 203,13 trd
- Nhà cung cấp 3: Giá chào hàng 200 triệu, người mua phải tự vận chuyển, yêu
cầu thanh toán ngay 30%, sau năm thứ nhất thanh toán thêm 30%, sau năm thứ hai thanh
toán phần còn lại. Người mua dự tính nếu họ tự vận chuyển thì chi phí là 15 triệu.
PV3 = 200*30% + (200*30%)/(1+7%)1 +(200*40%)/(1+7%)2 +15 = 200,9 trd
- Nhà cung cấp 4: Người mua tự vận chuyển, cuối mỗi năm thanh toán số tiền 80
triệu đồng/năm trong 3 năm. Người mua dự tính nếu họ tự vận chuyển thì chi phí là 12
triệu đồng.
-n -3
1 - (1 + i) 1 - ( 1 + 7% )
PV4 = A × + 12 = 80 × +12 = 221,9 (triệu đồng)
i 7%
Ta thấy: PV1<PV3<PV2<PV4
Vậy công ty nên lựa chọn NCC 1

Yêu cầu: Anh/chị hãy tư vấn cho công ty A nên lựa chọn nhà cung cấp nào?
Biết rằng : Lãi suất ngân hàng ổn định ở mức 7%/ năm.
Bài tập 10: Công ty Việt Á đang cần mua một dây chuyền sản xuất. Có 4 nhà cung cấp
đến chào hàng và đưa ra các mức giá khác nhau:
- Nhà cung cấp 1: Người mua tự vận chuyển, cuối mỗi năm thanh toán số tiền 620
triệu đồng/năm trong 3 năm. Người mua dự tính nếu họ tự vận chuyển thì chi phí là 5
triệu đồng.
-n -3
1 - (1 + i) 1 - ( 1 + 6,8% )
PV1 = A×
i
+ 5 = 620 ×
6,8%
+5 = 1.638,04 (triệu đồng)
- Nhà cung cấp 2: Giá chào hàng 2.000 triệu đồng, người mua phải tự vận chuyển,
yêu cầu thanh toán ngay 50%, sau năm thứ nhất thanh toán thêm 30%, sau năm thứ hai
thanh toán phần còn lại (20%). Người mua dự tính nếu họ tự vận chuyển thì chi phí là 7
triệu đồng.
FVn = PV *(1+i)n => PV = FVn /(1+i)n
2.000× 30% 2.000× 20%
PV2 = 2000*50% + ( 1 + 6,8% )^1 + ( 1 + 6,8% )2
+7 = 1.919,48 (triệu đồng)

- Nhà cung cấp 3: Giá chào hàng 1.750 triệu đồng, chi phí vận chuyển về tới công
ty là 6 triệu đồng và phải thanh toán ngay.
PV3 = 1750+ 6 = 1.756 (triệu đồng)
- Nhà cung cấp 4: Giá chào hàng 1.820 triệu đồng và chịu trách nhiệm vận chuyển
tới nơi theo yêu cầu của người mua, người mua phải thanh toán ngay 80% và số tiền còn
lại (20%) cho chịu 1 năm.
1.820 × 20%
PV4 = 1.820× 80% + ( 1 + 6,8% )^1 = 1.796,82 (triệu đồng)
Ta thấy: PV2> PV 4> PV3> PV1

Vậy, công ty Việt Á nên chọn nhà cung cấp thứ 1.


Yêu cầu: Anh (chị) hãy tư vấn cho Công ty Việt Á nên lựa chọn nhà cung cấp
nào?
Biết rằng: Lãi suất ngân hàng ổn định ở mức 6,8%/ năm. (lãi kép)

Bài tập 11: Bà Lan cho ông Minh vay 580 triệu đồng trong 3 năm với lãi suất 8,5%/năm.
Hãy xác định:
a. Số tiền lãi bà Lan thu được ở năm thứ 2.
b. Số tiền bà Lan thu được sau 3 năm.
c. Số tiền lãi ông Minh phải trả bà Lan sau 3 năm.
Biết rằng: Giả sử bà Lan tính lãi theo hai trường hợp sau:
- TH1: Tính lãi theo phương pháp lãi đơn.
- TH2: Tính lãi theo phương pháp lãi kép.

Bài tập 12: Ông Vinh gửi tiết kiệm 1.500 triệu đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Sacombank trong 5 năm với lãi suất 7,2%/năm.
Yêu cầu: Theo phương pháp tính lãi đơn và phương pháp tính lãi kép, anh (chị)
hãy xác định:
- Tính lãi theo pp lãi đơn:
a. Tổng số tiền ông Vinh nhận được khi khoản vay đáo hạn.
F 5=PV ( 1+i ×n ) =1.500× ( 1+7 , 2 % ×5 ) =2.040(triệu đồng)
b. Tổng số tiền lãi ngân hàng phải trả ông Vinh sau 5 năm.
I = FV 5−PV =¿ 2.040 – 1.500 = 540 (triệu đồng)
c. Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 2.
I 2=PV × i=1.500 ×7 , 2 %=108(triệu đồng)
d. Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 4
I 4=I 2=108 (triệu đồng)
- Tính lãi theo pp lãi kép
a. Tổng số tiền ông Vinh nhận được khi khoản vay đáo hạn.
n 5
FV 5 =PV (1+i) =1.500× ( 1+7,2% ) =2.123,56 (triệu đồng)
b. Tổng số tiền lãi ngân hàng phải trả ông Vinh sau 5 năm.
I = FV 5−PV =¿ 2.123,56 – 1.500 = 623,56 (triệu đồng)
c. Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 2.
CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH SỐ TIỀN LÃI PHÁT SINH TẠI MỘT THỜI ĐIỂM
BẤT KỲ:
In = FVn-1*i
1
I 2 = FV 1 ×i=1.500× ( 1+7,2% ) ×7,2%=115,78 (triệu đồng)
d. Số tiền lãi phát sinh ở năm thứ 4
3
I 4 = FV 3 ×i=1.500× (1+7,2% ) ×7,2%=133,05 (triệu đồng)
Bài tập 13: Ông Bình có một khoản tiền 180 triệu đồng (PV) nhàn rỗi trong (n) 2 năm.
Ông dự định đem gửi ngân hàng Agribank chi nhánh Hoàng Mai. Bạn hãy tư vấn cho ông
Bình nên chọn phương án trả lãi nào, nếu:
Lãi kép (lãi cộng dồn, lãi nhập gốc ) : FVn = PV *(1+i)n
a. Tháng 1 lần, nhập gốc: 6,5%/năm
FV1 = 180*(1+6,5%/12)2*12 = 204,88 trđ
b. Quý 1 lần, nhập gốc: 6,8%/năm
FV2 = 180*(1+6,8%/12*3) 2*12/3 = 205,98 trđ
c. 6 tháng một lần, nhập gốc: 7%/năm
FV3 = 180*(1+7%/12*6)2*12/6 = 206,55 trđ
d. Năm 1 lần, nhập gốc: 7,4%/năm.
FV4 = 180*(1+7,4%)2 = 207,62 trđ
e. 9 tháng 1 lần, nhập gốc: 6,7%/năm
FV5 = 180*(1+6,7%/12*9)2*12/9 = 205,14 trđ
Ta thấy: FV1< FV5< FV2< FV3< FV4
Vậy ông Bình nên lựa chọn phương án trả lãi d

Bài tập 14: Ông Tuyên có 600 triệu đồng muốn gửi tiết kiệm vào Ngân hàng trong 2
năm. Có 4 ngân hàng mời ông Tuyên gửi tiền vào ngân hàng mình với thông tin chi tiết
như sau:
- Ngân hàng TMCP Vietcombank tính lãi theo phương pháp lãi kép với lãi suất
6,5%/năm. FV1 = 600*(1+6,5%)^2= 680,535 trđ
- Ngân hàng TMCP VPbank tính lãi theo phương pháp lãi nhập vốn theo kỳ hạn 6
tháng 1 lần, lãi suất 6,6%/năm. FV2 = 600*(1+6,6%/2)^(2*2) = 683,21 trđ
- Ngân hàng TMCP Techcombank tính lãi theo phương pháp lãi kép, tính lãi theo
từng tháng, lãi suất 0,5%/tháng. FV3 = 600*(1+0,5%)^(2*12)= 676,3 trđ
- Ngân hàng TMCP BIDV tính lãi theo phương pháp lãi đơn với lãi suất 6,8%/năm.
FV4= 600*(1+2*6,8%) =681,6 trđ
KL : lựa chọn VPB
Yêu cầu: Anh (chị) hãy tư vấn cho ông Tuyên nên gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
nào để có lợi nhất.
Bài tập 15: Ông Tuyên để dành tiền bằng cách gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Sau 2 năm,
ông muốn có số tiền là 600 triệu đồng. Có thông tin về lãi suất tiết kiệm trên thị trường
như sau:
- Ngân hàng TMCP Vietcombank tính lãi theo phương pháp lãi kép với lãi suất
6,5%/năm.
- Ngân hàng TMCP VPbank tính lãi theo phương pháp lãi nhập vốn theo kỳ hạn 6
tháng 1 lần, lãi suất 6,6%/năm.
- Ngân hàng TMCP Techcombank tính lãi theo phương pháp lãi kép, tính lãi theo
từng tháng, lãi suất 0,5%/tháng.
- Ngân hàng TMCP BIDV tính lãi theo phương pháp lãi đơn với lãi suất 6,8%/năm.
Yêu cầu: Anh (chị) hãy xác định số tiền ban đầu ông Tuyên phải gửi vào ngân
hàng và tư vấn cho ông nên gửi tiết kiệm vào ngân hàng nào?
Bài tập 16: Ông Hưng có 500 triệu đồng muốn gửi tiết kiệm vào ngân hàng trong 3 năm.
Có 4 ngân hàng mời ông Hưng gửi tiền vào ngân hàng mình với thông tin chi tiết như
sau:

-Ngân hàng TMCP Viettinbank tính lãi theo phương pháp lãi kép với lãi suất
6,8%/năm.
-Ngân hàng TMCP BIDV tính lãi theo phương pháp lãi nhập vốn theo kỳ hạn 6
tháng 1 lần, lãi suất 6,6%/năm.
-Ngân hàng TMCP Vietcombank tính lãi theo phương pháp lãi kép, tính lãi theo
từng tháng, lãi suất 0,5%/ tháng
-Ngân hàng TMCP MBbank tính lãi theo phương pháp lãi đơn với lãi suất
6,9%/năm.
Yêu cầu: Anh (chị) hãy xác định số tiền ông Hưng nhận được khi đáo hạn và tư vấn
cho ông Hưng nên gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng nào để có lợi nhất?
Bài tập 17: Ông Nam để dành tiền bằng cách gửi tiết kiệm vào ngân hàng. Sau 2 năm,
ông muốn có số tiền là 650 triệu đồng. Có thông tin về lãi suất tiết kiệm trên thị trường
như sau:
Áp dụng công thức:
PV = FVn /(1+i)n
PV = Fn/(1+ni)
Với những bài toán xác định PV và FVn/Fn cần quy đổi kỳ hạn của lãi suất về cùng
kỳ hạn của ngân hàng đưa ra.
-Ngân hàng TMCP BIDV tính lãi theo phương pháp lãi nhập vốn (lãi kép) theo kỳ
hạn 6 tháng 1 lần, lãi suất 6,6%/năm.
PV1 = 650/ (1+6,6%/2)2*2 = 570,83 trd
-Ngân hàng TMCP Vietcombank tính lãi theo phương pháp lãi kép, tính lãi theo
từng quý, lãi suất 1,5%/ quý.
PV2 = 650/(1+1,5%)2*4= 577,01 ( triệu đồng)
-Ngân hàng TMCP MBbank tính lãi theo phương pháp lãi đơn với lãi suất
6,9%/năm.
PV3 = 650/(1+2*6,9%) = 571,18 ( triệu đồng)
-Ngân hàng TMCP MSbank tính lãi theo phương pháp lãi kép, lãi suất 6,6%/năm.
PV4 = 650/(1+6,6%)2 = 572,01 trd
Ta thấy PV1 < PV3 < PV4 < PV2
Vậy ông Nam nên gửi tiền vào ngân hàng BIDV
Yêu cầu: Anh (chị) hãy xác định số tiền ban đầu ông Nam phải gửi vào ngân hàng
và tư vấn cho ông nên gửi tiết kiệm vào ngân hàng nào?

BÀI TẬP CHƯƠNG 4


1. CÁCH TÍNH VỐN LƯU ĐỘNG BÌNH QUÂN :
Cách 1:
VLĐbq= (VLĐđk + VLĐck)/2
Cách 2:
VLĐbq= (VLĐq1+VLĐq2+VLĐq3+VLĐq4)/4
Cách 3:
VLĐđq 1 VLĐcq 4
VLĐbq= ( 2
+ VLĐcq1 +VLĐcq2 + VLĐcq3+ 2
) /4

2. Số vòng quay vốn lưu động


M
L= VLĐbq
3. Kỳ luân chuyển VLD
K = N/L
(N=360 ngày)
4. Hàm lượng VLĐ
H = VLĐbq/ M
Hay H = 1/L
5. Mức tiết kiệm VLĐ

Bài tập 1: Năm 2016, tại doanh nghiệp A có tình hình như sau:
Quý I II III IV
Vốn lưu động bình quân 750 680 890 600
Doanh thu thuần năm 2016 là 5.650 triệu đồng. Hãy xác định số vòng quay và kỳ
luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp A trong năm 2016?
VLĐbq= (VLĐq1+VLĐq2+VLĐq3+VLĐq4)/4
= (750+680+890+600)/4 = 730 (trđ)
L = M/ VLĐbq= 5650/730 = 7,74 (vòng)
K = N/L = 360/7,74 = 46,51 (ngày)
Bài tập 2: Năm 2016, tại doanh nghiệp LTP có tình hình như sau:
Quý I II III IV
Vốn lưu động bình quân 820 750 850 730
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016: 4.600 triệu đồng.
Dự kiến năm 2017 công ty đẩy mạnh hoạt động marketing nên doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 5.370 triệu đồng. Số vòng quay vốn lưu động năm
2017 tăng 3 vòng so với năm 2016. Hãy xác định số vòng quay và kỳ luân chuyển vốn
lưu động của doanh nghiệp LTP trong năm 2016 và năm 2017? Xác định mức tiết kiệm
VLĐ của DN năm 2017 so với năm 2016
 Năm 2016:
VLĐbqo = (820+750+850+730)/4 = 787,5 trđ
Lo = 4600/787,5 = 5,84 vòng
Ko = N/Lo = 360/ 5,84 = 61,64 ngày
 Năm 2017:
M1 = 5370 trđ
L1= L0 + 3 = 5,84+3 = 8,84 vòng
K1 = N/L1 = 360/ 8,84 = 40,72 ngày
 Mức tiết kiệm VLĐ
Vtk = M1/360 *( K1-K0) = -312,06 < 0
Ta thấy: L1>L0 , K1 <K0, Vtk <0 , cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động năm
2017 hiệu quả và tiết kiệm hơn năm 2016
Bài tập 3: Doanh nghiệp Thái Sơn có tình hình kinh doanh như sau:
- Năm báo cáo: Số vốn lưu động sử dụng trong năm:
Quý I II III IV
Vốn lưu động bình quân 700 650 950 800
Doanh thu thuần về bán hàng các loại sản phẩm: 5.570 triệu đồng
- Năm kế hoạch:
Doanh thu thuần bán hàng tăng 6% so với năm báo cáo.
Vòng luân chuyển vốn lưu động giảm 1 vòng so với năm báo cáo.
Yêu cầu: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo
cáo thông qua các chỉ tiêu số vòng quay, kỳ luân chuyển và số vốn lưu động tiết kiệm?
- Năm báo cáo :
M0 = 5570 trđ
VLĐbq0 = 775 trđ
L0= 5570/775 = 7,18 vòng
K0 = 360/7,18 = 50,13 ngày
H0 = 1/L0 = 1/7,18 = 0,13 đồng
- Năm kế hoạch
M1 = M0 + x% * M0 = 5570 + 5570*6% = 5904,2 trđ
L1 = L0-1 = 7,18 -1 = 6,18 vòng
K1 = 58,25 ngày
H1 = 0,16 đồng
- Mức tiết kiệm VLĐ:
Vtk = (5904,2/360) *(58,25 – 50,13) = 133,17 >0
Ta thấy: L0>L1, K0<K1, H0<H1, Vtk >0, chứng tỏ năm báo cáo doanh nghiệp đã sử dụng
vốn lưu động tiết kiệm và hiệu quả năm kế hoạch.

Bài tập 4: Doanh nghiệp Minh Tâm có tình hình kinh doanh như sau:
- Năm báo cáo:
Số vốn lưu động sử dụng trong năm:
Đầu năm: 0 triệu đồng
Cuối quý 1: 630 triệu đồng
Cuối quý 2: 650 triệu đồng
Cuối quý 3: 720 triệu đồng
Cuối quý 4: 750 triệu đồng
Doanh thu thuần về bán hàng các loại sản phẩm: 4.575 triệu đồng
- Năm kế hoạch:
Doanh thu thuần bán hàng tăng 22% so với năm báo cáo.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động rút ngắn 5 ngày so với năm báo cáo.
Yêu cầu: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo
cáo thông qua các chỉ tiêu số vòng quay, kỳ luân chuyển, số vốn lưu động tiết kiệm được
và hàm lượng vốn lưu động?
Bài tập 5: Doanh nghiệp Trung Sơn có tình hình kinh doanh như sau:
- Năm 2018:
Số vốn lưu động (VLĐ) sử dụng trong năm:
Đầu năm: 680 triệu đồng
Cuối quý 1: 700 triệu đồng
Cuối quý 2: 820 triệu đồng
Cuối quý 3: 800 triệu đồng
Cuối quý 4: 850 triệu đồng
Số lượng sản phẩm bán ra trong năm là 3580 sản phẩm, giá bán mỗi sản phẩm là
2.250.000 đồng
- Năm 2019:
Doanh thu thuần bán hàng giảm 15% so với năm 2018.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động rút ngắn 15 ngày so với năm 2018.
Yêu cầu: Anh (chị) hãy đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ năm 2019 so với năm
2018 thông qua các chỉ tiêu số vòng quay VLĐ, kỳ luân chuyển VLĐ và mức tiết kiệm
VLĐ do tăng tốc độ chu chuyển VLĐ và hàm lượng VLĐ?
Bài tập 6: Doanh nghiệp Xuân Phú có tình hình kinh doanh như sau:
- Năm 2018: Số vốn lưu động (VLĐ) sử dụng trong năm:

Quý I II III IV
VLĐ bình quân 800 850 950 880

Doanh thu thuần về bán hàng các loại sản phẩm: 8.500 triệu đồng.
- Năm 2019:
Doanh thu thuần bán hàng tăng 10% so với năm 2018.
Vòng luân chuyển VLĐ giảm 3 vòng so với 2018.
Yêu cầu: Anh (chị) hãy đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm
2019 so với năm 2018 thông qua các chỉ tiêu: Số vòng quay VLĐ, kỳ luân chuyển VLĐ
và mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ chu chuyển VLĐ và hàm lượng VLĐ.

You might also like