You are on page 1of 27

* Cung dịch sang trái => Cung giảm => Cung < cầu => Giá tăng

Cầu dịch sang phải => Cầu tăng => Giá tăng
3. Một số khái niệm và quy luật kinh tế cơ bản
3.1. Yếu tố sản xuất:
* Khái niệm: slide 14
- Lao động
- Đất đai , tài nguyên thiên nhiên
- Vỗn
- Khóa học công nghệ
3.2: Chi phí cơ hội
* Chi phí cơ hội của một quyết định là giá trị bị bỏ qua khi lựa chọn quyết định này
mà k lựa chọn quyết định khác.
* Chi phí cơ hội của một quyết định là giá trị lớn nhất bị bỏ qua khi lựa chọn quyết
định này mà không lựa chọn quyết định khác.
* VD: 100tr – gửi tiết kiệm (10tr/năm)
- Cho bạn thân vay để kinh doanh (20tr/năm, có khả năng mất trắng)
=> CPCH của gửi tiết kiệm: 20tr
CPCH của cho bạn thân vay: 10tr
3.3: Quy luật lợi suất biên giảm dần: slide 19
3.4: Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)
4. Phân tích cung – cầu:
4.1: Cầu: slide 21
* KN: Cầu là số lượng hàng hóa dịch vụ mà ng mua có khả năng và sẵn sàng mua
tại các mức giá khác nhau, trong một thời kỳ nhất định khi các yếu tố khác k thay
đổi.
* Biểu cầu: là bảng, mô tả mối quan hệ giữa giá và lượng cầu.
* Ký hiệu: D (Demand)
- Đường cầu: Dốc xuống
* Luật cầu: giá giảm cầu tăng, giá tăng cầu giảm.
* Yếu tố tác động tới cầu:
- Hàng hóa có liên quan
+ HH bổ sung: HH có giá trị sử dụng bổ trợ cho nhau
VD: giá xăng tăng => không đi xe máy => cầu xe máy giảm => cầu phương tiện
công cộng tăng
+ HH thay thế: HH có giá trị sử dụng tương tự nhau
VD: giá thịt lợn tăng => cầu thịt lợn giảm => cầu thịt gà (bò) tăng => thịt gà (bò) là
hàng hóa thay thế của thịt lợn

Lưu ý CHƯƠNG 1:
1. Phân loại kinh tế học: có 2 cách:
- Phạm vi nghiên cứu
- Cách tiếp cận: thực chứng và chuẩn tắc
2. Các tác nhân trong nền kinh tế
3. Cung – cầu

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, CÔNG CỤ, CHÍNH SÁCH ĐIỀU TIẾT KTVM
1. Mục tiêu điều tiết Kinh tế vĩ mô
1.1. Mục tiêu định tính
 Ổn định kinh tế: là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp
bách, làm giảm bớt sự giao động của chu kì kinh doanh để tránh lạm phát cao
và thất nhiệp nhiều.
+ Chu kỳ kinh doanh: là sự dao động của mức sản lượng thực tế xung quang xu
hướng tăng lên của mức sản lượng tiềm năng:
Y: sản lượng thực tế
Y*: sản lượng tiềm năng
L: lực lượng lao động
U: số lượng người thất nghiệp
u : tỷ lệ thất nghiệp = U/L
Y,Y*
C Y*

t
A,C: đỉnh tăng trưởng
B: đáy suy thoái
Một chu kỳ kinh doanh bắt đầu từ A và kết thúc tại C
 Tăng truong kinh tế: là việc phấn đấu làm cho tốc độ tăng của sản lượng đạt
mức cao nhất mà một nền kinh tế có thể đạt được.
CH: Tại sao một quốc gia phải quan tâm đến cả 2 mục tiêu: ổn định và tăng trưởng?
1.2. Mục tiêu định lượng:
 Môc tiêu về sản lượng: phấn đấu đạt mức sản lượng thực tế cao và tăng đều
đặn tương ứng với mức sản lượng tiềm năng.
- Mức tăng trường kinh tế
∆𝒀 = Y2 – Y1
∆GDP = GDP2 – GDP1
∆GNP = GNP2- GNP1
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
∆𝒀
g= x 100%
𝒀𝟏
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
𝒏 𝒀𝒏
̅=√
𝒈 − 𝟏 x 100%
𝒀𝟏

- Quy tắc 70: là công thức xác định khoảng thời gian khối tài sản tăng lên gấp
đôi. Nghĩa là một đại lượng a tăng với tốc độ 𝑔̅ (%/năm) thì sau khoảng thời
70
gian t=
𝑔̅
- Mục tiêu về giá cả: Phấn đấu bình ổn giá cả trên thị trường tự do, trong trường
hợp có lạm phát thì cố gắng kiểm soát được lạm phát.
+ Lạm phát: gp
+ CPI: chỉ số giá tiêu dùng
𝑪𝑷𝑰𝟐 −𝑪𝑷𝑰𝟏
gp = x 100%
𝑪𝑷𝑰𝟏
- Mục tiêu về việc làm: phấn đấu tạo ra nhiều việc làm, hạ thấp tỷ lẹ thất nghiệp
bằng cách đưa tỷ lệ thất nghiệp thực tế về đạt mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
+ Tỷ lệ thất nghiệp: u
+ Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: u*
+ Lực lượng lao động: L
- Mục tiêu kinh tế đối ngoại: phấn đấu bình ổn tỷ giá hối đoái và cân bằng cán
cân thanh toán quốc tế.
2. Các chính sách điều tiết KTVM
- Chính sách tài khóa
- Chính sách tiền tệ
(Khái niệm. Công cụ. Cơ chế tác động)
2.1. Chính sách tài khóa: slide 5
- Yd : thu nhập khả dụng : là mức thu nhập có khả năng sử dụng
- AD : tổng cầu
- AS : tổng cung
- Phân loại:
+ Chính sách tài khóa mở rộng (nới lỏng):
+ Chính sách tài khóa thu hẹp (thắt chặt):
2.2. Chính sách tiền tệ: slide 6
Bản chất của chính sách tiền tệ là việc thay đổi mức cung tiền và lãi suất, từ đó
ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân, từ đó ảnh hưởng đến tổng cầu, sản lượng, giá cả và
việc làm.
3. Một số mối quan hệ KTVM cơ bản:
3.1. Mối quan hệ giữa tổng san phẩm quốc dân và tăng trưởng kinh tế
Sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) chính là sự tăng trưởng kinh tế.
3.2. Mối quan hệ giữa chênh lệch sản lượng và chu kỳ kinh doanh
VD: Giả sử biết mức chênh lệch sản lượng là 300:
∆𝑌= 300 = Y* - Y (nghĩa là Y<Y* : nền kinh tế suy thoái)
Y: sản lượng thực tế
Y*: sản lượng tiềm năng
Chính sách tài khóa mở rộng làm Y tăng đến Y*
3.3. Mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế
 Mối quan hệ này được thể hiện thông qua quy luật Okun (slide 15 – 16)
- Nội dung: “Nếu mức sản lượng thực tế giảm đi 2% so với mức sản lượng tiềm
năng thì tỷ lệ thất nghiệp tăng thêm 1%”
- Công thức: slide 15
- Hệ quả: mức sản lượng thực tế phải tăng nhanh, tương ứng với mức sản lượng
tiềm năng để giữ cho tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi.
- Bản chất:
+ Quy luật Okun phản ánh mối quan hệ giữa thị trường đầu ra (mức sản lượng) và
thị trường lao động (tỷ lệ thất nghiệp)
+ Quy luật Okun phản ánh mối quan hệ ngược chiều giữa tỉ lệ thất nghiệp và sản
lượng thực tế.
3.4. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế: slide 17
- Lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung liên tục theo thời gian.
- Lạm phát có thể đc phân loại theo nguyên nhân gây ra lạm phát.
+ Lạm phát cầu kéo (do cầu) : slide 17

Y tăng, P tăng => Lạm phát và tăng trưởng


kinh tế có mối quan hệ cùng chiều.
+ Lạm phát phí đầy (do cung)

Y giảm, P tăng => Lạm phát và tăng trưởng


kinh tế có mối quan hệ ngược chiều.
+ Lạm phát ỳ (do dự kiến): lạm phát và tăng trưởng kinh tế không có mối quan hệ
với nhau.

(Trường hợp này trên thực tế rất khó xảy ra)


(Lạm phát của Việt Nam thấp kỷ lục vào năm 2015)
 Tài sản:
- Tài sản danh nghĩa: tiền mặt
+ được pháp luật công nhận
+ được dân chứng công nhận
- Tài sản tài chính: cố phiếu, trái phiếu (chứng khoán), sổ tiết kiệm,…
- Tài sản thực: điện thoại, laptop, nhà, xe,…
3.5. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp: slide 19
- Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ ngược chiều (đánh đổi) trong ngắn
hạn và với lạm phát do cầu.
- Đối với lạm phát do cung: chúng có mối quan hệ cùng chiều.
- Trong dài hạn, chúng k có mối quan hệ với nhau.
CHƯƠNG 3: HẠCH TOÁN TỔNG SẢN PHẨM QUỐC DÂN
1. Khái niệm GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và GNP (tổng sản phẩm quốc
dân)
1.1. GDP: Là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong
một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
 Dựa vào giá trị thị trường có 2 loại GDP:
- GDPn: tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa: là chỉ tiêu được tính theo giá thị
trường tại năm hiện hành.
- GDPr: tổng sản phẩm quốc nội thực tế: là chỉ tiêu được tính theo giá thị trường
tại năm cố định.
- D=GDPn/GDPr (chỉ số điều chỉnh GDP – chỉ số giảm phát)
𝑮𝑫𝑷𝒓𝟐 −𝑮𝑫𝑷𝒓𝟏
 Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế: g=
𝑮𝑫𝑷𝒓𝟏
 Tại sao phải phân biệt chỉ tiêu danh nghĩa và chỉ tiêu thực tế khi hạch toán
tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm quốc nội?
 Tất cả hàng hóa dịch vụ
- Không phải mọi hàng hóa dịch vụ đều được tính vào GDP:
+ Hàng hóa tự cung tự cấp
+ Hàng hóa bất hợp pháp
+ Hàng hóa thuộc kinh tế ngầm
+ Hàng hóa thuộc khu vực kinh tế phi chính thức
 Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những
người tiêu dùng chứ không phải những sản phẩm được sử dụng như sản phẩm
trung gian trong sản xuất những sản phẩm khác.
 Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nghĩa là không kể hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được tạo ra bởi người dân mang quốc tịch nào, miễn là hàng hóa và dịch
vụ cuối cùng đó được tạo ra trong cùng 1 vùng lãnh thổ quốc gia.
 Phạm vi lãnh thổ quốc gia bao gồm vùng phạm vi lãnh thổ địa lý cộng với
phần lãnh thổ của nước ngoài nhưng thuộc quyền quản lý của đất nước, và trừ
đi phần lãnh thổ của quốc gia nhưng thuộc quyền quản lý của nước ngoài.
 Trong thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)
- GDP được tính trong 12 tháng
- Nếu GDP của 1 quý thì chỉ tiêu phải được nhân với 4
 Ý nghĩa: GDP là một trong những chỉ tiêu phản ánh sản lượng của nền kinh
tế và thường được sử dụng để đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia. Thực chất nó phản ánh khả năng sản xuất (thực lực kinh tế) của một
đất nước.
1.2. GNP: Là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất bằng các yếu tố sản xuất của một quốc
gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
 GNP = GDP + NIA
 NIA : thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài (= thu nhập từ nước ngoài – chi tiêu
sang nước ngoài / dòng tiền nước ngoài chảy vào trong nước – dòng tiền từ
trong nước chảy ra nước ngoài)
 Ý nghĩa: GNP là một trong những chỉ tiêu phản ánh sản lượng của nền kinh
tế và thường được sử dụng để đánh giá mức độ tăng trưởng kinh tế của một
quốc gia. Thực chất nó phản ảnh khả năng hưởng thụ của nền kinh tế.
2. Các phương pháp tính GDP
 Phương pháp luồng sản phẩm (chi tiêu) – slide 8
GDP = C + I + G + NX (nền kinh tế mở)
GDP = C + I + G (nền kinh tế đóng)
GDP = C + I (nền kinh tế giản đơn)
NX = X - Im
 Phương pháp thu nhập (chi phí) – slide 9
GDP = w + i + r + Pr + De + Ti
 Phương pháp sản xuất – slide 10
GDP = Σ Giá trị gia tăng của nền kinh tế
= Σ (Giá trị hàng hóa dịch vụ đầu ra – Chi phí trung gian)
= Σ (Giá trị hàng hóa dịch vụ - Giá trị hàng hóa dịch vụ trung gian)
= Σ Giá trị hàng hóa dịch vụ cuối cùng
3. Một số chỉ tiêu liên quan đến GDP
 GNP = GDP + NIA
 Sản phẩm quốc dân ròng: NNP = GNP – De
 Sản phẩm quốc nội ròng: NDP = GDP – De
 Thu nhập quốc dân (KH khác: NI): Y = NNP – Ti
 Thu nhập cá nhân: PI = Y – Pr(nộp, khòng chia) + TR
 Thu nhập khả dụng: Yd = PI – Td – Chi phí khác
VD: Yd = Y – PR + TR – Td – Chi phí khác
+ Chi phí khác = 0
+ PR = 0
+ Ti => TA (tổng thuế) = Td + Ti = Td
+ T (thuế ròng) = TA – TR
Yd = Y – TA + TR
Yd = Y – T
Yd = C + S

 Chỉ tiêu phúc lợi kinh tế ròng: NEW


 Dùng để trả lời câu hỏi: GDP có phải là một chỉ tiêu hoàn hảo hay không?
4. Một số đồng nhất thức kinh tế cơ bản
4.1. Đồng nhất thức giữa tiết kiệm và đầu tư
Trong một nền kinh tế, tổng tiết kiệm thực tế bằng tổng đầu tư thực tế.
- Nền kinh tế giản đơn:
Sqg = Yd – C = Y – T – C =I
- Nền kinh tế đóng
Sqg = Y – C – G = (Y – C – T) + (T – G) = Stn + Scp = I
- Nền kinh tế mở:
Sqg = Y – C – G + IM – X = (Y – C – T) + (T – G) + (IM – X)
= Stn + Scp + Sngười nước ngoài = I
4.2. Đồng nhất thức giữa các khu vực trong nền kinh tế
(S – I) + (T – G) + (IM – X) = 0
 Khu vực tư nhân + Khu vực công + Khu vực nước ngoài = 0
4.3. Đồng nhất thức giữa các khoản bơm vào và các khoản rút ra của nền kinh tế
S + T + IM = I + G + X
(20/2/2020 học chương 3)
CHƯƠNG 4: TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
1. Tổng cầu
1.1. Một số giả định khi nghiên cứu về tổng cầu
- GNP = NNP = Y
Y (thu nhập quốc tế) = NNP – Ti = GNP – De – Ti
+ De = 0 (khấu hao tài sản cố định)
+ Ti = 0
 Y = NNP = GNP => giả định này đồng nhất giữa sản lượng và thu nhập
Gọi Y : sản lượng/ thu nhập
 Bài tập có thể hỏi: tính mức sản lượng cân bằng/ mức thu nhập cân bằng (Ycb)
- Giá cả cố định
+ Xác định ảnh hưởng của các yếu tố khác tới giá
+ Lý thuyết mang tính ngắn hạn
- Coi tất cả các hãng sản xuất kinh doanh có thể thỏa mãn mọi nhu cầu của nền kinh
tế
+ D = S/QD = QS
+ AD = AS
 AD = Y (Phương pháp xác định mức sản lượng cân bằng)
Điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa
1.2. Các yếu tố cấu thành tổng cầu
- Khái niệm:
+ Cầu là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua tại các
mức giá khác nhau, trong một thời kỳ nhất định, khi các yếu tố khác không thay đổi.
+ Tổng cầu (AD) là tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ mà các tác nhân trong nền kinh tế dự
kiến sẽ mua (có khả năng và sẵn sàng mua) tại mức giá chung đã cho, trong một thời kỳ
nhất định, khi các yếu tố khác không đổi.
( G: chi tiêu mua sắm của Cphu
Tr: chi thanh toán, chuyển nhượng
NX: xuất khẩu ròng
I: đầu tư tư nhân)
+ AD1 = C + I (nền kinh tế giản đơn)
+ AD2 = C + I + G (nền kinh tế đóng)
+ AD3 = C + I + G + NX (nền kinh tế đóng)
1.3. Các mô hình tổng cầu
1.3.1. Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế giản đơn
AD1 = C + I
 Hàm tiêu dùng (C):
- Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu về mua sắm hàng hóa, dịch vụ cuối cùng của hộ gia
đình
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng: thu nhập khả dụng (Yd), hiệu ứng của cải, giả
thuyết về thu nhập thường xuyên và thu nhập dòng đời
- Hàng tiêu dùng có dạng:
̅ + 𝑴𝑷𝑪. 𝒀𝒅 = 𝑪
𝑪=𝑪 ̅ + 𝑴𝑷𝑪. 𝒀
Hàm tiêu dùng là hàm mô tải mối quan hệ giữa mức chỉ tiêu tiêu dùng và mức thu nhập
khả dụng
̅ : mức tiêu dùng tối thiểu/ nhu cầu tiêu dùng tự định
𝑪=𝑪
∆𝐶
𝑴𝑷𝑪 = xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC = )
∆𝑌𝑑

+ Ý nghĩa: khi thu nhập khả dụng tăng thêm 1 đơn vị thì tiêu dùng tăng thêm MPC
đơn vị.
+ Yd tăng => C tăng
+ Yd giảm => C giảm
+ 0 < MPC < 1
Yd = Y – T = Y (chỉ đúng với duy nhất nền kinh tế giản đơn)

Ý nghĩa của đường 450: các điểm nằm


trên đường này đều có chi tiêu và thu nhập bằng nhau.
 Hàm tiết kiệm: S = Yd – C => ∆𝑆 = ∆𝑌𝑑 − ∆𝐶
∆𝑆 ∆𝐶
 =1− => 𝑀𝑃𝑆 = 1 − 𝑀𝑃𝐶
∆𝑌𝑑 ∆𝑌𝑑

+ MPC: xu hường tiêu dùng cận biên


+ MPS: xu hướng tiết kiệm cận biên
S = Yd – C => S = Yd – ̅𝐶 − 𝑀𝑃𝐶. 𝑌𝑑
 S = -𝐶̅ + (1 – MPC).Yd
 S = -𝐶̅ + MPS.Yd
(Chỉ đúng với nền kinh tế giản đơn)
 Hàm đầu tư (I)
+ I = 𝐼̅
+ 𝐼 = 𝐼 ̅ + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌 (lý thuyết gia tốc)
MPI: xu hướng đầu tư cận biên
Lý thuyết gia tốc phản ánh quan hệ giữa sản lượng và đầu tư tư nhân: “Tốc độ tăng
đầu tư chủ yếu do tốc độ thay đổi sản lượng quyết định. Nghĩa là đầu tư cao khi sản lượng
tặng và khi sản lượng giảm thì đầu tư cũng thấp đi”.

MPC, MPS, MPI: giá trị độ lớn đều nằm trong khoảng từ 0 đến 1

Các bước để làm bài tập chương 4:


B1: Xác định mô hình tổng cầu.
B2: Lắp hàm/ lắp số liệu.
B3: Rút gọn
B4: Cho AD = Y
 VD: Trong nền kinh tế giản đơn : AD1 = C + I
AD1 = 𝐶̅ + 𝑀𝑃𝐶. 𝑌𝑑 + 𝐼 ̅ + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌

AD1 = ̅̅̅̅̅̅̅̅̅
(𝐶 + 𝐼 )̅ + (𝑀𝑃𝐶 + 𝑀𝑃𝐼). 𝑌 (trong nền kinh tế giản đơn thì Yd = Y)
Ta có : AD = Y (áp dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa)
̅̅̅̅̅̅̅̅̅
(𝐶 + 𝐼 )̅ + (𝑀𝑃𝐶 + 𝑀𝑃𝐼). 𝑌 = 𝑌
 Y (1-MPC-MPI) = (𝐶̅ + 𝐼)̅
1
 Y1 =
(1−𝑀𝑃𝐶−𝑀𝑃𝐼)
𝑥 (𝐶̅ + 𝐼 )̅
1
m= (1−𝑀𝑃𝐶−𝑀𝑃𝐼)
: số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn
 Y1 = m.𝐴̅

Bài 1: Giả sử đầu tư theo kế hoạch là 150. Mọi người quyết định thay đổi xu hướng tiết
kiệm biên từ 30% lên 50%. Hàm tiêu dùng ban đầu là C = 100 + 0,7Y. Nếu đây là nên kinh
tế giản đơn.
Hãy cho biết:
a. Mức sản lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào?
b. Tổng chi tiêu cho tiêu dùng và cho tiết kiệm sẽ thay đổi như thế nào khi sản lượng
biến động?
c. Dùng đồ thị đầu tư và tiết kiệm để biểu diễn sản lượng cân bằng.
Bài làm:
- Nền kinh tế giản đơn : AD = C + I
- I = 150
- MPS thay đổi từ 0,3 lên 0,5
- C1 = 100 + 0,7Y => S1 = -100 + 0,3Y
- S2 = -100 + 0,5Y => C2
a. ∆𝑌 = Y2 – Y1
 Tính Y1
- Cách 1: Tính AD
AD1 = C1 + D = 100 + 0,7Y + 150 = 250 + 0,7Y
Ta có: AD = Y => 250 + 0,7Y = Y => Y1 = 833,33
- Cách 2: Sử dụng pt Y1=m.𝐴̅
𝐴̅ = 100 + 150 = 250
m=1/(1-MPC)=1/(1-0,7)=3,33
 AD = 3,33.250=833,33
- Cách 3: Sử dụng đồng nhất thức
S + T + IM = I + G + X
 S=I
Tình Y1: S1 = I => -100 + 0,3Y = 150 => Y1 = 250/0,3 =833,33
b. ∆𝐶 = C2 – C1
∆𝑆
1.3.2. Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế đóng
AD2 = C + I +G
̅ + 𝑴𝑷𝑪. 𝒀𝒅
+𝑪=𝑪
Yd = Y – T
+ I = 𝐼̅
𝐼 = 𝐼 ̅ + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌
+ G = 𝐺̅
+ Hàm thuế (có 3 dạng)
a. T = 𝑇̅ (thuế tự định)
b. T = t.Y (Thuế suất/ thuế tỷ lệ)
c. T = 𝑇̅ + 𝑡. 𝑌
TH1: T=t.Y
AD = C + I + G
AD = 𝐶̅ + 𝑀𝑃𝐶. 𝑌𝑑 + 𝐼 ̅ + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌 + 𝐺̅
AD = (𝐶̅ + 𝐼+
̅ 𝐺̅ ) + MPC.(Y – T) + MPI.Y

AD = (𝐶̅ + 𝐼+
̅ 𝐺̅ ) + MPC.(Y – t.Y) + MPI.Y

AD = (𝐶̅ + 𝐼+
̅ 𝐺̅ ) + MPC.(1 – t).Y + MPI.Y

AD = (𝐶̅ + 𝐼+
̅ 𝐺̅ ) + [MPC.(1 – t) + MPI].Y

Ta có: AD = Y
(𝐶̅ + 𝐼+
̅ 𝐺̅ ) + [MPC.(1 – t) + MPI].Y = Y

 Y.[1 – MPC(1 – t ) – MPI] = (𝐶̅ + 𝐼+̅ 𝐺̅ )


1
 Y2 = x (𝐶̅ + 𝐼+
̅ 𝐺̅ )
1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)−𝑀𝑃𝐼

1
m’ = : số nhân chi tiêu trong nền kinh tế đóng
1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)−𝑀𝑃𝐼

 Y2 = m’.𝐴̅
TH2: T = 𝑇̅
AD = C + I + G
AD = 𝐶̅ + 𝑀𝑃𝐶. 𝑌𝑑 + 𝐼 ̅ + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌 + 𝐺̅
AD = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) + 𝑀𝑃𝐶. (𝑌 − 𝑇) + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌
AD = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) + 𝑀𝑃𝐶. (𝑌 − 𝑇̅) + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌
AD = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) − 𝑀𝑃𝐶. ( 𝑇̅) + 𝑀𝑃𝐶. 𝑌 + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌
AD = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅) + (𝑀𝑃𝐶 + 𝑀𝑃𝐼). 𝑌
Ta có : AD = Y
 Y = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅) + (𝑀𝑃𝐶 + 𝑀𝑃𝐼). 𝑌
 Y.(1 – MPC – MPI) = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅)
1
 Y2 ’ = x (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ – 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅)
1−𝑀𝑃𝐶−𝑀𝑃𝐼
 Y2’ = m’.(𝐴̅ – MPC. 𝑇̅)
TH3: T = 𝑇̅ + 𝑡. 𝑌
AD = C + I + G
AD = 𝐶̅ + 𝑀𝑃𝐶. 𝑌𝑑 + 𝐼 ̅ + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌 + 𝐺̅
AD = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) + 𝑀𝑃𝐶. (𝑌 − 𝑇) + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌
AD = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) + 𝑀𝑃𝐶. (𝑌 − 𝑇̅ + 𝑡. 𝑌 ) + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌
AD = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) + 𝑀𝑃𝐶. 𝑌 − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅ + 𝑀𝑃𝐶. 𝑡. 𝑌 + 𝑀𝑃𝐼. 𝑌
AD = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) −𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅ + (MPC + MPC.t + MPI).Y
Ta có: AD = Y
 Y = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) −𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅ + (MPC + MPC.t + MPI).Y
 Y [1 – MPC(1 – t) – MPI] = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) −𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅
1
 Y= x [(𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) −𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅]
[1 – MPC(1 – t) – MPI]
 Y = m’.(𝐴̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅)
Bài 2: Giả sử một nền kinh tế đóng có các thông số sau:
C = 100 + 0,75.Yd
I = 200 + 0,1.Y
G = 300
T = 100 + 0,2.Y
Yêu cầu:
1. Tính mức sản lượng cân bằng của nền kinh tế
2. Giả sử CP tăng chi tiêu về mua sắm hàng hóa và dịch vụ thêm 100. Tính mức sản
lượng cân bằng mới.
3. Giả sử G không đổi, thuế giảm 100. Mức sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào?
Bài làm:
𝐶̅ = 100 MPC =0,75
𝐼̅ = 200 MPI = 0,1
1. Y1 = 1750
2. G’ = 400 => Y2 = 2083,33
3. Y3 = 2000
1.3.3. Mô hình tổng cầu trong nền kinh tế mở
AD3 = C + I + G + NX
AD3 = C + I + G + X – IM
 Hàm xuất khẩu: 𝑋 = 𝑋̅
 Hàm nhập khẩu: IM = MPM.Y
MPM: xu hướng nhập khẩu cận biên
TH1: T=t.Y
1
 Y3 = 𝑥 (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + 𝑋̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅)
1−𝑀𝑃𝐼−𝑀𝑃𝐶+𝑀𝑃𝑀

TH2: T = 𝑇̅
1
 Y3 ’ = 𝑥 (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + 𝑋̅ )
1−𝑀𝑃𝐼−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)+𝑀𝑃𝑀

TH3: T = 𝑇̅ + 𝑡. 𝑌
1
 Y3’’ = 𝑥 (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + 𝑋̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅)
1−𝑀𝑃𝐼−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)+𝑀𝑃𝑀
 = m’’.( 𝐴̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅) =m”. 𝐴̅ + mt. 𝑇̅
mt : số nhân thuế = - MPC.m’’
1
m’’= : số nhân chi tiêu trong nền kinh tế mở
1−𝑀𝑃𝐼−𝑀𝑃𝐶+𝑀𝑃𝑀

Bài 3: Giả sử một nền kinh tế có các mức thu nhập sau:
1000; 1500; 2000; 2500; 3000; 3500
Biết C = 100 + 0,75.Yd
I = 250
G = 250
T = 0,2.Y
Yêu cầu: Tính các chỉ tiêu sau: Yd, C, S, hàng tồn kho và đầu tư thực tế.
Bài làm:
 Yd = Y - T
 C = 1000
 S = Yd – C = 1200 – 1000 = 200
 Hàng tồn kho = Y - AD
 Đầu tư thực tế = Y – C – G
Y T Yd C S I G AD TK I tt
1000 200 800 700 100 250 250 1200 -200 50
1500 300 1200 1000 200 250 250 1500 0 250
2000 400 1600 1300 300 250 250 1800 200 450
2500 500 2000 1600 400 250 250 2100 400 650
3000 600 2400 1900 500 250 250 2400 600 850
3500 700 2800 2200 600 250 250 2700 800 1050
Y = AD => Y = 1500 là mức sản lượng cân bằng
Ta có AD = C + I + G = 100 + 0,75.YD
Giải phương trình trên => Y: sản lượng cân bằng
Bài 4: Giả sử một nền kinh tế có các thông số sau:
C = 𝐶̅ + MPC.Yd = 150 + 0,75.Yd
I = 𝐼 ̅ + MPI.Y = 220 + 0,1.Y
G = 𝐺̅ = 370
T = 𝑇̅ + t.Y = 110 + 0,2.Y
X = 𝑋̅ = 250
IM = MPM.Y = 0,1.Y
Yêu cầu:
1. Tự cho số liệu hợp lý vào các thông số trên và xác định mức sản lượng cân bằng
của nền kinh tế
(K được cho số liệu Yd và Y, các hằng số không nên cho quá 500. MPC nằm trong khoảng
(0,6;0,8)/ MPI (0,1;0,2)/ MPM (0,1;0,2)/ t(0,1;0,2) )
1
Áp dụng CT: Y1 = 𝑥 (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + 𝑋̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅) = 2268,75
1−𝑀𝑃𝐼−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)+𝑀𝑃𝑀

2. Giả sử CP tăng chi tiêu về mua sắm hàng hóa và dịch vụ thêm 200. Cán cân ngân
sách, cán cân thương mại thay đổi như thế nào?
 Cán cân thương mại: NX = X – IM
 Cán cân ngân sách: Ngân sách Nhà nước (cán cân ngân sách) là tổng thể kế hoạch
thu chi hàng năm của Chính phủ. Kí hiệu: B
B=G–T
+ B > 0: thâm hụt
+ B < 0: thặng dư
+ B = 0: cân bằng
 Tính delta NX = NX2 – NX1
 Tính delta B =B2 – B1
NX1 = X – IM = 250 – 0,1.2268,75 = 23,125
NX2 = X – IM’ =
Ý 4. ∆𝐺 = 100
∆𝑇𝑅 = 50
AD = C + I + (G + 100) + X - IM
Yd = Y – TA + TR
Yd’ = Y – TA + TR’ = Y – TA + TR + ∆𝑇𝑅 = Y – T + ∆𝑇𝑅
AD = 150 + 0,75.(Y – 110 – 0,2.Y + 50) + 220 +0,1.Y + 470 + 250 – 0,1.Y
Ý 5. ∆𝑌 = 300 = Y* - Y1 => Y* = 2568,75
 Chính sách tài khóa
+ TH1: Thay đổi G, giữ nguyên T
∆𝑌 = m’’. ∆𝐺 => ∆𝐺 = ∆𝑌/𝑚′′ = 300/2,5 = 120
 G (Chi tiêu của CP về mua sắm hàng hóa và dịch vụ) sẽ phải tăng lên 120 đơn vị để
mức sản lượng thực tế đạt mức sản lượng tiềm năng.
+ TH2: Giữ nguyên G, thay đổi 𝑇̅
∆𝑌 300
∆𝑌 = - m’’.MPC. ∆𝑇 => ∆𝑇 = . 𝑀𝑃𝐶 = = −160
−𝑚′′ −2,5.0,75

 Thuế tự định phải giảm đi 160 đơn vị thì mức sản lượng thực tế mới đạt được bằng
mức sản lượng tiềm năng.
+ TH3: Giữ nguyên G, thay đổi t
1
Y* = . (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + 𝑋̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅)
1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡 ′ )−𝑀𝑃𝐼+𝑀𝑃𝑀

(Đi thi: TH1 bắt buộc phải làm/ Th2 và TH3 thì tùy thuộc đề bài
𝑇 = 𝑇̅ => Chỉ làm TH2
T = t.Y => Chỉ làm TH3
T = 𝑇̅ + 𝑡. 𝑌  làm cả TH2 và TH3
 Chính sách thương mại
+ TH1: Thay đổi X, giữ nguyên MPM
∆𝑌
∆𝑌 = m’’. ∆𝑋 => ∆𝑋 = = 300/2,5 = 120
𝑚′′

+ TH2: Giữ nguyên X, thay đổi MPM


1
Y* = . (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + 𝑋̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅)
1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡 )−𝑀𝑃𝐼+𝑀𝑃𝑀′

 Lưu ý:
G tăng ∆𝐺 => ∆𝐴𝐷 = ∆𝐺
∆𝑌 = m’’. ∆𝐺 / m’. ∆𝐺
T tăng ∆𝑇 => ∆𝐴𝐷 = -MPC. ∆𝑇
∆𝑌 = - m’’.MPC. ∆𝑇 / -m’.MPC. ∆𝑇
2. Chính sách tài khóa
2.1. Chính sách tài khóa với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô
- Ổn định kinh tế là kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách, làm giảm
bớt sự giao động của chu kỳ kinh doanh, để tránh lạm phát cao và thất nghiệp nhiều.
- TH1: Khi mức sản lượng thực tế < sản lượng tiềm nằng: nền kinh tế suy thoái
Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khóa nới lỏng để đưa nền kinh tế về mức sản
lượng tiềm năng, đồng thời hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.
G tăng ( T giảm) => AD tăng => Y tăng, P tăng, u giảm
- TH2: Y > Y* : nền kinh tế tăng trưởng nóng
Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt để đưa nền kinh tế về mức sản
lượng tiềm năng, đồng thời kiềm chế lạm phát.
G giảm (T giảm) => AD giảm => Y giảm, P giảm, u tăng
 Tìm hiểu một số nhân tố tự ổn định, và một số vấn đề khi thực hiện chính sách tài
khóa trong thực tiễn
2.2. Chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách nhà nước
B = G – T > 0: thâm hụt NGNN
Có 3 loại thâm hụt NSNN
 Thâm hụt thực tế: là tình trạng của ngân sách nhà nước khi tổng số chi thực tế lớn
hơn tổng số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.
Btn = Gtt - Ttt
 Thâm hụt cơ cấu: là thâm hụt ngân sách nhà nước được tính toán trước để nền kinh
tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
Bcc = Gcc – Tcc = 𝐺̅ – 𝑇̅ − 𝑡. 𝑌 ∗
 Thâm hụt chu kỳ: là thâm hụt NGNN bị động, do ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh
Bck = Gtt - Tcc
2.3. Chính sách tài khóa cùng chiều và chính sách tài khóa cùng chiều
* Chính sách tài khóa cùng chiều là chính sách tài khóa khi mục tiêu của Chính phủ là cân
bằng cán cân ngân sách, còn sản lượng thực tế thay đổi như thế nào cũng được.
+B=0
+ Y ≠ Y*
 Chính sách tài khóa ngược chiều là chính sách tài khóa khi mục tiêu của Chính phủ
là đưa nền kinh tế về hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng, còn cán cân ngân sách
thay đổi như thế nào cũng được
+B≠0
+ Y = Y*
 Tìm hiểu câu hỏi: Cán cân ngân sách luôn cân bằng có phải lúc nào cũng tốt?
2.4. Thâm hụt ngân sách nhà nước và hiện tượng thoái giảm đầu tư
* Cơ chế của hiện tượng thoái giảm đầu tư
Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa: G tăng => AD tăng => Y tăng => I tăng
=> MD (cầu tiền) tăng => i (lãi suất) tăng => I giảm => Y giảm
- Hiện tượng thoái giảm hoàn toàn
2.5. Các biện pháp tài trợ thâm hụt ngân sách nhà nước
- Vay:
+ trong nước: công trái, trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước
+ nước ngoài: song phương, đa phương, tổ chức tín dụng
- Quỹ dự trự: ngoại hối, vàng
- In tiền: không còn in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước.
CHƯƠNG 5: TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1. Tiền tệ
- Theo quan điểm cổ điển: tiền là một loại hàng hóa đặc biệt được coi là vật ngang
chung để đo lường giá trị hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện quan hệ trao đổi.
- Theo quan điểm hiện đại: tiền là bất kỳ loại hàng hóa nào được chấp nhận chung
trong trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán các khoản nợ.
 Chức năng
- Phương tiện trao đổi
- Đơn vị hạch toán
- Phương tiện tích trữ giá trị
2. Thị trường tiền tệ
2.1. Cầu tiền (MD)
- Khái niệm: Cầu tiền là tổng lượng tiền mà các tác nhân trong nền kinh tế nắm giữ và trao
đổi, thanh toán và tích lũy giá trị.
- Hàm cầu tiền:
MD = M0 + k.Y – h.i
MD = k.Y – h.i
+ M0: cầu tiền tự định (là một hằng số)
+ Y: thu nhập
+ i; lãi suất (%)
+ k: hệ số phản ánh độ nhạy cảm giữa cầu tiền và thu nhập
+ h: hệ số phản ánh độ nhạy cảm giữa cầu tiền và lãi suất
2.2. Cung tiền (MS)
- Khái niệm: cung tiền là tổng lượng tiền đang lưu thông tính đến một thời điểm trong một
khoảng thời gian.
- Hàm cung tiền:
𝑀𝑛 ̅̅̅̅̅
𝑀
MS = = 𝑛 ̅̅̅̅
= 𝑀𝑆
𝑃 𝑃̅

+ Lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản: giả định mức cung tiền thực tế là cố định

+ Mn : khối tiền danh nghĩa


+ P: mức giá cả chung
 Đồ thị
- Điểm cân bằng của thị trường hàng hóa: AD = Y
- Điểm cân bằng của thị trường tiền tệ: MD = MS
3. Ngân hàng trung gian và quá trình tạo tiền của ngân hàng trung gian
- Ngân hàng trung gian theo chức năng: ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân
hàng đặc biệt
+ Ngân hàng thương mại: là doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, dựa
trên hai hoạt động chính là nhận tiền gửi và cho vay đối với các cá nhân, tổ chức. Nguyên
tắc là lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi.
+ Chức năng ngân hàng thương mại: (i) chức năng kinh doanh, (ii) chức năng trung
gian tài chính.
- Quá trình tạo tiền gửi: là quá trình mở rộng nhiều lần số tiền gửi, được thực hiện
thông qua hệ thống ngân hàng, với cơ chế số nhân tiền.
- Số nhân tiền:
1
+ Số nhân tiền lý thuyết: mm =
𝑟𝑑
𝑐
+1
𝑝
+ Số nhân tiền thực tế: mm’ = 𝐶 𝐸𝑅
+ 𝑟𝑑 +
𝐷 𝐷

MB: tiền cơ sở: đây là lượng tiền mặt mà NHTW in, phát hành,đưa vào lưu thông tính đến
một thời điểm, trong một khoảng thời gian
MB = C + R
C: tiền mặt trong lưu thông
R: tiền mặt dự trữ trong hệ thống ngân hàng
R = RR + ER
RR: lượng tiền mặt dự trữ bắt buộc
ER: lượng tiền mặt dự trữ vượt yêu cầu/ quá mức
rd: tỷ lệ dữ trự bắt buộc
rd = RR/D
D: tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn
ER/D: tỷ lệ dự trữ vượt yêu cầu
 MS = mm.MB
4. Ngân hàng trung ương và việc thực thi chính sách tiền tệ
- Chức năng:
+ Kiểm soát lưu thông tiền tệ và tín dụng quốc gia
+ Ngân hàng của các ngân hàng
+ Ngân hàng của Nhà nước
 Việc thực thi chính sách tiền tệ: 3 công cụ chính
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: rd – là một tỷ lệ tối thiểu giữa lượng tiền mặt dự trữ so với các
khoản tiền gửi mà NHTW yêu cầu các ngân hàng thương mại phải duy trì để đảm
bảo khả năng thanh toán cho khách hàng
+ Khi rd tăng
rd tăng => mm giảm => MS giảm
+ Khi rd giảm
rd giảm => mm tăng => MS tăng
- Lãi suất chiết khấu (it) : đây là mức lãi suất mà NHTW cho các ngân hàng thương
mại vay.
+ Khi it tăng
it tăng => MB giảm => MS giảm
+ Khi it giảm
- Nghiệp vụ thị trường mở: OMO – đây là nghiệp vụ mà NHTW thường sử dụng để
thay đổi lượng tiền cơ sở thông qua việc mua hoặc bán trái phiếu trên thị trường mở.
+ Khi bán trái phiếu => MB giảm => MS giảm
+ Khi mua trái phiếu
5. Mô hình IS – LM
5.1. Đường IS
* Khái niệm: Đường IS là đường biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập

 Phương trình đường IS


 Các trường hợp cực đoan
+ mi = 0 => đường IS thẳng đứng
+ mi = ∞ => đường IS nằm ngang
5.2. Đường LM
* Khái niệm: đường LM là đường biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu
nhập, thỏa mãn điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ (MD = MSS)
* Đồ thị
 Phương trình LM
VD: Sử dụng mô hình IS – LM, phân tích tác động của các chính sách kinh tế sau tới lãi
suất, thu nhập, tiêu dùng và đầu tư tư nhân.
- Chính phủ tăng chi tiêu về mua sắm hàng hóa, dịch vụ
- NHTW tăng lãi suất chiết khấu
Bài làm:
B1: Vẽ đồ thị ban đầu
B2: Viết cơ chế tác động của chính sách
B3: Hoàn thiện đồ thị và kết luận
a. CP tăng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ => G tăng

i LM’
LM

i0

IS’

IS

Y
Y0

G tăng => đường IS dịch sang phải


- Lãi suất tăng từ i0 lên i1
- Thu nhập tăng từ Y0 lên Y1
- Thu nhập tăng => Tiêu dùng tăng
- Đầu tư tư nhân: chưa thể kết luận về sự biến động
+ Lãi suất tăng => đầu tư tư nhân giảm
+ Sản lượng tăng => đầu tư tư nhân giảm
b. Ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu
it tăng => MB giảm => MS giảm => LM dịch sang trái
- Lãi suất tăng lên i2
- Thu nhập giảm xuống Y2
- Đầu tư tư nhân giảm
VD2: Giả sử Chính phủ muốn tăng đầu tư tư nhân nhưng không muốn làm thay đổi mức
sản lượng cân bằng của nền kinh tế. Chính phủ sẽ sử dụng kết hợp chính sách tài khóa và
chính sách tiền tệ như thế nào trong mô hình IS-LM để đạt được mục đích trên.
CHƯƠNG 6: TỔNG CẦU – TỔNG CUNG
1. Tổng cầu
* Khái niệm
* Các yếu tố cấu thành
* Đường tổng cầu: là đường mô tả mối quan hệ giữa tổng cầu và mức giá chung khi các
yếu tố khác không đổi.
P

Y
- Tại sao đường tổng cầu lại dốc xuống
+ Hiệu ứng lãi suất
P tăng => MD tăng => i tăng => I giảm => AD giảm
+ Hiệu ứng của cải
P tăng => Mức của cải giảm => C giảm => AD giảm
+ Hiệu ứng tỷ giá
P tăng => 𝜀 tăng => X giảm, IM tăng => NX giảm => AD giảm
𝜀 : tỷ giá hối đoái thực tế
* Các yếu tố làm di chuyển và dịch chuyển tổng cầu
- Di chuyển đường tổng cầu: giá thay đổi
- Dịch chuyển đường tổng cầu: các yếu tố ngoài giá thay đổi
C/I/G/X tăng => AD tăng => AD dịch phải
T/IM tăng => AD giảm => AD dịch trái
MS tăng => AD tăng => AD dịch phải
MS tăng => i giảm => I tăng => AD tăng => Y tăng, P tăng, u giảm
2. Tổng cung
2.1. Thị trường lao động
* Cầu lao động (DL): là số lượng lao động mà các doanh nghiệp sẵn sàng tuyển dụng tương
ứng với mỗi mức tiền lương thực tế khác nhau.
- Tiền lương: w
+ tiền lương thực tế: wr = wn/P
* Cung lao động (SL): là số lượng lao động có đăng ký
+ trong độ tuổi lao động
+ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

2.2. Các hình dáng của đường tổng cung (các mô hình AS)
* Đường tổng cung thẳng đứng (Đường tổng cung dài hạn): ASLR

P ASLR

AD’

AD
Y
Y*
* Đường tổng cung nằm ngang (Theo trường phái Keynes)
* Đường tổng cung thực ngắn hạn: ASSR/AS
2.3. Các yếu tố làm dịch chuyển tổng cung
Có 2 yếu tố quyết định tổng cung, đó là sản lượng tiềm năng và chi phí sản xuất.

STT Nhân tố (trường hợp) Dịch chuyển đường AS

1 Y > Y* 

2 Y < Y* 

3 Lạm phát dự kiến tăng 

4 Tăng lương 

5 Cú sốc cung ứng tích cực 

6 Cú sốc cung ứng tiêu cực 

3. Cân bằng kinh tế vĩ mô


- Điểm cân bằng ngắn hạn: AD = AS
- Điểm cân bằng dài hạn: AD = AS = ASLR = Y* (trạng thái toàn dụng của nền kinh tế)

EMAIL thầy giáo: nguyentienduc@hvtc.edu.vn

You might also like