You are on page 1of 50

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1-4

Chương 1: Nhập môn KTH vĩ mô


1. So sánh kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc?
*Giống nhau: Đều là ngành của Kinh tế học
*Khác nhau:
- Kinh tế học thực chứng: là việc mô tả, phân tích, phản ánh những sự kiện,
những mối quan hệ đã xảy ra trong nền kinh tế, mang tính khách quan, trả
lời cho câu hỏi Là gì? Là bao nhiêu? Như thế nào?
VD: Giá dầu thế giới tăng 300% giữa năm 1973

- Kinh tế học chuẩn tắc: đề cập đến mặt đạo lý được giải quyết bằng sự lựa
chọn, có ngĩa là nó đưa ra quan điểm đánh giá hoặc lựa chọn cách thức giải
quyết các vấn đề kinh tế, mang tính chất chủ quan, trả lời cho câu hỏi Nên
làm gì? Cần làm gì?

VD: Chính phủ cần có những chính sãhs ưu đãi với những người nghèo

2. So sánh chi mua sắm hàng hóa và dịch vụ và chi thanh toán chuyển
nhượng?
*Giống nhau: Đề là chi ngân sách
*Khác nhau:

G TR
-Là cầu về hàng hóa và dịch vụ của -Là toàn bộ các khoản hỗ trợ hoặc
Chính phủ gồm: trợ cấp của Chính phủ cho cá nhân
+ Chi thường xuyên: là khoản chi để hoặc doanh nghiệp (hỗ trợ chi trả lãi
duy trì hoạt động của bộ máy Nhà vay)
nước (chi trả lương cho cán bộ công -Không có hàng hóa và dịch vụ đối
nhân viên chức, chi cho QPAN) ứng trở lại
+Chi đầu tư phát triển: chi tiền để
xay dựng cơ sở hạ tầng: điện, đường,
trường, trạm
-Có hàng hóa và dịch vụ đối ứng trở
lại
3. So sánh chi mua sắm hàng hóa và dịch vụ và chi ngân sách
*Giống nhau: Đều là khoản chi ngân sách
*Khác nhau: Chi mua sắm HH&DV của Chính phủ chỉ là một bộ phận của
Chi ngân sách, ngoài ra Chi ngân sách còn là bộ phận thứ hai là Chi thanh
toán chuyển nhượng
4. Chi thanh toán chuyển nhượng là gì ? cho ví dụ minh họa
-Chi thanh toán chuyển nhượng: là toàn bộ các khoản hỗ trợ hoặc trợ cấp
của Chính phủ cho cá nhân hoặc doanh nghiệp nhưng không có hàng hóa và
dịch vụ đối ứng trở lại
-VD: Chính phủ trợ cấp cho vùng thiên tai bão lũ

Chương 2: Mục tiêu và các công cụ, chính sách điều tiết
KTVM
1. Ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế là gì?Tại sao CP lại quan
tâm đến 2 mục tiêu này?
*Ổn định kinh tế: là việc giải quyết tốt những vấn đề kinh tế cấp bách, làm
giảm bớt dao động của chu kỳ kinh doanh đồng thời tránh được lạm phát cao
và thất nghiệp nhiều
*Tăng trưởng kinh tế: là mong muốn đạt mức sản lượng cao nhất mà một
nền kinh tế có thể đạt được (phải phù hợp với khả năng sản xuất của nền
kinh tế đó).
*Chính phủ phải quan tâm đến 2 mục tiêu này vì:
- Trong ngắn hạn, với một mức sản lượng tiềm năng cho trước, giảm bớt
được sự chênh lệch giữa sản lượng thực tế so với mức tiềm năng, nói cách
khác là hạn chế đến mức thấp nhất dao động của chu kỳ kinh doanh thì mục
tiêu ổn định được đặt lên hàng đầu.
- Trong khi đó, để cho đất nước tiến kịp với các quốc gia khác đòi hỏi sản
lượng tiềm năng phải tăng nhanh từ đó thúc đẩy sản lượng thực tế tăng theo,
nên về mặt dài hạn lại đặt ra mục tiêu tăng trưởng.
=> Ngắn hạn: ổn định kinh tế vĩ mô
Dài hạn: tăng trưởng kinh tế vĩ mô
2. Chính phủ có thể sử dụng công cụ nào để tăng ( giảm) mức cung tiền?
*Giảm mức cung tiền:
-Có thể sử dụng 3 công cụ: Tỉ lệ dự trữ bắt buộc, Trái phiếu, Lãi suất chiết
khấu.
-Cơ chế chính sách tiền tệ thắt chặt:
rd ↑
Bán trái phiếu →MS ↓→i↑→I↓→AD↓→Y↓,E↓,u↑,P↓
it ↑

-Vẽ đồ thị minh họa: đồ thị của thị trường tiền tệ


*Tăng mức cung tiền:
-Có thể sử dụng 3 công cụ: Tỉ lệ dự trữ bắt buộc, Trái phiếu, Lãi suất chiết
khấu.
- Cơ chế chính sách tiền tệ mở rộng:
rd ↓
Mua trái phiếu→MS↑→i↓→I↑→AD↑→Y↑,E↑,u↓,P↑
it↓
- Vẽ đồ thị minh họa: đồ thị của thị trường tiền tệ

3. Bản chất của quy luật Okun


*Quy luật OKUN (quy luật 2:1)
- Nếu GDP thực tế (GDPr) giảm 2% so với GDP tiềm năng (GDP*) thì tỉ lệ
thất nghiệp tăng 1% (u giảm 1%)
- Nếu GDP* tăng 2% so với GDPr thì tỉ lệ thất nghiệp tăng 1% (u tăng 1%)
*Bản chất:
- Phản ánh mối quan hệ giữa thị trường đầu ra (thị trường hàng hóa và dịch
vụ) và thị trường lao động
- Phản ánh mối quan hệ ngược chiều giữa tỉ lệ thất nghiệp và GDP thực tế
4. So sánh CPI và D:
*Giống nhau: Đều là chỉ số phản ánh sự biến động giá cả
*Khác nhau:
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): là chỉ số phản ánh sự biến động của giá cả của
những hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu.
- Chỉ số giá điều chỉnh (D): là chỉ số phản ánh sự biến động giá cả của tất cả
các hàng hóa và dịch vụ được tính vào GDP hoặc GNP.
GDPn
D=
GDPr

5. Phân biệt 3 khái niệm: tỷ lệ lạm phát, CPI và D:


- - Tỉ lệ lạm phát (gp): phản ánh tốc độ gia tăng của các chỉ số => nêu CT.
- - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): là chỉ số phản ánh sự biến động của giá cả

của 1 giỏ hàng hóa điển hình =>.


- - Chỉ số giá điều chỉnh (D): là chỉ số phản ánh sự biến động của giá cả của
tất cả các hàng hóa và dịch vụ được tính vào GDP hoặc GNP
GDPn
D=
GDPr
6. Có quan điểm cho rằng 1 nền kinh tế muốn tăng trưởng thì phải chấp
nhận lạm phát. Đúng hay sai? Vì sao? (hàm ý tăng trưởng kinh tế và lạm
phát là mqh cùng chiều)
Chưa hoàn toàn chính xác. Vì chỉ đúng trong trường hợp lạm phát cầu kéo
(Vẽ đồ thị lạm phát cầu kéo, hình a: AD dịch phải)

Tuy nhiên, trong dài hạn khi AD và AS đều dịch chuyển sang phải một quy
mô thì nền kinh tế vẫn có biểu hiện của tăng trưởng nhưng không có biểu
hiện của lạm phát (Vẽ hình d: AS, AD dịch sang phải, P ko đổi- đồ thị 4
chương 2 trong vở)
7. So sánh lạm phát cầu kéo và lạm phát phí đẩy?
*Giống nhau: đều gây ra hiện tượng lạm phát
*Khác nhau:
- Lạm phát cầu kéo: làm sản lượng tăng, xảy ra khi Chính phủ ấn định một tỉ
lệ thất nghiệp quá thấp, mong muốn đạt mức sản lượng cao
Vẽ hình minh họa (AD dịch chuyển sang phải)
- Lạm phát phí đẩy: làm sản lượng giảm, xảy ra khi xuất hiện các cơn sốt
giá của yếu tố đầu vào
Vẽ hình minh họa (AS dịch chuyển sang trái)
8. Lạm phát và thất nghiệp luôn có mối quan hệ đánh đổi đúng hay sai?
Chưa hoàn toàn chính xác. Vì chỉ đúng trong trường hợp lạm phát cầu kéo,
sai trong 3 trường hợp: lạm phát phí đẩy, lạm phát dự kiến và trường hợp
cùng dịch chuyển đường AS và AD sang phải 1 quy mô
Vẽ 4 hình minh họa:
1. AD dịch phải
2. AS dịch trái

3. AD dịch phải, AS dịch trái

4. AD, AS dịch phải


9. Hiện nay Việt Nam đang quan tâm đến chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nào? Vì
sao?

Tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, GDP, GNP, tỉ giá,...

Vì: giải thích ý nghĩa của từng chỉ tiêu

Chương 3: Hạch toán tổng sản phẩm quốc dân


1. Tại sao trong hạch toán sản lượng phải phân biệt chỉ tiêu danh nghĩa và
chỉ tiêu thực tế? (hàm ý đi so sánh 2 chỉ tiêu danh nghĩa và thực tế)
Vì:
+ Chỉ tiêu danh nghĩa: tính theo giá thị trường của năm hiện hành, phụ thuộc
vào sự biến động của giá/ lạm phát.
+ Chỉ tiêu thực tế: tính theo giá thi trường của năm gốc (năm cơ sở), Không
phụ thuộc vào sự biến động của giá/ lạm phát
 Khi sử dụng các chỉ tiêu KTVM để so sánh giữa các năm với nhau thì
Chính phủ thường sẽ sử dụng chỉ tiêu thực tế vì chỉ tiêu này loại bỏ được
sự biến động của giá.
2. So sánh GDP và GNP?

GDP GNP
Khác nhau Trong phạm vi lãnh thổ Bằng yếu tố sản xuất
của 1 quốc gia của 1 quốc gia (ngồn
lực)
Giống nhau -Tính theo giá thị trường
-Thông qua thi trường
-Hàng hóa & Dịch vụ cuối cùng
-Trong 1 thời kỳ nhất định
VD: Thu nhập của người VN ở nước ngoài (Mỹ) thì được tính vào GNP của
VN, nhưng tính vào GDP của Mỹ.

3. Tại sao lại tách khấu hao thành 1 khoản mục riêng trong hạch toán
GDP theo phương pháp thu nhập?
Công thức: GDP= w+i+r+Pr+De+Ti
I= I ròng + De => De= I -I ròng
Vì khấu hao (De) là 1 khoản mục chi phí sản xuất mà DN sử dụng trong quá
trình sản xuất (chi phí cho việc sử dụng các tài sản cố định) mà các khoản
chi phí khác chưa bao gồm có, vậy để thuận tiện cho việc quản lý và sử dụng
chi phí thì người ta thường tách khấu hao thành 1 khoản mục riêng.
4. Tại sao cùng 1 chỉ tiêu GDP vừa có thể phản ánh thông qua phương
pháp chi tiêu, vừa có thể phản ánh thông qua phương pháp thu nhập?
-Công thức:
+) Phương pháp chi tiêu: GDP= C + I + G + NX
+) Phương pháp thu nhập: GDP= W + i + r + Pr + De + Ti
- Vì trên thi trường bao giờ cũng tồn tại 2 đối tượng: người bán và người
mua, thu nhập của người này là chi tiêu của người kia.
- Vẽ sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế giản đơn:

5. Phân loại đầu tư tư nhân? So sánh đầu tư tư nhân và đầu tư của CP?
* Phân loại đầu tư tư nhân:
- Dựa vào nội dung cấu thành: chia làm 2 khoản
+ Đầu tư mua sắm tư bản mới (đầu tư cố định – mua sắm tài sản cố định;
mua nhà ở mới hộ gia đình)
+ Chênh lệch hàng tồn kho
- Dựa vào mục đích đầu tư:
+ Khấu hao tài sản cố định (De)
+ Đầu tư ròng
* So sánh đầu tư tư nhân (I) và đầu tư của Chính phủ (G):
- Giống nhau: đều là bộ phân cấu thành GDP: GDP= C+I+G+NX
- Khác nhau:
+ Đầu tư tư nhân (I): là việc doanh nghiệp chi tiền mua sắm tài sản cố
định hoặc tích trữ hàng tồn kho
+ Đầu tư của Chính phủ (G): là việc Chính phủ chi tiền để xây dựng cơ sở
hạ tầng như điện, đường, trường, trạm (chi đầu tư phát triển)

6. Mô hình kinh tế là gì? Mô hình nào được cho là hữu hiệu nhất?
- Mô hình kinh tế: là công cụ để tóm lược mối quan hệ giữa các biến số kinh
tế.
- Mô hình được cho là hữu ích khi mô hình đó cho phép chúng ta tập trung
vào việc nghiên cứu các vấn đề chính yếu mặc dù đã bỏ qua nhiều chi tiết
tồn tại trong nền kinh tế thực tại.
7. Tại sao các DN phải tích trữ hàng tồn kho?
Vì:
- Điều hòa sản xuất.
- Giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn vì doanh nghiệp có sẵn hàng
để chào bán.
- Kịp thời bổ sung nguồn hàng khi mức tiêu thụ đột ngột tăng lên.
- Được quy định bởi quá trình sản xuất.

8. Lãnh thổ kinh tế của 1 quốc gia được quan niệm như thế nào?
- Lãnh thổ địa lý chịu sự quản lý của Nhà nước mà ở đó dân cư, hàng hóa,
tài sản và vốn được tự do lưu thông.
- Các khu chế xuất hoặc các kho hàng, kho hải quan, các nhà máy bên ngoài
bờ biển của 1 quốc gia dưới sự kiểm soát của quốc gia đó.
- Lãnh thổ kinh tế của 1 quốc gia bao gồm lãnh thổ địa lý của quốc gia đó
cộng thêm các phần lãnh thổ nên trên và trừ đi phần lãnh thổ thuộc quốc
gia đó nhưng được nước ngoài thuê, mượn, sử dụng trong các trường hợp
nêu trên.
9. GDP có phải là chỉ tiêu tốt nhất để đo lường phúc lợi kinh tế không? Vì
sao?
Không. Vì:
- Một số thứ góp phần tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn bị loại ra khỏi GDP, ví
dụ như thời gian nghỉ ngơi.
- GDP sử dụng giá thị trường để đánh giá hàng hóa và dịch vụ, nên nó bỏ
qua hầu hết các hoạt động xảy ra bên ngoài thị trường.
- GDP bỏ qua chất lượng môi trường.
- GDP không đề cập đến phân phối thu nhập.

10.Ba phương pháp đo lường GDP có cho kết quả giống nhau không? Vì
sao?
Xét về mặt lý thuyết, kết quả tính toán của 3 phương pháp đo lường GDP là
như nhau. Nhưng trên thực tế mỗi phương pháp dựa trên 1 nguồn số liệu, 1
nguồn thông tin khác nhau nên bao giờ cũng có sai số nhất định (gọi sai số
thống kê).
Hiện nay, Việt Nam chủ yếu sử dụng phương pháp sản xuất để đô lường
GDP và kết quả này được sử dụng để điều chỉnh 2 phương pháp còn lại.

Chương 4: Tổng cầu và chính sách tài khóa


1. Trình bày các cách xác định mức sản lượng cân bằng?
*Cách 1: Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa (AD=Y)
AD1=( C+ I ) + ( MPC + MPI ) . Y
Cho AD1=Y1 => Y1= ( C+ I ) + ( MPC + MPI ) . Y
C +I
 Y1= 1−MPC−MPI ¿
¿
Đặt C+ I =A ;
1
=m (số nhân chi tiêu trong nền kinh tế giản đơn và m>1)
1−MPC−MPI
 Y 1=m . A
*Cách 2: Sử dụng đồng nhất thức: S=I

S= -C+ MPS .Y
I= I + MPI . Y
S+T+IM=I+G+X
2. Trình bày mô hình số nhân đầy đủ?

3. So sánh độ lớn giữa các số nhân chi tiêu, tại sao có sự khác nhau về độ
lớn này?

4. Có bao nhiêu loại số nhân chi tiêu và bao nhiêu loại số nhân thuế?
5. Sử dụng sơ đồ chéo của Keynes giải thích tại sao chính sách tài khóa
hoặc chính sách tiền tệ có tác dụng khuyếch đại sản lượng?

6. Tại sao thâm hụt ngân sách không tính được chính xác?
7. Tại sao khi xem xét tác động của CSTK cùng chiều đối với mục tiêu ổn
định KTVM thì cân bằng ngân sách không phải lúc nào cũng tốt?

8. Trình bày cơ chế thoái giảm đầu tư và cơ chế thoái giảm xuất khẩu
ròng?

9. Sử dụng sơ đồ chéo của Keynes chứng minh số nhân m luôn phát huy
đầy đủ tác dụng.
(Giống câu 5)
10.Giả sử CCTM đang cân bằng, phân tích tác động của chính sách gia
tăng xuất khẩu đối với CCTM?

11.Phân tích tác động của việc gia nhập WTO đến tổng thu nhập của Việt
Nam?
12.Trình bày ưu nhược điểm của các giải pháp tài trợ thâm hụt ngân sách
thông qua hình thức phát hành TP và phát hành tiền?

13.Viết cơ chế tác động của giải pháp tài trợ thâm hụt NS thông qua hình
thức vay nợ trong nước và in tiền.
14.Đầu tư có thể tăng lên bằng cách giảm thuế đánh vào tiết kiệm tư nhân
hoặc giảm thâm hụt NS tại sao không thực hiện đồng thời 2 cách trên?
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 – 8
Chương 5:
1. Giả sử chính phủ muốn tăng đầu tư nhưng muốn giữ cho sản lượng
không đổi. Vậy sự kết hợp nào của CSTK và CSTT trong mô hình IS –
LM giúp chính phủ theo đuổi mục tiêu trên?
2. Tại sao NHTW có khả năng kiểm soát được cung ứng tiền tệ

3. Trình bày cơ chế mà NHTW sử dụng để tác động làm giảm mức cung
tiền?
4. Nếu người tiêu dùng kỳ vọng về thu nhập của họ sẽ tăng lên trong tương
lai và do vậy hàng hóa tiêu dùng hiện tại cũng tăng lên. Điều này được
lý giải bằng sự dịch chuyển lên phía trên của hàm tiêu dùng. Sự dịch
chuyển này tác động ntn đến lãi suất và đầu tư?
5. Giả sử NHTW cắt giảm cung ứng tiền tệ
- Điều gì xảy ra đối với đường AD?
- Điều gì xảy ra đối với mức giá chung và sản lượng trong ngắn hạn và
dài hạn?
6. Hãy sử dụng mô hình IS – LM để phân tích trong ngắn hạn và dài hạn
đối với Y, P, i
- Tăng cung ứng tiền tệ
- Tăng mua hàng của Chính phủ
7. Hãy sử dụng lý thuyết về sự ưa thích thanh khoản, giải thích tại sao gia
tăng cung ứng tiền tệ lại làm giảm lãi suất và ngược lại?

8. Vai trò của NHTW?


9. Các loại số nhân tiền, đặc điểm của số nhân tiền, các nhân tố ảnh hưởng
đến số nhân tiền?
10. Cách dựng đường IS, hệ số góc, các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số góc,
các nhân tố làm dịch chuyển đường IS, phương trình IS?
11. Các công cụ của chính sách tiền tệ, điểm lợi và điểm bất lợi của các
công cụ này?
 Công cụ dự trữ bắt buộc (rd)

rd tăng => MS giảm => i tăng => I giảm => AD giảm => Y giảm, E giảm, u
tăng, P giảm

rd giảm => MS tăng => …..

- Điểm lợi: Nó tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và có tác động
đầy quyền lực đến cung ứng tiền tệ.
- Điểm bất lợi: quản lý tương đối phức tạp, phải tốn kém rất nhiều kể cả
khi có thay đổi nhỏ, nếu thay đổi nhiều thì ảnh hưởng rất lớn đến cung
ứng tiền tệ
 Nghiệp vụ thị trường mở

Bán TP => MS giảm => i tăng => I giảm => AD giảm => Y giảm, E giảm, u
tăng, P giảm

Mua TP => MS tăng =>…

- Điểm lợi:
+ Nghiệp vụ tự do, linh hoạt, chính xác, có thể sử dụng bất kỳ ở mức độ
nào
+ Dễ dàng bị đảo ngược lại khi có 1 sai lầm xảy ra trong quá trình tiến
hành.
+Hoàn thành nhanh chóng không gây chậm trễ về mặt thời gian.
- Điểm bất lợi
Đối với hoạt động bán TP
+ Gây gánh nặng nợ cho CP trong tương lai
+ Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế do việc tập trung các khoản tiền
nhàn rỗi trong dân chúng ( đây là khoản tiền được sử dụng để tái đầu tư)
+ Không phù hợp với nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái.
Đối với hoạt động mua TP
+ Tạo ra một khối lượng tiền tệ lớn trong lưu thông => gây ra lạm phát
+ Không phù hợp với nền kinh tế trong giai đoạn tăng trưởng nóng, lạm
phát cao
 Công cụ chính sách chiết khấu (it)
it tăng => MS giảm=> i tăng => I giảm => AD giảm => Y giảm, E giảm, u
tăng, P giảm
it giảm =>….
- Điểm lợi: Ngân hàng TW có thể sử dụng công cụ này để thực hiện vai trò
cho vay cứu cánh của mình ( người cho vay cuối cùng)
- Điểm bất lợi:
+ Khi NHTW ấn định lãi suất chiết khấu tại 1 mức nào đó sẽ xảy ra
những biến động lớn trong khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãi
suất chiết khấu.
+ Nhiều khi có sự lẫn lộn đối với ý định của NHTW do những thay đổi
trong chính sách chiết khấu.
+ Nhiều khi còn không hiệu quả bằng công cụ chính sách khác.
12. Các trường hợp số nhân m phát huy đầy đủ tác dụng trong mô hình IS
– LM?

13. Trình bày các loại số nhân mà em đã học?


Chương 6:
1. Trình bày ý nghĩa của tổng cung?
2. Sử dụng giả định về tiền lương cứng nhắc chứng minh đường AS ngắn
hạn thực tế có hình dáng dốc lên?

3. Trình bày các nhân tố làm dịch chuyển đường AS ngắn hạn và dài hạn?
4. Trình bày quá trình tự động điều chỉnh của nền kinh tế trong hai
trường hợp sau:
+) Y > Y*
+) Y < Y*
5. So sánh tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình IS –
LM và AD – AS?

6. Trình bày các trường hợp số nhân m phát huy đầy đủ tác dụng trong
mô hình AD – AS?
7. Chú ý các ví dụ đã chữa trong bài học trên lớp
Chương 7:
1. Trình bày các nhân tố làm dịch chuyển đường cung và cầu ngoại hối
*Cán cân thương mại (X, IM):
X tăng -> Dd tăng -> Dd dịch phải
X giảm -> Dd giảm -> Dd dịch trái
IM tăng -> Sd tăng -> Sd dịch phải
IM giảm -> Sd giảm -> Sd dịch trái
*Tỷ lệ lạm phát cân đối:
Giả sử có 2 quốc gia là A và B, IA > IB
- Cung về tiền của A trên thị trường tăng -> tác động đến Sd của A -> làm
Sd tăng -> Sd dịch phải

*Sự vận động của vốn:

Giả sử có 2 quốc gia là A và B, iA > iB

 Các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào A nhiều hơn -> Dd tăng
-> Dd dịch phải

*Dự trữ đầu tư ngoại tệ:

- Tạo ra sự khan hiếm giả trên thị trường ngoại hối từ đó tác động đến cả
đường cung và cầu ngoại hối.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa?
(Chính là các nhân tố làm dịch chuyển đường cung và cầu ngoại hối):
- Nhân tố lãi suất
- Dòng chảy của vốn vào thương mại
- Sức mạnh kinh tế
3. Tại sao nói tỷ giá hối đoái thực tế phản ánh năng lực cạnh tranh hàng
hóa giữa các quốc gia?
- Khái niệm tỉ giá hối đoái thực tế: là giá so sánh hàng hóa giữa 2 quốc gia
(“Hàng hóa đồng nhất”)
P
- Công thức: ε =ⅇ ⋅ P¿
- Xét trong 3 trường hợp sau:
+) ε =e -> P = P* ( PHH trong nước = P HH nước ngoài) -> Khả năng cạnh tranh như
nhau
+) ε > e -> P > P* ( PHH trong nước > P HH nước ngoài) -> người tiêu dùng có xu
hướng mua HH nước ngoài nhiều hơn -> Khả năng cạnh tranh HH nước
ngoài cao hơn.
+) ε < e -> P < P* ( PHH trong nước < P HH nước ngoài) -> người tiêu dùng có xu
hướng mua HH trong nước nhiều hơn -> Khả năng cạnh tranh HH trong
nước cao hơn.

4. Vai trò của tỷ giá hối đoái?


- Tỉ giá hối đoái là 1 trong các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
- Khi tỉ giá thay đổi dẫn tới sự thay đổi của xuất khẩu ròng từ đó ảnh
hưởng đến AD và các biến số kinh tế vĩ mô khác.

5. Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu ròng?
+) ε tăng -> P > P* ( PHH trong nước đắt hơn P HH nước ngoài) -> IM tăng ->
X giảm -> NXε giảm -> Mối quan hệ giữa ε là ngược chiều
+) ε giảm -> P < P* ( PHH trong nước rẻ hơn P HH nước ngoài) -> IM giảm -> X tăng ->
NXε tăng -> Mối quan hệ giữa ε là ngược chiều
=>NX phụ thuộc vào ε
=> NX di chuyển khi ε thay đổi ( NX di chuyển khi các nhân tố khác (X,
IM) thay đổi e

NXε
NX
6. Đầu tư nước ngoài ròng là gì?
Đầu tư nước ngoài ròng (S-I): là phần chênh lệch giữa tiết kiệm quốc gia
(Sqg) và đầu tư tư nhân trong nước (Itn)
6.1. Mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu ròng:
Trong nền kinh tế mở:
Ta có: AD = C+I+G+ NXε
Áp dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa:
 Y= C+I+G+ NXε
 ( Y-C-G) – I= NXε
 Sqg – I= NXε

Nhận xét: chính là câu 7

7. Thực chất mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài ròng và xuất khẩu ròng
(Hãy trình bày cách xác định tỷ giá hối đoái cân bằng bằng phương pháp
đồ thị):
Thực chất mqh giữa đầu tư nước ngoài ròng và xuất khẩu ròng phản ánh
luồng vốn quốc tế để tài trợ cho quá trình tích lũy tư bản (S-I) và luồng hàng
hóa quốc tế (NX) là 2 mặt của 1 vấn đề.

8. Cơ chế thoái giảm xuất khẩu ròng?

9. Hãy trình bày các công cụ của chính sách bảo hộ mậu dịch, sử dụng mô
hình thích hợp giải thích tại sao các nhà kinh tế thị trường thường chống
lại chính sách bảo hộ mậu dịch (Tại sao Chính sách thương mại ko cải
thiện được tình hình cán cân thương mại)
- Các công cụ của chính sách bảo hộ mậu dịch:
+ Thuế quan (tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế xuất khẩu)
+ Trợ giá xuất khẩu (Chính phủ sẽ bù lỗ cho các Doanh nghiệp xuất khẩu
và các DN sản xuất mặt hàng xuất khẩu)
+ Hạn ngạch nhập khẩu (Quota): giới hạn số lượng hàng hóa được phép
nhập khẩu
+ Thủ tục hành chính
+ Các rào cản kỹ thuật (vệ sinh an toàn thực phẩm)
- Mô hình thích hợp là mô hình phản ánh mqh giữa (S-I) và NXε :

{ NX ε ko đổi
X tăng, IM giảm -> NXε tăng -> NXε dịch phải -> ε tăng → ⅇ tăng
 Mục tiêu của Chính sách thương mại (Chính sách bảo hộ mậu
dịch) là khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu -> gia tăng
NX nhưng kết quả khi sử dụng mô hình để phân tích thì lại thấy
NXε ko đổi -> Chính sách này không đem lại hiệu quả như mong
muốn => Không nên sử dụng

10. Chú ý ví dụ đã chữa trong bài học trên lớp


Chương 8
1. Trình bày ý nghĩa của phương trình số lượng?
Với tốc độ chu chuyển của tiền là không đổi thì khối lượng giá trị tiền tệ
quyết định giá trị sản lượng = tiền của nền kinh tế (P,Y = GDP danh nghĩa)

2. Khi lạm phát xảy ra chính phủ là người có lợi đúng hay sai? Vì sao?
Đúng: Vì:
- Chính phủ là người được lợi nhất vì thu nhập của công chúng sẽ chuyển
sang tay Chính phủ.
- Chính phủ nợ công chúng chủ yếu dưới dạng tài sản tài chính, món nợ
này thường không nhỏ
- Các khoản chi trả lương cho công nhân viên chức thường cố định, có lạm
phát thì cũng chưa kịp thay đổi mức giá
- Khi lạm phát xảy ra, chính phủ thêm 1 số khoản thuế: vd: thuế lạm
phát,...

3. Tác động của lạm phát đến thâm hụt NS?


4. Phương trình Fisher (1:1)
 i =i + g
n r p

- i : lãi suất danh nghĩa: là lãi suất mà người cho vay tính với người đi vay
n

hay là lãi suất mà người đi vay trả cho người cho vay.
- ir: lãi suất thực tế: phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ mà lãi suất danh
nghĩa có thể mua được.
- gp: tỉ lệ lạm phát.
5. Chi phí mòn giày là gì?
- Khi tỉ lệ lạm phát cao hơn -> lãi suất danh nghĩa cao hơn
- Thực tế này làm cho mọi người muốn nắm giữ số dư thực tế ít hơn
 Họ phải đến ngân hàng để rút tiền thường xuyên hơn, kết quả là
giày của họ bị hao mòn nhanh hơn
 Theo nghĩa này, về mặt kinh tế thì chi phí mòn giày là tổng các
loại chi phí tăng thêm do phải đi lại nhiều hơn: chi phí vé xe, xăng
xe, hao mòn xe,...

6. Ai là người nộp thuế lạm phát?


Người giữ tiền
7. Lạm phát và thất nghiệp luôn có mối quan hệ đánh đổi đúng hay sai?
Dựa vào mô hình đường Philip cho thấy mqh giữa lạm phát và thất nghiệp
có mối liên hệ đánh đổi trong ngắn hạn và trung hạn, và không có mqh trong
dài hạn.
(Đồ thị 8.6 giáo trình)

8. Thất nghiệp tự nhiên là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên? Thuật ngữ “ tự nhiên” trong nghiên cứu thất nghiệp hàm ý
điều gì?
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (u*): là tỉ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động
s
đạt trạng thái cân bằng => u*= s +f
( s: tỷ lệ mất việc
f: tỉ lệ tìm kiếm việc làm)
- Các nhân tố ảnh hưởng: s và f
- Thuật ngữ “tự nhiên” trong nghiên cứu thất nghiệp hàm ý: đây là tỉ lệ
thất nghiệp mà nền kinh tế không thể tránh khỏi ngay cả trong dài hạn và
là tỉ lệ thất nghiệp không đáng mong muốn của nền kinh tế.

9. So sánh thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu?


2 dạng thất nghiệp này khác nhau ở nguyên nhân gây ra thất nghiệp. Thất
nghiệp tạm thời là do thời gian tìm việc gây ra, còn thất nghiệp cơ cấu (hay
còn gọi là thất nghiệp chờ việc) là do tính cứng nhắc của tiền lương gây ra.
- Vì thất nghiệp tạm thời là dạng thất nghiệp xảy ra khi số người muốn làm
việc bằng số việc hiện có (cung = cầu), nên nguyên nhân gây ra nó là thời
gian để tìm kiếm việc làm. Nhìn chung, để tìm kiếm công việc thích hợp,
công nhân phải có thời gian. Vì nền kinh tế hiện đại có rất nhiều nghề
nghiệp khác nhau với yêu cầu về kỹ năng và tiền lương khác nhau, nên
công nhân thất nghiệp thường không tìm ngay được việc làm sau khi thất
nghiệp và trong nhiều trường hợp, họ cũng không chấp nhận công việc
đầu tiên mà họ tìm được do nó không hoàn toàn thích hợp với kỹ năng và
sở thích của họ.
- Vì thất nghiệp cơ cấu là dạng thất nghiệp xảy ra khi số người muốn có
việc làm lớn hơn số việc làm hiện có, nên đương nhiên một số người bị
dôi ra và phải chờ việc (vì vậy có người gọi nó là dạng thất nghiệp chờ
việc). Nguyên nhân dẫn tới sự chờ việc này là tính cứng nhắc của tiền
lương thực tế vì tại mức lương hiện hành, tiền lương thực tế không điều
chính để cân bằng cung và lượng cầu về lao động, có thể do luật về tiền
lương tối thiểu, công đoàn hoặc lý thuyết tiền lương hiệu quả). Rõ ràng,
nếu các doanh nghiệp không thể cắt giảm tiền lương khi có tình trạng dư
cung về lao động và qua đó làm tăng nhu cầu về lao động của mình, thì
thất nghiệp cơ cấu sẽ tồn tại cho đến khi nhu cầu phục hồi và giá cả tăng
(để làm giảm lương thực tế trong khi tiền lương danh nghĩa cứng nhắc)
hoặc tiền lương danh nghĩa giảm (trong dài hạn, khi các hợp đồng hết hạn
và tiền lương danh nghĩa được thương lượng lại).
10. Dựa vào mô hình đường Phillips hãy chỉ ra tình huống nào có thể cắt
giảm lạm phát và không gây ra suy thoái kinh tế?
- Đường Phillips gắn tỉ lệ lạm phát và tỉ lệ lạm phát dự kiến, mức chênh
lệch giữa tỉ lệ thất nghiệp với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên, cắt giảm lạm phát
mà không gây ra suy thoái kinh tế nếu cắt giảm được tỉ lệ lạm phát dự
kiến

BỔ SUNG THÊM:
1. Trình bày nghịch lý khuyến khích đầu tư và nghịch lý tiết kiệm
( nghịch lý tiết kiệm có trong phụ lục cuối chương 4)
2. Phân tích tác động của CS hạn chế nhập khẩu trong ngắn hạn và dài
hạn.
3. Phân tích tác động của chính sách gia tăng xuất khẩu đối với CCTM

You might also like