You are on page 1of 5

c) Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến

*Khái niệm xuất khẩu tư bản:


V.I.Lênin vạch ra rằng, xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm của giai đoạn chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, còn xuất khẩu tư bản là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản
độc quyền.
_Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài thực hiện giá trị và giá
trị thặng dư.
_Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước
ngoài) nhằm mục đích thu được giá trị thặng dư và các nguồn lợi nhuận khác ở các
nước nhập khẩu tư bản.
*Nguyên nhân xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến:
Và vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến vì:
Một là, trong một số ít nước phát triển đã tích luỹ được một khối lượng lớn
tư bản kếch xù và một bộ phận đã trở thành “ tư bản thừa ” tương đối cần tìm nơi đầu
tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong nước.
Hai là, tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đã dẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư
bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận; trong khi đó ở nhiều nước lạc hậu về kinh tế, giá
ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nhưng lại thiếu tư bản nên tỷ
suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản.
(Tóm gọn:
Một là, trong một số ít nước phát triển đã có lượng lớn tư bản kếch xù và
thừa tư bản => cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong nước.
Hai là, tiến bộ kỹ thuật ở các nước cao; trong khi nhiều nước lạc hậu về kinh
tế, giá ruộng đất tương đối hạ, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, lại thiếu tư bản => tỷ
suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản).
*Các hình thức của xuất khẩu tư bản:
_Xuất khẩu tư bản xét về hình thức đầu tư, có thể chia thành đầu tư trực tiếp
hoặc đầu tư gián tiếp.
+Đầu tư trực tiếp là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí
nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư để trực
tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao, biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ ở
chính quốc. Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song
phương hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn là của công ty
nước ngoài.
 Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=9SRtKxZKLUs (00s tới 1ph13s,
m tải xuống rồi cắt dùm t nha)
+Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi
tức, mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng
khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực
tiếp tham gia hoạt động đầu tư.
 Ví dụ: Ông A đầu tư vào một công ty C, nếu công ty đó hoạt động hiệu quả
thì ông A có thể thu được lãi suất hay hình thức gửi tiền ngân hàng, bạn gửi vào đó
một số tiền thì tới hạn nhận tiền bạn sẽ thu lại được vốn và tiền lãi.
(Tóm gọn:
Đầu tư trực tiếp: đưa tư bản ra nước ngoài trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận
cao.
Đầu tư gián tếp: cho vay để thu lợi tức)
_Xét về chủ thể xuất khẩu, có thể chia thành xuất khẩu tư bản nhà nước và
xuất khẩu tư bản tư nhân.
*Tác động của xuất khẩu tư bản:
 Tích cực: việc xuất khẩu tư bản, về khách quan cũng có những tác động tích
cực đến nền kinh tế các nước nhập khẩu, như làm cho các quan hệ tư bản chủ nghĩa
được phát triển và mở rộng ra trên địa bàn quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh chóng
quá trình phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế của nhiều nước; là một
trong những nhân tố cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho quá trình
công nghiệp hoá và tái công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước nhập khẩu tư bản
phát triển nhanh chóng .
 Tiêu cực: việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch
của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới. Xuất khẩu tư bản để lại cho các quốc
gia nhập khẩu tư bản, nhất là với các nước đang phát triển những hậu quả nặng nề
như: nền kinh tế phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần chồng chất do bị bóc lột
quá nặng nề. Song điều này tuỳ thuộc một phần rất lớn vào vai trò quản lý của nhà
nước ở các nước nhập khẩu tư bản. Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu tư bản , nhiều
nước đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá ở nứơc
mình. Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo,linh hoạt , nguyên tắc cùng có lợi,
lựa chọn phương án thiết thực, để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả.

d) Cạnh tranh để phân chia thị trường thế giới là tất yếu giữa các tập đoàn độc
quyền:
Việc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến
việc phân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân
chia thị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền và hình thành các tổ chức độc
quyền kinh tế.
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nước luôn
gắn với thị trường ngoài nước, và thị trường ngoài nước cũng có ý nghĩa đặc biệt đối
với các nước tư bản. Vì thế mà cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên
liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài càng trở nên gay gắt. Những
cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức mạnh
kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước "của mình" và các cuộc cạnh tranh
khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết hiệp định để củng cố
địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ
đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, các tập đoàn xuyên quốc gia…
=> Từ những điều đã nói trên ta có thể kết luận lại rằng thực chất của sự phân
chia thế giới về kinh tế là phân chia thị trường tiêu thụ hàng hóa, nguồn nguyên liệu
và đầu tư.

đ) Lôi kéo, thúc đẩy các chính phủ vào việc phân định khu vực lãnh thổ ảnh
hưởng là cách thức bảo vệ lợi ích độc quyền:
Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân
chia thế giới về lãnh thổ. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng
cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các
nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc
địa càng quyết liệt hơn”.
Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi
bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị truờng thường xuyên, là nơi tuơng đối an toàn trong
cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sự và chính
trị. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ
thế giới làm thuộc địa để khai thác nguyên liệu, bóc lột lao động làm thuê và tiêu thụ
hàng hóa, tức là chiếm lĩnh và khai thác độc quyền thị trường thuộc địa nhằm thu lợi
nhuận độc quyền cao. Đế quốc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga
và Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức,
Mỹ, Nhật cộng lại. Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư
bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn
đến các cuộc chiến tranh thế giới như chúng ta đã biết. Lênin viết: “Khi nói dến chính
sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc tư bản thì cần chú ý rằng tư bản tài
chính và chính sách quốc tế thích ứng với nó...đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc
có tính chất quá độ của các nước. Tiêu biểu cho thời đại đó, không những chỉ có hai
loại nước chủ yếu: những nước chiếm thuộc địa và những thuộc địa, mà còn có nhiều
nước phụ thuộc với những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì
được độc lập về chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính
và ngoại giao”.
Trong khi đó, những đế quốc trẻ như: Đức, Áo, Hungari, Italia, Nhật Bản có
nền kinh tế phát triển nhanh, thị trường trong nước bão hòa, hàng hóa sản xuất ra
không xuất được sang các nước khác bởi hàng rào hành chính và thuế quan cao. Chính
vì vậy mà các trùm tư bản tài chính ở các nước này đã liên kết với nhà nước thực hiện
hai cuộc chiến tranh thế giới đòi phân chia lại thuộc địa nhằm chiếm lĩnh và khai thác
thị trường. Hai cuộc chiến tranh thế giới 1914 - 1918 và 1939 - 1945 đã để lại hậu quả
nặng nề do hủy hoại sức người và sức của của nhân loại. Ngay từ khi nghiên cứu về
CNTB độc quyền, V.I.Lênin đã khẳng định: “Đế quốc là một trong các đặc trưng cơ
bản của CNTB độc quyền, Người gọi CNTB độc quyền là Chủ nghĩa đế quốc. Như
vậy, Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền, biểu hiện
trong đường lối xâm lược nước ngòai, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa
của các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản
độc quyền”.
=> Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ
với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị của chủ
nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược. Chủ nghĩa đế quốc
là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền, biểu hiện trong đường lối xâm lược
nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địa của các cường quốc nhằm
đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bản độc quyền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tr320, 321, 322, 323, 324, Giáo trình Nhưng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
xuất bản lần thứ 11.
[2] Tr141, 142, 143, 144, Giáo trình kinh tế Chính trị Mác-Lênin.

[3] https://www.youtube.com/watch?v=9SRtKxZKLUs

You might also like