You are on page 1of 10

1. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của Luật dân sự.

_Nhận định trên là SAI.


_Nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam rất đa dạng, không chỉ đơn thuần là các
văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật thì pháp luật
dân sự Việt Nam còn được điều chỉnh bằng nguồn thực tiễn và các nguồn khác. Các
nguồn khác có thể kể đến như tập quán pháp, tiền lệ pháp (án lệ) và áp dụng tương tự
pháp luật. Lẽ công bằng cũng đã chính thức được ghi nhận với vai trò là nguồn điều
chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự.
_CSPL: 3, 5, 6

2. Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao
lưu dân sự.
Nhận định SAI.
Vì tại Điều 1 BLDS 2015 thì ta có thể thấy pháp luật dân sự không chỉ điều chỉnh
những ứng xử của các chủ thể mà còn điều chỉnh quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài
sản của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự. Tuy nhiên, không hải quan hệ nào
cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự như không điều chỉnh quan hệ về
tình bạn, tình yêu, tình thương.

3. Quan hệ nhân thân không thể tính được bằng tiền và không thể chuyển giao
dân sự.
Nhận định trên là SAI.
_Quan hệ nhân thân có thể tính được bằng tiền và được coi như tài sản, có thể
được chuyển giao dân sự. Một số quan hệ nhân thân có thể được tính bằng tiền và liên
quan đến tài sản có thể kể đến như quyền tác giả đối với quyền sở hữu tác phẩm, tiền
nhuận bút,... đây là những quan hệ có thể được chuyển giao dân sự cho người khác. Bên
cạnh quyền tác giả có thể kể đến quyền hình ảnh đối với cá nhân.
_CSPL: Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 25.1 BLDS 2015.

4. Chỉ có phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt được áp dụng điều
chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các giao dịch dân sự.
Nhận định trên là SAI.
_Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong các giao dịch dân sự chủ yếu
được điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, tự định đoạt nhưng trong một
vài trường hợp nhất định thì pháp luật vẫn phải đưa ra những quy định mang tính bắt
buộc để đảm bảo sự công bằng, trật tự an toàn pháp luật của đời sống dân sự. Trong
quan hệ thừa kế, mặc dù cá nhân có quyền tự do ý chí trong việc lập di chúc nhưng ở
Điều 644 BLDS 2015 vẫn quy định về những cá nhân được hưởng thừa kế không phụ
thuộc nội dung di chúc để đảm bảo quyền lợi của những người đó.
_CSPL: Điều 3 BLDS 2015, đ644

5. Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự.
Nhận định SAI.
Vì người bị mất năng lực hành vi dân sự là người bị mắc bệnh tâm thần hay mà
các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan, hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết
định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở của tổ chức pháp y tâm thần. Như
vậy, người bị bệnh tâm thần chưa phải là người mất năng lực hành vi dân sự khi chưa
được Tòa án ra kết luận.
Cơ sở pháp lý: Điều 22 BLDS 2015.

6. Cha, Mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
Nhận định SAI
Cha mẹ không phải là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên mà
cha mẹ là người đại diện đương nhiên của con chưa thành niên. Chế định giám hộ đương
nhiên của người chưa thành niên chỉ đặt ra khi người chưa thành niên không còn cha mẹ
hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không đủ điều kiện đảm nhận trách nhiệm đại diện nếu
cha mẹ có yêu cầu.
Cơ sở pháp lý: Điều 136, Điều 52 BLDS.

7. Trách nhiệm dân sự của Pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
Nhận định SAI
Để một tổ chức được công nhậ với tư cách pháp nhân cần thỏa mãn các điều kiện
sau đây (Đ.74):
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Tuy nhiên, sau này luật DN lại thừa nhận Cty hợp doanh là pháp nhân nên điều đó
không còn đúng vì Cty hợp doanh chịu TN vô hạn.
theo điều 130 luật doanh nghiệp 2005 thì công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
nhưng thành viên góp vốn thì chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong số vốn
mình góp. còn thành viên hợp danh thì chịu trách nhiệm vô hạn.

8. Người chưa thành niên thì có năng lực hành vi chưa đầy đủ.
Nhận định SAI
Người có nâng lực hành vi một phần (không đầy đủ) là những người chỉ có thể
xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp
luật dân sự quy định. Như vậy, cá nhân dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vi
dân sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những
nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch để thoả mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày phù
họp với lứa tuổi. Người đại diện của những cá nhân ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tuyên
bổ những giao dịch do người chưa thành niên thực hiện mà không có sự đồng ý của họ
là vô hiệu.
_CSPL: Điều 21 BLDS 2015.

9. Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa
thuận.
Nhận định trên là SAI.
Căn cứ theo Điều 149 BLDS 2015 thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi
thời hạn đó kết thúc sẽ phát sinh HQPL cho các chủ thể và Tòa chỉ áp dụng thời hiệu khi
1 hoặc các bên yêu cầu trước khi Tòa sơ thẩm ra bản án. Do đó, thời hiệu không thể do
các bên thỏa thuận để thay đổi do đây là những loại thời hạn được luật quy định sẵn cho
từng quan hệ pháp luật dân sự, các bên chỉ có thể thỏa thuận về thời hạn, thỏa thuận sử
dụng thời hiệu hay không chứ không thể thỏa thuận thay đổi thời hiệu.
CSPL: Điều 149 BLDS 2015; Điều 144.

10. Khi người được giám hộ được 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.
Nhận định SAI.
Vì Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 62 BLDS 2015 thì việc giám hộ chấm dứt
khi người được giám hộ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy ngoài điều kiện
người được giám hộ được 18 tuổi thì còn phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không
rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quy định ở Điều 22, 23 và 24 BLDS
2015.
_CSPL: điểm a khoản 1 Điều 62 BLDS 2015.

11. Nhặt được tài sản đánh rơi rồi giữ lấy là chiếm hữu có căn cứ pháp luật.
Nhận định SAI
Vì nhặt được của rơi mà đem báo cho cơ quan có thẩm quyền để họ giữ, nhưng
nếu tới hết thời hạn quy định mà không có ai nhận lại thì người đó mới có thể coi là
chiếm hữu có căn cứ pháp luật.
CSPL: điểm d, khoản 1 Điều 165, 230.

12. Nhặt được tài sản đánh rơi rồi giữ lấy là chiếm hữu không có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình.
Nhận định SAI
Vì chiếm hữu ngày tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin
rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Tuy nhiên trong trường hợp nhặt
được của rơi thì chỉ khi nào cơ quan có thẩm quyền không xác định ai là chủ sở hữu thì
người chiếm hữu mới có thể tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, mới
là việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật.
Cơ sở pháp lý: điểm d, khoản 1, Điều 165; Điều 180.

13. Người chiếm hữu vật mà không biết việc chiếm hữu của mình là không có
căn cứ pháp luật là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.
Nhận định SAI
Vì chiếm hữu ngày tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin
rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu. Chiếm hữu không ngay tình là việc
chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với
tài sản đang chiếm hữu. Do vậy nên vào những trường hợp đó, người chiếm hữu vật dù
không biết cũng bị tính là chiếm hữu không ngay tình.
Cơ sở pháp lý: Điều 180, 181.

14. Căn cứ xác lập quyền của chủ thể này đồng thời là là căn cứ chấm dứt
quyền sở hữu của chủ thể khác.
Nhận định SAI
Căn cứ theo khoản 1 Điều 221 thì khi chủ thể xác lập quyền sở hữu với tài sản do
lao động, sản xuất, kinh doanh hợp pháp hoặc sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
thì tài sản đó đương nhiên được xác lập quyền sở hữu và việc xác lập quyền của chủ thể
này sẽ không chấm dứt quyền sở hữu của chủ thể khác. Cơ sở pháp lý: Điều 237, 238,
khoản1 Điều 221.

15. Sở hữu tài sản chung của hộ gia đình là sở hữu chung hợp nhất.
Nhận định SAI
Cơ sở pháp lý: Điều 210, khoản 2, 212 Bộ luật Dân sự 2015.
Vì sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của
mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Và tài sản chung của
các thành viên gia đình cùng chung sống gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng
nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu. Nó có thể theo phần.

16. Người chiếm hữu tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật, nhưng
ngay tình, thì không có nghĩa vụ phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.
Nhận định SAI
Vì trường hợp yêu cầu đòi lại tài sản của chủ sở hữu không được đáp ứng khi thỏa
mãn các điều kiện: việc chiếm hữu đó là ngay tình, vật là bất động sản không phải đăng
ký quyền sở hữu, thông qua hợp đồng có đền bù, rời khỏi chủ sở hữu theo ý chí của chủ
sở hữu. Còn những trường hợp còn lại thì người chiếm hữu phải trả lại tài sản cho chủ
sở hữu.
Điều 166, 167.

17. Quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình là quyền dân sự
tuyệt đối, không bị hạn chế.
Nhận định SAI
Vì Quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của mình không phải là quyền
dân sự tuyệt đối, vẫn có những hạn chế quyền định đoạt được pháp luật quy định:
+ Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
+ Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của
Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
+ Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định
theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua
cho các chủ thể đó.
Điều 196 BLDS 2015.

18. Khi tài sản của chủ sở hữu bị người khác xâm phạm thì chủ sở hữu có
quyền kiện đòi lại tài sản đó.
Nhận định ĐÚNG.
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ
người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp
luật.
Điều 166 BLDS 2015.

19. Người chiếm hữu tài sản bất hợp pháp thì phải trả lại tài sản đó khi bị chủ
sở hữu kiện đòi.
Nhận định SAI.
CSPL:
20. Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và có đền bù
đối với động sản thì được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Nhận định SAI
Vì căn cứ theo điều 167 BLDS 2105 thì trường hợp người chiếm hữu không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và có đền bù đối với động sản thì được xác lập quyền
sở hữu đối với tài sản đó.Động sản

21. Uỷ quyền bán nhà là ủy quyền định đoạt đối với ngôi nhà đó.
Nhận định SAI
Vì ủy quyền bán nhà chỉ là một phần quyền lực trong ủy quyền định đoạt đối với
ngôi nhà. Quyền định đoạt của chủ sở hữu là quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay để
thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt
khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Do đó người không phải chủ sở
hữu của ngôi nhà được ủy quyền bán nhà thì chỉ có quyền trong hoạt động bán nhà chứ
không có quyền định đoạt toàn bộ ngôi nhà.
Cơ sở pháp lý: Điều 194, 192.

22. Một người chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản của người khác thì
không có quyền sử dụng, khai thác tài sản đó.
Nhận định SAI
Vì người chiếm hữu bất hợp pháp đối với tài sản của người khác nhưng việc
chiếm hữu là ngày tình và có đền bù đối với động sản thì vẫn được quyền sở hữu đối với
tài sản đó. Trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp
dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy
định. Và khi bị xâm phạm, người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm
phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Cơ sở pháp lý: Điều 167, khoản 3 Điều 184, Điều 185.

23. Tài sản của người bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố chết được
giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Nhận định SAI
Vì quan hệ tài sản người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú
tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó. Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ
hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được
giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những
người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người
thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản. Còn quan hệ tài sản của người
bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của
người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Cơ sở pháp lý: Điều 69, Điều 72.

24. Người bị khiếm khuyết như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự.
Nhận định SAI
VÌ người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản
của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ
chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự. Việc xác định người bị hạn chế năng lựuc hành vi dân sự là căn cứ
vào khả năng nhận thức của người này – bị tác động bưởi chất ma túy hoặc các chất kích
thích khác. Người câm điếc, người mù không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự mà họ chỉ bị khiếm khuyết về mặt thể chất.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 24.

25. Thời hạn để một chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân
sự là một loại thời hiệu.
Nhận định đúng.
Vì thời hạn để một chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự
được quy định là một loại thời hiệu theo Bộ luật Dân sự 2015.
Cơ sở pháp lý: Điều 150. Các loại thời hiệu
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ
thể được hưởng quyền dân sự.
2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì
người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

26. Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện vẫn chưa chấm dứt.
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG
Vì khi người đại diện chết làm chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của họ, chấm
dứt tư cách chủ thể mọi quan hệ pháp luật của họ, trong đó có quan hệ đại diện.
CSPL: khoản 3 Điều 16; khoản 3, 4 Điều 140 về chấm dứt đại diện.
D, khoản 3 140.

27. Thời hiệu thường phải là thời hạn do pháp luật quy định trừ trường hợp
các bên thỏa thuận khác.
Nhận định trên là SAI.
Căn cứ theo Điều 149 BLDS 2015 thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi
thời hạn đó kết thúc sẽ phát sinh HQPL cho các chủ thể và Tòa chỉ áp dụng thời hiệu khi
1 hoặc các bên yêu cầu trước khi Tòa sơ thẩm ra bản án. Do đó, thời hiệu không thể do
các bên thỏa thuận để thay đổi do đây là những loại thời hạn được luật quy định sẵn cho
từng quan hệ pháp luật dân sự, các bên chỉ có thể thỏa thuận về thời hạn, thỏa thuận sử
dụng thời hiệu hay không chứ không thể thỏa thuận thay đổi thời hiệu.
CSPL: Điều 149 BLDS 2015; Điều 144.

28. Mọi lợi ích mua bán trên thị trường đều là tài sản.
NHẬN ĐỊNH SAI.
Vì tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Lợi ích mua bán cũng ko
phải là quyền tài sản vì theo điều 115 quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao
gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các
quyền tài sản khác. Còn lợi ích mua bán trên thị trường không được xem là một quyền
trị giá được bằng tiền và không chuyển giao được trong giao dịch dân sự.
CSPL: Điều 105 và 115 BLDS 2015.

29. Quan hệ sở hữu trí tuệ là quan hệ nhân thân.


Quyền nhân thân trong quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ gồm có hai nhóm: Nhóm
quan hệ nhân thân gắn liền với chủ thể sáng tạo, không thể chuyển giao thông qua giao
dịch và nhóm quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản được thể hiện khi sản phẩm trí tuệ
được sử dụng, chuyển giao.
30. Quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả khi không có quy phạm nào điều
chỉnh.
Nhận định SAI.
Đây là đặc điểm nổi bật giúp dễ dàng phân biệt giữa quan hệ pháp luật dân sự với
quan hệ hình sự hay hành chính. Trong đời sống dân sự là lĩnh vực các quan hệ tài sản
và quan hệ nhân thân hết sức đa dạng, phức tạp, thay đổi không ngừng nên có những
trường hợp quan hệ dân sự phát sinh liên quan tới quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ
thể nhưng lại chưa có quy phạm pháp luật dân sự nào trực tiếp điều chỉnh. Khi không có
quy phạm pháp luật quy định có thể áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 5, 6.

You might also like