You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT


LỚP CLC46E

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM


QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

Giảng viên: PGS.TS. Lê Minh Hùng

Bộ môn: Những Quy Định Chung Về Luật Dân Sự, Tài sản và Thừa kế

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 03 năm 2022


DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

NHÓM 3

STT Họ và tên MSSV Ghi chú

1 Phạm Hoàng Lan Anh 2153801012018

2 Bùi Thị Kim Chi 2153801012036

3 Nguyễn Thị Thu Hà 2153801015061

4 Phạm Đăng Việt Hưng 2153801015104

5 Dương Nguyễn Trà My 2153801015151

6 Nguyễn Hồng Ngọc 2153801015172

7 Nguyễn Kiều Như 2153801012165


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ Luật Dân sự


MỤC LỤC

PHẦN I. DI SẢN THỪA KẾ.............................................................................1


1.1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố hay không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời................................................................................................3
1.2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một
tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?...............................4
1.3. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người
quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời...........................................................................................4
1.4. Trong bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bản án có câu
trả lời?..................................................................................................................... 5
1.5. Suy nghĩ của ang/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08
về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.......................5
1.6. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2, phần di sản của Phùng Văn N
là bao nhiêu? Vì sao?..............................................................................................6
1.7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K
có được coi là di sản để chia không? Vì sao?..........................................................7
1.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần
diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.................................................8
1.9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng
cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để
chia không? Vì sao?................................................................................................8
1.10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích
đất trên là bảo nhiêu? Vì sao?.................................................................................8
1.11. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?
................................................................................................................................. 9
1.12. Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia 5 kỷ phần còn lại” có
thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 26 không? Vì sao?...9
PHẦN II. QUẢN LÍ DI SẢN...........................................................................11
2.1. Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di sản của
ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?....................13
2.2. Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý
di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..........................................................14
2.3. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di
sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.......................................14
2.4. Khi là người quản lí di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại
di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời....................15
2.5. Khi là người quản lí di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người
khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con trai)
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.....................................................................15
2.6. Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lí không có quyền tự
thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời..................................................................................................16

PHẦN III. THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ...........................19


3.1. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.......................22
3.2. Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không?
............................................................................................................................... 22
3.3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời ?...........................23
3.4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?.........23
3.5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được
công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?.................23
3.6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên...................................24

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................25


PHẦN I. DI SẢN THỪA KẾ

Tóm tắt Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/08/2020 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
_Nguyên đơn: Ông Trần Văn Hòa.
_Người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn: Ông Tạ Ngọc Toàn.
_Bị đơn:
• Anh Trần Hoài Nam, sinh năm 1993.
• Chị Trần Thanh Hương, sinh năm 1983.
_Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
• Ủy ban nhân dân phường Đống Đa; địa chỉ: Đường Đầm Vạc ,
phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
• Anh Tạ Xuân Trinh, sinh năm 1978.
_Người làm chứng: Chị Vũ Thị Thanh.
NỘI DUNG
Là vụ án tranh chấp thừa kế tài sản, theo đơn khởi kiện và quá trình tổ
tụng, nguyên đơn trình bày: Ông Hòa và bà Mai kết hôn năm 1980. Quá trình chung
sống có 2 người con, ngoài ra không có con đẻ và con nuôi nào khác. Tài sản chung
của 2 người gồm: 1 ngôi nhà 3 tầng, một lán bán hàng xây dựng năm 2006. Năm
2006, gia đình ông Hòa đã sử dụng toàn bộ phần đất phía trước nhà gióng thẳng ra
đường chính. Năm 2006, ông bà xây ngôi nhà 3 tầng, lán bán hàng trên toàn bộ diện
tích đất. Nguồn tiền xây dựng là của ông bà, các con của ông bà không có tiền cũng
như công sức đóng góp trong khối tài sản chung. Ngày 31/1/2017 bà Mai mất, không
để lại di chúc. Từ khi bà Mai mất đến nay, ông Hòa trực tiếp quản lý, sử dụng toàn bộ
số tài sản trên.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
_Về tố tụng: Tòa án đã triệu tập và giao quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết
định hoãn phiên tòa hợp lệ cho bị đơn là anh Trần Hoài Nam và chị Trần Thanh
Hương, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là anh Trinh và UBND phường Đống
Đa. Tuy nhiên, do bận công việc nên anh Nam, chị Hương, anh Trinh và đại diện

NHÓM 3 1
UBND phường Đống Đa có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Xét thấy, sự vắng mặt của
bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không trở ngại gì cho việc xét xử của
Tòa án. Căn cứ vào khoản 1 Điều 227 và khoản 1 Điều 228 của Bộ luật Tố tụng dân
sự, Toà án tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
theo thủ tục chung.
[2] Về thẩm quyền và quan hệ pháp luật tranh chấp: Tài sản tranh chấp là
nhà, đất tại phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, do không thỏa thuận được nên ông
Hòa làm đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Mai để lại. Căn cứ khoản 5
Điều 26, Điều 35 và Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Hội đồng xét xử xác định
quan hệ tranh chấp trong vụ án là “Tranh chấp về thừa kế tài sản”, vụ án thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
[3] Về thời hiệu giải quyết vụ án: Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 của Bộ
luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối
với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong vụ án
này, bà Cao Thị Mai chết ngày 31/01/2017, ông Trần Văn Hòa khởi kiện ngày
27/7/2018 nên yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là trong thời hiệu luật định.
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ Điều 213, 612, 613, 614, 623, 649, 650, 651, 660, 357 và khoản 2 Điều
468 của Bộ luật dân sự; Điều 33 luật hôn nhân gia đình, Nghị quyết số:
326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
XÉT
Chấp nhận đơn khởi kiện của ông Trần Văn Hòa; chia phần tài sản cho ông
Hòa, chị Hương, anh Nam. Buộc anh Nam thanh toán chênh lệch về tài sản. Miễn án
phí dân sự sơ thẩm cho ông Hòa.

Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối
cao.
Tên quyết định: Quyết định giám đốc thẩm 573/2013/DS-GĐT về vụ án dân
sự tranh chấp thừa kế tài sản
Quyết định số: 573/2013/DS-GĐT
Ngày: 16/12/2013
Nguyên đơn: Ông Phùng Thị H1
NHÓM 3 2
Bị đơn: Phùng Văn T
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Phùng Thị H3
Nội dung:
Bố mẹ nguyên đơn là ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G có tài sản chung là
01 ngôi nhà cấp 4 cùng công trình phụ trên diện tích đất 398m 2 ở tại khu L, phường
M, thành phố N, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 07/7/1984 ông Phùng Văn N chết (trước khi
chết không để lại di chúc), bà Phùng Thị G và anh Phùng Văn T quản lý và sử dụng
nhà đất trên. Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện
tích 131m2; phần diện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m 2. Năm 1999 bà Phùng
Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m 2, bà Phùng
Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà
Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều
biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà
Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng
đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, Tòa án
cấp sơ thẩm lại xác định di sản là tổng diện tích đất 398m 2 (bao gồm cả phần đất đã
bán cho ông Phùng Văn K) để chia. Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại, không đưa diện
tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia. Tiếp
đó, bà Phùng Thị G muốn cho con gái là chị Phùng Thị H1 một phần diện tích đất của
bà để làm nhà ở nhưng anh Phùng Văn T vẫn giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
sau khi đã được Tòa án yêu cầu trả. Chính vì vậy, bà Phùng Thị G không tách đất cho
chị Phùng Thị H1 được. Tháng 03/2010 bà Phùng Thị G đã lập di chúc với nội dung:
“Để lại cho chị Phùng Thị H1 diện tích đất 90m2 và toàn bộ cây cối lâm lộc trên diện
tích đất”. Ngày 19/12/2010 bà Phùng Thị G chết. Tuy nhiên, diện tích 267m2 đất đứng
tên bà Phùng Thị G nhưng được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng
Văn N và bà Phùng Thị G. Bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt 1/2 diện tích đất
trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà. Ngoài ra, đối với 1/2 diện tích
đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng là phần di sản của ông Phùng
Văn N để lại nay đã hết thời hiệu chia thừa kế, anh Phùng Văn T là một trong các thừa
kế không đồng ý chia nên không đủ điều kiện để chia tài sản chung nên phần diện tích
đất này ai đang quản lý, sử dụng thì được tiếp tục quản lý, sử dụng.

1.1. Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố hay không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

NHÓM 3 3
Theo Điều 612 BLDS 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của
người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
=> Do đó di sản sẽ không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố.

1.2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi
một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
Theo khoản 1 Điều 611 BLDS 2015. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế:
“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp
Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định
tại Khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.
Tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài
sản mới sau đó thì tài sản mới không được coi là di sản. Vì ở thời điểm mở thừa kế thì
tài sản của người quá cố đã trở thành di sản, nếu trong trường hợp thay thế bởi một tài
sản mới thì tài sản đó sẽ không phù hợp với ý chí của người quá cố và tài sản đó cũng
không thuộc quyền sở hữu của người quá cố.

1.3. Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của
người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Quyền sử dụng đất của người quá cố cần phải được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Cho dù có thất lạc thì vẫn được cấp giấy chứng chứng nhận
quyền sử dụng đất tuy nhiên sẽ có nhiều bất cập, khó khăn trong thủ tục công việc
Mục 1.3 điều 1 Nghị quyết số 02/2004 ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân Tối cao quy định:
“1. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một
trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này
nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh,
giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công
trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như
nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến
trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây

NHÓM 3 4
công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu
cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:
a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác
nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, thì Tòa án giải quyết theo yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền
sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.”
Vì thế nếu người chết để lại quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chứng minh được nguồn gốc đất hoặc có văn
bản xác thực của cơ quan địa phương và được coi là hợp pháp, sử dụng lâu dài và
không có tranh chấp thì vẫn được tiến hành theo thừa kế và theo trình tự của pháp
luật.

1.4. Trong bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bản án có
câu trả lời?
Diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất được coi là di sản. Theo như đoạn: Kết quả xác minh tại UBND phường Đống
Đa (nơi có diện tích đất tranh chấp), Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố
Vĩnh Yên, Chi cục thuế Nhà nước thành phố Vĩnh Yên thể hiện: Gia đình ông Hòa đã
xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân và lán bán hàng trên một phần diện tích đất chưa được
cấp giấy chứng nhận diện tích đất này hộ ông Hòa đã quản lý, sử dụng ổn định nhiều
năm nay, các hộ liền kề đã xây dựng mốc giới rõ ràng, không có tranh chấp, không
thuộc diện đất quy hoạch phải di dời, vị trí đất tăng năm tiếp giáp với phía trước ngôi
nhà và lán bán hàng của hộ ông Hòa, giáp đường Nguyễn Viết Xuân, đất thuộc diện
được cấp giấy chứng nhận sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, tiền thuế là
19.000.000đ/m2. Do đó, đây vẫn là tài sản của ông Hòa, bà Mai, chỉ có điều là đương
sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa
kế và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
Phần đề nghị này của đại diện Viện kiểm sát không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Các phần đề nghị khác của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa là có căn cứ, được Hội
đồng xét xử xem xét để quyết định.

NHÓM 3 5
1.5. Suy nghĩ của ang/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án
số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hướng xử lý trên của Tòa án là hợp lý hợp tình. Bởi sau khi có xác định của
Phòng tài nguyên và Môi trường thành phố Vĩnh Yên gia đình ông Hòa đã sử dụng ổn
định phần đất tăng thêm 85,5m2 và không có tranh chấp với các căn hộ liền kề. Đặc
biệt trên phần diện tích đất tăng thêm, đã được hộ gia đình ông xây dựng công trình
nhà ở và lán bán hàng. Việc xác định đất thuộc diện được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giúp giảm hao tốn công sức và tiền của
của các đương sự tham gia, đồng thời còn tạo nguồn thu đối với ngân sách Nhà nước.

1.6. Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2, phần di sản của Phùng
Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
Ở án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của ông Phùng
Văn N là 133.5m2 đất. Vì
_Sau khi bà G bán cho ông K 131m2 đất thì tài sản chung của 2 vợ chồng còn
lại 267m2. Trong diện tích đất còn lại này thì nếu khi ông N mất mà không có di chúc
và 2 vợ chồng không có thỏa thuận khác về tài sản thì di sản của ông N là 267m 2 chia
cho 2 là bằng 133.5m2 đất.
_Căn cứ pháp lí: Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Tài sản chung
của vợ chồng
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để
bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

NHÓM 3 6
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng
đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung.”.
Và Điều 66 luật trên. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp
một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

“1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn
sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định
người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản
lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi,
trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng
chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về
thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống
của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa
án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các
khoản 1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.”.

1.7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng
Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
Phần di sản của ông Phùng Văn N là phần diện tích đất 133,5m2.
Vì trong án lệ số 16/2017/AL, Tòa xác định tài sản chung của ông Phùng Văn
N và bà Phùng Thị G là một ngôi nhà cấp 4 cùng công trình phụ trên diện tích đất
398m2 ở tại khu L, phường M, thành phố N, tỉnh Vĩnh Phúc và trong án lệ nảy cũng
nêu rõ năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên diện tích đất
là 131m2 để lấy tiền trang trải cho cuộc sống của bà và các con. Năm 1999, bà G được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m 2, nhưng phần diện tích này
được hình thành trong thời gian hôn nhân nên được xác định là tài sản chung của vợ
chồng ông N và bà G. Do đó, phần di sản ông Phùng Văn N đề lại là một nửa diện tích
đất chung của vợ chồng ông bà, tức diện tích 133,5m 2 (theo khoản 2 điều 66 Luật

NHÓM 3 7
Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung
của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài
sản” và Điều 612 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần
tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”).

1.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến
phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Theo nhóm em, hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện
tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K là hoàn toàn thuyết phục, phù hợp
với quy định về di sản thừa kế, chuyển giao tài sản cho người khác. Bởi vì tài sản tại
thời điểm mở thừa kế là di sản tuy nhiên phần di sản đó đã được bán với sự đồng ý
của những người thừa kế nên đã trở thành tài sản đã chuyển giao quyền sử dụng cho
người khác.

1.9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà
dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản
để chia không? Vì sao?
Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cho cuộc sống của gia đình
như trong quy định tại khoản 2 Điều 130 luật hôn nhân và gia đình thì số tiền
bán đất không được xem là di sản (theo nguyên tắc thì 131m2 đất đó sẽ quy vào tài
sản đã chia), số tiền đó không được xem là tài sản chung vợ chồng. Căn cứ vào khoản
2 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 về tài sản chung của vợ chồng thì phần đất
chuyển nhượng trên được xem như là tài sản riêng: “Tài sản chung của vợ chồng
thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện
nghĩa vụ chung của vợ chồng.”.
Bởi vì, bà G có bán đất để lo cho việc riêng thì 131m 2 đất đó vẫn nằm trong
phần tài sản được định đoạt của bà là 199m 2/398m2 đất. Như vậy, với trường hợp này
thì bà G sẽ không được chia ½ của 267m2 đất còn lại mà chỉ còn 68m2 đất thuộc tài
sản của bà ( vì đã trừ 131m2/199m2).

NHÓM 3 8
1.10. Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong
diện tích đất trên là bảo nhiêu? Vì sao?
Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện
tích đất trên là 1/2 diện tích 398m2 đất (133,5m2 đất) vì theo nhận định của Toà,
tài sản tuy mang tên của bà Phùng Thị G nhưng vì được hình thành trong thời kỳ hôn
nhân nên phải xác định đây là tài sản chung của ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G
(Khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014: “1. Tài sản chung của vợ chồng
gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong
thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài
sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà
vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”). Vì vậy, bà Phùng Thị G chỉ
có quyền định đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m 2 đất chung của vợ
chồng bà và khi bà G chết, phần di sản của bà Phùng Thị G chính là 1/2 diện tích đất
trên (133,5m2) (Điều 612 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”).

1.11. Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là
43,5m có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không?
2

Vì sao?
Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là
43,5m là không thuyết phục vì di sản lúc này của ông N (đã trừ đi phần đất bán cho
2

ông K) là 267m2: 2 = 133,5m2 sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất (căn cứ
theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,
chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”) là bà G và
6 người con, nên phần mà bà G nhận được là: 133,5:7 = ~19,07m 2. Vậy trên thực tế,
phần di sản mà bà G để lại (trừ đi phần diện tích bà cho chị H1) là: 133,5m 2 + 19,07m2
- 90m2 = 62,57m2.
Đây không phải là nội dung của Án lệ 16 vì án lệ này chỉ có nội dung xoay
quanh việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng.
NHÓM 3 9
1.12. Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia 5 kỷ phần còn lại”
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 26 không? Vì sao?
Việc Tòa án quyết định “còn lại 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” là
không thuyết phục.
Vì phần đất 43,5m2 còn lại là phần di sản được chia theo pháp luật, đáng ra
phải được chia đều cho 06 người con thuộc hàng thừa kế thứ nhất, tức bao gồm cả chị
Phùng Thị H1. Việc chị Phùng Thị H1 được bà Phùng Thị G chia di sản theo di chúc
không hề ảnh hưởng đến quyền thừa kế của chị, bởi vậy Tòa án quyết định chỉ chia
cho 05 người con còn lại là không đảm bảo quyền lợi cho chị Phùng Thị H1.
Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16/2017/AL.
Vì nội dung của Án lệ số 16 nằm ở đoạn 2 phần Nhận định của Tòa án, là về
việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một
trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và không phản đối
việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được dùng để lo cuộc sống
của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Tức là về việc bà Phùng Thị G đã chuyển nhượng một phần quyền sử
dụng đất cho ông Phùng Văn K.

1
NHÓM 3
0
PHẦN II. QUẢN LÍ DI SẢN

Tóm tắt Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/06/2020 của Tòa án nhân dân
tỉnh Sơn La:
_Nguyên đơn: Anh Phạm Tiến H ( có mặt )
_Bị đơn: Anh Phạm Tiến N ( có mặt )
_Vấn đề pháp lý: Tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế
_Nội dung tranh chấp:
Bố mẹ của Nguyên đơn Phạm Tiến H là ông Phạm Tiến Đ (chết năm 1994) và
bà Đoàn Thị T (chết năm 2012) khi còn sống có tạo dựng một khối tài sản bao gồm
diện tích 311m2 đất và 01 ngôi nhà gỗ 4 gian, diện tích đất đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất mang tên bà Đoàn Thị T. Sau khi chết hai ông bà đều không
để lại di chúc hay giao quyền quản lý di sản thừa kế cho ai. Các thành viên trong gia
đình thay nhau trông coi, quản lý khối tài sản của 2 ông bà. Hiệu đã được sự ủy quyền
của các anh chị em trong gia đình, đã tiến hành sửa chữa, tôn tạo lại ngôi nhà thì bị
đơn là anh Phạm Tiến T (con trai ông Phạm Tiến T, cháu của ông Đ, bà T) ngăn cản
không cho tôn tạo vì anh trình bày rằng trước khi chấp hành án anh N đã được bố đẻ
ông Phạm Tiến T giao cho quản lý, trông coi quản lý khối tài sản của ông Đ, bà T. Cả
anh H và anh N đều không có yêu cầu chia di sản thừa kế của ông bà Đ,T mà chỉ tranh
chấp quyền quản lý đối với khối di sản của ông bà.
Tòa sơ thẩm: Xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất”  chưa chính xác  cần xác định quan hệ pháp luật là
“Tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế ”. Nhưng do chưa mang đến mức vi phạm

1
NHÓM 3
1
thủ tục tố tụng nghiêm trọng nên tòa phúc thẩm tiếp tục xử lý và khắc phục vụ án.
Ông Đ chết năm 1994, bà T chết năm 2012; tính đến thời điểm anh Hiệu khởi kiện ra
Tòa án (ngày 15/8/2019) vẫn chưa hết thời hiệu khởi kiện liên quan đến di sản thừa kế
của ông bà. Do đó, anh Hiệu vẫn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết về
tranh chấp quyền quản lý di sản thừa kế của ông Đ, bà T. Ngoài ông Phạm Tiến T liên
quan đến khối di sản thì còn các anh chị em như Bà L, bà N, Bà Nh, bà H đều là con
gái của ông bà cũng có quyền được quản lý khối di sản thừa kế. Tòa sơ thẩm đã không
đưa những người này vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền, nghĩa vụ
liên quan là thiếu sót nhưng qua xác minh thì các bà đều đã xác nhận và ủy quyền toàn
bộ cho anh H giải quyết vụ án tại Tòa , nhất trí trao di sản thừa kế cho anh H trông
coi, quản lý. Về việc ông Phạm Tiến T (bố đẻ của anh N) giao cho cho N trông coi,
mà việc quản lý di sản của ông Tiến T không có sự nhất trí bằng văn bản của các đồng
thừa kế vì thế giấy ủy quyền của ông Tiến T để lại cho con trai N (ngày 15/03/2013)
là không có giá trị pháp lý. Trong quá trình trông coi anh N có qua lại trông coi nhưng
không ở trực tiếp tại nhà và đất ông bà Đ,T mà đi sang một vị trí đất khác. Ngoài anh
con có bà Phạm Thị H (con gái của ông bà Đ,T) liền kề và trông coi tài sản này. Quá
trình giải quyết vụ án, ngoài ông Thiện; những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất
đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T. Xét thấy,
các ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự;
quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; không bị lừa dối, ép buộc; không vi
phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Do đó, việc Tòa án cấp
sơ thẩm giao quyền quản lý di sản cho anh Phạm Tiến H (thuộc hàng thừa kế thứ nhất)
là phù hợp. Từ những phân tích, nhận định nêu trên; xét thấy, có cơ sở chấp nhận một
phần kháng cáo của bị đơn anh Phạm Tiến N; sửa Bản án dân sự sơ thẩm số
23/2019/DS-ST ngày 12/11/2019 của Tòa án nhân dân huyện M về việc xác định quan
hệ pháp luật và đưa bổ sung những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham gia tố
tụng; không chấp nhận kháng cáo của anh Nghĩa về việc bác quyền khởi kiện và
quyền quản lý di sản thừa kế của anh Phạm Tiến H.

Tóm tắt Quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/07/2020 của Tòa án nhân
dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh:
_Nguyên đơn: ông Trà Văn Đạm
_Bị đơn: ông Phạm Văn Sơn Nhỏ

1
NHÓM 3
2
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều xác định, diện tích 31,7m 2 đất
nằm trong thửa 525 tờ bản đồ số HTC2 là đối tượng tranh chấp trong vụ án đã được
Ủy ban nhân dân huyện Cái Bè cấp quyền sử dụng cho ông Phạm Văn Ngót. Tuy
nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa đề cập
đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho ông Ngót.
Thửa 525 nêu trên là tài sản chung của ông Ngót và bà Chơi tạo dựng trong
thời kì hôn nhân. Ông Nhỏ chỉ là người quản lý di sản của ông Ngót và phần diện tích
đất thuộc quyền sử dụng của bà Chơi, chứ ông Nhỏ không có quyền định đoạt. Do
vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm nhận định ông Nhỏ có quyền
thỏa thuận cho ông Đạm mở lối đi trên đất là di sản chưa chia là không đúng.
Thửa 525 là lối đi thuận tiện nhất cho ông Đạm và ngoài lối đi này thì ông Đạm
không còn lối đi nào khác để đi ra đường công cộng nên việc Tòa án cấp sơ thẩm và
phúc thẩm buộc tội hộ ông Nhỏ, bà Chơi cùng các đồng thừa kế thứ nhất của ông
Ngót phải mở lối đi cho hộ ông Đạm là phù hợp nhưng lại nhận định , do ông Đạm đã
đầu tư mở lối đi nên không phải đền bù giá trị đất cho ông Nhỏ, bà Chơi là không
đúng quy định pháp luật.
QUYẾT ĐỊNH
Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm , giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh
Tiền Giang xét xử phúc thẩm lại theo quy định của pháp luật.

2.1. Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di
sản của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?
_Trong Bản án số 11, Tòa xác định anh Phạm Tiến H là người có quyền
quản lý di sản của ông Đ và bà T là hợp lí, vì:
+Căn cứ “Theo hồ sơ vụ án và tại phiên tòa, các Đ sự đều thừa nhận anh
Phạm Tiến H thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Đ, bà T; ông Đ chết năm 1994, bà
T chết năm 2012 không để lại di chúc; anh Hiệu có các quyền, nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật Dân sự 2005, trong đó có
quyền quản lý di sản thừa kế theo quy định tại các Điều 638, 640 của Bộ luật Dân sự
2005 (nay được quy định tại các Điều 614 và các Điều 616, 618 Bộ luật dân sự năm
2015). Quá trình giải quyết vụ án, ngoài ông Thiện; những người còn lại ở hàng thừa

1
NHÓM 3
3
kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà
T. Xét thấy, các ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ năng lực hành
vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; không bị lừa dối, ép buộc;
không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Do đó, việc
Tòa án cấp sơ thẩm giao quyền quản lý di sản cho anh Phạm Tiến H là phù hợp” .
+Còn đến với anh N không có quyền ngăn cản vì: “ Năm 2012, sau khi bà T
chết, ông Thiện là người đang trực tiếp sinh sống tại nhà và đất, tiếp tục quản lý di
sản của ông bà Đ T. Khi ông Thiện đi chấp hành án, có giao lại cho anh Nghĩa trông
coi di sản của ông bà. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 616 của Bộ luật Dân sự 2015
thì “Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người
thừa kế thỏa thuận cử ra”. Ông Đ bà T chết, không để lại di chúc; việc quản lý di sản
của ông Thiện không có sự nhất trí bằng văn bản của các đồng thừa kế. Do đó, ông
Thiện không có quyền giao lại cho con trai là Phạm Tiến N trông coi, sử dụng di sản
của ông bà Đ T. Giấy ủy quyền cho con trai Phạm Tiến N đề ngày 15/8/2013 của ông
Phạm Tiến T không có giá trị pháp lý; không phải là cơ sở để phát sinh quyền quản lý
di sản của anh Phạm Tiến N đối với di sản của ông bà Đ T.”.
Qua đó ta thấy rằng anh N là con của ông Tiến T (người có quyền, nghĩa vụ
liên quan như các anh chị em trong gia đình, ba mẹ không để lại di chúc cho cá nhân
nào, nên việc quản lý di sản phải do các anh chị e thuộc đồng thừa kế và ông có quyền
liên quan chứ không mỗi mình ông T có quyền) nên ông T không có quyền được ủy
quyền cho con trai của mình quản lý tài sản. Tiếp đến, việc quản lý tài sản đã được các
thành viên trong gia đình nhất trí ủy quyền cho anh H mà không có sự ràng buộc,
cưỡng ép, đủ hành vi năng lực dân sự theo quy định pháp luật (anh cũng thuộc hàng
thừa kế thứ nhất) vì thế anh H là người có quyền quản lý di sản của ông Đ và bà T do
tòa xác định là hoàn toàn hợp lý.

2.2. Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người
quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
_Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án không có người
quản lý di sản, vì:
Căn cứ theo nội dung vụ án “Kể từ thời điểm năm 2013, khi anh Thiện đi chấp
hành án; anh Nghĩa có qua lại trông coi, nhưng không ở trực tiếp tại nhà và đất của
ông bà Đ, T mà ở một vị trí đất khác. Ngoài ra, còn có bà Phạm Thị H (con gái của

1
NHÓM 3
4
ông Đ bà T) ở liền kề và trông coi khối di sản này. Do đó, xác định từ năm 2012 đến
nay, di sản của ông Đ, bà T chưa giao cho ai quản lý”.

2.3. Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền
quản lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý
di sản là hoàn toàn hợp lý, vì
“Theo nội dung đơn khởi kiện của anh Phạm Tiến H, anh được các đồng thừa
kế bao gồm các bà Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đồng ý ủy quyền cho anh, đứng ra
trông coi, quản lý, sửa chữa và tôn tạo lại đất, tài sản trên đất tại Tiểu khu C, thị trấn
nông trường M, huyện M, tỉnh Sơn La. Toàn bộ nhà và đất là di sản thừa kế do bố mẹ
anh để lại. Theo hồ sơ vụ án và tại phiên tòa, các Đ sự đều thừa nhận anh Phạm Tiến
H thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Đ, bà T; ông Đ chết năm 1994, bà T chết năm
2012 không để lại di chúc; anh Hiệu có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để
lại theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật Dân sự 2005, trong đó có quyền quản lý di
sản thừa kế theo quy định tại các Điều 638, 640 của Bộ luật Dân sự 2005 (nay được
quy định tại các Điều 614 và các Điều 616, 618 Bộ luật dân sự năm 2015). Quá trình
giải quyết vụ án, ngoài ông Thiện; những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất đều
nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T. Xét thấy, các
ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết
định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; không bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm
điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Do đó, việc Tòa án cấp sơ
thẩm giao quyền quản lý di sản cho anh Phạm Tiến H là phù hợp” .

2.4. Khi là người quản lí di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu
sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn đạo, tu sửa
lại di sản như trong bản án số 11. Căn cứ vào điểm b Khoản 1 Điều 617 BLDS
2015: “bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc
định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý
bằng văn bản”.

1
NHÓM 3
5
2.5. Khi là người quản lí di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho
người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho con
trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Ở bản án số 11 phần nhận định của Tòa án có đoạn: “Năm 2012, sau khi bà
T chết, ông Thiện là người đang trực tiếp sinh sống tại nhà và đất, tiếp tục quản lý di
sản của ông bà Đ T. Khi ông Thiện đi chấp hành án, có giao lại cho anh Nghĩa trông
coi di sản của ông bà. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 616 của Bộ luật Dân sự 2015
thì “Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người
thừa kế thỏa thuận cử ra”. Ông Đ bà T chết, không để lại di chúc; việc quản lý di sản
của ông Thiện không có sự nhất trí bằng văn bản của các đồng thừa kế. Do đó, ông
Thiện không có quyền giao lại cho con trai là Phạm Tiến N trông coi, sử dụng di sản
của ông bà Đ, T.”
Vậy, khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản không có quyền giao
lại cho người khác quản lý di sản. Căn cứ vào khoản 1, 2 Điều 616 BLDS 2015:
“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những
người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người
thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản
lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người
quản lý di sản.”.

2.6. Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lí không có
quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Ở quyết định số 147, phần nhận định của Tòa án có đoạn: “Thửa 525 nêu
trên là tài sản chungg của ông Ngót và bà Chơi tạo dựng trong thời kì hôn nhân. Ông
Nhỏ chỉ là người quản lý di sản của ông Ngót và bà Chơi, chứ không có quyền định
đoạt. Tuy nhiên, ông Nhỏ lại tự ý thỏa thuận cho ông Đạm mở lối đi khi không được
sự đồng ý của bà Chơi cùng các đồng thừa kế thứ nhất của ông Ngót là vi phạm….”
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 167 BLDS 2015: “Bảo quản di sản; không
được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức

1
NHÓM 3
6
khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản”, và Điều 167, 168
Luật đất đai 2013.
Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo
quy định của Luật này.
2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền
và nghĩa vụ như sau:
a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ
như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì
có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của
Luật này;
b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được
theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực
hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách
thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất theo quy định của Luật này.
Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia
được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của
nhóm người sử dụng đất.
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của
người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng
đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng
thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức
1
NHÓM 3
7
hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu
của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc
chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho
thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối
với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được
thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa
kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng
nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc
được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi
thực hiện các quyền.
2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án
đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử
dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ
điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này”.

Vậy, việc Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi
cho người khác qua di sản là thuyết phục.

1
NHÓM 3
8
PHẦN III. THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ

Tóm tắt Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và
thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản.
NGUỒN ÁN LỆ
Quyết định giám đốc thẩm số 06/2017/DS-GĐT ngày 27-3-2017 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài
sản chung” ở Hà Nội giữa nguyên đơn là ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn
Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1. Người đại
diện cho các đồng nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 và bị đơn là cụ Nguyễn Thị L, ông
Cấn Anh C. Người đại diện cho các đồng bị đơn theo ủy quyền là ông Lê Hồng L.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 07 người.
VỊ TRÍ NỘI DUNG ÁN LỆ
Đoạn 5, 6, 7 phần “Nhận định của Tòa án”.
KHÁI QUÁT NỘI DUNG ÁN LỆ
_Tình huống án lệ:

1
NHÓM 3
9
Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh
Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số
91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật.
_Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di
sản thừa kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu
chia di sản thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN ÁN LỆ
_Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015;
_Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990.
TỪ KHÓA CỦA ÁN LỆ
“Chia di sản thừa kế”; “Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế”; “Thời điểm bắt
đầu tính thời hiệu”.

NỘI DUNG VỤ ÁN
Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T sinh được 8 người con. Năm 1972 cụ T chết.
Năm 1973, cụ K kết hôn với cụ Nguyễn Thị L sinh được 4 người con. Cụ K và cụ T
có tài sản chung là 612m2 đất, trên đất có 2 căn nhà 3 gian, tọa lạc tại thôn T, xã P,
huyện Th, thành phố Hà Nội, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2002
đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Sau khi cụ T chết, toàn bộ nhà đất nêu trên do cụ K và cụ
L quản lý. Năm 2002 cụ K chết, khối tài sản này do cụ L và ông Cấn Anh C (con cụ K
và cụ L) quản lý. Cụ K và cụ T chết không để lại di chúc. Nay các đồng nguyên đơn là
con cụ K với cụ T khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của cụ T và chia di sản thừa kế
của cụ K theo quy định của pháp luật.
Bị đơn là cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C trình bày: trước khi kết hôn với
cụ L, cụ K đã có các tài sản là 3 gian nhà cấp 4 lợp rạ và 3 gian bếp trên diện tích đất
612m2. Quá trình quản lý, sử dụng, vợ chồng cụ có cải tạo và xây dựng lại một số
công trình phụ, tường bao như hiện nay. Năm 2002, Nhà nước cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn K. Thời điểm này hộ cụ K có 06 người
gồm: Cụ K, cụ L, ông T, bà M2, bà T2 và ông C. Nay các nguyên đơn khởi kiện, cụ L
và ông C đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.

2
NHÓM 3
0
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012, Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Xác nhận khối tài
chung trên diện tích đất 612m3 tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội có trị giá
1.565.504.366 đồng trong đó phần tài sản của cụ K + cụ T có trị giá 1.536.331.972
đồng, phần tài sản của cụ K+ cụ L phát triển có trị giá 21.338.977 đồng, tài sản vợ
chồng ông C, bà H phát triển có trị giá 7.833.417 đồng. Và chia di sản cho các hàng
thừa kế.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 106/2013/DS-PT ngày 17/06/2013, Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định: Chấp nhận kháng cáo của các bị
đơn, sửa bản án sơ thẩm. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện và chia lại di sản.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN


Hàng thừa kế thứ nhất của cụ T có 09 người gồm 08 người con và chồng là cụ
K. Năm 2002, cụ K chết, phần di sản của cụ K được hưởng từ di sản của cụ T được
chuyển tiếp cho cụ L và các con chung của cụ K và cụ L được hưởng.
Tại thời điểm các đồng nguyên đơn khởi kiện (tháng 11/2010) cụ K và ông Cấn
Văn S đã chết, các thừa kế của cụ K và ông S được hưởng thừa kế chuyển tiếp đối với
di sản mà cụ K, ông S được hưởng. Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản của cụ T để lại
là tài sản chung chưa chia và tuyên chia cho 08 người con của cụ T là không đúng
theo quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Tòa án cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế của cụ T đã hết
và không chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc chia tài sản chung đối với
phần di sản của cụ T là đúng (theo hướng dẫn trên), nhưng Tòa án cấp phúc thẩm lại
tuyên cho các đồng thừa kế đang quản lý các di sản của cụ T là cụ L và ông C được
tiếp tục quản lý, sử dụng và sở hữu là không đúng.
Kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy
định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp
mở thừa kế trước ngày 01/01/2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh
thừa kế ngày 30/8/1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu
khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp
luật.

2
NHÓM 3
1
Nguyện vọng của các nguyên đơn thể hiện tại biên bản lấy lời khai ngày 22-12-
2010. Tuy nhiên, quá trình giải quyết, Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại tuyên công
nhận sự tự nguyện của các nguyên đơn cho ông V tài sản là không đúng ý chí của các
đương sự.
QUYẾT ĐỊNH:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343, Điều 345 của Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015;
Chấp nhận Kháng nghị số 73/2016/KN-DS ngày 15-6-2016 của Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 106/2013/DS-PT
Hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và hủy toàn bộ Bản án dân sự
sơ thẩm số 30/2012/DS-ST về vụ án tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản chung
giữa nguyên đơn với bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (07
người).
Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết sơ thẩm lại
theo đúng quy định của pháp luật.
NỘI DUNG ÁN LỆ
“[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015
(có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia
di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
[6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối
với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời
hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này.  
[7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án
áp dụng quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với
trường hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36
Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp
này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy
định của pháp luật.”.

3.1. Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.

2
NHÓM 3
2
_Căn cứ Điều 623 BLDS 2015 quy định về Thời hiệu thừa kế thì có 3 loại
thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động
sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản
thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế
đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm
a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người
chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”.

3.2. Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản
không?
Pháp luật nước ngoài không áp đặt thời hạn để người thừa kế phải tiến
hành chia di sản (tức nếu quá thời hạn này thì yêu cầu chia di sản không được chấp
nhận).1

3.3. Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào
của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời ?
Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm 2017. Đoạn [7] phần
Nội dung án lệ của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời:
“Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng
quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường
hợp mở thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp
lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời

1
GS. TS. Đỗ Văn Đại, https://baochinhphu.vn/de-xuat-bo-thoi-hieu-khoi-kien-yeu-cau-chia-di-san-thua-ke-
102181839.htm

2
NHÓM 3
3
hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của
pháp luật.”.

3.4. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T là chưa có cơ sở văn bản. Việc áp dụng này là không thuyết phục vì
theo Điều 623 BLDS 2015 thì thời điểm bắt đầu thời hiệu phải là thời điểm mở thừa
kế tức năm 1972. Nếu áp dụng thời hiệu 30 năm như Án lệ số 26/2018 vậy thì thời
hiệu chia di sản ông T đã hết.

3.5. Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho
di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990
được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990
được công bố chưa có cơ sở văn bản. Nhưng việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời
hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp
lệnh thừa kế năm 1990 được công bố là thuyết phục. Với quy định trên thời hiệu chia
di sản thừa kế vẫn còn, được Tòa án kéo dài thêm nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người thừa kế.

3.6. Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.


Theo em, Án lệ số 26/2018/AL không hợp lý. Việc căn cứ điểm d khoản 1
Điều 688 BLDS 2015: “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của bộ luật này.”
nhưng không có “Giao dịch dân sự” nào là bất hợp lý. Việc căn cứ khoản 4 Điều 36
Pháp lệnh thừa kế ngày 30/8/1990, nhưng không áp dụng Nghị quyết số 02/1990/NQ-
HĐTP ngày 19/10/1990 về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp lệnh
thừa kế 1990, nhưng Hội đồng thẩm phán lại áp dụng Điều 623 BLDS 2015 để hồi tố
lại quyền khởi kiện đối với các trường hợp mở thừa kế trước ngày 10/09/1990 là
không công bằng.

2
NHÓM 3
4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] GS. TS. Đỗ Văn Đại, https://baochinhphu.vn/de-xuat-bo-thoi-hieu-khoi-kien-yeu-


cau-chia-di-san-thua-ke-102181839.htm.
[2] Bộ Luật Dân sự 2005.
[3] Bộ Luật Dân sự 2015
[4] Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
[5] Luật Đất đai năm 2013
[5] Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương V.

2
NHÓM 3
5

You might also like