You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ




BÁO CÁO BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN THỨ SÁU –


QUY ĐỊNH VỀ DI CHÚC

Môn học: Những quy định chung về dân sự, tài sản, thừa kế
Giảng viên: ThS. Đặng Lê Phương Uyên
Nhóm: 6

SINH VIÊN THỰC HIỆN LỚP MÃ SỐ SINH VIÊN


Ngô Quang Tiến QT44.3 1953801015244
Trần Tùng Linh HS48A2 2353801013112
Trần Ngọc Mai HS48A2 2353801013119
Nguyễn Thị Tuyết Nhi HS48A2 2353801013154
Triệu Yến Nhi HS48A2 2353801013158
Lê Thị Huỳnh Như HS48A2 2353801013161
Phạm Nguyễn Huỳnh Như HS48A2 2353801013163

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

0
MỤC LỤC
Nội dung..........................................................................................................Trang
MỤC LỤC......................................................................................................1
VẤN ĐỀ 1: HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC.................................................4
Câu 1.1: Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.................................................................6
Câu 1.2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì
những người đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp
pháp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...........................................8
Câu 1.3: Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không?
Vì sao?...................................................................................................9
Câu 1.4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án
liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này
tự viết tay...............................................................................................9
Câu 1.5: Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?......................10
Câu 1.6: Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho
câu trả lời?.............................................................................................10
Câu 1.7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào
để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?..........................10
Câu 1.8: Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của
ông Hựu?...............................................................................................11
Câu 1.9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc
của ông Hựu?........................................................................................11
Câu 1.10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức
không? Vì sao?......................................................................................12
Câu 1.11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong Bộ luật Dân sự liên
quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ.........................13
VẤN ĐỀ 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC................15
Câu 2.1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số
359 cho câu trả lời?...............................................................................16
Câu 2.2: Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định
đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?...............17
Câu 2.3: Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết
định số 359 cho câu trả lời?..................................................................17

1
Câu 2.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc
thẩm.......................................................................................................17
Câu 2.5: Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị
pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..................................................18
Câu 2.6: Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ
Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lý
không? Vì sao?......................................................................................19
Câu 2.7: Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C
và cụ D đã bị thu hồi trước khi hai cụ chết?.........................................21
Câu 2.8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác
định di sản của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị về
hướng xác định vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm?................................22
Câu 2.9: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo
hướng cụ C và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị
Nhà nước thu hồi? Suy nghĩ của anh/chị về hướng vừa nêu của Tòa giám
đốc thẩm................................................................................................23
VẤN ĐỀ 3: DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG...................................24
Câu 3.1: Đoạn nào của Bản án số 14 cho thấy di chúc có tranh chấp là di
chúc chung của vợ chồng?....................................................................24
Câu 3.2: Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp
dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Đoạn nào của Bản án số 14 cho câu
trả lời?...................................................................................................25
Câu 3.3: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án
về di chúc chung của vợ chồng trong mối quan hệ với Bộ luật Dân sự năm
2015.......................................................................................................25
VẤN ĐỀ 4: DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG...............................27
Câu 4.1: Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp
lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...........................................................27
Câu 4.2: Đối với phần đất có diện tích 4.582,3m2, Tòa án có coi đây là di
sản dùng vào việc thờ cúng hay không? Đoạn nào của Bản án số 222 cho câu
trả lời?...................................................................................................28
Câu 4.3: Các điều kiện để xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng có được
thỏa mãn hay không trong vụ việc đang nghiên cứu tại Bản án số 222? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.........................................................................29

2
Câu 4.4: Tòa án không chấp nhận yêu cầu chia phần đất có diện tích
4.582,3m2 có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..........30
Câu 4.5: Tòa án xác định phần đất có diện tích 4.582,3m 2 trở thành tài sản
chung của những người thừa kế có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý
khi trả lời...............................................................................................30
Câu 4.6: Tòa án xác định “mọi giao dịch chuyển nhượng, thế chấp… liên
quan đến phần đất này phải có sự đồng ý của các đồng thừa kế” có thuyết
phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...........................................31
Câu 4.7: Tòa án xác định “Nếu bà L không thực hiện tốt trách nhiệm thờ
cúng thì các đồng thừa kế có thể giao cho người khác quản lý, sử dụng phần
đất này để thờ cúng” có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
...............................................................................................................32
Câu 4.8: Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng
trong Bộ luật Dân sự.............................................................................32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, NGHIÊN CỨU.........................34

3
VẤN ĐỀ 1: HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC
Tóm tắt Bản án số 83/2009/DS-PT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân
dân tỉnh Phú Yên.
Nguyên đơn: ông Nguyễn Thanh Hiếu.
Bị đơn: bà Đặng Thị Trọng.
Bà Trọng và ông Này là vợ chồng, kết hôn từ năm 1970 và được Tòa nhận
định là hôn nhân hợp pháp. Trong thời gian đó, ông Này có quan hệ trai gái với bà
Nguyễn Thị Tâm sinh ra ông Hiếu, Việt, Trung nên gia đình bắt đầu mâu thuẫn. Từ
năm 1993, bà Trọng làm ăn, sinh sống tại nhà con là Nguyễn Thị Thu Sương ở
Ealâm, sông Hinh. Còn ông Này sống chung với ông Hiếu, ông Trung, ông Việt,
làm nghề gara nương tựa nhau, bà Trọng chỉ thỉnh thoảng đến chơi rồi về chứ
không ở chung nhà, tuy nhiên bà Trọng vẫn phụ nuôi con riêng của chồng học chữ,
học nghề và tạo điều kiện mở tiệm tại nhà làm ăn cho đến bây giờ.
Ngày 16/11/2008, ông Này qua đời. Trước khi qua đời, vào ngày 19/12/2007,
ông Này có lập giấy giao quyền thừa kế toàn bộ nhà đất thuộc quyền sở hữu chung
của ông với bà Trọng cho Nguyễn Thanh hiếu là con riêng của ông Này, được cha,
em gái, em trai ông Này điểm chỉ và ký tên làm chứng. Bà Trọng đuổi cả 3 anh em
Trung, Hiếu, Việt ra khỏi nhà và không cho hành nghề vì khi yêu cầu ông Hùng
(con riêng của bà Tâm) đưa lại sổ đỏ thì Hiếu có thái độ hỗn láo. Ngoài ra, bà còn
đề nghị bác bỏ di chúc vì không hợp pháp, phải chia di sản theo pháp luật vì bà cho
rằng ông Này đột ngột qua đời nên không có di chúc viết sẵn để giao lô đất cho
Hiếu, bà xin nhận nhà, đất và có trách nhiệm thối lại chênh lệch cho các thừa kế.
Vì thế nên ông Hiếu đâm đơn kiện bà Trọng, đề nghị Tòa giải quyết theo ý chí của
ông Này để ông Hiếu có chỗ sinh sống và hành nghề, ông Hiếu xin nhận ½ lô đất
mà ông Này đã có giấy giao lại cho ông Hiếu sử dụng thuộc tờ bản đồ số 08, thửa
số 83 do UBND huyện sông Hinh cấp ngày 2/5/2007, xin nhận nhà, thối lại chênh
lệch tài sản cho bà Trọng và rút yêu cầu chia lô đất ở Buôn Bai, xã Ealâm vì chưa
đủ căn cứ.
Cuối cùng, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên đã quyết định: bà Đặng Thị Trọng
được quyền sở hữu toàn bộ tài sản, nhà và đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số AG 677357, diện tích 255m2 thuộc tờ bản đồ số 08, thửa số 83 do UBND
huyện sông Hinh cấp ngày 2/5/2007 có tứ cận: đông giáp đường Lê Lợi, tây giáp
4
rãnh thoát nước và tường rào trường Tiểu học Hai Riêng số 1, nam giáp đất ông
Võ Kim Thành, bắc giáp đất ông Nguyễn Việt Nhi, tọa lạc tại 27 Lê Lợi, khu phố
6, thị trấn Hai Riêng, sông Hinh do ông Này và bà Trọng đứng tên; bà Trọng phải
thanh toán cho ông Hiếu 78.795.000đ là phần thừa kế được nhận theo di chúc của
ông Này; ông Hiếu, Trung, Việt có nghĩa vụ phải chuyển toàn bộ phụ tùng, đồ
nghề sửa chữa xe máy khỏi nhà 27 Lê Lợi, thị trấn Hai Riêng, sông Hinh; nếu chưa
thi hành xong khoản tiền nói trên thì hàng tháng bà Trọng phải chịu thêm lãi suất
theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tương ứng với số
tiền và thời gian chưa thi hành án.

Tóm tắt Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của Tòa


dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: ông Đỗ Văn Quang.
Bị đơn: bà Hoàng Thị Ngâm.
Ông Quang là con của cụ Đỗ Thị Hựu. Cụ Hựu kết hôn với cụ Đỗ Văn Hằng
và có 2 người con chung là bà Đỗ Thị Lựu và ông Đỗ Văn Hồng (đã hi sinh trong
kháng chiến chống Mỹ năm 1968, có vợ là bà Hoàng Thị Ngâm và có con chung là
chị Hạnh). Năm 1950, cụ Hằng chết không để lại di chúc. Đến năm 1954, cụ Hựu
chung sống với cụ Lương Văn Sách có 1 người con là ông Quang.
Cụ Hựu chết ngày 6/2/2005, di sản cụ để lại gồm thửa đất 56 diện tích 210m 2,
thửa đất 54 diện tích 462m 2 và thửa đất 57 diện tích 526m 2 tại thôn Lê Xá, xã Mai
Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, trên thửa đất 57 có 1 ngôi nhà cấp 4 năm gian và 1
giếng nước, nguồn gốc nhà và đất này là của cụ Hằng và cụ Hựu được thừa hưởng
của tổ tiên cụ Hằng để lại.
Bà Ngâm là người đang quản lý số di sản nêu trên. Cụ thể, năm 2006, bà đã
chuyển nhượng 80m2 thuộc thửa 54 cho ông Phạm Văn Xanh để lấy tiền san lấp
ao, vườn bằng phẳng, diện tích đất thuộc thửa 56 và 57 có rộng hơn so với trước
đây vì bà có tôn tạo và lấn bờ rộng thêm.
Khi kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, bà Ngâm đã xuất trình 1 bản di chúc
của cụ Hựu lập năm 1998 với nội dung cụ Hựu để lại tài sản nhà và đất cho bà
Ngâm và bà Lựu. Ông Quang khởi kiện yêu cầu hủy di chúc nêu trên của cụ Hựu
vì ông cho rằng bản di chúc này không hợp pháp và yêu cầu chia thừa kế theo pháp

5
luật. Ông Quang xin được nhận một phần đất để sử dụng, đối với diện tích đất mà
bà Ngâm đã chuyển nhượng cho ông Xanh thì ông Quang cũng đưa vào chia thừa
kế nhưng không yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bà Ngâm và ông
Xanh, phần đất này sẽ thuộc vào phần của bà Ngâm và chị Hạnh khi được chia
thừa kế. Bà Ngâm thì không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của ông Quang, nếu
phải chia thừa kế, bà yêu cầu Tòa án công nhận di chúc của cụ Hựu, phải tính thêm
cho bà công sức bảo quản, duy trì, quản lý di sản cũng như công sức chăm sóc khi
cụ Hựu ốm đau và mai táng khi cụ Hựu chết.
Tòa án sơ thẩm đã quyết định: chấp nhận yêu cầu của ông Quang về việc mở
thừa kế di sản của cụ Hựu, hủy một phần di chúc của cụ phán quyết quá quyền của
cụ là tài sản chung của dòng họ Đỗ, bác yêu cầu chia di sản cụ Hựu để lại theo
pháp luật của ông Quang. Tòa án phúc thẩm đã quyết định: bác yêu cầu kháng cáo
của ông Quang, giữ nguyên bản án sơ thẩm và bác tất cả các yêu cầu khác của
đương sự. Cuối cùng, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định: hủy cả bản
án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án sơ thẩm xét xử lại.

Câu 1.1: Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp
lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ Khoản 1, Khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là
hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này”.
Căn cứ Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nội dung của di
chúc:
“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.

6
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các
nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều
trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người
lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc
người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.
Căn cứ Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người làm chứng
cho việc lập di chúc:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau
đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
Căn cứ Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Người lập di chúc phải tự viết
và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này”.
Đối với hình thức di chúc do người để lại di sản lập bằng chữ viết tay, người
lập di chúc phải có năng lực lập di chúc và phải minh mẫn, sáng suốt vào thời điểm
lập di chúc, người lập di chúc phải là người bình thường, không bị khiếm khuyết
thể chất liên quan đến chức năng đọc, viết, nghe nói, ký tên, điểm chỉ (như câm,
điếc, mù, cụt hai tay, mù chữ,…). Di chúc phải do chính người để lại di sản tự
mình viết bằng chữ viết tay và tự mình ký tên, điểm chỉ vào tờ di chúc. Người lập
di chúc không được đánh máy chữ, in vi tính hoặc bằng các cách thức tương tự.
Một di chúc được lập ra bằng chữ viết tay mà không phải do người lập di chúc trực
tiếp viết ra thì không được coi là di chúc hợp pháp. Trường hợp người lập di chúc
đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ thì phải tuân theo quy định tại Điều 634 Bộ
luật Dân sự năm 2015: “Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di
chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di
chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký
hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người
làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

7
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại
Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này”. Riêng những trường hợp đặc biệt như di
chúc do chính người lập di chúc viết ra, nhưng viết bằng chân (hoặc các bộ phận
khác của cơ thể có giữ được bút để viết chữ, ví dụ: cắn bút bằng miệng, bằng răng
để viết, kẹp cẳng hai tay…), thì về nguyên tắc là không được công nhận, trừ khi
người lập di chúc viết chữ bằng cách này đã thuần thục; chữ viết, phong cách viết
đã theo một quy luật ổn định. Trên thực tế, có nhiều cá nhân đã quen viết chữ bằng
chân, chữ viết đã trở nên ổn định, thuần thục và chữ viết có quy luật rõ ràng, có
phong cách riêng thì có thể được xem xét, công nhận. Các trường hợp viết chữ
bằng các bộ phận khác của cơ thể một cách ngẫu nhiên, không phải là thói quen và
chưa thuần thục thì áp dụng quy định chung là không công nhận.
Nhìn chung, để một bản di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý thì cần tuân thủ
trước nhất về mặt nội dung theo quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015
vì di chúc có đặc điểm rất trọng hình thức. Người lập di chúc phải tuân theo các
quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như các
quy định khác về việc viết và xác nhận chữ viết trong bản di chúc, đối với vấn đề
người làm chứng thì phải tuân theo các quy định tại Điều 632, Điều 633 Bộ luật
Dân sự năm 2015.

Câu 1.2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm
chứng thì những người đã làm chứng di chúc của ông Này có là
người làm chứng hợp pháp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Những người đã làm chứng di chúc của ông Này bao gồm cha, em gái và em
trai. Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì cha của ông
Này không phải là người làm chứng hợp pháp nhưng em gái và em trai của ông
Này là những người làm chứng hợp pháp.
Căn cứ Điểm a, Điểm b Khoản 1, Khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm
2015 (tương ứng với Điểm a, Điểm b Khoản 1, Khoản 3 Điều 676 Bộ luật Dân
sự năm 2005):
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết;

8
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột,
chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn
ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng
với Khoản 1, Khoản 2 Điều 654 Bộ luật Dân sự năm 2005) quy định về người
làm chứng cho việc lập di chúc như sau:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau
đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc”.

Dựa trên cơ sở pháp lý nêu trên, cha của ông Này là người thừa kế theo pháp
luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên không thể là người làm chứng cho việc lập di
chúc theo quy định tại Khoản 1 Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015. Đối với em
gái và em trai của ông Này thì thuộc hàng thừa kế thứ hai thì sẽ không được xem là
người thừa kế theo di chúc vì cha của ông Này vẫn còn sống nên em gái và em trai
vẫn được xem là người làm chứng hợp pháp cho việc lập di chúc của ông Này.

Câu 1.3: Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay
không? Vì sao?
Di chúc của ông Này là di chúc do ông Này tự viết tay.
Vì dẫn chứng trong Bản án số 83 ghi rõ: “Xét thấy, giấy thừa kế do ông
Nguyễn Này viết không được chính quyền địa phương công chứng, chứng thực
nhưng được lập trong lúc ông này còn minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đe
doạ hoặc cưỡng ép và có nhiều người làm chứng nên được coi là hợp pháp”.

Câu 1.4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của
Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di
chúc do ông Này tự viết tay.

9
Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của ông
Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay là hợp lý và thuyết phục.
Căn cứ Khoản 1, Khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng
với Khoản 1, Khoản 4 Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005):
“1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa
dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là
hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này”.
Tuy di chúc của ông Này không được chính quyền địa phương công chứng,
chứng thực nhưng được lập trong lúc ông Này còn minh mẫn, sáng suốt không bị
lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép nên phù hợp với quy định của pháp luật tại Khoản 1
Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng với Khoản 1 Điều 652 Bộ luật
Dân sự năm 2005). Vì thế, việc Tòa án công nhận di chúc của ông Này là di chúc
hợp pháp là hợp lý và đúng đắn.

Câu 1.5: Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào?
Di chúc của cụ Hựu đã được lập theo các trình tự sau:
Ngày 25/11/2998, cụ Hưu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và
cụ Đỗ Thị Quý (mẹ của ông Vũ) ký tên làm chứng.
Ngày 04/01/1999, bà Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là
trưởng thôn) và Uỷ ban nhân dân xã Mai Lâm xác nhận.

Câu 1.6: Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số
874 cho câu trả lời?
Cụ Hựu là người không biết chữ.
Dẫn chứng trong Quyết định số 874 cho thấy câu trả lời là: “Đối với di chúc
ngày 25-11-1998 của cụ Hựu do bà Ngâm xuất trình, bà Ngâm, bà Đỗ Thị Lựu và
ông Vũ khai di chúc do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ và
cụ Đỗ Thị Quý (là mẹ của ông Vũ) ký tên làm chứng, sau đó ngày 04-01-1999 bà

10
Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là Trưởng thôn) và Ủy ban
nhân dân xã Mai Lâm xác nhận. Ông Quang xác định cụ Hựu là người không biết
chữ”.

Câu 1.7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều
kiện nào để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?
Căn cứ Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng với
Khoản 3 Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005): “Di chúc của người bị hạn chế về
thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn
bản và có công chứng hoặc chứng thực”.
Căn cứ Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng với Điều 656 Bộ
luật Dân sự năm 2005): “Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản
di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản
di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký
hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người
làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di
chúc”.
Dựa trên cơ sở pháp lý nêu trên, di chúc của người không biết chữ phải thỏa
mãn các điều kiện sau đây để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật: di
chúc phải được người làm chứng lập thành văn bản; quá trình lập di chúc phải có ít
nhất hai người làm chứng; di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực; người
lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm
chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc
và ký vào bản di chúc.

Câu 1.8: Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc
của ông Hựu?
Di chúc của ông Hựu đã đáp ứng được hai điều kiện là di chúc phải được
người làm chứng lập thành văn bản và quá trình lập di chúc phải có ít nhất hai
người làm chứng.
Với điều kiện đầu tiên, ông Hựu đã đọc cho ông Vũ viết di chúc, điều này
chứng tỏ di chúc đã được người làm chứng là ông Vũ lập thành văn bản.

11
Với điều kiện thứ hai, ông Vũ và bà Quý đã có mặt trong quá trình lập di
chúc, điều này chứng tỏ việc lập di chúc của ông Hựu đã có ít nhất hai người làm
chứng.

Câu 1.9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với
di chúc của ông Hựu?
Di chúc của ông Hựu đã không đáp ứng được ba điều kiện là di chúc phải
được công chứng hoặc chứng thực; người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào
bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận
chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Với điều kiện đầu tiên, Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm mới chỉ xác nhận chữ
ký của trưởng thôn là ông Thưởng chứ không xác định lại nội dung của bản di
chúc, điều này chứng tỏ di chúc của ông Hựu chưa được công chứng hoặc chứng
thực.
Với điều kiện thứ hai, việc giám định dấu vân tay của cụ Hựu trên bản di chúc
thông qua Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh sát đã kết luận “dấu vân tay mờ
không thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định” nên không
có căn cứ xác định di chúc đã được người lập nên điểm chỉ theo đúng quy định hay
chưa, và cũng chứng tỏ không thể xác minh được là ông Hựu có thực sự ký hoặc
điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng hay không.
Với điều kiện cuối cùng, ông Vũ và bà Quý đã ký vào bản di chúc nhưng ông
Hữu đã điểm chỉ nhưng dấu vân tay lại mờ nên cũng không có căn cứ cho thấy
những người làm chứng có thực sự đã xác nhận chữ ký và điểm chỉ hay chưa, điều
này cũng khiến cho điều kiện những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ
của người lập di chúc không được đảm bảo và không có cơ sở xác minh.

Câu 1.10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về
hình thức không? Vì sao?
Theo em, di chúc nêu trên chưa thỏa mãn các điều kiện về hình thức.
Di chúc của cụ Hựu thuộc trường hợp người không biết chữ hoặc hạn chế về
thể chất nên điều kiện để di chúc được lập thành văn bản một cách hợp pháp là
phải có công chứng, chứng thực qua Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015
(tương ứng với Khoản 3 Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005): “Di chúc của
12
người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm
chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”. Trong đó việc công
chứng, chứng thực là quan trọng nhất bởi nó thể hiện tính công bằng và khách
quan của bản di chúc đối với ý chí của người lập di chúc. Ở di chúc của cụ Hựu, cụ
Hựu chỉ đọc cho ông Vũ viết và bà Lựu mang di chúc đến để xin sự xác nhận của
trưởng thôn là ông Thưởng và Uỷ ban nhân dân xã Mai Lâm, điều này chưa thoả
mãn theo Khoản 2 Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng với Khoản 2
Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2005) “Trong trường hợp người lập di chúc không
đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được
thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công
chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di
chúc và người làm chứng”. Như vậy, người làm chứng là ông Vũ và cụ Quý không
ký xác nhận trước người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, đồng
thời việc chứng nhận bản di chúc khi đó cũng không có mặt người lập di chúc là cụ
Hựu và người làm chứng là ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý. Điều này không phù hợp
với luật quy định. Mặt khác, kết quả giám định dấu vân tay của cụ Hựu trên bản di
chúc cho biết dấu vân tay mờ không thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ
yếu tố giám định. Vì vậy, chưa đủ căn cứ để xác định di chúc nêu trên có đúng ý
của cụ Hựu hay không. Từ các nguyên nhân nêu trên, có thể nói bản di chúc của cụ
Hựu đã không thoả mãn các điều kiện về hình thức.

Câu 1.11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong Bộ luật Dân sự
liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ.
Theo em, các quy định trong Bộ luật Dân sự liên quan đến hình thức di chúc
của người không biết chữ là tương đối hợp lý. Trường hợp một người muốn lập di
chúc nhưng không biết chữ thì ngoài việc có công chứng hoặc chứng thực thì bản
di chúc này phải được người làm chứng lập thành văn bản theo Khoản 3 Điều 630
Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng với Khoản 3 Điều 652 Bộ luật Dân sự
năm 2005). Và cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 636 Bộ luật Dân sự năm
2015 (tương ứng với Khoản 2 Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2005) về việc
người khiếm khuyết thể chất liên quan đến chức năng đọc, viết, nghe nói, ký tên,
điểm chỉ (như câm, điếc, mù, cụt hai tay, mù chữ,…) lập di chúc thì người làm

13
chứng của họ khi lập di chúc thành văn bản phải ký xác nhận trước công chứng
viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn. Việc chứng nhận bản di chúc của công chứng viên hoặc những người có thẩm
quyền chứng thực cũng phải có sự hiện diện của chính bản thân người lập di chúc
và người làm chứng chứng kiến. Điều này sẽ tạo nên tính minh bạch cũng như bảo
vệ ý chí của người để lại di sản, tránh sự gian dối hoặc sự lợi dụng những khiếm
khuyết của người lập di chúc để giả mạo, đe doạ, cưỡng ép đến từ những người
đồng thừa kế.

Tuy nhiên, nhìn một cách khái quát hơn, các điều luật quy định tuy chặt chẽ
nhưng vẫn không thể xóa bỏ trường hợp di chúc được lập ra không hoàn toàn
truyền tải được ý niệm của người chết. Việc phải thông qua nhiều chủ thể để cho ra
đời bản di chúc cuối cùng suy cho cùng là khá tốn thời gian, nhân lực. Hơn nữa,
các chủ thể này chưa chắc đã nắm được toàn bộ mong muốn của người lập di chúc
nên có thể dẫn đến sơ suất. Các nhà làm luật nên cân nhắc đến những hình thức
mới cho di chúc của người không biết chữ như dùng băng ghi hình. Việc lắng nghe
trực tiếp tâm tư, nguyện vọng của chính người lập di chúc sẽ đảm bảo tính xác thực
cũng như tiết kiệm thời gian cho quá trình lập di chúc.

14
VẤN ĐỀ 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC
Tóm tắt Quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013 của Tòa dân
sự Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn: cụ Lê Thanh Quý.
Bị đơn: ông Nguyễn Hữu Dũng và ông Nguyễn Hữu Lộc.
Cụ Quý và cụ Hương kết hôn năm 1955 và có 12 con chung, tạo lập được bất
động sản bao gồm nhà và đất tại số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú
Nhuận. Ngày 06/04/2009, cụ Hương chết có để lại di chúc có nội dung chia toàn
bộ căn nhà và đất số 302 cho 5 người con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu
Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng và Quảng Thị Kiều, di chúc đã
được công chứng tại phòng công chứng số 4 TP. HCM. Nay cụ Quý khởi kiện yêu
cầu chia tài sản chung của vợ chồng cụ ra làm 2 phần, được hưởng ½ giá trị căn
2
nhà bằng hiện vật, 3 suất thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ Hương để
lại. Ông Lộc và Ông Dũng không có ý kiến gì đối với yêu cầu của cụ Quý về phần
tài sản chung của 2 cụ. Tuy nhiên, căn nhà hiện nay do hai ông quản lý và sử dụng
nên có xin cụ Quý được hưởng một phần vì không còn chỗ ở khác.
Tòa án sơ thẩm đã quyết định công nhận căn nhà số 302 Nguyễn Thượng
Hiền là tài sản chung của cụ Hương và cụ Quý. Cụ Quý được hưởng ½ căn nhà số
302 Nguyễn Thượng Hiền, ½ giá trị tiền xây dựng nhà, ngoài ra còn được hưởng
thừa kế của cụ Hương 18,8m2 diện tích đất, giá trị tiền xây dựng nhà 5 người con
được đề cập trong di chúc của cụ Hương, với 2 con là Minh Trí và Kiều Nga mỗi
người được hưởng 64,3m2 đất và giá trị tiền xây dựng nhà của căn nhà số 302
Nguyễn Thượng Hiền. Cuối cùng, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã quyết
định: chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; hủy Bản án dân
sự sơ thẩm số 1162/2010/DS- ST ngày 11/08/2010 của Tòa án nhân dân thành phố
Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp thừa kế” giữa nguyên đơn cụ Lê Thanh Quý
với bị đơn ông Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Hữu Lộc, giao hồ sơ cho Tòa án
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp
luật.

Tóm tắt Quyết định số 58/2018/DS-GĐT ngày 27-9-2018 của Tòa án


nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
15
Nguyên đơn: ông Trần Văn Y.
Bị đơn: Văn phòng công chứng M.
Cụ D và cụ C kết hôn với nhau từ năm 1957 nhưng không đăng ký kết hôn.
Năm 1959, trong thời kỳ hôn nhân giữa cụ D và cụ C, cụ D mua thửa đất ở xứ M
của ông Đ, nay là thửa đất số 38 tại khu M. Do cụ C không sinh nở được nên đã
đồng ý cụ D lấy cụ N và sinh ra ông D1. Năm 1987, ông Y nhận chuyển nhượng
của cụ C thửa đất số 38, tuy không viết giấy biên nhận nhưng có sự chứng kiến của
bà B và bà K. Từ năm 2006, cụ C quay về Hưng Yên, ông D1 và cụ D đến để quản
lý thửa đất ở khu M nhưng ông Y không đồng ý. Năm 2009, giữa ông Y và gia
đình cụ D xảy ra tranh chấp đối với thửa đất số 38. Ngày 16-12-2009, cụ C lập di
chúc với nội dung để lại thửa đất số 38 cho ông D1. Ngày 15-01-2011, cụ D lập di
chúc tại phòng công chứng M để lại phần tài sản của cụ tại thửa đất số 38 cho ông
D1. Sau khi cụ D mất, phòng công chứng đã tiến hành việc công chứng theo quy
định của pháp luật. Năm 2013, ông Y được biết phòng công chứng M đã công
chứng di chúc của cụ D và cụ C, ông cho rằng việc công chứng này không đúng
với quy định của pháp luật và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đình
ông nên ông đề nghị Tòa án tuyên bố hai văn bản công chứng vô hiệu.
Tòa án sơ thẩm đã quyết định tuyên bố văn bản công chứng di chúc của
phòng công chứng M đối với di chúc của cụ D và cụ C vô hiệu. Tòa án phúc thẩm
đã quyết định giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm. Cuối cùng, Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội đã quyết định hủy bỏ Bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm, giao lại
cho Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại theo
đúng yêu cầu của pháp luật.

Câu 2.1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết
định số 359 cho câu trả lời?
Cụ Hương đã định đoạt nhà đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận
Phú Nhuận cho các con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc
Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí).
Dẫn chứng trong Quyết định số 359 cho thấy câu trả lời là: “Theo các tài liệu,
chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện nguồn gốc nhà đất tại địa chỉ 25D/19
Nguyễn Văn Đậu (nay là 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận)
được Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận cấp giấy chứng nhận cho cụ Nguyễn Văn
16
hương vào năm 1994. Ngày 16/01/2009, cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất cho các
con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu
Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí). Bản di chúc này về hình thức có
công chứng của Phòng công chứng số 4, thành phố Hồ Chí Minh”.

Câu 2.2: Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương
định đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?
Dẫn chứng trong Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt
trong di chúc là tài sản chung vợ chồng cụ Hương là: “Bản di chúc này về hình
thức có công chứng của Phòng công chứng số 4, thành phố Hồ Chí Minh. Tại thời
điểm lập di chúc, cụ Hương có giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện Phú
Nhuận xác nhận cụ Hương minh mẫ. Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 652
Bộ luật dân sự năm 2005 thì di chúc trên là hợp pháp. Tuy nhiên, về nội dung thì di
chúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là tài sản chung của vợ chồng cụ
Hương và cụ Quý. Việc cụ Hương lập di chúc cho toàn bộ nhà đất cho 5 người con
trong khi không có sự đồng ý của cụ Quý là không đúng”.

Câu 2.3: Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của
Quyết định số 359 cho câu trả lời?
Tòa án đã công nhận hiệu lực đối với một phần tài sản của cụ Hương (½ nhà
2
đất) đối với 5 người con sau khi đã chia cho cụ Quý 3 suất thừa kế theo pháp luật.

Dẫn chứng trong Quyết định số 359 cho thấy câu trả lời là: “…Vì vậy, Tòa án
cấp sơ thẩm xét xử di chúc của cụ Nguyễn Văn Hương có hiệu lực một phần đối
với phần tài sản của cụ Hương (½ nhà đất) nên được chia đều cho 5 người con là
các ông bà Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn
Hữu Dũng, Quãng Thị Kiều (vợ ông Nguyễn Hữu Trí) sau khi đã chia cho cụ Quý
2
suất thừa kế theo pháp luật; còn ½ diện tích đất còn lại được chia cho cụ Quý;
3
phần giá trị căn nhà theo kết quả định giá của hội đồng định giá thì được chia cho
2
cụ Quý ½ và thêm 3 suất thừa kế theo pháp luật và phần còn lại chia đều cho 5
người con được hưởng thừa kế theo di chúc của cụ Hương là có căn cứ”.

17
Câu 2.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám
đốc thẩm.
Hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm là phù hợp với pháp luật hiện
hành.
Căn cứ Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng với Điều 634 Bộ
luật Dân sự năm 2005): “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài
sản của người chết trong tài sản chung của người khác”. Đối với trường hợp của
cụ Quý và cụ Hương, tài sản thuộc sở hữu chung của cả hai cụ. Trước khi chết, cụ
Hương cũng không có tài sản riêng nên chỉ có phần tài sản trong khối tài sản chung
với cụ Quý mới được xem là di sản mà cụ Hương để lại, và cụ Hương cũng chỉ có
thể tự định đoạt trong phần tài sản đó của mình chứ không được định đoạt toàn bộ
phần tài sản chung với người khác.
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng
với Điểm a Khoản 1 Điều 669 Bộ luât Dân sự năm 2005):
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho
hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
2) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng”.
Cụ Quý không được người lập di chúc cho hưởng phần di sản nhưng vì cụ
Quý và cụ Hương là vợ chồng, cụ Quý thuộc trường hợp được quy định trên nên
cụ Quý vẫn được hưởng phần di sản ½ đất mới đúng với cơ sở pháp lý nêu trên.
Từ các lập luận trên, có thể thấy việc Tòa án quyết định chỉ có ½ nhà đất được
chia cho 5 người thừa kế là hợp lý và đúng với pháp luật.

Câu 2.5: Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có
giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra là trường
hợp cụ Quý không để lại di chúc và trường hợp cụ Quý để lại di chúc.
Đối với trường hợp cụ Quý không để lại di chúc: trong trường hợp này, do cụ
Quý không để lại di chúc thì căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự
năm 2015 thì phần sở hữu của cụ Quý trong phần tài sản chung của vợ chồng sẽ
18
chia đều cho cụ Hương và 11 người con theo hàng thừa kế thứ nhất được quy định
tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 về người thừa kế theo
pháp luật: “a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ để, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Đối với hai người cháu là anh Nguyễn Trí
Minh và chị Nguyễn Thị Kiều Nga (con chung của ông Nguyễn Hữu Trí và bà
Quảng Thị Kiều) sẽ thừa kế thế vị theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 và Điều 652
Bộ luật Dân sự năm 2015. Phần di chúc hợp pháp của cụ Hương được hưởng sẽ là
1
tài sản thừa hưởng từ cụ Quý và ½ tài sản thuộc phần tài sản chung của vợ
13
chồng.
Đối với trường hợp cụ Quý để lại di chúc:
 Theo nhận định của Toà, phần di chúc cụ Hương mặc dù hợp pháp với
các điều kiện được pháp luật quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự
năm 2015 về “Di chúc hợp pháp”. Tuy nhiên về mặt nội dung di chúc
thì chỉ có giá trị pháp lý một phần bởi vì phần nhà đất được xem là di
sản thừa kế vốn là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương và cụ Quý. Do
đó, việc cụ Hương lập di chúc cho toàn bộ nhà đất cho 5 người con
trong khi không có sự đồng ý của cụ Quý là không đúng. Vậy nếu trong
trường hợp cụ Quý chết trước cụ Hương, đồng thời để lại di chúc toàn
bộ phần của cụ cho cụ Hương thì phần di chúc của cụ Hương sẽ hợp
pháp về nội dung, bao gồm toàn bộ nhà và đất trong di chúc của cụ
Hương căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 626 Bộ luật Dân sự
năm 2015:
“Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.”
 Nếu cụ Quý để lại di chúc nhưng không chỉ định phần thừa kế hoặc cho
2
thừa kế đối với cụ Hương không đủ 3 suất của một người thừa kế theo
pháp luật được quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cụ
2
Hương sẽ được hưởng phần di sản là 3 suất của người thừa kế theo
pháp luật lấy từ ½ phần tài sản đã tách ra từ phần tài sản chung của hai
2
vợ chồng. Như vậy, phần để thừa kế của cụ Hương sẽ là 3 suất thừa kế
theo pháp luật và ½ phần nhà đất.
19
 Nếu cụ Quý để lại di chúc mà cho người thừa kế đối với cụ Hương
2
vượt quá 3 suất của một người thừa kế theo pháp luật tại Điều 644 Bộ
luật Dân sự năm 2015 thì căn cứ theo Điều 609 Bộ luật Dân sự năm
2
2015, phần di chúc có giá trị pháp lý của cụ Hương sẽ là 3 suất thừa kế
theo pháp luật, ½ nhà đất cộng thêm phần di sản được hưởng từ cụ
Quý.

Câu 2.6: Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu
của cụ Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá
trị pháp lý không? Vì sao?
Trong trường hợp tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của
cụ Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương vẫn có giá trị pháp lý.
Vì di chúc của cụ Hương đã được công chứng tại Phòng công chứng số 4, thành
phố Hồ Chí Minh vào ngày 16/01/2009, đồng thời có Giấy chứng nhận sức khỏe
của Bệnh viện Phú Nhuận xác định cụ Hương vẫn minh mẫn. Mặc dù pháp luật
hiện hành không có quy định hay hướng dẫn nào về việc di sản được thêm vào di
chúc sau khi di chúc được công chứng có hợp pháp hay không. Nhưng căn cứ vào
các lẽ sau:
 Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, tại thời điểm lập di chúc,
cụ Hương vẫn minh mẫn, sáng suốt và không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng
ép theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm
2015 thì cụ vẫn là tự nguyện để lại phần tài sản của cụ cho các con và
nội dung của di chúc cũng không vi phạm điều cấm của luật tại Điểm b
Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó, trong trường
hợp tài sản được định đoạt chỉ thuộc sở hữu của cụ Hương vào đầu
tháng 4/2009, tức sau khi di chúc được công chứng thì di chúc vẫn có
hiệu lực pháp lý như bình thường. Bởi vì bản chất của việc công chứng
di chúc là để đảm bảo ý chí chủ quan của người lập di chúc không bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài tác động và đảm bảo cho di chúc
được thực hiện một cách đầy đủ, toàn vẹn, có cơ sở dựa trên việc tôn
trọng ý chí của người đã khuất trong trường hợp để lại di chúc. Chứ
việc công chứng di chúc không phải là một yếu tố cấu thành tính hợp
pháp của di chúc, bởi vì di chúc hợp pháp hay không thì tại Điều 630
20
Bộ luât Dân sự năm 2015 đã quy định rất đầy đủ các điều kiện như thế
nào thì di chúc được coi là hợp pháp. Còn về việc công chứng di chúc
tại Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định rất rõ: “Người
lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc”.
Do đó, có thể thấy việc công chứng di chúc là việc mà người lập di
chúc có thể làm hoặc không. Luật đã dùng từ “có thể” thì việc công
chứng hay không cũng không trái với quy định của pháp luật về tính
hợp pháp của di chúc. Chẳng qua trong trường hợp công chứng di chúc
thì phải đảm bảo các yếu tố khách quan được quy định tại Điều 637 Bộ
luật Dân sự năm 2015 để cho di chúc hoàn toàn phù hợp với ý chí của
người lập di chúc. Bên cạnh đó, tại Điều 640 Bộ luật Dân sự năm
2015 quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc:
“Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã
lập vào bất cứ lúc nào. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc
thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu
một phần di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần
bổ sung có hiệu lực pháp luật”. Do đó, có thể thấy trong trường hợp di
chúc công chứng vào 16/01/2009 và đến đầu tháng 04/2009 toàn bộ di
sản của cụ Hương để lại có thay đổi tăng lên hay ít đi thì chí ý, ý
nguyện vọng của cụ Hương ban đầu khi lập di chúc vẫn không thay đổi,
tức cụ vẫn muốn để lại toàn bộ tài sản cho các con của cụ thì di chúc
của cụ vẫn có giá trị pháp lý không thay đổi.
 Tiếp đó, căn cứ Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 về hiệu lực di
chúc thì hiệu lực của di chúc sẽ bắt đầu từ thời điểm mở thừa kế (tức
thời điểm người lập di chúc mất hoặc khi các thừa kế yêu cầu) chứ
không phải là thời điểm di chúc được công chứng. Hơn nữa, căn cứ
khoản 3 Điều luật nêu trên thì di chúc chỉ không có hiệu lực nếu di
sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Tuy
nhiên đối với trường hợp của cụ Hương thì ngược lại, di sản của cụ để
lại thì tăng lên.
 Ngoài ra, có thể căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự
năm 2015 quy định về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương
lai: “2. Tài sản hình thành trong tương lai gồm: b) Tài sản đã hình
thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác
lập giao dịch”, thì có thể xem đây là tài sản được hình thành trong
21
tương lai với cụ Hương trong trường hợp chứng minh được rằng cụ biết
trước và chắc chắn rằng toàn bộ tài sản để thừa kế thuộc về cụ vào đầu
tháng 4/2009. Bên cạnh đó, tại Điều 105 và Điều 612 Bộ luật Dân sự
năm 2015, có thể khẳng định tài sản được hình thành trong tương lai
vẫn được xem là một loại tài sản. Do đó, cụ Hương hoàn toàn có quyền
lập di chúc với phần tài sản này.
Từ các lý lẽ nêu trên, em nhận thấy di chúc của cụ Hương vẫn hợp pháp và
nên được thực hiện.

Câu 2.7: Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của
cụ C và cụ D đã bị thu hồi trước khi hai cụ chết?
Dẫn chứng trong Quyết định số 58 cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C và cụ
D đã bị thu hồi trước khi hai cụ chết là: “Ngày 16-12-2009, cụ C lập di chúc với
nội dung để lại một phần tài sản là bất động sản tại thửa đất số 38, tờ bản đồ số 13
nêu trên cho con trai tôi (ông Nguyễn Văn D1). Ngày 15-01-2011, cụ D lập di chúc
tại Phòng công chứng M, tỉnh Vĩnh Phúc với nội dung để lại phần tài sản của mình
tại thửa đất nêu trên cho ông D1. Khi Nhà nước thu hồi, bồi thường bằng tái định
cư (hoặc nhận tiền) và bồi thường tài sản trên đất thì ông D1 được đứng tên và
nhận tiền. Ngày 07-9-2010, cụ C chết. Ngày 21-01-2011, cụ D chết. Sau khi cụ D
và cụ C chết, ngày 26-01-2011, Phòng công chứng M tỉnh Vĩnh Phúc (sau đây viết
tắt là Phòng công chứng M) có Văn bản công bố Di chúc ngày 16-12-2009 của cụ
T1 và Di chúc ngày 15-01-2011 của cụ D đối với di sản của hai cụ là thửa số 38,
Tờ bản đồ số 13 khu M, phường N, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc […] Ngoài ra, di
sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, Tờ bản đồ số 13
đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-7-2010 của Ủy ban
nhân dân thành phố Vĩnh Yên”.

Câu 2.8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm
xác định di sản của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của
anh/chị về hướng xác định vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm?
Dẫn chứng trong Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác định di
sản của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất là: “Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để
lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 38, tờ bản đồ số 13…”

22
Hướng xác định vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm là đúng đắn và thuyết phục.
Căn cứ Điều 53 Hiến pháp năm 2013: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các
tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
Căn cứ Khoản 2 Điều 54 Hiến pháp năm 2013: “Tổ chức, cá nhân được
Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất
được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định
của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ”.
Theo đó, bằng việc cấp “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà”, Nhà nước thể hiện rõ quan điểm về đất đai
và quyền của tổ chức, cá nhân liên quan với đất đai là “quyền sử dụng đất”. Vì vậy,
quan điểm của Tòa giám đốc thẩm khi xác định di sản của cụ C và cụ D là quyền
sử dụng đất tại Quyết định số 58 là đúng.

Câu 2.9: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm
theo hướng cụ C và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử
dụng đất bị Nhà nước thu hồi? Suy nghĩ của anh/chị về hướng vừa
nêu của Tòa giám đốc thẩm.
Dẫn chứng trong Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo hướng
cụ C và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bị Nhà nước
thu hồi là: “Ngoài ra, di sản của cụ D, cụ C để lại là quyền sử dụng đất tại thửa đất
số 38, Tờ bản đồ số 13 đã bị thu hồi theo Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21-
7-2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên nhưng giá trị quyền sử dụng đất
của người có đất bị thu hồi vẫn được pháp luật bảo đảm theo quy định của Luật
Đất đai nên hai cụ có quyền lập di chúc định đoạt tài sản trên cho ông D1”.
Hướng vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm là hướng giải quyết đúng đắn và hợp
lý.
Thứ nhất, giá trị bồi thường khi quyền sử dụng đất bị thu hồi gắn liền với
quyền sử dụng đất (gắn liền với tài sản).
Thứ hai, giá trị bồi thường được quy đổi bằng tiền.

23
Do vậy, pháp luật đã gián tiếp thừa nhận giá trị bồi thường khi quyền sử dụng
đất bị thu hồi là tài sản. Quyết định này là thỏa đáng, đảm bảo được quyền, lợi ích
hợp pháp giữa các bên, di nguyện của hai cụ C và cụ D được thực hiện, di chúc
được thi hành và đảm bảo quyền lợi cho người hưởng di sản là ông D1.

VẤN ĐỀ 3: DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG


Tóm tắt Bản án số 14/2017/DS-ST ngày 28/9/2017 của Tòa án nhân
dân huyện C tỉnh Phú Thọ.
Nguyên đơn: bà Hoàng Thị H.
Bị đơn: anh Hoàng Tuyết H.
Ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H là vợ chồng. Tháng 1/2016, ông X
chết và có để lại một bản di chúc chung của vợ chồng viết vào ngày 10/8/2015.
Anh H, anh H2, anh H3 là con đẻ của ông X và bà H không công nhận di chúc
chung của vợ chồng bà là hợp pháp. Bà H khởi kiện và yêu cầu Tòa án công nhận
di chúc chung của vợ chồng bà là hợp pháp.
Cuối cùng, Tòa án nhân dân huyện C tính Phú Thọ đã quyết định công nhận
di chúc chung của ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H viết ngày 10/8/2015 là
hợp pháp, không chấp nhận yêu cầu của anh Hoàng Tuyết H và anh Hoàng Quốc
H2 đòi chia di sản của ông Hoàng Minh X.

Câu 3.1: Đoạn nào của Bản án số 14 cho thấy di chúc có tranh chấp
là di chúc chung của vợ chồng?

24
Dẫn chứng trong Bản án số 14 cho thấy di chúc có tranh chấp là di chúc
chung của vợ chồng là: “Ngày 10/08/2015, ông X viết di chúc chung của vợ chồng,
bà H cùng ký với nội dung: “Nay hai chúng tôi nhất trí giao lại căn nhà 4 gian, sân
gạch, giếng nước ăn và toàn bộ tài sản trong nhà từ cái nhỏ nhất, đến cái to nhất
cho con trai Hoàng Hồng H1 có số chứng minh nhân dân là số […] vì Hoàng Hồng
H1 là người có công nuôi dưỡng cha mẹ trong khi ốm yếu. Khi cha mẹ qua đời H1
có trách nhiệm chôn cất và thờ cúng. Số đất thổ cư và vườn đổi H1 được hưởng
thụ, còn những người con khác đã phân chia. Nay không có gì để cho. Vì bất hiếu
với cha mẹ... Khi tôi gia đi trước vợ thì bản di chúc này sẽ giao lại cho vợ là Hoàng
Thị H. Sau khi bà Hoàng Thị H mất sẽ giao cho con trai Hoàng Hồng H1 sẽ quản
lý số đất của gia đình từ trong nhà đến ngoài đồng là H1 phải chịu trách nhiệm.
Vậy kính mong UBND Thị trấn xác nhận””, “Quan hệ pháp luật: Ông Hoàng Minh
X và bà Hoàng Thị H là vợ chồng. Trong thời kỳ hôn nhân ông bà tạo dựng được
khối tài sản chung như biên bản thẩm định ngày 21/08/2017. Tháng 01/2016 ông X
chết và có để lại một bản di chúc chung của vợ chồng viết ngày 10/08/2015”.

Câu 3.2: Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý
khi áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Đoạn nào của Bản án
số 14 cho câu trả lời?
Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp dụng Bộ
luật Dân sự năm 2015.
Bộ luật Dân sự năm 2015 không có điều luật nào quy định về di chúc chung
của vợ, chồng như Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Vợ, chồng có
thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Thay vào đó, Tòa án xét đến nội
dung của bản di chúc và các điều kiện khác được quy định trong Bộ luật Dân sự
năm 2015. Dựa vào nội dung phù hợp với quy định của pháp luật, di chúc được
công nhận là hoàn toàn có hiệu lực pháp lý.
Dẫn chứng trong Bản án số 14 cho thấy câu trả lời là: “Nội dung của bản di
chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội phù hợp với quy
định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015”, “Công nhận di chúc chung của ông
Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H viết ngày 10/08/2015 là hợp pháp”.

25
Câu 3.3: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của
Tòa án về di chúc chung của vợ chồng trong mối quan hệ với Bộ luật
Dân sự năm 2015.
Hướng giải quyết trên của Tòa án về di chúc chung của vợ chồng trong mối
quan hệ với Bộ luật Dân sự năm 2015 là hoàn toàn hợp tình, hợp lý và đặc biệt phù
hợp với thực tiễn xét xử.
Tuy Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định cụ thể về trường hợp này
như Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2005 nhưng khi ta so sánh di chúc với các điều
kiện để xem xét tính hợp pháp của nó theo Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì
nội dung của bản di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội phù hợp với quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm
2015: “Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật”.
Bên cạnh đó, người lập di chúc (ông X và bà H) hoàn toàn tự nguyện, trong
trạng thái hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt tại thời điểm lập. Điều này được các bên
đương sự có liên quan thừa nhận và thể hiện rõ trong bản án nên phù hợp với Điểm
a Khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Người lập di chúc minh mẫn,
sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép”.
Hơn hết, di chúc có hình thức phù hợp với luật định về hình thức của di chúc
bằng văn bản không có người làm chứng được quy định tại Điều 633 Bộ luật Dân
sự năm 2015: “Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di
chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều
631 của Bộ luật này”. Cụ thể trong trường hợp của bản án, di chúc này do ông X
tự viết và được vợ chồng ông cùng kí tên vào. Theo kết luận giám định số
1700/KLGĐ ngày 28/08/2017 thì đây chính xác là chữ kí tay của ông X, việc
không xác nhận chữ kí của bà H là do bà còn sống tại thời điểm xảy ra tranh chấp.
Tiếp theo, di chúc chung này của hai vợ chồng nhằm định đoạt tài sản của ông
X và bà H. Điều này là phù hợp với luật định về việc cá nhân có quyền lập di chúc
để định đoạt tài sản của mình theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm
2015: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản
của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật”.

26
Và cuối cùng, Tòa án chỉ công nhận di chúc trên của hai vợ chồng ông X và
bà H là hợp pháp chứ không đề cập đến hiệu lực của di chúc. Theo Khoản 1 Điều
611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời điểm mở thừa kế thì điều này là
hợp lý vì tuy đây là di chúc chung của hai vợ chồng nhưng do ông X qua đời trước
bà H nên thời điểm mở thừa kế chưa có hiệu lực: “Thời điểm mở thừa kế là thời
điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì
thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.
Dựa trên các lập luận trên, có thể thấy dù pháp luật hiện hành không quy đihj
cụ thể về di chúc chung của vợ chồng nhưng dựa trên các điều kiện về nội dung,
hình thức,… thì đây được xem là một bản di chúc hợp pháp nên Tòa án công nhận
di chúc này có hiệu lực pháp lý là hoàn toàn thuyết phục.

27
VẤN ĐỀ 4: DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG
Tóm tắt Bản án số 222/2018/DS-PT ngày 15/11/2018 của Tòa án nhân
dân tỉnh Cà Mau.
Nguyên đơn: anh Phan Văn Được.
Bị đơn: anh Phan Văn Tân và chị Phan Thị Hương.
Bà Lùng chết để lại di chúc cho 7 người con đồng thừa hưởng tài sản để thờ
cúng cho mẹ. Hiện tại, anh Được quản lý nhà đất theo di chúc. Anh Được muốn
chia di sản của mẹ nhưng anh Tân và chị Hương không đồng ý.
Cuối cùng, Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau đã quyết định: chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của anh Được, anh Được sở hữu toàn bộ di sản của bà Lùng, thanh toán
1
cho anh Tân và chị Hương 7 giá trị di sản của bà Lùng.

Câu 4.1: Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị
pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được
chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định
không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa
kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho
người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng
thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di
sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số
những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa
vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng”.
Dựa trên cơ sở pháp lý nêu trên, có thể thấy di sản dùng vào việc thờ cúng có
giá trị pháp lý cần phải thóa các điều kiện và thể hiện các nội dung như sau:

28
 Cách thức lập di sản dùng vào việc thờ cúng: do người có tài sản để lại
xác định trong di chúc từ một phần di sản của người đó.
 Cách thức chọn người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và thực
hiện việc thờ cúng (còn gọi là lập tự): có hai cách là hoặc do người lập
di chúc chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế theo di
chúc thỏa thuận cử ra để thực hiện việc thờ cúng, nếu người lập di chúc
không chỉ định trong di chúc.
 Chế tài áp dụng với người được chỉ định đảm trách việc quản lý di sản
và lo việc thờ cúng vi phạm nghĩa vụ thờ cúng là những người thừa kế
có quyền chọn người khác lo việc thờ cúng.
 Không được để lại di sản thờ cúng trong hai trường hợp là khi tài sản
không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết, hoặc di chúc
định đoạt toàn bộ di sản chỉ để dùng vào việc thờ cúng.
Có thể thấy, để đơn giản hóa việc thờ tự, thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong
việc hưởng dụng di sản dùng vào việc thờ cúng, pháp luật hiện hành không quy
định về những điều kiện bắt buộc quá khắt khe như trong cổ luật, mà chỉ xem việc
lập người thừa tự cũng giống như việc chia di sản theo nguyên tắc chung thông
thường.
Tuy nhiên, với bốn nội dung vừa nêu, quy định về di sản dùng vào việc thờ
cúng nêu trên vẫn còn hết sức sơ sài, không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh một
quan hệ xã hội hết sức đa dạng và phức tạp như quan hệ thừa kế di sản dùng vào
việc thờ cúng. Không kể sự khác biệt về tập quán và tục lệ thờ cúng tổ tiên ở các
vùng, miền thì tục lệ chung về thờ cúng đã hết sức phức tạp. Do đó, với bốn nội
dung như vừa nêu trên, pháp luật không thể điều chỉnh hết các vấn đề xã hội - pháp
lý được đặt ra trong loại việc này. Để giải quyết tốt vấn đề này, nhà làm luật cần có
những sửa đổi, bổ sung thích hợp các quy định về hương hỏa và di sản thờ cúng.

Câu 4.2: Đối với phần đất có diện tích 4.582,3m 2, Tòa án có coi đây là
di sản dùng vào việc thờ cúng hay không? Đoạn nào của Bản án số
222 cho câu trả lời?
Đối với phần đất có diện tích 4.582,3m 2, Tòa án coi đây là di sản dùng vào
việc thờ cúng.

29
Dẫn chứng trong Bản án số 222 cho thấy câu trả lời là: “Tại tờ di chúc ngày
08 tháng 7 năm 2004 bà Lùng để lại nhà đất cho 7 người con đồng thừa hưởng để
thờ cúng cho mẹ, anh Được là người đang quản lý di sản, hiện tại 5/7 anh chị em
của anh Được đồng ý chia di sản và giao cho anh Được sở hữu di sản”.

Câu 4.3: Các điều kiện để xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng có
được thỏa mãn hay không trong vụ việc đang nghiên cứu tại Bản án
số 222? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được
chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định
không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa
kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho
người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng
thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di
sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số
những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa
vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng”.
Dựa theo cơ sở pháp lý nêu trên, có thể thấy các điều kiện để xác lập di sản
dùng vào việc thờ cúng đã thỏa mãn trong vụ việc đang nghiên cứu tại Bản án số
222, cụ thể như sau:
 Về cách thức lập di sản dùng vào việc thờ cúng: do bà Lùng là người có
tài sản để lại xác định trong di chúc từ một phần di sản của bà.
 Về cách thức chọn người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và thực
hiện việc thờ cúng: di chúc này thể hiện nguyện vọng của cụ C giao
phần đất cho bà L dùng vào việc thờ cúng.
 Về chế tài áp dụng với người được chỉ định đảm trách việc quản lý di
sản và lo việc thờ cúng vi phạm nghĩa vụ thờ cúng là những người thừa
kế có quyền chọn người khác lo việc thờ cúng: điều kiện này đã được

30
Tòa án xác định là nếu bà L không thực hiện tốt trách nhiệm thờ cúng
thì các đồng thừa kế có thể giao cho người khác quản lý, sử dụng phần
đất này để thờ cúng.
 Không được để lại di sản thờ cúng trong hai trường hợp là khi tài sản
không đủ để thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết, hoặc di chúc
định đoạt toàn bộ di sản chỉ để dùng vào việc thờ cúng: về điều kiện
này thì trong vụ việc không nói đến vấn đề thanh toán nghĩa vụ tài sản
của bà Lùng nên có thể xem như nghĩa vụ đó không có hoặc đã được
thực hiện xong.
Từ các lập luận trên có thể thấy, các điều kiện cần thiết để di sản dùng vào
việc thờ cúng có giá trị pháp lý đều đã được thỏa mãn.

Câu 4.4: Tòa án không chấp nhận yêu cầu chia phần đất có diện tích
4.582,3m2 có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tòa án không chấp nhận yêu cầu chia phần đất có diện tích 4.582,3m 2 là
thuyết phục.
Căn cứ Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trường hợp người
lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó
không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc
quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng
di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người
thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý
để thờ cúng”.
Ông C xác định đây là đất dùng vào việc thờ cúng do đó không được phân
chia. Bà L là người có công cải tạo, canh tác toàn bộ di sản thừa kế của ông C nên
giao cho bà L, quản lý canh tác toàn bộ phần đất này là phù hợp. Thực tế bà L hiện
đang thờ cúng cụ C và cụ V, bà H cũng thừa nhận đất lá là đất dùng để thờ cúng.
Mặc dù di chúc của cụ C chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật nhưng theo di
chúc này vẫn thể hiện nguyện vọng của cụ C giao phần đất cho bà L dùng vào việc
thờ cúng.

31
Câu 4.5: Tòa án xác định phần đất có diện tích 4.582,3m 2 trở thành
tài sản chung của những người thừa kế có thuyết phục không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tòa án xác định phần đất có diện tích 4.582,3m 2 trở thành tài sản chung của
những người thừa kế là chưa thuyết phục.
Căn cứ Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trường hợp người
lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó
không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc
quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng
di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người
thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý
để thờ cúng”.
Phần đất trên đã được xác nhận là di sản dùng vào việc thờ cúng thì sẽ được
phân biệt với tài sản chung từ di sản thừa kế. Và vì nó không nằm trong phần tài
sản được chia thừa kế cho nên ta chỉ xác định quyền quản lý và sử dụng cho việc
thờ cúng chứ không thể xác định là tài sản chung được. Vì vậy, theo em, quyết
định trên của Tòa án là chưa hợp lý.

Câu 4.6: Tòa án xác định “mọi giao dịch chuyển nhượng, thế chấp…
liên quan đến phần đất này phải có sự đồng ý của các đồng thừa kế”
có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Việc Tòa án xác định “mọi giao dịch chuyển nhượng, thế chấp… liên quan
đến phần đất này phải có sự đồng ý của các đồng thừa kế” là không thuyết phục.
Căn cứ Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được
chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định
không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa
kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho
người khác quản lý để thờ cúng”.
Tuy cụ C không để lại di chúc đúng theo hình thức quy định của pháp luật
nhưng di chúc trên vẫn thể hiện được nguyện vọng của cụ C là để đất này lại cho
32
bà L quản lý với mục đích thờ cúng. Vậy nên, để tôn trọng quyết định cũng như
nguyện vọng của người lập di chúc thì phần di sản thờ cúng trên không được phép
chuyển nhượng thế chấp hay phát sinh bất cứ giao dịch nào. Các đồng thừa kế hay
người được chỉ định quản lý như bà L phải đảm bảo được phần đất trên được sử
dụng đúng mục đích theo nguyện vọng là dùng vào việc thờ cúng.

Câu 4.7: Tòa án xác định “Nếu bà L không thực hiện tốt trách nhiệm
thờ cúng thì các đồng thừa kế có thể giao cho người khác quản lý, sử
dụng phần đất này để thờ cúng” có thuyết phục không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Tòa án xác định “Nếu bà L không thực hiện tốt trách nhiệm thờ cúng thì các
đồng thừa kế có thể giao cho người khác quản lý, sử dụng phần đất này để thờ
cúng” là chưa thuyết phục.
Căn cứ Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ
cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được
chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định
không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa
kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho
người khác quản lý để thờ cúng”.
Toà án đã xác định hiện bà L đã và đang canh tác trên phần đất này. Xét thấy
hoạt động này đã có từ trước khi cụ C mất, cho nên việc bà L quản lý cũng như sử
dụng phần đất trên để canh tác là hợp tình, hợp lý. Nay nếu bà L không thực hiện
tốt trách nhiệm của mình với phần di sản thờ cúng trên thì theo quy định của pháp
luật có thể chuyển giao quyền quản lý di sản thờ cúng cho các đồng thừa kế khác
và không bao gồm quyền sử dụng như bà L.

Câu 4.8: Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ
cúng trong Bộ luật Dân sự.
Căn cứ Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì phần di sản dùng vào việc thờ
cúng không được chia thừa kế mà được giao cho một người quản lý để thực hiện
việc thờ cúng. Trong vụ việc đang được nghiên cứu thì Tòa án lại chấp nhận khởi
kiện của anh Được, đồng ý chia di sản được di chúc dùng vào việc thờ cúng. Như

33
vậy, giải pháp của Tòa án không đúng với quy định của Bộ luật Dân sự (như các
phần phân tích mà em đã đề cập trong các câu trả lời phía trên).
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thờ cúng là phong tục tập quán của nhân dân,
mục đích thờ cúng người chết và tổ tiên người đó là nhằm tưởng nhớ và biết ơn
những người đã chết mang tính giáo dục sâu sắc và tính nhân văn cao cả. Thường
là việc thờ cúng được tiến hành vào ngày giỗ hàng năm của người chết, ngày rằm,
ngày tết và thờ cúng người để lại di sản đó khi mới chết ba ngày, cúng đầu tuần,
cúng bốn chín ngày, cúng một trăm ngày và cúng cơm thường hàng ngày kể từ
ngày người đó được mai táng xong cho đến hết một trăm ngày... Dù không có di
chúc thì dựa vào phong tục nhiều vùng miền, tín ngưỡng khác nhau thì con cháu
trong gia đình vẫn tổ chức hoạt động thờ cúng.
Ở vụ việc đang nghiên cứu, Tòa án đã quyết định chia di sản bằng hình thức
chia giá trị di sản thờ cúng. Chứng tỏ căn nhà được bà Lùng viết trong di chúc
dùng cho việc thờ cúng sẽ không bị phá hủy để chia ra cho các đồng thừa kế. Tuy
nhiên, căn nhà đó sẽ được sang tên cho anh Được theo đúng nguyện vọng của anh
và các đồng thừa kế khác. Điều này cho thấy sự linh hoạt trong cách áp dụng pháp
luật vào cuộc sống thực tiễn của Tòa án.

34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, NGHIÊN CỨU
1. Bộ luật Dân sự năm 2005.
2. Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của
Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2023.
4. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức 2022 (xuất bản lần thứ năm).
5. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007.
6. Bản án số 83/2009/DS-PT ngày 28/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú
Yên.
7. Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
8. Quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
9. Quyết định số 58/2018/DS-GĐT ngày 27-9-2018 của Tòa án nhân dân cấp
cao tại Hà Nội.
10.Bản án số 14/2017/DS-ST ngày 28/9/2017 của Tòa án nhân dân huyện C
tỉnh Phú Thọ.
11.Bản án số 222/2018/DS-PT ngày 15/11/2018 của Tòa án nhân dân tỉnh Cà
Mau.

35

You might also like