You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

------

BUỔI THẢO LUẬN TUẦN THỨ BẢY

CHỦ ĐỀ
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Bộ môn :Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế
Giảng viên :Th.S Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Lớp :TM47.4

TP. HỒ CHÍ MINH, NGÀY 15 THÁNG 04 NĂM 2023


THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 Võ Minh Thư 2253801011287

2 Bạch Hoài Thương 2253801011288

3 Phạm Uyên Thy 2253801011297

4 Nguyễn Hồ Thủy Tiên 2253801011299

5 Lê Thị Thanh Tuyền 2253801011324

6 Phạm Minh Uyên 2253801011332

7 Trần Dương Bảo Uyên 2253801011333

8 Trần Ngọc Bảo Uyên 2253801011334

9 Đặng Thị Thùy Vân 2253801011335

10 Nguyễn Thị Thanh Vi 2253801011340


MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH VỢ/CHỒNG CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN
Tóm tắt Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12-02-2009 của Toà phúc thẩm
TANDTC tại Hà Nội. ................................................................................................... 1
Tóm tắt Án lệ 41/2021/AL. .......................................................................................... 1
Câu 1.1. Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật. ........ 2
Câu 1.2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong
Bản án số 20. ................................................................................................................ 3
Câu 1.3. Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở
pháp lý. ......................................................................................................................... 3
Câu 1.4. Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không trong Bản án số 20? Vì sao? 3
Câu 1.5. Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng
không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
...................................................................................................................................... 3
Câu 1.6. Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào trong
Bản án số 20? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? ................................................... 4
Câu 1.7. Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối
năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời. ........................................................................................................................... 4
Câu 1.8. Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở
miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ................................................................... 5
Câu 1.9. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của
cụ Thát. ......................................................................................................................... 5
Câu 1.10. Trong Án lệ số 41/2021/AL, bà T2 và bà S có được hưởng di sản do ông T1
để lại không? Đoạn nào của Án lệ có câu trả lời. ........................................................ 6
Câu 1.11. Suy nghĩ của anh/chị về việc Án lệ xác định tư cách hưởng di sản của ông
T1 đối với bà T2 và bà S. ............................................................................................. 7
VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN
Tóm tắt Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20-04-2012 của Toà dân sự
TANDTC. ..................................................................................................................... 8
Câu 2.1. Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời. ........................................................................................................ 8
Câu 2.2. Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di
sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ............................................................................... 8
Câu 2.3. Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? .............................................................. 9
Câu 2.4. Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào của
bản án cho câu trả lời?................................................................................................ 10
Câu 2.5. Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý. ... 10
Câu 2.6. Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với
tư cách nào? Vì sao?................................................................................................... 10
Câu 2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh
Tùng ........................................................................................................................... 11
Câu 2.8. Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau khi có
LHNVGĐ năm 1986, anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụ Dung không?
Vì sao? ........................................................................................................................ 11
Câu 2.9. Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời. ............................................................................................................... 12
Câu 2.10. Đoạn nào của Bản án cho thấy bà Tiến là con cụ Thát? ............................ 12
Câu 2.11. Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến?
.................................................................................................................................... 12
Câu 2.12. Ở Việt Nam con dâu, con rể của người để lại di sản có là người thừa kế của
người để lại di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ......................................... 13
Câu 2.13. Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào xác định con dâu, con rể là người
thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà
anh/chị biết. ................................................................................................................ 13
VẤN ĐỀ 3: CON RIÊNG CỦA VỢ/ CHỒNG
Câu 3.1. Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao? ........................ 15
Câu 3.2. Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời. ............................................................................................. 15
Câu 3.3. Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao?
.................................................................................................................................... 15
Câu 3.4. Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến
được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời................................................................................................................................ 15
Câu 3.5. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà
Tiến đối với di sản của cụ Tần. .................................................................................. 16
Câu 3.6. Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh
của con riêng của chồng/vợ trong BLDS hiện nay. ................................................... 16
VẤN ĐỀ 4: THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ HÀNG THỪA KẾ THỨ HAI, THỨ BA
Tóm tắt Bản án số 69/2018/DSPT ngày 09-03-2018 của TAND cấp cao tại Hà Nội.
.................................................................................................................................... 18
Câu 4.1. Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 có được hưởng thừa kế của
cụ T5 không? Vì sao? ................................................................................................ 18
Câu 4.2. Ở nước ngoài, có hệ thống pháp luật nào ghi nhận thừa kế thế vị trong trường
hợp từ chối nhận di sản/tước quyền hưởng di sản (không có quyền hưởng di sản)
không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết. .................................... 18
Câu 4.3. Ở Việt Nam, khi nào áp dụng chế định thừa kế thế vị? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời. ......................................................................................................................... 20
Câu 4.4. Vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng thừa
kế thế vị không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ......................................................... 20
Câu 4.5. Trong vụ việc trên, Tòa án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế thế
vị của cụ T5. Hướng như vậy có thuyết phục không? Vì sao? .................................. 21
Câu 4.6. Theo quan điểm của các tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố có thể
được hưởng thừa kế thế vị không? ............................................................................. 21
Câu 4.7. Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được
hưởng thừa kế thế vị của cụ T5? ................................................................................ 22
Câu 4.8. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa
kế thế vị của cụ T5. .................................................................................................... 22
Câu 4.9. Theo BLDS hiện hành, chế định thừa kế thế vị có được áp dụng đối với thừa
kế theo di chúc không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ............................................... 23
Câu 4.10. Theo anh/chị, có nên áp dụng chế định thừa kế thế vị cho cả trường hợp
thừa kế theo di chúc không? Vì sao? ......................................................................... 23
Câu 4.11. Ai thuộc hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba? ............................ 24
Câu 4.12. Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ T5 ở thời
điểm mở thừa kế không? Vì sao? ............................................................................... 25
Câu 4.13. Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ hai của cụ T5 ở thời
điểm mở thừa kế không? Vì sao? ............................................................................... 25
Câu 4.14. Cuối cùng, Tòa án có áp dụng hàng thừa kế thứ hai không trong vụ việc
trên? Vì sao? ............................................................................................................... 25
Câu 4.15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng của Tòa án về vấn đề nêu trong câu hỏi trên
(áp dụng hay không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai). .............................. 26
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. – BLDS: Bộ luật Dân sự;


2. – CSPL: Cơ sở pháp lý;
3. – LHNVGĐ: Luật Hôn nhân và Gia đình;
4. – TAND: Tòa án nhân dân;
5. – TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao;
6. – UBND: Ủy ban nhân dân.
1

VẤN ĐỀ 1: XÁC ĐỊNH VỢ/CHỒNG CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN

Tóm tắt Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12-02-2009 của Toà phúc thẩm
TANDTC tại Hà Nội.
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Khiết, Nguyễn Thị Triển,
Nguyễn Thị Tiến.
Bị đơn: Ông Nguyễn Tất Thăng.
Tranh chấp: Di sản thừa kế.
Nội dung: Cụ Thát và cụ Tần có bốn người con chung trong đó có ông Thăng,
ngoài ra cụ Thát còn có con riêng với cụ Thứ là bà Tiến. Khi cụ Thứ và cụ Thát chết đều
không để lại di chúc. Nguyện vọng của các nguyên đơn lúc đầu chỉ xin cho bà Tiến dãy
nhà kéo thẳng hết cõi đất như lời dặn dò của cụ Tần hoặc là ông Thăng cho bà Tiến
100m2 đất nhưng ông Thăng không đồng ý. Nay các bà đề nghị Tòa án chia thừa kế theo
pháp luật. Về phía ông Thăng, ông không công nhận cụ Thứ là vợ của cụ Thát vì cụ Thứ
ở nhà ông là do gia đình cho ở nhờ. Và việc bà Tiến (con cụ Thứ) nhận là con của bố
ông là không có cơ sở vì khi mẹ ông còn sống, bà chưa bao giờ đề cập đến việc bà Tiến
là con của bố ông nên ông cho rằng bà Tiến không có quyền nhận di sản để lại từ cha mẹ
ông.
Quyết định của Tòa án: Chấp nhận đơn yêu cầu chia thừa kế của bà Tiến, bà Bằng,
bà Triển đối với ông Thăng về việc yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Thát, cụ Tần, cụ
Thứ. Vì Toà có đầy đủ căn cứ xác nhận bà Tiến là con riêng của cụ Thát với cụ Thứ
(thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thát). Đồng thời Tòa cũng khẳng định cụ Thát có
hai bà vợ là cụ Tần và cụ Thứ, cụ Thứ là vợ hợp pháp của cụ Thát chứ không phải người
ở nhờ như lời khai của ông Thăng. Vì vậy, bà Tiến có quyền hưởng toàn bộ phần di sản
mà mẹ mình là cụ Thứ để lại là phần tài sản chung trong hôn nhân được chia sau khi cụ
Thát mất và một phần tài sản của cụ Thát - là cha đẻ của mình.
Tóm tắt Án lệ 41/2021/AL.
Nguyên đơn: Chị Trần Thị Trọng P1.
Bị đơn: Anh Trần Trọng P2 và Trần Trọng P3.
Tranh chấp: Di sản thừa kế.
Nội dung: Bà Tô Thị T2 chung sống với ông Trần Thế T1 từ năm 1969 có 2 người
2

con chung là Trần Trọng P2 và Trần Trọng P3. Đến năm 1982, do mâu thuẫn nên bà T2
vào Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó có chung sống với ông Trần Sinh D đến nay và đã có 3
con chung. Từ năm 1985, ông Trần Thế T1 và bà Trần Thị S chung sống với nhau có
con chung là Trần Thị Trọng P1. Ông T1 và bà S có tạo lập được tài sản chung trên mảnh
đất ông được UBND thị xã K cấp năm 1987. Ngày 26-3-2003 (AL) ông T1 chết không
để lại di chúc, toàn bộ tài sản do anh P2 và anh P3 quản lý sử dụng. Ngày 08-10-2004,
chị P1 khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của ông T1 để lại.
Quyết định của Tòa án: Tòa sơ thẩm chấp nhận đơn khởi kiện “Chia thừa kế” của
chị Trần Thị Trọng P1 và đơn xin “Chia tài sản chung và chia di sản thừa kế” của bà
Trần Thị S. Tiến hành chia di sản của ông T1 cho bà S, chị P1, anh P2 và anh P3. Tuy
nhiên, Tòa cấp sơ thẩm chưa tiến hành đo đạc lại diện tích đất thực tế mà đã tiến hành
chia dẫn đến sự thiếu chính xác. Từ đó gây khó khăn ách tắc trong khi thi hành án và dấy
lên nhiều tranh cãi. Vì vậy, Tòa cấp phúc thẩm không thể khắc phục được do đó hủy Bản
án dân sự sơ thẩm, giao lại hồ sơ vụ án cho TAND tỉnh Kon Tum xét xử lại theo đúng
thủ tục.
Câu 1.1. Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật.
Căn cứ vào Điều 650 BLDS 2015 quy định:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; cơ quan; tổ chức được hưởng thừa kế
theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà
không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản
sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực
pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc
3

nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết


trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến
cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Câu 1.2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong
Bản án số 20.
Việc Toà án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong Bản án số 20 là thuyết phục.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 2015 quy định về việc thừa kế theo
pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc. Ở đây, theo lời khai của
nguyên đơn và bị đơn, cụ Thát và cụ Thứ không để lại di chúc. Bên cạnh đó, ông Thăng
cho rằng mẹ ông là bà Tần có để lại di chúc nhưng khi được Toà yêu cầu đưa chứng cứ
thì ông Thăng lại không xuất trình được di chúc. Còn lời trăn trối của bà Tần nói với các
con về việc chia đất cho bà Tiến do bà Bằng ghi lại nhưng cũng bị ông Thăng xé đi.
Câu 1.3. Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở
pháp lý.
Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 cũng như điểm a khoản 1 Điều 676
BLDS 2005: “Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Câu 1.4. Cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không trong Bản án số 20? Vì sao?
Trong Bản án chưa hề đề cập đến vấn đề cụ Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn,
theo lời khai của các nguyên đơn: “Năm 1956 cải cách ruộng đất vì nhiều đất nên bị quy
thành phần địa chủ. Bố mẹ các bà nói với cụ Thứ tố khổ để được chia 1/2 nhà. Sau đó
Nhà nước sửa sai gia đình các bà được trả lại nhà đất, bố mẹ các bà vẫn chung sống
cùng nhau. Sau khi bố các bà mất, hai mẹ vẫn cùng nhau nuôi dạy các con”.
Vì vậy, có thể kết luận rằng, cụ Thát và cụ Thứ chỉ sống chung như vợ chồng từ
năm 1956 chứ không đăng ký kết hôn.
Câu 1.5. Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3-1-1987 thì những
4

người sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn vẫn được hưởng thừa
kế của nhau, bởi vì theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16-4-2003 của Hội
đồng Thẩm phán TANDTC: “Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày
3-1-1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản
của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế”.
Lý do TANDTC lấy mốc thời gian này là để phân biệt với LHNVGĐ thông qua
ngày 29-12-1986 nhưng đến ngày 3-1-1987 mới chính thức được công bố. Với quy định
này, nếu nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng thì được gọi là hôn nhân thực tế
nên người vợ/chồng còn sống sẽ được hưởng thừa kế của người đã chết.
Câu 1.6. Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với người phụ nữ nào trong
Bản án số 20? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Ngoài việc sống với cụ Thứ, cụ Thát còn sống với cụ Nguyễn Thị Tần (mất năm
1995), thể hiện ở câu: “Cụ Thát và cụ Tần có 4 người con chung là: Nguyễn Tất Thăng,
Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Khiết, Nguyễn Thị Triển”.
Câu 1.7. Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối
năm 1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm
1960 thì cụ Thứ không được xem là người thừa kế của cụ Thát.
Điều 5 LHNVGĐ 1959 quy định: “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với
người khác”.
Điểm a khoản 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990:
Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 -
ngày công bố LHNVGĐ 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977
- ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất
trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở
miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không
bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều
là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người
chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.
Theo CSPL trên thì mốc thời gian áp dụng LHNVGĐ 1959 đối với miền Bắc là
5

sau ngày 13-01-1960 nên nếu cụ Thứ và cụ Thát chỉ sống với nhau như vợ chồng vào
cuối năm 1960 thì cụ Thứ không được xem là người thừa kế của cụ Thát.
Câu 1.8. Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở
miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Câu trả lời cho câu hỏi trên sẽ khác khi cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam. Vì
căn cứ theo điểm a khoản 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19-10-1990 quy định về người
thừa kế theo pháp luật đối với người có nhiều vợ thì ở miền Nam, hôn nhân thực tế được
chấp nhận trước ngày 25-03-1977, lúc này tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng
thứ nhất của người chồng và ngược lại. Vậy nên, khi cụ Thát và cụ Thứ sống chung như
vợ chồng từ cuối năm 1960 ở miền Nam thì lúc này cụ Thứ được pháp luật công nhận là
vợ hợp pháp và là người thừa kế hàng thứ nhất của cụ Thát.
Câu 1.9. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của
cụ Thát.
Theo quan điểm của nhóm, việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của
cụ Thát là hợp lý.
Bởi vì theo điểm a khoản 4 Nghị quyết 02/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán
TANDTC ngày 19-10-1990:
Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 -
ngày công bố LHNVGĐ năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-
3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống
nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ
ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau
không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người
vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại,
người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.
Trên thực tế, hai cụ đã chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1956 trước khi
có LHNVGĐ 1959 và đã có sự xác nhận từ họ hàng, hàng xóm cụ thể là cụ Nguyễn Xuân
Chi, ông Nguyễn Văn Chung, ông Nguyễn Hoàng Đăm đều khẳng định cụ Thứ là vợ hai
của cụ Thát.
Vậy nên, việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát là hợp lý và
đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp cho cụ Thứ.
6

Câu 1.10. Trong Án lệ số 41/2021/AL, bà T2 và bà S có được hưởng di sản do ông T1


để lại không? Đoạn nào của Án lệ có câu trả lời.
Bà T2 không được hưởng di sản do ông T1 để lại được thể hiện ở đoạn:
[3] Xét bà Tô Thị T2 chung sống với ông T1 không đăng ký kết hôn,
đến năm 1982 bà T2 đã bỏ vào Vũng Tàu lấy ông D có con chung từ đó
đến nay quan hệ hôn nhân thực tế giữa ông T1 với bà T2 đã chấm dứt
từ lâu nên không còn nghĩa vụ gì với nhau bà T2 không được hưởng di
sản của ông T1 để lại như án sơ thẩm xử là đúng.
Bà S được hưởng di sản do ông T1 để lại được thể hiện ở đoạn:
Căn cứ khoản 5 Điều 25 Bộ Luật Tố tụng dân sự. Chấp nhận đơn khởi
kiện “Chia thừa kế” của chị Trần Thị Trọng P1 và đơn xin “Chia tài sản
chung và chia di sản thừa kế” của bà Trần Thị S đề ngày 08-10-2004
được bổ sung ngày 15-4-2009.
Căn cứ các Điều 634, 636, 637, 640, 678, 679, 686; khoản 2 Điều
688, Điều 738, Điều 739, Điều 743 và Điều 238 BLDS 1995, điểm b
khoản 1 Điều 127 Luật Đất đai. Xử:
Bà Trần Thị S được chia lô đất có diện tích 3.201,5m2 trị giá
155.500.000đ ở 506/25 P, tổ 1, phường D, thành phố K (trừ diện tích
mương nước) có tứ cận như sau:
Phía Đông giáp hẻm P rộng 37,66m.
Phía Tây giáp lô cao su rộng 37,66m.
Phía Nam giáp đất anh K dài 85m.
Phía Bắc giáp đất bà S dài 85m.
Và 01 lô đất có diện tích đất 800, 37m2 (đã trừ mương nước) có tứ cận:
Phía Đông giáp hẻm P rộng 9,41m.
Phía Tây giáp lô cao su rộng 9,41m.
Phía Nam giáp đất bà S dài 85m.
Phía Bắc giáp nhà anh P3 dài 85m. Tại số 506/25 P, thành phố K, trị giá
38.875.000đ.
Bà S có trách nhiệm trả cho chị Lâm Thị H số tiền 9.000.000đ.
[4] Xét sau khi bà T2 không còn sống chung với ông T1 thì năm 1985
7

ông T1 sống chung với bà S cho đến khi ông T1 chết có 1 con chung,
có tài sản chung hợp pháp, án sơ thẩm công nhận là hôn nhân thực tế
nên được chia tài sản chung và được hưởng di sản thừa kế của ông T1
là có căn cứ.
Câu 1.11. Suy nghĩ của anh/chị về việc Án lệ xác định tư cách hưởng di sản của ông
T1 đối với bà T2 và bà S.
Án lệ xác định tư cách hưởng di sản của ông T1 đối với bà T2 và bà S là hợp lý.
Đối với bà T2, do bà và ông T1 sống chung có đăng ký kết hôn nhưng giấy đăng
ký bị mất. Hơn nữa, bà còn bỏ đi và sinh sống cùng ông D trong suốt quãng thời gian
dài. Với những bằng chứng không thuyết phục nên có thể kết luận rằng quan hệ hôn nhân
thực tế giữa ông T1 và bà T2 đã chấm dứt từ lâu nên hai ông bà không còn nghĩa vụ gì
với nhau và bà T2 không được hưởng di sản là điều hợp lý.
Còn đối với bà S, bà đã sống cùng ông T1 và cùng tạo lập tài sản, có tài sản chung
và có con chung. Vậy nên, có đủ căn cứ để chứng minh quan hệ giữa ông T1 và bà S là
hôn nhân thực tế. Do đó, bà S được hưởng di sản là hoàn toàn chính đáng.
8

VẤN ĐỀ 2: XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN

Tóm tắt Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20-04-2012 của Toà dân sự TANDTC.
Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Hồng Nga.
Bị đơn: Ông Phạm Văn Tùng.
Tranh chấp: Tài sản gắn liền quyền sử dụng đất.
Nội dung: Tài sản là của cụ Cầu và cụ Dung (cha mẹ của bà Nga). Cha mẹ của bà
Nga chết đều không để lại di chúc và khối tài sản trên do gia đình anh Tùng quản lý, sử
dụng. Cụ Cầu và cụ Dung đã nuôi dưỡng anh Tùng và khi hai cụ già yếu, anh là người
phụng dưỡng, chăm sóc và lo mai táng cho hai cụ. Do bà Nga có nhu cầu sử dụng đất
xây dựng nhà từ đường thờ cúng cha mẹ, tổ tiên nên yêu cầu gia đình anh Tùng trả lại
tài sản. Từ đó xảy ra vụ việc tranh chấp.
Quyết định của Tòa án: Hủy Bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm để xét xử sơ
thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Câu 2.1. Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ mấy? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất, được quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được
quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ
đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Câu 2.2. Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di
sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Một người được coi là con nuôi của người để lại di sản khi thỏa mãn các điều kiện
sau:
Trước tiên, đã xác định quan hệ nuôi dưỡng nhưng chưa thay đổi hộ tịch của cá
nhân được nhận làm con nuôi đó. Nếu đã xác định quan hệ nuôi dưỡng từ trước nhưng
chưa đăng ký xác nhận việc nhận nuôi thì căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 3 Luật Hộ
tịch 2014: “2. Ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: d) Nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con
nuôi”.
Vì vậy, một người được nhận nuôi và được ghi vào sổ hộ tịch thì được coi là con
nuôi hợp pháp của gia đình đó. Trường hợp đã nhận con nuôi nhưng chưa làm thủ tục
9

đăng ký tại cơ quan nhà nước thì được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định
19/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nuôi con nuôi:
1. Việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế giữa công dân Việt
Nam với nhau mà chưa đăng ký trước ngày 01 tháng 01 năm 2011, nếu
đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi
con nuôi thì được đăng ký kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến hết
ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại UBND cấp xã, nơi thường trú của cha
mẹ nuôi và con nuôi.
Khoản 1 Điều 50 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định:
1. Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày
Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có
hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp
luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;
b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn
đang tồn tại và cả hai bên còn sống;
c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục nhau như cha mẹ và con.
Câu 2.3. Trong Bản án số 20, bà Tý có được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
Trong Bản án số 20, bà Tý được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi. Điều này
được thể hiện qua đoạn nhận thấy của Bản án:
Các bà có nghe nói trước đây bố mẹ các bà có nhận bà Nguyễn Thị
Tý là con nuôi, sau đó bà Tý về với bố mẹ đẻ và đi lấy chồng…
Anh Trần Việt Hùng, chị Trần Thị Minh Phượng, chị Trần Thị Hồng
Mai, chị Trần Thị Hoa trình bày: Mẹ đẻ của các anh chị là bà Nguyễn
Thị Tý trước đây có là con nuôi cụ Thát và cụ Tần trong thời gian khoảng
6 đến 7 năm, sau đó bà Tý về nhà mẹ đẻ sinh sống.
10

Câu 2.4. Tòa án có coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào
của bản án cho câu trả lời?
Tòa án không coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần.
Đoạn của Bản án cho câu trả lời là: “Xác định bà Nguyễn Thị Tý không phải là
con nuôi của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ”.
Và đoạn: “Hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thát gồm 7 người: 1. Cụ Nguyễn Thị
Tần. 2. Cụ Phạm Thị Thứ. 3. Ông Nguyễn Tất Thăng. 4. Bà Nguyễn Thị Bằng. 5. Bà
Nguyễn Thị Triển. 6. Bà Nguyễn Thị Khiết. 7. Bà Nguyễn Thị Tiến”.
Vì nếu như Tòa án xác định bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần thì bà Tý
phải thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Thát nhưng Tòa không đề cập đến bà Tý.
Câu 2.5. Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý.
Hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến bà Tý nhìn chung có vài điểm
cần được xem xét. Trước hết, dựa trên lời khai của nguyên đơn: “Các bà có nghe nói
trước đây bố mẹ các bà có nhận bà Nguyễn Thị Tý là con nuôi, sau đó bà Tý về với bố
mẹ đẻ và đi lấy chồng”. Và dựa trên lời khai của các con bà Nguyễn Thị Tý: “Mẹ đẻ của
các anh chị là bà Nguyễn Thị Tý trước đây có là con nuôi cụ Thát và cụ Tần trong thời
gian khoảng 6 đến 7 năm, sau đó bà Tý về nhà mẹ đẻ sinh sống. Trong lý lịch của cụ
Thát, cụ Tần không ghi phần con nuôi là bà Tý…”.
Như vậy, về mặt hình thức không được đáp ứng do việc nhận con nuôi không có
công chứng, chứng thực, đăng ký. Bên cạnh đó, trong Bản án có đoạn thời gian bà Tý
được nhận làm con nuôi là 6-7 năm, trong khoảng thời gian này việc nhận con nuôi sẽ
thuyết phục nếu có người làm chứng. Tuy nhiên, Tòa án lại không đề cập đến việc tìm
người làm chứng, Tòa đã bỏ qua vấn đề này. Nhưng chung quy lại, hướng giải quyết của
Tòa án cũng thuyết phục và dễ hiểu. Vì các thừa kế thế vị của bà Tý không yêu cầu nhận
di sản nên nếu Tòa tìm người làm chứng cho việc bà Tý là con nuôi thì cũng không cần
thiết cho vụ án. Ngược lại, nếu các thừa kế thế vị của bà Tý có yêu cầu nhận di sản thì
Tòa cần phải xem xét lại vấn đề bà Tý có phải là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần hay
không.
Câu 2.6. Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế
với tư cách nào? Vì sao?
Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với tư
11

cách là con nuôi, là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.


Vì anh Tùng đã ở chung với hai cụ từ nhỏ và là người chăm sóc và nuôi dưỡng
khi hai cụ già yếu. Theo Điều 653 BLDS 2015: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được
thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định của Điều 651 và Điều
652 của BLDS 2015”. Vì thế, anh Tùng có quyền được thừa kế theo quy định.
Câu 2.7. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh
Tùng.
Hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh Tùng là hợp lý.
Vì theo lời khai của anh Tùng trong Bản án:
Cụ Cầu là bác của ông. Ông được cụ Cầu, cụ Dung nuôi dưỡng từ
nhỏ và ở cùng hai cụ trong ngôi nhà lá mái gắn liền với diện tích đất
3.127m2 (hiện bà Nga đang tranh chấp) từ trước năm 1975. Hai cụ chỉ
có một mình bà Nga, bà Nga ở với hai cụ đến năm 1962 thì đi công tác
và ở xa nhà nên ông là người trực tiếp nuôi dưỡng hai cụ và khi hai cụ
chết ông cũng là người lo mai táng.
Như vậy, hai cụ nhận anh Tùng làm con nuôi và anh Tùng cũng là người chăm
sóc, nuôi dưỡng hai cụ từ khi già yếu đến lúc mất đã được xác lập từ năm 1951 và được
xác lập trước khi có LHNVGĐ 1986 nên đây được xem là trường hợp con nuôi thực tế
theo Nghị quyết số 01 ngày 20-01-1988 của TANDTC.
Câu 2.8. Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau khi có
LHNVGĐ năm 1986, anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụ Dung
không? Vì sao?
Trong vụ việc này, anh Tùng là người được cụ Cầu, cụ Dung nhận nuôi từ lúc hai
tuổi. Hai cụ và anh Tùng đã thực hiện nghĩa vụ như quan hệ cha mẹ và con cái trong Bản
án đã nêu. Tuy nhiên, nếu áp dụng LHNVGĐ 1986 vào hoàn cảnh của anh Tùng thì anh
Tùng chưa đủ điều kiện để công nhận là con nuôi. Vì theo Điều 37 LHNVGĐ 1986 quy
định: “Việc nhận nuôi con nuôi phải được UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú
của người nuôi hoặc con nuôi công nhận, ghi vào sổ hộ tịch”.
Trường hợp của anh Tùng, Bản án không hề đề cập đến việc UBND địa phương
công nhận anh là con nuôi của hai cụ nên anh đương nhiên cũng không được hưởng thừa
kế như con đẻ theo pháp luật.
12

Câu 2.9. Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản.
CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo
pháp luật: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết”.
Câu 2.10. Đoạn nào của Bản án cho thấy bà Tiến là con cụ Thát?
Bà Tiến là con cụ Thát được thể hiện qua đoạn xét thấy của Bản án như sau: “...bà
Tiến xuất trình bản sơ yếu lý lịch của bà Nguyễn Thị Khiết, có nhận xét của Bí thư ban
chấp hành Đảng bộ xã Xuân La ký ngày 05-07-1966 (bản chính)”.
Và đoạn: “Bà Tiến còn xuất trình lý lịch và giấy khai sinh chính do Ủy ban nhân
dân phường Xuân La cấp ghi bà Tiến có bố là Nguyễn Tất Thát, mẹ là Phạm Thị Thứ”.
Các nhân chứng như cụ Chi, ông Chung, ông Đăm đều khẳng định bà Tiến là con
đẻ của cụ Thát.
Câu 2.11. Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến?
Trong Bản án, Tòa án xác định bà Tiến là con của cụ Thát và vợ hai là cụ Thứ qua
lý lịch của bà có xác nhận từ chính quyền địa phương cũng như từ họ hàng, hàng xóm.
Vì có đầy đủ căn cứ pháp lý cũng như lời khai xác nhận của người thân cận nên Tòa án
xác định bà Tiến là con cụ Thát và cụ Thứ là hợp lý.
Khi cụ Thát chết năm 1961, thừa kế mở lần thứ nhất. Vì bà Tiến là con đẻ của cụ
Thát nên bà Tiến vẫn được xếp chung vào hàng thừa kế thứ nhất theo điểm a khoản 1
Điều 651 BLDS 2015 và bà được chia tài sản bằng nhau cùng với sáu người còn lại.
Vào thời điểm cụ Thứ chết và mở thừa kế lần thứ hai. Lúc này bà Tiến là con đẻ
của cụ Thứ nên bà vẫn được xếp chung vào hàng thừa kế thứ nhất. Theo tôi, Tòa án xác
định hợp lý.
Vào thời điểm cụ Tần chết và thừa kế mở lần ba. Lúc này Tòa án không xếp bà
Tiến vào hàng thừa kế thứ nhất nữa. Vì bà Tiến không phải con đẻ của cụ Tần và cũng
không thuộc bất kỳ đối tượng nào trong hàng thừa kế thứ nhất. Việc Tòa án không xếp
bà Tiến vào hàng thừa kế thứ nhất là không hợp tình. Vì bà Tiến sống với các cụ từ nhỏ
và được cụ chăm sóc như con của mình. Và trước khi cụ Tần chết, cụ có để lại mấy lời
13

dặn dò là chia cho bà Tiến một phần đất và được bà Bằng chấp bút. Điều này thể hiện ý
chí, nguyện vọng của cụ Tần muốn để lại di sản cho bà Tiến. Vì thế, Tòa án nên cho bà
Tiến vào hàng thừa kế thứ nhất với danh nghĩa là con nuôi.
Câu 2.12. Ở Việt Nam con dâu, con rể của người để lại di sản có là người thừa kế của
người để lại di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định thừa kế dành cho con dâu, con rể của
người để lại di sản. Theo Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật
thì chỉ những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba mới được hưởng thừa
kế nếu người để lại thừa kế.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, con dâu không thuộc hàng thứ kế nào của bố
mẹ chồng. Do đó, con dâu không được hưởng thừa kế theo pháp luật của bố mẹ chồng.
Cùng với đó, con rể không thuộc hàng thừa kế nào của bố mẹ vợ nên con rể cũng không
phải là người thừa kế của bố mẹ vợ khi bố mẹ vợ chết không để lại di chúc. Như vậy,
con rể và con dâu chỉ được hưởng thừa kế khi cha mẹ vợ, cha mẹ chồng lập di chúc để
lại tài sản thừa kế cho họ. Ngoài trường hợp nêu trên, con dâu, con rể còn có thể được
hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng, cha mẹ vợ trong trường hợp con trai, con gái của người
để lại di sản thừa kế chết sau khi cha mẹ chết. Lúc này, sau khi cha mẹ chồng, cha mẹ
vợ chết mà không để lại di chúc thì người con trai, con gái sẽ được hưởng di sản thừa kế
theo pháp luật. Nếu sau đó người này cũng chết thì phần di sản thừa kế mà người này
được hưởng từ cha mẹ sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của người này gồm: vợ,
chồng, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, con đẻ. Bởi vậy, khi người chồng, người vợ chết sau
khi bố mẹ chồng, bố mẹ vợ chết thì người con dâu, con rể đó có thể được quyền được
hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng, cha mẹ vợ.
Câu 2.13. Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào xác định con dâu, con rể là người
thừa kế của cha mẹ chồng, cha mẹ vợ không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà
anh/chị biết.
Có hệ thống pháp luật nước ngoài xác định con dâu, con rể là người thừa kế của
cha mẹ chồng, cha mẹ vợ.
Pháp luật nước Ba Lan: Có quy định thừa kế theo pháp luật được ghi nhận cho
cha mẹ vợ hoặc chồng nghĩa là pháp luật này ghi nhận quyền thừa kế của con dâu, con
rể đối với cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng.
14

Trong hệ thống pháp luật nước Pháp: Con dâu, con rể là người thừa kế của cha
mẹ chồng, cha mẹ vợ. Trên cơ sở diện thừa kế, BLDS Cộng Hòa Pháp chia thành các
hàng thừa kế:
Hàng thừa kế thứ nhất: Những người bề dưới (con của người đã chết
không phân biệt độ tuổi, giới tính, không phụ thuộc vào hình thức hôn
nhân của cha mẹ).
Hàng thừa kế thứ hai: Những người thừa kế phía trên, nếu như không
có những người thừa kế trực tiếp phía dưới thì những người thừa kế trực
tiếp phía trên sẽ thừa kế di sản theo nguyên tắc người ở bậc gần nhất sẽ
loại trừ người ở bậc xa hơn và mỗi người hưởng một suất bằng nhau.
Trong hàng thừa kế thứ nhất không có phân biệt con đẻ, con nuôi hay
con dâu, con rể, nên con dâu, con rể vẫn có thể được thừa kế di sản của
cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ.
15

VẤN ĐỀ 3: CON RIÊNG CỦA VỢ/ CHỒNG

Câu 3.1. Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần không? Vì sao?
Bà Tiến có là con riêng của chồng cụ Tần.
Vì bà Tiến là con đẻ của cụ Thát. Cụ Thứ không có quan hệ huyết thống gì với
cụ Tần. Cụ Tần là vợ cả, cụ Thứ là vợ hai nên suy ra bà Tiến là con riêng của cụ Thứ và
cụ Thát.
Câu 3.2. Trong điều kiện nào con riêng của chồng được thừa kế di sản của vợ? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong điều kiện con riêng của chồng có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như
mẹ con thì được thừa kế di sản của vợ.
CSPL: Điều 654 BLDS 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố
dượng, mẹ kế: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng
nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản
theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
Câu 3.3. Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần không? Vì sao?
Bà Tiến không đủ điều kiện để hưởng thừa kế di sản của cụ Tần.
Vì căn cứ theo Điều 654 BLDS 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng
và bố dượng, mẹ kế: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế
di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
Trong Bản án không đề cập đến việc bà Tiến và cụ Tần có quan hệ chăm sóc,
nuôi dưỡng nhau như mẹ con. Do đó, bà Tiến không đủ điều kiện để hưởng di sản của
cụ Tần.
Câu 3.4. Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến
được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ mấy của cụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
Nếu bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng di sản thừa kế của cụ Tần thì bà Tiến được
hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của cụ Tần. Vì cụ Tần và bà Tiến là mối quan hệ
mẹ kế - con chồng (bà Tiến là con riêng của chồng cụ với vợ sau là cụ Thứ) nên nếu cụ
Tần coi bà Tiến như con mình, yêu thương, chăm sóc và bà Tiến cũng đối đãi tương tự
16

thì bà Tiến hoàn toàn có thể đứng ở hàng hưởng thừa kế thứ nhất của cụ Tần.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015: “1. Những người thừa kế theo
pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng,
cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Và theo Điều 654 BLDS 2015: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ
chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và
còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”.
Câu 3.5. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không thừa nhận tư cách thừa kế của
bà Tiến đối với di sản của cụ Tần.
Việc Toà án không thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của cụ
Tần là hợp tình hợp lý. Vì ông Thăng không công nhận bà Tiến là em cùng cha khác mẹ,
không xem cụ Thứ là mẹ kế cũng như không có giấy tờ pháp lý nào chứng minh được
mối quan hệ mẹ con giữa cụ Tần và bà Tiến. Do đó, không thể xác định việc cụ Tần coi
bà Tiến như con nên không thể thừa nhận tư cách thừa kế của bà Tiến đối với di sản của
cụ Tần.
Câu 3.6. Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh
của con riêng của chồng/vợ trong BLDS hiện nay.
Chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/vợ được quy
định tại Điều 654 BLDS 2015: “Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được
thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này”. Theo đó, để
được hưởng quyền thừa kế di sản giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế thì pháp luật quy
định họ phải có quan hệ chăm sóc nhau như cha con, mẹ con.
Tuy nhiên, chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/vợ
trong BLDS hiện hành là chưa rõ ràng và cần có các văn bản giải thích kĩ hơn về căn cứ
phát sinh quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng là gì cũng như việc xác định như thế nào mới
là chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con.
Việc chưa có sự giải thích rõ ràng về nội dung của những điều kiện này dẫn đến
việc giải quyết các trường hợp chia thừa kế có nhiều cách hiểu, cách áp dụng khác nhau.
Như vậy sẽ dễ xảy ra những khó khăn nhất định trong việc giải thích và áp dụng pháp
luật một cách thống nhất, đảm bảo quyền được nhận di sản thừa kế của con riêng, bố
17

dượng và mẹ kế. Sự hướng dẫn cụ thể về một số tiêu chí xác định quan hệ “như cha con,
mẹ con” (về phạm vi chăm sóc, nuôi dưỡng; thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng;...) sẽ là cơ
sở để các thẩm phán vận dụng, tránh việc xem xét mối quan hệ trên theo ý chí chủ quan
và đôi khi không đáp ứng quyền lợi của các bên trong quan hệ thừa kế giữa con riêng và
bố dượng, mẹ kế.
Do đó, việc ban hành văn bản pháp luật để giải thích, hướng dẫn các điều kiện về
chế định thừa kế liên quan đến hoàn cảnh của con riêng của chồng/vợ là cần thiết và cấp
bách.
18

VẤN ĐỀ 4: THỪA KẾ THẾ VỊ VÀ HÀNG THỪA KẾ THỨ HAI, THỨ BA

Tóm tắt Bản án số 69/2018/DSPT ngày 09-03-2018 của TAND cấp cao tại Hà Nội.
Nguyên đơn: Anh Thiều Văn C1.
Bị đơn: Ông Đỗ Quang V.
Tranh chấp: Yêu cầu công nhận quyền thừa kế và tranh chấp di sản thừa kế.
Nội dung: Anh C1 yêu cầu chuyển nhượng thửa đất số 203 diện tích 127,3m2,
phường L, thành phố H của bà T5 (đã mất) có con nuôi là C3 (đã mất, vợ anh C1) cho
hai con là T7 và H4 được hưởng thửa đất trên nhưng có tranh chấp về nguồn gốc đất với
ông V. Ông V và người có quyền lợi liên quan là bà Đỗ Thị T2 cho rằng di sản trên là
của bố mẹ hai người tức cụ Đỗ Bá M và Hồ Thị L nên không chấp nhận khởi kiện của
nguyên đơn. Đồng thời yêu cầu hủy một phần Quyết định số 1212/QĐ-UB ngày 18-08-
2005 của UBND thị xã H liên quan đến phần cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho bà Đỗ Thị Thanh T5.
Quyết định của Tòa án: Hủy Bản án dân sự phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho
TAND tỉnh Hà Tĩnh xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.
Câu 4.1. Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống, chị C3 có được hưởng thừa kế của
cụ T5 không? Vì sao?
Trong vụ việc trên, nếu chị C3 còn sống thì chị sẽ được hưởng thừa kế của cụ T5.
Vì theo pháp luật, tuy chị C3 được bà T5 nhận nuôi vào năm 1979, không thực
hiện đăng ký nuôi con nuôi nhưng được chị Đỗ Đức Phương C3, ông Đỗ Quang V và bà
Đỗ Thị T2 thống nhất, thừa nhận là bà T5 có nhận chị C3 làm con nuôi. Căn cứ vào Nghị
quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20-01-1988 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn
áp dụng LHNVGĐ 1986 thì chị C3 là con nuôi thực tế của bà T5.
Điều 676 BLDS 2005 và Điều 651 BLDS 2015 đều quy định con nuôi được hưởng
thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất. Dựa trên căn cứ đó, nếu chị C3 còn sống thì hoàn
toàn sẽ được hưởng thừa kế của cụ T5.
Câu 4.2. Ở nước ngoài, có hệ thống pháp luật nào ghi nhận thừa kế thế vị trong
trường hợp từ chối nhận di sản/tước quyền hưởng di sản (không có quyền hưởng di
sản) không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
Một số hệ thống pháp luật nước ngoài ghi nhận thừa kế thế vị trong trường hợp
19

từ chối nhận di sản/tước quyền hưởng di sản, cụ thể như sau:


Điều 729-1, 754, 755 BLDS Pháp có hiệu lực từ năm 2018.
Điều 729-1:
Con của người không xứng đáng được hưởng thừa kế không bị tước
quyền thừa kế thế vị của cha hoặc mẹ và trở thành người thừa kế chính
thức hoặc người thừa kế thế vị; tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào,
người không xứng đáng được hưởng thừa kế không thể kiện yêu cầu
được hưởng dụng hoa lợi, lợi tức đối với di sản là quyền mà pháp luật
dành cho cha mẹ đối với tài sản của các con.
Điều 754 :
Chỉ được thừa kế thế vị người chết, chỉ được thừa kế thế vị người từ
chối nhận di sản trong trường hợp di sản được chuyển cho dòng trực hệ
hoặc bằng hệ.
Con của người từ chối hưởng thừa kế được thành thai trước khi mở
thừa kế sẽ phải hoàn lại tất cả những tài sản mà họ đã được hưởng thay
cho người từ chối hưởng thừa kế nếu những người con này cùng được
hưởng thừa kế cùng với những người con khác được thành thai sau thời
điểm mở thừa kế. Việc hoàn lại tài sản được thực hiện theo các quy định
tại Mục II Chương VI.
Trừ khi người từ chối phản đối, trong trường hợp hưởng thừa kế thế
vị cho một người từ chối, những tài sản cho tặng cho người từ chối này
sẽ được trừ đi từ phần tài sản lẽ ra người này lấy lại được nếu không từ
chối.
Có thể thừa kế thế vị một người mà mình đã từ chối nhận thừa kế từ
người đó.
Điều 755:
Con và cháu của người không xứng đáng hưởng thừa kế được thừa
kế thế vị người này mặc dù người này con sống tại thời điểm mở thừa
kế.
Những quy định tại đoạn 2 điều 754 được áp dụng cho con của người
không xứng đáng còn sống.
20

Điều 1158 BLDS Campuchia 2007 đã nêu rõ (Bản dịch của JICA Việt Nam):
Phần thừa kế của người có quan hệ trực hệ bề dưới trở thành người
thừa kế theo quy định tại Điều 1157 (Thừa kế thế vị) sẽ giống như phần
mà người có quan hệ trực hệ bề trên đó được nhận. Trường hợp có nhiều
người có quan hệ trực hệ bề dưới thì phần của từng người có quan hệ
trực hệ bề trên có thể nhận được sẽ được chia đều cho những người có
quan hệ trực hệ bề dưới đó.
Điều 887 BLDS Nhật Bản quy định về con của người chết là người thừa kế có
hiệu lực từ tháng 4/2022.
Nếu con của người quá cố chết trước khi bắt đầu thừa kế, hoặc mất
quyền thừa kế do áp dụng các quy định của Điều 891 hoặc bị tước quyền
thừa kế thì con của người quá cố sẽ là người thừa kế với tư cách là người
thừa kế theo từng trường hợp; với điều kiện là điều này sẽ không áp
dụng nếu đứa trẻ không phải là con cháu trực hệ của người quá cố.
Quy định trên sẽ được áp dụng với những sửa đổi phù hợp đối với
trường hợp người thừa kế theo đơn tố cáo đã chết trước khi bắt đầu thừa
kế, hoặc đã mất quyền thừa kế với tư cách là người thừa kế theo đơn tố
cáo do áp dụng các quy định của Điều 891, hoặc do tước quyền thừa kế.
Câu 4.3. Ở Việt Nam, khi nào áp dụng chế định thừa kế thế vị? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Ở Việt Nam, thời điểm áp dụng chế định thừa kế thế vị đã được nêu rõ ở Điều
652 BLDS 2015:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha
hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Câu 4.4. Vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ có được hưởng thừa
kế thế vị không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Nếu vợ/chồng của người con chết trước (hoặc cùng) cha/mẹ thì người vợ/chồng
đó tức là con dâu/con rể sẽ không được hưởng thừa kế thế vị.
21

Vì theo Điều 652 BLDS 2015 quy định về thừa kế thế vị thì trong quy định không
có nhắc đến con dâu hay con rể mà chỉ nhắc đến cháu, chắt (con, cháu của người thừa
kế nhưng lại chết trước hoặc cùng với người để lại di sản). Điều đó có nghĩa là con
dâu/con rể không được hưởng thừa kế thế vị. Thêm vào đó, con dâu/con rể cũng không
được hưởng thừa kế theo pháp luật. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 không
có hàng thừa kế nào ghi nhận con dâu/con rể. Tuy nhiên, nếu cha mẹ để lại di chúc dành
phần tài sản của mình cho con dâu/con rể thì người con dâu/con rể sẽ được hưởng thừa
kế theo di chúc.
Câu 4.5. Trong vụ việc trên, Tòa án không cho chồng của chị C3 hưởng thừa kế thế
vị của cụ T5. Hướng như vậy có thuyết phục không? Vì sao?
Hướng giải quyết của Tòa án khi không cho chồng chị C3 tức anh C1 hưởng thừa
kế thế vị của cụ T5 là hoàn toàn thuyết phục.
Vì theo Điều 652 BLDS 2015 thì người được hưởng thừa kế thế vị là cháu hoặc
chắt của người để lại di sản. Do vậy, vợ/chồng của người con mất trước hoặc cùng với
người để lại di sản mà cụ thể trong trường hợp này là anh C1 sẽ không được hưởng thừa
kế thế vị của cụ T5.
Câu 4.6. Theo quan điểm của các tác giả, con đẻ của con nuôi của người quá cố có
thể được hưởng thừa kế thế vị không?
Theo quan điểm của nhiều tác giả cho rằng: “Con nuôi của con đẻ không được
hưởng thừa kế thế vị”1 và “chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ”2.
Theo quan điểm của tác giả Đỗ Văn Đại trong Luật Thừa kế Việt Nam - Bản án
và Bình luận bản án thì con đẻ của con nuôi của người quá cố được hưởng thừa kế thế
vị.
Thừa kế thế vị được ghi nhận tại Điều 26 Pháp lệnh Thừa kế 1990, Điều 680
BLDS 1995, Điều 667 BLDS 2005 và Điều 652 BLDS 2015. Theo đó, người được hưởng
thừa kế thế vị sẽ thế vào vị trí của người con chết trước hoặc chết cùng người để lại di
sản và họ sẽ được hưởng phần mà người con chết trước hoặc chết cùng người để lại di
sản. Điều 652 BLDS 2015 quy định: “[…] cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc

1
Hoàng Thế Liên (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ Luật Dân Sự năm 2005, chương III, tr.115.
2
Nguyễn Văn Tuyết và Lê Kim Giang, Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb. Tư pháp
2013, tr. 267.
22

mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống […]”. Ở đây, BLDS chỉ đề cập đến “cha hoặc
mẹ” của cháu mà không phân biệt là cha hoặc mẹ đẻ với cha hoặc mẹ nuôi nên có thể
suy luận cả hai trường hợp này đều thuộc diện thừa kế thế vị.
Đoạn trong Bản án số 69/2018/DS-PT thể hiện như sau:
Năm 2002, chị C3 kết hôn với anh Thiều Văn C1 và vợ chồng có hai
con chung là cháu Thiều Thuỵ Thuỳ T7 (sinh năm 2002) và cháu Thiều
Đỗ Gia H4 (sinh năm 2004). Chị C3 (chết năm 2007) và bà T5 (chết
năm 2009) cả hai không để lại di chúc nên hai cháu T7 và Huy được
thừa kế thế vị di sản của bà T5 theo quy định tại Điều 677 Bộ luật dân
sự năm 2005.
Câu 4.7. Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được
hưởng thừa kế thế vị của cụ T5?
Trong vụ việc trên, đoạn cho thấy Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa
kế thế vị của cụ T5 là đoạn:
Năm 2002, chị C3 kết hôn với anh Thiều Văn C1 và vợ chồng có hai
con chung là cháu Thiều Thụy Thùy T7 (sinh năm 2002) và cháu Thiều
Đỗ Gia H4 (sinh năm 2004). Chị C3 (chết năm 2007) và bà T5 (chết
năm 2009) cả hai không để lại di chúc nên hai cháu T7 và Huy được
thừa kế thế vị di sản của bà T5 theo quy định tại Điều 677 Bộ luật dân
sự năm 2005. Do đó, anh Thiều Văn C1 là bố của cháu T7 và cháu H4
khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận cháu T7 và cháu H4 được quyền
thừa kế di sản của bà T5 để lại là có căn cứ.
Câu 4.8. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa
kế thế vị của cụ T5.
Việc Tòa án cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa kế thế vị của cụ T5 là hợp
tình, hợp lý và có căn cứ. Chị C3 là con nuôi trên thực tế của cụ T5, do đó con đẻ của
chị C3 gồm cháu T7 và H4, là con đẻ của con nuôi và cũng là cháu của cụ T5. Chị C3
chết trước cụ T5, do đó chị C3 rơi vào trường hợp người hưởng di sản chết trước người
để lại di sản. Căn cứ vào Điều 677 BLDS 2005, cháu T7 và H4 được thừa kế thế vị của
cụ T5, được hưởng phần di sản mà chị C3 được hưởng nếu còn sống. Hơn nữa, quy định
về thừa kế thế vị trong BLDS 2005 không cần phân biệt con nuôi và con đẻ. Do đó, việc
23

cháu T7 và H4 là con đẻ của con nuôi của người để lại di sản không ảnh hưởng đến việc
2 cháu được hưởng di sản của cụ T5.
Câu 4.9. Theo BLDS hiện hành, chế định thừa kế thế vị có được áp dụng đối với thừa
kế theo di chúc không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo BLDS hiện hành, chế định thừa kế thế vị không áp dụng đối với thừa kế
theo di chúc.
CSPL: Khoản 2 Điều 643 BLDS 2015 quy định về hiệu lực của di chúc như sau:
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp
sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều
cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn
tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến
cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Câu 4.10. Theo anh/chị, có nên áp dụng chế định thừa kế thế vị cho cả trường hợp
thừa kế theo di chúc không? Vì sao?
Theo tôi, không nên áp dụng chế định thừa kế thế vị cho cả trường hợp thừa kế
theo di chúc.
Vì theo Điều 624 BLDS 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm
chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Điều này đồng nghĩa với việc
người để lại di chúc muốn để lại di sản của mình cho người trong di chúc. Do đó, nếu
áp dụng thừa kế thế vị vào thừa kế theo di chúc thì di sản của họ được chuyển giao cho
người khác không phù hợp với ý chí của người lập di chúc.
Và theo Điều 613 BLDS 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống
vào thời điểm mở thừa kế, sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành
thai trước khi người để lại di sản chết, còn trường hợp người thừa kế không là cá nhân
thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Do đó, người thừa kế đã chết trước hoặc
24

chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó đương nhiên bị vô hiệu.
Thừa kế thế vị phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn
cứ di chúc. Theo BLDS quy định về hiệu lực của di chúc thì người thừa kế di chúc chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu. Nói
cách khác, thừa kế thế vị là trình tự hưởng di sản do pháp luật quy định, thừa kế thế vị
chỉ áp dụng trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một
thời điểm với người để lại di sản. Nhưng trong thừa kế theo di chúc thì người thừa kế có
thể là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức. Nếu là cá nhân có thể là người không có quan hệ
hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản, nó phụ
thuộc vào ý chí của người lập di chúc, còn thừa kế thế vị thì xem xét trên tổng thể về
quan hệ huyết thống, hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng.
Vậy nên, nếu áp dụng thừa kế thế vị vào các trường hợp thừa kế theo di chúc thì
ví dụ trường hợp người được hưởng di sản theo di chúc không có quan hệ huyết thống
hay nuôi dưỡng với người lập di chúc mà chết trước hoặc chết cùng với người lập di
chúc thì con của người này sẽ được hưởng phần di sản mà người này đáng ra được hưởng.
Như vậy, không đảm bảo quyền lợi cho những người thừa kế khác. Còn nếu trường hợp
người thừa kế di chúc là cơ quan, tổ chức thì câu hỏi đặt ra ai sẽ là người thừa kế thế vị?
Câu 4.11. Ai thuộc hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba?
Theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 651 BLDS 2015, người thuộc
hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba bao gồm:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau
đây:
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại,
anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết
mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của
người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì
ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
25

Câu 4.12. Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ T5 ở thời
điểm mở thừa kế không? Vì sao?
Trong vụ việc trên, không còn ai thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ T5 ở thời
điểm mở thừa kế.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp
luật: “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a)
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con
nuôi của người chết”.
Cụ T5 là người không có chồng, chỉ có một người con nuôi là chị C3, ba mẹ cụ
là cụ M và cụ L cũng đều đã qua đời trước đó nên ngoài chị C3 thì không còn ai thuộc
hàng thừa kế thứ nhất tại thời điểm mở thừa kế.
Câu 4.13. Trong vụ việc trên, có còn ai thuộc hàng thừa kế thứ hai của cụ T5 ở thời
điểm mở thừa kế không? Vì sao?
Trong vụ việc trên, ngoài cháu Thiều Thụy Thùy T7 và cháu Thiều Đỗ Gia H4
là người thuộc hàng thừa kế thứ hai của bà Đỗ Thị Thanh T5 thì còn có bà Đỗ Thị T2 vì
bà T2 là chị em ruột với bà T5 và bà còn sống.
Theo điểm b khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 quy định: “Hàng thừa kế thứ hai
gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại”.
Ta thấy, bà T2 là chị em ruột với bà T5 đã chết nên có quyền thừa kế theo pháp
luật.
Câu 4.14. Cuối cùng, Tòa án có áp dụng hàng thừa kế thứ hai không trong vụ việc
trên? Vì sao?
Tòa án không áp dụng hàng thừa kế thứ hai mà áp dụng thừa kế thế vị đối với
hai cháu T7 và H4.
Trong Bản án có đoạn Tòa án xác định:
...Năm 2002, chị C3 kết hôn với anh Thiều Văn C1 và vợ chồng có hai
con chung là cháu Thiều Thụy Thủy T7 (sinh năm 2002) và cháu Thiều
Đỗ Gia H4 (sinh năm 2004). Chị C3 (chết năm 2007) và bà T5 (chết
năm 2009) cả hai không để lại di chúc nên hai cháu T7 và Huy được
thừa kế thế vị di sản của bà T5 theo quy định tại Điều 677 Bộ luật dân
26

sự năm 2005. Do đó anh Thiều Văn C1 là bố của hai cháu T7 và cháu


H4 khởi kiện yêu cầu Tòa công nhận cháu T7 và cháu H4 được quyền
thừa kế di sản của bà T5 để lại là có căn cứ.
Vì theo Tòa án xác định, số di sản tranh chấp trên thuộc quyền sở hữu của bà T5.
Nếu căn cứ áp dụng theo hàng thừa kế thứ nhất thì chị C3 là người con duy nhất của bà.
Tuy nhiên chị C3 đã chết, vậy nên số di sản hợp lệ sẽ chuyển sang cho hai người con của
chị ở hàng thừa kế thứ nhất. Nói cách khác là áp dụng thừa kế thế vị cho Thiều Thụy
Thủy T7 và Thiều Đỗ Gia Hân H4 mà không áp dụng hàng thừa kế thứ hai.
Câu 4.15. Suy nghĩ của anh/chị về hướng của Tòa án về vấn đề nêu trong câu hỏi
trên (áp dụng hay không áp dụng quy định về hàng thừa kế thứ hai).
Qua Bản án có thể thấy hàng thừa kế thứ nhất của bà T5 đã không còn ai và hàng
thừa kế thứ hai thì có một người là chị em ruột của bà T5 là bà T2. Căn cứ theo khoản 3
Điều 651 BLDS 2015: “Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu
không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”. Do bà T2 đang còn sống nên bà sẽ được
hưởng di sản.
Song chị C3 vốn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà T5 nhưng chị đã chết trước
khi bà T5 chết và chị có hai con ruột. Do đó, có thể áp dụng thừa kế thế vị tại Điều 652
BLDS 2015 để được hưởng di sản: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà
cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng
một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Như vậy, cả hai đối tượng đều có căn cứ pháp luật để được hưởng di sản. Thiết
nghĩ trường hợp này nên áp dụng thừa kế thế vị. Thứ nhất, chị C3 thuộc hàng thừa kế
thứ nhất nên xếp cao hơn bà T2 thuộc hàng thừa kế hai. Thừa kế thế vị về bản chất chính
là thay thế vị trí, con thay thế cha mẹ để hưởng di sản của ông bà để lại. Do đó, hai con
chị C3 sẽ thay thế mẹ để hưởng di sản và tất nhiên sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, cao
hơn so với bà T5. Thứ hai, đây còn là về tính nhân văn. Bởi lý do mà người cháu được
hưởng trực tiếp di sản từ ông bà chính là do cha hoặc mẹ của người cháu đã qua đời.
Như vậy, có thể coi di sản chính là một sự bù đắp cho sự mất mát của người
27

cháu. Do đó, hướng giải quyết của Tòa án trong vấn đề trên là rất hợp lý và nhân văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Danh mục văn bản pháp luật.


1. Bộ luật Dân sự 2005, 2015;
2. Luật Hôn nhân và Gia đình 1986;
3. Luật Hộ tịch 2014;
4. Luật Nuôi con nuôi 2010.

B. Danh mục các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt.
1. Các án lệ, bản án, quyết định được cung cấp cùng với tài liệu.
1.1. Án lệ số 41/2021/AL;
1.2. Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa
án nhân dân tối cao tại Hà Nội;
1.3. Bản án số 69/2018/DSPT ngày 09/03/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội;
1.4. Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21-03-2011 hướng dẫn Luật Nuôi con
nuôi;
1.5. Nghị quyết số 01 ngày 20-1-1988 của Tòa án nhân dân tối cao;
1.6. Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20/4/2012 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.

2. Sách, giáo trình.


2.1. Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và
thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương VII;
2.2. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức 2022 (xuất bản lần thứ năm), Bản án số 126-129; 130-133; 134-
136; 142-145, 146-149;
2.3. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.261 đến 266; tr.267 đến 268.

You might also like