You are on page 1of 75

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI


LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI 47.4

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

Bộ môn: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế
Giảng viên: ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Nhóm: 04
Thành viên:

STT Họ & tên MSSV


1 Phạm Anh Thư 2253801011279
2 Phan Hoàng Anh Thư 2253801011283
3 Đậu Thị Cẩm Thúy 2253801011290
4 Đoàn Thị Thanh Thủy 2253801011292
5 Nguyễn Phan Bảo Thy 2253801011296
6 Đặng Ngọc Bảo Trâm 2253801011303
7 Hoàng Nguyễn Bảo Trâm 2253801011305
8 Nguyễn Hồ Đức Trung 2253801011318
9 Nguyễn Ái Vân 2253801011336
10 Lê Quốc Việt 2253801011342
11 Phạm Nguyễn Quang Vinh 2253801011347

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2023


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu Nguyên nghĩa


1 BLDS Bộ luật Dân sự
2 TAND Tòa án nhân dân
3 UBND Ủy ban nhân dân
4 Quyết định số 09 Quyết định số 09/2022/KDTM-GĐT ngày
24/8/2022 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao
5 Quyết định số 44 Quyết định số 44/2018/KDTM-GĐT ngày
10/9/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành
phố Hồ Chí Minh
6 Quyết định số 377 Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày
23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao
7 Quyết định số 08 Quyết định số 08/2013/DS-GĐT ngày 24/01/2013
của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
8 Bản án số 2493 Bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/9/2009 của
Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh
9 Quyết định số 26 Quyết định số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
10 Quyết định số 533 Quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT ngày
20/4/2021 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh
11 Quyết định số 619 Quyết định số 619/2011/DS-GĐT ngày
18/08/2011, Quyết định số 767/2011/DS-GĐT
ngày 17/10/2011
12 Quyết định số 194 Quyết định số 194/2012/DS-GĐT ngày
23/04/2012 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao
13 Quyết định số 767 Quyết định số 767/2011/DS-GĐT ngày
17/10/2011
14 Quyết định số 363 Quyết định số 363/2013/DS-GĐT ngày
28/08/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao
15 Án lệ số 24 Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển
thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng
hợp pháp của cá nhân
16 Án lệ số 05 Án lệ số 05/2016/AL của Tòa án nhân dân tối cao
MỤC LỤC

VẤN ĐỀ 1 ......................................................................................................... 1
A. CĂN CỨ XÁC LẬP ĐẠI DIỆN ................................................................ 1
Câu 1.1. Điểm mới của BLDS năm 2015 (so với BLDS năm 2005) về người đại diện.
..................................................................................................................................... 1
Câu 1.2. Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện
theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời................. 5
B. HOÀN CẢNH CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐẠI DIỆN .................................... 6
Câu 1.3. Cho biết kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý trường hợp
đại diện không hợp lệ, nhất là việc khai thác lý thuyết “đại diện bề ngoài/apparent
agent”? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết. .................................... 6
Câu 1.4. Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải
chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập. Trên cơ sở các quy
định về đại diện hiện nay, anh/chị cho biết hướng như vừa nêu của Hội đồng thẩm
phán có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ........................................ 8
C. HOÀN CẢNH CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN ................................................. 9
Câu 1.5. Trong pháp luật hiện hành, người đại diện có phải chịu trách nhiệm đối với
giao dịch do mình xác lập với tư cách là người đại diện không? Vì sao?.................. 9
Câu 1.6. Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, có cần thiết đưa ông H1
vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ
án không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? ............................................. 10
Câu 1.7. Cho biết suy nghĩ của anh/chị đối với hướng giải quyết nêu trên của Hội
đồng thẩm phán (về vai trò của người đại diện). ...................................................... 10
D. QUYỀN TỰ XÁC LẬP, THỰC HIỆN GIAO DỊCH THUỘC PHẠM VI
ĐẠI DIỆN....................................................................................................... 11
Câu 1.8. Trong pháp luật nước ngoài, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực
hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Nêu ít nhất một hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết................................................................................ 11
Câu 1.9. Trong pháp luật hiện hành, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực
hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Vì sao? ............. 14
Câu 1.10. Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền có được
tự xác lập giao dịch đã ủy quyền cho người khác không? Đoạn nào của Quyết định
cho câu trả lời? ......................................................................................................... 15
Câu 1.11. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người được đại diện tự xác lập,
thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện (phân tích đối với đại
diện theo pháp luật và đối với đại diện theo ủy quyền). ........................................... 15
VẤN ĐỀ 02 ..................................................................................................... 17
A. HÌNH THỨC SỞ HỮU TÀI SẢN........................................................... 20
Câu 2.1. Những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về hình thức
sở hữu tài sản. ........................................................................................................... 20
Câu 2.2. Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ
hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn là
Quyết định 377) cho câu trả lời? .............................................................................. 22
Câu 2.3. Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở
hữu riêng của ông Lưu ? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời? ............... 22
Câu 2.4. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu chung
của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết
định 377 cho câu trả lời? .......................................................................................... 23
Câu 2.5. Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao? ...................................................................................................................... 23
Câu 2.6. Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có thể
di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời. ...... 23
B. DIỆN THỪA KẾ ...................................................................................... 24
Câu 2.7. Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu
không ? Vì sao? ......................................................................................................... 24
Câu 2.8. Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu
hỏi trên có khác không? Vì sao? ............................................................................... 25
Câu 2.9. Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì
sao? ........................................................................................................................... 26
Câu 2.10. Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu
đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại ? Nêu cơ sở khi trả lời. .................. 27
Câu 2.11. Trong Quyết định số 08, theo nội dung của Bản án, ở thời điểm nào người
thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp ? Vì sao ? .......... 28
C. THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC
......................................................................................................................... 28
Câu 2.12. Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc
toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê? ................................................................... 28
Câu 2.13. Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao? .......... 28
Câu 2.14. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn
nào của Quyết định cho câu trả lời? ......................................................................... 29
Câu 2.15. Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao? ... 29
Câu 2.16. Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 đồng triệu thì bà Thẩm sẽ được
hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao? .................................................................. 30
Câu 2.17. Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà
Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao? ................................................................ 31
Câu 2.18. Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của Bản án
cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh? .............................. 31
Câu 2.19. Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp? .... 31
Câu 2.20. Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên
của cụ Khánh không? Đoạn nào của Bản án cho câu trả lời? ................................. 31
Câu 2.21. Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc không ? Đoạn nào của Bản án cho câu trả
lời?............................................................................................................................. 32
Câu 2.22. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án. .................... 32
Câu 2.23. Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao
động? Vì sao? ............................................................................................................ 33
Câu 2.24. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản... 33
Câu 2.25. Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc mà,
trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông Lưu
thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên không? ........... 36
Câu 2.26. Đối với hoàn cảnh như câu trên, pháp luật nước ngoài điều chỉnh như thế
nào ? .......................................................................................................................... 36
Câu 2.27. Suy nghĩ của/anh chị về khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu cho
cả hợp đồng tặng cho. ............................................................................................... 37
D. NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN ........................ 37
Câu 2.28. Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và
những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời. ..................................................................................................... 37
Câu 2.29. Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá
cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ............................................................................. 38
Câu 2.30. Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng
thành không? ............................................................................................................. 38
Câu 2.31. Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ
khi còn nhỏ đến khi trưởng thành? ........................................................................... 38
Câu 2.32. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có
phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức
nuôi dưỡng con chung không? .................................................................................. 38
Câu 2.33. Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị
hãy giải thích giải pháp trên của Tòa án. ................................................................. 39
Câu 2.34. Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người
quá cố khi họ còn sống? ............................................................................................ 39
Câu 2.35. Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi
dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào? .................................. 40
Câu 2.36. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong
mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố). ..................... 40
Câu 2.37. Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ nào của
ông Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của ông Định
(ông Lĩnh và bà Thành)? ........................................................................................... 41
Câu 2.38. Đoạn nào của Quyết định (năm 2021) cho thấy Tòa án buộc những người
thừa kế (của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào việc
những người thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay chưa? Hướng như
vậy của Tòa án có thuyết phục không, vì sao?.......................................................... 42
Câu 2.39. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người
để lại di sản có lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời. ................................................................................................ 43
Câu 2.40. Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định đã đến hạn
thực hiện chưa? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? .................................... 43
Câu 2.41. Vì sao Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của
người quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được
tiến hành năm 2019? Hướng của Tòa án như vậy có thuyết phục không, vì sao? ... 44
Câu 2.42. Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào có quy định riêng về thời hiệu yêu
cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản như pháp luật
Việt Nam hiện nay không? ........................................................................................ 45
Câu 2.43. Thông qua Quyết định năm 2021, suy nghĩ của anh/chị về tính thuyết phục
của quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của
người để lại di sản (có nên giữ lại hay không?). ...................................................... 45
VẤN ĐỀ 03 ..................................................................................................... 46
Câu 3.1. Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di
chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ). ................................. 48
Câu 3.2. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định
(tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không?
Vì sao? ....................................................................................................................... 49
Câu 3.3. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ
hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ không? Vì sao? ................................. 50
Câu 3.4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03
quyết định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc. ............. 50
Câu 3.5. Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Tòa án xác định di chúc là có
điều kiện? Cho biết điều kiện của di chúc này là gì? ............................................... 51
Câu 3.6. Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở
Việt Nam? .................................................................................................................. 52
Câu 3.7. Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp
ứng. ............................................................................................................................ 53
Câu 3.8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên
luật hóa trong BLDS không? Nếu luật hóa thì cần luật hóa những nội dung
nào?).......................................................................................................................... 54
VẤN ĐỀ 04 ..................................................................................................... 56
Câu 4.1. Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phân
chia di sản? ............................................................................................................... 56
Câu 4.2. Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia di
sản đã được Tòa án chấp nhận? ............................................................................... 57
Câu 4.3. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản
trên? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức và về
nội dung đối với thỏa thuận phân chia di sản. .......................................................... 58
Câu 4.4. Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản. ......... 58
Câu 4.5. Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa
thuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản? ................................. 59
Câu 4.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong
Án lệ số 24/2018/AL. ................................................................................................. 60
VẤN ĐỀ 05 ..................................................................................................... 61
Câu 5.1. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ
phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao? ...................................... 61
Câu 5.2. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được
hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết phục
không? Vì sao? .......................................................................................................... 62
Câu 5.3. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng
công sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?........................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

VẤN ĐỀ 1
A. CĂN CỨ XÁC LẬP ĐẠI DIỆN
Câu 1.1. Điểm mới của BLDS năm 2015 (so với BLDS năm 2005) về người đại
diện.
BLDS năm 2005 BLDS năm 2015
Pháp nhân đại diện Đại diện là việc một Đại diện là việc cá nhân,
người (sau đây gọi là pháp nhân (sau đây gọi
người đại diện) nhân chung là người đại diện)
danh và vì lợi ích của nhân danh và vì lợi ích
người khác (sau đây gọi của cá nhân hoặc pháp
là người được đại diện) nhân khác (sau đây gọi
xác lập, thực hiện giao chung là người được đại
dịch dân sự trong phạm diện) xác lập, thực hiện
vi đại diện. Người đại giao dịch dân sự (Điều
diện phải có năng lực 134). Pháp nhân có thể
hành vi dân sự đầy đủ, đại diện cho cá nhân và
trừ trường hợp quy định pháp nhân khác.
tại khoản 2 Điều 143 của
Bộ luật này.
Không thừa nhận khả
năng đại diện của pháp
nhân (Điều 139).
Số người đại diện Một người (Điều 139 Một người hay nhiều
BLDS năm 2005). người cùng đại diện.
Năng lực của người đại Người đại diện phải có Trường hợp pháp luật
diện năng lực hành vi dân sự quy định thì người đại
đầy đủ, trừ trường hợp diện phải có năng lực
quy định tại khoản 2 Điều pháp luật dân sự, năng
143 (khoản 5 Điều 139 lực hành vi dân sự phù
BLDS năm 2005) hợp với giao dịch dân sự
2

được xác lập, thực hiện


(khoản 3 Điều 134)
Phân loại đại diện Phân loại dựa vào tiêu chí Phân loại dựa vào cả căn
căn cứ xác lập quyền cứ xác lập quyền và chủ
(Theo pháp luật hay theo thể đại diện:
ủy quyền): + Đại diện theo pháp luật
+ Đại diện theo pháp luật của cá nhân
+ Đại diện theo ủy quyền + Đại diện theo pháp luật
của pháp nhân
+ Đại diện theo ủy quyền
Hình thức ủy quyền Hình thức ủy quyền do Bỏ qua quy định về hình
các bên thoả thuận, trừ thức (vì nếu có quy định
trường hợp pháp luật quy buộc ủy quyền theo một
định việc ủy quyền phải hình thức nhất định thì
được lập thành văn bản các quy định chung về
(khoản 2 Điều 142). giao dịch dân sự đã buộc
phải tuân thủ).
Hậu quả pháp lý của Người được đại diện có Điều 139 BLDS năm
hành vi đại diện quyền, nghĩa vụ phát sinh 2015.
từ giao dịch dân sự do
người đại diện xác lập
(khoản 4 Điều 139 BLDS
năm 2005).
Thời hạn đại diện và Quy định thời hạn 1 năm Điều 140 BLDS năm
phạm vi đại diện chỉ đối với đại diện theo 2015 về thời hạn đại diện
ủy quyền. được xác định theo văn
bản ủy quyền, theo quyết
định của cơ quan có thẩm
quyền, theo điều lệ của
pháp nhân hoặc theo
quy định của pháp luật.
3

Đại diện theo ủy quyền


cũng như đại diện theo
pháp luật.
Không có quyền đại diện Không có quyền đại diện Không nhập hai trường
(Điều 142 BLDS năm hợp trong cùng một điều
2005). luật. Không có quyền đại
diện căn cứ theo Điều
142 BLDS năm 2015 đã
sửa từ “đồng ý” thành
cụm từ “công nhận giao
dịch” và bổ sung thêm
hai trường hợp.
Vượt quá phạm vi đại Vượt quá phạm vi đại Vượt quá phạm vi đại
diện diện: chỉ quy định hai diện: Điều 143 quy định
trường hợp ngoại lệ để thêm trường hợp: Người
công nhận phần vượt quá được đại diện có lỗi dẫn
phạm vi đại diện. đến việc người đã giao
dịch không biết hoặc
không thể biết về việc
người đã xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự với
mình vượt quá phạm vi
đại diện.

* Tóm tắt Quyết định số 09/2022/KDTM-GĐT ngày 24/8/2022 của Hội đồng
Thẩm phán TAND tối cao.
- Nguyên đơn: bà Đinh Thị T.
- Bị đơn: Ngân hàng A.
- Nội dung: Ngày 20/7/2011, bà Đinh Thị T và Công ty M.N ký kết hợp đồng vay
tiền phục vụ sản xuất kinh doanh số 02/07-2011/HĐVT. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh
toán tiền vay và tiền lãi vay theo hợp đồng, Công ty M.N đề nghị Ngân hàng A phát
hành Thư bảo lãnh thanh toán cho bà T. Ngày 21/7/2011, Giám đốc A phát hành Thư
4

bảo lãnh thanh toán số 1480 VSB 201100217. Ngày 26/7/2011, do đã có sự bảo lãnh
của Ngân hàng A nên bà T chuyển số tiền 7.000.000.000 đồng bằng Ủy nhiệm chi
vào tài khoản của Công ty M.N. Tuy nhiên, đến nay bà không nhận được bất kỳ khoản
tiền nào theo nội dung Thư bảo lãnh. Do đó, bà đề nghị Tòa án buộc Ngân hàng A
phải trả bà số tiền 7.483.000.000 đồng cộng với lãi suất quá hạn do chậm trả theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật. Nhưng về phía Ngân hàng
A sau khi qua kiểm tra trên hệ thống sổ sách và phần mềm lưu trữ thông tin thì Thư
bảo lãnh số 1480 VSB 201100217 ngày 21/7/2011 do bà T cung cấp cho Tòa án
không có trong hồ sơ, sổ sách và không được hạch toán trên IPCAS của Ngân hàng.
Ngân hàng A không biết và không được thông báo về Thư bảo lãnh nêu trên. Do đó
Ngân hàng A không đồng ý thực hiện trách nhiệm bảo lãnh vì đây là bảo lãnh vay
vốn và Thư bảo lãnh này đã được phát hành trái thẩm quyền.
- Quyết định của Tòa án: TAND quận B, thành phố H quyết định chấp nhận toàn bộ
yêu cầu khởi kiện của bà Đinh Thị T và yêu cầu Ngân hàng A thực hiện nghĩa vụ bảo
lãnh thanh toán theo Thư bảo lãnh thanh toán và trả tiền lãi quá hạn do vi phạm nghĩa
vụ chậm trả tiền.
* Tóm tắt Quyết định số 44/2018/KDTM-GĐT ngày 10/9/2018 của TAND cấp
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương - Chi nhánh Đồng Nai.
- Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn N - Đ - C.
- Nội dung: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản” giữa
nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh
Đồng Nai với bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn N - Đ - C cùng những người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác trong vụ án, về phần xử lý tài sản thế chấp bảo
đảm nhà đất tại địa chỉ số 12/1, đường E, phường A, thành phố B, tỉnh Đồng Nai của
cụ Nguyễn Thị T đối với Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương - Chi nhánh Đồng
Nai. Ngày 10/9/2010, Ngân hàng TMCP K ký hợp đồng với Công ty TNHH N để
Công ty vay 2 tỷ đồng bổ sung vốn công trình xây dựng với tài sản thế chấp gồm
quyền sử dụng đất số 85, tờ bản đồ số 21 và công trình xây dựng trên đất của bà T
đứng tên và quyền sở hữu nhà; quyền sử dụng thửa đất số 313, tờ bản đồ 42 phường
C, thành phố B và công trình xây dựng trên đất do bà Phạm Thị D đứng tên trên Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nhưng Công
5

ty TNHH N vẫn chưa thanh toán mặc dù đã nhắc nhở nhiều lần. Theo như lời khai
của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì thửa đất số 85, tờ bản đồ số 21
là tài chung của bà T và các con của bà. Xét thấy còn vài sai sót khi xét xử sơ thẩm
và phúc thẩm, TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định giao hồ sơ vụ
án nêu trên cho TAND huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai giải quyết sơ thẩm lại theo
đúng quy định pháp luật.
Câu 1.2. Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện
theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo pháp
luật. Ông H1 là giám đốc của ngân hàng A - Chi nhánh T.H nên ông H1 sẽ là người
đại diện theo pháp luật của ngân hàng A.
- Cơ sở pháp lý:
+ Điều 137 BLDS năm 2015:
1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:
a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;
b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;
c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi
người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều
140 và Điều 141 của Bộ luật này.
+ Khoản 1 Điều 12 Luật Các tổ chức tín dụng:
1. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại
Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ
chức tín dụng;
b) Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
6

B. HOÀN CẢNH CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐẠI DIỆN


Câu 1.3. Cho biết kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý trường
hợp đại diện không hợp lệ, nhất là việc khai thác lý thuyết “đại diện bề
ngoài/apparent agent”? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
- Các nước theo hệ thống thông luật (Common Law) thường có những quy định về
apparent authority cởi mở hơn nhằm tăng cường bảo vệ bên thứ ba ngay tình trong
giao dịch với công ty, đồng thời tạo ra sức ép để các công ty hoàn thiện cơ chế quản
lý nội bộ.
- Nhằm mục đích bảo vệ bên thứ ba ngay tình (tức là không biết và không thể biết
người đại diện mà mình giao dịch cùng có đủ thẩm quyền hay không), hệ thống pháp
lý nhiều nước đã thiết kế nên nguyên tắc đại diện hiển nhiên (tiếng Anh là apparent
agency/apparent representation và tiếng Nhật là đại diện biểu kiến - dairi hyoken).
Nguyên tắc này có nội dung cơ bản như sau:
...Hợp đồng khi được lập bởi người đại diện vượt quá thẩm quyền của
mình sẽ không ràng buộc người được đại diện trừ trường hợp người này
(người được đại diện) thừa nhận/chấp thuận hành vi đã thực hiện của
người đại diện. Tuy nhiên, người được đại diện sẽ chịu ràng buộc, kể cả
khi không thừa nhận, nếu bằng lời nói hoặc hành vi của mình đã cho phép
một người hiện diện ra với thế giới bên ngoài như là đại diện của mình và
bên thứ ba, bằng suy luận hợp lý, tin rằng người này là người đại diện
(của người được đại diện), vì thế đã giao kết hợp đồng. Trong trường hợp
này, thân chủ (người được đại diện) không thể vô hiệu việc đại diện “hiển
nhiên” này nếu (việc vô hiệu) gây tổn thất cho bên thứ ba. 1
- Tại Nhật Bản, các nhà làm luật đã thiết kế nên 3 điều luật rất quan trọng trong Bộ
luật Dân sự (BLDS) Nhật Bản. Đó là các điều: Điều 109 “Đại diện biểu kiến”, Điều
110 “Đại diện biểu kiến khi vượt quá thẩm quyền” và Điều 112 “Đại diện biểu kiến
khi hết thẩm quyền đại diện”.
+ Điều 109 quy định rằng: “Người khiến cho bên thứ ba tin tưởng rằng mình đã trao
quyền đại diện nhất định cho một người khác phải chịu trách nhiệm cho hành vi trong
phạm vi được cho là ủy quyền của người này đối với bên thứ ba”. Vì vậy, bất kể có

1
Hugh Beale & Arthur Hartkamp et al., Cases, Materials and Text on Contract Law, trang 927 (Hart Publishing
Co., 2002).
7

hay không hành vi ủy quyền thực, nếu một người (người được đại diện) khiến bên
thứ ba tin rằng anh ta đã trao quyền đại diện cho một người khác – người đại diện cho
mình (bằng quảng cáo trên báo chí, thông báo, giấy ủy quyền chung, ủy quyền khống,
cho phép sử dụng con dấu hay trụ sở v.v..) thì người này sẽ bị ràng buộc bởi giao dịch
xác lập giữa người đại diện cho mình và bên thứ ba trong phạm vi được cho là ủy
quyền đại diện. Trong một vụ án nổi tiếng tại Nhật Bản, nhân viên làm việc tại Tòa
sơ thẩm Tokyo đã lập một văn phòng trong khuôn viên của Tòa và đặt tên là “Văn
phòng phúc lợi của Tòa sơ thẩm”. Nguyên đơn bán văn phòng phẩm cho văn phòng
này nhưng văn phòng không thanh toán. Nguyên đơn kiện Nhà nước Nhật Bản với
lập luận rằng, Tòa sơ thẩm Tokyo và cơ quan trên nó là Nhà nước Nhật Bản và Nhà
nước Nhật Bản phải chịu trách nhiệm cho giao dịch của văn phòng này, vì đã khiến
cho nguyên đơn tin tưởng rằng đó thực sự là một cơ quan thuộc Tòa sơ thẩm. Dù thực
tế không có mối liên quan chính thức nào giữa Văn phòng phúc lợi và Tòa sơ thẩm,
nhưng Tòa án tối cao Nhật Bản vẫn tuyên rằng Tòa sơ thẩm đã tạo cho Văn phòng
phúc lợi vẻ bề ngoài rằng, Văn phòng là một bộ phận của Tòa và vì vậy, Tòa sơ thẩm
có trách nhiệm phải thanh toán cho nguyên đơn. 2
+ Điều 110 BLDS Nhật Bản quy định: “Nếu người đại diện đã có hành vi vượt quá
thẩm quyền của mình và bên thứ ba có lý do chính đáng để tin rằng người đại diện
có thẩm quyền để thực hiện hành vi đó thì quy định của Điều 109 sẽ được áp dụng
tương tự”. Trường hợp tại Điều 110 khác Điều 109 ở chỗ là người đại diện thực tế
đã được ủy quyền đại diện. Tuy nhiên người đại diện khi thực hiện đại diện đã vượt
quá phạm vi thẩm quyền của mình. Trong một vụ án, người đại diện được ủy quyền
đi đăng ký sở hữu miếng đất. Để đăng ký, người được đại diện đã trao giấy tờ và con
dấu cho người đại diện. Tuy nhiên, thay vì đăng ký, người đại diện lại đem bán miếng
đất cho bên thứ ba. Tòa án tối cao đã phán quyết cho phép bên mua thứ ba được sở
hữu miếng đất. 3
+ Điều 112 quy định: “Việc chấm dứt thẩm quyền đại diện không thể dùng để đối
kháng với bên thứ ba ngay tình trừ khi bên này vì lỗi vô ý đã không biết”. Nó có nghĩa
là nếu bên thứ ba tin rằng người đại diện được ủy quyền đại diện (dù thẩm quyền này
thực ra đã chấm dứt) mà giao dịch với người này thì, trừ trường hợp bên thứ ba biết

2
TATC Nhật Bản, Minshū 11-2-227, ngày 07/02/1957.
3
TATC Nhật Bản, Minshū 11-2-227, ngày 07/02/1957.
8

hoặc buộc phải biết là thẩm quyền đại diện đã chấm dứt, thân chủ (người được đại
diện) sẽ bị ràng buộc bởi giao dịch của người đại diện.
- Tại các nước theo hệ thống thông luật, nguyên tắc đại diện hiển nhiên được áp dụng
tại các án lệ, ví dụ: Royal British Bank v. Turquand [1856], Freeman & Lockyer v.
Buckhurst Park Properties (Mangal) Ltd [1964]
Câu 1.4. Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng
phải chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập. Trên cơ sở các
quy định về đại diện hiện nay, anh/chị cho biết hướng như vừa nêu của Hội đồng
thẩm phán có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải chịu trách
nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập. Trên cơ sở các quy định về đại
diện hiện nay, hướng như vừa nêu của Hội đồng thẩm phán là chưa thuyết phục. Căn
cứ theo khoản 2 Điều 143 BLDS năm 2015:
Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập,
thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại
diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối
với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết
hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
- Việc ký Thư bảo lãnh vượt quá phạm vi ủy quyền của Giám đốc Ngân hàng A – Chi
nhánh T.H không phải là lỗi của Ngân hàng A dù có có đóng dấu của Ngân hàng A –
Chi nhánh T.H, vì pháp nhân được đại diện là ngân hàng A không biết. Ngoài ra, ở
khoản 3 Điều 139: “Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành
vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực
hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện,
trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản
đối”. Do đó, việc giải quyết yêu cầu khởi kiện của bà T có liên quan đến trách nhiệm
của ông H1 trong việc ký Thư bảo lãnh nên cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng
với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là phù hợp với các
quy định của pháp luật.
9

C. HOÀN CẢNH CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN


Câu 1.5. Trong pháp luật hiện hành, người đại diện có phải chịu trách nhiệm đối
với giao dịch do mình xác lập với tư cách là người đại diện không? Vì sao?
- Trong pháp luật hiện hành, người đại diện phải chịu trách nhiệm đối với giao dịch
do mình xác lập với tư cách là người đại diện, vì trên thực tế, các giao dịch dân sự do
người đại diện xác lập nhân danh người được đại diện, có những trường hợp mang
nội dung giao dịch trái với ý chí đích thực của người được đại diện. Căn cứ theo
Khoản 3 Điều 139 BLDS năm 2015: “Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết
việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà
vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người
được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà
không phản đối”.
- Đồng thời, BLDS năm 2015 có quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người
đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, để đảm bảo quyền lợi của người
được đại diện và để dễ quy kết trách nhiệm của người đại diện đối với hành vi giao
dịch mà mình xác lập tại Điều 143 BLDS năm 2015:
1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm
vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện
đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một
trong các trường hợp sau đây:
a) Người được đại diện đồng ý;
b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp
lý;
c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết
hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
với mình vượt quá phạm vi đại diện.
2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt
quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được
đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi
đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao
dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường
10

hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại
diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt
thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại
diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ
trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện
mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt
hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường
thiệt hại.
Câu 1.6. Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, có cần thiết đưa ông
H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong vụ án không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, không cần thiết đưa ông H1 vào
tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Phần Nhận định của Tòa án có đoạn:
[6] Thư bảo lãnh do ông H ký với tư cách là Giám đốc Ngân hàng A – Chi
nhánh T.H, có đóng dấu của Ngân hàng A – Chi nhánh T.H nên Thư bảo
lãnh là văn bản do Ngân hàng A phát hành, trong đó ông H1 chỉ ký với tư
cách là người đại diện của Ngân hàng A. Do đó, Tòa án cấp giám đốc
thẩm nhận định việc giải quyết yêu cầu khởi kiện của bà T có liên quan
đến trách nhiệm của ông H1 trong việc ký Thư bảo lãnh nên cần thiết đưa
ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong vụ án là không phù hợp với các quy định của pháp luật.
Câu 1.7. Cho biết suy nghĩ của anh/chị đối với hướng giải quyết nêu trên của Hội
đồng thẩm phán (về vai trò của người đại diện).
- Theo Nhóm 4, hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán về vai trò của
người đại diện là chưa thực sự hợp lý. Ông H1 cần thiết phải được đưa vào tham gia
tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Việc ông
H1 kí thư bảo lãnh vượt quá phạm vi đại diện, đồng thời trái với ý chí đích thực của
pháp nhân được đại diện ở đây là Ngân hàng A. Căn cứ theo khoản 3 Điều 139 BLDS
11

năm 2015: “Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại
diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện
hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ
trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối”.
Nên chăng, ông H1 cần phải có trách nhiệm trong việc thực hiện giao dịch dân sự
vượt quá phạm vi quyền đại diện của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại tổn thất về
danh dự, thời gian cho Ngân hàng A.
D. QUYỀN TỰ XÁC LẬP, THỰC HIỆN GIAO DỊCH THUỘC PHẠM VI
ĐẠI DIỆN
Câu 1.8. Trong pháp luật nước ngoài, người được đại diện có quyền tự xác lập,
thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Nêu ít nhất
một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.
- Trong pháp luật nước ngoài, tiêu biểu là Pháp, quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch
thuộc phạm vi đại diện của người đại diện được chia thành hai trường hợp:
1. Đối với đại diện theo pháp luật:
- Người được đại diện không có/còn quyền: Trước sửa đổi BLDS năm 2016, BLDS
Pháp chưa thực sự rõ ràng về khả năng tự xác lập, thực hiện giao dịch của người được
đại diện trong đại diện theo pháp luật.
- Với cải cách năm 2016, đã có “những thay đổi về đại diện” và Điều 1159 BLDS
của Pháp ngày nay quy định “Trong trường hợp thẩm quyền đại diện được xác lập
theo luật hoặc theo quyết định của Tòa án thì trong thời hạn đại diện, người được đại
diện không có các quyền hạn đã được trao cho người đại diện”. Với quy định này,
“khi đại diện theo luật hay tư pháp được triển khai, người được đại diện không có/còn
quyền hạn đã được trao cho người đại diện trong toàn bộ thời gian đại diện”, “người
được đại diện không còn có thể tự tiến hành các giao dịch mà người đại diện theo luật
hay tư pháp đã được trao quyền triển khai”. Với nội dung nêu trên, “do luật không
phân biệt, việc không có/còn quyền này áp dụng cho giao dịch về quản lý cũng như
cho giao dịch về định đoạt tài sản”.
- Ở đây, “khi không có/còn quyền, người được đại diện không còn có thể tự tiến hành
các giao dịch mà người đại diện theo luật hay tư pháp được trao quyền. Người được
đại diện bị loại bỏ việc thực hiện các quyền của mình trong toàn bộ thời gian đại diện.
12

Người được đại diện bị loại bỏ quyền trong trường hợp này rơi vào hoàn cảnh tương
đồng với hoàn cảnh của người không có năng lực”.
- Cơ sở của việc không có/còn quyền: như đã nêu “trong đại diện theo luật hay tư
pháp, có việc chuyển giao mang tính áp đặt quyền hạn của người được đại diện cho
người đại diện mà luật hay Tòa án buộc họ phải theo”. Khi đưa ra hướng này, nội tại
Điều 1159 BLDS Pháp chưa cho biết lý do vì sao người được đại diện không có hay
không còn quyền tự xác lập, thực hiện các giao dịch được trao cho người đại diện.
Theo các tác giả Pháp, “đại diện theo luật hay tư pháp được triển khai để bảo vệ người
được đại diện hay người thứ ba đối với giao dịch mà người được đại diện có thể thực
hiện nên người được đại diện không có khả năng thực hiện các giao dịch đó là chính
đáng”. Ở đây, “đại diện có mục đích bảo vệ hay trừng phạt người được đại diện nên
việc không còn cho họ quyền xác lập, thực hiện giao dịch là cần thiết”. Trong trường
hợp đại diện theo luật hay tư pháp, lý do cho việc chuyển giao quyền xác lập, thực
hiện giao dịch được lý giải bởi nhu cầu bảo vệ hay nhu cầu trừng phạt người được
đại diện. Người được đại diện không còn quyền nữa vì cần bảo vệ họ hay do họ bị
trừng phạt. Nói cách khác, “chính vì đại diện theo luật hay tư pháp được áp đặt cho
người được đại diện với vai trò trừng phạt hay bảo vệ mà đại diện theo luật hay tư
pháp làm mất quyền của người được đại diện”.
- Bên cạnh đó, còn lý do nữa cho hướng giải quyết nêu trên là “việc không còn cho
phép người được đại diện còn quyền đối với giao dịch có chức năng chính yếu là
tránh những xung đột về giao dịch giữa người được đại diện và người đại diện”.
Phạm vi không có/còn quyền: Với quy định trên, người được đại diện không có/còn
quyền đối với giao dịch thuộc thẩm quyền đã được trao cho người đại diện. Điều đó
có nghĩa là phạm vi không có/còn quyền của người được đại diện lệ thuộc vào mức
độ, phạm vi quyền được trao cho người đại diện.
- Ở đây, “điều luật chỉ điều chỉnh việc không có/còn quyền thông qua đối tượng của
nó. Cụ thể, việc không có/còn quyền được triển khai đối với quyền được trao cho
người đại diện. Nó có tính hình học biến vì phụ thuộc vào phạm vi thẩm quyền được
trao cho người đại diện. Thực tế, người đại diện có thể được trao quyền thực hiện một
giao dịch hay một loạt các giao dịch (…). Vì thế, người được đại diện tiếp tục được
triển khai các giao dịch và thực hiện các quyền của mình không nằm trong nhiệm vụ
của người đại diện”
13

- Với nội dung trên, chúng ta hiểu rằng, phạm vi không có/còn quyền của người được
đại diện lệ thuộc phạm vi thẩm quyền được trao cho người đại diện. Thẩm quyền của
người đại diện càng lớn, việc không có/còn quyền của người được đại diện càng cao
nên khả năng tự triển khai các giao dịch của người đại diện càng nhỏ.
2. Đối với đại diện theo ủy quyền:
- Người được đại diện có/còn quyền: Trước sửa đổi BLDS năm 2016, BLDS Pháp
chưa thực sự rõ ràng về khả năng tự xác lập, thực hiện giao dịch của người được đại
diện trong đại diện theo ủy quyền.
- Với cải cách năm 2016, đã có “những thay đổi về đại diện” và khoản 2 Điều 1159
BLDS ngày nay quy định liên quan đến đại diện theo thỏa thuận như sau: “trong
trường hợp đại diện theo thỏa thuận, người được đại diện vẫn được thực hiện các
quyền của mình”. Ở đây, cơ chế đại diện theo thỏa thuận “không loại trừ khả năng
người được đại diện tự hành động”, “vẫn mở ra cho người ủy quyền khả năng hành
động ở bất kỳ thời điểm nào”.
- Trên cơ sở nguyên tắc nêu trên, “các giao dịch thuộc nhiệm vụ của người được ủy
quyền không bị cấm đối với người ủy quyền dù đó là giao dịch mang tính quản lý hay
mang tính định đoạt tài sản, dù đó là giao dịch mang tính tài sản hay không mang tính
tài sản”. Nói cách khác, quy định trên được thiết lập theo hướng ủy quyền đại diện
không làm cho người ủy quyền mất đi khả năng tự hành động; “người ủy quyền có
thể thực hiện các giao dịch mà việc triển khai đã được trao cho người được ủy quyền.
Có việc cạnh tranh quyền xác lập, thực hiện giao dịch”.
- Cơ sở của việc có/còn quyền: Đối với đại diện theo thỏa thuận, phần trên đã cho
thấy BLDS Pháp quy định theo hướng “người được đại diện vẫn có thể thực hiện một
cách hợp pháp các quyền của mình, giao dịch mà người được đại diện xác lập không
bị vô hiệu vì người được đại diện vẫn giữ các quyền mà họ ủy quyền cho người khác
việc thực hiện”.
- Theo các chuyên gia Pháp, “so với đại diện theo pháp luật hay tư pháp, trong trường
hợp của đại diện theo thỏa thuận thì người được đại diện vẫn còn khả năng thực hiện
quyền của mình. Sự khác biệt được lý giải bởi việc đại diện theo luật hay tư pháp có
mục đích bù đắp việc không có khả năng của người được đại diện trong việc thể hiện
ý chí của mình còn đại diện theo thỏa thuận được thiết lập để tạo điều kiện cho việc
xác lập giao dịch mà người được đại diện có thể tự xác lập”. Ở đây, “đại diện theo
14

thỏa thuận không làm cho người được đại diện không có hay không còn quyền. Người
ủy quyền trao cho người đại diện quyền hành động ở vị trí và địa điểm của người
được đại diện nhưng họ không bị mất quyền tự hành động. Đại diện theo thỏa thuận
tạo ra nhân bản pháp lý không ảnh hưởng tới khả năng của bản gốc”.
- Nói cách khác, đại diện theo thỏa thuận là sự lựa chọn mà người đại diện tiến hành,
đó chỉ là một trong các cách thức mà người được đại diện thực hiện quyền nên họ
không mất quyền tự hành động cho dù đã ủy quyền cho người khác. Ở đây, có việc
ủy quyền chứ không có việc chuyển quyền nên người được đại diện vẫn còn quyền,
vẫn có thể tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện.
- Về khả năng thỏa thuận khác: Quy định trên được thiết lập theo hướng người được
đại diện theo ủy quyền (theo thỏa thuận) vẫn có quyền thực hiện các giao dịch thuộc
phạm vi trách nhiệm của người đại diện: “trong đại diện theo thỏa thuận, người được
đại diện vẫn giữ các quyền năng của mình”.
- Điều 1159 BLDS Pháp vẫn chưa cho biết các bên được thỏa thuận theo hướng khác
hay không? Theo các chuyên gia Pháp, “quy định này không mang tính mệnh lệnh”
mà có tính chất “tùy nghi” nên các bên có thể thỏa thuận khác như thỏa thuận chỉ bên
đại diện được hành động đối với một số giao dịch cụ thể.
- Với cách quy định theo hướng trên, có thể có “ủy quyền độc quyền”, tức chỉ người
đại diện được hành động đối với giao dịch liên quan. Trong những trường hợp như
vậy, “nếu giao dịch do người được đại diện xác lập vi phạm thỏa thuận giữa người
được đại diện và người đại diện, giao dịch này có thể làm phát sinh trách nhiệm dân
sự của người được đại diện đối với người đại diện và vẫn cho phép thực hiện thỏa
thuận giữa người được đại diện và người đại diện như vẫn phải thanh toán thù lao cho
người được ủy quyền”.
Câu 1.9. Trong pháp luật hiện hành, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực
hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Vì sao?
- Trong pháp luật hiện hành, chưa có quy định người được đại diện có quyền tự xác
lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện.
- Ở đây, chúng ta có quy định theo hướng người đại diện theo ủy quyền có quyền xác
lập, thực hiện giao dịch cho người đại diện như quy định, theo đó “Cá nhân, pháp
nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân
15

sự” (khoản 1 Điều 138 BLDS năm 2015) và người đại diện “được xác lập, thực hiện
giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện” (khoản 1 Điều 141 BLDS năm 2015).
- Tuy nhiên, chúng ta lại chưa có quy định cho biết là sau khi ủy quyền cho người đại
diện, người được đại diện có được tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại
diện của người đại diện hay không? Nói cách khác, chúng ta chưa có hướng xử lý rõ
ràng như Pháp trong văn bản, chúng ta không có văn bản cho biết hướng xử lý rõ
ràng về quyền của người được đại diện đối với giao dịch sau khi ủy quyền cho người
khác.
Câu 1.10. Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền có
được tự xác lập giao dịch đã ủy quyền cho người khác không? Đoạn nào của Quyết
định cho câu trả lời?
- Trong Quyết định số 44, theo Tòa giám đốc thẩm, người ủy quyền được tự xác lập
giao dịch đã ủy quyền cho người khác. Trong phần Quyết định của Tòa án đã nêu rõ:
“Do cụ Nguyễn Thị T là chủ sở hữu nhà đất nêu trên nên dù cụ T có ủy quyền cho
ông T2 toàn quyền sử dụng thì cũng không làm hạn chế hoặc làm mất đi quyền về tài
sản theo quy định của pháp luật của cụ T”.
Câu 1.11. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người được đại diện tự xác
lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện (phân tích đối
với đại diện theo pháp luật và đối với đại diện theo ủy quyền).
- Đối với người đại diện theo pháp luật: Khả năng người được đại diện xác lập, thực
hiện giao dịch thuộc phạm vi của người đại diện theo pháp luật là không khả thi. Bởi
lẽ đại diện theo pháp luật là những trường hợp mà khi người được đại diện không thể
tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Điều này có thể xuất phát từ độ tuổi
(là người chưa thành niên) hoặc do tình trạng sức khỏe, tinh thần (người mất năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự…) hoặc họ không có khả năng tự bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng theo trên, người được đại diện xác lập thực hiện
giao dịch có nghĩa là người có đầy đủ các năng lực hành vi dân sự và tự chịu trách
nhiệm pháp lý về hành vi của mình nên việc pháp luật chỉ định hoặc công nhận người
đại diện cho trường hợp này sẽ rất khó thực hiện. Nhưng đối với trường hợp người
được đại diện khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì chúng ta chưa thực sự
16

rõ là việc có đại diện theo pháp luật có làm mất quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch
của họ hay không.
- Đối với người đại diện theo ủy quyền: Khả năng người được đại diện xác lập, thực
hiên giao dịch thuộc phạm vi của người đại diện theo ủy quyền là khả thi. Theo định
nghĩa, đại diện theo ủy quyền là việc đại diện được thực hiện trên cơ sở ủy quyền
theo ý chí của các pháp nhân hay cá nhân. Vì một lý do nào đó mà các pháp nhân,
các nhân không thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự hoặc những các nhân, tổ
chức này không muốn tự mình tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Trong
những trường hợp đó, cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho các pháp nhân, cá
nhân khác, nhân danh và vì lợi ích của mình tham gia xác lập, thực hiện các giao dịch
dân sự. Vì vậy, việc người được đại diện có khả năng tự xác lập, thực hiện các giao
dịch sẽ đảm bảo hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chỉ bản thân người được
đại diện hiểu rõ về tình trạng sức khỏe, tinh thần và khả năng tư duy nên người được
đại diện có thể tự quyết định bản thân có đủ năng lực để xác lập, thực hiện các giao
dịch dân sự hay không. Thêm vào đó người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch
thuộc phạm vi của người đại diện lại càng thêm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của người được đại diện khi có cả bản thân và người đại diện đều biết về rõ về giao
dịch đó, đảm bảo quyền và lợi ích đôi bên.
17

VẤN ĐỀ 02
* Tóm tắt Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn là bà Cao Thị Xê
- Bị đơn là chị Võ Thị Thu Hương và anh Nguyễn Quốc Chính
- Nội dung: Vụ án “về việc tranh chấp thừa kế tài sản của ông Võ Văn Lưu”. Bà Xê
kết hôn với ông Lưu năm 1996, không có con chung và sinh sống cùng nhau đến năm
2003 thì ông Lưu chết, tài sản chung là một căn nhà và một số tài sản sinh hoạt gia
đình.Trước khi ông Lưu chết để lại di chúc định đoạt toàn bộ tài sản cho bà Xê nên
nay bà Xê yêu cầu được thừa kế theo di chúc của ông. Nhưng chị Hương (con gái của
ông Lưu và bà Thẩm kết hôn năm 1964) cho rằng, quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu
và bà Xê là bất hợp pháp, bà Thẩm cho rằng căn nhà trên được tạo lập trong thời kỳ
hôn nhân giữa ông và bà nên không chấp nhận yêu cầu của bà Xê. Hội đồng giám
đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét thấy: Tòa án cấp sơ thẩm và cấp
phúc thẩm đã xác định di chúc ngày 27/07/2002 là di chúc hợp pháp, quyết định cho
bà Xê được hưởng di sản của ông Lưu mà không chia cho bà Thẩm được thừa kế 2/3
kỷ phần thừa kế theo pháp luật là không đúng làm thiệt hại đến quyền lợi của bà
Thẩm. Từ đó quyết định hủy Bản án dân sự sơ thẩm và Bản án dân sự phúc thẩm,
giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang giải quyết
theo đúng quy định của pháp luật.
* Tóm tắt Quyết định số 08/2013/DS-GĐT ngày 24/01/2013 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
Công ty thép VINAUSTEEL ký hợp đồng mua thép của công ty thép Hưng
Yên. Sau đó công ty VINAUSTEEL đã thực hiện đúng nghĩa vụ là đã thanh toán hết.
Nhưng công ty Hưng Yên lại không thực hiện đúng nghĩa vụ là giao không đúng hạn
và giao thiếu. Công ty VINAUSTEEL kiện đòi bồi thường vì công ty Hưng Yên đã
vi phạm hợp đồng. Trong bản thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân của
ông Dũng và bà Lan cũng như cam kết của ông Dũng trong bản cam kết công nợ là
ông Dũng cam kết với bà Toàn là sẽ thanh toán hết tất cả các khoản nợ của công ty
Hưng Yên cho các chủ nợ (trong đó có công ty VINAUSTEEL). Vì thế trách nhiệm
bồi thường sẽ thuộc về ông Dũng, bà Lan. Tại hội đồng xét xử giám đốc thẩm xét
thấy: không có chứng cứ rõ về bản cam kết nợ giữa ông Lê Văn Mạnh và công ty
18

thép Hưng Yên, bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa bà Lan
và ông Dung và bản cam kết nợ của công ty giữa ông Dũng và bà Toàn. Bà Lan có
Giấy ủy quyền cho ông Manh – phó giám đốc thay mặt công ty thực hiện giao dịch
kinh tế vì thế có vấn đề gì thì vẫn là công ty thép Hưng Yên phải có trách nhiệm chứ
không phải cá nhân ông Mạnh, ông Hùng. Vì vậy đưa ra quyết định hủy tất cả các
quyết định, chuyển hồ sơ về cho Tòa án xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của
pháp luật.
* Tóm tắt Bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/9/2009 của Tòa án nhân dân Tp.
Hồ Chí Minh.
- Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Khót (do ông Bùi Mạnh Quân đại diện), ông An Văn
Tâm (do ông An Hồng Quảng đại diện).
- Bị đơn: ông Nguyễn Tài Nhật.
- Nội dung: Bà Nguyễn Thị Khót và ông An Văn Tâm yêu cầu được hưởng phần thừa
kế của cụ Nguyễn Thị Khánh, gồm căn nhà số 83 Lương Định Của, phường An
Khánh, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù theo di chúc của cụ Khánh thì toàn
bộ căn nhà này được để lại cho ông Nguyễn Tài Nhật, nhưng bà Khót yêu cầu được
hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật về người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc, vì tại thời điểm mở thừa kế thì bà Khót đã 71 tuổi lại mang nhiều bệnh
tật, năm 2006 bà bị té và nằm liệt cho đến nay, không có khả năng lao động. Căn nhà
này đã nằm trong phạm vi giải tỏa dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm và được bồi
thường với số tiền 1.847.491.000 đồng. Bà Khót yêu cầu hưởng thừa kế là
400.000.000 đồng. Trong khi đó, ông An Văn Tâm cũng yêu cầu được hưởng phần
thừa kế theo quy định của pháp luật về người được hưởng thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc vì ông Tâm là thương binh loại 2/4 mất 72% sức lao động. Ông
Nguyễn Tài Nhật, bị đơn, xác nhận quan hệ huyết thống giữa bà Khánh và bà Khót,
ông Tâm, ông Nhật là đúng. Tuy nhiên, ông Nhật trình bày rằng cha của ông là cụ
Nguyễn Tài Ngọt và mẹ ông đã không chung sống với nhau từ lâu. Căn nhà số 83
Lương Định Của do ông mua nhưng để cho cụ Khánh đứng tên. Vì vậy, vào ngày
13/01/1976 cụ khánh đã làm giấy uỷ quyền nhà để ủa quyền cho ông được trọn quyền
sử dụng. Năm 1990, cụ Khánh đã có di chúc để lại cho ông toàn bộ căn nhà này nên
số tiền bồi thường khi giải toả là của ông. Đồng thời, trong quá trình sử dụng, chính
ông đã bỏ tiền ra để xây dựng căn nhà. Chính vì vậy, ông Nhật không đồng ý với yêu
cầu của các nguyên đơn.
19

- Hướng giải quyết của Toà:


+ Toà xác định di sản của cụ Nguyễn Thị Khánh là giá trị quyền sử dụng đất căn nhà
83 Lương Định Của, phường An Khánh, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh bằng
1.800.000.000 đồng.
+ Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bà Nguyễn Thị Khót và ông An Văn Tâm về
việc được hưởng di sản của cụ Khánh mỗi người là 400.000.000 đồng theo diện những
người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
* Tóm tắt Quyết định số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn: ông Nguyễn Hồng Vũ, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, bà Nguyễn Thị Kim
Dung.
- Bị đơn: ông Nguyễn Hồng Vân
- Nội dung: Cụ Nguyễn Văn Phúc và cụ Phạm Thị Thịnh có 6 người con: Nguyễn
Hồng Vũ, Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Hồng Vân, Nguyễn Thị Kim Dung,
Nguyễn Thị Kim Thu, Nguyễn Hồng Vi. Cụ Phúc mất năm 1999, cụ Phúc chết trước
mà không để lại di chúc nhưng có dặn là tài sản của cha mẹ phải chia đều cho các
con. Cụ Thịnh mất năm 2007, cụ Thịnh có di chúc hợp pháp để lại tài sản cho ông
Vân và ông sẽ trả một phần tiền cho anh em. Các nguyên đơn yêu cầu được chia tài
sản của các cụ, riêng hai bà Oanh và Dung sẽ giao lại di sản cho ông Vũ. Tòa án sơ
thẩm đã bác yêu cầu chia thừa kế của bà Oanh và bà Dung. Tòa án phúc thẩm có sửa
lại một phần Bản án sơ thẩm: chấp nhận đơn yêu cầu thừa kế của bà Dung và bà
Oanh.Đồng thời, trong Tòa phúc thẩm đã xác định ông Vân có công chăm sóc cha
mẹ và quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi gửi
tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà) thế nhưng Tòa vẫn chưa xác định rõ công
sức của hai ông là bao nhiêu.
- Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm: nhận thấy hai Bản án còn nhiều điểm bất
cập, chưa hợp lý nên Tòa đã hủy Bản án sơ thẩm và phúc thẩm, đồng thời giao lại hồ
sơ cho Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh xét sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp
luật.
* Tóm tắt Quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT ngày 20/4/2021 của Tòa án nhân
dân TP. Hồ Chí Minh.
20

- Nguyên đơn: Yue Da Mining Limited


- Bị đơn: Ông Nguyên Văn Hởi
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân
Ông Huỳnh Công Lĩnh
Bà Trần Thị Bông Thành
- Nội dung: Các bị đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài đối với phán quyết trọng tài
vụ tranh chấp số 101/09 HCM giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng cổ
phần và vay vốn lập ngày 05/09/2014 giữa bà Soan và Yue Da Mining Limited. Sau
khi xét thấy phán quyết này không vi phạm về thời hiệu , nội dung, hay trái với pháp
luật Việt Nam, Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã giữ nguyên phán quyết trọng
tài, các bên bao gồm Hội đồng trọng tài và Viện kiểm sát không có quyền khiếu nại
kháng nghị.
A. HÌNH THỨC SỞ HỮU TÀI SẢN
Câu 2.1. Những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về hình
thức sở hữu tài sản.
- BLDS năm 2005: Từ Điều 200 đến Điều 232 quy định hình thức sở hữu bao gồm:
sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của các tổ
chức chính trị - xã hội,...
- BLDS năm 2015: Từ Điều 197 đến Điều 220 quy định hình thức sở hữu bao gồm:
sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung.
- Sở dĩ có sự tinh gọn như vậy vì các nhà làm luật thấy rằng việc phân chia hình thức
sở hữu dựa vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể trong BLDS năm 2005
là không hợp lý:
+ Thứ nhất, cách liệt kê này khó có thể đầy đủ vì khả năng phát sinh thêm nhiều loại
tổ chức khác là rất cao. Nếu như có một thành phần kinh tế mới xuất hiện chưa được
điều chỉnh thì BLDS lại phải sửa, như vậy không đảm bảo được tính ổn định cũng
như tính chặt chẽ của BLDS.
+ Thứ hai, cách xác định hình thức sở hữu trong BLDS năm 2005 không có tiêu chí
phân biệt về nội dung quyền sở hữu hay phương thức thực hiện các quyền năng của
21

chủ sở hữu đối với tài sản, ngoại trừ tiêu chí chủ thể sở hữu, vì thế không có ý nghĩa
nhiều về mặt pháp lý.
+ Thứ ba, theo quy định BLDS năm 2005 thì sở hữu tập thể là một hình thức sở hữu
độc lập nhưng, về cơ bản, đây chỉ là sở hữu của pháp nhân là hợp tác xã, nếu giữ
nguyên hình thức này sẽ gây mâu thuẫn trong quy định vì BLDS năm 2015 không
còn xem hợp tác xã là pháp nhân nữa.
- Chính vì những lý do trên, BLDS năm 2015 cố gắng loại bỏ những bất cập bằng
cách quy định tinh gọn ba hình thức sở hữu là sở hữu riêng, sở hữu chung và sở hữu
toàn dân:
+ Sở hữu toàn dân - Sở hữu Nhà nước:
• Điều 200 BLDS năm 2005 quy định:
Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên,
rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn
nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục
địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh
nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội,
khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác
do pháp luật quy định.
• Điều 197 BLDS năm 2015 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do
Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.
• Hai hình thức này đều được giải thích tương tự nhau, tuy nhiên việc thay đổi từ Sở
hữu Nhà nước thành Sở hữu toàn dân đã góp phần làm rõ hơn nội dung, bản chất của
loại hình sở hữu này, đồng thời có sự tinh giản trong cách giải thích.
+ Sở hữu riêng - Sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể: Nếu trong BLDS
năm 2005, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức được phân chia thành
các mục khác nhau thì tại BLDS năm 2015, 3 loại hình sở hữu này được gộp thành
sở hữu riêng, quy định tại khoản 1 Điều 205 BLDS năm 2015: “1. Sở hữu riêng là sở
hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân”. Việc gộp chung lại nhằm tạo sự ngắn
gọn, tránh gây trở ngại cho việc áp dụng pháp luật.
22

+ Sở hữu chung - Sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung: Nếu trong BLDS
năm 2005, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể mặc dù vẫn có hình thức thuộc sở hữu
chung song lại thuộc mục riêng thì trong BLDS năm 2015, các loại hình trên được
gộp thành hình thức sở hữu chung. Cũng giống như việc gộp sở hữu tư nhân, sở hữu
tập thể, sở hữu của tổ chức thành sở hữu riêng thì việc gộp sở hữu của tổ chức, sở
hữu tập thể, sở hữu chung thành sở hữu chung để ngắn gọn hơn, đơn giản hơn trong
việc áp dụng pháp luật.
Câu 2.2. Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời
kỳ hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết
gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời?
- Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân
với bà Thẩm.
- Quyết định số 377 cho câu trả lời ở đoạn:
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì ông Lưu kết hôn với
bà Thẩm trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn nên quan hệ hôn nhân
giữa ông Lưu và bà Thẩm là quan hệ hôn nhân hợp pháp và vẫn đang tồn
tại theo quy định của pháp luật. Tuy căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt,
phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong
thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm, nhưng giữa ông Lưu và bà
Thẩm có kinh tế riêng và ông Lưu đứng tên riêng đối với nhà đất trên, hơn
nữa trong quá trình giải quyết vụ án bà Thẩm thừa nhận căn nhà là do
ông Lưu tạo lập và là tài sản riêng của ông Lưu.
Câu 2.3. Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở
hữu riêng của ông Lưu ? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
- Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà.
- Quyết định số 377 cho câu trả lời ở đoạn: “Còn bà Thẩm cho rằng căn nhà số
150/6A Lý Thường Kiệt trên diện tích 101m đất là tài sản chung của vợ chồng bà nên
không nhất trí theo yêu cầu của bà Xê. Bà đề nghị Tòa giải quyết theo pháp luật để
bà được hưởng thừa kế tài sản của ông Lưu cùng chị Hương”.
23

Câu 2.4. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, căn nhà trên thuộc sở hữu
chung của ông Lưu, bà Thẩm hay thuộc sở hữu riêng của ông Lưu? Đoạn nào
của Quyết định 377 cho câu trả lời?
- Theo tòa Dân sự TANDTC, căn nhà trên thuộc sở hữu riêng của ông Lưu.
- Quyết định số 377 cho câu trả lời ở đoạn:
Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và
bà Thẩm, nhưng từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển vào Miền Nam công tác
và căn nhà được tạo lập bằng nguồn thu nhập của ông; bà Thẩm không
có đóng góp về kinh tế cũng như công sức để cùng ông Lưu tạo lập ra căn
nhà này nên ông Lưu có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên.
Câu 2.5. Anh/chị có suy nghĩ gì về giải pháp trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao?
- Giải pháp của Tòa cho rằng căn nhà trên thuộc sở hữu riêng của ông Lưu là hợp lý.
- Theo khoản 3 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Trong trường
hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài
sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung”. Và cũng theo khoản 1 Điều
này quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác
của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”.
- Theo Bản án, bà Thẩm không có đóng góp về kinh tế cũng như công sức cùng ông
Lưu tạo lập ra căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho,
tỉnh Tiền Giang. Ông Lưu tạo lập căn nhà trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm, nhưng
từ năm 1975 ông Lưu đã chuyển vào miền Nam công tác, trong lúc sinh sống và làm
việc ở miền Nam, ông Lưu kết hôn với bà Xê vào năm 1996. Như vậy, có căn cứ
chứng minh bà Thẩm không có đóng góp về kinh tế cũng như công sức để cùng ông
Lưu tạo lập ra căn nhà này nên ông Lưu có quyền định đoạt đối với căn nhà nêu trên.
Câu 2.6. Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu có
thể di chúc định đoạt toàn bộ căn nhà này không? Nêu căn cứ pháp lý khi trả lời.
- Nếu căn nhà trên là tài sản chung của ông Lưu, bà Thẩm thì ông Lưu không thể di
chúc định đoạt toàn bộ căn nhà.
24

- Cơ sở pháp lý: khoản 2, khoản 3 Điều 213 BLDS năm 2015:


Sở hữu chung của vợ chồng:
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau
trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản chung.
B. DIỆN THỪA KẾ
Câu 2.7. Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông
Lưu không ? Vì sao?
- Chỉ có bà Thẩm và chị Hương thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu, còn bà Xê
thì không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu.
- Theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ,
chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
- Đối với người vợ, để được hưởng thừa kế của nhau, thì quan hệ hôn nhân giữa vợ
và chồng ở đây phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân đấy phải được
pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế. Do bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu
(Ông Võ Văn Lưu và bà Nguyễn Thị Thẩm kết hôn ngày 26-10-1964 trên cơ sở tự
nguyện, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thảo, tỉnh
Phú thọ), nên bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Còn đối với bà Xê, mặc dù ông Lưu và
bà Xê có làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường 6, thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang tuy nhiên vì ông Lưu chưa ly hôn với bà Thẩm nên việc ông kết
hôn với bà Xê là bất hợp pháp. Do đó, để biết bà có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
ông Lưu hay không, ta xét coi quan hệ giữa bà Xê và ông Lưu có phải hay không phải
hôn nhân thực tế.
- Do ông Lưu thuộc trường hợp người có nhiều chồng hoặc vợ, ta căn cứ vào điểm a
khoản 4 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 có quy định:
Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày
công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước
ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng
thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có
vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau
25

không bị huỷ bỏ bằng Bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người
vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại,
người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.
- Ở đây, ông Lưu và bà Xê làm thủ tục đăng ký kết hôn và chung sống với bà Xê từ
năm 1996 và đến năm 2003 thì ông Lưu chết. Như vậy, thời điểm mà hai ông bà
chung sống với nhau là sau ngày 25-3-1997, là ngày cuối cùng công nhận hôn nhân
thực tế ở miền Nam.
- Do đó, quan hệ giữa hai người không phải là hôn nhân thực tế, và bà Xê đương
nhiên cũng không nằm trong hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu theo trích dẫn từ
Nghị quyết số 02 đã nêu trên. Về phần chị Hương, chị là con đẻ của ông Lưu (Ông
Võ Văn Lưu và bà Nguyễn Thị Thẩm kết hôn ngày 26-10-1964 trên cơ sở tự nguyện,
có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thảo, tỉnh Phú thọ
và có một con chung là chị Võ Thị Thu Hương) nên đương nhiên thuộc hàng thừa kế
thứ nhất theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 đã nêu trên.
Câu 2.8. Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu
hỏi trên có khác không? Vì sao?
- Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên
có khác. Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976, thì hôn nhân của hai
người vẫn không được công nhận là hôn nhân hợp pháp, vì ở thời kỳ đó, Luật Hôn
nhân và Gia đình 1959 đã có quy định: “Cấm lấy vợ lẽ”. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai
người được công nhận là hôn nhân thực tế. Cũng vì thế, bà Xê nằm trong hàng thừa
kế thứ nhất của ông Lưu.
- Vì: Căn cứ vào điểm a khoản 4 NQ 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định về người
thừa kế theo pháp luật:
a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 –
ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 – đối với miền Bắc;
trước ngày 25-3-1977 – ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được
áp dụng thống nhất trong cả nước – đối với miền Nam và đối với cán bộ,
bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết
hôn sau không bị huỷ bỏ bằng Bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các
người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược
lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.
26

- Mà ông Lưu và bà Xê kết hôn và chung sống với nhau ở miền Nam (Tiền Giang)
vào cuối 1976, trước thời hạn cuối cùng công nhận hôn nhân thực tế ở miền Nam
(ngày 25-3-1977). Theo đó, bà Xê là vợ thực tế của ông Lưu, nằm trong hàng thừa kế
thứ nhất của ông Lưu theo Nghị quyết 02 đã nêu trên.
Câu 2.9. Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không?
Vì sao?
- Trong vụ việc này, chị Hương không được chia di sản của ông Lưu.
- Vì: Căn cứ vào Điều 649 và khoản 1 Điều 651 BLDS năm 1995 (Điều 624 và khoản
1 Điều 626 BLDS năm 2015) thì ông Lưu có toàn quyền quyết định đối với đối với
tài sản của mình và có quyền chỉ định người thừa kế. Như vậy, bà Xê sẽ được hưởng
1/2 của 110m2 đất từ di chúc hợp pháp của ông Lưu. Nhưng căn cứ vào Điều 672
BLDS năm 1995 (Điều 644 BLDS năm 2015) quy định về người thừa kế không phụ
thuộc nội dung di chúc thì phần di sản của ông Lưu để lại phải chia cho những người
thừa kế bắt buộc là bà Thẩm (vợ hợp pháp của ông Lưu), còn chị Hương là con hợp
pháp của ông Lưu nhưng đã thành niên và có khả năng lao động, không thuộc các
trường hợp quy định tại Điều 672 BLDS năm 1995 (Điều 644 BLDS năm 2015) nên
không được chia di sản của ông Lưu. Như vậy, chị Hương sẽ không được nhận thừa
kế của ông Lưu.
- Ông Lưu đã viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho bà Xê. Do đó, theo di chúc, chị
Hương không được hưởng phần nào từ di sản của ông Lưu. Tuy nhiên, ta xét thêm
chị Hương có hay không thuộc trường hợp được thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc.
- Theo luật, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
- Ở đây, chị Hương là người đã thành niên (chị sinh năm 1965, nghĩa là đến ngày ông
Lưu chết (năm 2003), chị đã là người thành niên), chị cũng không bị mất khả năng
lao động. Như vậy, chị Hương không thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp đã
nêu phía trên, và theo đó chị không là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
27

di chúc của ông Lưu. Như vậy, chị Hương không được chia di sản của ông Lưu trong
vụ việc trên
Câu 2.10. Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở
hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại ? Nêu cơ sở khi trả lời.
- Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm người để lại di sản (người có tài sản) chết thì
người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại.
- Cơ sở pháp lý: Điều 611, Điều 613 và Điều 614 BLDS năm 2015.
Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp
Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày
được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản;
nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là
nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa
kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai
trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc
không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 614. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ
tài sản do người chết để lại.
- Giải thích: Tại thời điểm người để lại di sản chết thì người thừa kế có quyền sở hữu
đối với tài sản đó vì khi người có tài sản (người để lại di chúc) chết là đã chấm dứt
tất cả các quyền của người ấy đối với tài sản. Theo đó, những người thừa kế (quy
định tại Điều 613 BLDS năm 2015) sẽ được chuyển.
28

Câu 2.11. Trong Quyết định số 08, theo nội dung của Bản án, ở thời điểm nào
người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp ? Vì sao ?
- Trong Quyết định số 08, theo nội dung của Bản án, tại thời điểm ông Hà chết
(12/05/2008) thì người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu đối với nhà ở và đất có
tranh chấp.
- Vì: ông Hà chết vào năm 2008 nên việc thừa kế được xác định theo BLDS năm
2005. Vì ông Hà trước khi chết đã không để lại di chúc cho bà Hà và các con nên việc
chia di sản thừa kế phải theo quy định của pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 675 BLDS
năm 2005; điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS năm 2015). Theo Điều 633 BLDS năm
2005 (Điều 611 BLDS năm 2015) quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế và
Điều 636 BLDS năm 2005 (Điều 614 BLDS năm 2015) quy định về thời điểm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế thì thời điểm ông Hà chết, người thừa kế
của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất.
C. THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC
Câu 2.12. Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc
toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?
- Đoạn: “Việc ông Lưu lập văn bản để “Di chúc” ngày 27-7-2002 là thể hiện ý chí
của ông Lưu để lại tài sản của ông cho bà Xê là có căn cứ phù hợp với quy định của
pháp luật” cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu
cho bà Xê.
Câu 2.13. Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?
- Bà Xê không thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc đối với di sản của ông Lưu. Vì quan hệ hôn nhân của bà Xê và ông Lưu là vi
phạm pháp luật nên bà không được xem là vợ hợp pháp của ông Lưu.
- Bà Thẩm thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối
với di sản của ông Lưu vì bà đang là vợ hợp pháp của ông Lưu và hiện đã già yếu,
không còn khả năng lao động.
- Chị Hương không thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc đối với di sản của ông Lưu vì không có quy định. Hơn nữa, chị Hương
đã là người thành niên (sinh năm 1965) và không bị mất khả năng lao động.
29

- Căn cứ vào khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015: Người thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật,
trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc
chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Câu 2.14. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu?
Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Theo Tòa dân sự Toà án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu vì bà Thẩm đang là vợ
hợp pháp của ông Lưu và hiện đã già yếu, không còn khả năng lao động được quy
định tại Điều 669 BLDS năm 2005 và Điều 644 BLDS năm 2015 để bảo vệ quyền
lợi của những người thừa kế.
- Đoạn trong Quyết định cho thấy câu trả lời là: “Tuy nhiên do bà Thẩm đang là vợ
hợp pháp của ông Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao động, theo quy định tại
Điều 669 Bộ luật Dân sự thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không
phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu”.
Câu 2.15. Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?
- Căn cứ vào Điều 669 BLDS năm 2005 và khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015 về
người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
+ Điều 669 BLDS năm 2005 quy định:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp
luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản
hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là
những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là
30

những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều
643 của Bộ luật này.
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
+ Khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015 quy định:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật,
trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc
chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
- Bà Thẩm vẫn đang là vợ hợp pháp của ông Lưu nên đã thoả mãn các điều luật trên
mà không cần phụ thuộc vào điều kiện sức khoẻ già yếu hay không còn khả năng lao
động. Như vậy, nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì vẫn được hưởng
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu.
Câu 2.16. Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 đồng triệu thì bà Thẩm sẽ được
hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?
Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng
khoản tiền bằng 2/3 của suất thừa kế theo pháp luật. Giả sử chia thừa kế theo pháp
luật thì di sản của ông Lưu sẽ chia cho bà Thẩm và chị Hương (vì là vợ và con hợp
pháp, thuộc diện thừa kế thứ nhất được quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết”.). Vậy bà Thẩm và chị Hương mỗi người sẽ nhận 300 triệu
đồng. Tuy nhiên ông Lưu có để lại di chúc nên bà Thẩm chỉ được hưởng 2/3 di sản
của ông Lưu theo quy định tại Điều 669 BLDS năm 2005 và Điều 644 BLDS năm
2015: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít
hơn hai phần ba suất đó”. Như vậy, theo quy định của pháp luật, nếu di sản của ông
Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được nhận 200 triệu đồng từ di sản của
ông Lưu.
31

Câu 2.17. Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà
Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?
Nếu bà Thẩm yêu cầu chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm vẫn
được chấp nhận. Vì lúc đầu bà Thẩm và ông Lưu kết hôn có tài sản chung là căn nhà
số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, diện tích 101m2. Mặc dù
sau năm 1975 ông Lưu đã vào miền Nam công tác và căn nhà được tạo lập bằng
nguồn thu của ông Lưu, tuy nhiên trước đó vẫn là tài sản chung của bà Thẩm và ông
Lưu do đó bà Thẩm có quyền chia di sản bằng hiện vật là nhà và đất thuộc phần di
sản trên.
Câu 2.18. Trong Bản án số 2493 (sau đây viết gọn là Bản án), đoạn nào của Bản
án cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của cụ Khánh?
Đoạn trong Bản án 2493 cho thấy bà Khót, ông Tâm và ông Nhật là con của
cụ Khánh là:
Mặc dù các đương sự không xuất trình được giấy khai sinh một cách đầy
đủ nhưng đều thống nhất xác nhận các con của cụ Khánh là bà Khót, ông
Tâm, ông Nhật và không có tranh chấp gì về hàng thừa kế đồng thời cũng
xác nhận cha mẹ của cụ Khánh chết trước cụ Khánh đã lâu. Căn cứ Điều
679 của Bộ luật Dân sự 1995, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất
của cụ Khánh gồm: bà Khót, ông Tâm và ông Nhật.
Câu 2.19. Ai được cụ Khánh di chúc cho hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp?
Theo di chúc của cụ Khánh thì ông Nguyễn Tài Nhật được cụ Khánh cho
hưởng toàn bộ tài sản có tranh chấp.
Câu 2.20. Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành
niên của cụ Khánh không? Đoạn nào của Bản án cho câu trả lời?
- Tại thời điểm cụ Khánh chết, bà Khót và ông Tâm có là con đã thành niên của cụ
Khánh.
- Đoạn sau của Bản án cho câu trả lời:
Xét yêu cầu của ông Tâm, bà Khót về việc được hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc do không có khả năng lao động vì tại thời
điểm mở thừa kế bà Khót đã 71 tuổi, ông Tâm 68 tuổi lại là thương binh
2/4, thấy tại Điều 140, 145 của Bộ luật lao động năm 1994 quy định độ
32

tuổi lao động của người Việt Nam là từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và
từ 15 tuổi đến 55 tuổi đối với nữ.
Câu 2.21. Bà Khót và ông Tâm có được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc không ? Đoạn nào của Bản án cho câu
trả lời?
- Bà Khót và ông Tâm không được Tòa án chấp nhận cho hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc .
- Đoạn của bán án cho câu trả lời:
Bà Khót có gia đình, có tài sản riêng, bản thân bà hàng tháng còn được
hưởng chế độ chính sách của nhà nước theo diện người có công với cách
mạng khoảng 400.000 đồng; còn ông Tâm tuy là thương binh 2/4, theo
quy định thì ông bị suy giảm khả năng lao động là 62% nhưng ông đã
được hưởng chính sách đãi ngộ của nhà nước hàng tháng ông lãnh hơn
2.000.000 đồng nên Hội Đồng xét xử nhận thấy không có cơ sở để chấp
nhận yêu cầu của bà Khót, ông Tâm về người được hưởng thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc, cụ thể mỗi người được hưởng là
400.000.000 đồng.
Câu 2.22. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
- Hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lý. Vì căn cứ Điều 644 BLDS năm 2015
quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba
suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp
luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản
hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối
nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có
quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
- Vì bà Khót và ông Tâm hàng tháng vẫn được nhận trợ cấp của nhà nước, ngoài ra
việc tham gia lao động tùy thuộc vào thể lực, trí lực và tinh thần của từng người nên
33

cả hai đều có thể tham gia lao động phù hợp với bản thân. Vì vậy việc yêu cầu được
hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là không có cơ sở.
Câu 2.23. Hướng giải quyết có khác không khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức
lao động? Vì sao?
- Hướng giải quyết sẽ khác đi khi ông Tâm bị tai nạn mất 85% sức lao động.
- Bởi vì nếu xét theo pháp luật, những người sau đây được hưởng thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
- Tại mục 1.4 Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự năm
2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hướng dẫn như sau:
1.4. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao
động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không
còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm
thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải
bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
- Áp dụng tương tự điều này cho trường hợp “không có khả năng lao động” trong lĩnh
vực thừa kế. Vì ông Tâm đã mất 85% sức lao động do tai nạn, vượt qua 81% đề ra
của Nghị quyết nêu trên, nên ông được coi là người không có khả năng lao động.
Theo như nội dung quy định tại Điều 644 BLDS năm 2015 về thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc, ông Tâm được hưởng 2/3 phần thừa kế.
Câu 2.24. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa di chúc và tặng cho tài sản.
* Giống nhau:
- Đều thể hiện ý chí tự do định đoạt của chủ sở hữu.
- Đều thể hiện sự chuyển giao tài sản trên tinh thần tự nguyện giữa các bên.
* Khác nhau:
34

Di chúc Tặng cho tài sản


Di chúc là sự thể hiện ý Là sự thỏa thuận giữa các
chí của cá nhân nhằm bên, theo đó bên tặng cho
chuyển tài sản của mình giao tài sản của mình và
cho người khác sau khi chuyển quyền sở hữu cho
Khái niệm chết. (Điều 624 BLDS bên được tặng cho mà
năm 2015) không yêu cầu đền bù,
bên được tặng cho đồng ý
nhận. (Điều 457 BLDS
năm 2015)
Chủ thể Cá nhân Cá nhân, pháp nhân
Được ghi nhận bằng di Thể hiện qua hợp đồng
Phương thức thể hiện
chúc hợp pháp. tặng cho tài sản.
Phát sinh trên cơ sở ý chí Là sự thỏa thuận, thể hiện
định đoạt đơn phương ý chí giữa người cho và
Ý chí của chủ sở hữu tài
của người lập di chúc. người được tặng, nói
sản
cách khác là ý chí song
phương.
Người thừa kế là cá nhân Bên nhận tặng cho tài sản
phải là người còn sống nếu là cá nhân thì phải
vào thời điểm mở thừa kế còn sống; nếu là tổ chức
Người thừa kế/nhận hoặc sinh ra và còn sống thì phải tồn tại vào thời
tặng cho sau thời điểm mở thừa kế điểm tặng cho tài sản.
nhưng đã thành thai trước
khi người để lại di sản
chết.
Di chúc có hiệu lực từ * Tặng cho động sản
thời điểm mở thừa kế. - Hợp đồng tặng cho động
Thời điểm mở thừa kế là
Thời điểm có hiệu lực sản có hiệu lực kể từ thời
thời điểm người có tài điểm bên được tặng cho
sản chết. Trường hợp Tòa
án tuyên bố một người là
35

đã chết thì thời điểm mở nhận tài sản, trừ trường


thừa kế là ngày được xác hợp có thỏa thuận khác.
định tại khoản 2 Điều 71 - Đối với động sản mà luật
của Bộ luật Dân sự 2015. có quy định đăng ký
quyền sở hữu thì hợp
đồng tặng cho có hiệu lực
kể từ thời điểm đăng ký.
* Tặng cho bất động sản
- Tặng cho bất động sản
phải được lập thành văn
bản có công chứng, chứng
thực hoặc phải đăng ký,
nếu bất động sản phải
đăng ký quyền sở hữu
theo quy định của luật.
- Hợp đồng tặng cho bất
động sản có hiệu lực kể từ
thời điểm đăng ký; nếu bất
động sản không phải đăng
ký quyền sở hữu thì hợp
đồng tặng cho có hiệu lực
kể từ thời điểm chuyển
giao tài sản.
Những người hưởng thừa Hợp đồng tặng cho tài
kế có trách nhiệm thực sản là hợp đồng không có
Nghĩa vụ của người hiện nghĩa vụ tài sản đền bù. Do đó, người
nhận di sản/tặng cho tài trong phạm vi không được tặng cho không phải
sản vượt quá phần tài sản mà hoàn trả một lợi ích hay
mình nhận được. thực hiện một nghĩa vụ
tài sản nào.
36

Người lập di chúc có thể Người lập hợp đồng tặng


tự mình sửa đổi, bổ sung, cho không được tự ý sửa
Quyền của người hủy bỏ di chúc bất cứ lúc đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp
chuyển giao tài sản nào. đồng nếu không có sự
đồng ý của người được
tặng cho.

Câu 2.25. Nếu ông Lưu không định đoạt tài sản của ông cho bà Xê bằng di chúc
mà, trước khi chết, ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn bộ tài sản của ông
Lưu thì bà Thẩm có được hưởng một phần di sản của ông Lưu như trên không?
- Căn cứ Điều 457 BLDS năm 2015 quy định về hợp đồng tặng cho tài sản: “hợp
đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài
sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền
bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.
- Trong trường hợp này, Bà Thẩm thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc đối với di sản của ông Lưu. Mà ông Lưu làm hợp đồng tặng cho bà Xê toàn
bộ tài sản thì bà Thẩm không được hưởng di sản của ông Lưu.
Câu 2.26. Đối với hoàn cảnh như câu trên, pháp luật nước ngoài điều chỉnh như
thế nào ?
- Một số luật pháp nước ngoài đã phòng hờ trường hợp này như Bỉ, Pháp, Tây Ban
Nha. Ở hệ thống này, lưu sản “được thể hiện như một giới hạn đối với tự do định
đoạt bằng di chúc hay tặng cho”;
“Khi có người thừa kế bắt buộc, những tặng cho và di chúc sẽ có hiệu lực khi việc
bảo lưu được tôn trọng. Thừa kế bắt buộc có quyền giảm những định đoạt được thực
hiện khi người để lại di sản còn sống cũng như những định đoạt trong di chúc nếu
việc định đoạt vượt quá mức cho phép”.
- Tương tự như vậy trong pháp luật Ba Lan, pháp luật Italia: Lưu sản (hay thừa kế bắt
buộc) áp dụng cả tặng cho (cần tập hợp tất cả tài sản thuộc sở hữu của người quá cố
ở thời điểm mở thừa kế và tài sản đã được tặng cho khi người quá cố còn sống).
37

Câu 2.27. Suy nghĩ của/anh chị về khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu
cho cả hợp đồng tặng cho.
Theo quan điểm của Nhóm 04, khả năng mở rộng chế định đang nghiên cứu
cho cả hợp đồng tặng cho là cần thiết. Như trong trường hợp Quyết định số
377/2008/DS-GĐT thì ông Lưu đã dùng hợp đồng tặng cho này để chuyển giao tài
sản cho bà Xê- người được xác định kết hôn bất hợp pháp với ông Lưu, việc làm này
của ông Lưu dường như đã vi phạm Điều 644 BLDS năm 2015. Điều này còn dẫn
đến bà Thẩm, người vẫn còn hôn nhân hợp pháp với ông Lưu mất một số quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Việc mở rộng chế định cho cả hợp đồng tặng cho này sẽ
góp phần bảo vệ của quyền lợi đáng thuộc về người được quy định theo pháp luật
nước ta.
D. NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN
Câu 2.28. Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt
và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nghĩa vụ mà người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt: Căn cứ vào khoản 8 Điều 372
BLDS năm 2015: “Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn
tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện”. Những vụ này gắn
liền với nhân than, sẽ đương nhiên chấm dứt khi người đó mất mà không thể chuyển
giao cho một ai khác tiếp tục đảm nhận nghĩa vụ được.
- Nghĩa vụ của người quá cố không đương nhiên chấm dứt: Căn cứ Điều 614 BLDS
năm 2015: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa
vụ tài sản do người chết để lại”. Và dựa theo quy định tại Điều 658 BLDS năm 2015:
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được
thanh toán theo thứ tự sau đây: 1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc
mai táng; 2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu; 3. Chi phí cho việc bảo quản di
sản; 4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; 5. Tiền công lao động; 6.
Tiền bồi thường thiệt hại; 7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân
sách nhà nước; 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; 9. Tiền
phạt; 10. Các chi phí khác.
38

Câu 2.29. Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người
quá cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo Điều 614 BLDS năm 2015: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người
thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Những người thừa kế
phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người quá cố để lại.
Câu 2.30. Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi
trưởng thành không?
- Ông Lưu cũng phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi
trưởng thành. Bởi vì chị Hương là con gái ruột của ông.
- Căn cứ theo điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ:
Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa
thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Và đồng thời, cha, mẹ có nghĩa vụ và
quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình. (khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Câu 2.31. Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương
từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành?
Trong phần Xét thấy của Quyết định số 377 có đoạn: “Mặt khác, trong suốt
thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi
dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành…”
Câu 2.32. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có
phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức
nuôi dưỡng con chung không?
Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì phải trích
cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng
con chung. Vì trong Quyết định có đoạn:
Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà
Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi
trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con
39

chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu để bù đắp
công sức nuôi con chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu).
Câu 2.33. Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản,
anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Tòa án.
Tòa án đưa ra giải pháp theo hướng xem xét công sức nuôi dưỡng của bà Thẩm
đối với chị Hương. Tòa cho rằng ông Lưu là cha ruột của chị Hương do đó mà ông
cần phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chị Hương. Tuy nhiên năm 1975, ông
công tác vào miền Nam và không trở lại, lúc bấy giờ chị Hương vẫn chưa trưởng
thành. Trong suốt quá trình từ năm 1975 cho đến ông Lưu chết, bà Thẩm và chị
Hương cũng không khai rõ rằng ông Lưu có gửi trợ cấp hỗ trợ bà Thẩm nuôi dưỡng
chị Hương hay không. Như vậy, nhìn chung ông Lưu đã không làm tròn trách nhiệm
của một người cha và chỉ để cho một mình bà Thẩm nuôi dưỡng con cho đến khi
trưởng thành. Vì vậy, Tòa đã cân nhắc đến công sức của bà Thẩm đồng thời kết luận
rằng ông Lưu còn thiếu tiền cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng còn thiếu là một loại nghĩa
vụ tài sản do người chết để lại do tiền cấp dưỡng người quá cố phải thực hiện khi còn
sống nhưng chưa thực hiện mới là nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.Nghĩa vụ tài
sản do người chết để lại là nghĩa vụ phát sinh cho chính người để lại di sản và người
để lại di sản đó phải thực hiện. Do đó, Tòa đề nghị xem xét trích một phần di sản
thanh toán nghĩa vụ tài sản của ông Lưu (tức tiền cấp dưỡng còn thiếu đối với chị
Hương) rồi sau đó mới chia di sản còn lại theo di chúc.
Câu 2.34. Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người
quá cố khi họ còn sống?
Trong Quyết định số 26, ông Nguyễn Hồng Vân và ông Nguyễn Hồng Vi là
người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố (tức là vợ chồng cụ Phúc và cụ
Thịnh) khi họ còn sống. Ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản,
ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ được thể hiện qua việc ông đã gửi
tiền ở Đức về để cha mẹ không cần bán nhà để chữa bệnh. Việc đấy được nêu ở phần
“Xét thấy” của quyết định này: “Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công
chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng
cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà)”.
40

Câu 2.35. Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc,
nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?
Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi
dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như sau: cần xác định rõ ràng công
sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi đã đóng góp để đối chiếu
và dùng di sản để bù trừ lại phần công sức đó của các ông, phần di sản còn lại sau khi
đã bù trừ mới dùng để chia lại cho các đồng thừa kế thì mới vừa hợp tình, hợp lí vừa
bảo vệ được lợi ích của ông Vân, ông Vi. Cách xử lý này của Tòa được thể hiện ở
phần Xét thấy:
Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công
quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi
là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà) nhưng không xác
định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi
được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng
thừa kế là chưa hợp tình hợp lý.
Câu 2.36. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong
mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người quá cố).
- Theo Nhóm 04, trong mối quan hệ với các quy định về nghĩa vụ tài sản của người
quá cố, hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lý. Tại khoản 8 Điều 374
BLDS năm 2005 (khoản 8 BLDS năm 2015) có quy đinh: “Bên có nghĩa vụ là cá
nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân,
pháp nhân đó thực hiện”. Thế nhưng nếu đó là nghĩa vụ tài sản thì việc áp dụng điều
này sẽ dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý sau đó. Trong trường hợp này để bảo vệ quyền
lợi về tài sản của người giao dịch với người chết đồng thời thể hiện trách nhiệm của
người thừa kế, sự công bằng của pháp luật thì khoản 1 Điều 637 BLDS năm 2005
(khoản 1 Điều 615 BLDS năm 2015) quy định: “Những người thừa kế có trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác”, tức là người thừa kế chỉ cần trích một phần tương ứng trong
phạm vi di sản mà họ được hưởng để thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại,
không phải thực hiện hết toàn bộ di sản hay nếu nghĩa vụ vượt quá phạm vi di sản mà
họ được hưởng thì họ cũng không cần phải tự lấy tài sản của chính họ để thực hiện
nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.
41

- Trong trường hợp tại Quyết định số 26, việc người được nhận đền bù từ việc chăm
sóc người quá cố khi họ còn sống mà cụ thể là con cái chăm sóc cha mẹ là ông Vân,
ông Vi không căn cứ sát sao vào các điều luật cho lắm bởi nếu căn cứ vào lúc bấy giờ
Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi bổ sung 2010) hay hiện tại
khoản 2 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì phụng dưỡng cha mẹ là
nghĩa vụ của con cái nên con cái không thể yêu cầu cha mẹ trả tiền đền bù cho sự
phụng dưỡng của mình. Tuy nhiên trong Quyết định này Tòa án đã đi theo hướng
xem xét đến công chăm sóc cha mẹ của ông Vân và ông Vi, sau đó bù trừ phần di sản
để lại rồi mới chia cho các đồng thừa kế. Tòa đã rất sáng suốt và nhìn nhận ra cái hợp
lý bởi hai ông trong quá trình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ không hề đòi hỏi tiền
đền bù, chỉ yêu cầu trích trong khối di sản để lại sau khi cha mẹ mất.
- Không những thế, việc Tòa án xử lý như vậy đã đem đến sự công bằng, thể hiện sự
bênh vực cho những người con hiếu thảo, có công chăm sóc cha mẹ, từ đó nó “thúc
đẩy con cái chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ còn sống và điều này giúp di truyền, phát
triển truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam” .
Câu 2.37. Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ nào
của ông Định được Tòa án xác định chuyển sang cho những người thừa kế của
ông Định (ông Lĩnh và bà Thành)?
- Trong vụ việc liên quan đến ông Định (chết năm 2015), nghĩa vụ của ông được Tòa
án xác định chuyển sang cho người thừa kế (ông Lĩnh và bà Thành) là thanh toán cho
nguyên đơn số nợ gốc là 5.962.783 USD. Cụ thể là trong phần Phán quyết trọng tài
vụ tranh chấp số 101/19 HCM lập ngày 02/12/2020 ở mục 1 đã nêu: “Chấp nhận một
phần khởi kiện của nguyên đơn là Yue Da Mining Limited, buộc các bị đơn là bà
Trần Thị Bông Thành, ông Huỳnh Công Lĩnh, ông Nguyễn Văn Hới và bà Nguyễn
Thị Hồng Vân có nghĩa vụ liên đới thanh toán cho nguyên đơn số nợ gốc là 5.962.783
USD”.
- Không những vậy, tại mục 2 của Phán quyết này có đề cập nghĩa vụ liên đới thanh
toán cho nguyên đơn số tiền nêu trên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Phán quyết
có hiệu lực: “Các bị đơn có nghĩa vụ liên đới thanh toán cho nguyên đơn số tiền nêu
trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Phán quyết có hiệu lực (…)”.
- Cuối cùng là nghĩa vụ được nêu tại mục 3 của Phán quyết này: “Các bị đơn có nghĩa
vụ liên đới bồi hoàn cho nguyên đơn phí trọng tài thương mại là 61.433,31 USD và
42

phí Luật sư là 18.016,62 USD trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày Phán
quyết có hiệu lực (…)”.
- Sau đó ở phần “Quyết định” của Tòa án đã không hủy Phán quyết đó : “Không hủy
Phán quyết trọng tài vụ tranh chấp số 101/19 HCM của Hội đồng Trọng tài thuộc
Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam lập ngày 02/12/2020 (...)”.
Câu 2.38. Đoạn nào của Quyết định (năm 2021) cho thấy Tòa án buộc những
người thừa kế (của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào
việc những người thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay chưa? Hướng
như vậy của Tòa án có thuyết phục không, vì sao?
- Đoạn nào của Quyết định (năm 2021) cho thấy Tòa án buộc những người thừa kế
(của ông Định) thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không lệ thuộc vào việc những người
thừa kế đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản hay chưa được thể hiện như sau:
Hội đồng xét đơn xét thấy: Người yêu cầu dựa vào quy định tại khoản 2
Điều 5 Luật Trọng tài thương mại để cho rằng ông Lĩnh, bà Thành chưa
thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế nên chưa đủ điều kiện để HĐTT
giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của nguyên đơn. Xét, lời trình bày này
không có căn cứ để xác nhận vì pháp luật không có quy định người thừa
kế phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế thì Hội đồng trọng tài
mới được giải quyết tranh chấp.
- Theo đó, có thể thấy rằng ông Lĩnh và bà Thành buộc phải hiện nghĩa vụ thanh toán
nợ, thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại là ông Định, mặc dù ông Lĩnh
và bà Thành chưa thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên Tòa án đã
bác bỏ và khẳng định không chấp nhận vì pháp luật không có quy định người thừa kế
phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản. Từ đấy, nhóm em nhận thấy hướng giải quyết
của Tòa án là thuyết phục. Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 của Luật Trọng tài thương
mại năm 2010 quy định: “Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá
nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với
người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các
bên có thoả thuận khác”. Qua đây, ta thấy tuy ông Định đã chết, ông Lĩnh và bà
Thành chưa thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhưng căn cứ theo khoản 1
Điều 615 của BLDS năm 2015 quy định: “Những người hưởng thừa kế có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường
43

hợp có thỏa thuận khác”. Đồng thời, việc ông Lĩnh và bà Thành buộc thực hiện thanh
toán nợ cho Yue Da Mining Limited mà không cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản
thừa kế là hợp lý bởi pháp luật không có quy định người thừa kế phải thực hiện thủ
tục khai nhận di sản. Việc từ chối nhận di sản phải được tiến hành trước thời điểm
chia thừa kế nên nếu sau khi chia di sản thì mỗi người hưởng thừa kể đã biết được
phần thừa kế của mình từ đó nhận thức được có phù hợp với nghĩa vụ về tài sản hay
không. Vậy nên, dựa trên cơ sở này thì Tòa án vẫn có thể tiến hành giải quyết tranh
chấp một cách sáng suốt và hợp lý.
Câu 2.39. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người
để lại di sản có lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2015 quy định: “Thời hiệu yêu cầu
người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ
thời điểm mở thừa kế”.
- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di
sản không lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện. Căn cứ theo khoản
3 Điều 623 BLDS năm 2015 thì thời hiệu để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa
vụ về tài sản của người để lại di sản là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Cụ thể ở
đây là thời hiệu này không phải thời điểm thực hiện nghĩa vụ mà là xuất phát từ thời
điểm mở thừa kế mà thông thường nó sẽ đến sau thời điểm thực hiện nghĩa vụ do đó
thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản
không lệ thuộc vào thời điểm nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện.
Câu 2.40. Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định đã đến
hạn thực hiện chưa? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Ở thời điểm ông Định chết (năm 2015), nghĩa vụ của ông Định chưa đến hạn thực
hiện.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời là:
Xét, theo quy định tại Khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thì “Thời
hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết
để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế". Người yêu cầu dựa vào quy
định này để cho rằng thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế là ông
Lĩnh, bà Thành thực hiện nghĩa vụ của người chết (ông Định) để lại đã
44

hết do ông Định chết vào ngày 12/6/2015 và ngày nguyên đơn nộp Đơn
khởi kiện đề ngày 17/5/2019 (thực tế VIAC nhận đơn ngày 29/5/2019). Tuy
nhiên, do giữa nguyên đơn với bà Soan và Công ty Sao Mai đã gia hạn
nghĩa vụ thanh toán nợ đến ngày 31/5/2017 và một số đợt thanh toán sau
đó nên thời điểm các bị đơn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình
theo thỏa thuận của các bên theo Hợp đồng bảo đảm bằng cổ phần là ngày
01/6/2017. Do đó, mặc dù ông Định đã chết vào ngày 12/6/2015 nhưng
nguyên đơn chưa thể khởi kiện các bị đơn trong thời gian từ ngày
12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 (vì chưa đến hạn thực hiện nghĩa vụ của
các bị đơn). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015,
khoảng thời gian này được coi là thời gian gặp trở ngại khách quan không
tính vào thời hiệu khởi kiện (yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ
theo quy định tại Khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015). Nếu trừ khoản
thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 thì chưa quá 03 năm nên
chưa hết thời hiệu khởi kiện.
Câu 2.41. Vì sao Tòa án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của
người quá cố vẫn còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được
tiến hành năm 2019? Hướng của Tòa án như vậy có thuyết phục không, vì sao?
- Toà án xác định thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người quá cố vẫn
còn mặc dù ông Định chết năm 2015 và việc khởi kiện chỉ được tiến hành năm 2019
vì theo khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2015 quy định: “Thời hiệu yêu cầu người thừa
kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở
thừa kế”.
- Hướng của Tòa án là hoàn toàn thuyết phục. Bởi vì theo quy định tại Khoản 1 Điều
156 BLDS năm 2015 khoảng thời gian từ ngày 12/6/2015 đến ngày 31/5/2017 là thời
gian gặp trở ngại khách quan cho nên trừ khoảng thời gian này đi thì chưa quá 3 năm
nên chưa hết thời hiệu khởi kiện nên đảm bảo được quyền lợi của nguyên đơn trong
việc thực hiện thủ tục khởi kiện.
45

Câu 2.42. Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào có quy định riêng về thời hiệu
yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản như
pháp luật Việt Nam hiện nay không?
Theo Nhóm 04 tìm hiểu thì hiện nay không có hệ thống luật nước ngoài nào
có quy định riêng về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản
của người để lại di sản như pháp luật Việt Nam.
Câu 2.43. Thông qua Quyết định năm 2021, suy nghĩ của anh/chị về tính thuyết
phục của quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài
sản của người để lại di sản (có nên giữ lại hay không?).
Thông qua Quyết định năm 2021, quy định về thời hiệu yêu cầu người thừa kế
thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản nên giữ lại nhưng cần điều chỉnh,
bổ sung để hoàn thiện hơn. Bởi quy định chưa nêu rõ thời hiệu yêu cầu người thừa kế
thực hiện nghĩa vụ là thời điểm mở thừa kế hay thời điểm hết hạn nghĩa vụ của người
quá cố và chưa có quy định rõ ràng về việc khi hết hạn 3 năm thì nghĩa vụ tài sản sẽ
giải quyết như thế nào, nếu người thừa kế không thực hiện thì sẽ mất quyền khởi kiện.
46

VẤN ĐỀ 03
* Tóm tắt Quyết định số 619/2011/DS-GĐT ngày 18/08/2011.
- Nguyên đơn là anh Lê Quốc Toản.
- Bị đơn là chị Lê Thị Thu và anh Lê Quốc Tuấn.
- Nội dung: Ông Lê Gia Minh là cha của nguyên đơn và bị đơn, ông có 2 người vợ.
Vơi vợ đầu là bà Bằng, ông có 2 người con. Với vợ sau là bà Lan, ông có 5 người con
là: Thu, Tuấn, Thúy, Hương, Toản. Trước khi chết, ông Minh có lập di chúc vào ngày
24/08/1997 với nội dung là bán căn nhà ở số 64 Trần Đăng Ninh và chia tài sản cho
các người con. Sau khi ông Minh chết, bà Lan chuyển nhượng 55m2 tại số 64 Trần
Đăng Ninh và lập “Di chúc thừa kế nhà ở” ngày 08/10/1998 chia tài sản cho các con,
trong đó nguyên đơn là anh Toản được hưởng căn nhà 15m2 (xây 3 tầng) sau khi bà
Lan chết. Di chúc này có chữ ký đề tên bà Lan và có UBND phường Quan Hoa chứng
thực ngày 02/01/1999. Sau đó, ngày 18/04/2005 bà Lan làm “Đơn xin hủy di chúc”
có nội dung: “…Tôi và các con tôi đồng ý: Hủy bỏ di chúc mà trước kia tôi đã viết
cho con trai là Lê Quốc Toản…”. Nguyên đơn không công nhận văn bản hủy di chúc
nên đã khởi kiện.
- Trong quá trình xét xử, nhận thấy Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm còn nhiều điểm
chưa làm rõ về việc hủy di chúc của bà Lan, TAND tối cao đã quyết định hủy bỏ Bản
án và giao cho TAND quận Cầu Giấy xét xử sơ thẩm lại theo quy định.
* Tóm tắt Quyết định số 767/2011/DS-GDT ngày 17/10/2011
- Nguyên đơn: Anh Dương Văn Đang..
- Bị đơn: Ông Dương Văn Sáu ủy quyền cho bà Đỗ Thị Hơn.
- Nội dung: “Vụ việc về Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất”. Năm 1994 cụ Dương
Văn Trượng (ông nội) cho anh Đang 3530m2 đất thuộc thửa 543. Vào ngày 1/3/1997
cụ Trượng lập di chúc cho anh 3000m2 đất (trong tổng số diện tích nói trên). Năm
1996 anh cho vợ chồng ông Sáu (con cụ Trượng) và bà Hơn 530m2 để canh tác.
Nhưng hiện tại vợ chồng ông đang canh tác 1500m2 đất và cho rằng cụ Trượng viết
lại di chúc 1999 cho vợ chồng ông diện tích đất này. Nhưng anh Đang không biết và
không chấp nhận di chúc năm 1999 yêu cầu vợ chồng ông Sáu phải trả lại cho anh
1500m2 đất thuộc một phần thửa đất 543. Ông Sáu trình bày cụ Trượng lập di chúc
để lại cho vợ chồng ông là 1000m2 thuộc thửa đất 543.
47

- Quyết định: Hủy Bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa
án nhân dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của
pháp luật.
* Tóm tắt Quyết định số 194/2012/DS-GĐT ngày 23/04/2012 của Tòa dân sự Tòa
án nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn: Ông Bùi Văn Nhiên.
- Bị đơn: Ông Bùi Văn Mạnh.
- Nội dung: “Vụ việc Tranh chấp tài sản thừa kế”. Vợ chồng cụ Bùi Hữu Môn và cụ
Hoàng Thị Giảng sinh được 5 người con là My, Đức, Nhiên, Lương, Mạnh. Cụ Môn
và cụ Giảng có 1 căn nhà ngói 5 gian (không còn giá trị sử dụng) trên 169,3m2 đất do
cụ Môn đứng tên. Năm 1998, cụ Môn lập di chúc cho ông Đức 04m đất, diện tích đất
còn lại dùng làm nhà thờ cúng gia tiên giao cho ông Mạnh trông nom. Bản di chúc
không có chữ ký cụ Giảng. Năm 1999, cụ Giảng chết không để lại di chúc. Năm 2000,
cụ Môn tổ chức họp gia đình thống nhất nội dung di chúc, không ai có ý kiến gì khác.
Năm 2003 ông Đức bị tai nạn chết, sau đó cụ Môn bị sốc chết cùng ngày. Nguyên
đơn là ông Nhiên cho rằng di chúc của cụ Môn không rõ ràng, không hợp pháp và
giữa ông Nhiên và ông Mạnh phát sinh mâu thuẫn, không thống nhất việc xây nhà
thờ nên ông yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật.
- Quyết định: Huỷ Bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm của TAND huyện Tiên Lữ,
tỉnh Hưng Yên về vụ án tranh chấp thừa kế tài sản giữ nguyên đơn là ông Bùi Văn
Nhiên với bị đơn là ông Bùi Văn Mạnh. Giao hồ sơ cho Toà án xét xử lại theo đúng
quy định của pháp luật.
* Tóm tắt Quyết định số 363/2013/DS-GĐT ngày 28/08/2013 của Tòa dHân sự
Tòa án nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Chim, bà Nguyễn Thị Bay.
- Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Lên, bà Nguyễn Thị Sáu.
- Nội dung: “Vụ việc Tranh chấp thừa kế”. Bà Nguyễn Thị Bay, bà Nguyễn Thị Chim
yêu cầu chia thừa kế di sản của cha là cụ Nguyễn Văn Nhà gồm hai thửa đất tại xã
Mỹ Lộc (đứng tên cụ Nguyễn Văn Nhà) và xã Long Thượng (đứng tên bà Nguyễn
Thị Sáu) huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và không công nhận tờ di chúc lập ngày
26/07/2000 của ông Nguyễn Văn Nhà vì cho rằng lúc đó cha các bà đã 80 tuổi, không
48

còn minh mẫn. Bà Nguyễn Thị Sáu không đồng ý yêu cầu chia thừa kế của hai bà
Nguyễn Thị Bay, bà Nguyễn Thị Chim. Từ đó xảy ra tranh chấp.
- Quyết định: Hủy Bản án cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Giao hồ sơ cho TAND huyện
Cần Giuộc tỉnh Long An.
Câu 3.1. Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di
chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, hủy bỏ).
- Theo khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2015 quy định di chúc có hiệu lực từ thời điểm
mở thừa kế. Ngoài ra, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết theo
khoản 1 Điều 611 BLDS năm 2015. Hay là, trước thời điểm người lập di chúc chết,
di chúc vẫn chưa có hiệu lực pháp luật nên chưa có giá trị ràng buộc. Về thời điểm
thay đổi, hủy bỏ di chúc. Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di
chúc và chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết nên trong khi còn sống, người
lập di chúc có thể thay đổi, hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào, căn cứ vào khoản 1 Điều
640: “Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ
lúc nào”.
- Thứ hai, về cách thức thay đổi, hủy bỏ di chúc, ta xét khoản 2 và khoản 3 Điều 640
BLDS năm 2015:
2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập
và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di
chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu
lực pháp luật.
3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới
thì di chúc trước bị huỷ bỏ.
- Tuy nhiên, về cách thức hủy bỏ di chúc, BLDS chưa cho biết rõ di chúc được hủy
bỏ như thế nào. PGS.TS. Đỗ Văn Đại đã chia cách thức hủy bỏ này ra thành hai
trường hợp sau: minh thị (xé di chúc…) và ngầm định (lập di chúc khác, giao dịch
khác di chúc…).
- Thứ ba, về hình thức thay đổi, hủy bỏ di chúc, ta xét khoản 5 Điều 643 BLDS năm
2015 và khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014 như sau:
+ Khoản 5 Điều 643 BLDS năm 2015: “Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối
với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực”.
49

+ Khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng 2014: “Di chúc đã được công chứng nhưng sau
đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn
bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi,
bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó”.
- Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công
chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang
lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
- Cơ sở pháp lý:
+ Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế: “1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm
người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm
mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.
+ Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc: “1. Người lập di chúc có thể
sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào”.
+ Điều 643. Hiệu lực của di chúc: “1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế”.
Câu 3.2. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định
(tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc) không?
Vì sao?
- Trong thực tế xét xử, người lập di chúc có thể được hủy bỏ di chúc một cách minh
thị, tức người lập di chúc nói rõ là đã hủy bỏ di chúc đã lập. Việc này thường chỉ giới
hạn ở việc người lập di chúc tuyên bố không giữ di chúc nhưng không cho biết về tài
sản trong di chúc sẽ bị hủy bỏ sẽ được định đoạt như thế nào. Đối với việc hủy bỏ di
chúc một cách minh thị và người lập di chúc không định đoạt lại tài sản trong một
giao dịch khác thì thì tài sản này sẽ là tài sản chia theo pháp luật khi người lập di chúc
chết.
- Theo PGS. TS. Đỗ Văn Đại, trong thực tế, người lập di chúc thường không hủy bỏ
di chúc một cách minh thị mà có hành vi cho phép suy luận rằng họ không muốn giữ
di chúc nữa. Chẳng hạn, người lập di chúc định đoạt lại tài sản của mình bằng di chúc
khác và thực tiễn xét xử theo hướng di chúc trước bị hủy bỏ (nên không có giá trị).
Việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể được ngầm định bởi, không cần người lập di
chúc nói rõ thì hành động của họ cũng đủ để ta có thể hiểu được rằng họ đang muốn
50

thay đổi hay hủy bỏ di chúc đó, và pháp luật cũng có điều luật quy định về những
hành động này.
Câu 3.3. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ
hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ không? Vì sao?
- Trong thực tế xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc phải tuân thủ hình thức của
di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ.
- Vì: Trong BLDS quy định việc sửa đổi hợp đồng phải được tiến hành như hình thức
của hợp đồng bị sửa đổi. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 423 BLDS năm 2005: “Trong
trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng
ký hoặc cho phép đăng ký thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tuân theo hình thức
đó”. Khoản 3 Điều 421 BLDS năm 2015 có quy định tương tự với nội dung: “Hợp
đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu”.
- Trong phần di chúc, BLDS không có quy định tương tự với hủy bỏ di chúc. Điều
này chứng minh rằng không phải các nhà làm luật không dự liệu được điều này mà
là vì các nhà làm luật đồng ý việc di chúc sau có thể không cần có hình thức giống
với di chúc đầu.
Câu 3.4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03
quyết định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc.
- Đối với Quyết định số 619: Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý về yêu cầu xem
xét di chúc thừa kế nhà bà Lan có tuân thủ quy định pháp luật không, đồng thời, cần
làm rõ vấn đề Đơn hủy di chúc của bà Lan nhưng không do bà viết mà là cháu Nguyệt
Anh (con chị Thu) viết hộ, xác định bà Lan có phải là người không biết chữ không,
nội dung đơn có đúng với ý chí của bà Lan không.
- Đối với Quyết định số 767: Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý. Ngày 01/03/1997
cụ Trượng có lập “tờ ủy quyền để lại thay lời chúc ngôn” để lại tài sản cho anh Đang.
Ngày 07/02/1999 cụ Trượng lại lập di chúc khác. Tuy nhiên tại “tờ cam kết” đề ngày
07/03/1999 đứng tên cụ Trượng thì chữ ký cụ Trượng tại giấy này với chữ ký tại di
chúc có sự khác nhau. Do vậy, việc Tòa án yêu cầu làm rõ tờ cam kết đó có phải là
do cụ Trượng ký hay không là thỏa đáng, đảm bảo ý chí của cụ Trượng.
- Đối với Quyết định số 194: Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý. Ngày 15/05/1998
cụ Giảng và cụ Môn lập di chúc có chứng thực của UBND xã Đức Thắng, vào thời
điểm này cụ Giảng không đủ tỉnh táo nên không ký tên hay điểm chỉ vào tờ di chúc
51

đó. Do đó Toà án xác định cụ Giảng không để lại di chúc là hợp lý vì di chúc không
có đủ điều kiện về mặt hình thức theo Điều 633 BLDS năm 2015 quy định về di chúc
không có người làm chứng. Tuy nhiên, về phía cụ Môn thì Toà án hai cấp không căn
cứ theo “biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn” ngày 11/04/2000 để chia di
sản là chưa thỏa đáng. Theo đó cụ Môn đã định đoạt phần tài sản của mình theo “biên
bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn”, biên bản này là hợp pháp theo Điều 662
BLDS năm 2005 (Điều 640 BLDS năm 2015). Do đó, việc Toà án phải dựa vào di
chúc năm 1998 để chia phần tài sản của cụ Môn và đồng thời chia thừa kế theo pháp
luật đối với phần di sản của cụ Giảng đã gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của
đương sự.
+ Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: “Người lập di chúc
phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm
chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này”.
+ Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc:
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã
lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và
phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc
đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực
pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di
chúc trước bị hủy bỏ.
- Như vậy, hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý, đảm bảo quyền lợi và lợi ích của
người lập di chúc.
Câu 3.5. Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Tòa án xác định di chúc là
có điều kiện? Cho biết điều kiện của di chúc này là gì?
- Đoạn trong Quyết định số 363 Toà án xác định chúc có điều kiện:
Theo văn bản này, cụ Nguyễn Văn Nhà cho bà Nguyễn Thị Sáu và bà
Nguyễn Thị Lên trọn quyền sử dụng phần đất này, đồng thời có trách
nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng không được quyền cầm cố hoặc
chuyển nhượng và phải nuôi dưỡng ông Nguyễn Văn Cu khi bị ốm đau,
52

bệnh hoạn hoặc tuổi già. Như vậy, di chúc này thuộc loại di chúc có điều
kiện, khi xem xét công nhận di chúc hay không, phải xem xét những điều
kiện được nêu trong di chúc có được đảm bảo được thực hiện hay không
- Điều kiện di chúc này:
+ Bà Nguyễn Thị Sáu, bà Nguyễn Thị Lên có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên.
+ Không được trao quyền cầm cố chuyển nhượng.
+ Phải nuôi dưỡng ông Nguyễn Văn Cu khi bị ốm đau, bệnh tật hoặc tuổi già.
Câu 3.6. Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện
ở Việt Nam?
- Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam chưa quy định hay công
nhận về di chúc có điều kiện. Theo Điều 624 BLDS năm 2015: “Di chúc là sự thể
hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.
Ta xác định được di chúc có mục đích là để chuyển giao tài sản của mình cho người
khác và nó cũng thể hiện ý chí của người để lại di sản. Nhưng hiện nay pháp luật
nước ta chưa thực hiện rõ trong việc thực hiện ý chí của người để lại di sản trong văn
bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, trên thực tế khi tiến hành lập di chúc người để lại di
chúc vì lý do nào đó chưa muốn người được hưởng di chúc hưởng toàn bộ di sản ngay
khi mở thừa kế mà muốn người hưởng thừa kế chỉ được hưởng di sản khi đạt được,
làm được một số điều kiện mà người lập di chúc đặt ra (làm một số nghĩa vụ nhất
định, đạt được những điều kiện nhất định). Khi đó di chúc trở thành di chúc có điều
kiện.
- Tuy các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta không công nhận quy định về di
chúc có điều kiện, nhưng ở một số khía cạnh, các nhà làm luật cũng ngầm công nhận
di chúc có điều kiện. Xem xét di chúc có điều kiện và khoản 1 Điều 462 BLDS năm
2015: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều
nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều
cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng
cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng
cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Chủ thể ở hai
chế định này đều mong muốn chuyển dịch tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho
chủ thể khác và người được hưởng tài sản đó cần đáp ứng điều kiện của người tặng
cho, để thừa kế tài sản.
53

- Xem xét thêm, ta thấy được mặc dù pháp luật hiện nay chưa có điều khoản cụ thể
nào quy định rõ “di chúc có điều kiện” nhưng tại khoản 2 Điều 631 BLDS năm 2015
thì ngầm thừa nhận nội dung của di chúc ngoài phần được nêu tại khoản 1 điều này
thì di chúc có thể có các nội dung khác.
- Điều 631. Nội dung của di chúc:
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có
các nội dung khác.
- Dù không có quy định nhưng ta có thể hiểu rằng: Bước đầu để xác định hiệu lực di
chúc vẫn còn hay không là thời điểm người để lại di chúc chết hoặc bị Tòa tuyên bố
chết, nhưng do đây là di chúc có điều kiện nên hiệu lực của di chúc còn phụ thuộc
điều kiện đặt ra trong di chúc. Cụ thể, nếu di chúc quy định điều kiện hưởng di sản là
khi người thụ hưởng đạt độ tuổi nhất định thì khi nào người đó đủ độ tuổi quy định
trong di chúc thì mới được hưởng phần di sản theo di chúc, nếu di chúc quy định
người hưởng di sản phải thực hiện nghĩa vụ nào đó thì chỉ khi người đó thực hiện
nghĩa vụ được ghi.
Câu 3.7. Cho biết hệ quả pháp lý khi điều kiện đối với di chúc không được đáp
ứng.
- Hiện nay pháp luật không có bất kỳ điều khoản nào quy định về vấn đề này nên trên
thực tế khi xảy ra tranh chấp không có căn cứ giải quyết, dẫn đến việc phán quyết
theo “cảm tính” chủ quan của thẩm phán, không thuyết phục đương sự.
- Tuy nhiên, chế định tặng cho tài sản có điều kiện được BLDS dự liệu rất rõ các tình
huống xảy ra liên quan đến điều kiện. Cụ thể ở Khoản 2, 3 Điều 462 BLDS năm 2015
quy định:
Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện:
54

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được
tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì
bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng
cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu
bồi thường thiệt hại.
- Nhưng pháp luật lại không quy định gì về di chúc có điều kiện nên khi người thừa
kế vi phạm điều kiện, cần xử lý theo các hướng sau:
+ Nếu điều kiện để hưởng di chúc nhằm bảo vệ một chủ thể thì khi điều kiện bị vi
phạm, tài sản tất nhiên không thuộc về người hưởng thừa kế mà phần di sản chuyển
giao quyền sở hữu lại cho người bảo vệ.
+ Nếu điều kiện di chúc không nhằm bảo vệ cho chủ thể nào thì khi điều kiện di chúc
bị vi phạm, phần di sản người thừa kế theo di chúc sẽ không được hưởng mà chia di
sản theo pháp luật.
Câu 3.8. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về di chúc có điều kiện ở Việt Nam (có nên
luật hóa trong BLDS không? Nếu luật hóa thì cần luật hóa những nội dung nào?).
- Trong thực tế, nhu cầu “Di chúc có điều kiện” là khá lớn. Việc luật hóa loại “Di
chúc có điều kiện” dần trở thành mong muốn của toàn xã hội.
- Theo Nhóm 04, việc luật hóa di chúc có điều kiện có mặt "lợi" và "hại", cụ thể như
sau:
+ Mặt lợi: Luật hóa di chúc có điều kiện thỏa mãn nhu cầu của nhiều người, đồng
thời, đây được xem là một bước tiến lớn của kỹ thuật lập pháp ở Việt Nam. Bởi, công
nhận di chúc có điều kiện, tức nhà làm luật phải ban hành thêm nhiều quy định, văn
bản hướng dẫn vấn đề:
• Có thể thấy rõ những quy định với “điều kiện” để di chúc trở nên hợp pháp?
• Từ đó, phạm vi đối với người lập di chúc cần xem xét thêm.
• Thời hạn thực hiện điều kiện hợp lý?
• Trường hợp người hưởng di sản không thực hiện điều kiện của người để lại di sản
thì việc đưa di sản được xử lý như thế nào?
• Và kèm theo những quy định cùng loạt thủ tục hành chính pháp lý khác.
55

+ Mặt hại: Đưa quy định đối với một vấn đề phức tạp chứng minh trình độ lập pháp
của quốc gia đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiên tiến,
vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế của Luật hóa “di chúc có điều kiện”: Pháp luật
đã trao cho người có tài sản (theo nghĩa rộng) hay người để lại di sản (theo nghĩa hẹp)
quyền sử dụng tài sản để yêu cầu người khác (người hưởng di sản) thực hiện những
điều kiện mình đưa ra. Thực tế có thể những điều kiện đó là hợp pháp, là đúng chuẩn
mực xã hội nhưng cũng có thể những điều kiện đó không thực sự "tốt" như bản chất
mà nó nên có, gây ảnh hưởng đến người khác, và gián tiếp ảnh hưởng đến xã hội.
- Như vậy, vô tình pháp luật đã để người để lại di sản “thao túng” người hưởng di
sản, từ đó, khiến những điều kiện được gọi là “điều kiện di chúc” sẽ không có căn cứ
chặt chẽ.
56

VẤN ĐỀ 04
* Tóm tắt Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc
quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân.
- Nguyên đơn: bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị H và bà Phạm Thị H2.
- Bị đơn: ông Phạm Văn H3.
- Nội dung: Cụ Phạm Văn H ( mất năm 1978) và cụ Ngô Thị V ( mất ngày 21/8/1994)
có 7 người con lần lượt là ông Phạm Văn Q (mất năm 2000) , ông Phạm Văn T, ông
Phạm Văn Đ (mất năm 1998), ông Phạm Văn H3, bà Phạm Thị H, bà Phạm Thị H1,
bà Phạm Thị H2. Sau khi cụ H mất cụ V đã thừa kế di sản đó và chia thừa kế cho 7
người con vào năm 1991, các phần đất phân chia đều đã được thực hiện trên thực tế
và đã được điều chỉnh trên giấy tờ sổ sách, khi phân chia thì cũng không xảy ra tranh
chấp, không ai có ý kiến gì và thực hiện việc phân chia này. Trong đó, ông T, ông Q
và ông Đ đã nhận đất để sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người
khác đều có đăng ký đứng tên sử dụng đất. Còn phần còn lại 110m2 của bà H, H1, H2
chia đều mỗi người 44,4m2 do ông H3 quản lý vì lúc này các bà đang ở trong Nam.
Đến năm 2004 ông H3 đã chia cho các con của mình là là anh Phạm Văn L và chị
Phạm Thị T, không trả đất cho các bà. Nên các bà đã tranh chấp và đã khởi kiện ông
H3 lên Tòa án để đòi lại phần đất đã được chia nhưng sau đó đã đổi lời khai yêu cầu
chia di sản thừa kế do cha mẹ tạo lập là phần đất 110m2 mà ông H3 đang quản lý.
- Quyết định của tòa án chỉ cho phép các nguyên đơn đòi lại 44,4m2 đất thuộc quyền
sở hữu hợp pháp được chia từ 1991. Tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ không còn
nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của cụ H, cụ V.
Câu 4.1. Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy đã có thỏa thuận phân
chia di sản?
Nội dung cho thấy đã có thỏa thuận phân chia di sản là:
Thực tế thời điểm cụ V chia đất, các con đều đã trưởng thành, một số có
gia đình riêng có nhu cầu về đất ở, riêng ông H3 đã có nhà đất; bà H, bà
H1 và bà H2 đang ở Bình Phước nên bốn người này chưa có nhu cầu xây
dựng nhà ở. Ông T thừa nhận việc cụ V chia đất, tất cả các con đều đồng
ý và ông T xác định phần đất 110m2 do ông H3 quản lý là cụ V chia cho
ông H3 và bà H, bà H1 và bà H2. Ông T đề nghị Tòa án giải quyết để bà
57

H, bà H1, bà H2 được nhận lại tài sản của mình. Vợ của ông Đ, ông Q là
bà T, bà H4 và các con của ông Đ, ông Q, tuy không biết cụ thể việc phân
chia nhưng đều thống nhất là cụ V đã chia đất xong cho các con rồi nên
các bà không có yêu cầu gì và phần 110m2 để cho ông H3, bà H, bà H2
hưởng phần đất này. Do đó, có đủ cơ sở xác định cụ V có chia đất cho bà
H, bà H1 và bà H2 và phần đất này ông H3 quản lý.
Câu 4.2. Trong Án lệ số 24/2018/AL, nội dung nào cho thấy thỏa thuận phân chia
di sản đã được Tòa án chấp nhận?
Nội dung cho thấy thỏa thuận phân chia di sản đã được Tòa án chấp nhận:
Với các chứng cứ trên, đủ cơ sở xác định nhà đất của cụ V, cụ H đã được
cụ V và các thừa kế của cụ H thống nhất phân chia tài sản chung xong từ
năm 1991 và đủ cơ sở xác định phần đất 110m2 trong đó phần bà H, bà
H1 và bà H2 là 44,4m2. Việc phân chia đã được thực hiện trên thực tế và
đã được điều chỉnh trên sổ sách giấy tờ về đất đai; thỏa thuận phân chia
không vi phạm quyền lợi của bất cứ thừa kế nào, không ai tranh chấp nên
có cơ sở xác định nhà, đất không còn là di sản thừa kế của cụ V, cụ H nữa
mà đã chuyển thành quyền sử dụng đất hợp pháp của các cá nhân. Vì vậy,
bà H, bà H1, bà H2 chỉ có quyền khởi kiện đòi lại 44,4m2 đất thuộc quyền
sử dụng hợp pháp do được chia từ năm 1991; tài sản là di sản thừa kế của
cha mẹ không còn nên không có cơ sở chấp nhận yêu cầu chia di sản của
cụ H, cụ V nữa.
Đơn khởi kiện ban đầu và các lời khai trước khi Tòa án cấp sơ thẩm thụ
lý lại vụ án vào năm 2010, các nguyên đơn chỉ đòi lại 44,4m2 đất này.
Nhưng sau khi thụ lý sơ thẩm lại vụ án, các nguyên đơn lại thay đổi lời
khai, yêu cầu chia di sản thừa kế phần 110m2 đất là tài sản của cha, mẹ
để lại đang do ông H3 quản lý, là không có cơ sở chấp nhận. Tòa án cấp
sơ thẩm không làm rõ lời khai đương sự về việc thay đổi yêu cầu khởi kiện
này, quyết định chấp nhận yêu cầu chia thừa kế 110m2 đất; Tòa án cấp
phúc thẩm giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm, đều không có cơ
sở.
58

Câu 4.3. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di
sản trên? Anh/chị trả lời câu hỏi này trong mối quan hệ với yêu cầu về hình thức
và về nội dung đối với thỏa thuận phân chia di sản.
- Việc Tòa án chấp thuận phân chia di sản trên là hợp lý. Bởi vì dựa trên BLDS và
mối liên hệ với yêu cầu về hình thức và về nội dung đối với thỏa thuận phân chia tài
sản:
+ Về hình thức: thỏa thuận phân chia di sản theo hàng thừa kế điều này đã phù hợp
với ý chí của người để lại di sản. Bà H, bà H1, bà H2 nhờ ông H3 trông nôm di sản.
Thì ông H3 chỉ là người thay thế các bà thực hiện quyền trông nom di sản đó nhưng
ông đã đem di sản của các bà để chia cho các con của mình là hoàn toàn sai.
+ Về nội dung: xem xét về việc đóng góp công sức quản lý tài sản chung và giúp
phàn tài sản đó phát triển. Về phần này ông H3 đã có nhiều đóng góp công sức của
mình để trông nom và phát triển phần đất đó. Tuy việc ông đem đất của bà H, bà H1
và bà H2 để chia cho các con ông là sai. Hơn nữa các bà H, H1,H2 đã không góp
công vào việc quản lý và phát triển di sản. Sau đó các bà cũng đã thay đổi lời khai
yêu cầu Tòa án phải chia lại mảnh đất 110m2 theo diện phân chia di sản thừa kế. Bởi
lẽ mảnh đất 110m2 ấy đã được cụ V chia đều cho các con và cũng có phần của ông
H3. Hơn nữa, về mặt nội dung, bà H, bà H1 và bà H2 càng không có đóng góp vì cả
ba bà đã vào Nam sống nên không hề quản lý phần đất của mình và giúp nó phát
triển.
- Vậy nên Tòa án chấp nhận thỏa thuận phân chia di sản trên là hợp lý. Vì quyền lợi
của ba bà về quyền sở hữu phần đất đó vẫn có. Phần đất của các bà vẫn được giữ
nguyên. Việc chia tài sản này vẫn đảm bảo được quyền lợi của ông H3. Vì trong
110m2 đất mà cụ V đã chia thì ông H3 đã có công giữ gìn chăm sóc di sản khi bà H,
bà H1 và bà H2 đi vắng.
Câu 4.4. Sự khác nhau cơ bản giữa tranh chấp di sản và tranh chấp tài sản.
- Để xác định được di sản và tài sản thì phải xác định được thời điểm mở thừa kế.
Việc này nhằm xác định tài sản, quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản của người để lại di
sản:
+ Trước khi một người mất thì phần tài sản được gọi là phần tài sản chung, Nhưng
sau khi người đó chết thì phần tài sản đó là di sản.
59

+ Thời điểm mở thừa kế thì phần tài sản đó phải còn tồn tại, nếu không thì coi như
không để lại di sản.
+ Tài sản đó phải có khả năng lưu thông dân sự. Tức là, đó là phần tài sản hợp pháp.
Như vậy, tranh chấp di sản thừa kế là mâu thuẫn giữa những người thừa kế về việc
chia, quản lý di sản của người để lại thừa kế. Chủ thể tham gia tranh chấp về di sản
thừa kế là người thừa kế hoặc các chủ thể khác. Đối tượng của tranh chấp về di sản
thừa kế là phần di sản mà người đã chết để lại. Tính chất của tranh chấp về di sản
thừa kế là tính chất của sự xung đột, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa những người
được thừa kế di sản từ người chết để lại. Nguyên nhân của tranh chấp về di sản thừa
kế là việc phân chia di sản thừa kế không thống nhất và quá đa dạng.
- Còn tranh chấp tài sản là tranh chấp đang có hai hay nhiều người cùng xác nhận
quyền của mình đối với tài sản đó và phủ định quyền của người kia đối với tài sản
mà tài sản đó hiện không rõ thuộc về người nào. Tranh chấp tài sản thường rất đa
dạng bao gồm: tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền thuê, quyền khai
thác, thuê mua tài sản hoặc các tranh chấp liên quan đến sở hữu riêng, sở hữu chung,
sở hữu của vợ chồng,.
Câu 4.5. Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa
thuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?
- Tranh chấp về tài sản đã được chia theo thỏa thuận trong Án lệ số 24/2018/AL là
tranh chấp về tài sản lẫn tranh chấp về di sản.
- Vì tranh chấp đó về phần đất của cụ H và cụ V. Việc ông T và ông H3 đồng ý với
cụ V chia phần 464m2 đất đã chỉ ra ông T và ông H3 chỉ là người đứng tên trong sổ
sách, và giấy tờ địa chính phần nhà đất vẫn là của cụ V và cụ H (chưa chia). Nên ta
cần xem xét phần đất của cụ V là di sản hay tài sản. Còn phần của cụ H là di sản do
cụ H đã mất nên tranh chấp là tranh chấp về di sản.
- Về phần đất của cụ V. Vì cụ đã chia tài sản cho các con vào năm 1991 nhưng cụ lại
mất năm 1994 vậy nên tại thời điểm cụ chia tài sản cho các con thì phần tài sản đó
không được gọi là di sản. Nên việc tranh chấp tài sản trong Án lệ 24 không phải tranh
chấp di sản thừa kế. Thực ra, cụ V chia tài sản của mình cho các con khi cụ V còn
sống là cụ V tặng cho các con tài sản của mình và lúc này các quy định về tặng cho
được áp dụng (không áp dụng các quy định về thừa kế). Đây là tặng cho giữa cha mẹ
đối với con.
60

Câu 4.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong Án lệ số 24/2018/AL.
- Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Án lệ số 24/2018/AL là thuyết
phục
- Vì việc cụ V chia đất cho các con có ông Phạm Văn T làm chứng và công nhận.
Hơn nữa cụ đã chia tài sản cho các con khi các con đã trưởng thành và cùng nhau
thống nhất, cùng nhau đồng ý không ai có ý kiến về việc chia đất của cụ V. Vì vậy
mỗi người đều có quyền sở hữu riêng phần của mình. Nên việc ông H3 đem tài sản
của bà H, bà H1 và bà H2 chia cho các con của mình là sai trái. Vì vậy bà H, bà H1
và bà H2 có quyền đòi lại phần đất của mình nhưng không có quyền yêu cầu chia di
sản của cụ H và cụ V.
61

VẤN ĐỀ 05
* Tóm tắt Án lệ số 05/2016/AL của Tòa án nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Thưởng và bà Nguyễn Thị Xuân.
- Bị đơn: ông Nguyễn Chí Trải, chị Nguyễn Thị Thúy Phượng và Bà Nguyễn Thị
Bích Đào.
- Nội dung: cụ Hưng và cụ Ngự có với nhau 6 người con là bà Nguyễn Thị Xê , ông
Nguyễn Chí Trải (chị Phượng là con ông Trải), bà Nguyễn Thị Xuân, bà Nguyễn Thị
Thưởng, bà Nguyễn Thị Trinh và ông Nguyễn Chí Trai. Năm 1953, cụ Hưng và cụ
Ngự đã nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Đào Thành Phụng là phần di
sản do 2 cụ tạo dựng đến nay do chị Phượng quản lý và sử dụng. Năm 2008 bà Nguyễn
Thị Thưởng và bà Nguyễn Thị Xuân khởi kiện nhằm yêu cầu chia thừa kế di sản là
do 2 cụ để lại. Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi
tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu
xem xét công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không
đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác
định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm,
phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu
của đương sự. Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi
tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu
xem xét công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không
đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác
định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm,
phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu
của đương sự.
Câu 5.1. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ
phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?
Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng là
thuyết phục. Vì khi cụ Hưng và cụ Ngự có 6 người con là bà Nguyễn Thị Xê , ông
Nguyễn Chí Trải (chị Phượng là con ông Trải), bà Nguyễn Thị Xuân, bà Nguyễn Thị
62

Thưởng, bà Nguyễn Thị Trinh và ông Nguyễn Chí Trai. Tại thời điểm cụ Hưng mất
thì cụ Ngự và các con chưa ai mất. Nên theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm
2015 quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Và khoản 2 Điều này: “Những người thừa
kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Vậy nên, ông Trải và các anh chị
em của mình được hưởng di sản thừa kế như nhau đều là 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ
Hưng để lại.
Câu 5.2. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được
hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết phục
không? Vì sao?
- Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của
vợ chồng ông Trải, bà Tư là không thuyết phục vì theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014:
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường
hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng
được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ
chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được
tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Và theo khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết
hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn
nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều
38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng
và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ,
chồng.
- Theo đó, mặc dù trong thời kỳ hôn nhân, nhưng đây là phần thừa kế của riêng ông
Trải, nên phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng không thể là tài sản chung
của vợ chồng ông Trải, bà Tư được.
63

Câu 5.3. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng
công sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?
- Trong Án lệ số 05, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di
sản là chưa được thuyết phục.Chị Phượng (sinh năm 1953) đã ở căn nhà tranh chấp
từ nhỏ đến nay. Từ năm 1982 chị đã là chủ hộ khẩu tại căn nhà đất này, cụ Ngự sống
nhưng ở nơi khác, bà Thường chuyển hộ khẩu về năm 1979 nhưng không thường ở
đây, nên chị Phượng đã trực tiếp quản lý, sử dụng đất tranh chấp từ sau khi cụ Ngự
chết đến nay. Từ nhỏ đến nay, chị đã sửa chữa căn nhà nhiều lần như làm cửa nhôm,
xây tường phần gác lửng, lát gạch men sân thượng, xây tường phía sau nhà. Bên cạnh
đó, cha mẹ chị và các con trong đó có chị đã sống ổn định hơn 50 năm tại căn nhà,
đã bảo quản căn nhà nên việc buộc mẹ con chị Phượng giao lại căn nhà cho các
nguyên đơn theo Tòa là chưa hợp lý, cần phải xem xét thêm phần công sức cho chị
Phượng.
- Theo một số nhà bình luận, đây “bao gồm các khoản tiền mà người bảo quản di sản
đã cố định duy trì giá trị của di sản (như bảo dưỡng, tu sửa những hư hỏng tự nhiên)
và khoản tiền thù lao mà người đó được hưởng, nếu có”. Thực ra, chi phí bảo quản
di sản và thù lao cho việc quản lý di sản là những khoản buộc phải thanh toán cho
người bỏ ra chi phí này còn thù lao phụ thuộc vào chất lượng của việc bảo quản và
yếu tố khác như thỏa thuận với người thừa kế. Do đó, chi phí cho việc bảo quản di
sản không bao gồm thù lao.
- Trường hợp của chị Phượng, Tòa án nói công sức ở đây thôi là chưa đủ. Tòa cũng
xác định rằng yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu
xem xét về công sức là chưa được hợp lý. Vì việc chị Phượng bỏ tiền sửa chửa căn
nhà nhiều lần là chi phí bảo quản tài sản. Nên chị có quyền yêu cầu xác định quyền
lợi của mình theo khoản 3 Điều 658 BLDS năm 2015.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Văn bản pháp luật


1. Bộ luật Dân sự số 44-L/CTN ngày 28 tháng 10 năm 1995.
2. Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.
3. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.
B. Các tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt
1. Giáo trình, sách, tạp chí
1.1. Nguyễn Hồ Bích Hằng (2018), Giáo trình Những vấn đề chung về Luật dân sự
của Trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức.
1.2. Đỗ Văn Đại (2023) , Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận Bản án,
Nxb. Hồng Đức (xuất bản lần thứ chín).
1.3. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật dân sự
Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia.
1.4. Trường đại học Luật TP. HCM (2018), Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền
sở hữu và thừa kế, Nxb. Hồng Đức.
1.5. Đỗ Văn Đại (2016), “Quyền của người được đại diện trong việc xác lập, thực
hiện giao dịch thuộc phạm vi của người đại diện”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
2. Bản án/Quyết định/Án lệ
2.1. Quyết định số 09/2022/KDTM-GĐT ngày 24/8/2022 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao
2.2. Quyết định số 44/2018/KDTM-GĐT ngày 10/9/2018 của Tòa án nhân dân cấp
cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.3. Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao
2.4. Quyết định số 08/2013/DS-GĐT ngày 24/01/2013 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao
2.5. Bản án số 2493/2009/DS-ST ngày 04/9/2009 của Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí
Minh
2.6. Quyết định số 26/2013/DS-GĐT ngày 22/4/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao
2.7. Quyết định số 533/2021/QĐ-PQTT ngày 20/4/2021 của Tòa án nhân dân TP.
Hồ Chí Minh.
2.8. Quyết định số 619/2011/DS-GĐT ngày 18/08/2011, Quyết định số
767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011.
2.9. Quyết định số 194/2012/DS-GĐT ngày 23/04/2012 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
2.10. Quyết định số 767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011.
2.11. Quyết định số 363/2013/DS-GĐT ngày 28/08/2013 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
2.12. Án lệ số 24/2018/AL về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở
hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân.
2.13. Án lệ số 05/2016/AL của Tòa án nhân dân tối cao.
C. Tài liệu tham khảo nước ngoài
Hugh Beale & Arthur Hartkamp et al., Cases, Materials and Text on Contract Law,
trang 927 (Hart Publishing Co., 2002).

You might also like