You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


*****
KHOA: LUẬT DÂN SỰ
LỚP: Luật Thương mại Quốc tế 48.2

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT


CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

Môn học: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế
Giáo viên giảng dạy: Đặng Lê Phương Uyên

Danh sách thành viên nhóm 6:


STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Lê Dung Nhi 2353801090061
2 Nguyễn Lê Quỳnh Như 2353801090067
3 Phan Như Quỳnh 2353801090080
4 Châu Nhã Thi 2353801090088
5 Đoàn Uyên Thi 2353801090089
6 Nguyễn Ngọc Bảo Trân 2353801090098
7 Nguyễn Cát Tường 2353801090105
8 Lê Thị Kim Tuyến 2353801090106
9 Huỳnh Bảo Vy 2353801090113
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:

STT Từ nguyên nghĩa Từ viết tắt

1 Bộ luật dân sự BLDS

2 Tòa án nhân dân tối cao TANDTC

3 Dân sự sơ thẩm DSST

4 Dân sự phúc thẩm DSPT

5 Năng lực hành vi dân sự NLHVDS

6 Giám định y khoa-Khả năng lao động GĐYK-KNLĐ

7 Ủy ban nhân dân UBND

8 Nghị quyết-Quốc hội NQ-QH

9 Kết luận giám định trưng cầu KLGĐTC

10 Lao động-Sơ thẩm LĐ-ST

11 Trách nhiệm hữu hạn TNHH

12 Kinh doanh thương mại-Phúc thẩm KDTM-PT


MỤC LỤC

VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN.................................5


Tóm tắt bản án: Quyết định số 52/2020/DS-GĐT ngày 11/9/2020 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.........................................................5
Tóm tắt bản án: Quyết định số 15/2020/QĐST-DS của Tòa án nhân dân
Quận S, TP. Đà Nẵng.........................................................................................5
Câu 1.1: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành
vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.........................................................6
Câu 1.2: Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi...7
Câu 1.3: Trong quyết định số 52, Tòa án nhân dân tối cao đã xác định năng
lực hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào?.............................................9
Câu 1.4: Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết
phục không? Vì sao?...........................................................................................9
Câu 1.5: Theo Tòa án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai
mới có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Tòa án nhân dân
tối cao như vậy có thuyết phục không, vì sao?..................................................9
Câu 1.6: Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản
của người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý)..............................................10
Câu 1.7: Theo quy định và Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người
giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà
ông Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử
lý của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu..........................................11
Câu 1.8: Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..................13
Câu 1.9: Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.13
Câu 1.10: Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A là người giám hộ
cho bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...............................................................14
Câu 1.11: Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A có quyền đối với tài
sản của bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59
Bộ luật dân sự năm 2015 có thuyết phục không? Vì sao?..............................14
VẤN ĐỀ 2: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ.....................16
Tóm tắt bản án số 1117/2012/LĐ ngày 11/09/2012 của Tòa án nhân dân TP
Hồ Chí Minh.....................................................................................................16
Câu 2.1: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu
rõ từng điều kiện)..............................................................................................16
Câu 2.2: Trong Bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan
đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân không?
Đoạn nào của Bản án có câu trả lời?..............................................................18
Câu 2.3: Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện
của Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân?.................18
Câu 2.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án............19
Câu 2.5:Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân
sự ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS
2005 và BLDS 2015).........................................................................................19
Câu 2.6:Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp
nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời............21
Câu 2.7:Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có
ràng buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.. .22
VẤN ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN...........................24
Tóm tắt bản án số 10/2016/KDTM - PT ngày 17/03/2016 của Tòa án nhân
dân tỉnh An Giang.............................................................................................24
Câu 3.1: Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và
trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ pháp nhân.........................24
Câu 3.2: Trong bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của công ty
Xuyên Á không? Vì sao?...................................................................................25
Câu 3.3: Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên
Á hay của bà Hiền? Vì sao?.............................................................................25
Câu 3.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa sơ thẩm và Tòa
cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích................27
Câu 3.5: Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công
ty Xuyên Á đã bị giải thể...................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................28
1

VẤN ĐỀ 1: NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CÁ NHÂN


Tóm tắt: Quyết định số 52/2020/DS-GĐT ngày 11/9/2020 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.
Bản án sơ thẩm số 10/2008/DSST ngày 31/1/2008, do TAND TP Hà Nội xét
xử vụ án do ông Lê Văn Tiếu khởi kiện đòi chia thừa kế nhà, đất của nhà dòng
trưởng là ông Lê Văn Chỉnh (trai trưởng) và ông Lê Văn Chảng (là người mất
NLHVDS, là em ruột ông Chỉnh). Theo đó ông Lê Văn Chảng và vợ là bà Nguyễn
Thị Chung (vợ hợp pháp của ông Chảng) là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan. Thế nhưng Tòa án cấp sơ thẩm đã kết luận bà Chung không phải là vợ chính
thức của ông Chảng mà thừa nhận việc ông Lê Văn Chảng kết hôn với bà Nguyễn
Thị Bích ngày 15/10/2001 và đưa bà Bích trở thành người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan đến vụ án, bác bỏ quyền và nghĩa vụ chính đáng theo pháp luật của bà
Chung.
Bản án sơ thẩm số 10/2008 bị kháng cáo, Tòa phúc thẩm – TANDTC đã xét
xử phúc thẩm tại Bản án số 07/2009/DSPT ngày 14/1/2009, quyết định những nội
dung sau:
Bà Nguyễn Thị Chung (mẹ đẻ của bà Lê Thị Bích Thủy) là vợ hợp pháp của
ông Lê Văn Chảng; Ông Chảng quan hệ với bà Bích là bất hợp pháp vì chưa ly hôn
bà Chung. Bà Bích đang chung sống với ông Chảng (do ông Chảng đau ốm) nên bà
Bích chỉ là người giám hộ, không được quyền định đoạt và sở hữu tài sản của ông
Chảng. Bà Chung có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án thẩm quyền giải quyết đối với
công sức của bà cùng với ông Chảng trong việc trông nom, quản lý nhà đất. Tạm
giao toàn bộ tài sản, di sản thừa kế mà ông Chảng được hưởng cho bà Bích trông
nom.
Sau khi Tòa phúc thẩm - TAND Tối cao ra Bản án số 07/2009/DSPT nêu
trên, bà Chung đã có đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm bản án trên tại TAND Tối
cao. Tuy nhiên, ngày 19/7/2010, do quá uất ức bà Chung đã đột tử, dẫn đến việc
giải quyết vụ án theo thủ tục Giám đốc thẩm tại TAND tối cao bị gián đoạn.
Tóm tắt bản án: Quyết định số 15/2020/QĐST-DS của Tòa án nhân dân Quận S,
TP. Đà Nẵng.
Bà Lê Thị A là con cả của bà Nguyễn Thị E (sinh năm 1935). Bà E có tiền sử
sinh đẻ, phát triển về thể chất và tâm thần hoàn toàn bình thường, học đến lớp 3/12
thì nghỉ. Cách đây 04 năm bà E bị cao huyết áp, có khám tại Bệnh viện Đa Khoa
Hoàn Mỹ Đà Nẵng. Khoảng 01 năm trở lại đây, bà E bắt đầu có biểu hiện lúc nhớ
2

lúc quên, thỉnh thoảng để quên đồ vật, tiền bạc. Gia đình có đưa bà E đến khám và
điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng từ ngày 19/7/2020 đến
ngày 20/7/2020 với chẩn đoán: “Rối loạn tiêu hóa (K29)/Tăng huyết áp (I10)”, ra
viện uống thuốc theo đơn. Hiện nay, bà E có thể tự mặc quần áo, tắm rửa được
nhưng hơi chậm, còn đi chợ và làm được một số công việc đơn giản trong gia đình.
Bà Lê Thị A yêu cầu Tòa án tuyên bố bà Nguyễn Thị E có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi đồng thời chỉ định bà Lê Thị A làm người giám hộ. Lời
trình bày của bà Lê Thị A đã nhận được sự thống nhất của bà Lê Thị Q, ông Lê Đức
D, bà Lê Thị N, bà Lê Thị H và ông Lê Đức L (đều là con ruột của bà Nguyễn Thị
E).
Tại phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự số 15/2020/QĐ-TA ngày 08
tháng 12 năm 2020, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự
được thẩm tra tại phiên họp, ý kiến của các đương sự và đại diện Viện kiểm sát tại
phiên họp, Tòa án nhân dân quận S tuyên bố bà Nguyễn Thị E có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định bà Lê Thị A là người giám hộ của bà
Nguyễn Thị E.
Câu 1.1: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi
dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.
Giống nhau:
- Đều do Tòa án ra quyết định tuyên bố.
- Không thể tự mình tham gia các giao dịch dân sự mà bắt buộc phải được thực
hiện bởi người đại diện hợp pháp của người này.
- Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất/hạn chế NLHV dân sự thì theo
yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên
bố người mất/hạn chế NLHV dân sự.
Khác nhau:

Tiêu chí Hạn chế năng lực hành vi dân sự Mất năng lực hành vi dân sự
Căn cứ pháp lý Điều 24 Bộ luật Dân sự Điều 22 Bộ luật Dân sự

Đối tượng Người nghiện ma túy, nghiện các Người bị bệnh tâm thần hoặc
chất kích thích khác dẫn đến phá mắc bệnh khác mà không thể
tán tài sản của gia đình nhận thức, làm chủ được hành
3

Tiêu chí Hạn chế năng lực hành vi dân sự Mất năng lực hành vi dân sự
vi
Căn cứ Tòa án Theo yêu cầu của người có quyền, – Theo yêu cầu của người có
ra quyết định lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, quyền, lợi ích liên quan hoặc
tổ chức hữu quan của cơ quan, tổ chức hữu quan
– Trên cơ sở kết luận giám
định pháp y tâm thần

Người đại diện Tòa án quyết định Người đại diện theo pháp luật
Thực hiện giao – Phải có sự đồng ý của người đại Do người đại diện theo pháp
dịch dân sự diện theo pháp luật luật xác lập, thực hiện.
– Trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật
liên quan có quy định khác
4

Câu 1.2: Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Tiêu chí Hạn chế năng lực hành vi dân sự Người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi
Căn cứ pháp lý Điều 24 Bộ luật Dân sự Điều 23 Bộ luật Dân sự

Đối tượng Người nghiện ma túy, nghiện các Người thành niên do tình
chất kích thích khác dẫn đến phá trạng thể chất hoặc tinh thần
tán tài sản của gia đình mà không đủ khả năng nhận
thức, làm chủ hành vi nhưng
chưa đến mức mất năng lực
hành vi dân sự
Căn cứ Tòa án Theo yêu cầu của người có quyền, Theo yêu cầu của người có
ra quyết định lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, quyền, lợi ích liên quan hoặc
tổ chức hữu quan của cơ quan, tổ chức hữu quan
Trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần

Người đại diện Tòa án quyết định Tòa án chỉ định người giám
hộ, xác định quyền, nghĩa vụ
của người giám hộ.
Thực hiện giao Phải có sự đồng ý của người đại Do người giám hộ theo pháp
dịch dân sự diện theo pháp luật luật xác lập, thực hiện.
Trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật
liên quan có quy định khác

* Về người mất năng lực hành vi dân sự


5

Câu 1.3: Trong quyết định số 52, Tòa án nhân dân tối cao đã xác định năng lực
hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào?
- Quyết định số 52/2020/DS-GĐT, Tòa án nhân dân tối cao dựa trên “Biên bản
giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KNLĐ ngày 18/12/2007 của Hội
đồng giám định y khoa Trung ương – Bộ Y tế đã xác định năng lực hành vi dân
sự của ông Chảng như sau: “Không tự đi lại được. Tiếp xúc khó, thất vận ngôn
nặng, liệt hoàn toàn nửa người phải. Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến
mạch máu não lần 2. Tâm thần: Sa sút trí tuệ. Hiện tại không đủ năng lực hành
vi lập di chúc. Được xác định tỷ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là: 91%...”
⇒ Tòa án xác định ông Chảng mất năng lực hành vi dân sự
Câu 1.4: Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục
không? Vì sao?
- Đã có “Biên bản giám định khả năng lao động”, xác định ông Chảng bị sa sút
trí tuệ, bị tai biến, bị liệt và sống thực vật.
- Và theo điều 22 BLDS 2005: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố
mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”.
- Căn cứ vào những điều trên, Tòa đã xác định ông Chảng mất năng lực hành vi
dân sự.
⇒ Vì vậy, hướng giải quyết của Tòa án trong câu hỏi trên là thuyết phục.
Câu 1.5: Theo Tòa án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới
có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Tòa án nhân dân tối cao
như vậy có thuyết phục không, vì sao?
- Theo TANDTC, bà Bích không thể là người giám hộ của ông Chảng và bà
Chung mới là người giám hộ hợp pháp của ông Chảng.
- Hướng giải quyết của TANDTC như vậy là thuyết phục. Vì:
+ Theo khoản 1 Điều 53 BLDS 2015: vợ là người mất NLHVDS thì chồng là
người giám hộ; nếu chồng là người mất NLHVDS thì vợ là người giám hộ.
+ Bà Bích sống với ông Chảng như vợ chồng nhưng chỉ trên danh nghĩa, còn
về giấy tờ pháp lý thì không có. Vì theo xác nhận của UBND phường Yên
Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội có Công văn số 31/UBND-TP ngày
8/3/2019: "Qua kiểm tra xác minh sổ đăng ký kết hôn năm 2001 của
phường cho thấy không có trường hợp đăng ký kết hôn nào có tên ông Lê
6

Văn Chảng và bà Nguyễn Thị Bích". Qua những tài liệu này đã thể hiện
rằng “ Giấy chứng nhận kết hôn- Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 giữa ông
Chảng và bà Bích do bà Bích xuất trình là không đúng thực tế và không có
việc đăng kí kết hôn giữa bà Bích và ông Chảng. Do đó bà Bích không đủ
điều kiện được cử làm người giám hộ pháp của ông Chảng theo quy định
tại khoản 1 Điều 62 BLDS năm 2005.
+ Còn về bà Chung, tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện bà Chung chung
sống với ông Chảng từ năm 1975, có tổ chức đám cưới và có con chung.
Do đó, có căn cứ xác định bà Chung và ông Chảng chung sống với nhau
như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987, trường hợp này bà Chung và ông
Chảng được công nhận là vợ chồng hợp pháp theo quy định tại điểm a mục
3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc Hội về việc
thi hành Luật Hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp quan hệ vợ chồng
được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia
đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích
đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý
giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm
2000”. Tuy không còn chung sống như vợ chồng nhưng bà Chung và ông
Chảng vẫn chưa chính thức ly hôn nên bà vẫn được xem là vợ hợp pháp của
ông Chảng. Vì vậy mà bà Chung mới có thể là người giám hộ cho ông
Chảng.
Câu 1.6: Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của
người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý).
* Quyền của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ:
- Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 58 Bộ luật dân sự 2015
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự có các quyền sau đây:
a. Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho những
nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b. Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được
giám hộ;
c. Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
7

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có
quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1
Điều này.
* Nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ:
- Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 59 Bộ luật dân sự 2015
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính
mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám
hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và
giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải
được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người
khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên
quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch
được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám
sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được
quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi
được quy định tại khoản 1 Điều này.
Câu 1.7: Theo quy định và Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám
hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng
được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án
nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu.
- Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của
ông Chảng (tức là bà Nguyễn Thị Chung) được tham gia vào việc chia di sản
thừa kế mà ông Chảng được hưởng. Vì:
Qua bản án trên có thể thấy Tòa án nhân dân tối cao đã nhận ra những sai lầm
của Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm : “Việc kết luận bà Chung không phải là vợ
chính thức của ông Chảng là không đủ căn cứ. Bà Nguyễn Thị Chung dù là vợ
hợp pháp của ông Chảng nhưng không được Toà án sơ thẩm và phúc thẩm xác
định là người đại diện hợp pháp của ông Chảng nên bà Chung không thực hiện
được quyền kháng cáo để bảo vệ quyền lợi của ông Chảng. Việc xác định không
8

đúng người đại diện hợp pháp của ông Chảng đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi
hợp pháp của ông Chảng trong vụ án chia tài sản chung và chia thừa kế. Mặt khác,
bà Chung là vợ hợp pháp của ông Chảng, chung sống cùng gia đình ông Chảng tại
nhà đất tranh chấp từ năm 1975 đến năm 1994 thì chuyển về sống tại xã Cổ Nhuế,
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ông Chỉnh cũng xác nhận bà Chung và ông
Chảng có chung sống với nhau. Tuy nhiên, khi giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ
thẩm không xác định bà Chung là vợ hợp pháp của ông Chảng nên không xem xét
công sức đóng góp của bà Chung trong việc trông nom, bảo quản nhà đất là không
đảm bảo quyền lợi của bà Chung. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định công sức đóng
góp của bà Chung có thể được giải quyết bằng một vụ án khác trong phạm vi giá
trị tài sản mà ông Chàng được sở hữu và được chia thừa kế là không giải quyết
triệt để vụ án.”
- Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015: “Hàng thừa kế
thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết…”
Tuy nhiên, bà Chung đã chết ngày 19/7/2010 nên phần thừa kế sẽ được trao
cho người kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Chung là chị Lê Thị Bích
Thủy, sinh năm 1976.
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: “Trường hợp
đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản
của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.”
Bà Chung và ông Chảng là vợ chồng hợp pháp với nhau, có chung sống với
nhau, chưa ly hôn theo quy định của pháp luật, quan hệ vợ chồng giữa ông Chảng
và bà Chung đang tồn tại. Bà Chung đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người làm
dâu, làm vợ và có công sức đóng góp trong việc trông nom, bảo quản nhà đất.
Việc tòa án cấp sơ thẩm xác định bà Chung không phải là vợ hợp pháp của
ông Chảng là không đủ căn cứ dẫn đến việc không xem xét công sức đóng góp
của bà Chung trong việc trông nom, bảo quản nhà đất đã khiến cho quyền lợi hợp
pháp của bà Chung và cả ông Chảng không được đảm bảo. Còn việc tòa án cấp
phúc thẩm nhận định công sức đóng góp của bà Chung có thể được giải quyết
bằng một vụ án khác trong phạm vi giá trị tài sản mà ông Chảng được sở hữu và
được chia thừa kế là không giải quyết triệt để vụ án.
⇒ Qua đó, tòa án nhân dân tối cao đã có quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm
số 07/2009/DSPT ngày 14/01/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại
9

Hà Nội và bản án dân sự sơ thẩm số 10/2008/DSST ngày 31/01/2008 của Tòa án


nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án dân sự “Chia thừa kế và chia tài sản thuộc sở
hữu chung” giữa nguyên đơn là ông Lê Văn Tiếu với bị đơn là ông Lê Văn Chỉnh;
đồng thời giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theo
thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật.
- Theo tôi, hướng giải quyết của tòa án nhân dân tối cao trong quyết định tái
thẩm Số 52/2020/DS-GĐT ngày 11/9/2020 là hợp lý vì quyết định này đã giải
quyết được những sai sót trong quá trình xét xử của tòa án cấp sơ thẩm và
phúc thẩm, đem lại công lý, công bằng cho bà Chung và giành lại quyền lợi
hợp pháp cho ông Chảng trong vụ án chia thừa kế và chia tài sản thuộc sở hữu
chung.

* Về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
Câu 1.8: Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 điều 23 BLDS 2015.
- Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng
nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự
thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án
ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức.
Câu 1.9: Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tại khoản 1 Điều 23 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: Người thành niên do
tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi
nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này,
người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở
kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác
định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Xét trường hợp của bà E có các điều kiện như sau:
- Bà E là người thành niên (sinh năm 1935) do tình trạng thể chất mà lúc nhớ lúc
quên, thỉnh thoảng để quên đồ vật, tiền bạc nhưng chưa đến mức mất năng lực
10

hành vi dân sự (vẫn có thể tự mặc quần áo, tắm rửa được nhưng hơi chậm, còn
đi chợ và làm được một số công việc đơn giản trong gia đình).
- Người có quyền, lợi ích liên quan là bà Lê Thị A – con cả của bà E yêu cầu Tòa
án đưa ra quyết định tuyên bố bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi.
- Kết luận giám định pháp y tâm thần số: 1032/KLGĐTC ngày 08/12/2020 của
Trung Tâm pháp y tâm thần khu vực Miền Trung đối với trường hợp bà Nguyễn
Thị E thì tại thời điểm hiện tại kết luận về y học: Mất trí không biệt định (F03);
Kết luận về năng lực hành vi dân sự: Khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi.
⇒ Căn cứ vào những điều kiện trên thì Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi là hoàn toàn thuyết phục.
Câu 1.10: Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A là người giám hộ cho bà
E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Thứ nhất, xét thấy bà A là người đáp ứng đủ điều kiện giám hộ cho bà E theo
quy định tại Điều 46, 47, 48, 49, 53, 54, 136 BLDS năm 2015.
- Thứ hai, tại Khoản 2 Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Trường hợp cha
và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi
dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả
là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ
thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ”. Ở
đây, chồng bà Nguyễn Thị E đã chết, bà Lê Thị A là con cả của bà E đồng thời
bà cũng nhận được sự chấp thuận của các con bà E hay các em của mình về việc
giám hộ cho bà E.
⇒ Do đó, Tòa án ra quyết định xác định bà A là người giám hộ cho bà E (người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) là hoàn toàn thuyết phục.
Câu 1.11: Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A có quyền đối với tài sản
của bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 Bộ luật
dân sự năm 2015 có thuyết phục không? Vì sao?
- Theo khoản 2 Điều 59 Bộ luật dân sự năm 2015 “Người giám hộ của người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được
giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1
Điều này.”
11

- Căn cứ vào Kết luận giám định pháp y tâm thần số: 1032/KLGĐTC ngày
07/12/2020 của Trung Tâm pháp ý tâm thần khu vực Miền Trung đối với trường
hợp bà Nguyễn Thị E thì tại thời điểm hiện tại kết luận về y học: Mất trí không
biệt định (F03); Kết luận về năng lực hành vi dân sự: Khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi.
- Chồng của bà Nguyễn Thị E đã chết, bà Lê Thị A là con cả trong gia đình. Đồng
thời các con của bà E là: bà Lê Thị Q, ông Lê Đức D, bà Lê Thị N, bà Lê Thị H
và ông Lê Đức L cũng thống nhất chỉ định Bà A làm người giám hộ cho bà E.
Xét thấy Bà A có đầy đủ điều kiện của cá nhân làm người giám hộ theo quy
định tại điều 46, 47, 48, 49, 53, 54, 136 Bộ luật dân sự nên cần chấp nhận yêu
cầu giám hộ của bà Lê Thị A đối với bà Nguyễn Thị E.
⇒ Vì có căn cứ rõ ràng để xác định bà Nguyễn Thị E có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi và việc bà Lê Thị A là con cả làm giám hộ của bà E được
sự đồng ý hoàn toàn từ các con của bà E hay em của bà A nên trong quyết định
số 15, Tòa án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà E (có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 Bộ luật dân sự năm 2015 là
hoàn toàn thuyết phục.
12

VẤN ĐỀ 2: TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ


Tóm tắt: Bản án số 1117/2012/LĐ ngày 11/09/2012 của Tòa án nhân dân TP Hồ
Chí Minh.
- Nguyên đơn là Ông Nguyễn Ngọc Hùng và bị đơn là Cơ quan đại diện Bộ Tài
Nguyên và Môi trường, tranh chấp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Ông Hùng khởi kiện cơ quan đại diện Bộ Tài Nguyên và Môi trường vì ông
Hùng không chấp nhận quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của cơ quan đại
diện Bộ Tài nguyên và Môi trường. Buộc cơ quan phải nhận ông trở lại làm việc
đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho ông trong những ngày không được làm
việc, cụ thể là từ ngày 01/10/2011 cho đến khi giải quyết xong vụ kiện. Xét thấy
việc xác định không đúng người tham gia tố tụng với tư cách bị đơn trong vụ án
của Tòa án cấp sơ. Do đó, tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết
định: Chấp nhận quyết định hủy bản án Lao động sơ thẩm số 07/2012/LĐ-ST
ngày 25/05/2012. Chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Quận 1 TP Hồ Chí
Minh giải quyết lại sơ thẩm vụ án.
Tình huống
- Công ty Bắc Sơn có Quyết định số 10/QĐ-BS/2N thành lập Chi nhánh Công ty
Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong quy chế hoạt động của Chi nhánh,
Công ty Bắc Sơn có quy định Chi nhánh có chức năng sản xuất phụ tùng ô tô xe
máy; Lắp ráp xe máy mới, sửa chữa và phục chế xe máy cũ; Đại lý mua bán ký
gửi hàng hoá. Chi nhánh có quyền lựa chọn khách hàng, trực tiếp giao dịch, ký
kết hợp đồng với khách hàng, chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh đã đăng
ký. Ngoài ra, quy chế còn quy định “chi nhánh là một tổ chức kinh tế có tư cách
pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập”. Thực tế, Chi nhánh Công ty Bắc Sơn ký
Hợp đồng kinh tế với Công ty Nam Hà trong đó thỏa thuận bán cho Công ty
Nam Hà 6.000 xe gắn máy Trung Quốc sản xuất với tổng giá trị là
38.100.000.000 đồng. Khi có tranh chấp, Công ty Bắc Sơn đã phủ nhận trách
nhiệm đối với hợp đồng trên với lý do Chi nhánh có tư cách pháp nhân
Câu 2.1: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ
từng điều kiện).
- Cơ sở pháp lý: Điều 74, Điều 82, Điều 83 và Điều 87 Bộ luật dân sự năm
2015.
13

- Để được công nhận là một pháp nhân, thì tổ chức ấy phải đáp ứng được
những điều kiện đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự năm
2015.
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan:
+ Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và
đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
+ Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định như sau:
+ Pháp nhân tồn tại dưới một hình thái tổ chức nhất định phù hợp với
mục đích, chức năng, lĩnh vực hoạt động của tổ chức đó.
+ Pháp nhân có cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất.
+ Pháp nhân độc lập về mặt tổ chức so với cá nhân, tổ chức khác:
● Cơ cấu tổ chức của pháp nhân độc lập.
● Tư cách chủ thể của pháp nhân độc lập so với các tổ chức, các
chủ thể khác.
+ Pháp nhân phải có cơ quan điều hành.
+ Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp
nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết
định thành lập pháp nhân.
+ Pháp nhân cũng có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc
theo quy định của pháp luật.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập:
+ Bằng các điều kiện và khả năng tài sản của mình, với tư cách pháp lý
của chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như gánh
chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ đó.
+ Nhân danh mình còn được hiểu là pháp nhân sử dụng tên gọi của
chính mình, lấy danh nghĩa pháp lý của mình khi tham gia quan hệ
pháp luật.
+ Việc xác lập, thực hiện các giao dịch với tư cách của pháp nhân phải
được tiến hành thông qua hành vi của người đại diện hợp pháp của
14

pháp nhân, phù hợp với ý chí của pháp nhân và chức năng, nhiệm vụ,
mục đích hoạt động của pháp nhân.
+ Có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trong quan hệ tố tụng.
Câu 2.2: Trong Bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan đại
diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào
của Bản án có câu trả lời?
- Trong Bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan đại diện của
Bộ Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân
không đầy đủ.
- Câu trả lời nằm ở đoạn thứ 6 trang thứ 5 của Bản án, cụ thể như sau: “Như vậy
Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh là đơn
vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ
khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự
phân bổ của ngân sách Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường
chứ không phải là một cơ quan hạch toán độc lập. Mặc dù trong quyết định 1367
nói trên có nội dung “Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và có
tài khoản riêng” nhưng là Cơ quan đại diện Bộ phải hạch toán báo sổ nên cơ
quan này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ.”
Câu 2.3: Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ
Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân?
- Trong Bản án số 1117,Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành
phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan
đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp
của Bộ, phụ thuộc theo sự phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ
Tài nguyên và Môi trường chứ không phải là một cơ quan hạch toán độc lập.
Mặc dù trong quyết định 1367 nói trên có nội dung “ Cơ quan đại diện có tư
cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng” nhưng là Cơ quan đại diện Bộ
phải hạch toán báo sổ nên cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách
pháp nhân không đầy đủ. Như quy định tại Điều 92 Bộ luật Dân sự năm 2005:
“...2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại
diện theo uỷ quyền cho lợi ích của pháp nhân và được thực hiện nhiệm vụ bảo
vệ các lợi ích đó….4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân.
Người đứng đầu Văn phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo uỷ
quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền. 5. Pháp nhân
15

có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do Văn phòng đại diện,
chi nhánh xác lập, thực hiện.”
- Vì vậy, cơ quan đại diện Bộ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân là Bộ Tài
nguyên và Môi trường nhưng ông Hùng là nguyên đơn và Hội đồng xét xử sơ
thẩm xác định bị đơn trong vụ án là cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi
trường thành phố Hồ Chí Minh là xác định không đúng quy định của luật về
pháp nhân của bị đơn. Khi khởi kiện ông Hùng phải kiện Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Toà án sơ thẩm thụ lý thấy nguyên đơn kiện không đúng đối tượng Tòa
án sơ thẩm phải hướng dẫn nguyên đơn xác định lại nhưng Tòa án sơ thẩm
không giải thích cho nguyên đơn mà vẫn xác định đơn vị chi nhánh không có tư
cách pháp nhân là bị đơn là sao; vì vậy xét thấy án sơ thẩm xác định sai tư cách
bị đơn. Xét để đảm bảo cho ông Nguyễn Ngọc Hùng - nguyên đơn có quyền
khởi kiện lại cho đúng đối tượng mà không để quá thời hiệu khởi kiện vụ án nên
cần phải huỷ án sơ thẩm để Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án với hội đồng xét
xử khác.
- Từ nhận định trên Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi
trường không có tư cách pháp nhân.
Câu 2.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
- Hướng giải quyết của toà án thể hiện sự công bằng, đảm bảo lợi ích của cả hai
bên. Qua bản án 1117/2012/LĐ – PT, Tòa án đã có cái nhìn bao quát vấn đề, xác
định được sai phạm phiên toà sơ thẩm diễn ra ngày 9/7/2012 đó là đã xác định
sai tư cách bị đơn. Vì vậy để đảm bảo cho ông Nguyễn Ngọc Hùng- nguyên đơn
có quyền khởi kiện lại cho đúng đối tượng mà không để quá thời hiệu khởi kiện
vụ án nên cần phải huỷ án sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án với hội
đồng xét xử khác. Chuyển hồ sơ về TAND Q1 TPHCM giải quyết lại sơ thẩm
vụ án.
Câu 2.5:Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự ?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS 2005 và
BLDS 2015).
CÁ NHÂN PHÁP NHÂN
16

BLDS
Khái niệm -Chương III: Mục 1 Điều Chương IV: Mục 1 Điều
2005
14: Năng lực pháp luật 86. Năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân. dân sự của pháp nhân.

Năng lực pháp luật dân sự Năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân là khả năng của pháp nhân là khả
của cá nhân có quyền dân năng của pháp nhân có
sự và nghĩa vụ dân sự. các quyền, nghĩa vụ dân
sự phù hợp với mục đích
hoạt động của mình.

Thời điểm Năng lực pháp luật dân sự Năng lực pháp luật dân sự
phát sinh của cá nhân có từ khi của pháp nhân phát sinh
và chấm người đó sinh ra và chấm từ thời điểm pháp nhân
dứt năng dứt khi người đó chết. được thành lập và chấm
lực pháp dứt từ thời điểm chấm dứt
Một số ngoại lệ mà cá nhân
luật dân pháp nhân.
có mà pháp nhân không có
sự
như:

- Khoản 2 Điều 612


BLDS 2005: “Thời hạn
hưởng bồi thường thiệt hại
do tính mạng, sức khỏe bị
xâm phạm.”
- Điều 635 BLDS 2005 về
người thừa kế

Năng lực Vẫn chưa có quy định về Pháp nhân không có quyền
dân sự việc xác định lại giới tính, và nghĩa vụ liên quan đến
liên quan chuyển đổi giới tính. giới tính và huyết thống vì
đến giới đó là những đặc thù riêng
tính,
17

huyết của con người


thống

BLDS
Khái niệm -Chương III: Mục 1 Điều Chương IV: Mục 1 Điều
2015
16: Năng lực pháp luật 86. Năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân. dân sự của pháp nhân.

Năng lực pháp luật dân sự Năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân là khả năng của pháp nhân là khả
của cá nhân có quyền dân năng của pháp nhân có
sự và nghĩa vụ dân sự. các quyền, nghĩa vụ dân
sự. Năng lực pháp luật
dân sự của pháp nhân
không bị hạn chế, trừ
trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan
quy định khác.

Năng lực Quy định về năng lực pháp Pháp nhân không có quyền
dân sự luật dân sự của cá nhân, và nghĩa vụ liên quan đến
liên quan quyền và nghĩa vụ của cá giới tính và huyết thống vì
đến giới nhân có liên quan đến giới đó là những đặc thù riêng
tính, tính và huyết thống của con người.
huyết - Điều 37. Chuyển đổi giới
thống tính.
- Điều 36. Quyền xác định
lại giới tính

Thời điểm Năng lực pháp luật dân sự Năng lực pháp luật dân sự
phát sinh của cá nhân có từ khi của pháp nhân phát sinh
và chấm người đó sinh ra và chấm từ thời điểm được cơ
dứt năng dứt khi người đó chết. quan nhà nước có thẩm
18

lực pháp quyền thành lập hoặc cho


luật dân phép thành lập; nếu pháp
sự nhân phải đăng ký hoạt
động thì năng lực pháp
luật dân sự của pháp nhân
phát sinh từ thời điểm ghi
vào sổ đăng ký.

Năng lực pháp luật dân sự


của pháp nhân chấm dứt
kể từ thời điểm chấm dứt
pháp nhân.

Câu 2.6:Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp
nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trách nhiệm dân sự của pháp nhân quy định tại Điều 87 BLDS 2015, cụ thể:
+ Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân
thì pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự. Căn cứ vào phân tích ở trên, cho thấy pháp nhân không có năng
lực hành vi dân sự. Do đó, nếu pháp nhân muốn tham gia vào quan hệ pháp
luật dân sự phải thông qua hành vi của người đại diện.
+ Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 87 BLDS 2015: Người đại diện phải nhân danh
pháp nhân thực hiện giao dịch dân sự thì mới phát sinh quyền, nghĩa vụ và
trách nhiệm dân sự của pháp nhân. Người đại diện của pháp nhân khi nhân
danh pháp nhân để thực hiện giao dịch dân sự với tư cách pháp nhân sẽ
không chịu trách nhiệm thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp
nhân xác lập, thực hiện.
+ Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 87 BLDS 2015:
Ngược lại, trong trường hợp người đại diện không nhân danh pháp nhân để
thực hiện giao dịch thì chỉ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người đại diện vì
khi đó người đại diện đang tham gia giao dịch với tư cách là của họ, tư cách
19

của một cá nhân - chủ thể bên cạnh pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách
nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của
pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật
có quy định khác.
- Dựa vào các điều khoản trên của Điều 87 BLDS 2015, có thể khẳng định, giao
dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện khi nhân danh pháp
nhân sẽ có ràng buộc pháp nhân.
Câu 2.7:Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng
buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc Công
ty Bắc Sơn vì chi nhánh Công ty Bắc Sơn không phải pháp nhân mà chỉ có thể
nhân danh pháp nhân của Công ty Bắc Sơn để thực hiện chức năng của mình.
- Cơ sở pháp lý: Điều 74, Điều 77, Điều 84, Điều 87 BLDS 2015; khoản 1 Điều
44 Luật doanh nghiệp 2020.
+ Khoản 1 Điều 84: Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của
pháp nhân, không phải là pháp nhân.
+ Khoản 2 Điều 84: Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần
chức năng của pháp nhân.
+ Khoản 6 Điều 84: Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao
dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
⇒ Chi nhánh có quyền thực hiện chức năng của pháp nhân, trong đó, bao gồm ký
kết hợp đồng giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên theo khoản 6 Điều 84, quyền
và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện
thực hiện sẽ được chịu trách nhiệm bởi pháp nhân, tức là Công ty Bắc Sơn.
+ Điểm d khoản 1 Điều 74: Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một
cách độc lập
+ Khoản 2 Điều 77
⇒ Chi nhánh Công ty Bắc Sơn nhân danh pháp nhân để tham gia quan hệ pháp
luật tức là được Công ty Bắc Sơn ủy quyền để thực hiện chức năng trên, Chi
nhánh không được công nhận là pháp nhân vì không đáp ứng các điều kiện được
ghi nhận tại khoản 2 Điều 77 BLDS 2013.
20

+ Khoản 1 Điều 87: Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp
nhân.
+ Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc
của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ/một phần chức năng của
doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
⇒ Công ty Bắc Sơn phải chịu trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do
Chi nhánh thực hiện. Vì Chi nhánh nhân danh pháp nhân để thực hiện giao dịch
dân sự, trong khi Chi nhánh không phải pháp nhân hợp pháp được công nhận theo
BLDS 2015 và Luật Doanh nghiệp 2020. Do đó, suy ra theo các điều khoản được
trích, Chi nhánh có chức năng đại diện theo ủy quyền của Công ty Bắc Sơn nên
Công ty phải chịu trách nhiệm dân sự theo khoản 1 Điều 87 BLDS 2015.
21

VẤN ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA PHÁP NHÂN


Tóm tắt: Bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016 của Tòa án nhân dân
tỉnh An Giang.
Bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016 xét xử vụ việc tranh chấp
“Hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa nguyên đơn là Công ty TNHH Dịch vụ-Xây
dựng-Thương mại Ngọc Bích và bị đơn là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương
mại Xuyên Á. Ở bản án sơ thẩm, Công ty Ngọc Bích cáo buộc Công ty Xuyên Á
không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khi mua bán hàng hóa (cụ thể là 77.000.752
đồng) và do Công ty Xuyên Á đã giải thể nên yêu cầu rằng ông Phong và bà Hiền là
thành viên của công ty nên phải có trách nhiệm bồi thường, thanh toán với tổng tiền
vốn và lãi là 107.030.752đ. Tuy nhiên ở phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử xét
thấy bà Hiền là thành viên của công ty và không chịu trách nhiệm thay công ty, và
chỉ ra thiếu sót khi cấp sơ thẩm không thu thập chứng cứ làm rõ để xác định lý do
giải thể, tài sản của Công ty Xuyên Á khi giải thể và nghĩa vụ về tài sản của công ty
này…để giải quyết theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, cấp phúc thẩm không
thể khắc phục được những sai sót trên nên hủy bản án sơ thẩm, và giao hồ sơ cho
Tòa án huyện Tri Tôn giải quyết.
Câu 3.1: Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và
trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ pháp nhân.
*Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên:
- Theo khoản 1, 2 Điều 93, Bộ luật dân sự 2005:
+ Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
+ Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách
nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành
viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân.
- Theo khoản 1, 2 Điều 87, Bộ luật dân sự 2015:
+ Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
+ Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại
diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
+ Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách
nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của
22

pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp
luật có quy định khác.

*Trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân:
- Theo khoản 3 Điều 93, Bộ luật dân sự 2005:
+ Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp
nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.
- Theo khoản 3 Điều 87, Bộ luật dân sự 2015:
+ Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân
đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp
luật có quy định khác.
Câu 3.2: Trong bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của công ty
Xuyên Á không? Vì sao?
- Trong Bản án được bình luận, bà Hiền là thành viên của công ty Xuyên Á.
- Vì dựa theo khoản 23, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2014: “Thành viên công ty là
cá nhân, tổ chức sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty trách
nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh”. Mà theo như bản án thì bà Hiền có vốn
góp vào công ty Xuyên Á là 26,05%. Mặt khác, bà Hiền còn là người đại diện
theo ủy quyền của ông Trần Ngọc Phong cho công ty TNHH xuất nhập khẩu
Thương mại Xuyên Á với Công ty Ngọc Bích. Trong bản án phúc thẩm có viết:
“Thấy rằng công ty Xuyên Á là pháp nhân, bà Võ Thị Thanh Hiền là thành viên
của pháp nhân”. Vì vậy ta có thể khẳng định, trong bản án được bình luận, bà
Hiền là thành viên của công ty Xuyên Á.
Câu 3.3: Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á
hay của bà Hiền? Vì sao?
- Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á chứ
không phải của bà Hiền vì:
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á là một pháp nhân, bà Võ
Thị Thanh Hiền là thành viên của pháp nhân. Theo khoản 3 điều 93 Bộ luật Dân sự
quy định: “Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho
pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”, Công ty Ngọc
Bích khởi kiện là Công ty TNHH Xuyên Á, nhưng quá trình giải quyết vụ án Công
ty Ngọc Bích biết được Công ty TNHH Xuyên Á đã giải thể nên yêu cầu thành viên
của Công ty TNHH Xuyên Á trả nợ là chưa đúng vì khoản 3 điều 99 Bộ luật dân sự
23

quy định “Khi pháp nhân chấm dứt, tài sản của pháp nhân được giải quyết theo
quy định của pháp luật” và khoản 3 Điều 103 Bộ luật dân sự quy định “Tổ chức
kinh tế chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình”.
Cấp sơ thẩm đưa bà Võ Thị Thanh Hiền là thành viên của công ty tham gia tố
tụng và buộc bà có trách nhiệm cùng với ông Phong trả nợ là chưa đúng theo quy
định của khoản 3 Điều 93 Bộ luật dân sự và điểm a khoản 2 Điều 24; khoản 2 Điều
32 của Điều lệ Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Xuyên Á, hơn nữa vốn
góp của bà chỉ có 26,05%.
Câu 3.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa sơ thẩm và Tòa cấp
phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích.
- Về hướng giải quyết của Tòa sơ thẩm:
 Toà sơ thẩm đã không tuân thủ đúng quy định của BLDS về việc quy kết
trách nhiệm dân sự của pháp nhân tại điều 87 BLDS 2005. Buộc bà Võ Thị
Thanh Hiền phải cùng với ông Trần Ngọc Phong thanh toán nợ cho công ty
Ngọc Bích là không hợp lý.
 Tòa án sơ thẩm đã có sự thiếu sót trong quá trình thu thập chứng cứ để làm
rõ, xác định lí do giải thể, tài sản của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu
Thương mại Xuyên Á khiến Công ty TNHH Dịch vụ - Xây dựng – Thương
mại Ngọc Bích bị ảnh hưởng khá nhiều quyền lợi.
- Về hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm:
 Đã khắc phục được những sai lầm, hạn chế của bản án sơ thẩm. Thu thập
chứng xác nhận công ty Xuyên Á đã thật sự giải thể vào ngày 17/3/2014 theo
thông báo về việc doanh nghiệp giải thể của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh An
Giang (BL78) .
 Xác định được việc bắt bà Hiền chịu trách nhiệm thay công ty khi bà chỉ là
cổ đông góp vốn là không đúng. Đồng thời việc Toà phúc thẩm huỷ bản án
sơ thẩm, giao hồ sơ cho Toà án huyện Tri Tôn giải quyết lại vụ án là một
quyết định đúng dựa trên những sai sót, hạn chế trước đó
Câu 3.5: Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty
Xuyên Á đã bị giải thể.
- Công ty Ngọc Bích có quyền khởi kiện lại Công ty Xuyên Á và yêu cầu Công
ty Xuyên Á trả nợ để bảo vệ quyền lợi của mình do bản án sơ thẩm đã bị hủy
bỏ theo quyết định của bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016 của
Tòa án nhân dân tỉnh An Giang.
24

- Để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty Xuyên Á bị giải thể
thì cần phải xác định được rõ lý do giải thể, tài sản của Công ty Xuyên Á khi
giải thể và nghĩa vụ về tài sản của công ty. Bởi vì dù đã có quyết định giải thể
theo thông báo ngày 17/03/2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang
(BL 87), nhưng cấp sơ thẩm lại không có chứng cứ làm rõ các vấn đề đã nêu.
- Trong trường hợp Công ty Xuyên Á có hành vi cố tình né tránh, không khai
báo rõ ràng các khoản nợ trước khi giải thể để trốn tránh trách nhiệm với Công
ty Ngọc Bích thì căn cứ theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật dân sự năm 2015
“Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản” và
khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 “Doanh nghiệp chỉ được giải
thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và
doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ
quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm
d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của
doanh nghiệp”. Do đó, Công ty Xuyên Á phải trả đủ các khoản nợ đối với
Công ty Ngọc Bích trước khi tuyên bố giải thể. Có thể kết luận rằng trong quá
trình làm hồ sơ giải thể đã có sự sai phạm. Đồng thời ông Phong và các thành
viên liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ.
25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


- BLDS 2005 và BLDS 2015.
- Quyết định số 52/2020/DS-GĐT ngày 11/9/2020 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao.
- Quyết định số 15/2020/QĐST-DS của Tòa án nhân dân Quận S, TP. Đà
Nẵng.
- Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự của
ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2023.
- Bản án sơ thẩm số 10./2008/DSST ngày 31/1/2008, do TAND TP Hà Nội xét
xử.
- “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KNLĐ ngày
18/12/2007 của Hội đồng giám định y khoa Trung ương – Bộ Y tế.
- Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc Hội về việc
thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
- Bản án số 1117/2012/LĐ-PT ngày 11/9/2012 của Tòa án nhân dân TP. Hồ
Chí Minh.
- Bản án số 10/2016/KDTM - PT ngày 17/03/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh
An Giang.
- Luật Doanh nghiệp 2014.
- Luật Doanh nghiệp 2020.
26

You might also like