You are on page 1of 4

BÀI TẬP SỐ 2 ( gồm 7 câu)

BÀI LÀM
Câu 1: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng điều kiện):

- Căn cứ tại Khoản 1 Điều 74 của Bộ Luật Dân Sự 2015:

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
(Điều 81, 87, 99 & Khoản 1 Điều 176 LDN 2015);
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập (Khoản 3 Điều 78 Bộ luật Dân
sự).

- Cụ thể là:
- Thứ nhất, pháp nhân phải được thành lập theo quy định của Bộ luật này tức là Bộ luật Dân sự
2015 và luật khác có liên quan, tức là phải được thành lập theo đúng trình tự, thủ tục tương ứng
do Luật định cho pháp nhân, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép
hoặc công nhận thành lập.
- Thứ hai, pháp nhân có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự:

1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều
hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập
pháp nhân;
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp
luật.

- Thứ ba, pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản của mình. Tài sản độc lập là tài sản của pháp nhân hoặc tài sản do nhà nước giao cho
quản lí. Pháp nhân là chủ sở hữu và có đầy đủ quyền của người chủ sở hữu. Pháp nhân phải tự
chịu trách nhiệm bằng tài sản đó, không thể bắt buộc bất kì chủ thể nào thực hiện thay mình kể cả
các thành viên trong tổ chức pháp nhân đó (trừ khi có thỏa thuận).
-
- Thứ tư, pháp nhân nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Theo đó, pháp
nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập, được hưởng quyền và có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Trong bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan đại diện của Bộ Tài
nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào của Bản án có câu trả lời.
Trong bản án số 1117, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi
trường có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ vì Cơ quan đại diện của Bộ phải
hạch toán báo sổ.
- Điều này được thể hiện qua đoạn: “Như vậy Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện
hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự
phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường chứ không phải
là một cơ quan hạch toán độc lập. Mặc dù trong quyết định 1367 nói trên có nội dung “Cơ quan
đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng” nhưng là Cơ quan đại diện Bộ phải
hạch toán báo sổ nên cơ quan này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy
đủ”.
Câu 3: Trong bản án số 1117, vì sao Toà án xác định Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi
trường không có tư cách pháp nhân?

- Trong bản án số 1117, Toà án xác định Cơ quan đại diện của bộ Tài nguyên và Môi trường không
có tư cách pháp nhân vì: (có 2 lý do)
+ Căn cứ tại Điểm c Khoản 1 Điều 74 của Bộ Luật Dân Sự 2015: “Có tài sản độc lập với cá nhân,
pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
+ Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
+ Cơ quan đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn còn phụ thuộc theo sự phân bổ ngân sách
của Nhà nước và phân cấp của Bộ chứ chưa có tài sản độc lập nên vẫn chưa được xem là pháp nhân
(cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ
thuộc theo sự phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường chứ
không phải là một cơ quan hạch toán độc lập) dựa theo quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày
8/7/2009 của Bộ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án

- Theo em, em đồng ý với hướng giải quyết trên của tòa án. Bởi vì:
+ Về phía nguyên đơn (tức ông Nguyễn Ngọc Hùng) đã kiện không đúng đối tượng: ông phải
kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường thay vì cơ quan đại diện Bộ. Cơ quan đại diện Bộ là
+ Hội đồng xét xử sơ thẩm xác định bị đơn trong vụ án là cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi
trường là xác định không đúng quy định của luật về pháp nhân của bị đơn.
+ Tòa án sơ thẩm thụ lý khi thấy nguyên đơn kiện không đúng đối tượng thì phải hướng dẫn
nguyên đơn xác định lại. Tuy nhiên, tòa án đã không giải thích cho nguyên đơn mà vẫn xác định
bị đơn là cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường – đơn vị chi nhánh không có tư cách
pháp nhân. Là sai.
 Từ những nhận định trên, ta xét thấy cần phải hủy án sơ thẩm do TAND q1 xét xử với lí do
không xác định đúng người tham gia tố tụng với tư cách bị đơn. Về phía bị đơn (tức cơ quan
đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường) sau khi nhận thấy được những nội dung mà Tòa xét
xử chưa khách quan nên đã yêu cầu kháng cáo và sẽ được hoàn lại án phí sau khi giải quyết
sơ thẩm vụ án vì vụ án chưa kết thúc.

Câu 5: Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự ? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015)
Cá nhân Pháp nhân

Khái niệm - NLPLDS của cá nhân là khả - NLPLDS của pháp nhân là
năng của cá nhân có quyền khả năng của pháp nhân có
dân sự và nghĩa vụ dân sự các quyền, nghĩa vụ dân sự.
(Khoản 1, điều 16 BLDS NLPLDS của pháp nhân
2015). không bị hạn chế, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác
có liên quan quy định khác
(Khoản 1, điều 86 BLDS
2015).
Bắt đầu – Chấm dứt NLPLDS - Bắt đầu: khi người đó sinh ra - Phát sinh: từ thời điểm được
(còn sống) CQNN có thẩm quyền thành
- Chấm dứt: khi người đó chết lập hoặc cho phép thành lập;
(Khoản 3, Điều 16 BLDS nếu pháp nhân đăng kí hoạt
2015). động thì phát sinh từ thời
điểm ghi vào sổ đăng kí
(Khoản 2, Điều 86 BLDS
2015)
- Chấm dứt: từ thời điểm
chấm dứt pháp nhân (Khoản
3, điều 86 BLDS 2015)
Đặc điểm - Là khả năng cá nhân có các - Là khả năng hưởng quyền,
quyền và nghĩa vụ dân sự do gánh vác nghĩa vụ dân sự mà
Nhà nước quy định trong không phải số lượng các
những văn bản luật (Khoản quyền và các nghĩa vụ cụ thể
1, điều 16 BLDS 2015) – (Khoản 1, điều 86 BLDS
Tính pháp lí 2015)
- Tùy từng giai đoạn lịch sử - NLPLDS của pháp nhân:
khác nhau với điều kiện kinh + Bắt đầu: thời điểm pháp
tế - xã hội, nhận thức khác nhân được thành lập bởi
nhau thì pháp luật quy định quyết định hoặc sự cho phép
cho cá nhân có quyền, nghĩa của CQNN có thẩm quyền.
vụ khác nhau – Tính lịch sử Nếu được đăng ký hoạt động
- - Do Nhà nước quy định và thì NLPLDS của pháp nhân
không bị hạn chế (Điều 18 bắt đầu từ thời điểm được
BLDS 2015) – Tính ổn định ghi vào sổ đăng kí (Khoản 2,
- NLPLDS của cá nhân có từ điều 86 BLDS 2015)
khi sinh ra và chấm dứt khi + Chấm dứt: kể từ thời điểm
cá nhân đó chết (Khoản 3, pháp nhân chấm dứt (Khoản
Điều 16 BLDS 2015) – Tính 3, điều 86 BLDS 2015)
bảo đảm

Câu 6: Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc
pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Có, vì:
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện
xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập,
thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của
pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp
nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do
pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
(Điều 87 BLDS 2015)
Câu 7: Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam Hà có ràng buộc Công ty Bắc Sơn
không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Trong trường hợp trên, hợp đồng kí kết với công ty Nam Hà có ràng buộc với công ty Bắc Sơn
- vì
 công ty Bắc Sơn phải chịu trách nhiệm về dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
do người đại diện là công ty Nam Hà xác lập, chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
 Công ty Bắc Sơn có quyền thành lập Chi nhánh Công ty Bắc Sơn nhưng không có quyền quy
định Chi nhánh đó có tư cách pháp nhân hay không. Một tổ chức được xem là pháp nhân khi
và chỉ khi đáp ứng đủ những điều kiện được quy định trong điều 74 Bộ luật Dân sự 2015. Chi
nhánh Công ty Bắc Sơn có thể nhân danh Công ty Bắc Sơn xác lập, thực hiện giao dịch trong
phạm vi, thời hạn được ủy quyền. Các giao dịch do Chi nhánh Công ty Bắc Sơn xác lập đều
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của Công ty Bắc Sơn.

- Cơ sở pháp lý:
 Khoản 1 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 “ Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ
thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.”.
 Khoản 6 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 “Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh
từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.”

You might also like