You are on page 1of 9

Buổi thảo luận thứ tư: Bảo vệ quyền sở hữu

Bài tập 1: Đòi động sản từ người thứ ba

~ Tóm tắt Quyết định số 123/2006/DS-GĐT: Đây là một Quyết định liên quan
đến việc tranh chấp về quyền sở hữu tài sản. Trong trường hợp này, ông Tài yêu
cầu Toà án buộc anh Thơ phải trả lại trị giá 2 mẹ con con trâu cho gia đình ông.

Câu 1: Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?

Trâu là động sản vì theo Điều 174 BLDS 2005:

1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với
nhà, công trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Như vậy, ta có thể thấy rằng trâu không thuộc những tiêu chí để trở thành bất
động sản nên nó là động sản.

Câu 2: Trâu có là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu không? Vì sao?

Trâu không là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu vì theo Điều 167 BLDS 2005,
quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác.

Câu 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền
sở hữu của ông Tài?

Đoạn: “Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 07, 08), lời khai của
các nhân chứng là anh Phúc (BL 19), anh Chu (BL 20)… thuộc quyền sở hữu
hợp pháp của ông Triệu Tiến Tài.”.
Câu 4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn
cảnh có tranh chấp trên?

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Trong hoàn cảnh có tranh chấp trên,
người đang chiếm hữu trâu là ông Dòn.

Câu 5: Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp
luật không? Vì sao?

Việc chiếm hữu như trong hoàn cảnh của ông Dòn là có căn cứ pháp luật vì đó
là một giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật.

Câu 6: Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người
chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không
có căn cứ pháp luật. Cơ sở pháp lý: Điều 189 BLDS 2005.

Câu 7: Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình
không? Vì sao?

Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình vì ông Dòn
không thể biết được rằng, lúc ấy, con trâu đó là thuộc quyền sở hữu của ông
Tài.

Câu 8: Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về
đòi tài sản trong BLDS?

Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà trong đó mỗi bên sau khi thực hiện cho
bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Lợi ích
tương ứng ở đây không đồng nghĩa với lợi ích ngang hàng vì các bên dành cho
nhau không phải lúc nào cũng cùng một tính chất hay chủng loại.

Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà trong đó, một bên nhận được lợi ích
do bên kia chuyển giao nhưng không phải chuyển giao lại bất kỳ lợi ích nào.

Câu 9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không
có đền bù? Vì sao?

Ong Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù. Bởi vì, trong giao
dịch đó, ông Thi đổi cho ông Dòn lấy con trâu lấy sổi.
Câu 10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu
ngoài ý chí của ông Tài không?

Trâu có tranh chấp bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài vì ông hoàn toàn
không có ý định chuyển quyền sở hữu con trâu ấy cho bất kì ai.

Câu 11: Theo Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao, ông Tài có được đòi
trâu từ ông Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Theo Toà án, ông Tài hoàn toàn có quyền được đòi trâu từ ông Dòn. Đoạn:
“Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tiến Tài (BL 06, 07, 08), lời khai của các
nhân chứng là anh Phúc (BL 19), anh Chu (BL 20)… Ông Thơ là người chiếm
hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật.”.

Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà dân sự Toà
án nhân dân tối cao.

Dựa vào các tài liệu chứng cứ Tòa án đã xác định cả hai con trâu là tài sản của
ông Tài, ông Thơ là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật và buộc ông
Thơ phải trả lại cho ông Tài là đúng quy định pháp luật.

Câu 13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện
hành có quy định nào bảo vệ ông Tài không?

Ta có thể áp dụng Điều 167 BLDS 2015:

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ
người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có
được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có
quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ
sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường
hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Câu 14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Toà án đã theo
hướng ông Tài được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của
Quyết định cho câu trả lời?

Toà án đã theo hướng ông Tài được quyền yêu cầu ông Thơ trả giá trị con trâu.
Đoạn: “Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án cấp sơ thẩm đã điều tra… hoàn
lại giá trị con trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật.”.
Câu 15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà dân sự Toà
án nhân dân tối cao.

Theo tôi, đây là hướng giải quyết hoàn toàn hợp lý cũng như phù hợp với quy
định của pháp luật.

Bài tập 2: Đòi bất động sản từ người thứ ba

~ Tóm tắt Quyết định 07/2018/DS-GĐT: Đây là một Quyết định liên quan đến
tranh chấp quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất giữa bà X và bà N ảnh hưởng
đến người thứ ba.

Câu 1: Đoạn nào của Quyết định giám đốc thẩm cho thấy quyền sử dụng
đất có tranh chấp thuộc bà X và đã được bà N chuyển giao cho người thứ
ba ngay tình?

Đoạn: “Theo tài liệu có trong hồ sơ, đủ cơ sở xác định… thuộc quyền sử dụng
của bà X.” và đoạn: “Trên cơ sở Bản án dân sự phúc thẩm số 123/2009/DS-
PT… là các giao dịch của người thứ ba ngay tình được pháp luật bảo vệ.”.

Câu 2: Theo quy định (trong BLDS năm 2005 và BLDS 2015), chủ sở hữu
bất động sản được bảo vệ như thế nào khi tài sản của họ được chuyển giao
cho người thứ ba ngay tình?

Theo Điều 258 BLDS 2005:

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản,
trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông
qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Theo Điều 168 BLDS 2015:

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản
từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133
của Bộ luật này.

Câu 3: Để bảo vệ bà X, theo Toà án nhân dân tối cao, Toà án phải xác định
trách nhiệm của bà N như thế nào đối với bà X?
Bà N phải trả toàn bộ giá trị quyền sử dụng diện tích 914m2 đất và
1.254.400.000 đồng cho bà X.

Câu 4: Hướng của Toà án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên đã được quy
định trong BLDS chưa?

Hướng của Toà án đã được quy định trong BLDS nhằm bảo vệ quyền lợi của
người thứ ba ngay tình, cụ thể là khoản 2 Điều 133 BLDS 2015:

Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự
khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà
xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Câu 5: Theo anh/chị, hướng giải quyết của Toà án nhân dân tối cao (trong
câu hỏi trên) có thuyết phục không? Vì sao?

Theo tôi, hướng giải quyết trên là hoàn toàn thuyết phục vì đã bảo vệ được
quyền lợi của cả chủ sở hữu và người thứ ba ngay tình.

Bài tập 3: Lấn chiếm tài sản liền kề

~ Tóm tắt Quyết định số 617/2011/DS-GĐT: Đây là một Quyết định liên quan
đến tranh ranh đất giữa ông Trụ, bà Nguyên với ông Hoà về việc ông Hoà đã
xây lấn qua bất động sản liền kề của mình.

~ Tóm tắt Quyết định số 23/2006/DS-GĐT: Đây là một Quyết định liên quan
đến tranh chấp ranh đất giữa ông Trê và ông Hậu.

Câu 1: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Tận đã lấn sang đất
thuộc quyền sử dụng của ông Trường, bà Thoa và phần lấn cụ thể là bao
nhiêu?

Đoạn: “Trong khi đó, gia đình ông Trê đã quản lý, sử dụng… nhưng Toà án các
cấp cũng chưa xem xét giải quyết, gây khó khăn cho việc thi hành án.”.

Câu 2: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy gia đình ông Hoà đã lấn
sang đất (không gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của gia đình
ông Trụ, bà Nguyên?

Đoạn: “Khi sửa chữa lại nhà gia đình ông Hoà… không đảm bảo được quyền
lợi của gia đình ông Trụ.”.
Câu 3: BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và
không gian thuộc quyền sử dụng của người khác không?

Theo Điều 265 BLDS 2005:

1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của
các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn
tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp.

2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều
thẳng đứng từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng
đến việc sử dụng đất liền kề của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên
đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ
cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ
trường hợp có thoả thuận khác.

3. Trong trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng thì người sử
dụng đất có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung; không được lấn, chiếm,
thay đổi mốc giới ngăn cách.

Câu 4: Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lý như thế nào? Nêu
ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết.

Ở Mỹ, khi có xảy ra lấn chiếm thì người thực hiện hành vi đó phải tháo dỡ
những phần lấn chiếm và trong vài trường hợp sẽ phải bồi thường thiệt hại.

Câu 5: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Toà dân sự Toà án nhân
dân tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hoà tháo dỡ tài sản thuộc phần
lấn sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên?

Đoạn: “Khi sửa chữa lại nhà gia đình ông Hoà… không đảm bảo được quyền
lợi của gia đình ông Trụ.”.

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà dân sự Toà án
nhân dân tối cao.
Theo tôi, Toà án đã có hướng giải quyết hợp lý để bảo vệ quyền lợi của ông Trụ
và bà Nguyên.

Câu 7: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Toà án không buộc ông
Tận tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2)?

Đoạn: “Toà án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả 132,8 m2… là hợp tình, hợp
lý.”.

Câu 8: Ông Trường, bà Thoa có biết và phản đối ông Tận xây dựng nhà
trên không?

Ông Trê và bà Thi có biết và không phản đối ông Hậu xây dựng nhà.

Câu 9: Nếu ông Trường, bà Thoa biết và phản đối ông Tận xây dựng nhà
trên thì ông Tận có phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trường, bà
Thoa không? Vì sao?

Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối thì ông Hậu phải tháo dỡ nhà để trả lại đất
vì ông Hậu đã lấn chiếm trái phép phần đất của ông Trê, bà Thi.

Câu 10: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án liên
quan đến phần đất ông Tận lấn chiếm và xây dựng trên.

Theo tôi, hướng giải quyết này chưa thực sự hợp lý vì đáng lẽ ông Hậu phải
tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê và bà Thi mới đúng.

Câu 11: Theo Toà án, phần đất ông Tận xây dựng không phải hoàn trả cho
ông Trường, bà Thoa được xử lý như thế nào? Đoạn nào của Quyết định số
23 cho câu trả lời?

Theo Toà án, ông Hậu phải thanh toán giá trị quyền sử dụng phần đất ấy cho
ông Trê, bà Thi. Đoạn: “Toà án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả 132,8 m2… là
hợp tình, hợp lý.”.

Câu 12: Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải
quyết như Quyết định số 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng
nhà không? Nêu rõ Quyết định mà anh/chị biết.

Quyết định số 02/2006/DS-GĐT ngày 21/2/2006.


Tóm tắt vụ việc: Căn nhà bà Khanh có chiều rộng mặt tiền là 7,4m và căn cứ
vào giấy phép xây dựng số 51/GP của sở xây dựng tỉnh ĐL nhưng theo biên bản
đo đạc của TAND tỉnh ĐL thì thực tế bà Khanh đã xây dựng chiều rộng mặt
tiền là 7,63m, vượt quá diện tích được sử dụng là 23cm. Thực tế bà Khanh đã
xây dựng kiền móng lấn 20cm móng nhà ông Tùng. Bà Khanh khi xây dựng đã
thỏa thuận miêng với ông Tùng để bà Khanh xây sát nhà ông Tùng nhưng ông
Tùng không thừa nhận và cũng không có chứng cứ chứng minh.

Tòa án cấp phúc thẩm không buộc bà Khanh phải tháo dỡ phần lấn chiếm mà
chỉ buộc bồi thường bằng tiền là hợp tình, hợp lý. Toà án cấp phúc thẩm căn cứ
vào khung giá đất tại quyết định số 2920/QĐ-UB với giá 1.720.000 đồng/m2
trong khi không có căn cứ chứng minh giá này phù hợp với giá thị trường chưa
đảm bảo đúng quyền lợi của ông Tùng nên cần phúc thẩm lại phần này.

Câu 13: Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm
phán trong Quyết định số 23 được bình luận ở đây?

Theo tôi, hướng giải quyết này chưa thực sự hợp lý vì đáng lẽ ông Hậu phải
tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê và bà Thi mới đúng.

Câu 14: Đối với phần chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà phụ có diện
tích 18,57 m2 trên đất lấn chiếm, Toà án sơ thẩm và Toà án phúc thẩm có
buộc tháo dỡ không?

Toà án sơ thẩm và Toà án phúc thẩm chưa xem xét đến không gian 10,71 m2
nhưng đã có quyết định buộc ông Hậu phải trả căn nhà phụ cho ông Trê, bà Thi.

Câu 15: Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71 m2 và
căn nhà phụ trên như thế nào?

Theo tôi, nên buộc ông Hậu tháo dỡ phần lấn chiến không gian và căn nhà phụ
trên để đảm bảo quyền lợi của ông Trê, bà Thi.

Câu 16: Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và
không gian ở Việt Nam hiện nay.

Hiện tượng lấn chiếm ở Việt Nam vẫn còn nhiều do pháp luật chưa hiệu quả
cũng như hiểu biết của người dân chưa cao.

Câu 17: Hướng giải quyết trên của Toà án trong Quyết định số 23 có còn
phù hợp với BLDS 2015 không? Vì sao?
Theo tôi, hướng giải quyết trên còn phù hợp vì trong trường hợp này BLDS
2015 không có sự khác biệt về bản chất so với BLDS 2005.

You might also like