You are on page 1of 32

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

*******

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ:


BẢO VÊ QUYỀN SỞ HỮU
NHÓM 3 – LỚP TMQT43

Họ & tên MSSV Lớp


Vũ Thu Hà 1853801090019 TMQT43.1
Lưu Ngọc Ngân 1853801090043 TMQT43.1
Tạ Minh Cường 1853801090008 TMQT43.1
Cổ Tấn Thảo Nguyên 1853801090051 TMQT43.2
Nguyễn Thị Thùy Trang 1853801090083 TMQT43.2
Nguyễn Ngọc Phương Linh 1853801090033 TMQT43.1
Đoàn Thị Tố Uyên 1853801090087 TMQT43.2
Nguyễn Đăng Khánh Phương 1853801090063 TMQT43.2
Võ Thanh Tùng 1853801090086 TMQT43.2
BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ:
BẢO VÊ QUYỀN SỞ HỮU
NHÓM 3 – LỚP TMQT43

Họ & tên MSSV Lớp


Vũ Thu Hà 1853801090019 TMQT43.1
Lưu Ngọc Ngân 1853801090043 TMQT43.1
Tạ Minh Cường 1853801090008 TMQT43.1
Cổ Tấn Thảo Nguyên 1853801090051 TMQT43.2
Nguyễn Thị Thùy Trang 1853801090083 TMQT43.2
Nguyễn Ngọc Phương Linh 1853801090033 TMQT43.1
Đoàn Thị Tố Uyên 1853801090087 TMQT43.2
Nguyễn Đăng Khánh Phương 1853801090063 TMQT43.2
Võ Thanh Tùng 1853801090086 TMQT43.2

2
Bài tập 1: Đòi động sản từ người thứ ba

Câu 1: Trâu là động sản hay bất động sản? Vì sao?

Trả lời

Trâu là động sản.

Vì theo Điều 174 BLDS 2005:

“1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công
trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d) Các tài sản khác do pháp luật quy định.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”

Câu 2: Trâu có là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu không? Vì sao?

Trả lời

Trâu không là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu.

Vì theo Điều 167 BLDS 2015:

“Quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác.”

Câu 3: Đoạn nào của Quyết định cho thấy trâu có tranh chấp thuộc quyền sở hữu của
ông Tài?

Trả lời

Đoạn:

3
“Căn cứ vào lời khai của ông Triệu Tấn Tài (BL 06, 07, 08), lời khai của các nhân chứng là
anh Phúc (BL19), anh Chu (BL 20) anh Bảo (BL 22) và kết quả giám định con trâu đang
tranh chấp (biên bản giám định ngày 17-8-2004, biên bản xác minh của cơ quan chuyên môn
về vật nuôi ngày 17-8-2004, biên bản diễn giải biên bản kết quả giám định trâu ngày 20-8-
2004), (BL 40, 41, 41a, 42) thì có đủ cơ sở xác định con trâu cái màu đen 4 năm 9 tháng tuổi
có sấn mũi lần đầu và con nghé đực khoảng 3 tháng tuổi là thuộc quyền sở hữu hợp pháp của
ông Triệu Tấn Tài”.

Câu 4: Thế nào là chiếm hữu tài sản và ai đang chiếm hữu trâu trong hoàn cảnh có
tranh chấp trên?

Trả lời

Theo điều 182, BLDS 2005: Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản.

Trong hoàn cảnh có tranh chấp trên, ông Chiên (Dòn) là người chiếm hữu con trâu.

Câu 5 : Việc chiếm hữu trong hoàn cảnh của ông Dòn có căn cứ pháp luật không ? Vì
sao ?

Trả lời

- Việc chiếm hữu trong hoàn cảnh của ông Dòn không có căn cứ pháp luật.

- Vì : theo Điều 183 BLDS 2015 về Chiếm hữu có căn cứ pháp luật thì :

‘’ Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;

3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy
định của pháp luật;

4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài
sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp
luật quy định;

5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các
điều kiện do pháp luật quy định;
4
6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.’’

Song, hoàn cảnh của ông Dòn không nằm trong một những trường hợp được điều luật trên
quy định. Vậy việc chiếm hữu trong hoàn cảnh của ông Dòn là không có căn cứ pháp luật.

Câu 6 : Thế nào là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.

Trả lời

- Căn cứ pháp lý : Điều 183, Điều 189 BLDS 2005.

- Theo Điều 189 BLDS 2015 về Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì :

‘’ Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại Điều 183 của Bộ luật này là chiếm
hữu không có căn cứ pháp luật.

Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà
không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.’’

Câu 7 : Người như hoàn cảnh của ông Dòn có là người chiếm hữu ngay tình không? Vì
sao?

Trả lời

- Trong hoàn cảnh của ông Dòn thì ông Dòn là người chiếm hữu ngay tình.

- Vì :

+ Thứ nhất, ông Dòn không nhận trực tiếp con trâu từ ông Thơ mà nhận lại từ ông Thi,
người đã trực tiếp mua Trâu từ ông Thơ.

+ Thứ hai , trước khi thực hiện các giám định pháp y, không có bất cứ một giấy tờ pháp lý
giao nào chứng minh con trâu không phải là của ông Thơ.

Với hai luận điểm trên, ông Dòn rõ ràng là người chiếm hữu mà không biết và không thể
biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.

Câu 8 : Thế nào là hợp đồng có đền bù và không có đền bù theo quy định về đòi tài sản
trong BLDS ?
5
Trả lời

Theo Điều 267 BLDS 2005 về Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ
người chiếm hữu ngay tình, quy định :

‘’ Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm
hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua
hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp
hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản
đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.’’

Thì

- Hợp đồng có đền bù : là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực
hiện cho bên kia một lợi ích thì sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Tuy
nhiên, không nhất thiết bên này cho đi một lợi ích vật chất thì cũng nhận lại được một
lợi ích vật chất thì mới được cho là ‘’ lợi ích tương ứng’’. Do sự đa dạng về nhu cầu,
các bên có thể thỏa thuận để giao kết những Hợp đồng mà trong đó một bên hưởng
lợi ích vật chất nhưng bên kia lại hưởng một lợi ích thuộc về nhu cầu tinh thần tùy
thuộc về nhu cầu của hai bên chủ thể trong hợp đồng.

Ví dụ : hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng gia
công…

- Hợp đồng không có đền bù : là những Hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từ
bên kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào. Bên cạnh việc sử dụng
Hợp đồng làm phương tiện để trao đổi những lợi ích, các chủ thể còn dùng nó làm
phương tiện để giúp đỡ nhau. Vì vậy, Hợp đồng không có đền bù thường được giao
kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần tương thân, tương ái giữa các chủ thể.

Ví dụ : hợp đồng vay tài sản, hợp đồng giữ tài sản…

Câu 9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền bù?
Vì sao?

Trả lời

6
Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đển bù vì trong giao dịch giữa ông Dòn và
ông Thơ thì ông Thợ nhận được 1 con trâu cái sổi và ông Dòn nhận được 3800000đ (dựa
trên sự trao đổi ngang giá).

Câu 10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí của
ông Tài không?

Trả lời

Trâu có tranh chấp bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài, dựa theo bản án từ “… buộc ông
Thơ la người chiếm hữu tà sản không có căn cứ pháp luật...”

Câu 11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ông Tài được đòi trâu từ
ông Dòn không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Trả lời

Theo Tòa dân sự TANDTC, ông Tài có quyền đòi lại trâu từ ông Dòn

Đoạn ở phần xét thấy “… nhưng lại cho rằng con trâu cái đang do ông Nguyễn Văn Dòn
quản lý nên ông Tài phải khỏi kiện đòi ông dòn…” cho được câu trả lời.

Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự TANDTC.

Trả lời

Theo tôi hướng giải quyết trên là thỏa đáng, hợp tình, hợp lý và phù hợp với những quy định
về việc chiếm hữu tài sản, bảo về quyện và quyền khác đối với tài sản của BLDS cũng như
đã điều tra, xác minh thu thập đầy đủ chứng cứ liên quan đến giải quyết tranh chấp giữa các
bên có liên quan.

Câu 13: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì pháp luật hiện hành có quy
định nào bảo vệ ông Tài không?

Trả lời

- Theo điều 167 BLDS 2015:

“Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu
ngay tình

7
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu
ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp
đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này
là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp,
bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.”

- Xét thấy:

+ Ông Tài là chủ sở hữu trâu

+ Trâu là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu

+ Ông Dòn là bên ngay tình

+ Giao dịch giữa ông Dòn và ông Thơ là giao dịch có đền bù và trâu bị chiếm hữu ngoài ý
chí của ông Tài.

Vì vậy ông Tài sẽ được pháp luật hiện hành bảo vệ căn cứ trên điều 167 như trên.

Câu 14: Khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài
được quyền yêu cầu ai trả giá trị con trâu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Trả lời

- Theo khoản 1 điều 599 BLDS 2005:

“Điều 599. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì
phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ
sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.”

- Vì vậy khi ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn thì Tòa án đã theo hướng ông Tài được
quyền yêu cầu ông Thơ trả giá trị con trâu.

- Câu trả lời nằm trong đoạn sau của Quyết định:

“Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm đã điều tra, xác minh, thu thập đầy đủ
các chứng cứ và xác định con trâu tranh chấp giữa ông Tài và ông Thơ và đã quyết định

8
buộc ông Thơ là người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật và phải hoàn lại giá trị
con trâu và con nghé cho ông Tài là có căn cứ pháp luật.”

Câu 15: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.

Trả lời

- Theo em hướng giải quyết trên của Tòa án còn thiếu sót. Vì trong lời khai của ông Thơ có
đoạn “tháng 6-2002 ông mua một con trâu cái khoảng 3,5 tuổi đã xiên mũi của ông Phùng
Văn Tài”, tuy nhiên trong Quyết định của Tòa án lại không đề cập đến vấn đề này. Đây là
vấn đề quan trọng cần được làm rõ, vì nếu ông Phùng Văn Tài chiếm hữu trâu bất hợp pháp
và lừa dối ông Thơ về quyền sở hữu của mình khi bán trâu, thì lúc này ông Thơ lại là người
chiếm hữu ngay tình và không phải bồi thường thiệt hại cho ông Triệu Tiến Tài.

Bài tập 2: Đòi bất động sản từ người thứ ba

Câu 16: Đoạn nào của Quyết định cho thấy quyền sử dụng đất tranh chấp thuộc sử dụng
hợp pháp của các con cụ Ba và đang được ông Vĩnh chiếm hữu?

Trả lời

- Dựa trên các đoạn:

“Năm 1995, bà Thu đã bán nhà đất này cho ông Vĩnh, hợp đồng mua bán có công chứng.”

“Năm 2002, vợ chồng ông La Văn Vĩnh và bà Huỳnh Thị Như Ngọc được cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, diện tích nhà 17,1m2, diện tích đất là
19,5m2.”

“Nay vợ chồng cụ Ba đã chết thì các con của cụ Ba được thừa kế tài sản này. Nhà của cụ Ba,
ông Vĩnh đã phá đi không còn, khi ông Vĩnh phá nhà, các con cụ Ba không chứng minh
được đã có khiếu nại, nên chỉ còn đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng hợp pháp của các con
cụ Ba.”

Câu 17: Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án xác định ông Vĩnh chiếm hữu ngay
tình quyền sử dụng đất tranh chấp?

Trả lời

9
- Dựa vào đoạn:

“Khi ông Vĩnh mua nhà đất của vợ chồng bà Thu thì nhà đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu, nên ông Vĩnh mua nhà đất này lầ hợp pháp. Nay ông Vĩnh cũng đã được cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, nên xác định ông Vĩnh là người
mua bán tài sản tranh chấp ngay tình.”

Câu 18: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ông Vĩnh là người ngay tình

Trả lời

Theo tôi, Tòa án xác định ông Vĩnh là người ngay tình là hợp lý vì theo điều 189 BLDS
2005: “….Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người
chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ
pháp luật”. Dựa vào lời khai của ông Vĩnh, căn nhà tranh chấp trước giải phóng ông không
rõ là của ai, sau đó nhân dân khu vực 6 đã bán lại cho bà Lê Thị Thu. Khi ông Vĩnh mua nhà
đất của vợ chồng bà Thu thì nhà đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, nên ông Vĩnh
mua nhà đất này là hợp pháp. Vì bà Thu đã có giấy chứng nhận quyền sở dụng đất nên ông
Vĩnh có căn cứ để tin rằng, đất và chủ thể mình tham gia giao dịch hoàn toàn có đủ điều kiện
để tham gia giao dịch dân sự. Điều này chứng tỏ ông Vĩnh không biết việc mình chiếm hữu
tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Và nay ông Vĩnh cũng đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở nên Tòa án xác định ông Vĩnh là người mua bán
tài sản tranh chấp ngay tình là hoàn toàn thỏa đáng.

Câu 19: Trên cơ sở các quy định hiện hành, ông Vĩnh có phải hoàn trả quyền sử dụng
đất tranh chấp cho các con cụ Ba không ? Vì sao ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Trả lời

Theo điều 168 BLDS 2015: “Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng kí quyền sở hữu
hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều
133 của Bộ luật này”. Do không có căn cứ xác định vợ cụ Ba hoặc bà Nhân có đã bán nhà
đất có tranh chấp cho khu vực 6, nay vợ chồng cụ Ba đã chết nên các con của cụ Ba được
thừa kế tài sản này. Nhà của cụ Ba không còn, khi ông Vĩnh phá nhà các con của cụ Ba
không chứng minh được đã có khiếu nại nên các con của cụ Ba chỉ là chủ sở hữu hợp pháp
của đất tranh chấp.

10
Theo lời khai của Ủy ban nhân dân phường Lê Hồng Phong thì trong giấy tờ khu vực 6 bán
cho vợ chồng bà Thu có giấy bán nhà của bà Nhân bán cho khu vực 6. Dựa trên căn cứ đó,
UBND cho phép khu vực 6 bán nhà cho bà Thu nên bà Thu có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, tức nhà đất đó đã được đăng kí chứng nhận quyền sở hữu bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Và ông Vĩnh cũng căn cứ vào điều đó để xác lập, thực hiện giao dịch với bà
Thu, ông Vĩnh sau đó cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất. Điều này
cũng cho thấy được ông Vĩnh là người thứ ba ngay tình. Vậy theo khoản 2 điều 133 BLDS
2015 giao dịch mua bán nhà của ông Vĩnh không bị vô hiệu. Từ đó suy ra được rằng, các
con của cụ Ba có không quyền đòi lại tài sản từ ông Vĩnh theo khoản 3 điều 133 BLDS 2015
và ông Vĩnh không phải hoàn trả quyền sử dụng đất

Câu 20: Tòa án tối cao đã có hướng giải quyết bảo vệ các con của cụ Ba như thế nào và
hướng giải quyết này đã được quy định trong văn bản chưa? Vì sao?

Trả lời

Hướng giải quyết của Tòa án thứ nhất là khẳng định Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm bác
yêu cầu của nguyên đơn là không đúng, thứ hai là yêu cầu xác minh lại rõ, ông Đạo hay ông
Sơn là người bán nhà, số tiền bán nhà dùng vào việc gì, nếu dùng cho việc xây dựng nhà
mẫu giáo thì nhà mẫu giáo đó do ai quản lý để từ đó xác định ai là người có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do việc bán nhà trái pháp luật cho nguyên đơn, đồng thời cũng cần làm việc
với UBND thành phố Quy Nhơn, nếu có thể xem xét hỗ trợ cấp đất mới tương ứng giá trị đất
tranh chấp cho nguyên đơn để tập thể không phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn để
giải quyết vụ án ho hợp lý, cuối cùng quyết định và hủy bỏ hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm,
giao vụ án cho TAND tỉnh Bình Định xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

Hướng giải quyết thứ nhất của Tòa án đã được Tòa phân tích, chứng minh hai bản phúc
thẩm và sơ thẩm là không đúng, Tòa đã quyết định hủy bỏ hai bản án này. Điều này đã được
quy định rõ trong văn bản. Còn hướng giải quyết thứ hai thì chưa được quy định cụ thể trong
văn bản bởi Tòa chưa xác định được rõ ai là người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho
nguyên đơn và để giải quyết vụ án cho hợp lý thì Tòa chỉ nêu cần làm việc với bên UBND
tp. Quy Nhơn hỗ trợ cấp đất mới tương ứng giá trị đất tranh chấp cho bên nguyên đơn

Câu 21: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết bảo vệ các con của cụ Ba nêu trên.

Trả lời

11
Theo tôi, hướng giải quyết nêu trên của Tòa án là hoàn toàn hợp lý bởi quyền lợi ích hợp
pháp của các con cụ Ba được bảo vệ một cách tốt nhất, vừa thể hiện được sự công minh của
Tòa án. Điều đó thể hiện ở chỗ :

Thứ nhất, Tòa đã chứng minh được các con cụ Ba có đầy đủ các điều kiện để kiện đòi tài sản
bởi các con cụ Ba là chủ sở hữu hợp pháp của đất tranh chấp. Vậy nên, việc Tòa án sơ thẩm
và phúc thẩm bác đơn kiện của nguyên đơn là không đúng và Tòa giám đốc thẩm đã khẳng
định lại và hủy bỏ hai bản án này

Thứ hai, theo điều 260 BLDS 2005: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu
cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt
hại”, căn cứ vào điều khoản này, tòa đưa ra hướng giải quyết ai là người có lỗi dẫn đến việc
giao dịch với người thứ ba ngay tình mà chủ sở hữu không thể đòi lại tài sản và số tiền người
đó sử dụng từ việc bán nhà có hợp pháp hay không. Bởi ông Vĩnh là người chiếm hữu ngay
tình (Tòa cũng đã chứng minh và nêu cụ thể trong văn bản), mà ngay tại thời điểm đó Tòa
cũng chưa xác định được cụ thể ai là người có nghĩa vụ phải bồi thường nên việc Tòa yêu
cầu phải xem xét lại là hoàn toàn phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích của các con cụ Ba và
ông Vĩnh

Thứ ba, Tòa cũng nêu cần làm việc với UBND thành phố Quy Nhơn, nếu có thể xem xét hỗ
trợ cấp đất mới tương ứng giá trị đất tranh chấp cho nguyên đơn để tập thể không phải bồi
thường thiệt hại cho nguyên đơn để giải quyết vụ án cho hợp lý. Việc tòa đưa ra hướng giải
quyết như vậy là ổn thỏa, hợp lý bởi hướng giải quyết như trên là hướng bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp một cách tốt nhất cho cả hai bên chủ thể trong quan hệ dân sự, tập thể đỡ phần
bồi thường thiệt hại và quyền lợi của các con cụ Ba cũng được đảm bảo, họ cũng được cấp
phần đất mới nếu việc xem xét này được thông qua.

Bài tập 3: Lấn chiếm tài sản liền kề

Câu 22: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền
sử dụng của ông Trê, bà Thi và phần lấn cụ thể là bao nhiêu?

Trả lời

Đoạn của Quyết định số 23 cho thấy ông Hậu đã lấn sang đất thuộc quyền sử dụng
của ông Trê, bà Thi là đoạn đầu tiên ở phần xét thấy:

12
“Ông Hậu cho rằng diện tích đất trên do ông nhận chuyển nhượng lại từ anh Trần Thanh
Kiệt, tuy nhiên…không nêu vị trí cũng như tứ cận, mốc giới cụ thể, cũng không có xác nhận
của các chủ đất liền kề. Trong khi đó, gia đình ông Trê đã, quản lí, sử đất tranh chấp từ
trước…, ông Trê đã được UBND huyện CN cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…có
căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất của ông Trê.”

Qua đoạn 2, 3, 4 ở phần xét thấy, ta thấy tổng số đất mà ông Hậu đã lấn của ông Trê là
khoảng 185 m2. Cụ thể: 52,2 m2 là nhà của ông Hậu;10,71 m2 là hai máng xối đúc bê tông;
18,57 m2 là nhà phụ của ông Hậu; số đất còn lại là đất trống.

Câu 23: Đoạn nào của quyết định 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không
gian, mặt đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của ông Trụ, bà Nguyên?

Trả lời

Đoạn của quyết định 617 cho thấy gia đình ông Hòa đã lấn sang đất (không gian, mặt
đất, lòng đất) thuộc quyền sử dụng của ông Trụ, bà Nguyên là câu đầu tiên, đoạn thứ 3, phần
xét thấy: “Khi sửa chữa lại nhà, gia đình ông Hòa có làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông
và chôn dưới đất một cống thoát nước nằm ngoài phía tường nhà.”

“Ngoài phía tường nhà” ở đây có nghĩa đó là phần đất thuộc quyền sử dụng của ông
Trụ, bà Nguyên.

Câu 24: BLDS có quy định nào điều chỉnh việc lấn chiếm đất, lòng đất và không gian
thuộc quyền sử dụng của người khác không?

Trả lời

Điều 174 BLDS 2015: “Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác
đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt
quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến
quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản
liền kề và xung quanh.”

Điều 175 BLDS 2015:

“1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận hoặc theo quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

13
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm
trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh,
mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

2. Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh
giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc
sử dụng đất của người khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc
quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá
ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Câu 25: Ở nước ngoài, việc lấn chiếm như trên được xử lí như thế nào?

Trả lời

Tại nước Pháp với Bộ luật dân sự Napoleon có quy định:

Điều 673: “chủ sở hữu bất động sản có quyền buộc bên hàng xóm phải cắt bỏ các
cành cây mọc vươn sang được hưởng, nếu rễ cây hoặc cành nhỏ mọc vươn sang đất người
khác thì người đó có quyền cắt các rễ cây hoặc cành nhỏ đó đến giới hạn đường phân chia
của hai bên.”

Điều 675: “Chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trỗ cửa sổ hoặc lỗ cửa vào
bức tường chung dù bằng bất cứ cách nào, kể cả có lắp kính mờ, trừ trường hợp được chủ sở
hữu bất động sản liền kề bên kia đồng ý.”

Điều 681: “Chủ sở hữu bất động sản phải lắp đặt mái nhà sao cho nước mưa chảy vào
đất nhà mình hoặc đường công cộng, không được để nước mua chảy vào đất của bên hàng
xóm.”

Như vậy, ta có thể thấy chủ sở hữu bất động sản nếu có hành vi lấn chiếm dù vô tình
hay cố ý sang bất động sản bên cạnh thì đều phải tháo dỡ, cắt bỏ nếu chủ sở hữu bất động
sản bên kia yêu cầu.

14
Câu 26: Đoạn nào của Quyết định số 617 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng
buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không gian, mặt đất và lòng
đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên?

Trả lời

Đoạn “Khi sửa chữa lại nhà gia đình ông Hòa có làm 4 ô văng cửa sổ, một máng bê tông và
chôn dưới đất một ống thoát nước nằm ngoài phía tường nhà. Quá trình giải quyết vụ án,
Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xác định gia đình ông Hòa làm 4 ô văng cửa
sổ, một máng bê tông chờm qua phần đất thuộc quyền sử dụng của gia đình ông Trụ, bà
Nguyên nên quyết định buộc gia đình ông Hòa phải tháo dỡ là có căn cứ.

Tuy nhiên, dưới lòng đất sát tường nhà ông Hòa còn ống nước do gia đình ông Hòa chôn,
nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không buộc gia đình ông Hòa phải tháo
dỡ là không đúng, không đảm bảo được quyền lợi của gia đình ông Trụ” của Quyết định số
617 đã cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản
thuộc phần lấn sang không gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên.

Câu 27: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.

Trả lời

Theo em, hướng giải quyết trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý. Căn cứ
các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì thửa đất số 53 của gia đình ông Trụ, bà Nguyên liền kề
với thửa đất số 76 của gia đình ông Hòa. Trong quá trình sửa chữa lại nhà, ông Hòa có làm 4
ô văng cửa sổ, một máng bê tông và chôn dưới đất một ống thoát nước nằm phía ngoài
tường nhà, lấn sang phần đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên. Vậy, hướng giải quyết của
Tòa án nhân dân tối cao buộc gia đình ông Hòa tháo dỡ tài sản thuộc phần lấn sang không
gian, mặt đất và lòng đất của gia đình ông Trụ, bà Nguyên phù hợp với quy định tại khoản 2
Điều 265 Bộ luật dân sự 2005:

“Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ
ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người
khác.

15
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc
quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá
ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Câu 28: Đoạn nào của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông Hậu tháo dỡ
nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2)?

Trả lời

Đoạn “Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông Hậu trả 132,8 m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất
trống cho ông Trê và bà Thi, còn phần đất ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà
(52,2 m2) thì giao ông Hậu sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông
Trê và bà Thi là hợp tình, hợp lý” của Quyết định số 23 cho thấy Tòa án không buộc ông
Tận tháo dỡ nhà đã được xây dựng trên đất lấn chiếm (52,2 m2).

Câu 29: Ông Trê, bà Thi có biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên không?

Trả lời

Theo như ông Hậu trình bày thì ông Trê, bà Thi có biết về việc ông Hậu xây dựng nhà
nhưng không phản đối, thể hiện ở đoạn: “Vào ngày 29-3-1994, ông nhận chuyển nhượng
một phần diện tích đất của anh Trần Thanh Kiệt. Khi sang nhượng hai bên chỉ lập giấy tay,
không ký giáp ranh và lúc đó chủ đất (anh Kiệt) chỉ ranh giới cho ông. Sau khi sang nhượng
xong ông đã làm nhà cơ bản trên diện tích đất đang tranh chấp, lúc ông xây nhà gia đình ông
Trê không có ý kiến gì” trong Quyết định số 23.

Câu 30: Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên thì ông Hậu có
phải tháo dỡ nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi không? Vì sao?

Trả lời

Nếu ông Trê, bà Thi biết và phản đối ông Hậu xây dựng nhà trên thì ông Hậu phải tháo dỡ
nhà để trả lại đất cho ông Trê, bà Thi. Xét theo điều 259 BLDS năm 2005 và khoản 2, điều
265, BLDS 2005 thì:

Điều 259. Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với
việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp

16
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp
pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu
không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.

Điều 265. Nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản

2. Người có quyền sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng
từ ranh giới trong khuôn viên đất phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất liền kề của người
khác.

Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc
quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá
ranh giới thì phải xén rễ, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Ông Trê, bà Thi là chủ sở hữu hợp pháp của mảnh đất (có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất với sơ đồ vị trí đất rõ ràng). Vậy ông Trê, bà Thi có quyền yêu cầu ông Hậu tháo dỡ nhà
để trả lại phần đất thuộc quyền sở hữu của mình.

Ông Hậu xây nhà trên phần đất thuộc quyền sở hữu của ông Trê, bà Thi là trái pháp luật (ở
đây không xét đến trường hợp ông Hậu là người ngay tình khi nhận chuyển nhượng đất từ
anh Kiệt do không có đủ thông tin để xác định).

Câu 31: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến phần
đất ông Hậu lấn chiếm và xây nhà trên?

Trả lời

Tôi đồng ý với hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến phần đất ông Hậu lấn
chiếm và xây nhà trên.

Đầu tiên, căn nhà được xây trên phần đất lấn chiếm xét cho cùng vẫn là tài sản của
ông Tận, nên ông Hậu là chủ sở hữu của căn nhà này. Ông Hậu có quyền tự bảo vệ tài sản
của mình trước sự xâm hại của người khác. Xét theo khoản 2, điều 169 BLDS 2005:

Điều 169. Bảo vệ quyền sở hữu

17
2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của
mình.

Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có
căn cứ pháp luật.

Thứ hai, phần đất mà ông Hậu lấn chiếm thuộc quyền sở hữu của ông Trê và bà Thi,
nên ông Trê, bà Thi có quyền đòi lại tài sản của mình (ở đây không xét đến trường hợp ông
Hậu là người ngay tình khi nhận chuyển nhượng đất từ anh Kiệt do không có đủ thông tin để
xác định). Xét theo điều 256 BLDS 2005:

Điều 256. Quyền đòi lại tài sản

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng
tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở
hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm
hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.

Để có thể đảm bảo quyền lợi của các bên, Tòa án đã vận dụng quy định về quyền tài sản
(được quy định tại điều 181 BLDS 2005) để quy đổi giá trị của mảnh đất đang bị ông Hậu
lấn chiếm:

Điều 181. Quyền tài sản

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự,
kể cả quyền sở hữu trí tuệ.

Câu 32: Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho ông Trê, bà
Thi được xử lý như thế nào? Đoạn nào của quyết định 23 cho câu trả lời?

Trả lời

Theo Tòa án, phần đất ông Hậu xây dựng không phải hoàn trả cho ông Trê, bà Thi sẽ
được ông Hậu tiếp tục sử dụng, nhưng ông Hậu phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất
cho ông Trê, bà Thi.

Đoạn sau đây trong quyết định 23 cho câu trả lời:

18
“Toà án cấp phúc thẩm buộc ông Tận trả 132,8 m2 đất đã lấn chiếm nhưng là đất trống cho
ông Trường và bà Thoa, còn phần đất ông Tận cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà (52,2
m2) thì giao ông Tận sử dụng nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông
Trường và bà Thoa là hợp tình, hợp lý.”

Ngoài ra, vẫn còn hai phần đất ông Hậu xây dựng là hai máng xối đúc bê tông chiếm diện
tích 10.71m2 và căn nhà phụ nằm trên diện tích 18.57m2 nhưng chưa được Tòa án giải
quyết.

Câu 33: Đã có quyết định nào của Hội đồng thẩm phán theo hướng giải quyết như Quyết
định 23 liên quan đến đất bị lấn chiếm và xây dựng nhà không? Nêu rõ quyết định mà
anh/chị biết.

Trả lời

Bản án 128/2018/DSPT ngày 18/12/2018 về Tranh chấp quyền sử dụng đất có hướng
giải quyết tương tự như Quyết định 23.

Tóm tắt bản án: Bà H dựng hàng rào lưới B40, trụ bê tông và trồng cây trên diện tích
đất lấn chiếm của bà C. Khi bà C đòi lại đất thì Tòa án ra quyết định rằng:

- Yêu cầu bà H di dời hàng rào lưới B40, trụ bê tông để trả lại đất cho bà C.

- Bà C được sở sở hữu toàn bộ cây trồng trên diện tích đất mà bà H phải trả lại cho bà C,
nhưng bà C có nghĩa vụ thanh toán cho bà H trị giá số cây trồng.

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng khoản 2 Điều 308, khoản 2 Điều 148 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 6, Điều 166;
Điều 170; Điều 203 Luật đất đai năm 2013; Điều 164; Điều 175 Bộ luật Dân sự; Điều 27,
Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

Không chấp nhận toàn bộ nội dung kháng cáo của bà Nguyễn Thị Thu H. Sửa một phần nội
dung quyết định của Bản án sơ thẩm số 12/2018/DSST ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Tòa
án nhân dân huyện Châu Đức.

Tuyên xử:

19
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Hồ Thị Thùy C về việc buộc bà Nguyễn Thị Thu H
phải trả lại cho bà C diện tích đất 105m2, loại đất nông nghiệp, là một phần diện tích đất
thuộc thửa 364, Tờ bản đồ 6 tại xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức. Đất này đã được Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Châu Đức chỉnh lý sang tên cho bà Hồ Thị Thùy C
vào ngày 08/01/2018 tại trang 4 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 250437
ngày 13/11/2007 do ông Hồ Q đứng tên. Bà H phải di dời hàng rào lưới B40, trụ bê tông để
trả lại đất cho bà C. Diện tích đất mà bà H trả lại cho bà C được xác định tại các tọa độ 1, 2,
3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 10, 11, 12, 13, 14 theo Sơ đồ vị trí thửa đất do Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất huyện Châu Đức lập ngày 12 tháng 12 năm 2018.

2. Bà Hồ Thị Thùy C được sở hữu toàn bộ cây trồng trên diện tích đất 105m2 mà bà Nguyễn
Thị Thu H phải trả lại cho bà C nhưng bà C có nghĩa vụ thanh toán cho bà H trị giá số cây
trồng này là 1.375.100đồng (Một triệu ba trăm bảy mươi lăm ngàn một trăm đồng).

3. Tiền chi phí đo vẽ, định giá tài sản bà Nguyễn Thị Thu H phải nộp 3.762.950đồng nhưng
bà Hồ Thị Thùy C đã nộp tạm ứng 3.762.950đồng nên bà H phải nộp 3.762.950đồng để
hoàn trả cho bà C.

Khấu trừ trị giá số cây trồng mà bà Hồ Thị Thùy C phải trả cho bà Nguyễn Thị Thu H là
1.375.100 đồng vào số tiền chi phí đo vẽ, định giá mà bà H phải trả cho bà C nên bà H còn
phải trả cho bà C số tiền là 2.387.850đồng (Hai triệu, ba trăm tám mươi bảy ngàn, tám trăm
năm mươi đồng).

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án đến khi thi hành xong các
khoản tiền thì hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn
phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 648 của Bộ luật dân sự năm
2015 tương ứng với thời gian chậm thi hành án.

4. Về án phí:

Án phí dân sự sơ thẩm: Bà Nguyễn Thị Thu H phải chịu án phí là 2.625.000đồng (Hai triệu
sáu trăm hai mươi lăm ngàn đồng).

Bà Hồ Thị Thùy C phải chịu án phí 200.000đồng (Hai trăm ngàn đồng) nhưng khấu trừ vào
số tiền tạm ứng án phí mà bà C đã nộp là 1.000.000đồng theo biên lai số AA/2014/ 09501
ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Đức. Hoàn trả cho
bà Hồ Thị Thùy C số tiền tạm ứng án phí còn lại là 800.000đồng (Tám trăm ngàn đồng).

20
Án phí dân sự phúc thẩm: Bà Nguyễn Thị Thu H phải nộp 300.000đồng nhưng được khấu
trừ vào số tiền tạm ứng án phí 300.000 đồng mà bà H đã nộp theo Biên lai thu số 0004930
ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Đức.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân
sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi
hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án
theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án
được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Câu 34: Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán trong
Quyết định số 23 được bình luận ở đây?

Trả lời

Hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán trong Quyết định số 23 là thuyết phục.

Vì mặc dù có căn cứ xác định ông Hậu đã lấn đất của ông Trê nhưng theo lời khai của ông
Hậu “Sau khi sang nhượng xong ông đã làm nhà cơ bản trên diện tích đất đang tranh chấp,
lúc ông xây nhà ông Trê không có ý kiến gì”. Ở đây có thể thấy 02 lí do mà Tòa án không
buộc ông Hậu tháo dỡ căn nhà đã xây, thứ nhất, trong lúc ông Hậu xây dựng ông Trê không
lên tiếng phản đối, cũng không báo cơ quan chức năng có thẩm quyền; thứ hai, cân nhắc về
lợi ích kinh tế thì việc buộc ông Hậu tháo dỡ căn nhà đã xây dựng là không nên, và để bảo
vệ lợi ích kinh tế của hai bên thì Tòa án yêu cầu ông Hậu trả lại phần đất đã lấn chiếm còn
phần đất ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà thì giao cho ông Hậu sử dụng
nhưng phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi.

Mặc dù Hội đồng thẩm phán không viện dẫn bất cứ văn bản nào khi cho rằng hướng giải
quyết của Tòa án cấp phúc thẩm là hợp tình, hợp lí nhưng với các lí lẽ trên thì có thể thấy
đây là một hướng giải quyết mang tính sáng tạo và hợp tình.

Ngoài ra, Hội đồng thẩm phán cũng đề cập đến phần chiếm không gian 10,71 m2 và cho
rằng việc Tòa các cấp chưa xem xét buộc ông Hậu phải tháo dỡ hoặc phải thanh toán phần
giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là chưa đảm bảo quyền lợi hợp pháp của
ông Trê và bà Thi; đồng thời, Hội đồng thẩm phán cũng đề cập đến căn nhà phụ có diện tích
18,57 m2 mà Tòa án các cấp chưa xem xét để giải quyết.
21
Vì các lẽ trên, theo quan điểm của tôi, Hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán trong
Quyết định số 23 là thuyết phục.

Câu 35: Đối với phần chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà phụ có diện tích 18,57 m2
trên đất lấn chiếm, Tòa án sơ thẩm và Tòa án phúc thẩm có buộc tháo dỡ không?

Trả lời

Phần chiếm không gian 10,71 m2 chưa được Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm
xem xét buộc ông Hậu phải tháo dỡ và căn nhà phụ có diện tích 18,57 m2 Tòa án các cấp
cũng chưa xem xét để giải quyết.

Câu 36: Theo anh/chị thì nên xử lý phần lấn chiếm không gian 10,71 m2 và căn nhà phụ
trên như thế nào?

Trả lời

Theo tôi, cần xem xét giá trị của hai máng xối đúc bê tông và căn nhà phụ, nếu việc buộc
tháo dỡ ảnh hưởng lớn đến lợi ích của bên lấn chiếm thì có thể giải quyết theo hướng không
buộc ông Hậu tháo dỡ mà phải thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi;
còn nếu việc buộc tháo dỡ ảnh hưởng không lớn đến lợi ích của bên lấn chiếm thì nên giải
quyết theo hướng buộc ông Hậu tháo dỡ và trả lại phần đất lấn chiếm trên cho ông Trê, bà
Thi.

Sở dĩ tôi đưa ra hướng xử lí như trên là vì:

Thứ nhất, Điều 259 BLDS 2005 quy định: “Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu
của mình, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở
trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền
yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi
phạm.” Với vụ việc đang bình luận, có thể thấy “hành vi vi phạm” ở đây chính là việc lấn
chiếm quyền sử dụng đất và không gian của người khác. Đồng thời, theo quy định thì chủ sở
hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
buộc người có hành vi cản trở trái pháp luật chấm dứt hành vi vi phạm và với vụ việc đang
bình luận thì có thể hiểu việc “chấm dứt hành vi vi phạm” ở đây là việc buộc tháo dỡ công
trình đang lấn chiếm. Do đó, việc buộc tháo dỡ là có căn cứ pháp lí;

22
Thứ hai, dù hướng giải quyết không buộc tháo dỡ mà thanh toán quyền sử dụng đất là sáng
tạo và hợp tình nhưng hướng giải quyết này chưa được quy định trong bất kì văn bản nào,
nếu lạm dụng hướng giải quyết này sẽ dẫn đến sự tùy tiện, ỷ lại trong việc lấn chiếm.

Vì vậy theo tôi, trước khi pháp luật có quy định rõ ràng về việc không buộc tháo dỡ thì
không nên lạm dụng hướng giải quyết này mà chỉ áp dụng khi việc buộc tháo dỡ gây thiệt
hại lớn cho người lấn chiếm.

Câu 37: Suy nghĩ của anh/chị về xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian ở
Việt Nam hiện nay.

Trả lời

Qua thực tiễn xét xử cho thấy, việc xử lý việc lấn chiếm quyền sử dụng đất và không gian ở
Việt Nam hiện nay có 02 hướng: buộc tháo dỡ và không buộc tháo dỡ nhưng phải thanh toán
phần giá trị quyền sử dụng đất cho chủ sở hữu.

Về hướng buộc tháo dỡ, hướng này không có gì bàn cãi vì như tôi đã nói ở trên,
hướng giải quyết này có căn cứ pháp lí;

Về hướng không buộc tháo dỡ nhưng phải thanh toán phần giá trị quyền sử dụng đất
cho chủ sở hữu: hướng này tuy thể hiện tính hợp tình và sáng tạo của thực tiễn xét xử nhưng
dễ dẫn đến sự tùy tiện trong việc lấn chiếm.

Câu 38: Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 có còn phù hợp với
BLDS 2015 không? Vì sao?

Trả lời

Hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số 23 là còn phù hợp với BLDS
2015.

Vì tương tự Điều 259 BLDS 2005, Điều 169 BLDS 2015 quy định: “Khi thực hiện quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp
luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.” Theo đó, việc yêu cầu buộc tháo dỡ
là có căn cứ pháp lí và vẫn chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về hướng giải quyết không buộc
tháo dỡ mà thanh toán phần giá trị quyền sử dụng đất cho người có quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản.
23
Do đó, việc Hội đồng thẩm phán đề cập đến căn nhà phụ có diện tích 18,57 m2, đề cập đến
việc xem xét buộc ông Hậu tháo dỡ hay thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê, bà
Thi ở phần chiếm không gian 10,71 m2 và việc Hội đồng thẩm phán đồng thuận với Tòa án
cấp phúc thẩm là buộc ông Hậu trả phần đất đã lấn chiếm nhưng là đất trống còn phần đất
ông Hậu cũng lấn chiếm nhưng đã xây dựng nhà thì giao cho ông Hậu nhưng phải thanh
toán giá trị quyền sử dụng đất cho ông Trê và bà Thi là thể hiện tính hợp tình, sáng tạo và
còn phù hợp với BLDS 2015.

BẢN ÁN 128/2018/DSPT NGÀY 18/12/2018 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG


ĐẤT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

BẢN ÁN 128/2018/DSPT NGÀY 18/12/2018 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG


ĐẤT

Ngày 18 tháng 12 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xét xử phúc
thẩm công khai vụ án thụ lý số 105/2018/TLPT-DS ngày 10 tháng 10 năm 2018 về việc
“Tranh chấp quyền sử dụng đất”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 12/2018/DSST ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Tòa án nhân
dân huyện Châu Đức bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 121/2018/QĐXXPT-DS ngày 25 tháng
10 năm 2018 và Quyết định hoãn phiên tòa số 92/2018/QĐ-PT ngày 13 tháng 11 năm 2018
giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Bà Hồ Thị Thùy C, sinh năm 1975; địa chỉ: Tổ A, ấp Đ, xã X (phường X),
huyện T (thị xã M), tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (có mặt).

2. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thu H, sinh năm 1970; địa chỉ: Tổ B, đường A, thôn T, xã T,
huyện Đ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (có mặt).

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Ông Nguyễn Văn L, sinh năm 1940; địa chỉ: Tổ B, đường A, thôn T, xã T, huyện Đ,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (có mặt).

24
3.2. Ủy ban nhân dân huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trụ sở: Đường Đ, thị trấn
G, huyện Đ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Công V, chức vụ: Chủ tịch UBND huyện (vắng
mặt).

4. Người kháng cáo: Bị đơn là bà Nguyễn Thị Thu H (có mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

1. Theo đơn khởi kiện và quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm, nguyên đơn bà
Hồ Thị Thùy C trình bày:

Năm 2007, cha ruột của bà Hồ Thị Thùy C là ông Hồ Q có tặng cho bà C diện tích đất
463m2 thuộc thửa 364, Tờ bản đồ số 06 tại xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức; theo Hợp
đồng tặng cho số 275.12.HĐTA được Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức
chứng thực ngày 17/12/2007. Ngày 08/01/2018, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Châu Đức điều chỉnh sang tên cho bà Hồ Thị Thùy C tại trang 4 của Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số AK250437 ngày 13/11/2007 do ông Hồ Q đứng tên. Bà C đã chuyển
mục đích 100m2 sang đất ở theo quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 08/4/2008 của Ủy Ban
nhân dân huyện Châu Đức. Theo hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Hồ
Q và sau đó ông Hồ Q tặng cho bà C đất này thì hàng ranh đất từ trước ra sau là hàng ranh
thẳng, đúng với sơ đồ theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2008, bà C lấy chồng
và sinh sống tại xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nên không quản lý
sử dụng thửa đất nói trên. Năm 2015, bà C phát hiện bà Nguyễn Thị Thu H trồng cột bê
tông, rào lưới B40 và trồng cây lấn sang thửa đất của bà C với diện tích khoảng 70m2. Bà C
đã đến chính quyền địa phương trình báo và yêu cầu bà H trả lại đất cho bà C nhưng bà H và
ông L không đồng ý nên bà C có gửi đơn lên Phòng tài nguyên Môi trường huyện Châu Đức
để đề nghị xác định lại ranh giới. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Châu Đức cùng Ủy
ban nhân dân xã Nghĩa Thành đã xuống kiểm tra nhưng bà H vẫn không trả lại đất cho bà C.
Theo kết quả đo vẽ thì bà H lấn sang đất của bà C là 105m2 là một phần diện tích thuộc thửa
364, Tờ bản đồ số 06 tại xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức.

Nay bà Hồ Thị Thùy C yêu cầu bà Nguyễn Thị Thu H tháo gỡ lưới B40 và trụ bê tông để trả
lại cho bà C diện tích đất 105m2. Bà C đồng ý hoàn trả cho bà H số tiền tương ứng với số
cây trồng trên đất mà bà H trả cho bà C theo biên bản định giá tài sản ngày 19/4/2018.

25
2. Trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án cấp sơ thẩm bà Nguyễn Thị Thu H là bị đơn
trình bày:

Bà Nguyễn Thị Thu H là con ruột của ông Nguyễn Văn L. Năm 2012, ông L tặng cho bà H
diện tích đất 402m2 thuộc thửa số 535, Tờ bản đồ số 06 tại xã Nghĩa Thành, huyện Châu
Đức và đã được Ủy ban nhân dân huyện Châu Đức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
số BL 910735 ngày 26/9/2012 cho bà H đứng tên. Từ khi ông Nguyễn Văn L nhận chuyển
nhượng đất thì đã có hàng ranh. Ban đầu chỉ là 01 ranh đơn sơ, sau đó vào năm 1981 do sợ
bò của ông Hồ Q qua phá hoa màu nên ông L đã dùng dây kẽm gai để rào và có gieo hạt keo
theo bờ ranh với mục đích làm hàng rào. Sau đó, hàng rào đã cũ nên năm 2011 ông L làm
hàng rào trụ bê tông giăng lưới B40. Ngày 06/9/2012, ông Nguyễn Văn L tách thửa để tặng
cho bà H diện tích đất 402m2. Theo hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông
L và ông L tách thửa để cho bà H đất thì hàng ranh đất từ trước ra sau là đường thẳng. Khi
bà H nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bà H biết ranh theo sơ đồ đất là đường
thẳng nhưng ranh đất thực tế là cong. Nay bà C cho rằng bà H đã lấn sang đất của bà C diện
tích là 105m2 và yêu cầu bà H trả lại thì bà H không đồng ý vì ranh đất này đã có từ lúc ông
L nhận sang nhượng đất vào năm 1980 cho đến nay. Nếu có cơ sở cho rằng bà H lấn đất của
bà C thì bà H đồng ý dời hàng rào trụ bê tông và lưới B40 theo đúng hàng ranh mà bà C
được chấp nhận. Về kết quả đo vẽ sơ đồ vị trí đất và kết quả định giá tài sản thì bà H không
có ý kiến gì.

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Văn L trình bày:

Năm 1980, ông Nguyễn Văn L nhận chuyển nhượng diện tích đất 2.786m2, tọa lạc tại thôn
Quảng Tây, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi nhận chuyển
nhượng thì giữa đất ông L và đất ông Hồ Q đã có hàng ranh trồng cây vông và rào kẽm gai
từ trước ra sau. Ông L và ông Q canh tác đất và không ai tranh chấp. Năm 2011, số kẽm gai
bờ rào bị mục và một số cây vông bị chết nên ông L làm lại hàng rào bằng lưới B40 theo
đường ranh cũ. Lúc đó, ông L có mời ông Hồ Q ra xác định ranh thì ông Q không có ý kiến
gì. Năm 2012, ông L tách thửa và cho con gái là bà Nguyễn Thị Thu H diện tích đất 402m2
thuộc thửa đất số 535, Tờ bản đồ số 06 tại xã Nghĩa Thành. Như vậy, Khi hàng ranh cũ bị hư
thì ông L làm lại hàng ranh mới rồi mới tách thửa và tặng cho bà H diện tích đất 402m2. Kể
từ khi bà H nhận đất sử dụng cho đến nay thì ranh không có gì thay đổi. Bà C cho rằng bà H
đã lấn sang đất của bà C diện tích 105m2 và yêu cầu bà H trả lại cho bà C phần diện tích đất
lấn chiếm thì ông L không đồng ý vì ranh đất này đã có từ lúc ông L nhận sang nhượng đất
vào năm 1980 cho đến nay.
26
4. Theo ý kiến tại các văn bản của Ủy ban nhân dân huyện Châu Đức và do ông Lê Văn
Dũng là người đại diện theo ủy quyền trình bày:

Việc Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho ông L, ông Q và
sau đó cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà C và bà H là đúng theo trình tự, thủ
tục.

5. Bản án dân sự sơ thẩm số 12/2018/DSST ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Tòa án nhân dân
huyện Châu Đức đã tuyên như sau:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Hồ Thị Thùy C về việc buộc bà Nguyễn Thị Thu H phải
trả lại cho bà C diện tích đất 105m2, loại đất nông nghiệp, là một phần trong diện tích đất
463m2 thuộc thửa 364, Tờ bản đồ 6 tọa lạc tại xã Nghĩa Thành. Đất được Ủy ban nhân dân
huyện Châu Đức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 250437 ngày 13/11/2007
cho hộ ông Hồ Q, bà Hồ Thị Thùy C được nhận tặng cho quyền sử dụng đất này theo xác
nhận ngày 08/01/2008, có sơ đồ đo vẽ ngày 30/10/2017 của Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai huyện Châu Đức kèm theo. Bà H phải di dời hàng rào trụ bê tông và lưới B40 để trả
lại đất cho bà C. Bà C được sử dụng 01 cây Mít và 03 cây Tràm có trên diện tích đất 105m2;
bà Ctrả cho bà H trị giá số cây trồng này là 1.375.100đồng. Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn
tuyên về án phí sơ thẩm, chi phí đo vẽ, định giá và thời hạn kháng cáo.

6. Ngày 11 tháng 9 năm 2018, bà Nguyễn Thị Thu H kháng cáo yêu cầu Tòa án nhân dân
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Hồ Thị Thùy C về việc
buộc bà H phải tháo dỡ hàng rào lưới B40 và trụ bê tông để trả lại cho bà C diện tích đất
105m2.

7. Tại phiên tòa phúc thẩm phía nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện; bị đơn vẫn
giữ nguyên yêu cầu kháng cáo; các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề
tranh chấp và không cung cấp thêm chứng cứ mới. Ông L cho rằng trên diện tích đất tranh
chấp là 01 cây mít, 01 cây tràm và 02 cây lồng mứt chứ không phải 03 cây tràm như trong
bản án sơ thẩm nêu. Bà C cũng xác định trên diện tích đất tranh chấp là 01 cây mít, 01 cây
tràm và 02 cây lồng mứt nhưng bà C yêu cầu bà H chặt bỏ chứ bà H không sử dụng các cây
này nên không bồi thường cho bà H.

8. Ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:

27
Trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến khi đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm
và tại phiên tòa phúc thẩm thì những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố
tụng đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Về nội dung: Đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận toàn bộ nội dung kháng cáo của bà
Nguyễn Thị Thu H; giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ đã được thẩm tra tại phiên tòa; căn cứ
và kết quả tranh tranh tụng tại phiên tòa;

Về áp dụng pháp luật tố tụng:

[1]. Đơn kháng cáo của bà Nguyễn Thị Thu H nộp trong thời hạn luật định, phù hợp với quy
định tại các điều 271, 272, 273 của Bộ luật tố tụng dân sự và bà H đã nộp tiền tạm ứng án
phí theo quy định tại Điều 276 của Bộ luật tố tụng dân sự nên hợp lệ.

[2]. Người đại diện theo ủy quyền của UBND huyện Châu Đức tại Tòa án cấp sơ thẩm đã
hết thời hạn ủy quyền tại Tòa án cấp phúc thẩm. Người đại diện theo pháp luật của UBND
huyện Châu Đức được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt nên phiên tòa xét
xử vắng mặt người đại diện theo pháp luật của UBND huyện Châu Đức là đúng quy định tại
Điều 296 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung:

[3]. Nguồn gốc diện tích đất 463m2 thuộc thửa 364, Tờ bản đồ số 06 tại xã Nghĩa Thành,
huyện Châu Đức đã được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Châu Đức sang tên
cho bà Hồ Thị Thùy C vào ngày 08/01/2018 tại trang 4 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số AK 250437 ngày 13/11/2007 do ông Hồ Q đứng tên; theo hợp đồng tặng cho giữa ông
Q và bà C số 275.12.HĐTA được Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức chứng
thực ngày 17/12/2007. Bà C đã chuyển mục đích sang đất ở 100m2 theo quyết định số
906/QĐ-UBND ngày 08/4/2008 của Ủy Ban nhân dân huyện Châu Đức. Theo sơ đồ thửa đất
tại trang 2 của sổ đỏ số AK 250437 ngày 13/11/2007 do ông Hồ Q đứng tên có tứ cận: Bắc
giáp đất thửa 207 rộng 5m; Nam giáp đường 31 rộng 5m; Tây giáp thửa đất 262 là đường
thẳng dài 100m; phía Đông giáp thửa đất 263 (đất ông L tặng cho bà H) dài 100,13m là
đường thẳng.

28
[4]. Nguồn gốc diện tích đất 402m2 thuộc thửa số 535, Tờ bản đồ số 06 tại xã Nghĩa Thành,
huyện Châu Đức đã được UBND huyện Châu Đức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(sổ đỏ) số BL 910735 ngày 26/9/2012 cho bà Nguyễn Thị Thu H đứng tên là do ông Nguyễn
Văn L (cha ruột của bà H) tặng cho bà H vào ngày 06/9/2012. Theo sơ đồ vị trí mà Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Châu Đức lập ngày 16/7/2012 do ông Nguyễn Văn
L chỉ ranh để tách thửa đất 535 có tứ cận: Bắc giáp đất ông Kỷ rộng 4,73m; Nam giáp đường
31 rộng 4,35m; Tây giáp đất bà C là đường thẳng dài 100m; phía Đông dài 100m là đường
thẳng.

[5]. Theo sơ đồ vị trí do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Châu Đức lập ngày
12/12/2018 và bà C, bà H đều khẳng định thì kích thước phía Bắc, phía Nam thửa đất 364
thuộc quyền sử dụng của bà C và thửa đất 535 thuộc quyền sử dụng của bà H đều không
thay đổi.

Phần ranh giới giữa thửa đất 535 bà H sử dụng uốn công, lấn sang thửa đất 364 thuộc quyền
sử dụng của bà C là 105m2 nên diện tích thực tế bà H đang sử dụng là 402m2 + 105m2 =
507m2 (dư so với sổ đỏ được cấp cho bà H 105m2). Diện tích bà C đang sử dụng là 358m2
(thiếu diện tích so với sổ đỏ được cấp cho bà C là 105m2).

[6]. Theo bà H thì khi bà H được nhận tặng cho đất, bà H biết ranh giới giữa đất bà H và đất
bà C theo giấy tờ là thẳng còn ranh thực tế là cong nhưng ông L, bà H không có ý kiến gì.
Người làm chứng ông Đặng Văn Nho là người chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho
Nguyễn Văn L xác nhận là vào thời điểm ông L nhận chuyển nhượng đất thì ông L có chôn
trụ bê tông làm ranh giới giữa thửa đất ông L và thửa đất ông Q kéo dài từ đường 29 đến
đường 31 là đường thẳng (ở giữa không rào kẽm gai hay trồng bất cứ cây gì). [7]. Từ những
chứng cứ đã nêu trên cho thấy, bản án sơ thẩm buộc bà H phải di dời hàng rào lưới B40, trụ
bê tông để trả lại cho bà C diện tích đất 105m2 là có căn cứ.

[8]. Bản án sơ thẩm giao cho bà C được sử dụng 01 cây Mít và 03 cây Tràm có trên diện
tích đất 105m2; bà C trả cho bà H trị giá số cây trồng này là 1.375.100đồng nhưng tại phiên
tòa phúc thẩm thì ông L, bà H, bà C đều xác định trên diện tích đất tranh chấp là 01 cây Mít,
01 cây Tràm và 02 cây Lồng mứt chứ không phải 01 cây Mít và 03 cây Tràm; chứng tỏ Biên
bản định giá và bản án sơ thẩm xác định sai tên loại cây nhưng các đương sự không tranh
chấp về số lượng, kích thước cây và giá cả nên cần xác định lại là: Trên diện tích đất 105m2
mà bà H phải trả lại cho bà C có 01 cây Mít, 01 cây Tràm và 02 cây Lồng mứt trị giá
1.375.100đồng. Tại Tòa án cấp sơ thẩm, bà C đồng ý được quyền sở hữu các cây trồng này

29
và bồi thường cho bà H 1.375.100đồng nên bản án sơ thẩm đã giao cho bà C sở hữu các cây
trồng trên diện tích đất tranh chấp và bà C phải bồi thường cho bà H 1.375.100đồng. Bà C
không kháng cáo nên tại phiên tòa phúc thẩm, việc bà C không đồng ý nhận 01 cây Mít, 01
cây Tràm, 02 cây Lồng mứt và không bồi thường cho bà H thì không thuộc phạm vi xét xử
phúc thẩm quy định tại Điều 293 của Bộ luật tố tụng dân sự nên Hội đồng xét xử không xem
xét yêu cầu này của bà C. Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo,
kháng nghị và cấp sơ thẩm đã xử lý đúng quy định nên Hội đồng xét xử phúc thẩm không
đánh giá, phân tích thêm.

[9]. Từ những phân tích, nhận định trên và theo đề nghị của Kiểm sát viên tham gia phiên
tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm xét thấy không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bà
Nguyễn Thị Thu H.

Do sơ đồ vị trí mà Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Châu Đức lập ngày
30/10/2017 chưa thể hiện đầy đủ diện tích thửa đất 364 và thửa đất 535 nên Tòa án cấp phúc
thẩm đã yêu cầu đo vẽ lại, vì vậy áp dụng sơ đồ vị trí do Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất
đai huyện Châu Đức lập ngày 12/12/2018 để xử lý vụ án đồng thời trong phần quyết định
của bản án sơ thẩm tuyên không rõ nên cần phải sửa một phần Quyết định của Bản án sơ
thẩm số 12/2018/DSST ngày 04/9/2018 của Tòa án nhân dân huyện Châu Đức. Chi phí đo
vẽ bổ sung bà H phải nộp 912.950đồng nhưng bà C Đã nộp đủ nên bà H phải nộp
912.950đồng để hoàn trả cho bà C.

[10]. Án phí dân sự phúc thẩm bà Nguyễn Thị Thu H phải chịu.

Vì các lẽ trên

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng khoản 2 Điều 308, khoản 2 Điều 148 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 6, Điều 166;
Điều 170; Điều 203 Luật đất đai năm 2013; Điều 164; Điều 175 Bộ luật Dân sự; Điều 27,
Điều 29 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội quy định về án phí, lệ phí Tòa án.

Không chấp nhận toàn bộ nội dung kháng cáo của bà Nguyễn Thị Thu H. Sửa một phần nội
dung quyết định của Bản án sơ thẩm số 12/2018/DSST ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Tòa
án nhân dân huyện Châu Đức.

Tuyên xử:
30
1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Hồ Thị Thùy C về việc buộc bà Nguyễn Thị Thu H
phải trả lại cho bà C diện tích đất 105m2, loại đất nông nghiệp, là một phần diện tích đất
thuộc thửa 364, Tờ bản đồ 6 tại xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức. Đất này đã được Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Châu Đức chỉnh lý sang tên cho bà Hồ Thị Thùy C
vào ngày 08/01/2018 tại trang 4 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AK 250437
ngày 13/11/2007 do ông Hồ Q đứng tên. Bà H phải di dời hàng rào lưới B40, trụ bê tông để
trả lại đất cho bà C. Diện tích đất mà bà H trả lại cho bà C được xác định tại các tọa độ 1, 2,
3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 10, 11, 12, 13, 14 theo Sơ đồ vị trí thửa đất do Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất huyện Châu Đức lập ngày 12 tháng 12 năm 2018.

2. Bà Hồ Thị Thùy C được sở hữu toàn bộ cây trồng trên diện tích đất 105m2 mà bà Nguyễn
Thị Thu H phải trả lại cho bà C nhưng bà C có nghĩa vụ thanh toán cho bà H trị giá số cây
trồng này là 1.375.100đồng (Một triệu ba trăm bảy mươi lăm ngàn một trăm đồng).

3. Tiền chi phí đo vẽ, định giá tài sản bà Nguyễn Thị Thu H phải nộp 3.762.950đồng nhưng
bà Hồ Thị Thùy C đã nộp tạm ứng 3.762.950đồng nên bà H phải nộp 3.762.950đồng để
hoàn trả cho bà C.

Khấu trừ trị giá số cây trồng mà bà Hồ Thị Thùy C phải trả cho bà Nguyễn Thị Thu H là
1.375.100 đồng vào số tiền chi phí đo vẽ, định giá mà bà H phải trả cho bà C nên bà H còn
phải trả cho bà C số tiền là 2.387.850đồng (Hai triệu, ba trăm tám mươi bảy ngàn, tám trăm
năm mươi đồng).

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án đến khi thi hành xong các
khoản tiền thì hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn
phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 648 của Bộ luật dân sự năm
2015 tương ứng với thời gian chậm thi hành án.

4. Về án phí:

Án phí dân sự sơ thẩm: Bà Nguyễn Thị Thu H phải chịu án phí là 2.625.000đồng (Hai triệu
sáu trăm hai mươi lăm ngàn đồng).

Bà Hồ Thị Thùy C phải chịu án phí 200.000đồng (Hai trăm ngàn đồng) nhưng khấu trừ vào
số tiền tạm ứng án phí mà bà C đã nộp là 1.000.000đồng theo biên lai số AA/2014/ 09501
ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Đức. Hoàn trả cho
bà Hồ Thị Thùy C số tiền tạm ứng án phí còn lại là 800.000đồng (Tám trăm ngàn đồng).

31
Án phí dân sự phúc thẩm: Bà Nguyễn Thị Thu H phải nộp 300.000đồng nhưng được khấu
trừ vào số tiền tạm ứng án phí 300.000 đồng mà bà H đã nộp theo Biên lai thu số 0004930
ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Đức.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân
sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi
hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án
theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án
được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

32

You might also like