You are on page 1of 39

TỔNG HỢP TÓM TẮT ÁN MÔN LUẬT DÂN SỰ

Mục lục
BÀI THẢO LUẬN THỨ NHẤT .................................................................................................... 5
VỀ VẤN ĐỀ TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ
HÀNH VI ..................................................................................................................................... 5
Quyết định số: 11/2017/QĐDS – ST ....................................................................................... 5
TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ ....................................................................... 5
Bản án số 1117/2012 ................................................................................................................ 5
VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA ........................................... 6
Bản án số: 10/2016/KDTM-PT ................................................................................................ 6
BUỔI THẢO LUẬN THỨ 2 .......................................................................................................... 7
VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
..................................................................................................................................................... 7
Quyết định: số 329/2013/DS-GĐT .......................................................................................... 7
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ............................................................................ 7
Quyết định: số 512/2010 .......................................................................................................... 7
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ........................... 8
Quyết định: số 210/2013/DS-GĐT. ......................................................................................... 8
HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU ..................................................................... 9
Quyết định: số 26/2013/KDTM-GĐT ..................................................................................... 9
TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ......................... 10
Quyết định: số 75/2012/DS-GĐT .......................................................................................... 10
BUỔI THẢO LUẬN THỨ 3 ........................................................................................................ 11
KHAI NIỆM TÀI SẢN ................................................................................................................ 11
Bản án: số 06 .......................................................................................................................... 11
Bản án: số 22/2017/HC-ST: ................................................................................................... 11
CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU:..................................................................................... 13
Quyết định: số 111/2013/DS-GĐT ........................................................................................ 13
BUỔI THẢO LUẬN THỨ 4 ........................................................................................................ 13

1
ĐÒI ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA .................................................................................... 13
Quyết định: số 123/2006/DS-GĐT ........................................................................................ 13
Quyết định: số 94/2013/DS-GĐT .......................................................................................... 13
LẤN CHIẾM TÀI SẢN LIỀN KỀ ............................................................................................... 14
Quyết định: số 617/2011/DS-GĐT: ....................................................................................... 14
Quyết định: số 23/2006/DS-GĐT: ......................................................................................... 14
BUỔI THẢO LUẬN THỨ 5 ........................................................................................................ 14
DI SẢN THỪA KẾ ..................................................................................................................... 14
Quyết định: số 30/2013/DS-GDT .......................................................................................... 14
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN ............................................................................... 15
Án lệ: số 16/2017 ................................................................................................................... 15
NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN ................................................................ 16
Quyết định: số 26/GĐT .......................................................................................................... 16
THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ ............................................................................ 17
Bản án: số 258 ........................................................................................................................ 17
THỜI HIỆU THỪA KẾ ............................................................................................................. 17
Bản án: số 127 ........................................................................................................................ 17
BUỔI THẢO LUẬN THỨ 6 ........................................................................................................ 18
VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ. ...................................................................... 18
Bản án: số 83/2009/DSPT ...................................................................................................... 18
VỤ ÁN TRANH CHẤP VÀ THỪA KẾ TÀI SẢN........................................................................ 19
Quyết định: số 874/2011/DS-GĐT ........................................................................................ 19
VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ ....................................................................... 20
Vụ án: số 359/2013/DS-GĐT ................................................................................................ 20
VỀ VẤN ĐỀ DI CHÚC CỦA VỢ CHỒNG ............................................................................... 21
Bản án: sô 14/2017/DSST ...................................................................................................... 21
DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG .................................................................................. 22
Bản án: số 211/2009/DSPT .................................................................................................... 22
BUỔI THẢO LUẬN THỨ 7 ........................................................................................................ 23

2
Bản án: số 20/2009/DSPT ...................................................................................................... 23
VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ. ...................................................................... 23
Bản án: số 83/2009/DSPT ...................................................................................................... 23
Quyết định: số 213/2013/DS-GĐT ........................................................................................ 24
VẤN ĐỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT .................................................................................. 25
Quyết định: số 509/2012/DS-GĐT ........................................................................................ 25
BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT .................................................................................................. 26
Bản án: số 01/2007/QĐST-VDS ............................................................................................ 26
BÀI TẬP THÁNG THỨ HAI ...................................................................................................... 27
Bản án: số 133/2017/DSPT .................................................................................................... 27
TRANH CHẤP ĐÒI TÀI SẢN.................................................................................................... 27
Quyết định: số 382/2008/DS-GĐT ........................................................................................ 27
VỀ VIỆC TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ TÀI SẢN .................................................................... 28
Quyết định: số 545/2009/DS-GĐT ngày 26/10/2009: ........................................................... 28
BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ ............................................................................................................. 29
ĐẠI DIỆN .................................................................................................................................. 29
Quyế t đinh:
̣ số 08/2013/KDTM-GĐT ................................................................................... 29
Quyế t đinḥ số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013 của Hô ̣i đồ ng thẩ m phán Tòa án nhân
dân tố i cao đươ ̣c tóm tắ t như sau: .......................................................................................... 30
Quyết định số 10: ................................................................................................................... 30
HÌNH THỨC SỞ HỮU TÀI SẢN, THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ, DIỆN THỪA KẾ VÀ THỪA
KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC......................................................... 31
Quyết định số 377/2008/DS-GĐT: ........................................................................................ 31
Quyết định số 08/2013/DS-GDT: .......................................................................................... 31
THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC .................................... 32
Bản án số 2493 ....................................................................................................................... 32
CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC ........................................................................................... 33
Quyết định số 619/DS – GĐT ................................................................................................ 33
VỤ ÁN TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ..................................................................... 34

3
Bản án số 767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011 .................................................................... 34
Quyết định số 194/2012/DS-GĐT ......................................................................................... 35
DI CHÚC CÓ ĐIỀU KIỆN ....................................................................................................... 36
Quyết định số 363/2013/DS-GĐT Ngày 28 tháng 8 năm 2013 ............................................. 36
HÀNG THỪA KẾ THỨ 2 VÀ THỨ 3 ........................................................................................ 37
Quyết định số : 257/2012/DS-GDT ngày 29/05/2012 ........................................................... 37
Quyết định 182/2012/DS-GĐT ngày 20/4/2012 .................................................................... 38

4
BÀI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

VỀ VẤN ĐỀ TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ
HÀNH VI

Quyết định số: 11/2017/QĐDS – ST


Nguyên đơn: Bà Vủ Thị H
Bị đơn: Ông Lê Văn P
Bản án đề cập đến việc bà Vủ Thị H yêu cầu tuyên bố ông Lê Văn P có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi. Mà lý do và mục đích yêu cầu là để giải quyết vụ án ly hôn giữa bà H và
ông P. Bà H đã dựa vào kết luận giám định pháp y tâm thần của Trung tâm Pháp y tâm thần khu
vực Miền Trung để là căn cứ giải quyết vụ việc trên.
Bà Huỳnh thị T- người có quan hệ nuôi dưỡng là người giám hộ của ông P.
Quyết định của các cấp xét xử:
Chấp nhận đơn yêu cầu của bà Vủ Thị H: Tuyên bố ông Lê Văn P có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi. Bà Vủ Thị H phải chịu lệ phí việc dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng, yêu cầu
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan kháng cáo trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Tòa án a
quyết định.
Cơ sở pháp lý:
Khoản 1 Điều 27, Điều 376, Điều 378 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Điều 23 BLDS 2015
Điều 17 Luật phí, lệ phí
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14

TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ HỆ QUẢ PHÁP LÝ

Bản án số 1117/2012
Nguyên đơn: ông Nguyễn Ngọc Hùng
Bị đơn: cơ quan đại diện bộ Tài nguyên và Môi trường TPHCM
Ông Hùng là nhân viên của cơ quan đại diện bộ Tài nguyên và Môi trường, trong lúc làm việc
thì tại cơ quan bị mất 2 chiếc xe gắn máy, cơ quan đại diện bộ Tài nguyên và Môi trường yêu
cầu bồi thường và chấm dứt hợp đồng lao động với ông, ông không đồng ý nên khởi kiện.

5
Quyết định của các cấp xét xử:
Bản án Lao động sơ thẩm số 32/2012/LĐST ngày 9/7/2012 tòa án nhân dân quận 1 đã: chấp
nhận yêu cầu của ông Hùng (nguyên đơn)
Tại phiên tòa phúc thẩm: ông chấp nhận đơn kiện vì sai bị đơn cơ quan đại diện bộ Tài nguyên
và Môi trường chỉ là đại diện của Bộ Tài nguyên và môi trường chứ không có tư cách pháp
nhân.
Căn cứ pháp lý:
Điều 92 BLDS 2005
Điều 74 BLDS 2015
ĐIều 84 BLDS 2015

VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Bản án số: 10/2016/KDTM-PT


Nguyên đơn: Công ty TNHH dịch vụ-Xây dựng-Thương mại Ngọc Bích
Bị đơn: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á, Giám đốc: Ông Trần Ngọc
Phong, sinh năm 1978.
Bản án đề cập đến việc khởi kiện của Công ty TNHH dịch vụ-Xây dựng-Thương mại Ngọc Bích
đối với Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á về việc Công ty Xuyên Á đã đặt
mua gạch men của công ty này nhưng không trả đủ số tiền 77.000.752đ theo thỏa thuận. Công ty
Xuyên Á chỉ trả cho Công ty TNHH dịch vụ-Xây dựng-Thương mại Ngọc Bích số tiền là
36.170.500đ với lí do là Công ty TNHH dịch vụ-Xây dựng-Thương mại Ngọc Bích đã không
giao hàng đúng chuẩn, bị lệch màu theo thỏa thuận 280m2, nên khi giao cho khách hàng sử
dụng khách hàng không đồng ý, phía công ty Xuyên Á phải thay bằng gạch khác và chịu các chi
phí tổng cộng là 40.8292500đ.
Quyết định của các cấp xét xử:
-Tòa án nhân dân Huyện Tri Tôn: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH dịch vụ-Xây
dựng-Thương mại Ngọc Bích. Buộc ông Trần Ngọc Phong và bà Võ Thị Thanh Hiền trả cho
Công ty TNHH dịch vụ-Xây dựng-Thương mại Ngọc Bích số tiền 77.000.752đ và tiền lãi là
30.030.000đ.
- Tòa phúc thẩm: Hủy bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2015/KDTM-ST ngày
27/10/2015 của Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn. Giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn
giải quyết lại vụ án. Trần Ngọc Phong và bà Võ Thị Thanh Hiền không phải chịu án phí phúc
thẩm. Mỗi người được nhân 200.000đ án phí kinh doanh thương mại phúc thẩm.
Căn cứ pháp lý: Điều 87 BLDS 2015 hoặc Điều 93 BLDS 2005

6
BUỔI THẢO LUẬN THỨ 2

VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT

Quyết định: số 329/2013/DS-GĐT


Nguyên đơn: Chị Đặng Thị Kim Ánh

Bị đơn: Bà Phạm Thị Hương

Ông Đặng Hữu Hội và bà Phạm Thị Hương là vợ chồng có 5 người con gồm bà Ánh, ông Bình,
ông Minh, bà Thủy, ông Toàn. Tài sản của 2 ông bà tạo lập đượclà 1 ngôi nhà gắn liền với
quyền sử dụng 167,3m2 đất. Năm 2007, ông Hội bị tai biến nằm một chỗ không nhận thức được.
Ngày 08/02/2010, bà Hương đã tự ý bán căn nhà và diện tích nêu trên cho ông Hùng với giá
580 triệu đồng trong khi ông Hội bị bệnh nặng nhưng bà Hương không bàn bạc hỏi ý kiến các
con. Ngày 09/02/2010, cán bộ địa chính đến nhà làm việc và bảo ông Hội điểm chỉ hợp đồng
mua bán nhà. Ngày 10/08/2010, Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa tuyên bố ông Hội bị mất
năng lực hành vi dân sự và ngày 29/10/2010 ông Hội chết. Nguyên đơn yêu cầu hủy giao dịch
dân sự giữa ông Hội, bà Hương và ông Hùng vì cho rằng ông Hội không nhận thức được, từ đó
xảy ra tranh chấp.

Quyết định của các cấp xét xử:

Tòa án sơ thẩm: Hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Hội, bà Hương với
vợ chồng ông Hùng vì vô hiệu hình thức, buộc bà Hương trả lại cho vợ chồng ông Hùng số tiền
311 triệu đồng, vợ chồng ông Hùng trả lại cho bà Hương giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tòa án phúc thẩm: Công nhận hợp đồng mua bán nhà và đất giữa ông Hội, bà Hương và vợ
chồng ông Hùng.

Quyết định giám đốc thẩm: Hủy bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm

Cơ sở pháp lý: Điều 22, 117, 122, 125 BLDS 2015.

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ

Quyết định: số 512/2010


Nguyên đơn: ông Nguyễn Danh Đô, bà Phạm Thị Thu (vợ ông Đô).

Bị đơn: bà Trần Thị Phố, anh Nguyễn Thế Vinh.

7
Hợp đồng mua bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giữa
bên bán là ông Nguyễn Danh Đô, bà Phạm Thị Thu với bên mua là bà Trần Thị Phổ ngày 25-3-
2004 đã được Công chứng chứng thực và hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu mang tên bà
Phổ. Do đó, hợp đồng mua bán nhà này là hợp pháp và đã có hiệu lực. Quá trình giải quyết vụ
án, các bên đều thừa nhận giá mua bán căn nhà là 330 lượng vàng, bà Phổ đã trả 220 lượng
vàng, còn lại 100 lượng vàng chưa thanh toán. Tuy nhiên, dù không có thỏa thuận của bà Phổ
nhưng anh Nguyễn Thế Vinh (con của bà Phổ) lại thỏa thuận với vợ chồng bà Thu hoán nhượng
cho bà Thu sở hửu, sử dụng ½ diện tích nhà, đất tại thửa 2353, tờ bản đồ số 01, phường An Lợi
Đông, quận 2, tphcm và bà Phổ không phải trả số vàng 100 lượng mua bán nhà còn lại.

Xét “Thỏa thuận hoán nhượng” đề ngày 19-5-2004 giữa vợ chồng ông Đô bà Thu và anh Vinh
thấy rằng cần phải xem xét “Thỏa thuận hoán nhượng” như giao nhà, đất thửa 2353, tờ bản đồ
số 1, phường An Lợi Đông.

Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú Vân- họ hàng của anh
Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết tình trạng về nhà, đất mà các bên thỏa thuận đất
đã có Quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây dựng trái
phép từ năm 1998 nên không được bồi thường giá trị căn nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không
có đủ điều kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết định số 135/QĐ-UB ngày 21-11-2008) là có
sự gian dối. Mặt khác, tại bản “Thỏa thuận hoán nhượng” không có chữ kí của ông Đô (chồng
bà Thu) và là người cùng bà Thu bán nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phổ (mẹ
của anh Vinh). Do vậy, giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu
nên phải áp dụng Điều 132-BLDS để giải quyết.

Quyết định của các cấp xét xử:

Tòa án sơ thẩm: xác định hợp đồng mua bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp,
tphcm giữa vợ chồng ông Đô, bà Thu và bà Phổ có hiệu lực.

Tòa án phúc thẩm: xác định hợp đồng mua bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp,
tphcm giữa vợ chồng ông Đô, bà Thu và bà Phổ có hiệu lực.

Quyết định giám đốc thẩm: hủy bản án dân sự sơ thẩm và bản án dân sự phúc thẩm.

Căn cứ pháp lý: Điều 127 BLDS 2015.

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Quyết định: số 210/2013/DS-GĐT.


Nguyên đơn: Bà Châu Thị Nhất
8
Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Dưỡng

Bà Châu Thị Nhất trình bày: Hai vợ chồng bà có tài sản chung là 5 lô đất với diện tích
162,220m2. Sau khi từ Đài Loan về nước, bà và ông Dưỡng li hôn, lúc này bà mới biết ông
Dưỡng bán lô đất đứng tên bà cho ông Võ Minh Tài. Bà yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng
QSDĐ giữa bà với ông Tài vì ông Dưỡng giả chữ ký của bà để bán phần tài sản chung của hai
vợ chồng.

Ông Nguyễn Văn Dưỡng trình bày: Trong thời gian bà Nhất sang Đài Loan ông phải nuôi 3 con
nhỏ, vì cần tiền nuôi con ăn học ông đã bán hết 5 lô đất, trong đó có lô đất đứng tên bà Nhất ,
ông ký tên bà để sang tên GCNQSDĐ cho ông Võ Minh Tài. Hai vợ chồng ông chỉ có tài sản
chung là 2 lô đất, 1 lô bà Nhất đứng tên, 1 lô ông đứng tên, lô đất em ông đứng tên không phải
là tài sản chung của hai vợ chồng.

Từ đó xảy ra tranh chấp.

Quyết định của các cấp xét xử

Bản án dân sự sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu của bà Nhất, hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ của
bà Châu Thị Nhất và ông Võ Minh Tài là hợp đồng không có hiệu lực pháp luật. Công nhận
QSDĐ của bà Châu Thị Nhất đối với thửa đất số 03, buộc những người mua đất do ông Nguyễn
Văn Dưỡng bán phải có trách nhiệm giao trả toàn bộ cho bà Châu Thị Nhất 29554,5m2. Buộc
ông Nguyễn Văn Dưỡng phải bồi thường giá trị QSDĐ cho ông Võ Minh Tài, bà Châu Ngọc
Diễm 455.392.000đ. Tòa án quyết định án phí.

Bản án dân sự phúc thẩm: Bác đơn của bà Châu Thi Nhất về việc yêu cầu hủy hợp đồng
chuyển nhượng QSDĐ do ông Nguyễn Văn Dưỡng ký thay với ông Võ Minh Tài. Công nhận
QSDĐ đối với thửa đất 03 cho ông Võ Minh Tài. Tòa án quyết định án phí.

Cơ sở pháp lý: Điều 127 BLDS 2015

HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Quyết định: số 26/2013/KDTM-GĐT


Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Orange

Bị đơn: Công ty cổ phần phát triển Phú Mỹ.

Công ty Orange trình bày: Công ty Phú Mỹ chỉ định công ty Orange làm nhà thầu cung cấp dịch
vụ thiết kế cho mình. Sau khi kí kết cồn ty Orange đã triển khai ngay các công việc theo hợp
đồng công ty Phú Mỹ đã thực hiện thanh toán lần 1, 2. Công ty Orange đã hoàn tất và bàn giao

9
cho công ty Phú Mỹ, công ty Phú Mỹ không có phản hồi gì nhưng không thanh toán cho công ty
Orange.

Công ty Phú Mỹ trình bày: Xác nhận hợp đồng giữa hai bên. Do bàn thảo còn sơ sài nên trong
cuộc họp qua mạng với công ty Orange, công ty Phú Mỹ đã báo cho công ty Orange trì hoãn thi
công. Công ty Orange đã chỉnh sửa bản vẽ 2 lần những vẫn không đạt yêu cầu nên công ty Phú
Mỹ đã phải thuê công ty khác tiếp tục hoàn thành.

Quyết định của Tòa án:

Tòa sơ thẩm: chấp nhận 1 phần đơn khởi kiện của công ty Orange, chấm dứt hợp đồng dịch vụ
giữa 2 công ty, buộc công ty Phú Mỹ thanh toán 3.720.448.347đ.

Tòa phúc thẩm: giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Toà giám đốc thẩm: hủy bản kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 127/2011/KDTM-PT và
bản án sơ thẩm 08/2011/KDTM-ST giao cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử theo
pháp luật.

Cơ sở pháp lý:

Khoản 3 Điều 291 Thực hiện nghĩa vụ không được phân chia theo phần.

Khoản 3 Điều 297 Hiệu lực đối kháng với người thứ ba

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Quyết định: số 75/2012/DS-GĐT


Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Sanh

Bị đơn: Anh Nguyễn Văn Dư

Ông Nguyễn Văn Sanh trình bày: Vợ chồng anh Dư, chị Chúc có chuyển nhượng cho ông
100m2 đất thổ cư trị giá 160.000.000đ có xác nhận của trưởng khu và UBND xã. Ông trả tiền
cho vợ chồng anh Dư làm 2 lần, 1 lần tại Ngân hàng Công thương, số còn lại trả cho chị Chúc
cùng ngày. Sau, ông lên UBND làm thủ tục chuyển nhượng QSDĐ thì vợ chồng anh Dự không
ký vào hợp đồng.

Anh Nguyễn Văn Dư trình bày: Vợ chồng anh có vay ông Sanh 160.000.000đ đã thế chấp giấy
chứng nhận QSDĐ để làm tin, sau khi vay được vài tháng thì vợ chồng anh đem tiền đến trả
nhưng ông Sanh không nhận. Anh thừa nhận có viết giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Sanh
nhưng hôm đó vợ anh đi nên anh đã ký thay cho chị Chúc. Ông Sanh nên tháo dỡ công trình trên
mảnh đất đó và trả lại cho vợ chồng anh.

10
Quyết định của các cấp xét xử:

Tòa án sơ thẩm: công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyển sử dụng đất giữa ông Sanh với anh
Dư, chị Chúc, giao anh Sanh sử dụng thửa đất diện tích 100m2. Bác đơn của anh Dư, chị Chúc
yêu cầu anh Sanh trả lại thửa đất 100m2

Tòa án phúc thẩm: tuyên bố giao dịch giữa anh Dư, chị Chúc, ông Sanh là vô hiệu, buộc ông
Sanh trả lại đất cho anh Dư, chị Chúc, giao anh Dư, chị Chúc sử dụng nhà xưởng lập trên diện
tích 100m2 đất, buộc anh chị trả lại và bồi thường cho ông sanh tổng cộng 571.755.000 đ

Tòa giám đốc thẩm: chấp nhận hợp đồng chuyển nhượng quyển sử dụng đất.

Cơ sở pháp lý:

Khoản 2 Điều 291 Thực hiện nghĩa vụ không được phân chia theo phần.

Khoản 3 Điều 297 Hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 3

KHAI NIỆM TÀI SẢN

Bản án: số 06
Ông Hai kiện ông Thái để yêu cầu ông Thái trả lại “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất’’. Tòa
sơ thẩm đình chỉ giải quyết vụ án vì cho rằng “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” không phải
là tài sản, không thể xem đây là loại giấy tờ có giá nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của
tòa nhưng ông Hai kháng cáo. Tòa phúc thẩm tiếp tục đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn
khởi kiện cho ông Hai.

Cơ sở pháp lý:

Điều 105 Tài sản

Điều 115 Quyền tài sản

BITCOIN

Bản án: số 22/2017/HC-ST:


Ông Cường kiện Chi cục trưởng chi cục thuế Bến Tre vì đã truy thu tiền thuế về việc ông Cường
mua bán tiền ảo. Tòa án cho rằng: Khung pháp lý về tiền kỹ thuật số đang hoàn thiện và chưa có
văn bản nào quy định về điều này.

11
 Quyết định: chấp nhận việc khởi kiện của ông Cường và việc truy thu thuế của chi cục
thuế Bến Tre là sai.
Quan điểm của Tòa án là không xem tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hóa và mua bán tiền
kỹ thuật số (tiền ảo) là kinh doanh hang hóa được pháp luật cho phép và phải chịu thuế.
Quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin là có cơ sở vì căn cứ vào Điều 105 BLDS năm 2015
quy định về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản
hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
BLDS năm 2015 không định nghĩa cụ thể vật, tiền và giấy tờ có giá là gì? Liệu rằng tiền ảo
(Bitcoin) có được xem là tiền hay không? Hay tiền trong quy định về tài sản chỉ bao gồm nội tệ
và ngoại tệ? Các loại giấy tờ có giá cũng không được định nghĩa một cách rõ ràng mà chỉ liệt kê
một số loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu,…

TÌNH HUỐNG GHE XOÀI:


Bà Dung có mua của bà Thủy 01 ghe xoài tri ̣giá 16.476.250 đồ ng. Tuy nhiên ghe xoài này đã bi ̣
hư do cháy chợ sau khi bà Dung nhận hàng và bà Dung từ chố i thanh toán tiề n mua với lý do là
viê ̣c rủi ro.

 Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài cho bà Thuỷ.
Căn cứ theo Điều 441 BLDS 2015: “Bên bán phải chịu rủi ro đối với tài sản trước khi
tài sản được giao cho bên mua, bên mua phải chịu trách nhiệm vơi tài sản kể thừ thời điểm
nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác và luật có quy định khác. ”
Điều 223 BLDS 2015: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng
cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì
có quyền sở hữu tài sản đó.”
Điều 162 BLDS 2015:
“1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi
quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác.”

12
CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU:

Quyết định: số 111/2013/DS-GĐT


Gia đình chị Vân ở lại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị Vân ở, sau này bố
chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phái nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân
từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh, đến năm 2004 cụ Hảomới có đơn khởi
kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở
hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị vân đã ở lại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình
liên tục công khai.

Cơ sở pháp lý:

Điều 236: Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn
cứ pháp luật Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì
trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác.

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 4

ĐÒI ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA

Quyết định: số 123/2006/DS-GĐT


ông Tài gửi đơn khởi kiện lên Tòa án yêu cầu ông Thơ phải trả lại trị giá 2 mẹ con con trâu cho
ông Tài. Tòa sơ thẩm xác định con trâu và con nghé là của ông Tài và ông Thơ phải hoàn trả giá
trị mẹ con con trâu cho ông Tài. Tòa phúc thẩm quyết định ông Thơ phải hoàn trả giá trị con
nghé, còn con trâu cái là ông Tài phải khởi kiện ông Dòn (vì lúc này ông Dòn là chủ sở hữu).
Tòa án tối cao sau khi xem xét, hủy bản án phúc thẩm, giao cho Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai
xét xử phúc thẩm lại.

ĐÒI BẤT ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA

Quyết định: số 94/2013/DS-GĐT


Năm 1973, vợ chồng ông Ba đã mua căn nhà số 2 Nguyễn Thái Học của cụ Cậy có giấy viết tay,
nay cụ Cậy còn sống và đã xác nhận. Năm 1977, khu vực 6 đã dùng nhà này làm nơi hội họp và
trường mẫu giáo. Sau đó, vợ chồng Ba chết, con cái li tán. Năm 1991 con cụ làm đơn khiếu nại
ông Vĩnh vì đã sống và làm nhà mới trên đất của bố mình. Thực tế, trước đó ngôi nhà này đã

13
được bà Nhân (con ông Ba) bán hay là cho khu vực 6 mượn thì vẫn chưa được làm rõ. Tòa sơ
thẩm lần 1 đã chấp nhận đơn khởi kiện, con cụ Ba được hưởng thừa kế, nhận số tiền đền bù đất.
Tòa phúc thẩm lần 1 hủy bản án sơ thaame lần 1. Tòa án sơ thẩm lần 2 xác định ông Vĩnh được
trọn quyền sở hữu ngôi nhà. Tòa án phúc thẩm lần 2 không chấp nhận đợn khởi kiện của các con
ông Ba về việc đòi căn nhà. TAND tối cáo đã kháng nghị cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm,
giao lại hồ sơ cho Tòa án tỉnh Bình Định xét sơ thẩm lại.

LẤN CHIẾM TÀI SẢN LIỀN KỀ

Quyết định: số 617/2011/DS-GĐT:


Thửa đất số 53 của ông Trụ, bà Nguyên liền kề thửa số 76 của ông Hòa. Năm 1995, ông Hòa
được cấp phép xây dựng nhà 2 tầng. Năm 2002, ông Hòa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng 184m2 đất thửa 76. Khi sửa chữa nhà, ông Hòa phần không gian, mặt đất, lòng đất của ông
Trụ. Tòa sơ thẩm, phúc thẩm buộc ông Hòa tháo dỡ 4 ô văng cửa sổ, 1 máng bê tông nhưng
không giải quyết vụ ống thoát nước. Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm;
giao lại cho Tòa thị xã Trà Vinh xét xử sơ thẩm lại.

Quyết định: số 23/2006/DS-GĐT:


Ông Trê tranh chấp 185m2 đất với ông Hậu. Đất đã được cấp giấy chứng nhận cho ông Trê
quyền sử dụng vào năm 1994. Ông Hậu đã lấn chiếm 52,2m2 đất để xây nhà chính, 18,5m2 xây
nhà phụ và 10,17m2 phần không gian máng xối. Tòa án sơ thẩm, phúc thẩm chưa giải quyết
phần máng xối và nhà phụ. Tòa án tối cao hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm; giao cho Tòa án tỉnh
CM xét xử sơ thẩm lại.

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 5

DI SẢN THỪA KẾ

Quyết định: số 30/2013/DS-GDT


Vợ chồng cố Thái Anh, cố Liêng có tạo lập được 2 căn nhà (số 5 Hoàng Hoa Thám và số 122
Nguyễn Hùng Sơn). Sau khi chết, họ không để lại di chúc. Căn nhà số 5, hai cố cho con thứ -
Thái Tri, còn nhà số 122 cho con trưởng – Thuần Hy. Về sau, có sự tranh chấp căn nhà số 122
giữa các cháu và con của cụ Thái Tri và cụ Thuần Hy, bên nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế di
sản.

Quyết định của các cấp xét xử:

14
Tòa sơ thẩm lần 1 bác yêu cầu của nguyên đơn; Tòa phúc thẩm lần 1 hủy bản án sơ thẩm lần
1.

Tòa sơ thẩm lần 2 xác định căn nhà số 122 là di sản; Tòa phúc thẩm lần 2 xác định căn nhà số
122 của cụ Hy.

VKS kháng nghị bản án sơ-phúc thẩm lần 2, yêu cầu Hội đồng thẩm phán chấp thuận theo
hướng giải quyết của VKS.

Tòa án Nhân dân Tối cao không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKS; giữ nguyên bản
án dân sự phúc thẩm lần 2.

Cơ sở pháp lý:

Điều 612 BLDS 2015 Di sản

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN

Án lệ: số 16/2017
Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa
kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng

Tài sản chung của ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G là 1 ngôi nhà cấp 4 diện tích đất 398m2.
Năm 1984, ông N chết (trước khi chết không để lại di chúc), bà G là anh T quản lí và sử dụng
nhà đất trên. Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m2
trong tổng diện tích 389m2 của thửa đất trên, phần diện tích còn lại của thửa đất là 267,4m2.
Năm 1991, bà Phùng Thị G được cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m2, bà
Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G
chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết nhưng không phản
đối có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để trang trải cuộc sống của bà và các con. Tháng 3/2010
bà Phùng Thị G đã lập di chúc để lại cho chị Phùng Thị H1 diện tích đất 90m2. Các nguyên đơn
yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc.

Quyết định của các cấp xét xử:

Bản án dân sự sơ thẩm: chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của chị H1, buộc anh T có
trách nhiệm thanh toán cho chị H1 số tiền 340.000.000đ. Không chấp nhận yêu cầu của chị N1,
H2, P khởi kiện chia thừa kế theo pháp luật.

15
Bản án dân sự phúc thẩm: chấp nhận yêu cầu chia thừa kế. Giao cho anh T và người đại diện
theo pháp luật diện tích 267,4m2.

Tòa tối cao: hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm.

Cơ sở pháp lý:

Điều 615 BLDS 2015 Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Khoản 3 điều 422 BLDS 2015 Chấm dứt hợp đồng

Điều 372 BLDS 2015 Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ

NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN

Quyết định: số 26/GĐT


Cụ Phúc (chết năm 1999) và cụ Thịnh ( chết năm 2007) có 6 người con gồm có: Vũ, Oanh,
Dung, Thu (những người này là nguyên đơn),Vi (định cư tại Đức), và Ông Vân (bị đơn). Khi cụ
Phúc chết không để lại di chúc. Tài sản giữa cụ Phúc và cụ Thịnh tạo lập được gồm nhà, đất tại
708 Ngô Gia Tự. Trước khi chết cụ Phúc có ý nguyện bán nhà, đất tại 708 Ngô Gia tự sau đó
chia cho các con trai mỗi người 100 triệu, con gái mỗi người 30 triệu. Sau khi cụ Phúc chết vì
một số lý do bà Oanh, Bà Dung và Bà Thu đã nhận của ông Vân 30 triệu và phải kí xác nhận số
tiền đã nhận với yêu cầu từ ông Vân là không được đòi hỏi gì từ ngôi nhà trên. Bên cạnh đó Cụ
thịnh đã để lại di chúc với nội dung cho ông Vân hưởng toàn bộ di sản của cụ là ½ nhà đất số
708 Ngô Gia Tự và phần tài sản mà cụ Thịnh được hưởng từ Cụ Phúc.

Quyết định của cấp xét xử

Tại bản án sơ thẩm xác định nhà đất là tài sản của cụ Phúc, cụ Thịnh; xác nhận di chúc của cụ
Thịnh là hợp pháp; bác bỏ yêu cầu đòi thừa kế của bà Oanh, Dung; không chấp nhận yêu cầu đòi
chia bằng hiện vật của ông Vũ; giao cho ông Vân đươc quyền sử dụng nhà đất và phải trại lại
phần thừa kế của ông vi là 150 triệu, trả cho ông Vũ 110 triệu

Tại bản phúc thẩm sửa lại một phần bản án sơ thẩm : chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của bà
oanh, bà dung; Giao cho ông Vân sử dụng nhà đất và phải kí trả phần thừa kế cho ông vi:150
triệu,ông vũ 110 triệu; bà oanh và bà dung mỗi người 40 triệu.

Tại tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho tòa án
nhân dân xét xử lại vì diện tích đất không được xác định rõ ràng, và công chăm sóc cha mẹ của
ông vân, công nuôi dưỡng cha mẹ ( là lúc ông Vi gửi tiền từ Đức về cho cha mẹ không phải bán

16
căn nhà) của ông Vi cũng không được xác định rõ, và số tiền chia cho các đồng thừa kế là chưa
hợp lý.

Cơ sở pháp lý:

Điều 372 BLDS 2015 Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ

Khoản 3 Điều 422 BLDS 2015 Chấm dứt hợp đồng

Điều 615 BLDS 2015 Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ

Bản án: số 258


Cố Tuyền (chết năm 1945) và cố Sụn (chết năm 2007) sinh được 4 người con là cụ Duyên, cụ
Mười, cụ Lệnh (hi sinh năm 1970) và cụ Miến. Các cố có để lại di sản là diệc tích 758 m 2 đất tại
thửa 388, Tờ bản đồ số 4 tại thôn Sáu Phiên, xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải
Phòng. Di sản để lại có nguồn gốc của cố Tuyền và cố Sụn. Tuy nhiên, trước đây, diệc tích đất
chỉ khoảng 100 m2, trong quá trình sử dụng, bà Tám (vợ ông Lệnh) cùng con gái và con rể mình
là bà Hiền và ông Kiến đã khai hoang, mở rộng diệc tích đất như bây giờ.

Tại thời điểm Tòa án sơ thẩm giải quyết vụ việc trên BLDS 2015 chưa có hiệu lực, thời hiệu
chưa thừa kế đã hết. Nhưng khi giải quyết theo trình tự phúc thẩm thì BLDS 2015 đã có hiệu
lực. Theo đó thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản vẫn còn hiệu lực.
Quyết định của cấp xét xử:
Hủy một phần bản án sơ thẩm về việc yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và yêu
cầu chia thừa kế đối với di sản.
Cơ sở pháp lý:
Điều 623 BLDS 2015 Thời hiệu thừa kế
Khoản 2 Điều 184 BLDS 2015 Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

THỜI HIỆU THỪA KẾ

Bản án: số 127


Nguyên đơn: Cụ Lâm Thị Hường ( người đại diện theo pháp luật bà Nguyễn Thanh Hương )
Cụ Phan Thị Ngọc Mẫn ( người đại diện theo pháp luật ông Nguyễn Huy Minh )
Bị đơn: cụ Nguyễn Thị Tý

17
Cụ Quých và Khuyên có 9 người con, hiện nay chỉ còn có hai người con là Tuyết và Tý. Năm
1975, cụ cho ông Tiến, bà Tý thuê nhà gỗ 5 gian, diện tích 50m2 tại thửa số 4 tờ bản đồ số 3 tỉnh
Hà Đông ( nay thuộc Hà Nội ). Sau đó, ông Tiến được hai cụ nhận làm con nuôi. 10/7/1973 Cụ
Khuyên lập giấy giao đất cho ông Tiến có xác nhận của chính quyền địa phương, cháu và con
trưởng của cụ Khuyên. 10/5/1984, vợ chồng ông Tiến, ông Thông, ông Thọ kí vào “ giấy
chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Sau đó hợp thức hoá và sang tên. Thời điểm đó không ai
phản đối. 2/11/2007, cụ Lâm Thị Hường và ông Nguyễn Minh Huy khởi kiện cụ Nguyễn Thị Tý
yêu cầu đòi nhà đất ở nhờ và chia di sản thừa kế

Quyết định của các cấp xét xử:


Toà án cấp sơ thẩm cho rằng ông Minh, bà Hãng sống ở nước ngoài nên không được kiện.
Toà án cấp phúc thẩm cho rằng ông Minh, bà Hãng không sống ở nước ngoài nên được kiện,
nhưng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện vì ngôi nhà không là di sản cụ Khuyên và cụ Quých.
Toà án nhân dân cấp cao không chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia thừa kế, ngừoi có quyền và
nghĩa vụ liên quan.
Cơ sở pháp lý:
Điều 623 BLDS 2015 Thời hiệu thừa kế

BUỔI THẢO LUẬN THỨ 6

VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ.

Bản án: số 83/2009/DSPT


Nguyên đơn: Ông Nguyễn Thành Hiếu

Bị đơn: Bà Đặng Thị Trọng

Ông Nguyễn Này và bà Đặng Thị Trọng là vợ chồng hợp pháp kết hôn từ năm 1970. Ông Này
có quan hệ trai gái với bà Nguyễn Thị Tâm sinh ra 3 người con là Hiếu, Trung, Việt. Tài sản
chung của ông Này và bà Trọng là nhà đất có diện tích 225m2. Ngày 16/11/2008, ông Này qua
đời. Trước khi qua đời, vào ngày 19/12/2007 ông Này lập giấy giao quyền thừa kế toàn bộ nhà
đất thuộc quyền sở hữu chung của ông với bà Trọng cho Nguyễn Thành Hiếu. Đến nay, Hiếu chỉ
xin ½ lô đất để sử dụng nhưng bị bà Trọng bác bỏ. Từ đó xảy ra tranh chấp.

Quyết định của các cấp xét xử

Tại bản án dân sự sơ thẩm:

18
Chấp nhận yêu cầu của ông Hiếu về việc tranh chấp di sản thừa kế. Bà Đặng Thị Trọng được
nhận toàn bộ tài sản nhà đất có diện tích 225m2. Bà Trọng có trách nhiệm thối chênh lệch cho
ông Hiếu số tiền 78.795.000đ được chia và được nhận từ tài sản theo di chúc. Ngoài ra, còn
tuyên án phí và quyền kháng cáo của các bên đương sự.

Tại bản án phúc thẩm:

Bà Đặng Thị Trọng và các đương sự xin rút toàn bộ kháng cáo. Việc này là tự nguyện không
ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của người khác nên được chấp nhận.

Giữ nguyên quyết định của án sơ thẩm và quyết định mức án phí.

Cơ sở pháp lý

Điều 630 BLDS Di chúc hợp pháp

Điều 632 BLDS Người làm chứng cho việc lập di chúc.

VỤ ÁN TRANH CHẤP VÀ THỪA KẾ TÀI SẢN

Quyết định: số 874/2011/DS-GĐT


Nguyên đơn: Ông Đỗ Văn Quang

Bị đơn: Bà Hoàng Thị Ngâm

Ông Quang là con của cụ Hựu và cụ Sách vào năm 1954. Trước đó, cụ Hựu cũng đã kết hôn với
cụ Hằng (đã mất vào năm 1950) và có 2 người con chung là ông Hồng (đã hi sinh năm 1968) và
bà Lựu. Cụ Hựu chết ngày 06-02-2005. Di sản để lại gồm thửa đất 56 diện tích 210m2, thửa đất
54 diện tích 462m2 và thửa đất 57 diện tích 526m2. Hiện tại do bà Ngâm- vợ ông Hồng quản lý
và được cấp giấy chứng nhận đất đối với các thửa đất trên. Khi kê khai đăng ký quyền sử dụng
đất bà Ngâm đã xuất trình di chúc của cụ Hựu lập năm 1998 với nội dung để lại tài sản, đất cho
bà Ngâm và bà Lựu. Ông Quang cho rằng bản di chúc trên là không hợp pháp nên yêu cầu chia
theo thừa kế.

Quyết định của các cấp xét xử:

Tại bản án dân sự sơ thẩm:

Chấp nhận yêu cầu của ông Quang về việc mở thừa kế di sản của cụ Hựu để lại, xác định thời
điểm mở thừa kế là thời điểm cụ Hựu mất và xác định cụ chết có để lại di sản bằng văn bản lập
ngày 25-11-1998. Hủy một phần di chúc của cụ phán quyết qúa quyền tài sản chung của dọng

19
họ Đỗ và đồng thời chấp nhận một phần di chúc của cụ Hựu để lại cho bà Ngâm và bà Lựu thừa
hưởng.Và còn bác yêu cầu chia thừa kế di sản cụ Hựu để lại theo páp luật của ông Quang.

Tại bản án dân sự phúc thẩm:

Bác yêu cầu kháng cáo của ông Quang, giữ nguyên bản án sơ thẩm và bác tất cả các yêu cầu
khác của đương sự.

Theo thủ tục giám đốc thẩm:

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đồng ý với yêu cầu kháng nghị của TANDTC xét xử hủy bản án
phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án sơ thẩm xét xử lại.

Cơ sở pháp lý:

Điều 630 BLDS 2015 Di chúc hợp pháp

VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ

Vụ án: số 359/2013/DS-GĐT
Nguyên đơn: Cụ Lê Thanh Quý

Bị đơn: ông Nguyễn Hữu Dũng và ông Nguyễn Hữu Lộc.

Cụ Quý và cụ Hương kết hôn năm 1955 và có 12 con chung, tạo lập được bất động sản bao gồm
nhà và đất tại số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận. Ngày 06/04/2009, cụ
Hương chết, có để lại di chúc có nội dung chia toàn bộ căn nhà và đất số 302 cho 5 người con là
Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng và Quảng Thị
Kiều, di chúc đã được công chứng tại phòng công chứng số 4 TPHCM.

Nay cụ Quý khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng cụ ra làm 2 phần, được hưởng ½
giá trị căn nhà bằng hiện vật, 2/3 suất thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ Hương để lại.

Ông Lộc và Ông Dũng không có ý kiến gì đối với yêu cầu của cụ Quý đối với phần tài sản
chung của 2 cụ, tuy nhiên, căn nhà hiện nay do 2 ông quản lý và sử dụng, xin cụ Quý được
hưởng một phần vì không còn chỗ ở khác.

Quyết định của các cấp xét xử:

Tại bản án dân sự sơ thẩm:

Công nhận căn nhà số 302 Nguyễn Thượng Hiền là tài sản chung của cụ Hương và cụ Quý.

20
Cụ Quý được hưởng ½ căn nhà 302 Nguyễn Thượng Hiền, ½ giá trị tiền xây dựng nhà, ngoài ra
còn được hửơng thừa kế của cụ Hương 18,8m2 diện tích đất và giá trị tiền xây dựng nhà.

5 người con được đề cập trong di chúc của cụ Hương và 2 con là Minh Trí và Kiều Nga mỗi
người được hưởng 64,3m2 đất và giá trị tiền xây dựng nhà của căn nhà 302 Nguyễn Thượng
Hiền.

Cơ sở pháp lý

Điều 643 BLDS 2015 Hiệu lực của di chúc.

Điều 644 BLDS 2015 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

VỀ VẤN ĐỀ DI CHÚC CỦA VỢ CHỒNG

Bản án: sô 14/2017/DSST


Nguyên đơn: Bà Hoàng Thị H

Bị đơn: Anh Hoàng Tuyết H

Ông X và bà H kết hôn năm 1960 có với nhau 4 người con là anh H, anh H1, anh H2 và anh H3.
Vợ chồng bà có khối tài sản chung là quyền sử dụng thửa đất số 76 với diện tích 967,4 m². Ngày
10/08/2015 hai vợ chồng lập di chúc chung của vợ chồng do ông X viết có nội dung là giao toàn
bộ toàn bộ tài sản cho con là anh H1. Sau khi ông X chết các anh H, H2, H3 không công nhận di
chúc trên là hợp pháp và đòi chia di sản.

Quyết định của các cấp xét xử

Quyết định của Viện kiểm sát:

Công nhận di chúc của ông Hoàng Minh X, bà Hoàng Thị H viết ngày 10/8/2015 là hợp pháp.
Về án phí: Bà H không phải chịu án phí DSST. Anh H, anh H2 phải chịu án phí theo quy định
của pháp luật.

Quyết định của Tòa án:

Công nhận di chúc chung của ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H viết ngày 10/8/2015 là
hợp pháp. Không chấp nhận yêu cầu của anh Hoàng Tuyết H và anh Hoàng Quốc H2 đòi chia di
sản của ông Hoàng Minh X.

21
Bà Hoàng Thị H không phải chịu án phí DSST. Anh Hoàng Tuyết H, anh Hoàng Quốc H2 phải
chịu án phí theo quy định pháp luật.

Cơ sở pháp lý

Điều 630 BLDS 2015 Di chúc hợp pháp

Điều 663 BLDS 2005 Di chúc chung của vợ chồng

DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG

Bản án: số 211/2009/DSPT


Nguyên đơn: Anh Phan Văn Được

Bị đơn: Anh Phan Văn Tân, Chị Phan Thị Hương

Ông Phan Văn Mười (chết năm 1972) và bà Nguyễn Thị Lùng (chết năm 2005) là vợ chồng, hai
người có 7 người con là Thảo, Tân, Xuân, Nhành, Hoa, Được, Hương. Di sản để lại là 1 căn nhà
cấp 4 diện tích khoảng 100 mét vuông tại khi Kim Sơn, thị trấn Long Thành. Ngày 8/7/2004 bà
Lùng lập di chúc để lại nhà đất cho 7 người con đồng thời thừa hưởng để thờ cúng cho mẹ, anh
Được quản lý sử dụng. Anh Tân và chị Hương yêu cầu để căn nhà và đất như hiện tại là tài sản
chung của 7 người.

Quyết định của tòa án:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Được đối với anh Tân và chị Hương cùng những người có
nghĩa vụ liên quan về việc Tranh chấp di sản thừa kế. Giao cho anh Được quyền sở hữu, sử
dụng căn nhà diện tích 57,25 mét vuông. Anh Được phải có trách nhiệm thanh toán giá trị di sản
thừa kế cho anh Tân và chị Hương mỗi người số tiền 37.424.000 đồng.

Cơ sở pháp lí:

Điều 645 BLDS 2015 Di sản dùng vào việc thờ cúng

Khoản 3 Điều 648 BLDS 2005 Quyền của người lập di chúc

Điều 670 BLDS 2005 Di sản dùng vào việc thờ cúng

22
BUỔI THẢO LUẬN THỨ 7

Bản án: số 20/2009/DSPT


Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Khiết,Nguyễn Thị Khiết,
Nguyễn Thị Triển.

Bị đơn: Ông Nguyễn Tất Thăng

Ông Thát có hai vợ, vợ thứ nhất là cụ Tần có bốn người con: Ông Thăng, bà Bằng,bà Khiết, bà
Triển.Vợ hai là cụ Thứ có con là bà Tiến. Tài sản của cụ Thát và cụ Tần là 5 gian nhà ngói cổ, 2
gian nhà ngang, bếp, chuồng trâu, sân, ao…Khi chết 2 cụ không để lại di chúc nhưng ông Thăng
lại cho rằng đây là đất tổ tiên để lại cho ông và ông đã đứng tên số di sản trên. Nay bà Bằng,
Khiết, Triển,và bà Tiến đòi chia thừa kế.

Quyết định của các cấp xét xử:

Tòa dân sự sơ thẩm quyết định: Bác bỏ đơn kiện yêu cầu của các nguyên đơn đối với ông
Thăng.

Tòa dân sự phúc phẩm quyết định: Hủy bản án dan sự sơ thẩm, chấp nhận đơn yêu cầu chia
thừa kế của các nguyên đơn đối với ông Thăng về việc yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ Thát,
cụ Tần, cụ Thứ,.

Cơ sở pháp lý: Điều 651 BLDS 2015

VỀ VẤN ĐỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ.

Bản án: số 83/2009/DSPT


Nguyên đơn: Ông Nguyễn Thành Hiếu

Bị đơn: Bà Đặng Thị Trọng

Ông Nguyễn Này và bà Đặng Thị Trọng là vợ chồng hợp pháp kết hôn từ năm 1970. Ông Này
có quan hệ trai gái với bà Nguyễn Thị Tâm sinh ra 3 người con là Hiếu, Trung, Việt. Tài sản
chung của ông Này và bà Trọng là nhà đất có diện tích 225m2. Ngày 16/11/2008, ông Này qua
đời. Trước khi qua đời, vào ngày 19/12/2007 ông Này lập giấy giao quyền thừa kế toàn bộ nhà
đất thuộc quyền sở hữu chung của ông với bà Trọng cho Nguyễn Thành Hiếu. Đến nay, Hiếu chỉ
xin ½ lô đất để sử dụng nhưng bị bà Trọng bác bỏ. Từ đó xảy ra tranh chấp.

Quyết định của các cấp xét xử

23
Tại bản án dân sự sơ thẩm:

Chấp nhận yêu cầu của ông Hiếu về việc tranh chấp di sản thừa kế. Bà Đặng Thị Trọng được
nhận toàn bộ tài sản nhà đất có diện tích 225m2. Bà Trọng có trách nhiệm thối chênh lệch cho
ông Hiếu số tiền 78.795.000đ được chia và được nhận từ tài sản theo di chúc. Ngoài ra, còn
tuyên án phí và quyền kháng cáo của các bên đương sự.

Tại bản án phúc thẩm:

Bà Đặng Thị Trọng và các đương sự xin rút toàn bộ kháng cáo. Việc này là tự nguyện không
ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của người khác nên được chấp nhận.

Giữ nguyên quyết định của án sơ thẩm và quyết định mức án phí.

Cơ sở pháp lý

Điều 630 BLDS Di chúc hợp pháp

Điều 632 BLDS Người làm chứng cho việc lập di chúc.

Quyết định: số 213/2013/DS-GĐT


Nguyên đơn: bà Tô Thị Cục ( cháu bà Kiều)

Bị đơn: Đặng Thị Bé (cháu ngoại của ông Thọ)

Nguồn đất tranh chấp là của cụ Lương Thị Chính và cụ Phạm Văn Lõi để lại. Hai cụ có bảy
người con trong đó có trong đó có ông Phạm Văn Thọ và bà Phạm Thị Kiều. Cụ Chính và cụ
Lõi chết không để lại di chúc, cũng chưa phân chia cho ai, chỉ có họp mặt lại chia bằng miệng.
Nay bà Cục yêu cầu bà Bé trả lại phần đất tại thửa 94 tờ bản đồ số 33 và bà Bé không chấp
nhận.

Quyết định của các cấp xét xử:

Tại bản án dân sự sơ thẩm: Toà án nhân dân huyện Trảng Bàng, Tây Ninh đã quyết định
không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Cục đối với bà Bé, bà Bé được tiếp tục sử dụng phần
đất tranh chấp.

Tại bản án dân sự phúc thẩm: Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh đã giữ nguyên bản án dân sự sơ
thẩm.

24
Toà dân sự TANDTC xét xử giám đốc thẩm: Hủy bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự
sơ thẩm. Giao hồ sơ lại cho TAND huyện Trảng Bàng, Tây Ninh xét xử sơ thẩm lại vụ án theo
đúng quy định pháp luật.

Cơ sở pháp lí:

Điều 615 BLDS 2015 Người thừa kế theo pháp luật.

Điều 676 BLDS 2015 Pháp nhân

VẤN ĐỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Quyết định: số 509/2012/DS-GĐT


Nguyên đơn: Bà Lê Thị Sách

Bị đơn: Anh Nguyễn Chí Công

Cụ Nguyễn Văn Thiếp có 02 người vợ, vợ cả là cụ Lê Thị Sách, giữa cụ Sách và cụ Thiếp có 6
người con chung. Vợ thứ hai của cụ Thiếp là cụ Nguyễn Thị Điển, giữa cụ Thiếp và cụ Điển có
2 con chung. Anh Nguyễn Chí Công là con chung của cụ Thiếp và cụ Điển. Cụ Sách và cụ
Thiếp tạo lập được 1 căn nhà 3 gian và công trình phụ diện tích 507m2 và 287m2 đất ao. Ngày
8/7/2005 cụ Thiếp chết không để lại di chúc. Yêu cầu chia thừa kế cho pháp luật cho cụ Sách và
6 người con chung của cụ Sách và cụ Thiếp, không chia thừa kế cho cụ Điển và 2 con chung
giữa cụ Điển và cụ Thiếp trong đó có anh Công. Từ đó xảy ra tranh chấp.

Quyết định của các cấp xét xử

Tại bản án dân sự sơ thẩm:

Xác nhận tài sản để lại là tài sản chung của cụ Nguyễn Văn Thiếp và cụ Lê Thị Sách. Xác nhận
hợp đồng tặng cho tài sản ngày 3/8/1992 vô hiệu một phần.

Diện tích đất ao 253m2 chia cho cụ Lê Thị Sách, Nguyễn Thị Xung.

Ngoài ra Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo.

Tại bản án dân sự phúc thẩm:

Chấp nhận đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của bà Sách đối với anh công về việc chia thừa
kế di sản của ông Thiếp.

25
Chia tài sản chung vợ chồng ông Thiếp, bà Sách phần nhà đất mỗi người được hưởng
283.360.000đ. Phần đất ao mỗi người được hưởng là 57.400.000đ.

Ngoài ra Tòa án cấp phúc thẩm còn còn quyết định về án phí.

Cơ sở pháp lý

Điều 652 BLDS 2015 Thừa kế thế vị;

Điều 651 BLDS 2015 Người thừa kế theo pháp luật.

BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT

Bản án: số 01/2007/QĐST-VDS


Người yêu cầu: Bà Chung Mai Ngọc Thảo
Người bị tuyên bố là đã chết: Ông Mai Văn Hùng
Yêu cầu đương sự :
Bà Chung Mai NgọcThảo có yêu cầu tuyên bố ông Mai Văn Hùng hiện đã chết. Lý do là vì ông
Hùng mất tích nhiều năm từ 1995 đến nay.
Quyết định của tòa án
Chấp nhận yêu cầu bà Mai, tuyên bố ông Mai VănHùng đã chết. Ngày chết là ngày quyết định
có hiệu lực. Các quan hệ nhân thân, hôn nhân gia đình của ông Hùng được giải quyết như đối
với một người đã chết. Các quan hệ tài sản được giải quyết theo pháp luật về thừa kế.
Cơ sở pháp lý
Điều 71 BLDS Tuyên bố chết .
Điều 72 BLDS Quan hệ nhân thân bà quan hệ tài sản của người bị Tòa tuyên bố là đã chết

Quyết định: số 10/2009/TLST-DS


Bà Nhiều và ông Phúc tự nguyện kết hôn năm 1971, sau đó ông Phúc đột ngột bỏ đi ngày
21/6/2017, bà và gia đình chồng tìm kiếm nhưng không gặp. Nay yêu cầu tuyên bố ông Phúc đã
chết.
Quyết định tòa án: Tuyên bố ông Phúc chết từ ngày 21/6/1975, mọi quan hệ giải quyết như
người đã chết.
Căn cứ pháp lý: Điểm d khoản 1 Điều 81, Điều 82 BLDS 2005
Điều 71, Điều 72 BLDS 2015

26
BÀI TẬP THÁNG THỨ HAI

Bản án: số 133/2017/DSPT


Nguyên đơn: Ông Bùi Tiến Văn, Bà Nguyễn Thị Tằm

Bị đơn: Anh Bùi Tiến Dậu, Anh Bùi Tiến Bình

Anh Dậu nói với ông Văn, bà Tằm cho mượn trich lục đất để thế chấp vay ngân hàng lấy vốn
làm ăn, nhưng anh Dậu không làm vậy mà làm hợp đồng chuyển nhượng rồi lừa gạt để ông Văn
kí vào. Anh Dậu được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi có
tranh chấp xảy ra, anh Dậu đã đuổi ông Văn bà Tằm ra khỏi nhà, và đã làm hợp đồng tặng cho 3
người là anh Dậu, anh Bình và anh Tiến. Ông Văn, bà Tằm khởi kiện yêu cầu hủy 3 bản hợp
đồng tặng cho và đòi lại đất.

Quyết định của các cấp xét xử

Bản án dân sự sơ thẩm quyết định hủy 3 hợp đồng tặng cho; Ông Văn bà Tằm có thể liên hệ
Ủy ban nhân đân xã để làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bản án phúc thẩm quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với anh Dậu; xác định 3 hợp
đồng tặng cho là vô hiệu; Ông Văn bà Tằm có thể liên hệ Ủy ban nhân đân xã để làm thủ tục cấp
lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cơ sở pháp lý

Điều 117, 122, 123, 131 BLDS 2015

Điều 147, 148 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

TRANH CHẤP ĐÒI TÀI SẢN

Quyết định: số 382/2008/DS-GĐT


Nguyên đơn: Bà Dương Thị Thu Nga

Bị đơn: Ông Dương Cẩm Truyền

Ông Bình, bà Như chết có con nuôi là chị Nga. Tài sản của ông bà để lại là ngôi nhà 8/7 bic
Nguyễn Trãi. Vợ chồng ông Truyền là cháu của ông Bình, bà Như chuyển vào sống chung và
được bà Như lập di chúc cho lại căn nhà, di chúc do vợ chồng ông Truyền lập, được bà Như
điểm chỉ. Bà Kiều là em gái của ông Bình, có cho ông Bình, bà Như mượn 43 lượng vàng 24k,
vì vợ chồng ông Bình mất mà chưa thanh toán nên bà Kiều tự ý lấy giấy chứng nhận sở hữu nhà

27
và sử dụng đất của ông Bình, bà Như. Bà Phụng và ông Sanh là em của ông Bình, có yêu cầu
được chia di sản thừa kế. Bà Nga khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Truyền giao trả nhà đất, và bà
kiều giao trả giấy hộ khẩu, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và sử dụng đất của cha mẹ bà.

Quyết định của các cấp xét xử

Bản án sơ thẩm quyết định: Buộc vợ chồng ông Truyền giao trả nhà; vợ chồng ông Truyền
được lưu cư 6 tháng; buộc bà Kiều phải giao trả hộ khẩu và giấy chứng nhận sử dụng đất và sở
hữu nhà; bác yêu cầu của ông Sanh và bà Phụng; bác yêu cầu của bà Kiều về việc bà Nga phải
thanh toán 43 lượng vàng 24k do ông Bình vay.

Bản án phúc thẩm quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bản án dân sự sơ thẩm, bản án dân sự phúc thẩm và giao hồ
sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang xét xử sơ thẩm lại theo thủ
tục chung.

Cơ sở pháp lý

Điều 256, 298, 471, 653, BLDS

Điều 291, 297, 299 Bộ luật tố tụng dân sự

VỀ VIỆC TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ TÀI SẢN

Quyết định: số 545/2009/DS-GĐT ngày 26/10/2009:


Nguyên đơn: Bà Đỗ Thị Nguyệt (Bổn)

Bị đơn: Bà Đỗ Minh Thuyết (Ánh)

Cụ Kiệt và cụ Biết là vợ chồng và có hai người con là bà Nguyệt và bà Thuyết. Cụ Kiệt chết
năm 1998 không để lại di chúc, cụ Biết chết năm 2001. Từ 1997 đến 2001, cụ Biết có lập các
văn bản “Tờ truất quyền hưởng di sản” ngày 20/09/1997 truất quyền hưởng thừa kế của bà
Nguyệt cùng chồng và con nuôi; “Tờ di chúc” ngày 15/09/2000 để lại toàn bộ tài sản cho vợ
chồng bà Nguyệt và “Tờ di chúc” ngày 03/01/2001 để lại toàn bộ tài sản cho bà Thuyết, do cụ
Biết đọc trong tình trạng còn minh mẫn, không bị cưỡng ép, ông Thắng viết hộ, có điểm chỉ
đồng thời ông Dầm chứng kiến. Vợ chồng bà Nguyệt yêu cầu thừa kế di sản theo di chúc năm
2000; bà Thuyết yêu cầu hưởng di sản theo di chúc năm 2001hoặc để ông Hùng, ông Hoàng, bà
Diễm hưởng thừa kế theo di tặng 20/09/2000 vì thế xảy ra tranh chấp.

Quyết định của các cấp xét xử:

28
Tại bản án dân sự sơ thẩm quyết định:

Bác yêu cầu xin hưởng di sản của vợ chồng bà Nguyệt; chấp nhận yêu câù của bà Thuyết.

Tại bản án dân sự phúc thẩm:

Bác yêu cầu hưởng di sản của bà Nguyệt; Bác yêu cầu hưởng tài sản theo ý chí của di tăng
20/09/2000; chia di sản để lại cho bà Nguyệt và bà Thuyết.

Tại quyết định số 545/2009/DS-GĐT:

Hủy bản án DSST số 55/DSST ngày 14/11/2002 và bản án dân sự phúc thẩm số 263/2007/DSPT
ngày 04/10/2007. Giao hồ sơ cho TAND tỉnh Bình Dương xét xử phúc thẩm lại theo quy định
quốc luật.

Cơ sở pháp lý

Điều 621 BLDS 2015 Người không được quyền hưởng di sản

Điều 630 BLDS 2015 Di chúc hợp pháp

Điều 643 BLDS 2015: Hiệu lực của di chúc

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

ĐẠI DIỆN

Quyế t đinh:
̣ số 08/2013/KDTM-GĐT
Cơ sở pháp lý:
Điề u 134 (đố i tượng là đại diê ̣n hợp lê ̣) "Đại diện là viê ̣c cá nhân, pháp nhân (sau đây go ̣i chung
là người đại diện) nhân danh và vì lơ ̣i ić h của cá nhân hoă ̣c pháp nhân khác (sau đây gọi chung
là người đa ̣i diê ̣n) xác lâ ̣p, thực hiê ̣n giao dich
̣ dân sự.
Điề u 137 (quy định rõ hơn về đại diê ̣n của pháp nhân) "Một pháp nhân có thể có nhiề u người
đại diện theo pháp luâ ̣t và mỗi người đa ̣i diện có quyề n đa ̣i diê ̣n cho pháp nhân theo quy đinh ̣ ta ̣i
Điề u 140 & Điề u 141 của Bô ̣ luâ ̣t này".
Điề u 139 (hậu quả pháp lý của hành vi đại diê ̣n) "Người được đa ̣i diện có quyề n, nghiã vu ̣ phát
sinh từ giao dich ̣ dân sự do người được đa ̣i diê ̣n xác lâ ̣p".
Điề u 141 (phạm vi đại diê ̣n) (vì điề u luâ ̣t quá dài nên chỉ gói go ̣n theo câu từ của miǹ h) tức là
khẳ ng đinḥ nguyên tắ c người đa ̣i diê ̣n không đươ ̣c nhân danh người đươ ̣c đa ̣i diê ̣n để xác lâ ̣p

29
thực hiê ̣n giao dicḥ dân sự với chiń h mình hoă ̣c với người thứ ba mà mình cũng là người đa ̣i
diê ̣n của người đó.
 BLDS 2015 quy định có mô ̣t số điểm mới đáng kể và tiế n bô ̣ hơn so với BLDS 2005 ở
Điều 139, Điều 144. Vấ n đề nêu ra trong trường hợp đa ̣i diê ̣n hơ ̣p lê ̣ nói chung và với pháp nhân
nói riêng hiê ̣n nay trên thực tế phát sinh rấ t nhiề u bất cập, các vu ̣ viê ̣c có sự tranh chấ p, mâu
thuẫn xảy ra. Xuất phát từ các giao dich ̣ dân sự, hơ ̣p đồ ng mua bán, quyề n và lơ ̣i ích hơ ̣p pháp
của các bên nảy sinh, rấ t khó xác đinh
̣ ai là người đa ̣i diê ̣n hơ ̣p lê ̣ để đứng ra chiụ trách nhiê ̣m
trước các tình huố ng trên thực tế. Đồ ng thời vấn đề đă ̣t ra là quyề n và nghĩa vu ̣ phát sinh ấ y có
thuô ̣c thẩ m quyề n phạm vi đa ̣i diện hay không.

Quyế t đinḥ số 08/2013/KDTM-GĐT ngày 15/3/2013 của Hô ̣i đồ ng thẩ m phán Tòa án nhân dân
tố i cao đươ ̣c tóm tắ t như sau:
Nguyên đơn là Công ty liên doanh sản xuấ t thép Vinausteel kiê ̣n bi ̣đơn là Công ty cổ phầ n kim
khí Hưng Yên (HYM) về viê ̣c phía Công ty bi ̣đơn đã châ ̣m trễ trong viê ̣c giao hàng dẫn đến tổ n
thất cho Công ty Vinausteel. Nay Công ty Vinausteel yêu cầu bồ i thường thiê ̣t ha ̣i do phía Công
ty kim khí Hưng Yên gây ra là 8.681.106.883 đồ ng.
Quyết định của các cấp xét xử:
Ta ̣i bản án kinh doanh thương ma ̣i sơ thẩm số 04/2009/KDTM-ST ngày 18/02/2009, Tòa án
nhân dân tỉnh Bắc Ninh quyế t đinh: ̣ buô ̣c Công ty Hưng Yên phải bồ i thường thiê ̣t ha ̣i cho công
ty Vinausteel số tiề n là 8.843.958.225 đồ ng.
Ta ̣i bản án kinh doanh thương ma ̣i phúc thẩ m 102/2009/KDTM-PT ngày 15/7/2009 quyết
định: hủy bản án sơ thẩ m. Yêu cầ u tòa án sơ thẩ m giải quyế t la ̣i vụ án theo quy đinh ̣ của pháp
luâ ̣t.
Ta ̣i phiên tòa giám đố c thẩ m đã đưa ra quyết đinh ̣ hủy Quyế t đinh ̣ giải quyế t viê ̣c kháng cáo
đối với quyết đinh ̣ đình chỉ giải quyế t vụ án số 46/2010/QĐ-PT ngày 09/3/2010 của Tòa án phúc
thẩm Tòa án nhân dân tố i cao Hà Nô ̣i và Quyế t đinh ̣ đình chỉ giải quyế t vu ̣ án kinh doanh
thương ma ̣i số 05/2009/QD-ST ngày 15/12/2009 của Tòa án nhân dân tin ̉ h Bắ c Ninh. Giao hồ sơ
về cho Tòa án sơ thẩ m xét xử sơ thẩ m theo quy đinh ̣ của pháp luâ ̣t.

Quyết định số 10:


Nguyên đơn là Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam kiện bị đơn là Công ty cổ phần xây
dựng 16-Vinaconex. Ngày 14/5/2001 Ngân hàng TMCP Công thương đã cho Xí nghiệp xây
dựng 4-Công ty Xây dựng số II nay là Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex vay 2 tỷ đồng.
Nay Xí nghiệp xây dựng 4 không có khả năng trả nợ nên Ngân hàng đã xử lý phát mại một phần
tài sản thế chấp. Do xí nghiệp xây dựng 4 thuộc Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex nên
Ngân hàng yêu cầu công ty này phải có trách nhiệm thanh toán khoản nợ nêu trên và xử lý tài
sản thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ.

30
Quyết định của các cấp xét xử:

Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 01/2008/KDTM-ST ngày 27/10/2008 Tòa án
nhân dân tỉnh Nghệ An ra quyết định Công ty cổ phần xây dựng 16-Vinaconex phải thanh toán
cho ông Trần Quốc Toản số tiền là 75.000.000 đồng, hợp đồng bảo lãnh số 02/HĐCT ngày
10/5/2001 giữa Ngân hàng và ông Trần Quốc Toản vô hiệu.

Tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 95/2009 KDTM-PT ngày 07/7/2009 quyết
định giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Tại bản Quyết định giám đốc thẩm số 10/2013/KDTM-GĐT ngag 25/4/2013 quyết định hủy
bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 95/2009 KDTM-PT ngày 07/7/2009 và bản án kinh
doanh thương mại sơ thẩm số 01/2008/KDTM-ST ngày 27/10/2008. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa
án nhân dân tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 142 BLDS 2015

HÌNH THỨC SỞ HỮU TÀI SẢN, THỜI ĐIỂM MỞ THỪA KẾ, DIỆN THỪA KẾ VÀ THỪA
KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC.

Quyết định số 377/2008/DS-GĐT:


Vợ chông ông Lưu, bà Thẩm kết hôn hợp pháp có người con là chị Hương. Sau năm 1975, ông
Lưu vào Nam công tác tạo lập được căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, tp Mỹ Tho do ông
đứng tên riêng. Khi vào Nam, ông Lưu kết hôn với bà Xê, có làm thủ tục đăng ký kết hôn.
Trước khi chết ông Lưu có để lại di chúc cho bà Xê toàn bộ tài sản trên ( di chúc xác định hợp
pháp). Bà Xê yêu cầu được hưởng thừa kế theo di chúc, bà Thẩm thì yêu cầu được thừa kế theo
pháp luật.

Quyết định các cấp xét xử:

Tòa án sơ thẩm đã chia tài sản theo di chúc, Tòa án phúc thẩm theo hướng giải quyết của Tòa sơ
thẩm và chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
kháng nghị bản án phúc thẩm, có hướng giải quyết bảo vệ quyền lợi cho bà Thẩm.

Quyết định số 08/2013/DS-GDT:


Cụ Huệ có tạo lập được một căn nhà, có giấy chứng nhận của Sở xây dựng tỉnh Tiền Giang cấp.
Trước khi chết, cụ Huệ để lại di chúc cho ông Hà (con cụ Huệ). Ông Hà chết, không để lại di
chúc. Theo thỏa thuận (bà Ơn vợ ông Hà) được thừa kế toàn bộ tài sản này. Nhưng thực tế, bà
Chắc cùng cụ Thiệu (mẹ đẻ cụ Huệ) đã sống rất lâu trong ngôi nhà này nên bà Chắc không đồng
ý trả lại nhà đất cho bà Ơn và yêu cầu được công nhận đây là tài sản của bà.

Quyết định các cấp xét xử:


31
Tòa sơ thẩm-phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của bà Chắc. Viện kiểm sát kháng nghị, chỉ rõ
những sai sót của Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm. Đồng thời xem xét lại về quyền lợi của bà Chắc
trong công sức quản lí và bảo vệ nhà đất.

THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

Bản án số 2493
Bà Khót, ông Tâm là con của cụ Khánh và cụ Lầm; ông Nhật là con của cụ Khánh và cụ Ngọt.
Năm 2000, cụ Khánh chết và lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho ông Nhật. Nhưng tại thời
điểm mở thừa kế, bà Khót và ông Tâm yêu cầu được hưởng thừa kế của cụ Khánh theo quy định
của pháp luật về người thừa kế không theo nội dung của di chúc.

Quyết định của cấp xét xử

Tòa án không chấp nhận yêu cầu của bà Khót và ông Tâm vè việc hưởng thừa kế của cụ Khánh
theo quy định của pháp luật về người thừa kế không theo nội dung di chúc.

Cơ sở pháp lý:

Điều 639 BLDS 1995: Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

“Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết
để lại”

Điều 679 BLDS 1995: Người thừa kế theo pháp luật

“1- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi
của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột
của người chết;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột.

2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế
trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận
di sản.”

32
CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Quyết định số 619/DS – GĐT


Nguyên đơn: anh Lê Quốc Toản
Bị đơn: chị Lê Thị Thu và anh Lê Quốc Tuấn
Ông Lê Gia Minh có hai người vợ đó là bà Lê Thị Bằng và bà Nguyễn Thị Lan
Ông Lê Gia Minh và bà Nguyễn Thị Bằng có 2 người con chung đó là anh Lê Văn Vinh và chị
Lê Thị Xuyên
Ông Lê Gia Minh và bà Nguyễn Thị Lan có 5 người con chung đó là chị Lê Thị Thu, anh Lê
Quốc Tuấn, chị Lê Hồng Thúy, chị Lê Thiên Hương, anh Lê Quốc Toản
Trước khi chết ông Minh có lời dặn lại (“giấy di chúc của bố”) 55m2 đất tại 64 Trần Đăng Ninh
bán đi và chia cho chị Hương, chị Thúy, chị Thu, anh Toản, anh Tuấn, anh Vinh, chị Xuyên và
bà Lan
Sau khi ông Minh chết,10/1998 bà Lan chuyển nhượng 55m2 đất tại 64 đường Trần Đăng Ninh
và lập “di chúc thừa kế nhà ở” trong đó có để lại cho anh Lê Quốc Toản 10 cây vàng và căn
nhà 120 đường Cầu giấy. Di chúc này có chữ ký đề tên bà Lan và có Uỷ ban nhân dân phường
chứng thực
Tháng 4/2002 bà Lan viết giấy ủy quyền cho anh Toản được nhận giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà đất tại căn nhà 120 đường Cầu giấy, giấy ủy quyền có xác nhận của Uỷ ban nhân dân
phường.
Sau đó, tháng 4/2005, chị Thu đưa bà Lan đến Uỷ ban nhân dân phường trình “đơn hủy di
chúc” có nội dung: “..Tôi và các con tôi đồng ý: Hủy bỏ di chúc mà trước kia tôi đã viết
cho con trai tôi là Lê Quốc Toản”. Khi đó bà Lan vẫn tỉnh táo và nhận biết sự việc. Uỷ ban
nhân dân phường có lưu bản photo giấy hủy di chúc nhưng không xác nhận vào bản di chúc vì
bà Lan nhờ cháu bà viết và bà cùng các con ký ở nhà.
Tháng 8/2005, bà Lan chết, các con bà Lan đuổi vợ chống anh Toản ra khỏi nhà và không cho
vợ chồng anh ở tại căn nhà 120 đường Cầu giấy. Anh Tuấn, chị Thu là người quản lý căn nhà đã
cho người khác thuê làm cửa hàng bán quần áo. Chị Lê Thị Thu và anh Lê Quốc Tuấn cho rằng
trước khi mẹ anh chết, mẹ anh đã lập văn bản hủy di chúc do mẹ anh lập
=>Anh Lê Quốc Toản không đồng ý vì bản di chúc này không được công chứng, chứng thực,
không do mẹ anh viết, những người làm chứng trong văn bản này là những người thừa kế là
không hợp lệ với quy định pháp luật. Anh Lê Quốc Toản yêu cầu các anh chị em trong gia đình
trả lại cho anh căn nhà số 120 đường Cầu giấy theo di chúc mẹ anh để lại, yêu cầu anh Tuấn và
chị Thu trả lại cho anh tiền thuê căn nhà từ khi mẹ anh chết đến nay
Quyết định của cấp xét xử:
Sơ thẩm: Bác yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của bà Nguyễn Thị Lan về nhà đất 120 đường
Cầu giấy do anh Lê Quốc Toản kiện chị Thu và anh Tuấn

33
Phúc thẩm: Bác yêu cầu chia thừa kế theo di chúc của bà Nguyễn Thị Lan về nhà đất 120
đường Cầu giấy do anh Lê Quốc Toản kiện chị Thu và anh Tuấn
Giám đốc thẩm: Hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng cách làm của hai toàn trên là chưa
có căn cứ vững chắc và đưa ra hướng giải quyết như sau
Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa làm rõ: gia đình bà Lan đã thực hiện lời dặn của ông
Minh như thế nào; mỗi người con được chia bao nhiêu cây vàng; thực tế anh Toản được chia
bao nhiêu vàng? Có việc bà Lan dùng số vàng mà anh toản đươc chia để xây nhà 120 đường
Cầu giấy hay không?
Sau khi lập di chúc thì bà Lan lại làm “đơn hủy di chúc”, tuy nhiên “đơn hủy di chúc” lại không
do bà Lan viết mà lại do cháu bà Lan viết. Do đó cần làm rõ bà Lan có biết chữ hay không; nếu
biết chữ thì tại sao cháu bà Lan lại viết “đơn xin hủy di chúc” này; nội dung đơn có đúng ý chí
bà Lan hay không?
Nếu xác định di chúc bà Lan đã hủy bỏ thì cần căn cứ pháp luật về thừa kế để phân chia thừa kế
theo pháp luật, xem xét yêu cầu anh Toản về việc phân chia tiền thuê nhà tại số 120 đường Cầu
giấy
Cơ sở pháp lý:
Điều 626 BLDS 2015 Quyền của người lập di chúc
Điều 627 BLDS 2015 Hình thức của di chúc
Điều 630 BLDS 2015 Di chúc hợp pháp
Điều 632 BLDS 2015 Người làm chứng cho việc lập di chúc
Điều 634 BLDS 2015 Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Điều 640 BLDS 2015 Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

VỤ ÁN TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Bản án số 767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011


Nguyên đơn: Anh Dương Văn Đang (sn 1963)

Bị đơn: Ông Dương Văn Sáu (sn 1947) ủy quyền cho bà Đỗ Thị Hơn (sn 1951)

Năm 1994 cụ Dương Văn Trượng( ông nội) cho anh 3.530m2 đất thuộc thửa 543. 1/3/1997 cụ
Trượng lập di chúc cho anh 3.000m2 đất (trong tổng số diện tích nói trên). 1996 anh cho vợ
chồng ông Sáu (con cụ Trương) và bà Hơn 530m2 để canh tác. Nhưng hiện tại vợ chồng ông
đang canh tác 1.500m2 đất và cho rằng cụ Trương viết lại di chúc 1999 cho vợ chồng ông diện
tích đất này. Nhưng anh Đang không biết và không chấp nhận di chúc năm 1999 yêu cầu vợ
chồng ông Sáu phải trả lại cho anh 1.500m2 đất thuộc một phần thừa đất 543. Ông Sáu trình bày
cụ Trương lập di chúc để lại cho vợ chồng ông là 1.000m2 thuộc thửa đất 543.

34
Quyết định của tòa án các cấp:

Cấp sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc kiện đòi thừa kế quyền sử dụng đất
đối với ông Dương Văn Sáu. Buộc ông Sáu trả lại diện tích đất 1.332,8m2 thuộc thửa đất 543, tờ
bản đồ số 02, vị trí đất tại ấp Lạng Sơn A, xã Hiệp Lợi, t.x Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Anh Đang
có quyền liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền xin đăng ký quyền sử dụng đất phần đất trên.

Cấp phúc thẩm: Không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Dương Văn Sáu. Giữ nguyên bản án
sơ phẩm. Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc kiện đòi thừa kế quyền sử dụng đất đối với
ông Dương Văn Sáu. Buộc ông Sáu trả lại diện tích đất 1.332,8m2 thuộc thửa đất 543, tờ bản đồ
số 02, vị trí đất tại ấp Lạng Sơn A, xã Hiệp Lợi, t.x Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Anh Đang có
quyền liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền xin đăng ký quyền sử dụng đất phần đất trên.

Tòa án Giám Đốc Thẩm: Hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án
nhân dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp lý:

Khoản 2 Điều 291,Điều 296, khoản 3 Điều 297, Điều 299. Bộ luật Tố Tụng Dân sự.

Quyết định số 194/2012/DS-GĐT


Nguyên đơn: Ông Bùi Văn Nhiên

Bị đơn: Ông Bùi Văn Mạnh

Vợ chồng cụ Bùi Hữu Môn và cụ Hoàng Thị Giảng sinh được 5 người con là My, Đức, Nhiên,
Lương, Mạnh. Cụ Môn và cụ Giảng có 1 căn nhà ngói 5 gian (không còn giá trị sử dụng) trên
169,3 m2 đất do cụ Môn đứng tên. Năm 1998, cụ Môn lập di chúc cho ông Đức 04m đất, diện
tích đất còn lại dùng làm nhà thờ cúng gia tiên giao cho ông Mạnh trông nom. Bản di chúc
không có chứ ký cụ Giảng. Năm 1999, cụ Giảng chết không để lại di chúc. Năm 2000, cụ Môn
tổ chức họp gia đình thống nhất nội dung di chúc, không ai có ý kiến gì khác. Năm 2003 ông
Đức bị tai nạn chết, sau đó cụ Môn bị sốc chết cùng ngày. Nguyên đơn là ông Nhiên cho rằng di
chúc của cụ Môn không rõ ràng, không hợp pháp và giữa ông Nhiên và ông Mạnh phát sinh mâu
thuẫn, không thống nhất việc xây nhà thờ nên ông yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật.

Quyết định của các cấp xét xử

Tại bản án dân sự sơ thẩm:

Xác định di chúc của cụ Môn có hiệu lực 1 phần về nửa đất thuộc quyền định đoạt của cụ Môn.
Bản di chúc không có hiệu lực pháp luật phần đất thuộc quyền định đoạt của cụ Giảng và phần

35
đất của cụ Môn cho ông Bùi Văn Đức. Ông Bùi Văn Nhiên được sử dụng 50,79 m2 đất, diện tích
còn lại 118,51 m2 giao cho ông Mạnh quản lý để xây nhà thờ.

Tại bản án dân sự phúc thẩm:

Xác định di sản của cụ Bùi Hữu Môn và cụ Hoàng Thị Giảng gồm 169,3 m2 đất và 2 cây nhãn.
Xác định người hưởng thừa kế của cụ Môn và cụ Giảng: Ông Nhiên, ông Mạnh, bà Lương, bà
My, vợ con ông Đức (bà Dơi, anh Cường, chị Hiệp, chị Hạnh, chị Hoàn). Xác định diện tích cụ
Môn đã cho ông Đức tại biên bản họp gia đình là tổng cộng 87,05m2. Xác định di sản của cụ
Giảng là 84,5m2 chia theo pháp luật. Xác định phần di sản của cụ Môn (sau khi trừ diện tích đất
cho ông Đức) chia theo di chúc để làm nhà thờ và giao cho ông Mạnh quản lý, sử dụng. Ông
Nhiên quản lý, sử dụng 129,29 m2 đất và hai cây nhãn. Ông Mạnh quản lý, sử dụng 39,7 m2 đất.

Tại quyết định giám đốc thẩm

Huỷ bản án dân sự sơ thẩm và huỷ bản án dân sự phúc thẩm của Toà án nhân dân huyện Tiên
Lữ, tỉnh Hưng Yên về vụ án tranh chấp thừa kế tài sản giữa nguyên đơn là ông Bùi Văn Nhiên
với bị đơn là ông Bùi Văn Mạnh. Giao hồ sơ cho Toà án xét xử lại theo đúng quy định của pháp
luật.

Cơ sở pháp lí:

Điều 630 BLDS 2015: Di chúc hợp pháp

Điều 643 BLDS 2015: Hiệu lực của di chúc.

Điều 651 BLDS 2015: Người thừa kế theo pháp luật.

Điều 652 BLDS 2015: Thừa kế thế vị.

DI CHÚC CÓ ĐIỀU KIỆN

Quyết định số 363/2013/DS-GĐT Ngày 28 tháng 8 năm 2013


Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Chim, Bà Nguyễn Thị Bay

Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Lên, Bà Nguyễn Thị Sáu

Bà Nguyễn Thị Bay, bà Nguyễn Thị Chim yêu cầu chia thừa kế di sản của cha là cụ Nguyễn
Văn Nhà gồm hai thửa đất tại xã Mỹ Lộc (đứng tên cụ Nguyễn Văn Nhà) và xã Long Thượng
(đứng tên bà Nguyễn Thị Sáu) huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An và không công nhận Tờ di chúc
lập ngày 26/07/2000 của ông Nguyễn Văn Nhà vì cho rằng lúc đó cha các bà đã 80 tuổi, không
còn minh mẫn. Bà Nguyễn Thị Sáu không đồng ý yêu cầu chia thừa kế của hai bà Nguyễn Thị
Bay, bà Nguyễn Thị Chim. Từ đó xảy ra tranh chấp.

36
Quyết định của các cấp xét xử

Tại bản án dân sự sơ thẩm:

Chấp nhận một phần yêu cầu chia thừa kế của bà Nguyễn Thị Bay, Nguyễn Thị Chim. Bà
Nguyễn Thị Bay, Nguyễn Thị Chim mỗi người được hưởng kỷ phần di sản thừa kế của ông
Nguyễn Văn Nhà để lại là 222.4m2 đất trồng cây hàng năm khác, thuộc thửa đất 204 (đất tọa
lạc tại xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Bà Nguyễn Thị Sáu được nhận kỷ
phần di sản có diện tích 667,2m2 đất thuộc một phần thửa 204 còn lại. Giao phần đất tọa lạc tại
xã Mỹ Lộc huyện Cần Giuộc cho bà Lên và bà Sáu quản lí sử dụng. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ
thẩm còn quyết định về án phí và quyền kháng cáo của đương sự.

Tại bản án dân sự phúc thẩm:

Bác yêu cầu của bà Nguyễn Thị Chim, bà Nguyễn Thị Bay về việc yêu cầu chia thừa kế di sản
của cha là cụ Nguyễn Văn Nhà gồm hai thửa đất tại xã Mỹ Lộc (đứng tên cụ Nguyễn Văn Nhà)
và xã Long Thượng (đứng tên bà Nguyễn Thị Sáu) huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Hủy Bản án dân sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơ thẩm.

Cơ sở pháp lí:

Khoản 2 Điều 291, khoản 3 Điều 297 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

HÀNG THỪA KẾ THỨ 2 VÀ THỨ 3

Quyết định số : 257/2012/DS-GDT ngày 29/05/2012


Nguyên đơn: Ông Nguyễn Văn Gòn

Bị đơn: Ông Nguyễn Trung Tính

Cụ Cố Nguyễn Văn Bảy và cụ cố Huỳnh Thị Xi có 2 người con là cụ Ngành và cụ Sang. Hai
cụ có tạo lập căn nhà và đất ở quận 6 TPHCM. Khi chết cả hai cụ không để lại di chúc. Sau đó,
ông Gòn, bà Cấm (con của cụ Ngành) và bà Bông (con của cụ sang và vợ thứ ba) yêu cầu được
chia di sản theo pháp luật. Nhưng ông Tính (con của cụ Sang và vợ thứ Nhất) cho rằng đây là
đất cha ông để lại.

Quyết định của các cấp xét xử:

Bản án dân sự sơ thẩm: Chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn ông Gòn, bà Cấm, bà Bông.Và
chia di sản cụ Bảy và cụ Xi theo pháp luật

Tòa án dân sự phúc thẩm: Hủy bản án dân sự sơ thẩm

37
Tòa án dân sự gián đốc thẩm: Hủy bản án dân sự sơ thẩm vì cho rằng đã hết thời hiệu chia
thừa kế định chỉ giải quyết vụ án.

Cơ sở pháp lý

Điều 651: Người thừa kế theo pháp luật

Quyết định 182/2012/DS-GĐT ngày 20/4/2012


Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Hồng Nga

Bị đơn: Ông Phạm Văn Tùng, Bà Võ Thị Tình

Ông Phạm Ngọc Cầu và bà Nguyễn Thị Ngọc Dung là vợ chồng sau khi chết có để lại cho con
gái là Phạm Thị Hồng Nga toàn bộ tài sản. Do công tác xa nhà bà Nga giao lại cho người họ
hang là ông Phạm Văn Tùng quản lý và sẻ trả lại khi bà cần (có giấy cam kết giữa hai bên), tuy
nhiên khi bà Nga đòi lại tài sản thì ông Tùng không chấp nhận.

Quyết định của các cấp xét xử

Tại bản án dân sự sơ thẩm:

Chấp nhận yêu cầu của bà Nga về đòi hiện vật. Buộc ông Tùng và vợ phải trả lại một phần đất
cho bà Nga. Vợ chồng ông Tùng và các con ông được sử dụng một phần đất còn lại. Ngoài ra,
còn tuyên án phí và quyền kháng cáo của các bên đương sự.

Tại bản án phúc thẩm:

Sửa một phần bản án sơ thẩm. Bổ sung thêm việc buộc vợ chồng ông Tùng chi trả giá trị tiền
giếng nước và đất đã kê khai cho bà Nga, buộc con ông Tùng tháo dỡ công trình nhà đất đang
xây dựng trái phép trên đất sane xuất của bà Nga.

Quyết định mức án phí, chi phí đo đạc định giá và nghĩa vụ chậm thi hành án.

Tại bản án giám đốc thẩm:

Hũy bản án sơ tẩm và phúc thẩm trước đó, xét xử vụ án lại sơ thẩm từ đầu vì có nhiều chi tiết
chưa được xác minh rõ trong vụ án như chưa xác định rõ công ông Tùng nuôi dưỡng, công chăm
sóc khi hai cụ già yếu và nếu ông có yêu cầu chia di sản thì phải giải quyết theo pháp luật, bên
cạnh đó là việc bà Nga đã thoát ly tài sản từ rất lâu nên ông Tùng đã có công bảo quản, duy trì
căn nhà.

Cơ sở pháp lý

Điều 651 BLDS: Người thừa kế theo pháp luật


38
Xác định con của người để lại di sản

39

You might also like