You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH

ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP TUẦN, THÁNG và LỚN

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VÀ BỒI


THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
*****************************************

Năm học 2021 - 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

YÊU CẦU và ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP


(Toàn bộ chương trình có 09 ca thảo luận trong đó 02 ca cho Bài tập lớn)
************************************
Yêu cầu trước buổi thảo luận. Đối với mỗi vấn đề pháp lý được gợi ý trong bài tập, sinh viên
chuẩn bị ở nhà và nghiên cứu vấn đề từ các góc độ sau đây:
1) Với mục tiêu là phải hiểu tốt quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam nên sinh viên
phải trả lời được câu hỏi: Nhìn từ góc độ văn bản thì vấn đề nêu trên được giải quyết như thế
nào? Để có câu trả lời thì sinh viên phải đọc BLDS và văn bản hướng dẫn. Lưu ý là vấn đề được
nêu trong bài tập thường là vấn đề mà văn bản không rõ, không đầy đủ hoặc có bất cập.
2) Với mục tiêu là phải có kiến thức thực tiễn về lĩnh vực mà mình học nên sinh viên phải
trả lời được câu hỏi: Nhìn từ góc độ thực tiễn thì vấn đề nêu trên được giải quyết như thế nào?
Để có câu trả lời, sinh viên phải đọc những bản án, quyết định, công văn của Tòa án (hay tài liệu
khác tương đương).
3) Với mục tiêu là phải có kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực mà mình đã học nên sinh
viên phải trả lời được câu hỏi: Vấn đề nêu trên được các học giả kiến nghị giải quyết như thế nào
nhằm hoàn thiện pháp luật? Để có câu trả lời, sinh viên phải đọc bài viết hay sách của các tác giả
và xem lại bài giảng của giảng viên (giảng viên có thể trình bày quan điểm của các tác giả khi
thuyết giảng).
4) Với mục tiêu là phải có tư duy phản biện nên sinh viên phải trả lời được câu hỏi: Theo
quan điểm cá nhân của sinh viên, vấn đề nêu trong bài tập nên được giải quyết như thế nào là
thuyết phục nhất? Luật là một ngành khoa học khó. Do đó, trước khi đưa ra chính kiến cá nhân,
sinh viên (tương lai là luật gia) nên suy nghĩ kỹ, đọc nhiều tài liệu liên quan.
5) Trong điều kiện có thể, sinh viên nên biết ở nước ngoài vấn đề nêu trong bài tập được
giải quyết như thế nào? Để có câu trả lời, sinh viên có thể tham khảo trực tiếp tài liệu nước ngoài
hoặc đọc các tài liệu bằng tiếng Việt có đề cập đến pháp luật nước ngoài (trong đó có bài giảng
của giảng viên).

Yêu cầu tại buổi thảo luận. Với mục đích là sinh viên phải có kỹ năng tự nghiên cứu nên, trước
khi bắt đầu buổi thảo luận, sinh viên phải nộp cho giảng viên kết quả làm việc ở nhà theo những
chủ đề đã được gợi ý.
Với mục đích là sinh viên phải có kỹ năng thuyết trình một vấn đề pháp lý và phát triển
tư duy phản biện nên trong buổi thảo luận sẽ có sinh viên (hay nhóm sinh viên) trình bày kết quả
đã chuẩn bị, sinh viên khác phản biện và giảng viên kết luận.

Lưu ý. Trong tập tài liệu phục vụ thảo luận chỉ có những bản án, quyết định, công văn của Tòa
án. Đối với những tài liệu khác như văn bản, án lệ, các bài viết liên quan, sinh viên tự tìm để
nghiên cứu và đọc trước khi tham gia buổi thảo luận.
Đối với bài viết, sinh viên tham khảo thêm danh mục tài liệu tham khảo ở phần cuối của
Giáo trình, Sách tình huống.
Đối với các video trên Youtube của Khoa Luật dân sự, đề cương thường dẫn đến video
đầu của mỗi mục (như Nghĩa vụ, Hợp đồng, Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ...). Để xem video
tương ứng cho từng chủ đề, sinh viên xem các video tiếp theo của mỗi mục.
“Hiểu càng sâu nhớ càng lâu”
************
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Buổi thảo luận thứ nhất: Nghĩa vụ


Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến nghĩa vụ dân sự;
- Sinh viên làm quen và phát huy làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận thứ nhất
được tiến hành theo bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm trình bày
bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án, nhất là
đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (03 bài tập)

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền

Nghiên cứu:
- Khoản 3 Điều 275, Điều 574 đến Điều 578 BLDS 2015 (khoản 3 Điều 281,
Điều 594 đến 598 BLDS 2005) và các quy định liên quan (nếu có);
- Tình huống: Chủ đầu tư A lập Ban quản lý dự án B để tiến hành xây dựng một
công trình công cộng. Khi triển khai, B đã ký hợp đồng với nhà thầu C mà
không nêu rõ trong hợp đồng B đại diện A và cũng không có ủy quyền của A
trong khi đó, theo quy định, B không được tự ký hợp đồng với C vì đây là công
việc của chủ đầu tư A (thực tế Ban quản lý dự án B không có nhiều tài sản để
thanh toán cho C).

Đọc:
- Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1;
- Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 1;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 278 và 279; tr. 511 và 512;
- Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 9-11;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=4YepPrCIlvU&list=PLy3fk_j5LJA4xqs1oy1oSSJiE5fPovU9g

Và cho biết:
- Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?
- Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?
- Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện
công việc không có ủy quyền".
- Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền"
theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.
- Quy định về “thực hiện công việc không có ủy quyền" của một hệ thống pháp
luật nước ngoài.
- Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể
yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế
định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì
sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)


Nghiên cứu:
- Điều 280 BLDS 2015 (Điều 290 BLDS 2005); Thông tư 01/TTLT ngày
19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư
pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản và các quy
định liên quan khác (nếu có);
- Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế
chân của bà Cô 50.000đ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đồng ý
trả nhà và yêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá gạo trung bình
vào năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở tài chính Tp.
HCM là 15.000đ/kg).
- Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội.
Đọc:
- Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 67-70;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Và cho biết:
- Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế nào?
Qua trung gian là tài sản gì?
- Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền
cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì
sao?
- Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà đất
được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ
Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
- Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu
một tiền lệ (nếu có)?

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận

Nghiên cứu:
- Điều 370 và Điều 371 BLDS 2015 (Điều 315, 316, 317 BLDS 2005) và các
quy định liên quan (nếu có);
- Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã Châu
Đốc, tỉnh An Giang.
Đọc:
- Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1;
- Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 61-64;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=4YepPrCIlvU&list=PLy3fk_j5LJA4xqs1oy1oSSJiE5fPovU9g

Và cho biết:
- Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển
giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?
- Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà
Tú?
- Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển
sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?
- Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm đối với
người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách
nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.
- Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn trách nhiệm đối với người có quyền?
- Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ giữa người có nghĩa vụ
ban đầu và người có quyền.
- Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

- Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh
của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có
chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

III- Tiêu chí đánh giá


*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu
- Viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu


- Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;
- Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được
trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm):


- Bài tập 1: 2 điểm;
- Bài tập 2: 3 điểm;
- Bài tập 3: 3 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài

- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ nhất;


- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Buổi thảo luận thứ hai: Vấn đề chung của hợp đồng
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến hợp đồng dân sự;
- Sinh viên làm quen và phát huy làm việc nhóm. Do đó bài tập của buổi thảo luận
thứ hai được tiến hành theo bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách (vào đầu buổi thảo luận) một bản để giảng
viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm trình bày
bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật và giải quyết một số vấn đề
pháp lý khi văn bản không đầy đủ, không hoàn thiện hoặc có sự khác nhau giữa
văn bản và thực tiễn;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án, nhất là
đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)

Vấn đề 1: Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Nghiên cứu:
- Điều 394, Điều 400 BLDS 2015 và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Tình huống: Tháng 1 năm 2018, A (pháp nhân), B (cá nhân) và C (cá nhân) gửi
cho D một đề nghị giao kết hợp đồng (là điều khoản về phương thức giải quyết tranh
chấp, bằng văn bản và có chữ ký của cả 3 chủ thể). Tháng 1 năm 2020 và tháng 2 năm
2020, D đã gửi cho A và B chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của mình nhưng D
không chứng minh được đã gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng cho C (C không
thừa nhận đã nhận được chấp nhận đề nghị giao kết của D).
Sau đó, các bên có tranh chấp về sự tồn tại của Hợp đồng (thỏa thuận về giải quyết
tranh chấp) và Tòa án đã xét rằng: (1) bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị
giao kết hợp đồng theo quy định của Điều 400 BLDS 2015; (2) chấp nhận chưa được
thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS 2015 và (3) chấp nhận
trên của D là đề nghị giao kết mới.

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 26-28;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko

Và cho biết: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên.

Vấn đề 2: Sự ưng thuận trong quá trình giao kết hợp đồng

Nghiên cứu:
- Điều 393, Điều 396 BLDS 2015 (Điều 404 BLDS 2005) và các quy định liên
quan khác (nếu có);
- Án lệ số 04/2016/AL ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân
dân tối cao;
- Tình huống: Năm 2001, bà Chu và ông Bùi chuyển nhượng quyền sử dụng đất
của hộ (gồm 7 nhân khẩu) cho ông Văn. Năm 2004, ông Văn đã xây dựng
chuồng trại trên đất chuyển nhượng, các bên làm thủ tục chuyển nhượng để
ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và gia đình bà Chu, ông
Bùi không ai có ý kiến gì. Tuy nhiên, nay các con bà Chu và ông Bùi yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch chuyển nhượng vô hiệu vì chưa có sự đồng ý của họ
và Tòa án đã áp dụng Án lệ số 04/2016/AL.

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 19-
20bis;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko

Và cho biết:
- Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao
kết hợp đồng?
- Quy định về im lặng trong giao kết hợp trong một hệ thống pháp luật nước
ngoài.
- Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển
nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? Vì sao?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Vấn đề 3: Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được

Nghiên cứu:
- Điều 408 BLDS 2015 (Điều 411 BLDS 2005) và các quy định liên quan (nếu
có);
- Tình huống: Ông A thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho Ngân hàng. Hợp
đồng thế chấp đã được xác lập phù hợp với quy định về hình thức, đăng ký
nhưng trên đất có căn nhà thuộc sở hữu của người khác (không thuộc tài sản
thế chấp). Khi có tranh chấp, Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố hợp đồng thế chấp
vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được.

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2;
- Lê Thị Hồng Vân, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 13;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 97-100;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko

Và cho biết:
- Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và
BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu;
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể
thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?
- Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do đối tượng không thể thực
hiện được có thuyết phục không? Vì sao?

Vấn đề 4: Xác lập hợp đồng có giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản

Nghiên cứu:
- Điều 124 BLDS 2015 (Điều 129 BLDS 2005) và các quy định liên quan (nếu
có);
- Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Toà án nhân dân TP. Thủ Dầu
Một tỉnh Bình Dương;
- Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.

Đọc:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2;
- Nguyễn Nhật Thanh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 6;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 86-88
và 89-92;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko

Và cho biết:

* Đối với vụ việc thứ nhất


- Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch?
- Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng?
Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì?
- Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợp
đồng bị che giấu.

* Đối với vụ việc thứ hai


- Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông
Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh
nghĩa vụ)?
- Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn
tránh nghĩa vụ.

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu
phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu


- Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần trong
nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Mỗi bài tập 02 điểm.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

IV-Thời hạn nộp bài

- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ hai;


- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Buổi thảo luận thứ ba: Vấn đề chung của hợp đồng (tiếp)
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến hợp đồng dân sự;
- Sinh viên làm quen và phát huy làm việc nhóm. Do đó bài tập của buổi thảo luận
thứ ba được tiến hành theo bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách (vào đầu buổi thảo luận) một bản để giảng
viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm trình bày
bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật và giải quyết một số vấn đề
pháp lý khi văn bản không đầy đủ, không hoàn thiện hoặc có sự khác nhau giữa
văn bản và thực tiễn;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án, nhất là
đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ;
- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm tài liệu liên quan đến một chủ đề. Do đó, so với bài
tập trước, trong bài tập lần này sinh viên phải tìm kiếm tài liệu theo yêu cầu của đề
cương.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)

Vấn đề 1: Hợp đồng vi phạm quy định về hình thức

Nghiên cứu:
- Điều 117, Điều 119, Điều 129, Điều 132 và Điều 688 BLDS 2015 (Điều 122,
Điều 136, Điều 401 BLDS 2005) và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Quyết định số 171/2020/DS-GĐT ngày 24/7/2020 của Toà án nhân dân cấp
cao tại Tp. Hồ Chí Minh;
- Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018 của Toà án nhân dân cấp
cao tại Đà Nẵng.

Đọc:
- Lê Minh Hùng (chủ biên), Hình thức của hợp đồng, Nxb. Hồng Đức 2015;
- Lê Thị Hồng Vân, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 11 và
12;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 114-
116, 148-150.

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko

Và cho biết:
- Đoạn nào trong Quyết định số 171 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực và chưa
được công chứng, chứng thực?
- Đoạn nào trong Quyết định số 171 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129
BLDS 2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước
ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực?
- Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 trong trường hợp như trên có
thuyết phục không? Vì sao?

- Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực?
- Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên
bố hợp đồng vô hiệu về hình thức.
- Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Toà án đã áp dụng quy định về thời
hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực?
- Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực có
thuyết phục không? Vì sao?

Vấn đề 2: Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng

Nghiên cứu:
- Điều 423 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 417, 425, 426 BLDS 2005) và các
quy định liên quan (nếu có);
- Tình huống: Ông Minh ký hợp đồng chuyển nhượng cho ông Cường quyền sử
dụng một mảnh đất. Hợp đồng được giao kết hợp pháp và ông Minh đã giao
đất cho ông Cường nhưng ông Cường không trả tiền cho ông Minh mặc dù ông
Minh đã nhiều lần nhắc nhở. Nay ông Minh yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng
chuyển nhượng để nhận lại đất;
- Bản án số 06/2017/KDTM-PT ngày 26/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh
Long.

Đọc:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 224 và
tiếp theo;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko

Và cho biết:
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do
có vi phạm.
- Theo Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị huỷ bỏ?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh
Long (về huỷ bỏ hay vô hiệu hợp đồng).
- Nếu hợp đồng bị vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không? Vì
sao?
- Hướng giải quyết của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Long đối với câu hỏi trên như
thế nào và suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết này của Toà án nhân dân
tỉnh Vĩnh Long.
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ
hợp đồng do có vi phạm.
- Các điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.
- Ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên không? Vì
sao? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy bỏ.

Vấn đề 3: Đứng tên giùm mua bất động sản

Nghiên cứu:
- Các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hậu quả hợp đồng vô
hiệu trong BLDS;
- Quyết định số 19/2015/DS-GĐT ngày 19/05/2015 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.

Đọc:
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 93-96;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Việc Tòa án nhân dân tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra
mua và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên hộ có thuyết phục không? Vì sao?
- Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên không? Vì sao?
- Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở tại Việt Nam
không?
- Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền sở hữu
nhà trên không? Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tối cao đã có tiền
lệ chưa?
- Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ bỏ ra
và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý như thế nào?
- Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ chưa? Nếu có,
nêu Án lệ đó.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.

Vấn đề 4: Tìm kiếm tài liệu

Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được công bố trên
các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2018 đến nay (ít nhất 20 bài viết). Khi liệt kê,
yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin
theo trật tự sau: 1) Họ và tên tác giả, 2) Tên bài viết trong ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in
nghiêng, 4) Số và năm của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr. 41-51).

Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên.

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu
phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu


- Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần trong
nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Mỗi bài tập 02 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ ba;


- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Buổi thảo luận thứ tư: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Sinh viên làm quen và phát huy làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận thứ tư
được tiến hành theo bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một
nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý thường gặp trong thực tiễn;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của Tòa
án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)

Vấn đề 1: Đối tượng dùng để bảo đảm và tính chất phụ của biện pháp bảo đảm

Nghiên cứu:
- Điều 295 BLDS 2015 (Điều 320 đến 322 BLDS 2005) và các quy định liên
quan khác (nếu có);
- Bản án số 208/2010/DS-PT ngày 09/03/2010 của Tòa án nhân dân TP. HCM;
- Quyết định số 02/2014/QĐ-UBTP ngày 28/2/2014 của Tòa án nhân dân Tòa án
nhân dân tỉnh Tiền Giang;
- Quyết định số 27/2021/DS-GĐT ngày 02/6/2021 của Toà án nhân dân cấp cao
tại Tp. Hồ Chí Minh.

Đọc:
- Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 3;
- Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam-Bản án
và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2021 (xuất bản
lần thứ tư), Bản án số 5 và tiếp theo;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 387 đến 389.
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=l1vhh-
dg39g&list=PLy3fk_j5LJA6gWD1_IlUl73yNZtlflQ_u

Và cho biết:
- Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 liên quan đến tài sản có
thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Đoạn nào của bản án số 208 cho thấy bên vay dùng giấy chứng nhận sạp để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay?
- Giấy chứng nhận sạp có là tài sản không? Vì sao?
- Việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ dân sự có được Tòa án
chấp nhận không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết và cơ sở pháp lý của Tòa án đối với
việc dùng giấy chứng nhận sạp để bảo đảm nghĩa vụ.

- Đoạn nào của Quyết định số 02 cho thấy các bên đã dùng quyền sử dụng đất để
cầm cố?
- Văn bản hiện hành có cho phép dùng quyền sử dụng đất để cầm cố không?
Nêu cơ sở văn bản khi trả lời?
- Trong Quyết định trên, Tòa án có chấp nhận cho phép dùng quyền sử dụng đất
để cầm cố không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án trong Quyết định số
02.

- Trong Quyết định số 27, thế chấp được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ nào?
Vì sao?
- Đoạn nào trong Quyết định số 27 cho thấy Toà án xác định hợp đồng thế chấp
đã chấm dứt?
- Vì sao Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt?
- Việc Toà án xác định hợp đồng thế chấp nêu trên đã chấm dứt có thuyết phục
không? Vì sao?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Vấn đề 2: Đăng ký giao dịch bảo đảm

Nghiên cứu:
- Điều 297 và Điều 298 BLDS 2015 (Điều 323, 325 BLDS2005) và các quy
định liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 90/2019/KDTM-PT ngày 16/8/2019 của Toà án nhân dân TP. Hà
Nội.

Đọc:
- Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 3;
- Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam-Bản án
và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2021 (xuất bản
lần thứ tư), Bản án số 31 và tiếp theo;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 390;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=l1vhh-
dg39g&list=PLy3fk_j5LJA6gWD1_IlUl73yNZtlflQ_u

Và cho biết:
- Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Vai trò của đăng ký giao dịch bảo đảm trong một hệ thống pháp luật nước
ngoài.
- Hợp đồng thế chấp số 1013.2009/HĐTC ngày 07/9/2009 có thuộc trường hợp
phải đăng ký không? Vì sao?
- Hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 đã được đăng ký phù hợp với quy định
không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Theo Toà án, nếu không được đăng ký, hợp đồng thế chấp số 07/9/2009 có vô
hiệu không? Vì sao?
- Hướng của Toà án như trong câu hỏi trên có thuyết phục không? Vì sao?

Vấn đề 3: Đặt cọc

Nghiên cứu:
- Điều 328 BLDS 2015 (Điều 358 BLDS2005) và các quy định liên quan khác
(nếu có);
- Án lệ số 25/2018/AL; Quyết định số 49/2018/KDTM-GĐT ngày 18/10/2018
của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh;
- Bản án số 26/2019/DS-PT ngày 11/6/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Quảng
Ninh.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Đọc:
- Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 3;
- Hoàng Thế Cường, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 19;
- Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam-Bản án
và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2021 (xuất bản
lần thứ tư), Bản án số 149 và tiếp theo;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 393 và 394;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=l1vhh-
dg39g&list=PLy3fk_j5LJA6gWD1_IlUl73yNZtlflQ_u

Và cho biết:
- Khác biệt cơ bản giữa đặt cọc và cầm cố, đặt cọc và thế chấp;
- Thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về đặt cọc.
- Theo BLDS, khi nào bên đặt cọc mất cọc, bên nhận cọc bị phạt cọc?
- Nếu hợp đồng được đặt cọc không được giao kết, thực hiện vì lý do khách
quan, bên nhận cọc có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc không?
Vì sao?

* Đối với Quyết định số 49


- Theo Quyết định được bình luận, bên đặt cọc đã chuyển tài sản đặt cọc cho bên
nhận cọc như thế nào?
- Theo Toà giám đốc thẩm trong Quyết định được bình luận, tài sản đặt cọc còn
thuộc sở hữu của bên đặt cọc không? Vì sao?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà giám đốc thẩm liên
quan đến quyền sở hữu tài sản đặt cọc.

* Đối với Bản án số 26


- Đoạn nào cho thấy Toà án đã áp dụng Án lệ số 25/2018/AL?
- Việc Toà án áp dụng Án lệ số 25/2018/AL vào hoàn cảnh trong vụ việc này có
thuyết phục không? Vì sao?
- Việc Toà án “không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông P, về việc yêu cầu
ông I phải trả số tiền phạt cọc là 450.000.000đ” có phù hợp với Án lệ số
25/2018/AL không? Vì sao?

Vấn đề 4: Bảo lãnh


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Nghiên cứu:
- Điều 335 BLDS 2015 (Điều 361 BLDS 2005) và các quy định liên quan khác
(nếu có);
- Quyết định số 02/2013/KDTM-GĐT ngày 08/1/2013 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định số 968/2011/DS-GĐT ngày 27/12/2011
của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

Đọc:
- Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 3;
- Nguyễn Trương Tín, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 18;
- Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam-Bản án
và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2021 (xuất bản
lần thứ tư), Bản án số 186 và tiếp theo;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 395 đến 396;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=l1vhh-
dg39g&list=PLy3fk_j5LJA6gWD1_IlUl73yNZtlflQ_u

Và cho biết:
- Những đặc trưng của bảo lãnh;
- Những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bảo lãnh.

 Đối với Quyết định số 02


- Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định quan hệ giữa ông Miễn, bà Cà với Quỹ tín
dụng là quan hệ bảo lãnh?
- Suy nghĩ của anh/chị về việc xác định trên của Hội đồng thẩm phán.
- Theo Tòa án, quyền sử dụng đất của ông Miễn, bà Cà được sử dụng để bảo
đảm cho nghĩa vụ nào? Vì sao?

 Đối với Quyết định số 968


- Đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương đã theo hướng người bảo lãnh và người
được bảo lãnh liên đới thực hiện nghĩa vụ cho người có quyền?
- Hướng liên đới trên có được Tòa giám đốc thẩm chấp nhận không?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm liên
quan đến vấn đề liên đới nêu trên.
- Phân biệt thời điểm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh và thời điểm thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Theo BLDS, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
- Theo Quyết định, khi nào người bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh?
- Có bản án, quyết định nào theo hướng giải quyết trên về thời điểm thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh chưa? Nêu rõ bản án, quyết định mà anh/chị biết.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.

III- Tiêu chí đánh giá

* Về hình thức (1 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu


- Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;
- Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được
trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Mỗi bài tập 02 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài

- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ tư;


- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Buổi thảo luận thứ năm: Trách nhiệm dân sự, vi phạm hợp đồng
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá


- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến xử lý việc không
thực hiện đúng nghĩa vụ dân sự hay hợp đồng;
- Sinh viên làm quen và phát huy làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận thứ tư
được tiến hành theo bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý thường gặp trong thực tiễn;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một
nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc văn bản pháp luật, khai thác, tìm kiếm tài liệu và giải
quyết một số vấn đề pháp lý;
- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích để hiểu, đánh giá một bản án, quyết định của
Tòa án.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)

Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng gây ra

Nghiên cứu:

- Điều 360 và tiếp theo, Điều 419 BLDS 2015 (Điều 302 và tiếp theo BLDS
2005) và các quy định liên quan khác (nếu có);

- Tình huống: Ông Lại (bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ) và bà Nguyễn
thỏa thuận phẫu thuật ngực với 4 yêu cầu: Lấy túi ngực ra, Thâu nhỏ ngực lại,
Bỏ túi nhỏ vào, Không được đụng đến núm vú. Ba ngày sau phẫu thuật, bà
Nguyễn phát hiện thấy núm vú bên phải sưng lên, đau nhức và đen như than.
Qua 10 ngày, vết mổ hở hết phần vừa cắt chỉ, nhìn thấy cả túi nước đặt bên
trong và ông Lại tiến hành mổ may lại. Được vài ngày thì vết mổ bên tay phải
chữ T lại hở một lỗ bằng ngón tay, nước dịch tuôn ướt đẫm cả người. Sau đó
ông Lại mổ lấy túi nước ra và may lại lỗ hổng và thực tế bà Nguyễn mất núm
vú phải.

Đọc:
- Lê Thị Diễm Phương, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 4;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 192 và
tiếp theo;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 408 đến 416;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=pdakduyCBgQ&list=PLy3fk_j5LJA440A9xpeFN5Ft8rzqFw1gD

Và cho biết:
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp
luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
- Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà Nguyễn
không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Nguyễn đã
hội đủ chưa? Vì sao?
- Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp đồng
gây ra được bồi thường? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi
phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh thần
không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Vấn đề 2: Phạt vi phạm hợp đồng

Nghiên cứu:
- Điều 418 BLDS 2015 (Điều 402, 422 BLDS 2005); Điều 292, 301 và 307 Luật
thương mại sửa đổi và các quy định khác liên quan (nếu có);
- Bản án số 121/2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011 của Tòa án nhân dân TP. Hồ
Chí Minh;
- Quyết định số 10/2020/KDTM-GĐT ngày 14/8/2020 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao.

Đọc:
- Lê Thị Diễm Phương, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 4;
- Lê Thị Diễm Phương, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 23;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 206 và tiếp
theo;
- Dương Anh Sơn và Lê Thị Bích Thọ, Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi
phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp
lý, số 1(26)/2005;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=pdakduyCBgQ&list=PLy3fk_j5LJA440A9xpeFN5Ft8rzqFw1gD

Và cho biết:
- Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng.

* Đối với vụ việc thứ nhất

- Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng.
- Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là nội dung
của phạt vi phạm hợp đồng?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến khoản tiền
trả trước 30%.

* Đối với vụ việc thứ hai

- Cho biết điểm giống và khác nhau giữa thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng và
thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
- Theo Toà án cấp phúc thẩm, thoả thuận được nêu tại mục 4 phần Nhận định
của Toà án trong Quyết định số 10 là thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng hay
thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Vì sao?
- Theo Toà giám đốc thẩm (Hội đồng thẩm phán), thoả thuận được nêu tại mục 4
phần Nhận định của Toà án trong Quyết định số 10 là thoả thuận phạt vi phạm
hợp đồng hay thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng? Vì
sao?
- Cho biết suy nghĩ của anh chị về hướng xác định nêu trên của Hội đồng thẩm
phán?

Vấn đề 3: Sự kiện bất khả kháng

Nghiên cứu:
- Điều 156 và Điều 351 BLDS 2015 (Điều 161, 302 và 546 BLDS 2005); Điều
292 Luật thương mại sửa đổi và các quy định khác liên quan (nếu có);
- Tình huống sau: Anh Văn nhận chuyển hàng cho anh Bình bằng đường thủy.
Anh Văn có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho việc vận chuyển bằng tàu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

của mình. Trên đường vận chuyển, tàu bị gió nhấn chìm và hàng bị hư hỏng
toàn bộ.

Đọc:
- Lê Thị Diễm Phương, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 4;
- Lê Thị Diễm Phương, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 24;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 196-
198;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các
bên có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không?
Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
- Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do
sự kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật thương mại sửa đổi.
- Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điều
kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên.
- Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường
cho anh Bình về việc hàng bị hư hỏng không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thỏa thuận bồi
thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được yêu cầu
Công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ
góc độ văn bản và thực tiễn xét xử.

Vấn đề 4: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Nghiên cứu:
- Điều 156 và Điều 420 BLDS 2015 và các quy định khác liên quan (nếu có);
- Bản án số 133/2021/DS-PT ngày 8/7/2021 của Toà án nhân dân tỉnh Cà Mau.

Đọc: Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015,
Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2020 ((xuất bản lần thứ ba), phần số 345-346;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=tNmAjWTR-
gI&list=PLy3fk_j5LJA5FhGiMa2eonPXrIqDzALNV&index=1

Và cho biết:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Điểm giống và khác nhau giữa sự kiện bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi
khi thực hiện hợp đồng (về sự tồn tại và hệ quả pháp lý của hai trường hợp
này);
- Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong một hệ
thống pháp luật nước ngoài.
- Trong vụ việc nêu trên, theo Toà án, việc chấm dứt hợp đồng là do sự kiện bất
khả kháng hay do hoàn cảnh thay đổi cơ bản? Vì sao?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Toà án (đặc biệt là liên
quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản).

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu
phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu


- Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần trong
nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Mỗi bài tập 02 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài


- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ năm;
- Chế tài: Sinh viên không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Buổi thảo luận thứ sáu: BTTHNHĐ (phần chung)


Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến các quy định
chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Sinh viên làm quen và phát huy làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận thứ sáu
được tiến hành theo bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một
nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý thường gặp trong thực tiễn;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của Tòa
án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng, không đầy đủ hay có
bất cập.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)

Vấn đề 1: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nghiên cứu:
- Điều 584 BLDS 2015 (Điều 604 BLDS 2005), Nghị quyết số 03 năm 2006
của HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 20/2018/DS-ST ngày 23/4/2018 của Tòa án nhân dân Quận 2, TP.
Hồ Chí Minh.

Đọc:
- Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 5;
- Nguyễn Phương Thảo, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn
đề 25 và 26;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 5 và tiếp theo.
- Các tài liệu khác (nếu có).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7

Và cho biết:
- Cho biết các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng (thiệt hại do người gây ra) trong BLDS 2015?
- Thay đổi về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?
- Trong bản án về bồi thường thiệt hại do dùng facebook nêu trên, theo Tòa
án, các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng đã hội đủ chưa? Vì sao?
- Theo anh/chị, trong vụ việc trên, đã hội đủ các căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chưa? Vì sao? (anh/chị đánh giá
từng điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã
được đáp ứng chưa).

Vấn đề 2: Xác định tổn thất về tinh thần được bồi thường

Nghiên cứu:
- Điều 590, Điều 591, Điều 592 BLDS 2015 (Điều 609, Điều 610, Điều 611
BLDS 2005), Nghị quyết số 03 năm 2006 của HĐTP và các quy định liên quan
khác (nếu có);
- Bản án số 08/2017/DS-ST ngày 30/6/2017 của Toà án nhân dân huyện IA Grai
tỉnh Gia Lai, Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân
tỉnh Vĩnh Phúc; Bản án số 31/2019/HS-PT ngày 10/6/2019 của Toà án nhân
dân tỉnh Phú Yên.

Đọc:
- Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 5;
- Nguyễn Xuân Quang, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 29;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 70-71, 75-77 và 96-99;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 471 đến 476;
- Các tài liệu khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7

Và cho biết:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổn thất tinh thần được
bồi thường?
- Khả năng bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm trong một
hệ thống pháp luật nước ngoài.
- Theo pháp luật hiện hành, tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm có
được bồi thường không? Vì sao?
- Đoạn nào của các bản án cho thấy Toà án đã áp dụng các quy định về tổn thất
tinh thần của BLDS 2015 trong các vụ việc trên?
- Cho biết suy nghĩ của anh chị về việc Toà án không áp dụng BLDS 2005 mà
áp dụng BLDS 2015 trong các vụ việc trên liên quan đến tổn thất tinh thần.
- Trong Bản án số 31, đoạn nào cho thấy người bị hại vừa bị xâm phạm về sức
khoẻ vừa bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm?
- Theo Toà án trong Bản án số 31, thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm và thiệt hại
do danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm có được kết hợp với nhau không?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án trong Bản án số 31
về khả năng kết hợp các loại thiệt hại khi nhiều yếu tố nhân thân của một chủ
thể cùng bị xâm phạm.

Vấn đề 3: Thay đổi mức bồi thường đã được ấn định

Nghiên cứu:
- Điều 585 BLDS 2015 (Điều 605 BLDS 2005), Nghị quyết số 03 năm 2006 của
HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Tình huống: Nghĩa vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ gây thiệt hại cho bà Muối . Sau khi thương lượng khắc phục hậu
quả với số tiền 60.000.000đ, phía bị thiệt hại đã cam kết “bãi nại về dân sự
không yêu cầu thắc mắc khiếu nại gì về sau”, “không yêu cầu khiếu nại gì
về sau”. Tuy nhiên, nay phía bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thêm
70.000.000đ, chi phí điều trị phát sinh phải thay khớp.

Đọc:
- Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 5;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 48-50;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 476 đến 478;
- Các tài liệu khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Và cho biết:
- Những khác biệt cơ bản giữa thay đổi mức bồi thường không còn phù hợp với
thực tế và giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế.
- Nêu rõ từng điều kiện được quy định trong BLDS để thay đổi mức bồi thường
không còn phù hợp với thực tế.
- Trong tình huống nêu trên, yêu cầu bồi thường thêm 70.000.000đ của phía bị
thiệt hại có được chấp nhận không? Vì sao?

Vấn đề 4: Xác định người có trách nhiệm bồi thường (cùng gây thiệt hại)

Nghiên cứu:
- Điều 288 và Điều 587 BLDS 2015 (Điều 298, 616 BLDS 2005), Nghị quyết số
03 năm 2006 của HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 19/2007/DSST ngày 16/4/2007 của Tòa án nhân dân Thành phố
Pleiku-tỉnh Gia Lai; Quyết định số 226/2012/DS-GĐT ngày 22/5/2012 của Tòa
dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

Đọc:
- Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 5;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 115-118;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 487 đến 488.

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7

Và cho biết:
- Trong phần “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của BLDS,
trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh trong những trường
hợp nào?
- Trong Bản án số 19, bà Khách bị thiệt hại trong hoàn cảnh nào? Có xác định
chính xác được người gây thiệt hại cho bà Khánh không?
- Đoạn nào của Bản án số 19 cho thấy Tòa án đã theo hướng chị Tám, chị Hiền
và anh Hải liên đới bồi thường?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Tòa án về trách nhiệm
liên đới.
- Trong Quyết định số 226, ai là người trực tiếp gây thiệt hại cho bà Hộ?
- Trong Quyết định số 226, ai là người phải liên đới bồi thường thiệt hại cho bà
Hộ?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Hướng giải quyết trong Quyết định số 226 đã có tiền lệ chưa? Nếu có, nêu tóm
tắt tiền lệ đó.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách
nhiệm liên đới.
- Bản án số 19, bà Khánh đã yêu cầu bồi thường bao nhiêu và yêu cầu ai bồi
thường?
- Bản án số 19, Tòa án đã quyết định anh Hải bồi thường bao nhiêu?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến anh Hải.

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu


- Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;
- Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được
trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Mỗi bài tập 02 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài

- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ sáu;


- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Buổi thảo luận thứ bảy: BTTHNHĐ (phần cụ thể)


Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến các quy định cụ
thể về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Sinh viên làm quen và phát huy làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo luận thứ bảy
được tiến hành theo bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến buổi
thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của sinh viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một
nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề
pháp lý thường gặp trong thực tiễn;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của Tòa
án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng, không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (03 bài tập)

Vấn đề 1: Bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra

Nghiên cứu:
- Điều 586 BLDS 2015 (Điều 606 BLDS 2005), Nghị quyết số 03 năm 2006 của
HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Tình huống: Vào lúc 16 tuổi, Hùng đã đánh anh Bình bị thương (tổng thiệt hại
là 10 triệu đồng), lấy của anh Bình một đồng hồ (bán cho người đi đường được
2 triệu đồng) và một xe đạp hiện đang gửi nhà một người bạn. Sau khi bị bắt,
Hùng khai là có ăn trộm một số đồ vật của những người trong chợ và bán được
7 triệu đồng. Hiện nay, Hùng không có bất kỳ tài sản nào.
- Bản án số 19/2012/DSST ngày 12/6/2012 của Tòa án nhân dân huyện
Cưm’Gar tỉnh Đắk Lắk.
Đọc:
- Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 5;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 127-130;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 478 đến 480;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Phạm Kim Anh, “Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người
mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện
các tổ chức khác trực tiếp quản lý trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học pháp lý, số 1/2008;
- Các tài liệu khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7

Và cho biết:
- Khi nào cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

 Đối với tình huống


- Tòa án có thể buộc cha mẹ của Hùng bồi thường cho anh Bình thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng bồi thường cho anh Hùng giá trị chiếc
đồng hồ và chiếc xe đạp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết
hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối với hoàn cảnh tương tự.
- Tòa án có thể buộc cha mẹ Hùng nộp ngân sách nhà nước khoản tiền 7 triệu
đồng mà Hùng có được do lấy trộm tài sản trong chợ không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn xét xử đối
với hoàn cảnh tương tự.
- Tòa án có thể buộc Hùng và cha mẹ cùng bồi thường cho anh Bình không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho biết hướng giải quyết trong thực tiễn
xét xử.

 Đối với Bản án số 19


- Theo Tòa án, cha mẹ ly hôn có ảnh hưởng tới việc xác định người phải chịu
trách nhiệm bồi thường không? Cuối cùng, Tòa án đã buộc ai phải bồi
thường thiệt hại.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án (từ góc độ văn
bản cũng như so sánh pháp luật).
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra

Nghiên cứu:
- Điều 584, Điều 600 BLDS 2015 (Điều 604, 622 BLDS 2005), Nghị quyết số
03 năm 2006 của HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 285/2009/HSPT ngày 23/12/2009 của Tòa án nhân dân tỉnh Bình
Định;
- Bản án số 05/2019/DS-PT ngày 16/1/2019 của Toà án nhân dân tỉnh Sóc
Trăng.

Đọc:
- Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 6;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 136-138;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 494;
- Các tài liệu khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7

Và cho biết:
- Vì sao đã có quy định của Điều 584 mà BLDS 2015 còn có thêm quy định của
Điều 600?
- Khả năng quy trách nhiệm liên đới bồi thường giữa người làm công và người
sử dụng người làm công trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.

* Đối với Bản án số 285


- Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do người làm công gây ra?
- Trên cơ sở Điều 600, cho biết các điều kiện để áp dụng các quy định về bồi
thường thiệt hại do người làm công gây ra.
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng Điều 622 BLDS 2005 (nay là
Điều 600 BLDS 2015) để buộc Công ty Hoàng Long bồi thường (đánh giá
từng điều kiện nêu ở câu hỏi trên đối với vụ việc được bình luận).
- Nếu ông Hùng không làm việc cho Công ty Hoàng Long và xe là của ông
Hùng thì ông Hùng có phải bồi thường không? Vì sao?
- Đoạn nào của bản án cho thấy, theo Tòa án, ông Hùng không phải thực hiện
nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách
nhiệm của ông Hùng đối với người bị thiệt hại.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người bị thiệt hại được yêu cầu trực
tiếp ông Hùng bồi thường.

* Đối với Bản án số 05


- Lỗi của người làm công trong Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS
2015) cần được hiểu như thế nào? Vì sao?
- Theo Tòa án, ông B có lỗi theo Điều 622 BLDS 2005 (nay là Điều 600 BLDS
2015) không? Vì sao?
- Theo Tòa án, ông A có được yêu cầu ông B hoàn trả tiền đã bồi thường cho
người bị hại không? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến trách
nhiệm hoàn trả của ông B (về căn cứ hoàn trả cũng như mức hoàn trả).

Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Nghiên cứu:
- Điều 584, Điều 585, Điều 603 BLDS 2015 (Điều 604, 625 BLDS 2005), Nghị
quyết số 03 năm 2006 của HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 23/2017/DS-ST ngày 08/5/2017 của Toà án nhân dân huyện Đầm
Dơi tỉnh Cà Mau.
Đọc:
- Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 6;
- Lê Hà Huy Phát, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 34;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 159-162;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 497 đến 498;
- Các tài liệu khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7

Và cho biết:
- Quy định nào của BLDS sử dụng thuật ngữ “súc vật”?
- BLDS có định nghĩa “súc vật” là gì không?
- Trong thực tiễn xét xử, khái niệm súc vật được hiểu như thế nào?
- Đoạn nào của bản án cho thấy thiệt hại là do chó gây ra?
- Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng các quy định về bồi thường
thiệt hại do súc vật gây ra?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án áp dụng các quy định về bồi thường thiệt
hại do súc vật gây ra.
- Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về lỗi của người bị thiệt
hại.
- Suy nghĩ của anh chị về việc Toà án xác định bà Nga có lỗi trong việc lợn nhà
bà Nga bị xâm hại?
- Việc Toà án không buộc ông Nhà bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bà Nga có
thuyết phục không? Vì sao?

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy hay sau
dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu


- Sinh viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu;
- Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi được
trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm)


- Bài tập 1: 2 điểm;
- Bài tập 2: 3 điểm;
- Bài tập 3: 3 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài

- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ bảy;


- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Bài tập tháng thứ nhất


Làm việc nhóm, không thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá


- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến pháp luật về
nghĩa vụ, hợp đồng;
- Sinh viên làm quen và phát huy làm việc nhóm. Do đó, bài tập tháng thứ nhất
được tiến hành theo bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và nộp
cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật và giải quyết một số vấn
đề pháp lý khi văn bản không đầy đủ, không hoàn thiện hoặc có sự khác nhau
giữa văn bản và thực tiễn;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án, nhất
là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)

Vấn đề 1: Được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Nghiên cứu:
- Điều 275, Điều 579 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 194, 281, 600 và 601
BLDS 2005) và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 19/2017/DS-ST ngày 03/5/2017 của Toà án nhân dân huyện Long
Hồ tỉnh Vĩnh Long.

Đọc:
- Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1;
- Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 2;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 278 và 279;
- Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2020 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 15-
18;
- Các tài liệu khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=4YepPrCIlvU&list=PLy3fk_j5LJA4xqs1oy1oSSJiE5fPovU9g
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Và cho biết:
- Thế nào là được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật?
- Vì sao được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là căn cứ phát sinh
nghĩa vụ?
- Trong điều kiện nào người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có
trách nhiệm hoàn trả?
- Trong vụ việc được bình luận, đây có là trường hợp được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật không? Vì sao?
- Nếu Ngân hàng không rút yêu cầu tính lãi chậm trả thì phải xử lý như thế
nào? Cụ thể, anh T có phải chịu lãi không? Nếu chịu lãi thì chịu lãi từ thời
điểm nào, đến thời điểm nào và mức lãi là bao nhiêu?

Vấn đề 2: Giao kết hợp đồng có điều kiện phát sinh

Nghiên cứu:
- Điều 120 BLDS 2015 (Điều 125 BLDS 2005) và các quy định liên quan
khác (nếu có);
- Quyết định số 14/2015/DS-GĐT ngày 18/5/2015 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.

Đọc:
- Lê Thị Diễm Phương, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 14;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 29-32.

Và cho biết:
- BLDS có cho biết thế nào là hợp đồng giao kết có điều kiện phát sinh
không?
- Trong trường hợp bên chuyển nhượng tài sản chưa có quyền sở hữu tại thời
điểm giao kết nhưng đang làm thủ tục hợp thức hóa quyền sở hữu, có quy
định nào của BLDS coi đây là hợp đồng giao kết có điều kiện không?
- Trong Quyết định số 14, Tòa án nhân dân tối cao có coi hợp đồng trên là
hợp đồng giao kết có điều kiện không?
- Ngoài bản án này còn có quyết định nào khác đề cập đến vấn đề này không?
- Cho đến khi Ủy ban nhân dân bán hóa giá nhà và cấp giấy chứng nhận cho
bà Tao, hợp đồng chuyển nhượng có tranh chấp đã tồn tại chưa? Vì sao?
- Hệ quả pháp lý khi bà Tao có chủ quyền sở hữu nhà có tranh chấp;
- Suy nghĩ của anh/chị về việc vận dụng các quy định liên quan đến giao kết
hợp đồng có điều kiện.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Vấn đề 3: Hợp đồng chính/phụ vô hiệu

Nghiên cứu:
- Điều 407 BLDS 2015 (Điều 406, 410 BLDS 2005) và các quy định liên
quan khác (nếu có);
- Tình huống: Ngân hàng cho Công ty Thiên Minh vay một số tiền. Việc vay
này được bà Quế đứng ra bảo lãnh bằng một bất động sản thuộc sở hữu
chung của vợ chồng bà Quế. Việc bảo lãnh bằng bất động sản đã được công
chứng nhưng không có sự đồng ý của chồng bà Quế. Khi xảy ra tranh chấp,
Tòa án xét rằng “hợp đồng thế chấp trên bị vô hiệu” và “không có cơ sở để
buộc bà Quế phải chịu trách nhiệm dân sự đối với các khoản nợ nêu trên”.
Đọc:
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 120-
122.

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko

Và cho biết:
- Thế nào là hợp đồng chính và hợp đồng phụ? Cho ví dụ minh họa đối với
mỗi loại hợp đồng.
- Quy định điều chỉnh hợp đồng chính/hợp đồng phụ vô hiệu trong một hệ
thống pháp luật nước ngoài.
- Trong vụ việc trên, ai là người (chủ thể) có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân
hàng?
- Bà Quế tham gia quan hệ trên với tư cách gì? Vì sao?
- Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng thế chấp trên vô hiệu có thuyết phục không?
Vì sao?
- Theo Tòa án, bà Quế có còn trách nhiệm gì đối với Ngân hàng không?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong vụ việc trên liên
quan đến trách nhiệm của bà Quế.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Vấn đề 4: Phân biệt thời hiệu khởi kiện tranh chấp về tài sản và về hợp đồng

Nghiên cứu:
- Điều 155, Điều 328 và Điều 429 BLDS 2015 (Điều 358 và 427 BLDS 2005)
và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Quyết định số 14/2017/QĐ-PT ngày 14/7/2017 của Toà án nhân tỉnh Hưng
Yên.

Đọc:
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 244-
249.

Và cho biết:
- Những điểm khác biệt giữa thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng và thời
hiệu khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
- Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 45 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng
hay tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
- Theo anh/chị, tranh chấp về số tiền 25 triệu đồng là tranh chấp hợp đồng
hay tranh chấp về quyền sở hữu tài sản? Vì sao?
- Đường lối giải quyết của Toà án về 2 khoản tiền trên có thuyết phục không?
Vì sao?
- Đường lối giải quyết cho hoàn cảnh như trên có thay đổi không khi áp dụng
BLDS 2015? Vì sao?

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu chấm,
dấu phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu


- Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần
trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Mỗi bài tập 02 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ tư;


- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Bài tập tháng thứ hai


Làm việc nhóm, không thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************
I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến pháp luật về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Sinh viên làm quen và phát huy làm việc nhóm. Do đó bài tập tháng thứ hai
được tiến hành theo bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà nộp
cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật và giải quyết một số
vấn đề pháp lý khi văn bản không đầy đủ, không hoàn thiện hoặc có sự khác
nhau giữa văn bản và thực tiễn;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án,
nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.
- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm tài liệu liên quan đến một chủ đề. Do đó, trong
bài tập này sinh viên phải tìm kiếm tài liệu theo yêu cầu của đề cương.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng tin học và Internet. Do đó, các nhóm sẽ gửi cho
lớp trưởng và lớp trưởng gửi cho giảng viên phụ trách thảo luận bài tập này
qua địa chỉ email cá nhân.

II- Cấu trúc bài tập (04 bài tập)


Vấn đề 1: Xác định thiệt hại vật chất được bồi thường khi tính mạng bị xâm phạm

Nghiên cứu:
- Điều 591 BLDS 2015 (Điều 610 BLDS 2005), Nghị quyết số 03 năm 2006 của
HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 26/2017/HSST ngày 07/3/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang,
Bản án số 26/2017/HSST ngày 29/5/2017 của Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Đọc:
- Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 5;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 88-90 và 91-95;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 480 đến 483;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Các tài liệu khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7

Và cho biết:
- Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về thiệt hại vật chất khi
tính mạng bị xâm phạm.
- Nghị quyết số 03 của HĐTP có quy định chi phí đi lại dự lễ tang được bồi
thường không? Vì sao?
- Trong thực tiễn xét xử trước đây, chi phí đi lại dự lễ mai táng có được bồi
thường không? Nếu có, nêu vắn tắt thực tiễn xét xử đó?
- Đoạn nào trong bản án của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang cho thấy Tòa án đã
chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí vé máy bay? Đây có là chi phí đi lại dự
lễ mai táng không?
- Trong vụ việc trên, nếu chi phí báy bay trên là chi phí đi lại dự lễ mai táng,
việc cho bồi thường có thuyết phục không? Vì sao?
- Nếu chi phí trên là chi phí mà cháu nạn nhân bỏ ra để dự lễ tang thì chi phí đó
có được bồi thường không? Vì sao?

- Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp
dưỡng cho ai và không buộc người gây thiệt hại bồi thường tiền cấp dưỡng cho
ai? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến người
được bồi thường tiền cấp dưỡng.
- Trong bản án số 26, Toà án theo hướng tiền cấp dưỡng được thực hiện một lần
hay nhiều lần?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết nêu trên của Toà án liên quan đến
cách thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Vấn đề 2: Bồi thường thiệt hại phát sinh trong tai nạn giao thông

Nghiên cứu:
- Điều 584, Điều 601 BLDS 2015 (Điều 604, 623 BLDS 2005), Nghị quyết số
03 năm 2006 của HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Quyết định số 23/GĐT-DS ngày 2/2/2005 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao và Quyết định số 30/2006/HS-GĐT ngày 26/9/2006 của Tòa hình sự Tòa
án nhân dân tối cao.

Đọc:
- Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 6;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 202 và tiếp theo.
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 494 đến 497;
- Các tài liệu khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7

Và cho biết:
- Thay đổi về các quy định liên quan tới Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra giữa BLDS 2005 và BLDS 2015?
- Xe máy, ô tô có là nguồn nguy hiểm cao độ không? Vì sao?
- Trong hai vụ việc trên, thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hay do
hành vi của con người gây ra? Vì sao?
- Trong hai vụ việc trên, đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án đã vận dụng
các quy định của chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra?
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án vận dụng các quy định của chế định bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

- Trong Quyết định số 30, đoạn nào cho thấy Tòa án buộc bà Trinh bồi
thường thiệt hại?
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc bà Trinh bồi thường thiệt hại.
- Trên cơ sở Điều 604 BLDS 2005, Điều 584 BLDS 2015, Tòa án có thể buộc
Giang bồi thường thiệt hại không? Vì sao?
- Theo Nghị quyết số 03, chi phí xây mộ và chụp ảnh có được bồi thường
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa phúc thẩm và của Tòa
giám đốc thẩm liên quan đến chi phí xây mộ và chụp ảnh.

- Trong Quyết định số 23, đoạn nào cho thấy Bình là người bị thiệt hại?
- Ông Khánh có trực tiếp gây ra thiệt hại cho anh Bình không? Vì sao?
- Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh Bình với tư cách nào? Vì sao?
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án buộc ông Khánh bồi thường cho anh
Bình.
- Bình có lỗi trong việc để thiệt hại phát sinh không? Đoạn nào của bản án
cho câu trả lời?
- Đoạn nào cho thấy, Tòa giám đốc thẩm không theo hướng buộc ông Dũng
và ông Khánh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho anh Bình?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- BLDS và Nghị quyết số 03 có quy định cho phép chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt
hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại
không?
- Tòa giám đốc thẩm có theo hướng cho phép chủ sở hữu nguồn nguy hiểm
cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại
bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường cho người bị thiệt hại
không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời.
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa giám đốc thẩm theo hướng cho phép chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ được yêu cầu người sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ gây thiệt hại bồi hoàn khoản tiền mà chủ sở hữu bồi thường
cho người bị thiệt hại.

Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại trong hay ngoài hợp đồng

Nghiên cứu:
- Các quy định về bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng;
- Quyết định số 451/2011/DS-GĐT ngày 20/6/2011 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao và Bản án số 750/2008/DSPT ngày 17/07/2008 của Tòa án
nhân dân TP. Hồ Chí Minh.

Đọc:
- Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 5;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 1-4;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 483;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Những điểm khác nhau cơ bản giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Trong hai vụ việc trên, có tồn tại quan hệ hợp đồng giữa bên bị thiệt hại và
bên bị yêu cầu bồi thường thiệt hại không? Vì sao?
- Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã theo hướng quan hệ giữa các bên là bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay trong hợp đồng? Vì sao?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong hai vụ việc trên
về vấn đề xác định bản chất pháp lý (trong hay ngoài hợp đồng) quan hệ bồi
thường giữa các bên.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Vấn đề 4: Buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

Nghiên cứu:
- Điều 352 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 302 đến 306, khoản 2 Điều 436
BLDS2005) và các quy định liên quan (nếu có);
- Quyết định số 36/2013/KDTM-GĐT ngày 17/9/2013 của Tòa kinh tế Tòa án
nhân dân tối cao;
- Bản án số 418/2017/DS-ST ngày 29/9/2017 của Toà án nhân dân quận 10,
Tp. Hồ Chí Minh.

Đọc:
- Lê Thị Diễm Phương, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 4;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 185-
188;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết:
- Đối với vụ việc trong Quyết định số 36, đoạn nào cho thấy Tòa án địa phương
đã buộc các bên tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng?
- Hướng của Tòa án địa phương có được Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận
không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Vì sao Tòa án nhân dân tối cao theo hướng nêu trên? Đoạn nào của Quyết định
cho câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao.

- Đối với vụ việc trong Bản án số 418, Công ty K có nghĩa vụ làm thủ tục để cấp
Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư không? Vì sao?
- Nghĩa vụ làm thủ tục trên đã bị vi phạm chưa và Tòa án có buộc Công ty K
tiếp tục làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư
không? Vì sao?
- Trên cơ sở văn bản, có quy định nào cho phép Tòa án buộc Công ty K tiếp tục
làm thủ tục để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà chung cư không? Nêu
rõ cơ sở văn bản khi trả lời.
- Cho biết những cơ chế để việc buộc tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hiệu quả trong
thực tế.

Vấn đề 5: Tìm kiếm tài liệu


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2018
đến nay (ít nhất 20 bài).
Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê phải thỏa
mãn những thông tin theo trật tự như đã yêu trong buổi thảo luận thứ 3.

Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên.

III- Tiêu chí đánh giá


*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu
- Viết ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu chấm,
dấu phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu


- Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần
trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Mỗi bài tập trong 4 bài tập đầu 1,5 điểm và bài tập cuối 02
điểm.

IV-Thời hạn nộp bài


- Thời điểm: Hai tuần kể từ khi kết thúc ca học cuối cùng của chương trình;
- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Bài tập lớn học kỳ


Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************
I- Mục tiêu đánh giá

- Sinh viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến pháp luật về
hợp đồng và pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Sinh viên phát huy làm việc nhóm. Do đó bài tập này được tiến hành theo
bài tập nhóm (khoảng 10 sinh viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, sinh viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến
buổi thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm
trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số
vấn đề pháp lý;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án,
nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (06 bài tập)

Vấn đề 1: Thông tin trong giao kết hợp đồng

Nghiên cứu:
- Điều 387 và Điều 126 BLDS 2015 (Điều 131 BLDS 2005) và các quy định
liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 18A/2016/DSST ngày 15/6/2016 của Toà án nhân dân TP. Tuy
Hoà tỉnh Phú Yên.

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức– Hội Luật gia Việt Nam, 2017, Chương 2;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại học
quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 62-64;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM, 2007, tr. 361 đến 364;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Và cho biết:
- Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng trong một hệ
thống pháp luật nước ngoài.
- Theo Toà án trong bản án nêu trên, bên bán có nghĩa vụ cung cấp thông tin
cho bên mua về lô đất chuyển nhượng không?
- Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có buộc bên bán phải cung
cấp thông tin về lô đất chuyển nhượng không? Vì sao?
- Việc Toà án đã theo hướng giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn có thuyết
phục không? Vì sao?
- Đối với hoàn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có cho phép xử lý theo
hướng giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lần không? Vì sao?

Vấn đề 2: Hợp đồng vô hiệu một phần và hậu quả hợp đồng vô hiệu

Nghiên cứu:
- Điều 130, Điều 131, Điều 133 BLDS 2015 (Điều 135, Điều 137, 138 BLDS
2005)và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao; Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày
28/03/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 2;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại
học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 2020 (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 117-
119, 123 và tiếp theo;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 361 đến 364;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko

Và cho biết:
- Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
- Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản
chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của
hộ gia đình?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

- Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng
hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng
chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.
- Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.
- Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định
như thế nào?
- Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như
thế nào?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự.
- Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?

Vấn đề 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thời hạn

Nghiên cứu:
- Điều 293và Điều 335 BLDS 2015 (Điều 361 BLDS 2005);
- Quyết định số 05/2020/KDTM-GĐT ngày 26/02/2020 của HĐTP Tòa án
nhân dân tối cao.

Đọc:
- Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 3;
- Đỗ Văn Đại, Luật các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam-
Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam
2021 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 1-4;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia, 2007, tr. 481;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=l1vhh-dg39g&list=PLy3fk_j5LJA6gWD1_IlUl73yNZtlflQ_u

Và cho biết:
- Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào?
- Nghĩa vụ của Cty Cửu Long đối với Cty KNV có phát sinh trong thời hạn
bảo lãnh của Ngân hàng không?
- Theo Toà án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cty KNV) khởi kiện
Ngân hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có
còn trách nhiệm của người bảo lãnh không? Đoạn nào của Quyết định có
câu trả lời?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Vấn đề 4: Giảm mức bồi thường do hoàn cảnh kinh tế khó khăn

Nghiên cứu:
- Điều 585 BLDS 2015 (Điều 605 BLDS 2005), Nghị quyết số 03 năm 2006 của
HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Tình huống: Anh Nam là người thuộc quản lý của UBND xã, đã vô ý gây
thiệt hại cho bà Chính khi thực hiện công việc được UBND xã giao . Thực
tế, thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam và Tòa án đã
áp dụng các quy định về giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với
khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức bồi thường.

Đọc:
- Lê Hà Huy Phát, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 5;
- Nguyễn Xuân Quang, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 32;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 44-47;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 476 đến 478;
- Các tài liệu khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7

Và cho biết:
- Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế.
- Trong tình huống nêu trên, việc Tòa án áp dụng các quy định về giảm mức
bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn
định mức bồi thường có thuyết phục không? Vì sao?
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Vấn đề 5: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Nghiên cứu:
- Điều 288, Điều 601 BLDS 2015 (Điều 298, 623 BLDS 2005), Nghị quyết
số 03 năm 2006 của HĐTP và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.

Đọc:
- Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 6;
- Nguyễn Xuân Quang, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 35;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 155-158;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 494 đến 497;
- Mai Bộ, “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”, Tạp chí
Tòa án nhân dân số 2/2003;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7

Và cho biết:
- Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Tòa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại
không?
- Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường giây hạ thế gây thiệt hại?
- Theo Tòa dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
gia đình nạn nhân?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cho gia đình nạn nhân.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Vấn đề 6: Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra

Nghiên cứu:
- Điều 598 BLDS 2015 (Điều 619, Điều 620 BLDS 2005), Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 02/2015/HSST ngày 15/4/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên;

Đọc:
- Nguyễn Trương Tín, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 7;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia, 2007, tr. 489 đến 490;
- Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và
bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần
thứ tư), Bản án số 139-141;
- Các tài liệu khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=6L2zVsATT-4&list=PLy3fk_j5LJA487xHkSyvjKFbcIeFX_xq7

Và cho biết:
- Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết theo
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS.
- Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước điều chỉnh không? Vì sao?
- Nếu hoàn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực,
hướng giải quyết có khác hướng giải quyết trong vụ án không? Vì sao?

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (1 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc;
- Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu chấm,
dấu phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...).

* Về tài liệu tham khảo (1 điểm), yêu cầu


- Sinh viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần
trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (8 điểm): Bài tập 1: 1 điểm; bài tập 2: 1 điểm; bài tập 3: 1 điểm, bài tập
4: 1 điểm, bài tập 5: 2 điểm và bài tập 6: 2 điểm.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

IV-Thời hạn nộp bài

- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ tám;


- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài và
không có điểm đối với buổi thảo luận.

You might also like