You are on page 1of 24

LỚP VĂN BĂNG 2 CHÍNH QUY

NGHĨA VỤ và HỢP ĐỒNG


*****************************************
Đề cương thảo luận

Năm học 2020-2021


YÊU CẦU và ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
************************************
Yêu cầu trước buổi thảo luận.Đối với mỗi vấn đề pháp lý được gợi ý trong tài liệu thảo luận,
học viên chuẩn bị ở nhà và nghiên cứu vấn đề từ các góc độ sau đây:
1) Với mục tiêu là phải hiểu tốt quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam nên học
viên phải trả lời được câu hỏi: Nhìn từ góc độ văn bản thì vấn đề nêu trên được giải quyết như
thế nào? Để có câu trả lời thì học viên phải đọc BLDS và văn bản hướng dẫn. Lưu ý là vấn đề
được thảo luận thường là những vấn đề mà văn bản không rõ ràng, không đầy đủ hoặc có bất
cập.
2) Với mục tiêu là phải có kiến thức thực tiễn về lĩnh vực mà mình học nên học viên
phải trả lời được câu hỏi: Nhìn từ góc độ thực tiễn thì vấn đề nêu trên được giải quyết như thế
nào? Để có câu trả lời, học viên phải đọc những bản án, quyết định, công văn của Tòa án (hay tài
liệu khác tương đương).
3) Với mục tiêu là phải có kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực mà mình đã học nên học
viên phải trả lời được câu hỏi: Vấn đề nêu trên được các học giả kiến nghị giải quyết như thế nào
nhằm hoàn thiện pháp luật? Để có câu trả lời, học viên phải đọc bài viết hay sách của các tác giả
và xem lại bài giảng của giáo viên (giáo viên có thể trình bày quan điểm của các tác giả khi
thuyết giảng).
4) Với mục tiêu là phải có tư duy phản biện nên học viên phải trả lời được câu hỏi: Theo
quan điểm cá nhân của học viên, vấn đề nêu trên nên được giải quyết như thế nào là thuyết phục
nhất? Luật là một ngành khoa học khó. Do đó, trước khi đưa ra chính kiến cá nhân, học viên
(tương lai là luật gia) nên suy nghĩ kỹ, đọc nhiều tài liệu liên quan.
5) Trong điều kiện có thể, học viên nên biết ở nước ngoài vấn đề đó được giải quyết
như thế nào? Để có câu trả lời, học viên có thể tham khảo trực tiếp tài liệu nước ngoài hoặc đọc
các tài liệu bằng tiếng Việt có đề cập đến pháp luật nước ngoài (trong đó có bài giảng của giáo
viên).

Yêu cầu tại buổi thảo luận.Với mục đích là học viên phải có kỹ năng tự nghiên cứu nên trước
khi bắt đầu buổi thảo luận, học viên phải nộp cho giảng viên kết quả làm việc ở nhà theo những
chủ đề đã được gợi ý.
Với mục đích là học viên phải có kỹ năng thuyết trình một vấn đề pháp lý và phát triển
tư duy phản biện nên trong buổi thảo luận sẽ có học viên (hay nhóm học viên) trình bày kết quả
đã chuẩn bị, học viên khác phản biện và giảng viên kết luận.
Ngoài ra, tùy theo từng buổi thảo luận, còn có các yêu cầu khác căn cứ vào mục đích mà
giảng viên đặt ra cho học viên.

Lưu ý: Trong tập tài liệu phục vụ thảo luận chỉ có những bản án, quyết định, công văn của Tòa
án. Đối với những tài liệu khác như văn bản, án lệ, các bài viết liên quan, học viên tự tìm để
nghiên cứu và đọc trước khi tham gia buổi thảo luận.
Đối với bài viết, học viên tham khảo thêm danh mục tài liệu tham khảo ở phần cuối của
Giáo trình, Sách tình huống.
Đối với các video trên Youtube của Khoa Luật dân sự, đề cương thường dẫn đến video
đầu của mỗi mục (như Nghĩa vụ, Hợp đồng, Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ...). Để xem video
tương ứng cho từng chủ đề, học viên xem các video tiếp theo của mỗi mục.
“Hiểu càng sâu nhớ càng lâu”
Buổi thảo luận thứ nhất: Nghĩa vụ và xác lập hợp đồng
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

- Học viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến nghĩa vụ và
hợp đồng;
- Học viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo
luận thứ nhất được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 học
viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, học viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến
buổi thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm
trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số
vấn đề pháp lý;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án,
nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (06 bài tập)

Vấn đề 1 : Nghĩa vụ phát sinh từ thực hiện công việc không có ủy quyền

Nghiên cứu :
- Khoản 3 Điều 275, Điều 574 đến Điều 578 BLDS 2015 (Khoản 3, Điều
281, Điều 594 đến 598 BLDS năm 2005);
- Tình huống : Chủ đầu tư A lập Ban quản lý dự án B để tiến hành xây
dựng một công trình công cộng. Khi triển khai, B đã ký hợp đồng với nhà
thầu C mà không nêu rõ trong hợp đồng B đại diện A và B cũng không
có ủy quyền của A trong khi đó, theo quy định, B không được tự ký hợp
đồng với C vì đây là công việc của chủ đầu tư A (thực tế Ban quản lý dự
án B không có nhiều tài sản để thanh toán cho C).

Đọc :
- Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017,
tr. 35-37;
- Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019, Vấn
đề 1;
- Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và
Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất
bản lần thứ 3), Bản án số 9-11;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự
Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 278 và 279; tr. 511 và 512;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=4YepPrCIlvU&list=PLy3fk_j5LJA4xqs1oy1oSSJiE5fPovU9g (Khoa Luật Dân
Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền ?
- Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa
vụ dân sự ?
- Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có
thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy
định của chế định « thực hiện công việc không có ủy quyền » trong
BLDS 2015 không ? Vì sao ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (phân tích
từng điều kiện áp dụng chế định này).

Vấn đề 2 : Nghĩa vụ phát sinh từ chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật

Nghiên cứu :
- Khoản 4 Điều 275, Điều 579 đến Điều 583 BLDS 2015 (Khoản 4 Điều
281, Điều 599 đến Điều 603 BLDS năm 2005);
- Bản án dân sự phúc thẩm số 06/2017/DS-PT ngày 10-4-2017 của Tòa án
nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.

Đọc :
- Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017,
tr. 37-38;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự
Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 278 và 279; tr. 511 và 512;
- Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và
Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017(xuất bản
lần thứ 3), Bản án số 12-14;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=4YepPrCIlvU&list=PLy3fk_j5LJA4xqs1oy1oSSJiE5fPovU9g (Khoa Luật Dân
Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Vì sao Tòa án xác định trâu có tranh chấp không thuộc sở hữu của ông C
mà thuộc sở hữu của gia đình ông H? Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng
xác định này của Tòa án ?
- Thế nào là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật ? Ai trong vụ án
trên là người chiếm hữu trâu không có căn cứ pháp luật và vì sao ?
- Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án buộc ông C trả cho gia đình ông H
trâu có tranh chấp ? Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết này của
Tòa án ?
- Đoạn nào cho thấy Tòa án theo hướng gia đình ông H phải thanh toán
cho ông C công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu có tranh chấp ?
- Ở đoạn trên, công chăn dắt, nuôi dưỡng trâu được tính từ thời gian nào
tới thời gian nào ?
- Anh/chị có suy nghĩ gì về hướng giải quyết vừa nêu của Tòa án liên quan
đến việc thanh toán công sức nêu trên ? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nếu ông C cho người khác thuê trâu có tranh chấp thì khoản tiền thuê mà
ông C nhận được từ việc cho thuê được giải quyết như thế nào ? Ai sẽ
được hưởng khoản tiền này ? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Vấn đề 3 : Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)

Nghiên cứu :
- Điều 290 BLDS và các quy định liên quan trong BLDS 2015; Thông tư
01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi
hành án về tài sản và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền
thế chân của bà Cô 50.000đ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô
đồng ý trả nhà và yêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân (Lưu ý: giá
gạo trung bình vào năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay
theo Sở tài chính Tp. HCM là 16.000đ/kg).
- Quyết định số 15/2018/DS-GĐT ngày 15/3/2018 của Tòa án nhân dân
cấp cao tại Hà Nội.
Đọc :
- Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và
Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017(xuất bản
lần thứ 3), Bản án số 52-55;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Và cho biết :
- Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như thế
nào ? Qua trung gian là tài sản gì ?
- Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu ? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì
sao?
- Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà
đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì,
theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải
thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu ? Vì sao ?
- Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa ?
Nêu một tiền lệ (nếu có) ?

Vấn đề 4: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận

Nghiên cứu :
- Điều 370 và Điều 371 BLDS 2015 (Điều 315, 316, 317 BLDS 2005);
- Bản án số 148/2007/DSST ngày 26/9/2007 của Tòa án nhân dân thị xã
Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Đọc :
- Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017,
tr. 62-67;
- Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và
Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017(xuất bản
lần thứ 3), Bản án số 100-103;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=4YepPrCIlvU&list=PLy3fk_j5LJA4xqs1oy1oSSJiE5fPovU9g (Khoa Luật Dân
Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và
chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận ?
- Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho
bà Tú ?
- Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được
chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh ?
- Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án ?

- Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm
đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ được chuyển giao ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao ? Nêu rõ quan điểm của các tác giả
mà anh/chị biết.
- Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án có theo hướng người có nghĩa vụ
ban đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền?
- Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

- Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp
bảo lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp
bảo lãnh có chấm dứt không ? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Vấn đề 5: Hình thức hợp đồng

Nghiên cứu :
- Điều 119, Điều 129 và Điều 132 BLDS 2015 (Điều 136, Điều 401 BLDS
2005) và các quy định liên quan khác (nếu có);
- Bản án số 11/2019/DS-PT ngày 23/01/2019 của Toà án nhân dân cấp cao
tại Hà Nội;
- Quyết định số 93/2018/DS-GĐT ngày 29/11/2018 của Toà án nhân dân
cấp cao tại Đà Nẵng.

Đọc :
- Lê Minh Hùng (chủ biên), Hình thức của hợp đồng, Nxb. Hồng Đức
2015, tr.222;
- Lê Thị Hồng Vân, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019,
Vấn đề 11 và 12;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
114-116, 148-150.

Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko (Khoa Luật
Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Đoạn nào trong Bản án số 11 cho thấy Giấy phân chia bất động sản chưa
được công chứng, chứng thực?
- Đoạn nào trong Bản án số 11 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129
BLDS 2015 cho Giấy phân chia bất động sản dù chưa được công chứng,
chứng thực?
- Việc Toà án áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho Giấy phân chia bất động
sản chưa được công chứng, chứng thực có thuyết phục không? Vì sao?

- Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 chưa được công chứng, chứng thực?
- Theo BLDS 2015, hệ quả pháp lý của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án
tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức.
- Đoạn nào trong Quyết định số 93 cho thấy Toà án đã áp dụng quy định
về thời hiệu tại Điều 132 BLDS 2015 để công nhận hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng,
chứng thực?
- Trong quyết định số 93, việc Toà án công nhận hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất ngày 10/8/2009 dù chưa được công chứng, chứng thực
có thuyết phục không? Vì sao?

Vấn đề 6 : Đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được

Nghiên cứu :
- Điều 408 BLDS 2015 (Điều 411 BLDS 2005);
- Tình huống: Ông A thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho Ngân hàng.
Hợp đồng thế chấp đã được xác lập phù hợp với quy định về hình thức,
đăng ký nhưng trên đất có căn nhà thuộc sở hữu của người khác (không
thuộc tài sản thế chấp). Khi có tranh chấp, Toà án cấp sơ thẩm tuyên bố
hợp đồng thế chấp vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được.

Đọc :
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr. 226-
231;
- Lê Thị Hồng Vân, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019,
Vấn đề 13;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
97-100;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=F9QfpUeWIz0&list=PLy3fk_j5LJA6pcnscgYMobUU26q11H0zw&index=29
(Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS
2015 và BLDS 2005 về hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực
hiện được;
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không
thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?
- Toà án tuyên bố hợp đồng thế chấp trong tình huống trên vô hiệu do đối
tượng không thể thực hiện được có thuyết phục không? Vì sao?

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (0,5 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn ; diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc ;
- Không có lỗi soạn thảo (không có khoảng cách trước dấu chấm, dấu phẩy
hay sau dấu chấm phải viết hoa...) ;

* Về tài liệu tham khảo (0,5 điểm), yêu cầu


- Học viên phải khai thác tài liệu mà đề cương yêu cầu ;
- Việc khai thác tài liệu được yêu cầu trong đề cương chỉ được tính điểm khi
được trích dẫn ít nhất một lần trong nội dung của bài tập.
* Về nội dung (9 điểm): Mỗi bài tập 1,5 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài

- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ nhất;


- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài
và không có điểm đối với buổi thảo luận.
Buổi thảo luận thứ hai: Xác lập hợp đồng (tiếp)
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

- Học hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến hợp đồng dân sự;
- Học viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập của
buổi thảo luận thứ hai được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng
10 học viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, học viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến
buổi thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách (vào đầu buổi thảo luận) một
bản để giảng viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, trong buổi thảo luận, một nhóm
trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật và giải quyết một số
vấn đề pháp lý khi văn bản không đầy đủ, không hoàn thiện hoặc có sự khác
nhau giữa văn bản và thực tiễn;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án,
nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (06 bài tập)

Vấn đề 1 : Hợp đồng được xác lập vi phạm điều kiện tự nguyện

Nghiên cứu :
- Điều 117, Điều 122, Điều 125 và Điều 128 BLDS 2015 (Điều 122, 127,
130 và 133 BLDS 2005);
- Bản án số 02/2014/DS-PT ngày 05/01/2014 của Toà án nhân dân tỉnh
Lạng Sơn ;
- Tình huống sau: Ngày 17/9/2010, ông Út chuyển nhượng cho bà Hên một
phần đất thổ cư, bà Hên đã thanh toán đủ tiền cho ông Út. Thực tế, trong
một quyết định ngày 21/10/2009, Uỷ ban nhân dân huyện đã « xác định
ông Út là đối tượng tâm thần thuộc loại tâm thần phân liệt, rối luận thâm
thần ». Trong kết luận giám định pháp y tâm thần ngày 22/6/2012, Trung
tâm pháp y tỉnh đã xác định « ông Út có tiền sử bệnh tâm thần phân liệt
04 năm đang điều trị tại trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh ».

Đọc :
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr.222;
- Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019, Vấn
đề 9;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
56-58.

Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko (Khoa Luật Dân Sự
E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án theo hướng Hợp đồng giữa anh
Sơn, chị Cúc với bà Lan Anh vô hiệu do vi phạm điều kiện tự nguyện?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án. Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Hợp đồng của ông Út trong tình huống trên có thuộc trường hợp hợp
đồng vô hiệu không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Vấn đề 2 : Giao dịch xác lập do có lừa dối

Nghiên cứu:

- Điều 127, Điều 132 BLDS 2015 (Điều 132, Điều 136 BLDS2005);
- Quyết định số 521/2010/DS-GĐT ngày 19/8/2010 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao; Quyết định số 210/2013/DS-GDDT ngày 21/5/2013 của
Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.
Đọc:

- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr.222;
- Nguyễn Nhật Thanh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019, Vấn
đề 8;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 347 đến 450;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
62-64, 68-69;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).
Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko (Khoa Luật Dân Sự
E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết:

- Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối theo
BLDS;
- Đoạn nào của Quyết định số 521cho thấy thỏa thuận hoán nhượng đã bị
tuyên vô hiệu do có lừa dối?
- Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa? Nếu có tiền lệ, nêu vắn tắt tiền lệ
anh/chị biết.
- Trên cơ sở kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài, suy nghĩ của anh/chị về
hướng giải quyết trên của thực tiễn xét xử (về mối quan hệ giữa không cung
cấp thông tin và lừa dối).

- Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc thẩm?
- Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?
- Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?

Vấn đề 3 : Hợp đồng được xác lập vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội

Nghiên cứu :
- Điều 117, Điều 122, Điều 123 BLDS 2015 (Điều 122, Điều 127, Điều
128 BLDS 2005);
- Bản án số 02/2014/DS-PT ngày 05/01/2014 của Toà án nhân dân tỉnh
Lạng Sơn.

Đọc :
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr.222;
- Lê Thị Hồng Vân, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2019,
Vấn đề 10;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
74-76, 77-78.
Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko (Khoa Luật Dân Sự
E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án theo hướng Hợp đồng với anh
Hồng, chị Hường vô hiệu do vi phạm điều cấm?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án (đánh giá tình
tiết vụ việc với quy định về điều cấm).
- Đoạn nào của bản án cho thấy Toà án theo hướng Hợp đồng với anh
Hồng, chị Hường vô hiệu do trái đạo đức xã hội?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án (đánh giá tình
tiết vụ việc với quy định về về trái đạo đức xã hội).

Vấn đề 4 : Xác lập hợp đồng giả tạo và nhằm tẩu tán tài sản

Nghiên cứu :
- Điều 124 BLDS 2015 (Điều 129 BLDS 2005);
- Quyết định số 17/2014/DS-GĐT ngày 20/01/2014 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao; Quyết định số 52/2017/DS-GĐT ngày 07/7/2017 của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.

Đọc :
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr.222;
- Nguyễn Nhật Thanh, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017,
Vấn đề 8;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
86-88 và 89-92;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko (Khoa Luật Dân Sự
E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :

* Đối với vụ việc thứ nhất

- Đoạn nào của Quyết định cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giữa ông Tịnh, bà Quỳnh với bà Sáu được xác lập sau khi có
quyết định của Tòa án buộc ông Tịnh thực hiện nghĩa vụ cho bà Huệ ?
- Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã xác định việc lập hợp đồng
trên là nhằm trốn tránh nghĩa vụ ?
- Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là hành vi nhằm
trốn tránh nghĩa vụ.

* Đối với vụ việc thứ hai

- Đoạn nào cho thấy Tòa án xác định vợ chồng ông Thống, bà Tuyên xác
lập giao dịch tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ ? Suy
nghĩ của anh/chị về hướng xác định nêu trên của Tòa án.
- Hình vi tẩu tán trên được tiến hành trước hay sau khi có quyết định của
Tòa án buộc ông Thống, bà Tuyên trả nợ cho người khác ?
- Theo Tòa án, hướng xử lý giao dịch của vợ chồng ông Thống, bà Tuyên
được xử lý như thế nào ? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên
của Tòa án.
- Theo Tòa án, tài sản là đối tượng của việc tẩu tán được xử lý như thế
nào ? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án.

Vấn đề 5 : Hợp đồng vô hiệu một phần/toàn bộ và hậu quả của hợp đồng vô
hiệu

Nghiên cứu:
- Điều 130, Điều 131, Điều 133 BLDS 2015 (Điều 134, Điều 135, Điều 137
và Điều 138 BLDS2005);
- Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao;
- Quyết định số 26/2013/KDTM-GĐT ngày13-8-2013 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.
Đọc:
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr.223;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 356 đến 364;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
117-119, 123 và tiếp theo;
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?
v=iIwzyUK2BLg&list=PLy3fk_j5LJA6AQWgAs8Jq2O9MlzRZxUko (Khoa Luậ t
Dâ n Sự E-Learning - Đạ i họ c Luậ t Tp-HCM)

Và cho biết:
- Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
- Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản
chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của
hộ gia đình?
- Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng
hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng
chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.

- Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú
Mỹ có phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối
lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện không? Vì sao?
- Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện như thế nào?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội dồng thẩm phán liên
quan tới khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định
hợp đồng vô hiệu.
- Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ
không vô hiệu? Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch
vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào?

Vấn đề 6 : Đứng tên giùm mua bất động sản


Nghiên cứu :
- Các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và hậu quả hợp đồng
vô hiệu trong BLDS ;
- Tình huống : Năm 1991, bà Lâm là Việt Kiều Pháp không đủ điều kiện
để đứng tên sở hữu nhà đất ở Việt Nam nên đã gửi tiền cho chị Hồng 200
triệu đồng để chị Hồng đứng tên giùm mua nhà đất của ông Hải. Nay nhà
đất trên trị giá 1,6 tỷ đồng và bà Lâm có tranh chấp với chị Hồng liên
quan đến nhà đất này tại Tòa án.
- Quyết định số 61/2013/DS-GĐT ngày 11/06/2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.

Đọc :
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
93-96;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem: https://www.youtube.com/watch?v=wkofkmDwQCY (Khoa Luật Dân Sự E-


Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Theo văn bản và theo thực tiễn xét xử, Tòa án có tuyên bố vô hiệu hợp
đồng mua bán nhà đất với ông Hải không? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
- Nếu bà Lâm vẫn không đủ điều kiện để đứng tên sở hữu nhà đất nêu trên
và chị Hồng muốn là chủ sở hữu nhà đất này thì phải xử lý như thế nào ?
Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
- Nếu nay bà Lâm đủ điều kiện để đứng tên sở hữu nhà đất nêu trên thì Tòa
án có được để bà Lâm đứng tên sở hữu nhà đất đó không ? Nêu rõ cơ sở
khi trả lời.
- Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi chị Hồng cũng muốn đứng
tên sở hữu nhà đất nêu trên ? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.

- Đối với khoản tiền chênh lệch giữa tiền đầu tư và giá trị hiện tại của nhà
đất có tranh chấp (1,4 tỷ đồng), Tòa án phải xử lý như thế nào, Tòa án có
được tịch thu sung quỹ Nhà nước không ? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
- Hướng giải quyết trên về tiền chênh lệch của Tòa án nhân dân tối cao đã
có Án lệ chưa ? Nếu có, nêu Án lệ đó.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối
cao.
III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (0,5 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn ;
- Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc ;
- Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu
chấm, dấu phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...);

* Về tài liệu tham khảo (0,5 điểm), yêu cầu


- Học viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp ;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần
trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (9 điểm): Mỗi bài tập 1,5 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài


- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ hai;
- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài
và không có điểm đối với buổi thảo luận.
Buổi thảo luận thứ ba: Bảo đảm và vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
Làm việc nhóm, có thảo luận trên lớp với giảng viên về kết quả chuẩn bị ở nhà
***************************

I- Mục tiêu đánh giá

- Học viên hiểu và biết vận dụng một số kiến thức liên quan đến biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và xử lý vi phạm nghĩa vụ (hợp đồng);
- Học viên làm quen và phát huy hình thức làm việc nhóm. Do đó bài tập thảo
luận thứ tư được tiến hành theo hình thức bài tập nhóm (khoảng 10 học
viên/nhóm);
- Rèn luyện kỹ năng viết. Do đó, học viên phải chuẩn bị bài viết ở nhà và đến
buổi thảo luận nộp cho giảng viên phụ trách một bản để giảng viên đánh giá;
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình của học viên. Vì vậy, trong buổi thảo luận,
một nhóm trình bày bài tập đã chuẩn bị ở nhà và các nhóm khác phản biện;
- Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm tài liệu, tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để
giải quyết một số vấn đề pháp lý thường gặp trong thực tiễn;
- Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định (bản án) của
Tòa án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không
đầy đủ.

II- Cấu trúc bài tập (06 bài tập)

Vấn đề 1 : Tìm kiếm tài liệu

Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến Nghĩa vụ, hợp đồng, bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu
năm 2018 đến nay (ít nhất 20 bài viết). Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên
tác giả và việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên
tác giả, 2) Tên bài viết trong ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in nghiêng, 4) Số và năm
của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr. 41-51). Các bài viết được liệt kê
theo alphabet tên các tác giả (không nêu chức danh).

Yêu cầu 2 : Cho biết làm thế nào để biết được những bài viết trên

Vấn đề 2 : Thế chấp tài sản và sử dụng tài sản thế chấp để phạm tội

Nghiên cứu :
- Điều 292 và tiếp theo BLDS 2015;
- Bản án số 30/2019/HS-PT ngày 25-4-2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Hậu
Giang.

Đọc :
- Đỗ Văn Đại, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương
3;
- Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và
Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất
bản lần thứ ba), Bản án số 166;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự
Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia, 2007, tr. 481;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem:
https://www.youtube.com/channel/UC2lzUewRwIsMC5799Pz06kQ/playlists?
disable_polymer=1 (Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết:
- Đoạn nào cho thấy tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã được sử dụng
để phạm tội?
- Cho biết Tòa án đã có hướng xử lý tài sản bảo đảm trên như thế nào?
- Hướng của Tòa án trong vụ việc trên đã có tiền lệ chưa? Nêu tiền lệ nếu
có.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án.
- Nếu biện pháp bảo đảm như trong vụ việc trên không được đăng ký,
hướng như trên của Tòa án có được áp dụng không? Vì sao?

Vấn đề 3 : Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng gây ra

Nghiên cứu :
- Điều 360, Điều 361 và Điều 419 BLDS 2015 (Điều 302 và tiếp theo
BLDS 2005), Điều 303 Luật thương mại sửa đổi và các quy định liên
quan khác (nếu có);

- Tình huống : Ông Lại (bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ) và bà
Nguyễn thỏa thuận phẩu thuật ngực với 4 yêu cầu: Lấy túi ngực ra, Thâu
nhỏ ngực lại, Bỏ túi nhỏ vào, Không được đụng đến núm vú. Ba ngày sau
phẫu thuật, bà Nguyễn phát hiện thấy núm vú bên phải sưng lên, đau
nhức và đen như than. Qua 10 ngày, vết mổ hở hết phần vừa cắt chỉ, nhìn
thấy cả túi nước đặt bên trong và ông Lại tiến hành mổ may lại. Được vài
ngày thì vết mổ bên tay phải chữ T lại hở một lỗ bằng ngón tay, nước
dịch tuôn ướt đẫm cả người. Sau đó ông Lại mổ lấy túi nước ra và may
lại lỗ hổng và thực tế bà Nguyễn mất núm vú phải.

Đọc :
- Lê Thị Diễm Phương, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017,
tr.336-346;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
192-195;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự
Việt Nam, NXB. Đại học quốc gia, 2007, tr. 408 đến 416;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem:
https://www.youtube.com/channel/UC2lzUewRwIsMC5799Pz06kQ/playlists?
disable_polymer=1 (Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết:
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo
pháp luật Việt Nam ? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với
BLDS 2005 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng.
- Trong tình huống trên, có việc xâm phạm tới yếu tố nhân thân của bà
Nguyễn không ? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
bà Nguyễn đã hội đủ chưa ? Vì sao ?
- Theo quy định hiện hành, những thiệt hại vật chất nào do vi phạm hợp
đồng gây ra được bồi thường ? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do
vi phạm hợp đồng không ? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh
thần không ? Vì sao ? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

Vấn đề 4 : Phạt vi phạm hợp đồng

Nghiên cứu :
- Điều 418 BLDS 2015 (Điều 402, 422 BLDS 2005); Điều 292, 301 và
307 Luật thương mại sửa đổi và các quy định khác liên quan (nếu có);
- Bản án số 121/2011/KDTM-PT ngày 26/12/2011 của Tòa án nhân dân
TP. Hồ Chí Minh; Phán quyết trọng tài.

Đọc :
- Lê Thị Diễm Phương, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017,
tr.346-351;
- Lê Thị Diễm Phương, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam
2019, Vấn đề 23;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
206-211;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem:
https://www.youtube.com/channel/UC2lzUewRwIsMC5799Pz06kQ/playlists?
disable_polymer=1 (Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về phạt vi phạm
hợp đồng.

* Đối với vụ việc thứ nhất


- Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng.
- Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc hay là nội
dung của phạt vi phạm hợp đồng?
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án liên quan đến
khoản tiền trả trước 30%.

* Đối với vụ việc thứ hai


- Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới
hạn như thế nào?
- So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết
phục không? Vì sao?
- Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại,phạt vi phạm hợp đồng
có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có
thỏa thuận về vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Trong Quyết định trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường
thiệt hại không? Đoạn nào của quyết định cho câu trả lời?
- Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường
thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng.
- Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt
hại có bị giới hạn không? Vì sao?
- Trong Quyết định trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi
thường thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp
trong Quyết định về vấn đề này.
- Suy nghĩ của anh/chị về khả năng Tòa án được quyền giảm mức phạt vi
phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.

Vấn đề 5 : Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng

Nghiên cứu :
- Điều 423 và tiếp theo BLDS 2015 (Điều 417, 425, 426 BLDS 2005);
- Tình huống : Ông Minh ký hợp đồng chuyển nhượng cho ông Cường
quyền sử dụng một mảnh đất. Hợp đồng được giao kết hợp pháp và ông
Minh đã giao đất cho ông Cường nhưng ông Cường không trả tiền cho
ông Minh mặc dù ông Minh đã nhiều lần nhắc nhở. Nay ông Minh yêu
cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng để nhận lại đất.

Đọc :
- Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, tr. 251-
259;
- Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2018 (xuất bản lần thứ bảy), Bản án số
216 và tiếp theo;
- Đỗ Văn Đại (chủ biên): Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS
2015, Nxb. Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam 2016 (xuất bản lần thứ hai),
phần số 351 và tiếp theo;
- Và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Xem:
https://www.youtube.com/channel/UC2lzUewRwIsMC5799Pz06kQ/playlists?
disable_polymer=1 (Khoa Luật Dân Sự E-Learning - Đại học Luật Tp-HCM)

Và cho biết :
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp
đồng do có vi phạm.
- Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và
hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm.
- Ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên
không ? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.

III- Tiêu chí đánh giá

*Về hình thức (0,5 điểm), yêu cầu


- Viết ngắn gọn ; Diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc ;
- Không có lỗi soạn thảo khi đánh máy (không có khoảng cách trước dấu
chấm, dấu phẩy hay sau dấu chấm phải viết hoa...) ;

* Về tài liệu tham khảo (0,5 điểm), yêu cầu


- Học viên phải biết khai thác các tài liệu được cung cấp ;
- Việc khai thác tài liệu chỉ được tính điểm khi được trích dẫn ít nhất một lần
trong nội dung của bài tập.

* Về nội dung (9 điểm): Bài 1: 1 điểm và mỗi bài tập còn lại 2 điểm.

IV-Thời hạn nộp bài


- Thời điểm: Vào đầu buổi thảo luận thứ ba;
- Chế tài: Nhóm không nộp bài đúng thời hạn thì cũng coi như không nộp bài
và không có điểm đối với buổi thảo luận.

You might also like