You are on page 1of 6

K20B LA 1 – GĐ B307 – T4 Số thứ tự theo danh sách

Lớp học phần: 23


(2019) lớp học phần

Lê Tuấn Vũ 33171025175

HỌC PHẦN LUẬT LAO ĐỘNG – BÀI TIỂU LUẬN


GV phụ trách học phần: NGUYỄN TRIỀU HOA

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG


SỰ TRANH ĐẤU GIỮA LÝ VÀ TÌNH
Bài nghiên cứu này được hoàn thành vào ngày …/03/2019

SINH VIÊN CÓ THỂ làm mục lục ngay sau phần này

Tiêu đề Trang
1. Thời gian nộp tiểu luận 1
2. Yêu cầu kĩ thuật 2
3. Đặt tên file và gửi email 2
4. Tinh thần tiết kiệm 3
5. Yêu cầu nghiên cứu 4
6. Đề cương nghiên cứu 4
6. Bài tiểu luận hoàn chỉnh 5
1. Thời gian nộp tiểu luận :
− Đề cương nghiên cứu: Nộp bài và báo cáo đề cương trước lớp vào buổi học
thứ 8.
− Tiểu luận cá nhân: Dự kiến ngày nộp chậm nhất là 24h thứ …, ngày
…/…/2019 (nộp FILE bài làm trên LMS).
2. Yêu cầu kĩ thuật

Trang 1/6
− In trắng đen : Việc in trắng đen quan trọng hơn in màu. Lí do: các bản in màu
có thể bị nhòe khi gặp nước hoặc môi trường ẩm ướt (không nhận tiểu luận in
màu).
− In 2 mặt : là bắt buộc, để số tờ giấy được ít hơn và cuốn mỏng hơn,
− Đóng bìa kiếng : Không. Vì bìa kiếng sẽ làm dày và nặng thêm cuốn tiểu
luận. Nếu chỉ 1 cuốn của anh/chị thì không phải vấn đề, nhưng nếu 50 cuốn thì
giảng viên mang về nhà nặng hơn nhiều.
− Đóng bìa giấy thơm, giấy cứng : Không. Vì giảng viên có thể bị dị ứng với
các loại mùi giấy. Anh/chị chỉ đóng bìa giấy cứng nếu dày hơn 20 trang.
− Đóng bìa gáy xoắn : Không. Vì cuốn tiểu luận của anh/chị sẽ nằm lạc lõng
trong số các cuốn tiểu luận khác, việc xếp chồng lên nhau cũng bị khó khăn.
− Đóng kim gáy : Bấm 3 kim bên gáy, không dán thêm băng keo.
− Font chữ, canh lề, trình bày trang : sử dụng đúng file này đã cấu hình sẵn lề
trái, lề phải, lề trên, lề dưới, đặt số trang, khổ A4, cỡ chữ 13, cách đoạn 6pt,
dãn dòng 1.25, …
3. Đặt tên file bài làm và gửi email
− Đặt tên file bài làm : Tên file bài làm theo cấu trúc: [Số thứ tự] - [Tên sinh
viên] - [Bài -Môn – Lớp ].[phần mở rộng của file]. Trong đó: phần mở rộng
là mặc định như doc, docx, pdf, zip, …
Ví dụ : 01 – NGUYỄN VĂN A – LLD BNC – K20B LA 1 (B307- 2019).doc
− Bỏ qua mục này : Bạn có thể bỏ qua mục này, tuy nhiên, chúng tôi không xử
lí các phát sinh khi có vấn đề gì về thất lạc bài làm.
4. Tinh thần tiết kiệm
Việc in ấn, đóng bìa. … như yêu cầu trên đây nhằm mục đích tiết kiệm cho học
viên và tạo nên mẫu thống nhất để dễ dàng trong việc quản lí.
Lưu ý khác : Bài làm có thể phải được kiểm tra đạo văn trước khi nộp chính
thức. Chúng ta tham khảo, nhưng phải có ý kiến riêng của mình.

Trang 2/6
YÊU CẦU
Yêu cầu chung: về bài nghiên cứu: BÌNH LUẬN ÁN
Quy trình:
Bước 1: Tìm kiếm một bản án để nghiên cứu – sử dụng nguồn án được nhà nước
công bố chính thức, phù hợp với nội dung của học phần
Bước 2: Xác định rõ hướng nghiên cứu của bài. Lưu ý: nên chọn vấn đề nhỏ, phạm
vi hẹp. Có thể là bình luận về: một vài nội dung của vụ việc, về thẩm quyền giải
quyết, về nghĩa vụ, về trách nhiệm, về phán quyết của tòa, về cơ sở pháp lý…
Bước 3: Báo cáo đề cương nghiên cứu tại lớp
Bước 4: Thực hiện bài nghiên cứu
Bước 5: Nộp bài đúng quy định

YÊU CẦU THỂ HIỆN TRONG BÀI NGHIÊN CỨU


Bài nghiên cứu khoảng 2000 chữ cần thể hiện các nội dung sau:
1. Nội dung vụ án/ vấn đề
2. Các vấn đề pháp lý cần nghiên cứu
3. Căn cứ pháp lý sử dụng để nghiên cứu và giải quyết
4. Quan điểm, ý kiến của tác giả bài nghiên cứu
5. Tài liệu tham khảo được sử dụng trong bài nghiên cứu

Trang 3/6
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề cương trình bày những nội dung sau:
1. Trình bày tóm tắt nội dung vụ án
2. Xác định vấn đề pháp lý cần nghiên cứu
3. Xác định căn cứ pháp lý để nghiên cứu và giải quyết
4. Nêu quan điểm, ý kiến của tác giả bài nghiên cứu
5. Nêu rõ những tài liệu tham khảo được sử dụng trong bài nghiên cứu
Khoản 1 Điều 16 BLLĐ 2012 quy định về Hình thức Hợp đồng lao động (HĐLĐ) có
nội dung như sau: “HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02
bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều này”. Đây là quy định mang tính hình thức, đậm chất luật
thực định nên khi có xảy ra tranh chấp về việc giao kết HĐLĐ thì tòa án xét xử tương
đối dễ dàng đưa ra phán quyết. Tuy nhiên, đứng vào vị trí là người nghiên cứu về luật
pháp, có bao giờ chúng ta đặt câu hỏi “có trường hợp ngoại lệ nào đối với hình thức
giao kết HĐLĐ hay không?”, “nếu có thì điều kiện của ngoại lệ là gì?”, “nếu xảy ra
tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động thì việc xét xử sẽ dựa trên
tình, lý như thế nào?”…
Dựa trên quan điểm cá nhân, tôi chọn bản án sơ thẩm số 824/2017/LĐ-ST ngày
06/07/2017 của Tòa án nhân dân (TAND) TP.HCM về việc Tranh chấp về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ để phân tích và trả lời các câu hỏi nêu trên.
Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Ông C có người bạn là ông K (đại diện theo pháp luật của Công ty D), cả 2 đều là
người Hàn Quốc. Ông C nhận được email mời làm việc của ông K (có đính kèm
HĐLĐ thỏa thuận ngày bắt đầu làm việc là ngày 01/03/2013) tại Công ty D, việc xin
giấy phép lao động cho ông C cũng do Công ty D thực hiện. Ông C được Công ty D
trả lương bằng hình thức chuyển khoản, có Giấy xác nhận đặt tiền gửi của Ngân hàng.
Ngày 26/07/2015, ông K gọi điện thoại cho ông C thông báo đơn phương chấm dứt
HĐLĐ, ông C có đến Công ty D để làm rõ nguyên nhân nhưng phía Công ty D không
cho ông C vào. Ngày 22/03/2017, ông C ủy quyền cho người đại diện khởi kiện và
buộc Công ty D phải bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Tuy nhiên, phía Công ty D lại có những chứng cứ phủ nhận toàn bộ nội dung mà ông
C nêu ra: HĐLĐ không có chữ ký của các bên, email mời làm việc ông C cũng không
còn lưu trữ, các Giấy xác nhận đặt tiền gửi không có thông tin của người chuyển
khoản nên không chứng minh được việc Công ty D trả lương qua tài khoản cho ông
C… Vì vậy, với những yêu cầu khởi kiện trên của ông C, Công ty D không đồng ý
trả bất kỳ khoản tiền nào mà ông C yêu cầu vì giữa ông C và Công ty D không có
quan hệ lao động, không có HĐLĐ, không có quyết định chấm dứt HĐLĐ của Công
ty D đối với ông C…
Trong vụ án này, TAND TP.HCM tuyên “Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu của ông
C đối với Công ty D về việc nguyên đơn cho rằng bị đơn đã đơn phương chấm dứt

Trang 4/6
HĐLĐ trái pháp luật”, trong đó có một phần nguyên nhân là do các bên chưa ký
HĐLĐ.
Dựa theo khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, tôi hoàn toàn
đồng tình với quyết định của tòa. Nhưng các câu hỏi nêu trên vẫn chưa được giải đáp,
vì vậy tôi sẽ cố gắng tìm ra các lý lẽ bên ngoài luật thực định và những tình tiết khác
có liên quan mà có thể chưa được làm rõ, để trả lời cho các nghi vấn đó.
Tài liệu tham khảo:
1. Bản án sơ thẩm số 824/2017/LĐ-ST ngày 06/07/2017 của Tòa án nhân dân
TP.HCM https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta158027t1cvn/chi-tiet-ban-an
2. Bộ luật lao động 2012 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-
luong/Bo-Luat-lao-dong-2012-142187.aspx
3.
4.

Yêu cầu
- Bài viết: khoảng 500 chữ trình bày ý tưởng nghiên cứu. Bài in ra giấy và nộp tại
lớp (buổi thứ 7). In nộp kèm bản án dùng làm tư liệu nghiên cứu.
- Báo cáo đề cương tại lớp (buổi thứ 8)
- Bài trình chiếu thiết kế không quá 5 slide
- Thời gian trình bày ý tưởng của mỗi người: 3 phút

Trang 5/6
BÀI NGHIÊN CỨU
Viết toàn bộ bài nghiên cứu hoàn chỉnh vào đây!

Trang 6/6

You might also like