You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HƯỚNG DẪN CHỦ ĐỀ BÀI TẬP LỚN

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG HỌC KỲ 221 (2022-2023)


BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN


CHỦ ĐỀ 2. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
YÊU CẦU CHUNG VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HÌNH THỨC:
Bài tập lớn (BTL/TL): Bài tập lớn là một tiểu luận được thực hiện theo nhóm (mỗi nhóm
5 sinh viên). Mỗi nhóm tiến hành 01 đề tài (do giảng viên phân công). Tên đề tài xem trong
Hệ thống bài tập lớn.
Kết quả của Bài tập lớn đồng thời là kết quả của cả nhóm. Sau khi nhận được đề tài,
nhóm trưởng cùng các thành viên chủ động nghiên cứu, hoàn thành đề cương, phân công
nhiệm vụ, triển khai thực hiện. Để đạt kết quả tốt đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải phát
huy hết khả năng tự học và trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ chung. Mọi khó
khăn liên hệ trực tiếp với giảng viên để được hướng dẫn cụ thể.
(i) Về dung lượng và hình thức:
Phần nội dung của tiểu luận được trình bày tối thiểu 15 trang A4;
Đánh máy kiểu chữ Times New Roman;
Cỡ chữ 13, giãn dòng 1.3-1.5 line; Cỡ chữ footnote: size 10.
Cách dòng trên (before) 6 pt, dưới (after) 6 pt; Canh lề trái: 3 cm; canh lề phải, trên và
dưới: 2 cm;
Bố cục/kết cấu: theo hướng dẫn.
Bìa tiểu luận phải có đầy đủ tên môn học, tên đề tài, số thứ tự của Nhóm- Lớp.
Trang đầu tiên (sau trang bìa) trình bày Báo cáo kết quả làm việc của Nhóm (cần ghi rõ
thông tin thành viên tham gia, nhiệm vụ được phân công, mức độ hoàn thành của từng thành
viên [hoàn thành/không hoàn thành (không làm bài theo phân công của nhóm)], có chữ ký
của từng thành viên và Nhóm trưởng (xem mẫu Báo cáo)
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM….
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký
1.
2.
3.
4.
5.
6.
NHÓM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)
(Thông tin liên hệ của nhóm trưởng: SĐT, EMAIL)

1
(ii) Về bố cục:
Ngoài phần Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, thì cấu trúc bài tiểu luận bao gồm ba
phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận.
(iii) Quy định trích dẫn tài liệu:
Các thông tin trong bài viết cần phải chú thích nguồn. Thực hiện tốt trích dẫn nguồn
góp phần tăng tính khoa học, thuyết phục của đề tài, nâng cao chất chất lượng đề tài.
(iv) Cách chú thích trong bài: Chú thích tự động. Tài liệu trích dẫn trình bày theo thứ
tự:
- Tài liệu trích dẫn là sách: tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất
bản, trang trích dẫn1.
- Tài liệu trích dẫn là giáo trình: tên trường (năm xuất bản), tên sách, (chủ biên:…), nhà
xuất bản, trang trích dẫn2.
- Tài liệu là tạp chí khoa học, hội thảo, báo: tên tác giả (năm xuất bản), “tên bài viết”,
tên tạp chí, (số), trang trích dẫn3.
- Tài liệu là luận văn, luận án: tên tác giả (năm công bố), tên luận văn/luận án, Luận văn
thạc sỹ/Luận án Tiến sĩ, Trường chủ quản, trang trích dẫn.
- Tài liệu internet: Tên tác giả (nếu có), tên bài viết, [link bài viết], ngày truy cập cuối
cùng của Nhóm khi nghiên cứu đường link này.
(v) Cách viết Danh mục tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo đặt cuối bài viết, gồm phần A (Văn bản quy phạm pháp luật) và
phần B (Tài liệu tham khảo khác); xếp thứ tự A, B, C,…; ghi theo trình tự chú thích
(footnote).
(vi) Tài liệu cần nghiên cứu để thực hiện đề tài:
1. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2019), Giáo trình Pháp luật đại cương, (Chủ biên: Mai
Hồng Quỳ), Nxb. Đại học Sư phạm.
2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự (Luật số:
91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.
3. Nguyễn Văn Điền, “Điều kiện có hiệu lực của di chúc theo pháp luật dân sự hiện
hành”, Tạp chí Tóa án, https://tapchitoaan.vn/dieu-kien-co-hieu-luc-cua-di-chuc-theo-phap-
luat-dan-su-hien-hanh
4. Chu Xuân Minh, “Di chúc hợp pháp không có công chứng, chứng thực”, Tạp chí Tòa
án, https://tapchitoaan.vn/di-chuc-hop-phap-khong-co-cong-chung-chung-thuc
5. Phan Thành Nhân, “Bàn về di chúc bị vi phạm điều kiện về hình thức và di chúc
được lập với hình thức chứng thư điện tử”, Tạp chí Tóa án, https://tapchitoaan.vn/ban-ve-di-
chuc-bi-vi-pham-dieu-kien-ve-hinh-thuc-va-di-chuc-duoc-lap-voi-hinh-thuc-chung-thu-dien-
tu

1
Đào Thị Bích Hồng (2015), Tên sách….., Nxb. Chính trị quốc ga, Hà Nội, tr.23-24, 27.
2
Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
(Chủ biên: PGS.TS. Đỗ Văn Đại), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.100.
3
Đỗ Văn Đại (2014), “Tác động của các quy định mới trong Hiến pháp năm 2013 tới pháp luật dân sự”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (11), tr.14.
2
6. https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-052020dspt-ngay-26022020-ve-
yeu-cau-huy-di-chuc-135871
HƯỚNG DẪN CHI TẾT CỦA GIẢNG VIÊN:
Trang đầu tiên, Trang bìa
Trang thứ hai, Báo cáo phân công nhiệm vụ và kết quả thực hiện
Trang thứ ba, Mục lục
Từ trang thứ tư, Phần mở đầu, Phần Nội dung, Phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo (đánh trang số 1 từ đây)

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh viên cần trình bày khái quát về đề tài: thuộc lĩnh vực nào, ngành luật điều chỉnh,
đối tượng của đề tài.
Tính cấp thiết của đề tài dưới góc độ thực tiễn và lý luận; khoa học pháp lý và khoa học
xã hội nói chung. Vị trí và tầm quan trọng của đề tài trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thực
hiện tốt đề tài này có ý nghĩa gì trong thực tiễn hiện nay…
Vậy nên, nhóm tác giả thực hiện việc nghiên cứu đề tài “...” cho Bài tập lớn trong
chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ những vấn đề chung về di chúc và đặc điểm của di chúc.
Hai là, làm rõ từng điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2015.
Ba là, phân tích làm sáng tỏ ý nghĩa của pháp luật khi quy định các điều kiện có hiệu
lực của di chúc.
Bốn là, phân tích và nhận xét tình huống thực tiễn về hiệu lực của di chúc.
Năm là, nhận xét, đánh giá những hạn chế và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân
sự về điều kiện có hiệu lực của di chúc trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn.
3. Bố cục tổng quát của đề tài: gồm mấy chương, tên cụ thể từng chương

4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI
CHÚC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
1.1. Những vấn đề lý luận chung về di chúc
1.1.1. Định nghĩa di chúc
(CSPL: Điều 116, Điều 624 BLDS 2015)
Sinh viên nêu và phân tích khái niệm di chúc theo từ điển Hán- Việt, từ điển Tiếng Việt.
Trình bày khái niệm di chúc được quy định trong BLDS 2015. Từ khái niệm pháp lý đã
nêu và dựa vào bản chất, mục đích của di chúc, sinh viên rút ra định nghĩa đầy đủ của nhóm
về di chúc.
1.1.2. Đặc điểm của di chúc
Dựa trên định nghĩa di chúc, sinh viên nêu và phân tích các đặc điểm của di chúc. Sinh
viên có thể tham khảo các đặc điểm của di chúc như sau:
Một là, di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, tự nguyện của cá nhân.
Hai là, di chúc là một giao dịch dân sự xem trọng hình thức.
Ba là, di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết.
Bốn là, người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ di chúc trong
bất kỳ lúc nào.
1.2. Quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc
1.2.1. Người lập di chúc phải có đủ năng lực để lập di chúc
(CSPL: Điểm a Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 630; Khoản 1 Điều 625, Điều 626
BLDS 2015)
Thứ nhất, sinh viên phân tích và đánh giá tính phù hợp của năng lực pháp luật dân sự
và năng lực hành vi dân sự của cá nhân khi lập di chúc. Cụ thể:
Một, sinh viên phân tích điều kiện người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có quyền
tự mình lập di chúc;
Hai, sinh viên phân tích một số điều kiện luật định khi người chưa thành niên từ đủ 15
tuổi đến chưa đủ 18 tuổi lập di chúc;
Ba, theo quy định của BLDS 2015, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị khó khăn trong việc nhận thức và làm chủ hành vi thì có
được lập di chúc hay không? Sinh viên phân tích và đánh giá theo quan điểm của nhóm về
vấn đề trên.
Thứ hai, Sinh viên phân tích những quyền của người lập di chúc theo Điều 626 BLDS
2015 gồm quyền chỉ định người thừa kế, được truất quyền hưởng di sản của người thừa kế,
phân định phần di sản cho từng người thừa kế, ngoài ra người để lại di sản có có những
quyền khác (hãy trình bày những quyền này).
1.2.2. Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn và sáng suốt
(CSPL: Điểm a Khoản 1 Điều 630 BLDS 2015)
Sinh viên trình bày và phân tích điều kiện về tính tự nguyện của người lập di chúc:
Hoàn toàn tự nguyện là gì? Biểu hiện của tính tự nguyện trong việc lập di chúc?
1.2.3. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã
hội
(CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 630, Điều 631 BLDS 2015)
5
Sinh viên trình bày và phân tích những nội dung của di chúc gồm các nội dung cơ bản
và các nội dung khác có thể được đưa vào di chúc.
Sinh viên phân tích quy tắc quan trọng cần lưu ý khi lập di chúc là nội dung của di chúc
không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội theo hướng giải thích điều
cấm, đạo đức xã hội là gì? Ví dụ về trường hợp vi phạm điều cấm, đạo đức xã hội? Nếu không
đảm bảo yêu cầu về nội dung, mục đích thì di chúc có phát sinh hiệu lực hay không?
1.2.4. Hình thức của di chúc đúng quy định của luật
(CSPL: Điểm b Khoản 1, Khoản 4, Khoản 5 Điều 630, Điều 632, Điều 633, Điều 634,
Điều 635 BLDS 2015, Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005)
Sinh viên nêu các hình thức của di chúc được thể hiện dưới những dạng nào? Phân tích
từng hình thức của di chúc đúng quy định của luật (gồm di chúc bằng văn bản, di chúc
miệng). Di chúc có được lập dưới hình thức chứng thư điện tử không?
1.3. Ý nghĩa của quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc
Sinh viên trình bày ý nghĩa của chế định dưới góc độ lý luận và thực tiễn; ý nghĩa
trong khoa học pháp lý nói riêng và xã hội nói chung.

6
CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC-
TỪ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN
THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Bản án số 05/2020/DS-PT ngày 26/02/2020 về việc “Yêu cầu hủy di chúc” của Tòa án
nhân dân tỉnh Đắk Nông4.
Nội dung tranh chấp diễn ra giữa Nguyên đơn là bà Vàng Thị G và Bị đơn là bà Sùng
Thị S như sau:
Nguyên đơn bà Vàng Thị G trình bày giữa bà và ông Thào Seo S chung sống với nhau
như vợ chồng từ tháng 6 năm 1986, không đăng ký kết hôn, được hai bên gia đình tổ chức lễ
cưới. Ông G và bà S có 05 con chung là: Thào Thị P, sinh năm 1990; Thào A P, sinh năm
1993; Thào Thị S, sinh năm 1996; Thào Thị O, sinh năm 1999 và Thào Thị T, sinh năm 2001.
Quá trình chung sống bà G và ông S cùng các con đã tạo lập được khối tài sản chung khoảng
03 ha đất rẫy và 02 thửa đất ở, đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, toạ lạc
tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông. Năm 2015 ông S có quan hệ với người phụ nữ khác
bị gia đình bắt được nên yêu cầu ông làm bản cam kết không tái phạm nữa, sau đó vợ chồng
xảy ra mâu thuẫn, ông S lấy tiền của gia đình và vay mượn thêm của các con để xây một ngôi
nhà xây cấp 4 trên diện tích đất 20m x 30m để ở riêng. Đến khoảng tháng 8 năm 2018 ông S
đưa bà Sùng Thị S về ở trong căn nhà mới xây, vợ con không đồng ý nhưng vì ông S bị bệnh
nên chưa kịp giải quyết. Ngày 18-11-2018, ông S đang điều trị bệnh tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Đăk Nông thì bà Sùng Thị S đưa ông Sùng A V là anh họ của bà S đến bệnh viện bắt ông
S viết di chúc để lại toàn bộ tài sản gồm khoảng 03 ha đất rẫy và 01 căn nhà xây cấp 4 trên
diện tích đất khoảng 20 x 30m tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông cho bà Sùng Thị S,
trong khi đất rẫy bà G và các con đang quản lý, sử dụng nhưng không hề biết. Sau khi ông S
chết bà Sùng Thị S căn cứ vào bản di chúc này để chiếm nhà và đất rẫy của bà G. Nay bà G
cho rằng việc ông S lập di chúc để lại tài sản cho bà Sùng Thị S là không đúng quy định của
pháp luật với những lý do sau: Tài sản chung giữa vợ chồng ông S, bà G và các con tạo lập
được trong thời kỳ hôn nhân nhưng ông S tự ý lấy tài sản chung của gia đình để lại cho bà
Sùng Thị S mà không được sự đồng ý của bà và các con là không đúng, ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của gia đình bà. Do đó, bà làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố bản
di chúc lập ngày 18-11-2018 giữa ông Thào Seo S và bà Sùng Thị S bị vô hiệu.
Bị đơn bà Sùng Thị S trình bày: Trước khi ông Thào Seo S xin cưới bà Sùng Thị S
làm vợ thì giữa ông S, bà S đã lập bản cam kết ngày 24-10-2017 tại nhà ông Sùng A L, cụm a,
xã Đ, huyện Đ, tỉnh Đăk Nông. Nội dung bản cam kết thể hiện ông S, bà Vàng Thị G chung
sống với nhau không đăng ký kết hôn và đã có con chung. Do vợ chồng mâu thuẫn đã bỏ
nhau và thoả thuận chia tài sản có sự chứng kiến của hai bên nội, ngoại, chính quyền thôn và
anh Thào Seo H, Vàng A P. Biên bản chia tài sản đã bị thất lạc, nên không thể cung cấp cho
Tòa án được. Vì vậy, toàn bộ tài sản gồm khoảng 03 hecta đất rẫy đã trồng điều và cà phê; 01
ngôi nhà xây cấp 4 trên diện tích đất (20m x 30m) tại bản S, xã Đ là tài sản riêng của ông
Thào Seo S. Khoảng tháng 8-2018, bà S và ông S đến Uỷ ban nhân dân (Viết tắt UBND) xã Đ
để làm thủ tục xin đăng ký kết hôn, nhưng không được chấp nhận vì ông S, bà G tự ý thỏa
thuận ly hôn tại thôn bản không có giá trị pháp lý, nên ông bà không đủ điều kiện đăng ký kết
hôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, do bà S có nguyện vọng được ở lại xã Đ để làm
ăn sinh sống với ông S, nên Công an xã Đ cho bà S nhập khẩu vào sổ hộ khẩu của ông S và tự

4
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-052020dspt-ngay-26022020-ve-yeu-cau-huy-di-chuc-135871

7
ý ghi tên bà S vào mục quan hệ với chủ hộ là vợ. Tháng 10-2018, ông Thào Seo S bị bệnh
hiểm nghèo phải điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông, đến ngày 05-12-2018 thì ông
S chết. Trong thời gian chữa bệnh, ngày 18-11-2018 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Nông
ông Thào Seo S đã nhờ anh họ của bà S là ông Sùng A V viết di chúc để lại tài sản cho bà S
gồm: 01 căn nhà xây cấp 4 làm trên diện tích đất khoảng 20m x 30m và 03ha đất rẫy đã trồng
cà phê và cây điều, địa chỉ tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông. Bản di chúc có chữ ký
của ông Thào Seo S, bà Sùng Thị S và người làm chứng Vàng A P, Sùng A V, Thào A C,
Thào A S và Thào Seo T. Bà S thừa nhận nội dung bản di chúc không rõ ràng, mang tính ràng
buộc bà S, không cho bà S đi lấy chồng, nếu bà S vi phạm ý chí của ông S thì bà S mất hết tài
sản được thừa kế. Bà S xác định toàn bộ tài sản ông S để lại cho bà S là tài sản riêng của ông
S, nên bà S được quyền quản lý, sử dụng. Do đó, bà không chấp nhận việc bà G yêu cầu huỷ
di chúc, đề nghị Tòa án bác đơn khởi kiện của bà G và công nhận bản di chúc được lập ngày
18-11-2018 của ông S là hợp pháp.
Tại bản án sơ thẩm số: 07/2019/DS-ST ngày 22 tháng 7 năm 2019 của Tòa án nhân
dân huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Vàng
Thị G đối với bà Sùng Thị S. Tuyên bố di chúc do bà Sùng Thị S xuất trình, có nội dung ông
Thào Seo S để lại tài sản gồm 03 hecta đất rẫy và 01 diện tích đất ở trên đất có 01 ngôi nhà
xây cấp 4, tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông cho bà Sùng Thị S, được lập ngày 18-11-
2018 là vô hiệu.
Sau khi xét xử sơ thẩm, ngày 31-7-2019, bà Sùng Thị S làm đơn kháng cáo toàn bộ
bản án sơ thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ
án, kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử quyết định Chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của bà Vàng Thị G đối với bà Sùng Thị S. Tuyên bố di chúc có nội dung ông Thào
Seo S để lại tài sản gồm 03 hecta đất rẫy và diện tích đất ở, trên đất có 01 căn nhà xây cấp 4,
tại bản S, xã Đ, huyện T, tỉnh Đăk Nông cho bà Sùng Thị S, lập ngày 18-11-2018 bị vô hiệu.
2.1. Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc
Dựa vào nội dung tóm tắt trên, sinh viên đưa ra quan điểm và lập luận của Toà án
trong việc xác định di chúc do ông S lập là hợp pháp hay không hợp pháp?
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy định
pháp luật hiện hành.
2.2.1. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
Sinh viên đưa ra ý kiến, đánh giá về hiệu lực pháp luật của di chúc do ông Thào Seo S
lập. (Đồng ý hay không đồng ý với quan điểm của Tòa án). Dựa trên cơ sở pháp lý nào?
2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
Từ nội dung Chương I và Chương II, sinh viên đưa ra nhận xét và đánh giá về những
mặt còn hạn chế trong quy định pháp luật có liên quan đến các điều kiện có hiệu lực của di
chúc?
Từ những hạn chế của quy định pháp luật, sinh viên đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện
quy định pháp luật (bất cập ở đâu thì kiến nghị điều chỉnh ở đó: sửa đổi, bổ sung luật; ban
hành án lệ; nâng cao nhận thức của người dân)?
Lưu ý: bất cập – kiến nghị phải liên quan những vấn đề nghiên cứu, tránh lan man.
(Ví dụ: Vấn đề liên quan đến di chúc của người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18
tuổi, hình thức của di chúc...)

8
PHẦN KẾT LUẬN

(Trình bày tóm lại kết quả nghiên cứu được thực hiện ở những nội dung trên. Khẳng định
nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã hoàn thành)
Một là,…
Hai là,…
Ba là,…

9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Cần lưu ý: thông qua nguồn tài liệu tham khảo thể hiện việc thực hiện nghiêm túc đề tài khoa
học. Những tài liệu sử dụng phải được trích dẫn trong bài. Trình bày Tài liệu tham khảo và
trích dẫn khoa học theo đúng quy định).

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 2019
(Luật số: 45/2019/QH14) ngày 20 tháng 11 năm 2019, Hà Nội.
2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 2019
(Luật số: 10/2012/QH13) ngày 18 tháng 6 năm 2012, Hà Nội.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
8. Nguyễn Hữu Chí (2006), Chế độ bồi thường trong luật Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà
Nội.
9. …
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH

Ths. Lê Mộng Thơ

10

You might also like