You are on page 1of 8

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................2

NỘI DUNG.......................................................................................3

1. Văn bản quy phạm pháp luật.....................................................3

2. Quá trình tự học của bản thân đối với môn Kỹ năng tạo tập văn

bản tiếng Việt.....................................................................................4

3. Hội đồng đánh giá luận văn........................................................6

Lời cám ơn........................................................................................8

หน้า 1 | 8
Lời mở đầu

Trong đời sống hiện nay, máy tính đã và đang trở thành một công cụ đắc lực
không thể thiếu đối với mỗi người, đặc biệt là trong quá trình soạn thảo văn bản.
Văn bản là một phương tiện cần thiết để triển khai,công bố các chủ trửơng, chính
sách để giải quyết những công việc cụ thể. Vì thế đă có những phần mềm soạn thảo
văn bản trên máy tính (Microsoft Word) đem lai cho con người thuận tiện để đạt
được năng suất cao trong công việc cũng như tiết kiệm thời gian bỏ ra để hoàn
thành một văn bản.
Tuy nhiên, để soạn thảo một văn bản đúng chuẩn về quy tắc và thể thức thì hầu
như rất ít sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu này. Nhằm giải quyết vấn đề đó
và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kỹ năng tạo lập văn bản, Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã đêm bộ môn kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng
Việt vào quá trình dạy và học của sinh viên học viên nhu cầu công việc trong
tương lai.

หน้า 2 | 8
Văn bản pháp luật gồm 03 nhóm như sau: Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp
dụng pháp luật và văn bản hành chính.
1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban
hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật được áp dụng
nhiều lần trong thực tiễn, là cơ sở để ban hành ra các văn bản áp dụng pháp luật và
văn bản hành chính.
Ví dụ: Hiến pháp, Luật, Bộ luật,…
1.2. Văn bản áp dụng pháp luật
Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản do những chủ thể có thẩm quyền ban hành
theo trình tự, thủ tục quy định, có chứa đựng những mệnh lệnh cá biệt, áp dụng
một lần trong một trường hợp cụ thể.
Khác với văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật chứa đựng quy
tắc xử sự cụ thể, áp dụng cho một chủ thể xác định và được abn hành trên cơ sở
văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Quyết định bổ nhiệm, quyết định khen thưởng,…
1.3. Văn bản hành chính
Văn bản hành chính là những văn bản được ban hành nhằm triểm khai thực hiện
văn bản pháp luật của cấp trên đối với cấp dưới trong lĩnh vực quản lý hành chính
nhà nước. Văn bản hành chính không quy định cụ thể về tên gọi, thẩm quyền, nội
dung.
Ví dụ: Quyết định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm Luật
giao thông đường 

หน้า 3 | 8
BÁO CÁO CÁ NHÂN
“Quá trình tự học của bản thân đối với môn Kỹ năng tạo tập văn bản tiếng Việt”

I. Sơ yếu lý lịch
Họ và tên: phetsavanh SOUDAVONG
Sinh ngày:26/08/1999
Giới tính: Nam
Đơn vị công tác:
Chức vụ:
II. Nội dung báo cáo
Thực hiện nhiệm vụ năm học, học tập theo chương trình của Nhà trường đề ra, cá
nhân em và cả lớp đã được tiếp cận môn học “Kỹ năng tạo lập văn bản tiếng Việt”. Mặc
dù đã được Giảng viên hướng dẫn tận tình và theo sát các giờ học trên lớp, nhưng em
thấy khả năng tiếp thu hạn chế, chưa hiểu hết được các đặc điểm và cách vận dụng các
văn bản vào thực tế. Vì vậy nên bản thân em luôn nỗ lực phấn đấu, cố gắng hạn chế
những thiếu sót của bản thân…
Dưới sự giúp đỡ của Giảng viên và các bạn sinh viên trong lớp, em đã tiến bộ nhiều hơn
và hoàn thành các bài tập, các nhiệm vụ được giao. Thấm nhuần và học tập theo tấm
gương đạo đức của Hồ Chí Minh đã giúp em mỗi ngày một trưởng thành hơn, bản lĩnh
vững vàng hơn, vượt qua sự lười biếng và ngại khó của bản thân.
1. Quá trình tự học
- Nghiên cứu tài liệu qua giáo trình: Việc đọc tài liệu trên giáo trình giúp em nắm
được những kiến thức cơ bản và phần lý thuyết để vận dụng vào thực hành. Qua
những kiến thức tiếp thu trên lớp, em đã nghiền ngẫm lại nội dung được triển khai
chi tiết trong sách để thấy được sự phong phú của ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn
ngữ trong văn bản. Từ đó em nhận thấy sự khác nhau giữ ngôn ngữ nói và ngôn
ngữ viết, ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ trong văn bản hành chính.
- Hiểu nội dung, mục đích môn học: Trong đời sống hiện nay máy tính đã và đang
trở thành một công cụ đắc lực không thể thiếu đối với mỗi người đặc biệt là trong
quá trình soạn thảo văn bản. Văn bản là một phương tiện cần thiết để triển khai,
công bố các chủ trương, chính sách để giải quyết những công việc cụ thể. Vì thế đã
หน้า 4 | 8
có những phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính (Microsoft Word) đem lại
cho con người thuận tiện để đạt được năng suất cao trong công việc cũng như tiết
kiệm thời gian bỏ ra để hoàn thành một văn bản. Nội dung môn học này cung cấp
kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy trình thực hiện các
bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn, soạn
văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo một
văn bản đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lai
cho người đọc văn bản thoải mái khi xem xét văn bản.
Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường như:
Báo cáo, công văn, tờ trình, thông báo, biên bản, đơn, thư... Cách tạo lập các loại
văn bản này đúng cách thức.
- Nghiên cứu các văn bản hành chính: Xem các văn bản hành chính giúp em nhận
thấy những hạn chế và lỗi sai hiện tại của bản thân, từ đó sửa sai.
- Tham khảo các bài hướng dẫn tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.
- Đồng thời khi có khúc mắc, em hỏi giảng viên và bạn bè trong lớp.
2. Kết quả thu được
- Sau những nỗ lực và cố gắng em nhận thấy khả năng tạo lập văn bản tiếng Việt của
bản thân ngày một tiến bộ hơn. Dù chưa thật sự tốt nhưng em đã biết phân loại và
hiểu mục đích của từng loại văn bản hành chính.
- Em hoàn thành được bài tập nhiệm vụ giảng viên giao.
- Giúp đỡ được những bạn xung quanh về những vướng mắc nhỏ trong quá trình tạo
lập văn bản.
Qua báo cáo này, em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên môn học đã hướng dẫn
tận tình cho em và cả lớp hoàn thành môn học, tạo nền tảng cho những ứng dụng
văn bản sau này.
Hà Nội ngày 05 tháng 01 năm 2021

Người báo cáo

Phetsavanh SOUDAVONG

หน้า 5 | 8
3. Hội đồng đánh giá luận văn

+ Hội đồng đánh giá luận văn do thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập,
trên cơ sở đề nghị của trưởng đơn vị chuyên môn và trưởng đơn vị quản lý đào tạo
sau đại học, trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc, tính từ ngày học viên nộp luận
văn và đủ điều kiện bảo vệ theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 Quy chế này.
+ Hội đồng đánh giá luận văn có năm thành viên, gồm: chủ tịch, thư ký, hai phản
biện và uỷ viên. Hội đồng có tối thiểu hai thành viên ở ngoài cơ sở đào tạo, thuộc
hai đơn vị khác nhau; trong đó, ít nhất có một người là phản biện.
+ Yêu cầu đối với thành viên hội đồng đánh giá luận văn:
a) Các thành viên hội đồng là những người có học vị tiến sĩ từ 2 năm trở lên hoặc
có chức danh phó giáo sư, giáo sư cùng ngành, chuyên ngành đào tạo với học viên,
am hiểu lĩnh vực của đề tài luận văn.
Đối với luận văn định hướng ứng dụng, trong số các thành viên hội đồng ngoài cơ
sở đào tạo phải có tối thiểu một người đang làm công tác thuộc lĩnh vực của đề tài.
Trường hợp không có người đang làm công tác thực tế đủ tiêu chuẩn thành viên
hội đồng theo quy định trên thì có thể mời người có học vị thạc sĩ từ 3 năm trở lên
cùng ngành đào tạo và có tối thiểu 15 năm kinh nghiệm làm công tác thực tế thuộc
lĩnh vực của đề tài tham gia là ủy viên hội đồng;
b) Chủ tịch hội đồng là người có năng lực chuyên môn và uy tín khoa học, có kinh
nghiệm trong tổ chức điều hành công việc của hội đồng;
c) Người phản biện phải là người am hiểu sâu sắc lĩnh vực của đề tài luận văn.
d) Người hướng dẫn luận văn; người có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị
em ruột với người bảo vệ luận văn không tham gia hội đồng;
đ) Thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan trong
việc nhận xét, đánh giá luận văn theo quy định tại Khoản 1, Điều 29 Quy chế này.
+ Hội đồng họp để đánh giá luận văn trong thời hạn tối đa 60 ngày làm việc, kể từ
ngày ra quyết định thành lập hội đồng. Hội đồng không tổ chức họp đánh giá luận
văn trong các trường hợp sau: Vắng mặt chủ tịch hoặc thư ký hội đồng; vắng mặt
người có ý kiến không tán thành luận văn; vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở
lên.
Trong trường hợp có lý do khách quan, thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định việc
thay đổi, bổ sung thành viên hội đồng nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu quy

หน้า 6 | 8
định tại Khoản 3 Điều này và thời hạn tổ chức họp hội đồng đánh giá luận văn
được tính từ ngày ký quyết định cuối cùng về việc thay đổi, bổ sung thành viên hội
đồng".
Như vậy, yêu cầu đối với thành viên hội đồng đánh giá luận văn phải là những
người có học vị tiến sĩ từ 2 năm trở lên hoặc có chức danh phó giáo sư, giáo sư
cùng ngành, chuyên ngành đào tạo với học viên, am hiểu lĩnh vực của đề tài luận
văn anh nhé. Riêng đối với luận văn định hướng ứng dụng, thì trong số các thành
viên hội đồng ngoài cơ sở đào tạo phải có tối thiểu một người đang làm công tác
thuộc lĩnh vực của đề tài. Trường hợp nếu không có người đang làm công tác thực
tế đủ tiêu chuẩn thành viên hội đồng theo quy định trên thì có thể mời người có
học vị thạc sĩ từ 3 năm trở lên cùng ngành đào tạo và có tối thiểu 15 năm kinh
nghiệm làm công tác thực tế thuộc lĩnh vực của đề tài tham gia là ủy viên hội
đồng anh nhé.

หน้า 7 | 8
LỜI CÁM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông khi đã đưa môn học Kĩ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào trong
chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến
cô giáo bộ môn Đinh Thị Hương đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến
thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập trong kì vừa qua. Trong thời gian
làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn
học tập được tinh thần làm việc, thái độ giảng dạy nghiêm túc, hiệu quả; đây là
những điều rất cần thiết cho em trong quá trình học tập và công tác sau này. Kĩ
năng tạo lập văn bản Tiếng Việt là môn học thú vị và bổ ích trong chương trình
giảng dạy của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Tuy nhiên, vì số đơn vị
học trình quá ít, thời gian học tập trên lớp không nhiều nên mặc dù đã hết nỗ lực và
cố gắng nhưng chắc chắn trình độ hiểu biết và kĩ năng về môn học này của em vẫn
còn nhiều hạn chế. Vì vậy, Bài Tiểu luận cuối khóa của em khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót và nhiều chỗ chưa chuẩn xác, kính mong thầy giáo bộ môn xem
xét và góp ý giúp Bài Tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
cám ơn!

หน้า 8 | 8

You might also like