You are on page 1of 2

HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ ÁN MÔN HỌC

(2 tín chỉ. Lớp Pháp luật kinh doanh K59 Bắt đầu triển khai từ ngày 10/2/2020
đến 29/4/2020))
I. YÊU CẦU CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN MÔN HỌC
1. Sinh viên biết cách lựa chọn để xác định một vấn đề thuộc nội dung các học phần
Luật thương mại mà mình quan tâm nhất, có nhiều tài liệu thực tiễn để có khả năng viết
thành một bài luận tốt nhất.
2. Hình thành tư duy nghiên cứu khoa học độc lập, chủ động, biết cách phát hiện, lựa
chọn những vấn đề pháp luật cần nghiên cứu và thể hiện vấn đề đã chọn với một tên gọi
cụ thể/đề tài thành một bài viết hoàn chỉnh
3. Qua việc trình bày đề án, sinh viên rèn luyện kỹ năng viết, thể hiện ý kiến nghiên cứu
một vấn đề khoa học, chuẩn bị cho việc viết các Báo cáo thực tập tổng hợp và Chuyên đề
tốt nghiệp trong quá trình thực tập cuối khoá tới đây.
II. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN MÔN HỌC
1.Trên cơ sở hướng dẫn chung về đề án môn học, mỗi sinh viên chủ động xác định tên đề
tài viết đề án là những vấn đề cụ thể trong môn học Luật Thương mại, sau đó trao đổi và
thống nhất với giáo viên hướng dẫn.
2. Nội dung của Đề án bao gồm các phần cơ bản sau đây:
1) Đặt vấn đề nghiên cứu thể hiện qua lý do lựa chọn tên đề tài nghiên cứu, nêu ý
nghĩa của việc nghiên cứu đề tài đối với hoạt động quản lý của Nhà nước về kinh tế và
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2) Phân tích nội dung những quy định pháp luật về đề tài, trách nhiệm của các chủ
thể liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, những điều kiện cho việc thực
hiện, những kết quả đạt được và ý nghĩa của việc thực hiện những quy định pháp luật này
3) Thực tiễn áp dụng, những nhận xét, đánh giá về quy định pháp luật hiện hành
khi đối chiếu với xu hướng phát triển, yêu cầu của hoạt động kinh doanh, hoạt động quản
lý nhà nước về kinh tế; Đề xuất, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt hạn chế của quy
định pháp luật hiện hành về đề tài.
3. Sinh viên phải sưu tầm và cập nhật đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu
tham khảo liên quan đến vấn đề trong đề án.
Phải tập hợp được những tài liệu, số liệu về tình hình thực tiễn liên quan đến đề
tài đang được đăng tải trên các trang mạng Internet, sách, báo trung ương và địa phương,
tạp chí khoa học. Có thể đưa vào Đề án những tài liệu, số liệu thực tiễn của một cơ quan,
doanh nghiệp hoặc từ một vụ việc cụ thể để minh họa cho phân tích của mình. Khuyến
khích việc đưa vào đề án sự liên hệ và tài liệu thực tế của của nước ngoài.
Trên cơ sở những tài liệu thực tiễn, sinh viên có sự liên hệ với những quy định của
pháp luật, phân tích những nội dung phù hợp, chưa phù hợp với thực tiễn để từ đó đưa ra
những nhận xét, ý kiến cụ thể.

1
4. Giáo viên hướng dẫn làm việc với từng sinh viên về việc xây dựng đề cương sơ bộ, đề
cương chi tiết và viết các phần của đề án. Giáo viên trực tiếp hướng dẫn, trao đổi với
sinh viên. Sinh viên tự nghiên cứu và giáo viên chữa các đề cương, nội dung Đề án, trao
đổi với sinh viên thông qua thư điện tử và các phương tiện khác.
Bản viết cuối cùng có 1 bản cứng và 1 bản mềm. (Lớp trưởng tập hợp bản mềm
của sinh viên cả lớp thành USB để nộp cho bộ môn để bộ môn nộp thanh tra nhà trường)
Ngày 29/4/2020 sinh viên nộp bản cứng cho giáo viên hướng dẫn. Giáo viên hướng
dẫn chấm và chuyển điểm cho bộ môn chậm nhất là ngày 5/5/2020.
5. Tổng số trang của đề án từ 20 đến 40 trang (không kể phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo). Bản đề án cuối cùng phải được đánh máy, in trên khổ giấy A4, phông chữ Time
New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng multiple 1,3.
Khi nộp bản viết cuối cùng, sinh viên phải nộp kèm theo các bản đề cương sơ bộ,
đề cuơng chi tiết, bản thảo hoàn chỉnh lần thứ nhất có bút tích nhận xét của giáo viên
hướng dẫn để phục vụ cho công tác thanh tra của nhà trường.
Điểm Đề án môn học ghi trong bảng điểm có khối lượng 2 tín chỉ.
III. NHỮNG VIỆC SINH VIÊN PHẢI CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRIỂN KHAI
HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ ÁN
Khi nhận được Bản hướng dẫn viết Đề án môn học này, sinh viên phải chủ
động thực hiện những việc sau đây:
1) Suy nghĩ và dự kiến tên đề tài viết Đề án để lựa chọn khi giáo viên thực hiện
hướng dẫn
2) Thiết lập email để sử dụng cho quá trình hướng dẫn viết Đề án
3) Rà soát các trang web của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Chính phủ và Quốc hội
…. để chuẩn bị cho việc lấy tài liệu viết Đề án sau này
4) Tập hợp những tài liệu nghiên cứu, văn bản pháp luật và số liệu, tình hình thực
tế có liên quan đến đề tài dự định viết./.

You might also like