You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HƯỚNG DẪN CHỦ ĐỀ BÀI TẬP LỚN

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG HỌC KỲ 222 (2022-2023)


BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP LỚN


CHỦ ĐỀ 2: BÀN VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

YÊU CẦU CHUNG VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HÌNH THỨC:


Bài tập lớn (BTL/TL): Bài tập lớn là một tiểu luận được thực hiện theo nhóm (mỗi nhóm
5 sinh viên). Mỗi nhóm tiến hành 01 đề tài (do giảng viên phân công). Tên đề tài xem trong
Hệ thống bài tập lớn.
Kết quả của Bài tập lớn đồng thời là kết quả của cả nhóm. Sau khi nhận được đề tài,
nhóm trưởng cùng các thành viên chủ động nghiên cứu, hoàn thành đề cương, phân công
nhiệm vụ, triển khai thực hiện. Để đạt kết quả tốt đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải phát
huy hết khả năng tự học và trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ chung. Mọi khó
khăn liên hệ trực tiếp với giảng viên để được hướng dẫn cụ thể.
(i) Về dung lượng và hình thức:
Phần nội dung của tiểu luận được trình bày tối thiểu 15 trang A4;
Đánh máy kiểu chữ Times New Roman;
Cỡ chữ 13, giãn dòng 1.3-1.5 line; Cỡ chữ footnote: size 10.
Cách dòng trên (before) 6 pt, dưới (after) 6 pt; Canh lề trái: 3 cm; canh lề phải, trên và
dưới: 2 cm;
Bố cục/kết cấu: theo hướng dẫn.
Bìa tiểu luận phải có đầy đủ tên môn học, tên đề tài, số thứ tự của Nhóm- Lớp.
Trang đầu tiên (sau trang bìa) trình bày Báo cáo kết quả làm việc của Nhóm (cần ghi rõ
thông tin thành viên tham gia, nhiệm vụ được phân công, mức độ hoàn thành của từng thành
viên [hoàn thành/không hoàn thành (không làm bài theo phân công của nhóm)], có chữ ký
của từng thành viên và Nhóm trưởng (xem mẫu Báo cáo)
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM….

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký

1.

2.

1
3.

4.

5.

6.

NHÓM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)


(Thông tin liên hệ của nhóm trưởng: SĐT, EMAIL)
(ii) Về bố cục:
Ngoài phần Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, thì cấu trúc bài tiểu luận bao gồm ba
phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận.
(iii) Quy định trích dẫn tài liệu:
Các thông tin trong bài viết cần phải chú thích nguồn. Thực hiện tốt trích dẫn nguồn
góp phần tăng tính khoa học, thuyết phục của đề tài, nâng cao chất chất lượng đề tài.
(iv) Cách chú thích trong bài: Chú thích tự động. Tài liệu trích dẫn trình bày theo thứ
tự:
- Tài liệu trích dẫn là sách: tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất
bản, trang trích dẫn1.
- Tài liệu trích dẫn là giáo trình: tên trường (năm xuất bản), tên sách, (chủ biên:…), nhà
xuất bản, trang trích dẫn2.
- Tài liệu là tạp chí khoa học, hội thảo, báo: tên tác giả (năm xuất bản), “tên bài viết”,
tên tạp chí, (số), trang trích dẫn3.
- Tài liệu là luận văn, luận án: tên tác giả (năm công bố), tên luận văn/luận án, Luận
văn thạc sỹ/Luận án Tiến sĩ, Trường chủ quản, trang trích dẫn.
- Tài liệu internet: Tên tác giả (nếu có), tên bài viết, [link bài viết], ngày truy cập cuối
cùng của Nhóm khi nghiên cứu đường link này.
(v) Cách viết Danh mục tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo đặt cuối bài viết, gồm phần A (Văn bản quy phạm pháp luật) và
phần B (Tài liệu tham khảo khác); xếp thứ tự A, B, C,…; ghi theo trình tự chú thích
(footnote).
Ví dụ:
1. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2019), Giáo trình Pháp luật đại cương, (Chủ biên: Mai Hồng
Quỳ), Nxb. Đại học Sư phạm.
2. Vũ Thị Bích Hường, Trần Quang Trung, Tập bài giảng Pháp luật Việt Nam đại cương
(lưu hành nội bộ), Tp. HCM, 2020.
1
Đào Thị Bích Hồng (2015), Tên sách….., Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.23-24, 27.
2
Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,
(Chủ biên: PGS.TS. Đỗ Văn Đại), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.100.
3
Đỗ Văn Đại (2014), “Tác động của các quy định mới trong Hiến pháp năm 2013 tới pháp luật dân sự”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (11), tr.14.
2
HƯỚNG DẪN CHI TẾT CỦA GIẢNG VIÊN:
Trang đầu tiên, Trang bìa
Trang thứ hai, Báo cáo phân công nhiệm vụ và kết quả thực hiện
Trang thứ ba, Mục lục
Từ trang thứ tư, Phần mở đầu, Phần Nội dung, Phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo (đánh trang số 1 từ đây)

3
HƯỚNG DẪN CHI TẾT CỦA GIẢNG VIÊN:
Trang đầu tiên, Trang bìa
Trang thứ hai, Báo cáo phân công nhiệm vụ và kết quả thực hiện
Trang thứ ba, Mục lục
Từ trang thứ tư, Phần mở đầu, Phần Nội dung, Phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo (đánh trang số 1 từ đây)

4
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sinh viên cần trình bày khái quát về đề tài: thuộc lĩnh vực nào, ngành luật điều chỉnh,
đối tượng của đề tài.
Tính cấp thiết của đề tài dưới góc độ thực tiễn và lý luận; khoa học pháp lý và khoa học
xã hội nói chung. Vị trí và tầm quan trọng của đề tài trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Thực
hiện tốt đề tài này có ý nghĩa gì trong thực tiễn hiện nay…
Vậy nên, nhóm tác giả thực hiện việc nghiên cứu đề tài “Bàn về thừa kế thế vị theo
quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” cho Bài tập lớn trong chương trình học môn
Pháp luật Việt Nam Đại cương.
2. Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ những vấn đề lý luận chung về thừa kế, quyền thừa kế và thừa kế thế vị
theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Hai là, phân tích và làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành về xác định các
điều kiện làm phát sinh thừa kế thế vị, chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị và một số loại trừ về
thừa kế thế vị.
Ba là, làm sáng tỏ ý nghĩa pháp luật trong việc quy định thừa kế thế vị.
Bốn là, nhận xét vấn đề từ góc độ thực tiễn, phát hiện những bất cập và đưa ra kiến nghị
hoàn thiện pháp luật dân sự về chế định thừa kế thế vị.
3. Bố cục tổng quát của đề tài: gồm mấy chương, tên cụ thể từng chương
(Lưu ý: Để hoàn chỉnh phần này, các em nên làm sau khi đã hoàn thành xong toàn bộ nội
dung của đề tài)

5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ
THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
1.1. Một số vấn đề lý luận về thừa kế thế vị
1.1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
(CSPL: Điều 32 Hiến pháp 2013; Điều 609, Điều 649 BLDS 2015)
Sinh viên nghiên cứu và trình bày khái niệm thừa kế dưới góc độ Từ điển Tiếng Việt và
Từ điển Luật học. Từ đó, đưa ra quan điểm của nhóm về khái niệm thừa kế.
Dưới góc độ....., thừa kế được hiểu ......4.
Sinh viên nghiên cứu những quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Dân sự năm
2015, sau đó phân tích và đánh giá khái niệm quyền thừa kế.
1.1.2. Khái niệm về thừa kế thế vị
(CSPL: Điều 652 BLDS 2015)
Sinh viên nghiên cứu và trình bày khái niệm thừa kế thế vị dưới góc độ Từ điển Tiếng
Việt, Từ điển Hán- Việt. Từ đó, nhóm đưa ra quan điểm khái niệm thừa kế thế vị.
Dựa trên quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, sinh viên nêu và phân tích khái niệm
thừa kế thế vị.
1.2. Quy định của pháp luật dân sự về thừa kế thế vị
1.2.1. Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị
(CSPL: Điều 652 BLDS 2015, Điều 680 BLDS 1995)
Dựa trên các quy định của pháp luật dân sự hiện hành, sinh viên trình bày và phân tích
các điều kiện phát sinh thừa kế thế vị. (Ví dụ: Sinh viên trình bày và phân tích từng điều kiện:
một là, phải xảy ra sự kiện cha hoặc mẹ của cháu hoặc của chắt chết trước hoặc chết cùng
vào một thời điểm với ông, bà (nội, ngoại) hoặc các cụ (nội, ngoại))......
Từ những quy định trên, nhóm đưa ra nhận xét và so sánh thừa kế thế vị với thừa kế
chuyển tiếp. (Thừa kế chuyển tiếp là thừa kế gì? Điều kiện phát sinh thừa kế chuyển tiếp khác
gì với thừa kế thế vị?)
1.2.2. Chủ thể của quan hệ thừa kế thế vị
(CSPL: Điều 652, Điều 653, Điều 654 BLDS 2015, Nghị quyết 02/HĐTP ngày
19/10/1990)
1.2.2.1. Cháu được thừa kế thế vị di sản của ông bà
Dựa trên những quy định của pháp luật dân sự hiện hành, sinh viên phân tích lần lượt
các trường hợp liên quan đến thừa kế thế vị di sản giữa cháu và ông bà. Cụ thể, mối quan hệ
thừa kế thế vị có phát sinh giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ hay không; giữa cha nuôi, mẹ nuôi
với con nuôi; giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế hay không? Phân tích và làm rõ trường hợp
nào pháp luật cho phép thừa kế thế vị, trường hợp nào không? Bất cập và hạn chế trong quy
định của pháp luật về vấn đề trên?
1.2.2.2. Chắt được thừa kế thế vị di sản của các cụ
Dựa trên những quy định của pháp luật dân sự hiện hành, sinh viên phân tích thừa kế
thế vị di sản giữa chắt và các cụ.
1.2.3. Những điểm cần lưu ý khi giải quyết thừa kế thế vị
4

6
(CSPL: Điều 643, Điều 652, Điều 653, Điều 654 BLDS 2015)
Sinh viên nghiên cứu quy định của pháp luật dân sự hiện hành, từ đó đưa ra những
nhận xét và lưu ý khi giải quyết quan hệ thừa kế thế vị. (Thừa kế thế vị chỉ áp dụng trong
những trường hợp nào, phần di sản của chủ thể thừa kế thế vị hưởng như thế nào?)
1.3. Ý nghĩa của việc quy định thừa kế thế vị
Căn cứ vào mức độ quan hệ gần gũi giữa người để lại di sản với những người trong
diện thừa kế, pháp luật dân sự đã đưa ra chế định thừa kế thế vị. Sinh viên hãy phân tích và
làm rõ ý nghĩa của việc quy định thừa kế thế vị trong thực tế?

7
CHƯƠNG II. THỪA KẾ THẾ VỊ – TỪ THỰC TIỄN ĐẾN KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Thừa kế thế vị là một chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài
sản của người chết cho những người thừa kế của họ. Hiện nay, các tranh chấp về quyền thừa
kế, trong đó có thừa kế thế vị xảy ra ngày càng phức tạp. Việc giải quyết các tranh chấp liên
quan đến việc xác định quan hệ về thừa kế và xác định người thừa kế thế vị có yếu tố con
nuôi, con riêng còn vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. Pháp luật dân sự hiện hành vẫn còn
nhiều bất cập trong việc chứng minh điều kiện hưởng thừa kế thế vị khi áp dụng vào thực tiễn.
Chính vì vậy nhóm tác giả nghiên cứu về thực tiễn tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị,
đưa ra một số bất cập trong chế định thừa kế thế vị và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp
luật.
2.1. Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con nuôi
Theo bản án 18/2018/DS-PT ngày 18/07/2018 của Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên, cụ
Nguyễn Văn Đàm và Phạm Thị Sen sinh được 4 người con là Nguyễn Thị Tấn, Nguyễn Văn
Bút, Nguyễn Thị Nhẫn, Nguyễn Văn Chính. Bà Nhẫn (chết năm 2015) có 4 người con là
Phạm Thị Tuyết (bị bệnh tâm thần từ nhỏ, chết năm 2016, không có chồng con), Phạm Văn C,
Phạm Thị Kh, Phạm Thị H. Ông Bút hy sinh năm 1950, không có vợ con. Bà Tấn (chết năm
2003) có 7 người con là Nguyễn Văn K, Nguyễn Thị T, Nguyễn Thị V, Nguyễn Thị N,
Nguyễn Văn G, Nguyễn Văn B, Nguyễn Thị Nh. Ông Chính (hy sinh năm 1972) có vợ là
Phạm Thị D, ông Chính và bà D không có con đẻ nhưng có con nuôi là chị Nguyễn Thị N
(con gái bà Tấn). Tuy nhiên Bà D lại không thừa nhận chị Nguyễn Thị N là con nuôi của bà
D, ông Chính. Ngoài ra năm 1999 bà D có nhận anh Nguyễn Văn E (con trai ông Bình - em rể
bà D) làm con nuôi.
Năm 1945 cụ Đàm chết và không để lại di chúc. Năm 1994 cụ Sen đã lập di chúc có
nội dung cho hai con gái là Tấn và Nhẫn được thừa kế 538m2 đất và cho bà D được thừa
kế 538m2. Ngày 25/6/2007 cụ Sen chết. Sau khi cụ Sen chết giữa bà Tấn, các con bà Nhẫn và
bà D phát sinh tranh chấp.
Về nguồn gốc đất tranh chấp là của bố mẹ đẻ của cụ Đàm để lại. Tại sổ mục kê và bản
đồ 299 thể hiện cụ Sen là người đứng tên 1076m2 đất (bao gồm đất thổ cư, đất vườn và đất
ao). Tại đơn xin xác nhận quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu đất của cụ Sen kèm theo bản di
chúc cụ Sen lập năm 1994, phần nguồn gốc đất có ghi: “của cha ông để lại từ trước
năm 1945”. Bà Nguyễn Thị Dũng là con cụ Giảng (em gái cụ Đàm) cũng xác định: đất là của
bố mẹ cụ Đàm để lại cho cụ Đàm. Ông Phạm Văn Vinh (là cháu ruột cụ Sen) khẳng định:
nguồn gốc đất là của các cụ để lại cho cụ Đàm, cụ Sen kết hôn với cụ Đàm và về ở trên đất.
(Do một số biến động nên tổng di sản được xác định là 1.136,8m2 đất).
Đại diện theo ủy quyền của bị đơn, nguyên đơn và những người có quyền lợi liên quan
có mặt tại phiên tòa đều xác định từ năm 2000 cụ Sen bị ốm, đau chân phải ngồi một chỗ
không thể tự đi lại được. Theo ông Vinh (là cháu ruột cụ Sen) xác định: Trước khi mất

8
khoảng 10 năm tình trạng sức khỏe của cụ Sen yếu, lẩm cẩm, trí óc không còn minh mẫn phù
hợp với lời khai của nguyên đơn và những người có quyền lợi liên quan.
Toà án cho rằng di chúc năm 1994 được lập thành văn bản, có chứng thực của Phòng
công chứng nhà nước số 2 nhưng vị trí và tài sản theo nội dung di chúc đến nay không còn tồn
tại, nội dung di chúc không rõ ràng. Sau đó, các bên có cung cấp thêm bản di chúc ngày
01/9/2004 của cụ Sen. Xét về hình thức di chúc thấy: cụ Sen là người không biết chữ, di chúc
được lập thành văn bản, có chữ ký của hai người làm chứng là ông Thuật và ông Minh, có xác
nhận của trưởng thôn, cán bộ địa chính phường và đại diện UBND phường Lam Sơn. Trong
di chúc có ghi tên con gái của cụ Sen là Nguyễn Thị Quỳ nhưng cụ Sen không có người con
nào tên Quỳ. Bà D xác định: cụ Sen nhờ cháu viết hộ bản di chúc (nhưng không biết người
viết hộ là ai). Sau khi bản di chúc được viết bà cùng cụ Sen lên UBND phường xin xác nhận
(BL 374). Ông Thuật xác định không chứng kiến việc cụ Sen lập di chúc và không ra UBND
phường để xác nhận vào di chúc, không biết di chúc do ai viết và viết trong hoàn cảnh nào,
không có cán bộ UBND phường đến thẩm tra lại việc ký làm chứng trong bản di chúc (BL
269,378); Còn ông Minh xác định di chúc được lập tại UBND phường Lam Sơn có sự chứng
kiến của ông, ông Thuật, ông Quang (trưởng thôn), ông Tuyến (cán bộ phụ trách địa chính).
Tại (BL 313) bà Hải xác định: cụ Sen và bà D mang 1 bản di chúc đến UBND phường xin
xác nhận, khi đó di chúc đã được lập sẵn có chữ ký của ông Thuật, ông Minh, ông Quang và
cán bộ địa chính phường. Bà đã xuống nhà cụ Sen để hỏi nguyện vọng của cụ và xuống nhà
ông Quang để xác thực việc ông Quang ký vào bản di chúc. Tại UBND phường có mặt cụ
Sen, bà D bà đã viết mẫu lời chứng được có sẵn vào bản di chúc. Ông Nguyễn Đức Tuyến
cung cấp: Bà D đưa cụ Sen đến UBND phường mang theo bản di chúc. Khi đó UBND
phường có: tôi, bà Hải (Phó chủ tịch UBND phường), bà D và cụ Sen, sức khỏe cụ Sen bình
thường. Di chúc khi mang đến phường đã được lập sẵn và có chữ ký của những người làm
chứng, chúng tôi đã đọc lại cho cụ Sen nghe và cụ Sen đã điểm chỉ vào di chúc trước mặt
chúng tôi. Xét về nội dung: Toàn bộ quyền sử dụng diện tích đất 1.168m2 đất (theo di chúc)
là tài sản chung của cụ Đàm và cụ Sen. Cụ Sen lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản.
Ngoài 2 bản di chúc trên, ngày 20/05/2001 cụ Sen còn có biên bản bàn giao tài sản
nhưng biên bản bàn giao tài sản ngày 20/5/2001 không biết do ai viết, không tuân thủ quy
định của pháp luật về di chúc có người làm chứng nên không có giá trị.
Toà án xác định những di chúc trên là di chúc không hợp pháp. Khối tài sản chung của
cụ Đàm và cụ Sen là 1.136,8m2. Do Cụ Sen, bà D có công trông nom, tôn tạo nên trích công
sức này ứng với 500m2 đất. Suy ra, di sản của cụ Đàm, cụ Sen để lại còn 636,8m2 đất.
Ngoài ra, Tòa án cho rằng ông Chính và bà D có nhận chị Nguyễn Thị N (con của bà
Tấn) làm con nuôi. Mặc dù việc nhận con nuôi không có văn bản giấy tờ do thời điểm này
Luật chưa quy định việc nhận nuôi con nuôi phải thể hiện bằng văn bản. Căn cứ vào hồ sơ
quân nhân ông Chính khai trước khi nhập ngũ, căn cứ vào giấy báo tử của ông Nguyễn Văn
Chính, lời khai của chị N, vợ chồng bà Dùng, ông Thuật (cô ruột của ông Chính) và các
nguyên đơn đều xác định khi ông Chính đi bộ đội có nhận chị N làm con nuôi, chị N ở với bà
D đến khi đi lấy chồng. Toà án cho rằng chị N là con nuôi hợp pháp của ông Chính bà D.
9
Phần di sản của cụ Đàm để lại là 318,4m2 đất: hàng thừa kế thứ nhất của cụ Đàm gồm
5 người: Cụ Sen, bà Tấn, ông Bút, bà Nhẫn, ông Chính.
Phần di sản của cụ Sen được chia cho: bà Nhẫn, con ông Chính (được hưởng thừa kế
thế vị) và các con bà Tấn (được hưởng thừa kế thế vị). Do vậy mỗi kỷ phần được hưởng 1/3
di sản của cụ Sen bằng 155.66m2. Trong đó, các con bà Tấn gồm: Anh K, chị T, chị V, anh
G, chị N, chị Nh, anh B sẽ thế vị cho mẹ. Các con bà Nhẫn sẽ thế vị cho mẹ. Chị N (con nuôi
ông Chính) được hưởng: 1/3 di sản của cụ Sen (được thừa kế thế vị).
2.1.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc
Trình bày lập luận của các cấp Toà án khi giải quyết tranh chấp trên.
2.1.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
Quan điểm nhóm nghiên cứu về hướng giải quyết tranh chấp:
- Xác định di sản người quá cố để lại
- Hiệu lực của các bản di chúc do cụ Sen xác lập
- Tại sao Anh Nguyễn Văn E lại không được thừa kế thế vị cho ông Chính?
- Chị N có phải là con nuôi hợp pháp của ông Chính không? Chị N có được hưởng
thừa kế thế vị cho ông Chính?
- Tại sao chị N vừa hưởng thừa kế thế vị cho ông Chính, lại vừa được hưởng phần di
sản của bà Tấn nhận từ cụ Đàm, cụ Sen?

2.2. Vấn đề thừa kế thế vị liên quan đến yếu tố con riêng
Theo bản án số 126/2018/DS-PT ngày 10/7/2018 về “Tranh chấp về thừa kế tài sản”
của TAND tỉnh Tây Ninh giữa nguyên đơn gồm ông Trần Văn M, ông Trần Văn L, ông Trần
Văn H, bà Trần Kim N và bị đơn là Nguyễn Kim T. Nội dung vụ án như sau: Cụ Trần Văn S
(chết năm 2008) và cụ Trần Thị E (chết năm 2005), có 04 người con chung gồm: ông Trần
Văn M, ông Trần Văn L, ông Trần Văn Đ, bà Trần Kim N, và bà NLQ1 (là con riêng của cụ E
và bị tâm thần, được cụ Trần Văn S chăm sóc, nuôi dưỡng từ nhỏ). Bà NLQ1 có con ruột là
chị Lâm Ngọc Y. Trong vụ án này, bà NLQ1 là con riêng của cụ Trần Thị E và từ nhỏ lại
được cụ Trần Văn S và cụ Trần Thị E chăm sóc, nuôi dưỡng thì có xuất hiện “quan hệ thừa kế
giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế” theo Điều 654 BLDS hay không? Vì theo Điều 79 Luật
Hôn nhân và gia đình thì bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng xuất hiện
“quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế khi bố dượng, mẹ kế chăm sóc nuôi
dưỡng và coi như các con của mình; bố dượng, mẹ kế được xác định là người thừa kế ở hàng
thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của người con đó; khi con riêng chăm sóc nuôi dưỡng và coi
bố dượng, mẹ kế như bố mẹ của mình thì người con riêng được xác định là người thừa kế ở
hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của bố dượng, mẹ kế khi họ chết”. Tuy nhiên, bà
NLQ1 bị tâm thần (không thể chăm sóc được cho cụ Trần Văn S) nên “quyền, nghĩa vụ của
bố dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng” chỉ xuất phát từ một bên5.

5
Nguyễn Thành Minh Chánh, Trần Quốc Khiết, Thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, con riêng, Nghiên cứu lập
pháp, [http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/211427/Thua-ke-the-vi-co-yeu-to-con-nuoi--con-rieng.html], truy
cập ngày 20/2/2023.
10
2.2.1 Quan điểm của các cấp Tòa án xét xử vụ việc
Trình bày lập luận của các cấp Toà án khi giải quyết tranh chấp trên.
2.2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
Quan điểm nhóm nghiên cứu về hướng giải quyết tranh chấp:
- Xác định di sản người quá cố để lại
- Quan hệ con riêng giữa NLQ1 và cụ S có được pháp luật thừa nhận không? Bà
NLQ1 có được hưởng di sản từ bố dượng không.
- Giả sử nếu trường hợp bà NLQ1 chết trước các cụ Trần Văn S và cụ Trần Thị E, thì
con ruột bà NLQ1 là chị Lâm Ngọc Y có được thừa kế thế vị để hưởng di sản của cụ
Trần Văn S và cụ Trần Thị E không?

2.3. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
Từ nội dung Chương I và Chương II, sinh viên rút ra kết luận về 02 bất cập quy định
pháp luật có liên quan về quy định thừa kế thế vị hiện nay? (Không nêu những bất cập ngoài
nội dung đã nghiên cứu).
Từ bất cập quy định pháp luật, sinh viên cần thông qua hiểu biết pháp lý để đưa ra 02
kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật? (Cần giải thích cơ sở xây dựng 02 kiến nghị.)
Lưu ý: bất cập – kiến nghị phải liên quan những vấn đề nghiên cứu, tránh lan man.

- Bất cập: CHƯA QUY ĐỊNH, QUY ĐỊNH KHÔNG RÕ RÀNG, QUY ĐỊNH CHƯA HỢP

- Kiến nghị: BỔ SUNG THÊM QUY ĐỊNH ,VĂN BẢN HƯỚNG DẪN, BỎ....SỬA ĐỔI
QUY ĐỊNH

11
PHẦN KẾT LUẬN

(Trình bày tóm lại kết quả nghiên cứu được thực hiện ở những nội dung trên. Khẳng định
nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã hoàn thành)
Một là,…
Hai là,…
Ba là,…

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm


GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH

Ths. Lê Mộng Thơ

12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Cần lưu ý: thông qua nguồn tài liệu tham khảo thể hiện việc thực hiện nghiêm túc đề
tài khoa học. Những tài liệu sử dụng phải được trích dẫn trong bài. Trình bày Tài liệu
tham khảo và trích dẫn khoa học theo đúng quy định).

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Lao động (Bộ luật
số: 45/2019/QH14) ngày 20 tháng 11 năm 2019, Hà Nội.
2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự (Luật số:
91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.
3. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai (Luật số:
45/2013/QH13) ngày 29 tháng 11 năm 2013, Hà Nội.
4. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Nhà ở (Luật số:
65/2014/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.
5. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật (Luật số: 68/2006/QH11) ngày 29 tháng 06 năm 2006.
6. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 155/2016-
NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường, Hà Nội.
7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định
số 180/2007/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết và quy định một số điều liên quan đến
Luật, Hà Nội.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
8. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Trẻ.
9. Phạm Công Lạc (2006), Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, Nxb. Tư
pháp.
10. Nguyễn Ngọc Điện (2011), Một số vấn đề bị bỏ quên – liên quan đến chế độ sở
hữu trong BLDS năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5.
11. Tên tác giả, Tên bài viết, http://.......

13
Trình bày mục lục tự động
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................2
2. Nhiệm vụ của đề tài............................................................................................ 2
3. Bố cục tổng quát của đề tài................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................4
I. Khái niệm, phân loại nguồn nguy hiểm cao độ.................................................6
1.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ...............................................................8
1.2. Các loại NNHCĐ............................................................................................13
II. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra.................................................................................................................15
2.1. Có tồn tại nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật......................................18
2.2. Thiệt hại thực tế.............................................................................................22
2.3. Mối quan hệ nhân quả...................................................................................26
2.4. Vai trò của yếu tố lỗi......................................................................................31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................39

14

You might also like