You are on page 1of 11

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN

ĐỀ TÀI 4

CHẾ ĐỊNH BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH
DỊCH COVID-19 THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

YÊU CẦU CHUNG VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ HÌNH THỨC:


Bài tập lớn (BTL/TL): Bài tập lớn là một tiểu luận được thực hiện theo nhóm (mỗi
nhóm 5 sinh viên). Mỗi nhóm tiến hành 01 đề tài (do giảng viên phân công). Bài tập lớn
chiếm 30% điểm đánh giá môn học này.
Kết quả của Bài tập lớn đồng thời là kết quả của cả nhóm dựa trên công sức đóng
góp của từng thành viên và phân chia công việc. Sau khi nhận được đề tài, nhóm trưởng
cùng các thành viên chủ động nghiên cứu, hoàn thành đề cương, phân công nhiệm vụ,
triển khai thực hiện. Để đạt kết quả tốt đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm phải phát huy
hết khả năng tự học và trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ chung. Mọi khó
khăn, nhóm trưởng đại diện liên hệ trực tiếp với giảng viên để được hướng dẫn cụ thể.

(i) Về dung lượng và hình thức: Tiểu luận được trình bày tối thiểu 15 trang A4; đánh
máy kiểu chữ Times New Roman; cỡ chữ 13, giãn dòng 1.5 line; cách dòng trên
(before) 6 pt, dưới (after) 6 pt;
Định dạng trang: lề trái: 2.5 cm, lề phải: 2 cm, lề trên: 2 cm, lề dưới: 2 cm. Cỡ chữ
footnote: size 10. Đánh số trang góc phải bên dưới (không đánh số trang bìa và phụ
bìa).

Bìa tiểu luận (theo mẫu) phải có đầy đủ tên môn học, tên đề tài, thứ tự của nhóm, tên lớp.
Nhấp đúp chuột để mở file:

Trang đầu tiên (sau trang bìa) trình bày Báo cáo kết quả làm việc của Nhóm (cần ghi rõ
thông tin thành viên tham gia, nhiệm vụ được phân công, mức độ hoàn thành của từng
thành viên (đạt được bao nhiêu phần trăm nhiệm vụ được giao), có chữ ký của từng
thành viên và Nhóm trưởng (xem mẫu Báo cáo). Trường hợp phải nộp bài online vì

1
dịch bệnh, không cần thiết chữ ký các thành viên của nhóm nhưng phải có chữ ký
điện tử đính kèm kết quả bài tập lớn.

(Mẫu báo cáo)


BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM…LỚP…

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Kết quả Chữ ký

1.

2.

3.

4.

5.

6.

NHÓM TRƯỞNG (ghi rõ họ tên, ký tên)


(Thông tin liên hệ của nhóm trưởng: SĐT, EMAIL)
(ii) Về bố cục: Cấu trúc bài tiểu luận bao gồm ba phần: Phần mở đầu, Phần nội
dung, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo.
(iii) Quy định trích dẫn tài liệu:
Các thông tin trong bài viết cần phải chú thích nguồn. Thực hiện tốt trích dẫn nguồn
góp phần tăng tính khoa học, thuyết phục của đề tài, nâng cao chất chất lượng đề tài.
Nghiêm cấm trường hợp đạo văn.
2
(iv) Cách chú thích trong bài: Chú thích đặt ở cuối mỗi trang theo chế độ footnote
tự động, chọn restart each page. Tài liệu trích dẫn trình bày theo thứ tự sau:
Đối với tài liệu là sách: Tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất
bản, trang trích dẫn1.
Đối với tài liệu là giáo trình: Tên trường (năm xuất bản), tên sách, (chủ biên:…),
nhà xuất bản, trang trích dẫn2.
Đối với tài liệu là tạp chí khoa hội, hội thảo, báo: tên tác giả (năm xuất bản), “tên
bài viết”, tên tạp chí, (số), trang trích dẫn3.
Đối với tài liệu là luận văn, luận án: tên tác giả (năm công bố), tên luận văn/luận
án, Luận văn thạc sỹ/Luận án Tiến sĩ, Trường chủ quản, trang trích dẫn.
(v) Cách viết Danh mục tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo đặt cuối bài viết, gồm phần A (Văn bản quy phạm pháp luật) và
phần B (Tài liệu tham khảo khác); xếp thứ tự A, B, C,…; ghi theo trình tự chú thích
(footnote).
Ví dụ:

1. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2019), Giáo trình Pháp luật đại cương, (Chủ biên: Mai
Hồng Quỳ), Nxb. Đại học Sư phạm.
2. Đinh Dũng Sỹ (2020), Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát
triển đất nước, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01 (401), 15-21.
3. Nguyễn Thị Hương Huệ, Bảo vệ người sử dụng lao động theo quy định pháp luật
lao động Việt Nam, http://sotuphap.hungyen.gov.vn/portal/Pages/2016-
10/BE1BAA3o20vE1BB87-51c29042ac3abc83.aspx, truy cập ngày 27/5/2021.

HƯỚNG DẪN CHI TẾT CỦA GIẢNG VIÊN VỀ BỐ CỤC BÀI TẬP LỚN
Trang đầu tiên, Trang bìa
Trang thứ hai, Báo cáo phân công nhiệm vụ và kết quả thực hiện
Trang thứ ba, Mục lục (tham khảo mẫu bên dưới)

1
Đào Thị Bích Hồng (2015), Tên sách…, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.23-24.
2
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, (Chủ
biên: PGS.TS. Đỗ Văn Đại), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.100.
3
Đỗ Văn Đại (2014), “Tác động của các quy định mới trong Hiến pháp năm 2013 tới pháp luật dân sự”, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (11), tr.14.
3
Từ trang thứ tư: Phần Mở đầu, Phần Nội dung, Phần Kết luận và Danh mục tài liệu
tham khảo (đánh trang số 1 từ Phần Mở đầu)

Mẫu Mục lục tham khảo:

4
CHẾ ĐỊNH BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG
TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

PHẦN MỞ ĐẦU
(Phải trình bày được những ý sau:
Lý do chọn đề tài
Sinh viên cần trình bày khái quát về đề tài: thuộc lĩnh vực nào, ngành luật điều
chỉnh, đối tượng của đề tài.
Tính cấp thiết của đề tài dưới góc độ thực tiễn và lý luận; khoa học pháp lý và
khoa học xã hội nói chung.
Vị trí và tầm quan trọng của đề tài trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thực hiện tốt đề tài này có ý nghĩa gì đối với việc giảm thiểu tác động tiêu cực, áp
lực của dịch Covid-19 đến người sử dụng lao động về phương diện pháp lý.
Vậy nên, nhóm tác giả thựa hiện việc nghiên cứu đề tài “…” cho Bài tập lớn
trong chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại cương.
Nhiệm vụ của đề tài
Một là, làm rõ quy định của pháp luật lao động mà người sử dụng lao động có thể
vận dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trước tác động tiêu cực của dịch
bệnh.
Hai là, làm rõ thực tiễn việc áp dụng một số chế định bảo vệ người sử dụng lao
động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành. Từ đó khẳng định tầm quan
trọng của việc dự liệu các tình huống phát sinh để có cơ chế pháp lý giải quyết khó
khăn cho người sử dụng lao động khi bị ràng buộc bởi mối quan hệ hợp đồng lao
động.
Ba là, đánh giá được được tính khả thi, hợp lý và sự cân bằng quyền, nghĩa vụ
giữa người sử dụng lao động với người lao động theo quy định pháp luật lao động
hiện hành.
Bốn là, đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện hơn quy định pháp luật lao động dựa
trên lý thuyết đã nghiên cứu và thực tiễn áp dụng.

Lưu ý: Để hoàn chỉnh phần này, các em nên làm sau khi đã hoàn thành xong toàn bộ
nội dung của đề tài).

5
PHẦN NỘI DUNG

Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

1.1. Lý do của việc ban hành chế định bảo vệ người sử dụng lao động theo pháp
luật lao động

(Tập trung làm rõ định nghĩa người sử dụng lao động là gì; vai trò của người sử
dụng lao động; lý do, sự cần thiết của việc bảo vệ người sử dụng lao động; vì sao lại
đặt ra cơ chế này trong khi người lao động thường được xem là “bên yếu thế” trong
quan hệ lao động?
Nhóm có thể nêu rằng việc nhà làm luật dự liệu cơ chế bảo vệ người sử dụng lao
động và quy định cơ chế này ở Bộ luật Lao động mang tính tất yếu, hợp lý, đảm bảo
bình đẳng trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Đồng thời, cơ chế này không chỉ được quy định ở pháp luật lao động Việt Nam mà
còn ở pháp luật lao động các nước khác).

1.2. Các chế định cụ thể để bảo vệ người sử dụng lao động theo pháp luật lao động
(Nhóm nên dẫn nhập trước khi vào các mục một là, hai là, ba là … như bên dưới
bằng những câu mang tính tổng quát như: Hiện nay, pháp luật lao động Việt Nam có
những cơ chế nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
như: chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; thoả thuận tạm hoãn thực
hiện hợp đồng lao động; nghỉ việc không hưởng lương, … (liệt kê đầy đủ để bắt đầu
phân tích ở dưới).
Khi thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu tổng quát về từng chế định này theo quy
định của Bộ luật Lao động 2019 (hiện có hiệu lực thi hành).
Sau đó, nhóm phân tích từng chế định như dưới).

Một là, chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
(Khi phân tích từng chế định này cần nêu được:
Khái niệm như thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (khái niệm này
không được quy định cụ thể ở Bộ luật Lao động 2019 nên các em phải phân tích câu
chữ để hiểu ý nghĩa (“đơn phương” là gì; “chấm dứt hợp đồng lao động” là gì? Từ
đó suy ra ý nghĩa “đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” là …
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều nào của
Bộ luật Lao động 2019 (gợi ý: Điều 36, vì đây là người sử dụng lao động, tránh
nhầm lẫn với quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động).

6
Phân tích nguyên tắc áp dụng chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy
định của Bộ luật Lao động 2019 như thế nào?; nghĩa là trường hợp nào người sử
dụng lao động được áp dụng một cách đúng pháp luật, tránh người lao động kiện
tụng, đòi bồi thường.
Lưu ý khi áp dụng chế định này (Điều 37, 39 Bộ luật Lao động 2019)).

Hai là, chế định thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

(Cách thức phân tích tương tự như mục “một là…” ở trên, tuy nhiên cơ sở pháp lý
của chế định này được quy định tại: Điều 30 Bộ Luật lao động 2019, cần lựa chọn
Điểm h, Khoản 1 để phân tích, sau đó phân tích đến Khoản 2 Điều 30).

Ba là, chế định nghỉ việc không hưởng lương


(Cách thức phân tích tương tự như mục “một là…” ở trên, tuy nhiên cơ sở pháp lý
của chế định này được quy định tại: Khoản 3 Điều 115 Bộ Luật lao động 2019, cần
phân tích chế định này không mặc nhiên dành cho người sử dụng lao động quyền
được cho người lao động nghỉ việc và không trả lương cho người lao động, mà chế
định này quy định “mở” để tạo thuận lợi cho cả hai bên thoả thuận với nhau. Do đó,
trường hợp người sử dụng lao động thoả thuận mà người lao động không đồng ý thì
không được áp dụng chế định này).

Bốn là, chế định tạm thời điều chuyển người lao động sang làm công việc khác so
với hợp đồng lao động
(Cách thức phân tích tương tự như mục “một là…” ở trên trên, tuy nhiên cơ sở pháp
lý của chế định này được quy định tại: Điều 29 Bộ Luật lao động 2019, cần lựa chọn
đúng Điểm, Khoản để phân tích và căn cứ áp dụng đúng quy định pháp luật).

Năm là, chế định chấm dứt quan hệ lao động khi tái sắp xếp lao động
(Cách thức phân tích tương tự như mục “một là…” ở trên trên, tuy nhiên cơ sở pháp
lý của chế định này được quy định tại: Điều 42 Bộ Luật lao động 2019, cần lựa chọn
đúng Điểm, Khoản để phân tích và căn cứ áp dụng đúng quy định pháp luật).

(Khi sang Chương II, các em sang trang mới dù trang hiện tại vẫn còn chỗ trống).

7
Chương II
VẬN DỤNG CHẾ ĐỊNH BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về mối quan hệ giữa dịch Covid-19 và thị trường lao động hiện nay
2.1.1. Tình hình dịch Covid-19 trong bối cảnh hiện tại
2.1.2. Sự tác động của dịch Covid-19 đối với thị trường lao động
(Cần phân tích được tính cấp bách và sự tác động mang tính xuyên quốc gia của dịch
Covid-19. Ảnh hưởng của Covid-19 không chỉ ở các lĩnh vực … mà chính sự tác động
này kéo theo nhu cầu sử dụng lao động của người sử dụng lao động không còn như
trước, … Nhóm phân tích tác động và sự kéo dài của dịch bệnh làm ảnh hưởng trầm
trọng nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam không ngoại lệ).

2.2. Thực tiễn áp dụng và đánh giá tính ứng dụng của các chế định bảo vệ người
sử dụng lao động trong tình hình dịch Covid-19 theo quy định pháp luật lao
động Việt Nam
(Tùy theo khả năng nghiên cứu của từng nhóm, sinh viên có thể chọn ít nhất 2 chế
định sau đây để vận dụng: (1) Chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; (2)
Chế định thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; (3) Chế định nghỉ việc
không hưởng lương; (4) Chế định tạm thời điều chuyển người lao động sang làm công
việc khác so với hợp đồng lao động; và (5) Chế định chấm dứt quan hệ lao động khi tái
sắp xếp lao động). Trước khi đi vào Mục 2.2.1 để phân tích, nhóm sinh viên cần dẫn nhập
để tăng tính thuyết phục và liên kết cho bài.
Ví dụ: Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay và dựa trên
phân tích về sự tác động của dịch Covid-19 đối với thị trường lao động như Mục 2.1.2
trên, rất nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn phương án để thu hẹp sản xuất hoặc tạm ngừng
hoạt động. Việc giải quyết nhân sự, cắt giảm lao động đảm bảo tuân thủ theo quy định
pháp luật lao động trong tình hình này là vô cùng cấp thiết. Để đảm bảo nghiên cứu sâu
về chế định bảo vệ người sử dụng lao động trong tình hình dịch bệnh này, nhóm lựa chọn
phân tích chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; chế định thỏa thuận tạm
hoãn thực hiện hợp đồng lao động và chế định chấm dứt quan hệ lao động khi tái sắp xếp
lao động.
Ví dụ, nếu nhóm chọn Chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động để vận
dụng, thì cách thức thực hiện như sau:
2.2.1. Chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
a. Thực tiễn áp dụng chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

8
Nhóm nêu lên tính khả thi khi áp dụng chế định đó trong tình hình dịch Covid. Người
sử dụng lao động có xu hướng sử dụng chế định đó khi thoả mãn những điều kiện nào
theo quy định pháp luật.
Việc áp dụng chế định đó, trên thực tế có xảy ra tranh chấp lao động gì không? Nếu
có dẫn chứng bản án mà nhóm tìm kiếm được (không cần lý do chấm dứt vì dịch
covid mà có thể tranh chấp lao động mà nhóm tìm được bản án và phân tích người sử
dụng lao động khi áp dụng các chế định này cần lưu ý để tránh bị kiện đòi bồi thường
thiệt hại.
Chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng là chế định thường xảy ra tranh chấp, link
bản án: http://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta659521t1cvn/chi-tiet-ban-an
https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta655906t1cvn/chi-tiet-ban-an

Link trên là các bản án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà người sử dụng
lao động bị xử thua kiện, nhóm có thể nghiên cứu để phân tích và rút ra kinh nghiệm
để tránh bị tranh chấp lao động.

b. Giá trị của việc thực hiện chế định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đối với giá trị của việc thực hiện các chế định mà nhóm lựa chọn phân tích theo các
ý sau (lựa chọn ý phù hợp hoặc thêm/bớt tùy tình huống/chế định):
Thứ nhất, giúp giảm thiểu gánh nặng cho người sử dụng lao động.
(Khi đánh giá việc giảm thiểu gánh nặng cho người sử dụng lao động, nhóm cần
phân tích việc giảm thiểu gánh nặng này thể hiện như thế nào? Nhờ cơ chế đó, doanh
nghiệp, người sử dụng lao động mới có thể duy trì công việc kinh doanh? Bên cạnh
đó, khuyến khích nhóm có thể nêu lên số liệu để minh chứng cho điều này (tùy chọn)).

Thứ hai, là cơ chế “giải phóng” người sử dụng lao động khỏi áp lực do dịch Covid-
19 gây ra khi bị ràng buộc bởi quan hệ lao động.
(Khi đánh giá tại Mục này, nhóm cần liên hệ với cơ chế đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động và/hoặc chấm dứt quan hệ lao động khi tái sắp xếp lao động. Việc giải
phóng áp lực cho người lao động này được thể hiện như thế nào. Tầm quan trọng của
cơ chế (nếu không có cơ chế này thì người sử dụng lao động sẽ có nguy cơ đối mặt
với nguy cơ/rủi ro nào?). Tương tự như trên, khuyến khích nhóm đưa số liệu để minh
chứng rõ hơn (tùy chọn)).

Thứ ba, khẳng định tầm quan trọng của cơ chế bảo vệ người sử dụng lao động theo
pháp luật lao động hiện hành
(Khẳng định lại một lần nữa tầm quan trọng của cơ chế bảo vệ người sử dụng lao
động theo pháp luật lao động hiện hành và nêu bật được tính ứng dụng của cơ chế
này trong tình hình dịch Covid-19).
9
c. Một số đề xuất của Nhóm

Nhóm đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật lao động sau khi nghiên cứu các cơ chế
bảo vệ người sử dụng lao động

2.2.2. Chế định …


(Làm tương tự như cách thực hiện 2.2.1).

2.2.3. Chế định …


(Làm tương tự như cách thực hiện 2.2.1).

(Khi sang PHẦN KẾT LUẬN, các em sang trang mới dù trang hiện tại vẫn còn
chỗ trống).

PHẦN KẾT LUẬN


(Trình bày tóm lại kết quả nghiên cứu được thực hiện ở những nội dung trên. Khẳng
định nhiệm vụ đặt ra của đề tài đã hoàn thành).
Một là, làm rõ quy định của pháp luật lao động mà người sử dụng lao động có thể
vận dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trước tác động tiêu cực của dịch
bệnh.
Hai là, làm rõ thực tiễn việc áp dụng một số chế định bảo vệ người sử dụng lao
động theo quy định của pháp luật lao động hiện hành. Từ đó khẳng định tầm quan
trọng của việc dự liệu các tình huống phát sinh để có cơ chế pháp lý giải quyết khó
khăn cho người sử dụng lao động khi bị ràng buộc bởi mối quan hệ hợp đồng lao
động.
Ba là, đánh giá được được tính khả thi, hợp lý và sự cân bằng quyền, nghĩa vụ
giữa người sử dụng lao động với người lao động theo quy định pháp luật lao động
hiện hành.
Bốn là, đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện hơn quy định pháp luật lao động dựa
trên lý thuyết đã nghiên cứu và thực tiễn áp dụng.

(Khi sang DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, các em sang trang mới dù trang
hiện tại vẫn còn chỗ trống).

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Cần lưu ý: thông qua nguồn tài liệu tham khảo thể hiện việc thực hiện nghiêm túc đề
tài khoa học. Những tài liệu sử dụng phải được trích dẫn trong bài. Trình bày Tài
liệu tham khảo và trích dẫn khoa học theo đúng quy định).

1. Nguyễn Thị Hương Huệ, Bảo vệ người sử dụng lao động theo quy định pháp luật
lao động Việt Nam, http://sotuphap.hungyen.gov.vn/portal/Pages/2016-
10/BE1BAA3o20vE1BB87-51c29042ac3abc83.aspx, truy cập ngày 27/5/2021.
2. Đinh Dũng Sỹ (2020), Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và
phát triển đất nước, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01 (401), 15-21.
3.
6.
7.
8.

LƯU Ý: NHÓM CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI: CHẾ ĐỊNH BẢO
VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 THEO
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Dàn bài (outline) các em có thể làm tương tự như trên nhưng cơ sở pháp lý áp
dụng sẽ có sự khác biệt vì dàn bài trên được Giảng viên soạn dành cho Người
sử dụng lao động. Khi làm đề tài bảo vệ người lao động, các em cần lưu ý
thêm việc áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn.

LƯU Ý
TẤT CẢ NHỮNG BÀI LÀM CÓ SỰ SAO CHÉP CỦA NHAU ĐỀU ĐƯỢC ĐIỂM 0.
Bài làm nộp trễ hạn mà Giảng viên đã quy định sẽ xem như không có bài dù có nộp.

Phần nội dung trong ngoặc đơn, in nghiêng, màu đỏ là phần hướng dẫn cách thực
hiện, các em xem để hình dung cách làm, không để vào nội dung báo cáo.

Luôn tuân thủ đúng Deadline mà Giảng viên yêu cầu. Mọi sự chậm trễ đều không
được chấp nhận.
Chúc các em hoàn thành tốt nhiệm vụ.

11

You might also like