You are on page 1of 4

I.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI TIỂU LUẬN

* Deadline: 9h20 21/6/2023 nộp cho Lớp trưởng, bản cứng.


Từ sbd 1 đến 35: nộp cho Lớp trưởng 1
Từ sbd 36 đến 70 nộp cho lớp trưởng 2
Từ sbd 71 đến 100 nộp cho lớp trưởng 3
(Các lớp trưởng thu và xếp bài tiểu luận theo thứ tự tuần tự tăng dần, lập danh sách
các bạn đã nộp tiểu luận (gồm tên đề tài và ký tên), sau đó nộp cho Cô ở B203 buộc
gọn 21/6/2023).
 Mỗi sinh viên làm 01 tiểu luận, độ dài 10-12 trang A4, cỡ chữ 13 Time new
roman, giãn cách dòng 1,5 lines, lề tiêu chuẩn.

Bìa:  "Tiểu luận môn Kinh tế chính trị Mác- Lênin"


Tên đề tài: ... (tên đề tài không nhất thiết trùng với tên 18 vấn đề ở dưới đây, nhưng sinh
viên thuộc nhóm đề tài số mấy thì triển khai trong phạm vi bằng hoặc hẹp hơn của vấn
đề đó).
Họ và tên:
Lớp: TRI115(HK2.2223).3.K61
MSV: ...  SBD:... (theo danh sách lớp trong File/Tệp DS lớp)
Giảng viên giảng dạy: TS. Vũ Thị Quế Anh
Tờ 2: Mục lục
Trang 1,2,3... 10, 11,12,  kết cấu gồm:
MỞ ĐẦU: ít nhất đề cập: nghiên cứu vấn đề gì, theo hướng nào, mục đích ra sao
NỘI DUNG: nên chia thành I.   II.   III.... và các mục nhỏ để phân tích, làm rõ vấn đề để
đạt được mục tiêu đề ra.
KẾT LUẬN: tóm tắt kết quả (sau khi nghiên cứu, em thấy được, tìm ra được điều gì). Đối
chiếu xem đã đạt mục tiêu đề ra ở phần mở đầu hay chưa?
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ghi danh mục bài báo, tài liệu và đường link cụ thể (nếu là tài
liệu trên website)

CHÚ Ý: bài tiểu luận là một nghiên cứu nhỏ của mỗi em, nó phải có 1 ý nghĩa nào đó
(chứ ko đơn giản là chép lại cái ai cũng biết- giáo trình, bài giảng): đó có thể là đào sâu
nghiên cứu để có bức tranh toàn diện, có kiến thức thực tế hay sự liên hệ, vận dụng với
1 vấn đề cụ thể hay 1 doanh nghiệp cụ thể,...

 KHÔNG ĐƯỢC SAO CHÉP GIÁO TRÌNH, và/hoặc TÀI LIỆU CỦA NGƯỜI KHÁC QUÁ
30%. Nếu vi phạm sẽ phải làm lại tiểu luận và trừ điểm chuyên cần

II. DANH MỤC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Mỗi Sinh viên làm 1 tiểu luận. Các em lựa chọn vấn đề nghiên cứu theo phân
công:
Từ sbd 1 đến 6: đề tài số 1;
từ sbd 7 đến 12: đề tài số 2, 
và theo quy luật tiếp tục đến hết.

Tên đề tài của các em có thể bằng hoặc nhỏ hơn tên mà Cô đưa ra trong danh mục
sau:

 1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và Cạnh tranh. (Chọn một loại hàng hóa và
đóng vai người sản xuất ra loại hàng hóa đó để chỉ ra tầm quan trọng của hàng hóa đó
đối với xã hội? Phân tích trách nhiệm xã hội của mình đối với người tiêu dùng, cảm
nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì vị trí sản xuất của
mình trên thị trường.)

2. Sản xuất hàng hoá ở Việt Nam: thời điểm, điều kiện ra đời, (so sánh với thế giới), ưu
thế, đặc điểm… của sản xuất hàng hóa

3. Thị trường, vai trò của thị trường, các chức năng của thị trường, ưu thế và khuyết tật
của nền kinh tế thị trường, các quy luật cơ bản của thị trường.

4. Các hình thái tiền tệ trong lịch sử. Cơ sở/căn cứ và phương thức phát hành tiền giấy
vào lưu thông

5. Phân tích nguồn gốc của giá trị thặng dư. Vai trò của người lao động

6. Phân tích các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Liên hệ thực tiễn

7. Quản lý lao động và xử lý các mối quan hệ trong doanh nghiệp: Giả định từ vị trí của
người thuê lao động, Phân tích vai trò và lý giải về vai trò của người lao động làm thuê
đối với hoạt động của doanh nghiệp do mình sở hữu. Nếu giả định vốn kinh doanh cần
phải đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi
thuê, vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm gì với những chủ thể này?

8. Xuất phát từ vai trò của người lao động, hãy để xuất phương thức thực hiện lợi ích
của mình trong quan hệ lợi ích với người sử dụng sức lao động, với cộng đồng và xã
hội.

9. Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy: liên hệ, vận dụng,
cho ví dụ

10. Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường/cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp lớn trong ngành; tính quy luật của sự hình thành các tổ chức độc
quyền trong nền kinh tế thị trường, những hệ lụy có thể có.

11. Nguyên nhân hình thành và những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
độc quyền. Những biểu hiện mới về kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

12. Lợi ích kinh tế, quan hệ lợi ích kinh tế, Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa các lợi ích
kinh tế, vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hòa các quan hệ lợi ích. Liên hệ thực
tiễn

13. Vai trò của cách mạng công nghiệp, các cuộc cách mạng công nghiệp, Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

14. Sự cần thiết và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam;
Thực trạng và vấn đề đặt ra trong hội nhập kinh tế quốc tế.

15. Các giải pháp gia tăng lợi nhuận đối với tư bản sản xuất. Liên hệ ví dụ thực tiễn.

16. Các giải pháp gia tăng lợi nhuận đối với tư bản thương nghiệp. Liên hệ ví dụ thực
tiễn.

17. Vấn đề tiền lương/tiền công tại 1 quốc gia vào 1 thời điểm nhất định (hiện nay/thế
kỷ 19/ thế kỷ 20...). Chính sách tiền lương/tiền công/tiền thưởng khuyến khích người
lao động.
DANH MỤC CÁC VẤN ĐỀ TẬP TRUNG ÔN THI CUỐI KỲ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

1. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá, ưu thế của sx hàng hoá
2. Hai thuộc tính của hàng hóa; lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến
lượng giá trị hàng hóa
3. Bản chất của tiền tệ và các chức năng của tiền tệ
4. Nội dung và tác động của quy luật giá trị
5. Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của CTC, điều kiện ra đời và hai thuộc
tính của hàng hóa sức lao động
6. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư, hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, giá trị
thặng dư siêu ngạch

7. Tích lũy tư bản, quy luật chung của tích lũy


8. Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, cạnh tranh trong nội bộ ngành, cạnh tranh giữa các
ngành

9. Nguồn gốc, bản chất lợi nhuận thương nghiệp, cơ sở xác định giá bán TBCN-TBTN,
cho ví dụ minh họa.
10. Sự chuyển biến của Chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do sang Chủ nghĩa tư bản độc
quyền

You might also like