You are on page 1of 3

A.

GỢI Ý MỘT SỐ CHỦ ĐỀ VIẾT TIỂU LUẬN HỌC PHẦN KTCT


MLN
1. Lịch sử ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn
tại Việt Nam hiện nay.
2. Mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và năng suất lao động. Liên hệ thực tiễn
tại Việt Nam hiện nay.
3. Quy luật giá trị và sự tác động của nó đến nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam.
4. Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ.
5. Sở hữu và các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam.
6. Phát triển kinh tế tư nhân ở các nước trên thế giới (có thể chọn một quốc gia
và liên hệ với nền KTTT ở Việt Nam).
7. Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
8. Tính tất yếu và nội dung vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
9. Hợp tác xã ở các nước trên thế giới (có thể chọn một quốc gia và liên hệ với
Việt Nam).
10. Phát triển hợp tác xã ở Việt Nam (có thể chọn một địa phương cụ thể ở quê
hương)
11.Mô hình công nghiệp hóa ở các nước trên thế giới (có thể chọn một quốc gia
và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam).
12. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư.
13. Vai trò của nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1
14. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt
Nam
15. Vai trò của thương mại điện tử trong nền kinh tế số. Liên hệ với Việt Nam.
B. HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN
Tiểu luận là một bài viết dưới dạng văn bản để nêu lên về một nghiên cứu,
một quan điểm hoặc một phát hiện nào đó về một chủ đề mà tác giả đang
muốn trình bày.
Nhiệm vụ của một bài tiểu luận là phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn
đề và trình bày kết quả nghiên cứu. Nó cũng tương tự như một bài làm văn
thời phổ thông, phải nêu ra được vấn đề và quan điểm của người viết, hướng
giải quyết vấn đề đó. Khác với bài làm văn, tiểu luận là đề tài tự người viết
đưa ra, có thể dễ hơn hoặc khó hơn là tùy theo cách chọn tên đề tài của
người viết.
1. Yêu cầu chung:
- Mỗi sinh viên phải làm 1 tiểu luận (SV thiếu tiểu luận không được tham
gia thi học phần).
- SV chọn đề tài theo 15 nội dung gợi ý ở phần A. Bài viết không được
giống nhau y hệt về nội dung.
- Yêu cầu về hình thức trình bày:
+ Bài viết trên khổ giấy A4, phông chữ Times New Roman 14 cách dòng 1,5
line; lề (phải 3.5cm, trái 2,5cm, trên 2,5cm, dưới 2,5); không dùng Header
and Footer, đánh số trang, đóng quyển.
+ Bìa in đen trắng trên giấy trắng A4 (có mẫu kèm theo)
+ Số trang: 12-15 trang
2. Lựa chọn tên tiểu luận (hay vấn đề nghiên cứu): thuộc nội dung học
phần KTCT Mác - Lê Nin trong chương trình học tập.
3. Kết cấu tiểu luận
2
Tiểu luận gồm 3 phần: mở đầu, nội dung, kết luận (chưa gồm Bìa, Mục lục,
Tài liệu tham khảo)
- Mở đầu (1 trang): Giới thiệu vấn đề nghiên cứu là gì? Mục đích, ý nghĩa
của việc nghiên cứu?
- Nội dung (10-12 trang; không chia thành chương vì ít trang mà chia thành
phần I; II; III – đặt tên cho các phần)
Phần I: Trình bày lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu làm cơ sở
nghiên cứu phần II
Phần II: Phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
Phần III: Nêu quan điểm, phương hướng, đề xuất giải pháp
- Kết luận: Tổng kết những kết quả nghiên cứu đối chiếu với mục tiêu
nghiên cứu đề tài
4. Tài liệu tham khảo: Giáo trình môn học, các công trình nghiên cứu khoa
học (luận án, luận văn), sách tham khảo, tạp chí, báo.
Cách thức trình bày tài liệu tham khảo:
Mỗi tài liệu tham khảo được xếp theo thư tự: tên tác giả, tên sách (bài viêt ),
nhà xuất bản, năm xuất bản, trang.

You might also like