You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG


ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

1. Mục đích
- Giúp sinh viên rèn luyện khả năng viết luận, khả năng trình bày một nội dung
khoa học theo kết cấu chuẩn;
- Rèn luyện cho sinh viên phương pháp giải quyết một vấn đề phát sinh trên thực
tế một cách khoa học và lôgíc trên cơ sở tham khảo những tài liệu thứ cấp;
- Đánh giá kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập trên lớp. Bài tiểu
luận này sẽ thay thế bài thi hết học phần và được tính vào điểm kết luận của học phần
với trọng số 60%.
- Nghiên cứu và vận dụng những kiến thức của học phần vào thực tế tại doanh
nghiệp/đơn vị mà bản thân sinh viên đang làm việc/thực tập.
2. Một số quy định cụ thể
2.1. Nội dung
- Tiểu luận là một bài viết ngắn để trình bày quan điểm, nghiên cứu phát hiện về
một chủ đề nào đó mà người viết tâm đắc. Dù viết về một vấn đề gì thì nhiệm vụ của
một bài tiểu luận phải: (1) nêu lên được vấn đề; (2) phân tích, đánh giá vấn đề; và (3)
trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được hay ý kiến, quan điểm, kết
luận, kiến nghị, giải pháp của người viết về vấn đề đó.
- Sinh viên tự chọn chủ đề cho bài tiểu luận nhưng phải gắn với nội dung của
học phần “Xây dựng thang bảng lương”. Sinh viên có thể tham khảo “Nội dung gợi ý
viết tiểu luận” ở Phần 3.
- Dữ liệu sử dụng trong bài tiểu luận phải đảm bảo tính cập nhật, bắt buộc phải
có trích dẫn nguồn gốc.
2.2. Cấu trúc sắp xếp bài tiểu luận
- Trang bìa: Trình bày theo mẫu kèm theo;
- Trang bìa phụ: Trang A4 thường (nội dung giống bìa ngoài);
- Mục lục;
- Nội dung tiểu luận (bắt đầu đánh số trang);
- Danh mục tài liệu tham khảo;

1
- Phụ lục (nếu có);
- Trang bìa cuối (không có nội dung).
2.3. Trình bày, định dạng tiểu luận
- Tiểu luận phải được đánh máy trên khổ giấy A4, in một mặt theo chiều dọc
(đối với các nội dung cần trình bày theo chiều ngang thì đầu bảng là lề trái của trang),
từ 08 đến 15 trang, không đóng bìa bằng giấy bóng kính.
- Định dạng trang: Lề trên (top): 2,0cm; Lề dưới (bottom): 2,0cm;
Lề trái (left): 3,0cm; Lề phải (right): 2,0cm;
Header: 1,0cm; Footer: 1,0cm.
- Trình bài nội dung các phần /mục của tiểu luận:
+ Dùng font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13; mật độ bình thường; chế độ
hàng (Line spacing): 1,5 lines (riêng dữ liệu trong bảng: linh hoạt);
+ Các mục, tiểu mục của tiểu luận được đánh số thành nhóm chữ số, nhiều
nhất là ba chữ số;
+ Tên các mục cấp 1: in đậm-thường, căn đều 2 biên, dòng đầu tiên thụt vào
so với lề trái 1,0cm và sử dụng các ký số tự nhiên để biểu diễn thứ tự các mục (Ví dụ:
1.; 2.;…);
+ Tên các mục cấp 2 (nếu có): in đậm-nghiêng, căn đều 2 biên, dòng đầu tiên
thụt vào so với lề trái 1,0cm và sử dụng các ký số tự nhiên để biểu diễn thứ tự các mục
(Ví dụ: 1.1.; 1.2.;…);
+ Tên các mục cấp 3 (nếu có): in nghiêng, căn đều 2 biên, dòng đầu tiên thụt
vào so với lề trái 1,0cm và sử dụng các ký số tự nhiên để biểu diễn thứ tự các mục (Ví
dụ: 1.1.1.; 1.1.2.;…);
+ Các nội dung còn lại của tiểu luận: căn đều 2 biên và định dạng thống nhất.
Mục /nội dung nhỏ tiếp theo đầu tiên: dòng đầu tiên thụt vào so với lề trái 1,0cm và có
thể sử dụng các ký hiệu dấu trừ (-) để biểu diễn thứ tự mục; Các mục /nội dung nhỏ
tiếp theo: dòng đầu tiên thụt vào so với lề trái 1,5cm và có thể sử dụng các ký hiệu dấu
cộng (+) để biểu diễn thứ tự mục.
- Trình bày bảng, hình vẽ, đồ thị: Bảng số liệu, hình ảnh, đồ thị khi trích dẫn
phải có số thứ tự, tên, đơn vị tính cho các số liệu và nguồn gốc số liệu.
2.4. Trích dẫn tài liệu
- Trích dẫn trực tiếp: là cách trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một

2
đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của tác giả tài liệu tham khảo vào tiểu luận.
Trích dẫn nguyên văn đòi hỏi phải chính xác từng từ, câu hay từng định dạng của tác
giả tài liệu tham khảo. Phần trích dẫn phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Tên tác giả,
năm xuất bản và số trang được đặt trong dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: “Hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn là hình thức phỏng vấn kiểu nói
chuyện, không có bản câu hỏi kèm theo” (Trần Kim Dung, 2009, 141).
- Trích dẫn gián tiếp: là việc sử dụng một ý tưởng, một đoạn văn, kết quả hay
đại ý của tài liệu tham khảo theo cách diễn giải bằng từ ngữ của sinh viên trong tiểu
luận của mình. Trong nghiên cứu, đây là cách trích dẫn được khuyến khích. Khi thực
hiện cách trích dẫn này, sau câu hay đoạn văn diễn tả lại ý tưởng /kết quả của tài liệu
tham khảo là tên của tác giả và năm xuất bản của tài liệu tham khảo đó nằm trong
ngoặc đơn, cách nhau bởi dấu phẩy.
Ví dụ: Trong tuyển dụng, phỏng vấn được xem là khâu quan trọng nhất trong
việc làm sáng tỏ những thông tin của ứng viên (Trần Kim Dung, 2009).
- Các nguyên tắc trích dẫn: Tác giả của tài liệu tham khảo có thể là cá nhân
(một tác giả), tập thể (nhiều tác giả), cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Chính phủ, Quốc
hội, Liên hiệp quốc, công ty X). Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả.
+ Tác giả là người Việt Nam, tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng Việt, thì
ghi họ tên theo ngữ pháp Tiếng Việt. Ví dụ: Trần Kim Dung (2009).
+ Tác giả là người nước ngoài, hay tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng
Anh, thì họ của tác giả bằng tiếng Anh. Ví dụ: tên đầy đủ của tác giả và năm xuất bản
là Andrew Mathews (2005) thì ghi là Mathews (2005).
+ Tác giả là tập thể thì cách trích dẫn như sau:
(1) Nếu tập thể là hai tác giả thì tên hai tác giả nối với nhau bởi chữ và. Ví
dụ: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008).
(2) Nếu tác giả từ ba tác giả trở lên thì ghi tên một tác giả và cộng sự. Ví
dụ: Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2009).
+ Tác giả là các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp: nếu có tên viết tắt thì ghi tên
viết tắt [Ví dụ: World Bank là WB (2011), Asian Development Bank là ADB (2014)];
nếu không có tên viết tắt thì ghi đầy đủ [Ví dụ: Quốc hội Việt Nam (2012)].
2.5. Danh mục tài liệu tham khảo
Tài liệu được trích dẫn trong tiểu luận nhất định phải được ghi trong danh mục

3
tài liệu tham khảo (Hạn chế tối đa tình trạng không có trích dẫn mà lại ghi tài liệu
tham khảo) và được xếp theo từng nhóm, thứ tự ABC của tên tác giả. Khi lập danh
mục tài liệu tham khảo, có thể xếp riêng theo từng ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng
Anh,…). Tài liệu của tác giả nước ngoài đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt thì sắp
vào tài liệu tham khảo tiếng Việt. Tác giả là người Việt Nam nhưng tài liệu tham khảo
được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được ghi vào tài liệu tham khảo tiếng nước
ngoài. Tất cả tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài phải được viết nguyên văn,
không phiên âm thành tiếng Việt. Định dạng và trình tự ghi danh mục tài liệu tham
khảo như sau:
- Tài liệu tham khảo là sách được in, công bố và in riêng biệt: Tên tác giả, năm
công bố. Tên sách. Lần xuất bản (chỉ ghi mục này nếu không phải xuất bản lần thứ 1).
Nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không ghi tên quốc gia): Nhà xuất bản.
Ví dụ:
+ Sách một tác giả: Trần Kim Dung, 2009. Quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội:
NXB. Thống kê.
+ Sách hai tác giả: Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê
ứng dụng. Hà Nội: NXB. Thống kê.
+ Sách ba tác giả trở lên: Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2009. Dự báo và
phân tích dữ liệu. Hà Nội: NXB. Thống kê.
- Sách dịch sang tiếng Việt: Tên tác giả, năm xuất bản sách gốc. Tên sách. Dịch
từ tiếng (Anh /Pháp, …). Tên của người dịch, năm dịch. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.
Ví dụ: Sterner, T., 2002. Công cụ chính sách cho quản lý tài nguyên và môi
trường. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Đặng Minh Phương, 2008. Hồ Chí Minh:
NXB. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các sách được đăng dưới dạng điện tử (electronic books), tài liệu dạng PDF
trong các cơ sở dữ liệu trên internet: Tên tác giả, năm công bố. Tên sách [dạng thức].
Truy cập tại:<đường link địa chỉ mang> [Ngày truy cập]
Ví dụ: Donahoe, T., 1993. Finding the Way: Structure, Time, and Culture in School
Improvemen [pdf] Available at: <hBBp://www.schoolsmovingup.net/cs/smu/view/rs/485>
[Accessed 17 November 2013].
- Bài đăng trên các tạp chí khoa học: Tên tác giả, năm. Tựa đề bài báo. Tên tạp
chí, số xuất bản, số thứ tự trang của bài báo.

4
Ví dụ: Trần Kim Dung, 2006. Thang đo ý thức gắn kết đối với tổ chức. Tạp
chí kinh tế phát triển, số 184, trang 50-52.
Hoặc Đường dẫn internet.
- Các bài báo đăng trong các kỷ yếu của các hội thảo, hội nghị, diễn đàn, bản
tin, có xuất bản: Tên tác giả. Tên bài báo. Tên kỷ yếu /hội nghị /diễn đàn, số thứ tự
trang của bài báo. Cơ quan/Địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức.
Ví dụ: Đinh Kiệm. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam-Nhận diện những cơ
hội và thách thức trong tiến trình hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Hội thảo khoa
học: Nhận diện cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế-Phân tích từ thị trường lao động, trang 20-39. Liên hiệp các Hội khoa
học và kỹ thuật tỉnh Bình Thuận và Trường Đại học Lao động-Xã hội (CSII), tháng 7
năm 2016.
- Chuyên đề tốt nghiệp đại học, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ: Tên tác giả,
năm. Tên luận văn, Bậc học. Tên chính thức của trường.
Ví dụ: Nguyễn Thị Bích Trâm, 2012. Các yếu tố ảnh hưởng đến dự định nghỉ
việc của nhân viên khối văn phòng tại TP. HCM, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại
học Kinh tế TP.HCM.
- Các giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập (đã được hội đồng khoa học trường
thẩm định và cho phép sử dụng): Tên tác giả, năm công bố. Tên giáo trình /bài giảng
/tài liệu. Tên chính thức của trường.
Ví dụ: Võ Văn Nhị, 2009. Bài tập nguyên lý kế toán. Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Các tài liệu lưu hành nội bộ (báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết,…): Cơ quan
/doanh nghiệp, năm, tên tài liệu. Thời gian phát hành tài liệu.
Ví dụ: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, 2010. Quy trình tuyển dụng
nhân viên. Tháng 3, năm 2010.
- Các thông tin đăng tải trên internet: Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên
của tài liệu tham khảo <đường link địa chỉ truy cập> [Ngày truy cập].
Ví dụ: Phan Xuân Dũng, 2013. Một số biện pháp xây dựng nề nếp ứng xử
trong nhà trường <http://trungtamgdqphanoi2.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/mot-so-bien-
phap-xay-dung-ne-nep-van-hoa-ung-xu-trong-nha-truong260.html#.Uoiy48Sl7T8>.
[Ngày truy cập: 17 tháng 11 năm 2013].

5
Lưu ý: Các thông tin đăng tải trên mạng internet có nhiều sự khác biệt về chất
lượng và nội dung nên cần cân nhắc trước khi trích dẫn những tài liệu thuộc nguồn này.
2.6. Trình bày các nội dung khác
- Mục lục: Trình bày có hệ thống, theo trình tự của cấu trúc tiểu luận và đánh số
trang đến mục cấp 2 của nội dung (Ví dụ: 1.; 1.1., 1.2.).
- Phụ lục: Phần này gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ
cho nội dung tiểu luận như bảng số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, văn bản pháp luật,…
Mỗi nội dung /nhóm nội dung được trình bày thành một phụ lục riêng và được thể hiện
theo thứ tự (Ví dụ: Phụ lục 1, Phụ lục 2,…).
- Cách đánh số trang:
+ Nội dung tiểu luận và Danh mục tài liệu tham khảo: Sử dụng các ký số 1, 2,
3,... để đánh số trang và vị trí tại góc phải cuối trang giấy với font như trình bày trong
nội dung tiểu luận;
+ Phần Phụ lục: Sử dụng ký tự “PL.” kèm các ký số 1, 2, 3,... để đánh số
trang và vị trí tại góc phải cuối trang giấy với font như trình bày trong nội dung báo
cáo (Ví dụ: PL.1, PL.2,…).
2.7. Nộp tiểu luận
- Hình thức nộp: Sinh viên nộp tiểu luận gồm 01 bản in (tại Văn phòng Khoa
Quản lý Nguồn nhân lực) và file dữ liệu (cho Giảng viên thông qua trưởng nhóm) với
quy định đặt tên là: <Mã sinh viên><.><Họ và tên><-><Mã lớp> (Ví dụ:
1953404040836.CaoLanAnh-Đ19NL3).
- Thời hạn nộp: Theo kế hoạch thi của Phòng Quản lý đào tạo.
3. Nội dung gợi ý viết tiểu luận
Căn cứ vào khả năng thu thập dữ liệu, yêu cầu thực tế, điều kiện về thời gian,
năng lực và đam mê của bản thân, sinh viên có thể lựa chọn chủ đề cho tiểu luận thuộc
các nhóm nội dung sau:
 Vai trò của thang, bảng lương;
 Hệ thống các nhân tố /nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức lương theo vị trí
công việc;
 Cơ sở (khoa học, pháp lý, thực tiễn) xây dựng thang, bảng lương;
 Quy trình xây dựng thang, bảng lương;
 Phương pháp xây dựng thang, bảng lương (/so sánh giữa các phương pháp xây

6
dựng);
 Quy định về xây dựng thang, bảng lương thực hiện chế độ đối với người lao
động;
 Rà soát sửa đổi và bổ sung thang, bảng lương (các trường hợp cần sửa đổi, bổ
sung; quy trình, phương pháp thực hiện);
 Công tác quản trị nâng bậc lương và chuyển xếp lương (quy định và phương
pháp quản trị);
 Thực trạng về hệ thống thang, bảng lương của doanh nghiệp /đơn vị cụ thể
(quy trình, phương pháp thực hiện; phân tích, đánh giá hệ thống;…);
 Thực trạng về công tác quản trị nâng bậc lương và chuyển xếp lương của
doanh nghiệp /đơn vị cụ thể.
Khuyến khích các nhóm thực hiện xây dựng hệ thống thang, bảng lương cho
doanh nghiệp cụ thể (từ việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy, xây dựng hệ thống mô
tả công việc theo CDCV đến xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thang, bảng lương).

GIẢNG VIÊN
TS. Trần Quốc Việt

7
MẪU BÌA TIỂU LUẬN

CƠ SỞ II, TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG–XÃ HỘI


KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

<HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN>


Mã sinh viên: ????????
Lớp: ????????

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN


XÂY DỰNG THANG BẢNG LƯƠNG

<TÊN TIỂU LUẬN>

Giảng viên
TS. TRẦN QUỐC VIỆT

Điểm Cán bộ chấm 1 Cán bộ chấm 2


Bằng số:

----------------------
Bằng chữ:

----------------------

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01/2023

You might also like